TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Pháp luật của mỗi quốc gia tuy khác nhau nhưng pháp luật ở đâu cũng vậy
nó đóng một vai trò khá lớn, ko thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Nó là cơ sở
pháp lý, là định hướng truớc tiên là tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước, sau
đó là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, Hiến pháp thường là một bản văn có
giá trị pháp lý cao nhất ở trong một quốc gia.
Nước XHCN Việt Nam là Nhà nước theo chế độ Trung ương tập quyền tức là
nhà nước của dân,do dân và vì dân.Nhà nước của nhân dân thì fai bảo vệ quyền
lợi cho giai cấp mình.Muốn bảo vệ quyền lợi thì fai có hệ thống pháp luật.Nói
cách khác,hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lý để Nhà nước thông qua đó điều
hành xã hội.Vì vậy pháp luật được coi là công cụ để Nhà nước sử dụng nhằm
điều hành xã hội nói chung và bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của công dân nói
riêng.
Qua nhiệm vụ làm bài tiểu luận môn học, em chọn đề tài “ Pháp luật là
phương tiên bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân” để nghiên cứu.
2.Mục đích nghiên cứu
Với đề tài đã lựa chọn, mục đích nghiên cứu của đề tài gồm những vấn đề sau:
- Tìm hiểu về pháp luật
- Pháp luật là phương tiện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân
GVHD: ……………… Lớp
SVTH : ………………. Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
NỘI DUNG
I. Tìm hiểu về pháp luật
1. Khái niệm
Pháp luật (Luật pháp) dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các
quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể
hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các
biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.
Luật pháp thông thường được thực thi thông qua một hệ thống tòa án trong
đó quan tòa sẽ nghe tranh tụng từ các bên và áp dụng các quy định để đưa ra
phán quyết công bằng và hợp lý. Cách thức mà luật pháp được thực thi được biết
đến như là hệ thống pháp lý, thông thường phát triển trên cơ sở tập quán tại mỗi
quốc gia.
Phần lớn các quốc gia dựa vào cảnh sát pháp lý để thi hành luật pháp. Cảnh
sát pháp lý nói chung phải được đào tạo chuyên nghiệp về các kiến thức, kỹ
năng thực thi luật pháp trước khi được cho phép có các hành vi nhân danh pháp
luật, chẳng hạn như đưa ra các cảnh báo và trát đòi hầu tòa, thực thi việc tìm
kiếm hay ra các lệnh khác cũng như thực hiện việc tạm giam, tạm giữ.
2. Bản chất của pháp luật
Bản chất của luật pháp phản ánh bản chất của Nhà nước đặt ra nó. Nhà
nước kiểu nào thì pháp luật kiểu đó. Chính vì vậy, luật pháp có tính chất giai
cấp. Luật pháp còn có tính xã hội vì nó chứa đựng những chuẩn mực chung
được số đông trong xã hội ủng hộ. Nếu không luật pháp sẽ bi chống đối. Luật
pháp có tính dân tộc, nghĩa là phù hợp với truyền thống, tập quán, giá trị đạo
đức của các dân tộc trong đất nước. Bản chất này cho phép luật pháp gần gũi với
dân chúng, được dân chúng ủng hộ, do đó mà có hiệu quả điều chỉnh lên các
quan hệ xã hội. Luật pháp có tính thời đại, nghĩa là phù hợp với trình độ phát
triển kinh tế của đất nước, có khả năng hội nhập với luật pháp quốc tế.
Về mặt nội dung, luật pháp có tính quy phạm phổ biến. Luật pháp là do
Nhà nước đặt ra, nên đối tượng điều chỉnh của nó phổ biến hơn (rộng rãi hơn)
các quy phạm xã hội khác.
GVHD: ……………… Lớp
SVTH : ………………. Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
Về mặt hình thức, luật pháp có tính chặt chẽ. Để dân chúng biết được và
phải biết ý chí của Nhà nước, thì ý chí này phải được thể hiện dưới các hình thức
chặt chẽ. Có 3 hình thức luật pháp cơ bản, đó là tập quán pháp, tiền lệ pháp, và
văn bản quy phạm pháp luật. Luật pháp được đảm bảo bằng Nhà nước. Sau khi
đặt ra luật pháp, Nhà nước đưa luật pháp vào đời sống thông qua các cơ quan
Nhà nước, các thiết chế chính trị, các cán bộ, nguồn lực tài chính, các phương
pháp quản lý đặc biệt là phương pháp cưỡng chế.
II. PHÁP LUẬT LÀ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP
PHÁP CỦA CÔNG DÂN
Quyền con người là một trong những vấn đề được cả nhân loại quan tâm và
nghiên cứu. Ở Việt Nam, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), công
cuộc đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam đã làm thay đổi nhận thức về vấn đề
bảo vệ quyền con người. Hiến pháp năm 1992 được ban hành, sửa đổi, bổ sung
một số điều đã khẳng định cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm quyền con
người trong mọi lĩnh vực với sự giám sát chặt chẽ của lực lượng đông đảo quần
chúng nhân dân. Sự nghiệp bảo vệ quyền con người đã trở thành ý chí thống
nhất của toàn Đảng, toàn dân.
Thành tựu của công cuộc đổi mới đã ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ đời sống
kinh tế – xã hội Việt Nam. Hàng loạt vấn đề mới xuất hiện, hàng loạt vấn đề của
cơ chế cũ đang được xem xét, nhìn nhận lại trong điều kiện mới với sự hội nhập
quốc tế và khu vực. Bằng sự đánh giá khách quan, khoa học ở Việt Nam và trên
thế giới chúng ta càng nhận thức rõ hơn về những quyền con người.
Bảo vệ quyền con người là một quá trình. Nó phụ thuộc vào tổng thể nhiều
điều kiện khác nhau (kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa…) trong đó pháp luật
có vị trí, vai trò và tầm quan trọng hàng đầu. Bởi vì, pháp luật có các đặc điểm
mà các điều kiện khác không có như:
- Pháp luật là phương tiện chính thức hóa các giá trị xã hội của quyền con
người; các quyền đó được pháp luật hóa và mang tính bắt buộc, được xã hội
thừa nhận, bảo vệ. Nếu không có sự thừa nhận của xã hội thông qua pháp luật
thì quyền tự nhiên vốn có của con người chưa trở thành quyền thực sự. Ngược
GVHD: ……………… Lớp
SVTH : ………………. Trang 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
lại, quyền con khi đã được quy định trong pháp luật thì nó sẽ trở thành quyền
pháp định, là ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội thừa nhận phục tùng,
được quyền lực Nhà nước tôn trọng bảo vệ. Khi quyền con người được quy định
trong Hiến pháp và pháp luật thì nó sẽ trở thành “tối thượng” có giá trị bắt buộc
đối với toàn xã hội, ngay cả với cơ quan cao nhất của Nhà nước.
- Pháp luật là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc thực hiện bảo vệ
quyền con người. Tính sắc bén của pháp luật trong việc thực hiện bảo vệ quyền
con người được thể hiện ở các quy định về quyền con người trong pháp luật
được đảm bảo bằng bộ máy, cách thức tác động quyền lực của Nhà nước, khi
cần thiết thì Nhà nước sử dụng các biện pháp cưỡng chế trên cơ sở tiến hành các
biện pháp giáo dục, thuyết phục bảo đảm cho nội dung quyền con người, quyền
công dân được thực hiện và bảo vệ. Bên cạnh đó, nhờ hệ thống cơ quan bảo vệ
pháp luật mà mọi hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân đều có khả
năng bị phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời.
- Pháp luật là tiền đề, nền tảng tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Ở đây pháp luật được xem xét không chỉ
với tư cách là công cụ, phương tiện của Nhà nước mà còn là công cụ, vũ khí của
mọi người trong xã hội để thực hiện, bảo vệ quyền con người. Bởi vì pháp luật
là đại lượng mang giá trị phổ biến, là chuẩn mực của sự công bằng, do đó có thể
đo được hành vi của mọi người, kể cả các cơ quan tổ chức, công chức Nhà nước.
Nó là cơ sở, là căn cứ để công dân đánh giá, kiểm tra, đối chiếu các hành vi từ
phía Nhà nước và các thành viên trong xã hội, đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của mình. Quyền con người, quyền công dân có thể bị xâm phạm
từ phía các cơ quan, tổ chức, công chức Nhà nước trong khi thi hành công vụ,
cũng như từ phía các thành viên khác trong xã hội, bởi vì trong quan hệ với Nhà
nước, công dân vừa là người chủ Nhà nước, vừa là đối tượng bị quản lý cho nên
quyền và lợi ích hợp pháp của họ có nguy cơ xâm hại cao. Trong hoạt động của
bộ máy Nhà nước thì hoạt động của hệ thống cơ quan hành chinh Nhà nước và
các cơ quan bảo vệ pháp luật có nguy cơ làm phương hại đến các quyền con
người, quyền công dân rất cao. Bởi vì, các quyết định quản lý của cơ quan hành
GVHD: ……………… Lớp
SVTH : ………………. Trang 4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
chính Nhà nước, các phán quyết của cơ quan bảo vệ pháp luật đều trực tiếp tác
động đến các quyền và lợi ích của công dân.
Trong mối quan hệ với các cơ quan này, công dân là người bị quản lý và chịu
sự phán quyết nên họ luôn luôn ở vị thế bất lợi. Trong điều kiện đó, người công
dân không có vũ khí, phương tiện nào khác hữu hiệu hơn là sử dụng pháp luật
để đấu tranh tự bảo vệ lấy các quyền và lợi ích của mình. Chỉ có pháp luật, bằng
các qui phạm pháp luật quy định chặt chẽ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, các quyền và nghĩa vụ của công
dân, mới tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc để mọi người đấu tranh chống lại các
hành vi xâm hại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Vai trò của pháp luật trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người còn
thể hiện trong mối quan hệ giữa pháp luật và các điều kiện bảo đảm khác (chính
trị, kinh tế, văn hóa …) các điều kiện trên đều phải thông qua pháp luật, thể hiện
dưới hình thức pháp luật mới trở thành giá trị xã hội ổn định, được hiện thực hóa
trên qui mô toàn xã hội. Chỉ có như vậy thì các điều kiện đó mới phát huy được
vai trò của mình trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người, cụ thể như:
+ Điều kiện chính trị: Đường lối chính trị của một quốc gia là nhằm xây dựng
vào bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nền kinh tế phát triển, nền
dân chủ thực sự. Đường lối chính trị đó phải được thể chế hóa trong Hiến pháp
và pháp luật. Hiến pháp quy định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã
hội, tổ chức hoạt động của các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân… Đó chính là cơ sở pháp lý để xây dựng một xã
hội có cơ cấu tổ chức và chế độ chính trị hướng tới tôn trọng, bảo vệ quyền con
người.
Ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện tiên quyết bảo đảm
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Muốn dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, bảo đảm định hướng
xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tạo điều kiện
bảo dảm thực hiện, bảo vệ quyền con người, muốn đường lối, chính sách, nghị
quyết của Đảng trở thành hiện thực trong cuộc sống xã hội thì sự lãnh đạo của
Đảng phải được thể chế hóa thành pháp luật.
GVHD: ……………… Lớp
SVTH : ………………. Trang 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
+ Điều kiện kinh tế: Phát triển kinh tế tạo cơ sở vật chất là một trong những
điều kiện quan trọng đảm bảo thực hiện quyền con người. Nhưng muốn phát
triển kinh tế thì đường lối chính sách, cơ chế phải được cụ thể hóa trong pháp
luật. Pháp luật sẽ tạo khuôn khổ môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sản
xuất kinh doanh dịch vụ phát huy được mọi tiềm năng, hạn chế được các mặt
tiêu cực.
+ Điều kiện văn hóa: Phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí cũng phải
được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật, bảo đảm cho con người được phát
triển tự do và toàn diện, tạo điều kiện cho mọi người được độc lập, nghiên cứu
nâng cao nhận thức về mọi mặt. Mặt khác, pháp luật có vai trò giáo dục tích cực,
mạnh mẽ đối với tất cả các thành viên trong xã hội góp phần hình thành văn hóa
pháp lý ở mọi người, giúp cho mọi người biết sống và làm việc theo Hiến pháp
và pháp luật, biết “tự bảo vệ” các quyền và lợi ích hợp pháp của mình và biết
tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác trong cộng đồng.
Từ những phân tích ở trên, chúng ta thấy pháp luật hiện diện ở tất cả các điều
kiện khác, tạo cơ sở pháp lý cho các điều kiện ấy phát huy được vai trò và hiệu
quả của chúng trong việc thực hiện quyền con người trên quy mô toàn xã hội.
- Pháp luật là phương tiện để thực hiện sự cam kết và hòa nhập giữa pháp luật
quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảm việc bảo vệ quyền con người ở mỗi quốc
gia và trên toàn thế giới. Trong điều kiện hiện nay, nhiều nội dung cụ thể của
quyền con người cũng như việc bảo vệ quyền con người đòi hỏi phải có sự đấu
tranh, hợp tác giải quyết, phối hợp của nhiều quốc gia hoặc cộng đồng quốc tế
(đấu tranh chống tội phạm, giải trừ vũ khí hạt nhân, đói nghèo và các vấn đế xã
hội khác…). Những nội dung này đều là những vấn đề đòi hỏi cần có sự hợp tác,
phối hợp của các quốc gia với nhau trong cộng đồng thế giới.
Trách nhiệm của các quốc gia khi tham gia ký kết, hay phê chuẩn các công
ước, tuyên ngôn về quyền con người là phải thực hiện các cam kết đó, mỗi nước
phải cụ thể hóa những quy định của pháp luật quốc tế sao cho phù hợp với điều
kiện và hoàn cảnh thực tế của đất nước mình, hòa nhập pháp luật quốc gia với
pháp luật quốc tế, thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm thực hiện bảo vệ quyền con
người trước cộng đồng quốc tế. Hơn nữa trong bối cảnh giao lưu, hòa nhập quốc
GVHD: ……………… Lớp
SVTH : ………………. Trang 6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
tế giữa các nước ngày nay ngày càng mở rộng ở tất cả các lĩnh vực (lao động,
học tập, kinh tế, ngoại giao, du lịch, hôn nhân…) vấn đề bảo vệ quyền con
người của công dân ở nước ngoài cũng như công dân nước ngoài đang là vấn đề
phức tạp cần quan tâm. Vì vậy cần phải có sự phối hợp hợp tác giải quyết các
vấn đề liên quan, mà phương pháp giải quyết đó là bằng con đường cụ thể hóa
các quyền trong các văn bản pháp luật. Việc ký kết các hiệp định tương trợ tư
pháp sẽ tạo cơ sở pháp luật giải quyết vấn đề quyền con người trong điều kiện
có xung đột pháp luật.
Từ các điều kiện của pháp luật như đã trình bày, chúng ta thấy pháp luật có
vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ quyền con người. Để phát huy đầy
đủ vai trò quan trọng của pháp luật trong việc bảo vệ quyền con người thì phải
thể chế hóa quyền con người thành các quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật,
phải có cơ chế bảo đảm cho các quy định đó được thực hiện trong thực tế, tạo
thành đảm bảo pháp lý thực hiện quyền con người. Nói cách khác, đảm bảo
pháp lý bảo vệ quyền con người chính là đảm bảo thực hiện quyền con người
bằng pháp luật.
Thể chế hóa quyền con người trong hệ thống pháp luật, không chỉ là cụ thể
hóa quyền con người thành các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân và những
người không phải là công dân hoặc bị tước đi quyền công dân. Nó còn bao hàm
cả việc quy định các hình thức, biện pháp xử lý những hành vi vi phạm quyền
con người, quyền công dân, quy định về tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà
nước, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
và công chức Nhà nước, xây dựng hệ thống các thủ tục trong tố tụng trong đó có
tố tụng hình sự, cụ thể hóa các công ước quốc tế về quyền con người mà các
quốc gia đã tham gia ký kết hay phê chuẩn nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ
quyền con người. Quyền con người được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật
thành hệ thống các quy định nêu trên, nhưng nếu không có cơ chể bảo đảm thực
hiện các quy định đó thì không thể nói đã có đảm bảo pháp lý bảo vệ quyền con
người. Vì vậy, phải triển khai các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục,
giải thích pháp luật, hướng dẫn thực hiện pháp luật… nhằm nâng cao ý thức
GVHD: ……………… Lớp
SVTH : ………………. Trang 7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
pháp luật cho các thành viên xã hội, hình thành văn hóa pháp lý trong đời sống
xã hội.
Đồng thời huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc tổ chức
thực hiện pháp luật, nhất là nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp
luật của bộ máy Nhà nước, phải bảo đảm cho các quy định nhằm thực hiện bảo
vệ quyền con người, quyền công dân trong hệ thống pháp luật được thực thi
nghiêm chỉnh, các hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân ngày càng
giảm, còn có hiện tượng vi phạm thì càng phải được phát hiện, xử lý kịp thời.
KẾT LUẬN
Tóm lại, đảm bảo pháp lý bảo vệ quyền con người là hệ thống các quy định
trong hệ thống pháp luật nhằm cụ thể hóa, bảo đảm thực hiện bảo vệ quyền con
người và cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định đó trong thực tiễn đời sống.
Quá trình thể chế hóa quyền con người, xây dựng các thiết chế bảo đảm thực
hiện nó trong hệ thống pháp luật cũng chính là quá trình xây dựng đảm bảo pháp
lý bảo vệ quyền con người. Quyền con người được thể chế hóa trong hệ thống
pháp luật sẽ trở nên vô nghĩa nếu việc tổ chức thực hiện không được thường
xuyên. Khả năng bảo đảm bảo vệ quyền con người trong quá trình tổ chức thực
GVHD: ……………… Lớp
SVTH : ………………. Trang 8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
hiện trước hết phụ thuộc vào chất lượng của việc thể chế hóa quyền con người
tự nhiên thành quyền công dân, cùng với các thiết chế bảo đảm thực hiện nó
trong hệ thống pháp luật như: bảo đảm tính cụ thể, đồng bộ thuận tiện khả thi
của các quy định pháp luật về quyền công dân; xây dựng thiết chế tổ chức, hoạt
động của bộ máy Nhà nước hướng đến mục tiêu thực hiện bảo vệ quyền con
người; xây dựng hệ thống các thủ tục tố tụng ngăn ngừa sự tùy tiện, lạm quyền
của các cơ quan và những người tiến hành tố tụng, hòa nhập pháp luật quốc gia
và pháp luật quốc tế
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình pháp luật đại cương
2. Bài giảng pháp luật đại cương trường đại học luật Hà Nội
3. Trang web tailieu.vn
4. Diễn đàn sinh viên trường luật
GVHD: ……………… Lớp
SVTH : ………………. Trang 9