Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

trả lời câu hỏi thực tế môn tiền tệ ngân hàng - học viện ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.12 KB, 28 trang )


1

Đề cương ôn tập tiền tệ Ngân hàng
Câu 1: Phân tích biến động chỉ số giá tiêu dùng của VN từ đầu
năm đến nay và dự đoán cho 6 tháng tiếp theo.
Bài làm
Bước sang năm 2012, trước những diễn biến kinh tế vĩ mô phức
tạp trong nước và quốc tế, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số
01/NQ-CP ngày 03/1/2012 về những giải pháp chủ yếu điều hành
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, trong đó nêu
rõ mục tiêu được ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô.
Trong năm 2012, tình hình DB chỉ số CPI của VN có những
biến động khá lớn. Cụ thể, ngoại trừ 2 tháng đầu năm, lạm phát tăng
cao do yếu tố mùa vụ với mức tăng lần lượt là 1% và 1,37% so với
tháng trước, chỉ số CPI từ tháng 3 tới tháng 8 chỉ tăng rất chậm. Đặc
biệt, trong tháng 6 và tháng 7/2012, lạm phát đã ở mức âm (với mức
tăng CPI lần lượt là -0,26% và -0,29% so với tháng trước). Qua đó,
lạm phát so với cùng kỳ cũng đã giảm nhanh từ 17,27% vào tháng
1/2012 xuống mức 5,04% trong tháng 8/2012, và hiện tại ở mức 7%.
Tuy nhiên, trong tháng 8 và tháng 9, lạm phát đã đảo chiều hoàn
toàn với mức tăng trong 2 tháng lần lượt là 0,63% và 2,2% so với
tháng trước.
Đặc biệt, mức tăng của lạm phát tháng 9 (2,2%) đã vượt ngoài
dự báo của nhiều chuyên gia. Song bước sang tháng 10, lạm phát đã
có phần hạ nhiệt với mức tăng CPI của tháng 10 so với tháng trước là
0,85%, tuy nhiên, đây vẫn là mức tăng khá cao so với các năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2012 tăng 0,47% so với tháng
trước, thấp hơn so với mức tăng 0,85% của tháng Mười


2
CPI của Việt Nam trong quý I, đặc biệt là trong tháng 3
giảm mạnh do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, lạm phát giảm
mạnh là do chỉ số giá lương thực thực phẩm đã xuống mức thấp nhất
trong vòng 5 năm trở lại đây. Trong rổ hàng hóa tính CPI của Việt
Nam, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm đến 40% tỷ trọng, do
đó việc chỉ số giá lương thực đi xuống đã đẩy chỉ số CPI đi xuống
theo và bù đắp hầu hết tác động từ việc tăng giá xăng dầu bán lẻ 10%
trong tháng 3.
Thứ hai, nhu cầu trong nước giảm cũng là một nguyên nhân
quan trọng khiến CPI quý I đi xuống. Việc Chính phủ kiên trì với
chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt kể từ đầu năm 2011 đến nay
cộng với yếu tố kỳ vọng lạm phát vẫn cao đã có tác động không nhỏ
đến hành vi tiêu dùng của người dân trong quý đầu năm nay. Cụ thể,
chỉ số giá bán lẻ đã liên tục giảm kể từ đầu năm, ngay cả trong dịp
Tết nguyên đán vốn là thời điểm nhu cầu hàng hóa tiêu dùng tăng
cao.
Nguyên nhân của việc chỉ số CPI từ tháng 3 đến tháng 8 chỉ
tăng rất chậm là do NHNN thực hiện mục tiêu ưu tiên là kiềm chế
lạm phát, biểu hiện qua việc hút ròng trên thị trường mở. Ngoài ra,
chỉ số CPI tăng chậm là do giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống- nhóm
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi tiêu cho đời sống của người
tiêu dùng đã giảm xuống. Giá lương thực đã giảm liên tục trong 6
tháng đầu năm, với tốc độ giảm 4,68%.
Trong khi đó sự tăng tốc đột ngột của chỉ số CPI vào tháng 9
(bằng 8 tháng trước cộng lại) là do sự tăng lên về giá cả của nhóm
thuốc, y tế, giáo dục, nhà cửa và vật liệu xây dựng giao thông. Nhưng
ngay sau đó thì chỉ số CPI tháng 10 đã giảm tốc mạnh bởi mức độ
ảnh hưởng của các nhóm giáo dục, y tế, vật liệu xây dựng… đã giảm
đi rất nhiều, góp phần hạ nhiệt chỉ số giá chung.


3
CPI tháng 11 tăng thấp sở dĩ do: Theo đánh giá, giá thuốc
(tăng mạnh tới 5,16%) và tăng viện phí cùng các dịch vụ y tế (tăng
6,66%) là nguyên nhân chính khiến đẩy CPI tháng 11 tăng.
Việc CPI chỉ tăng nhẹ trong các tháng cuối năm cho thấy sức mua
của thị trường đang rất yếu. Điều này trái với quy luật thông thường
do 2 tháng cuối năm chỉ số CPI thường tăng mạnh vì đây là giai đoạn
mà nhu cầu mua sắm tăng cao cho lễ Noel và Tết dương lịch. Việc
người dân, doanh nghiệp siết chặt tiết kiệm là nguyên nhân khiến CPI
khó có thể tăng cao trong bối cảnh hiện nay.
Dự báo
Dự báo lạm phát cả năm 2012 của Việt Nam sẽ ở mức từ 7,5%
đến 8,5%. CPI năm 2013 sẽ tăng khoảng 8%, trong khi GDP tăng
5,5%.
Lạm phát sẽ giảm nhẹ trong hai quý đầu năm 2013 và sẽ bắt đầu
tăng trở lại từ quý III-2013, tuy nhiên ở mức độ không lớn. Có nhiều
yếu tố có thể tác động làm gia tăng lạm phát 2013. Chẳng hạn giá
hàng hóa thế giới đặc biệt là lương thực thực phẩm vẫn tiếp tục có xu
hướng gia tăng, tín dụng có khả năng phục hồi trở lại, quá trình giải
ngân đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn
Chương trình mục tiêu quốc gia… đang được xúc tiến mạnh mẽ. Bên
cạnh đó, Chính phủ còn yêu cầu bộ, ngành địa phương tăng cường
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Những yếu tố này sẽ góp
phần làm gia tăng tổng cầu của nền kinh tế.
Năm 2013 khả năng lạm phát thấp như năm 2012 không còn
nữa. Đó là do lo ngại thâm hụt ngân sách năm nay không bù đắp
được. Nguồn thu hỗ trợ tương đối cho năm nay là dầu thô khi giá dầu
tăng so với các năm trước.


4
Năm sau giá dầu không tăng sẽ khiến ngân sách thâm hụt. Dầu
tăng giá thì bớt áp lực ngân sách, nhưng lại tạo cơ sở cho giá mặt
hàng trong nước tăng cao. Ngoài ra nhiều khả năng Chính phủ sẽ
tăng tín dụng, để kích thích kinh tế. Kết quả là làm cho lạm phát
trong sức ép phải tăng.
Câu 2: Phân tích diễn biến lãi suất thị trường ở VN từ đầu năm
đến nay và dự đoán cho 6 tháng tiếp theo.

Tháng
LS cho va qua
đêm
LS TCV
LS TCK
Trần LS
CK
1
16
15
13
14
2
16
15
12
14
3
15
14
12

13
4
14
13
11
12
5
13
12
10
11
6
12
11
9
9
7
11
10
8
9
8
11
10
8
9
9
11
10
8

9
10
11
10
8
9
11
11
10
8
9
12
10
9
7
8
Những năm vừa qua, nền kinh tế Việt nam chứng kiến một sự
suy giảm kinh tế nghiêm trọng,nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn khi
lạm phát, lãi suất ở mức cao. Sản xuất có dấu hiệu suy giảm trong
một vài tháng đầu năm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng.
Vốn huy động thiếu cùng với thị trường tiêu thụ giảm sút gây sức ép

5
cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp
nhỏ và vừa. những vấn đề đó đã đặt ra rất nhiều bài toán cần giải đáp
cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô. Bài viết này sẽ trình
bày về diễn biến lãi suất trên thị trường việt nam.
Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất được ngân hàng trung ương áo
dụng khi cho ngân hàng trung gian vay dưới hình thức chiết khấu các
giấy tờ có giá. Nó được tinha bằng tỷ lệ phần trăm khấu trừ vào giá

trị bề mặt của giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán mà NHTG đem
đến xin chiết khấu tại NHTW.
Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất được áp dụng khi NHTW cho
NHTG vay dưới hình thức cầm cố, thế chấp tài sản. nó được tính
bằng tỷ lệ phần trăm trên số tiền cho NHTG vay.
Lãi suất cho vay qua đêm là lã suất được NHTW áp dụng khi
cho HTG vay qua đêm.
Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là cặp lãi suất được sử
dụng để nhằm tác sụng thông báo với thị trường về định hướng chính
sách tiền tệ, nếu cặp lãi suất này có xu hướng tăng thì thể hiện chính
sách tiền tệ thắt chặt và ngược lại thể hiện chính sách tiền tệ nới lỏng.
về ngắn hạn, cặp lãi suất này không mang tính chất định hướng lã
suất liên ngân hàng vì trong ngắn hạn, lãi suất cho vay qua đêm có
thể vượt ngoài hành lang.
Để kiểm soát sự biến động của lãi suất trong ngắn hạn, ta sử
dụng cặp lãi suất thường xuyên. Đó là lãi suất cho vay qua đêm và lãi
suất tiền gửi tại NHTW.
Những tháng đầu năm 2012 đã chứng kiến những tín hiệu từ
việc giảm lạm phát và tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng
thương mại (NHTM) dần được cải thiện là những yếu tố chính để
NHNN giảm 1% lãi suất điều hành kể từ ngày 13/3.
nhìn chung, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và trần lãi suất
huy động đều có xu hướng giảm mạnh. Với các mức như sau:

6
 Lã suất cho vay qua đêm giảm từ 16% (1/2012) xuống còn 10%
(12/2012)
 Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15% xuống còn 9% đến cuối năm
2012
 Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13% xuống còn 7% đến cuối năm

2012
 Trần lãi suất huy động giảm từ 14% xuống còn 8% đến cuối
năm 2012
Lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết
khấu và lãi suất cho vay qua đêm liên tục giảm 1% qua 6 tháng từ
tháng 2 đến tháng 7/2012. Đến các tháng cuối năm, lãi suất được duy
trì ở mức khá ổn định, không đổi. Cho đến ngày 21/12/2013, NHNN
VN ra quyết định số 2646 – QĐ-NHNN về việc hạ lãi suất tái cấp
vốn xuống 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu là 7%/năm, lãi suất cho
vay qua đêm là 10%/năm và NHNN cũng quyết định hạ trần lãi suất
huy động xuống 8%/năm kể từ 21/12/2012.
Sự sụt giảm như vậy là do một số lý do được đưa ra như sau:
Thứ nhất, việc điều chỉnh giảm lãi suất lần này phù hợp với xu
hướng kỳ vọng lạm phát, thanh khoản của các TCTD dồi dào, thị
trường tiền tệ diễn biến theo xu hướng tích cực và ổn định. Mức lãi
suất tiền gửi tối đa theo quy định hiện nay (11%/năm) ở mức khá cao,
khoảng 3% so với lạm phát dự báo của tháng 6/2012 so với cùng kỳ
năm 2011 (khoảng 7,4-7,5%) và lạm phát kỳ vọng cả năm 2012
(khoảng 7-8%); mức lãi suất này cũng có chênh lệch cao so với lãi
suất tiền gửi huy động USD (khoảng 2%/năm) và mức tăng tỷ giá kỳ
vọng (khoảng 2-3%/năm).
Thứ hai, NHNN đồng thời quy định trần lãi suất huy động và
trần lãi suất cho vay ngắn hạn, nhưng đối với mỗi loại trần áp dụng
đều có sự linh hoạt, đáp ứng yêu cầu điều hành theo chủ trương của

7
Chính phủ. Chính phủ muốn kích thích sự tăng trưởng của nền kinh
tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp trong thời kỳ khó
khăn, giúp đỡ các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn vay từ
ngân hàng vì đặc thù các doanh nghiệp việt nam phụ thuộc rất lớn

vào các ngân hàng, nên điều này là thực sự cần thiết.
Đối với trần lãi suất huy động, đã có sự thay đổi so với thời gian
trước, đó là chỉ quy định trần lãi suất tiền gửi VND không kỳ hạn và
dưới 12 tháng, còn kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do các TCTD ấn định
trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường. Quy định như vậy tạo thuận lợi
cho các TCTD cơ cấu lại nguồn vốn theo kỳ hạn theo hướng tốt lên.
Và đây cũng là một bước đi để tiến tới dỡ bỏ trần lãi suất tiền gửi tối
đa đối với VND trong thời gian tới.
Việc quy định trần lãi suất cho vay chỉ áp dụng đối với 4 lĩnh
vực ưu tiên gồm nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ
trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa là phù hợp với chủ trương của Chính
phủ. Nếu áp dụng một mức trần lãi suất cho vay chung sẽ dẫn đến
tình trạng cào bằng lãi suất cho vay đối với tất cả các đối tượng
khách hàng, không phân biệt được các đối tượng cần khuyến khích và
đối tượng không khuyến khích. Đối với các lĩnh vực ưu tiên cần có
một mức lãi suất thấp hơn; trong khi đó, đối với các lĩnh vực không
khuyến khích, là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, phải kiểm soát chặt
chẽ theo chủ trương của Chính phủ, thì lãi suất cho vay có thể cao
hơn.
Nếu chỉ quy định mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi
suất huy động (không quy định trần lãi suất huy động và cho vay) thì
chưa đủ để đạt được mục tiêu giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của
Chính phủ vì các TCTD yếu kém, đang gặp khó khăn về thanh khoản
có thể tăng lãi suất huy động lên cao để mở rộng huy động vốn, dẫn

8
đến cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn, từ đó kéo lãi
suất cho vay tăng theo.
Thứ ba, việc điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động và cho vay
ngắn hạn như trên đảm bảo hài hòa lợi ích của người gửi tiền, người

vay và các TCTD. Theo đó, người gửi tiền vẫn có lãi suất thực
dương; doanh nghiệp được tiếp cận vốn với lãi suất thấp hơn, đặc biệt
là đối với 4 lĩnh vực ưu tiên; ngân hàng đảm bảo được chi phí hoạt
động, dự phòng chi trả và có lợi nhuận ở mức hợp lý.
Trước thông tin Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm các mức
lãi suất, một số ngân hàng đã chủ động triển khai điều chỉnh giảm lãi
suất huy động và cho vay và tung ra các gói tín dụng mới. Nhiều
ngân hàng ấn định lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12
tháng trở lên phổ biến từ 8-10%/năm; một số ngân hàng điều chỉnh
giảm 0,5-3%/năm lãi suất huy động ở hầu hết các kỳ hạn. Những diễn
biến lãi suất huy động nêu trên, cùng với điều kiện vĩ mô hiện nay
(thanh khoản dồi dào, kỳ vọng lạm phát thấp, một số ngân hàng yếu
kém đang được xử lý theo tiền trình cơ cấu lại, khả năng mở rộng tín
dụng còn khó khăn) cho thấy không quá lo ngại về việc các TCTD
tăng mạnh lãi suất huy động từ 12 tháng trở lên để tăng thị phần tiền
gửi, gây khó khăn cho việc giảm lãi suất cho vay.
Đối với lãi suất cho vay, sau khi NHNN ban hành các văn bản
hạ lãi suất và áp dụng trần lãi suất cho vay, một số TCTD đã tiến
hành điều chỉnh giảm lãi suất như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, Ngân hàng Sài gòn-Hà Nội. Các TCTD khác cũng đang
tích cực xây dựng phương án để giảm lãi suất huy động và cho vay
theo các mức lãi suất quy định của NHNN hiệu lực từ 11/6/2012.
Dự báo xu hướng biến động lãi suất 6 tháng tiếp theo.

9
Các tháng cuối năm 2012 chứng kiến một sự tăng lên trong chỉ
số giá tiêu dùng CPI, đây là 1 điều không nằm ngoài dự đoán của các
chuyên gia. Tuy nhiên, với xu hướng hiện nay, lạm phát sẽ chỉ ở mức
khoảng 7,5% vào cuối năm so với cùng kỳ năm ngoái, thay vì mức 8-
9% như dự báo ban đầu.

Mức lạm phát cơ bản (không bao gồm giá lương thực và năng
lượng) trong tháng 11 ở mức 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái, so với
mức 11,4% trong tháng 10. Lạm phát cơ bản tăng cao trong tháng
chỉ là nhất thời và có thể giảm về mức 12% so với cùng kỳ năm trước
trong tháng 12 và ổn định ở ngưỡng 11-12% trong 6 tháng đầu năm
2013.
Câu 3: Phân tích diễn biến lãi suất liên NH 2008
Năm 2008 là 1 năm đáng nhớ đối với thị trường ngân hàng nước
nhà khi phải trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất và tỷ
giá.
Ngay từ những tháng đầu năm, cuộc đua lãi suất bắt đầu bùng
nổ, biểu hiện đầu tiên là sự leo thang của lãi suất qua đêm trên liên
ngân hàng lien tục lập các kỷ lục. Cuộc đua lãi suất chưa bao giờ lại
nóng như thời điểm đầu năm 2008, chỉ trong 20 ngày mà 4 lần điều
chỉnh tăng lãi suất xô đổ các kỷ lục trước đó và hệ lụy đẩy lãi suất
lien ngân hàng tăng cao chóng mặt. Cụ thể: lãi suất liên ngân hàng
ngày 15/2/2008 đạt mức 30,1%/năm; ngày 18/2/2008 lập một kỷ lục
mới khi lên tới 33%/năm, ngày 19/2/2008 kỷ lục cao hơn nữa lên tới
43%/năm trong khi theo thống kê lãi suất này năm 2007 đạt 17%.
Tuy nhiên đến những tháng cuối năm, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn
1 ngày đã hạ nhiệt xuống còn 8% ( giảm hơn 30 % so với thời kỳ đạt
đỉnh). Đây cũng là kết quả trong việc điều hành chính sách tiền tệ của
NHNN. Nhưng, bên cạnh đó thì đối với kỳ hạn cho vay 30 ngày và
61 ngày vẫn ở mức khá cao - từ 16,4%-17%/năm.

10
Nguyên nhân: 2/2008 là thời điểm tết nguyên đán, các ngân
hàng cần 1 lượng vốn khả dụng tương đối lớn, các khoản tiền gửi
trong Nh chủ yếu là không kỳ hạn hoặc kỳ hạn rất ngắn; thêm vào đó
DTBB tăng lên 1% khiên các NH khó khăn trong thanh khoản.

Cùng với đó là hiệu lực thi hành mức trần lãi suất 12% tính đến
tháng 2. Lạm phát trong năm 2008 luôn giữ ở mức cao, đỉnh điểm là
23% vào tháng 8 buộc NHNN luôn duy trì CSTT thắt chặt nhằm
kiềm chế lạm phát. Trong bối cảnh cần kiểm soát lạm việc siết chặt
tiền đồng là khó tránh khỏi, song việc này cũng khiến cuộc đua nâng
lãi suất của các ngân hàng thêm nóng, đã càng tạo đk cho cuộc chạy
đua lãi suất của các NH đẩy lãi suât liên NH lên đến đỉnh điểm
Đến 2 quý cuối năm 2008, NHNN đã can thiệp làm giảm lãi suất
bằng cách nâng lãi suất tiền gởi DTBB bằng VND lên. Cụ thể mức
nâng tháng 9 là 3.6%, đến tháng 10 tăng thêm 1,4 lên 5% . Bên cạnh
đó, NHNN cũng quyết định cho phép các tổ chức tín dụng được
được sử dụng tín phiếu Ngân hàng NHNN bắt buộc phát hành ngày
17/3/2008 được cầm cố để vay vốn, chiết khấu tại NHNN, được sử
dụng làm công cụ cho nghiệp vụ thị trường mở do NHNN thực hiện.
Những động thái này đã đưa lãi suất liên NH nói riêng mà mặt bằng
lãi suất nói chung xuống thấp hơn so với những tháng đầu năm
Tác động: Lãi suất LNH tăng cao, đẩy chi phí huy động vốn tăng
lên và là 1 nhân tố gia tăng lãi suất cho vay có thời điểm lên đên
27%. Nguồn vốn của các NH lúc này tuy nhiều nhưng giải ngân rất
chậm do các doanh nghiệp, cá nhân khó có thể tiếp cận được nguồn
vốn với chi phí vốn vay cao như vậy buộc các NH phải tính đến
chuyện giải ngân sau hệ lụy chạy đua lãi suất rất có thể nợ xấu của
NH sẽ gia tăng vượt mức cho phép. Cùng với đó việc gia tăng lãi suất
LNH theo hiệu ứng chạy đua càng làm hỗn loạn trên thị trường liên
NH mà theo nhẫn xét của các chuyên gia là : “cá lớn nuốt cá bé”.

11
Cuộc chạy đua lãi suất 2008 đẩy lãi suất LNH cùng với ảnh
hưởng suy thoái kinh tế thế giới đã tạo ra 1 hệ luy kéo dài trong 2
năm 2008-2009 đối với nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính

nói riêng.
Câu 4: Đánh giá hiệu quả cơ chế điều hành lãi suất của NHNN từ
2008 đến nay.
Trong thập kỉ gần đây với sự phát triển của thị trường tài chính-
tiền tệ, thế giới có sự phát triển về quy mô và chiều sâu, cơ chế điều
hành lãi suất của NHTW cũng dần thay đổi theo hướng tự do hóa.
Chính sách lãi suất là một trong những công cụ chính của chính sách
tiền tệ, NHNN VN sử dụng các i điều hành: i cơ bản, i tái chiết khấu,
i tái cấp vốn. Từ giữa tháng 5/2008 đến nay, theo quyết định số
16/2008/QĐ-NHNN ( có hiệu lực từ ngày 19/05/2008) NHNNVN áp
dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng VND:
- Theo đó, các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh( lãi suất huy
động vốn, lãi suất cho vay) bằng Đồng Việt Nam đối với khách
hàng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố
áp dụng trong từng thời kỳ. Tiếp đến ngày 19/8/2010, NHNN áp
dụng cả cơ chế này cho các khoản vốn huy động và Đồng Việt
Nam giữa các tổ chức tín dụng. Lãi suất cơ bản được xác định
dựa trên cơ sở lãi suất thị trường nội tệ liên NH, lãi suất nghiệp
vụ thị trường mở, xu hướng biến đọng của cung cầu vốn, mục
tiêu của chính sách tiền tệ trong ngắn hạn. Sau 3 tháng NHNN
đã nới lỏng hơn trong kiểm soát lãi suất huy động bằn cơ chế
cam kết thực hiện lãi suất “trần” lãi suất huy động VND của các
NHTM.
- Cùng với đó, NHNN tiếp tục duy trì việc thực hiện hành lang lãi
suất trường liên NH với biên độ chênh lệch 2%( cụ thể ngày
19/05/2008 tạo bởi i tái ck là 11%và i tái cấp vốn là 13%) để
điều tiết I thị trường, I cơ bản và I nghiệp cụ thị trường mở biến

12
động trong phạm vi hành lang này; lãi suất nghiệp vụ thị trường

mở đóng vai trò định hướng và thực hiện việc "bơm" tiền ra
hoặc "hút" tiền về, từ đó tác động đến cung – cầu vốn, lãi suất
thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động, cho vay của
NHTM.
Cụ thể:
Từ năm 2008-năm 2010:
Từ tháng 5 – 9/2008, NHNN điều hành chính sách tiền tệ "thắt
chặt"để ngăn chặn lạm phát cao, các mức lãi suất chủ đạo được điều
chỉnh tăng, lãi suất cơ bản từ 12%/năm lên 14%/năm, lãi suất tái cấp
vốn từ 13%/năm lên 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm lên
13%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở từ 11,7%/năm lên
15%/năm. Việc áp dụng kịp thời cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đã
ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng
thanh toán của các NHTM trong những tháng đầu năm 2008; an toàn
hệ thống ngân hàng được đảm bảo, củng cố lòng tin của các nhà đầu
tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống ngân hàng. Khắc
phục được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy độïng
vốn giữa các NHTM bằng cách đẩy lãi suất lên cao.
Từ tháng 10/2008 đến 1/2/2009, lạm phát có xu hướng giảm,
nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng xấu của khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế thế giới, NHNN chuyển hướng điều hành chính sách
tiền tệ từ "thắt chặt" để chống lạm phát sang "nới lỏng" nhằm mục
tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế, với nhiều lần điều chỉnh
giảm mạnh lãi suất cơ bản từ 14% xuống 7%/năm , lãi suất tái cấp
vốn từ 15% xuống 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 13% xuống
5%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở từ 15xuống 7%/năm. Nhờ
đó, kinh tế vĩ mô ổn định và hoạt động của các Ngân hàng thương
mại đảm bảo khả năng thanh toán, làm cho thị trường tiền tệ và lãi
suất trong năm 2009 tương đối ổn định.


13
Việc điều hành lãi suất là phù hợp với chủ trương của Chính phủ
với mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế, đồng thời ngăn
chặn tái lạm phát cao trở lại, kết quả cụ thể là: lãi suất thị trường diễn
biến hợp lý và tương đối ổn định; tổng phương tiện thanh toán và tín
dụng tăng phù hợp với chủ trương kích cầu của Chính phủ, đáp ứng
nhu cầu vốn cho nền kinh tế, góp phần quan trọng ngăn chặn suy
giảm và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; CPI 10 tháng đầu năm nay tăng
4,49%.CPI 10 tháng đầu năm 2009 tăng 4,49%
Nhằm mục tiêu góp phần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm
soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2010, chủ
động đối phó với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính và kinh
tế thế giới, cuối T11/2009 NHNNVN công bố nâng i cơ bản tăng lên
8%, I tái cấp vốn tăng lên 8%, I tái chiết khấu tăng lên 6% bắt đầu từ
1/12/2009 và tiếp tục được giữ ở các mức này; đến 5/ 11/2010
NHNN lại tăng tất cả các I điều hành này thêm 1% lên lần lượt là
9%,9%,8%.
Tuy vậy, cơ chế điều hành I cơ bản là công cụ can thiệp trực tiếp
đối với I kinh doanh của NHTM, hạn chế tính chủ động, linh hoạt
trong trong kinh doanh của các TCTD, làm cho I thị trường liên NH
không phản ánh đúng và đầy đủ tình trạng thanh toán của các NH,
qua đó đã vô hiệu hóa một tín hiệu quan trọng nhất để điều hành
chính sách tiền tệ.
Từ cuối 2010 đến nay:
Từ cuối năm 2010 và rõ nhất từ đầu năm 2011, tình hình kinh tế
thế giới diễn biến phức tạp, nền kinh tế VN đứng trước thách thức
lạm phát gia tăng. Vì vậy, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp
bách hiện nay, kiềm chế lạm phát là ưu tiên số 1. Từ thực tế
đó,NHNN đã ban hành các văn bản về điều chỉnh lãi suất với sự thay

đổi các mức lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn nhằm thực thi chính
sách tiền tệ “thắt chặt”, từ đó kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ

14
mô. Năm 2011, NHNN đã 2 lần tăng lãi suất chiết khấu: đầu tiên, vào
ngày 8/3/2011, nhà điều hành nâng lãi suất tái chiết khấu từ mức
7%/năm (được áp dụng từ 5/11/2010) lên 12%/năm và đến 1/5/2011,
nâng tiếp lên 13%/năm. Đối với lãi suất tái cấp vốn, trong năm 2011,
Ngân hàng Nhà nước tiến hành 5 lần điều chỉnh: ngày 17/2, điều
chỉnh từ mức 9%/năm lên 11%/năm; ngày 8/3 lên 12%/năm; ngày
01/4 lên 13%/năm; ngày 1/5 lên 14%/năm và ngày 10/10 lên
15%/năm. Đối với i cơ bản duy trì ở mức 9% từ cuối năm 2010 đến
nay. Tuy nhiên việc nâng cao các i chủ chốt này lại tác động đẩy i thị
trường liên NH, i huy động và i cho vay trên trị trường lên cao hơn
nữa và gây khó khăn cho các DN trong việc tiếp cân vốn.
Năm 2012, NHNN tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cặp lãi suất chỉ đạo có những biến động
giảm ngược chiều so với năm 2011. Đây được coi như những điều
chỉnh để lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu sát với lãi suất
thị trường nhất với 6 lần giảm i tái cấp vốn từ 15% cuối năm 2011
xuống còn 9% vào ngày 24/12/2012 và 6 lần giảm I tái chiết khấu từ
13% xuống còn 7% ngày 24/12/2012.
Thêm vào đó, từ T12/2010, cơ chế NHTM cam kết thực hiện
“trần” lãi suất huy động VND (tối đa 14%) qua giám sát thực hiện
của NHNN tiếp tục được thực hiện cho đến đầu T3/2011. Từ
3/3/2011, NHNN chính thức luật hóa quy định trần lãi suất huy động
VND của các TCTD và chi nhánh NH nướn ngoài không vượt quá
14%/năm. Bên cạnh những thay đổi trên, cơ chế trần lãi suất huy
động còn có nhiều điều chỉnh, từ chỗ chỉ quy định chung 1 trần lãi
suất đến chỗ quy định nhiều trần lãi suất cho các kỳ hạn (áp dụng từ

1/10/2011) và xoá bỏ trần i đối vs kỳ hạn từ 12 tháng trở lên (áp dụng
từ 1/06/2012). Trong giai đoạn này, cơ chế cho vay đồng VN theo lãi
suất cơ bản và biên độ đã từng bước được thay thế bằng cơ chế lãi
suất cho vay thỏa thuận, kèm theo đó NHNN yêu cầu các TCTD thực

15
hiện cho vay bằng VND phải niêm yết i cho vay ở mức hợp lý. Cơ
chế i cho vay thỏa thuận được thiết lập song không phát huy hiệu quả
trong xác lập lãi suất, lãi suất thị trường theo đó ngày càng bị đẩy lên
cao với I cho vay của các NH có thể lên đến hơn 20%. Tình trạng này
đã khiến nền kinh tế từng bước lâm vào tình thế mất ổn định, DN
đứng trước nguy cơ phá sản vì chị phí sản xuất tăng vọt, giá thành leo
thang.
Trước tình hình đó, để ổn định i vay vốn hợp lý, ổn định kinh tế
vĩ mô, ngày 4/5/2012, NHNN đã ban hành thông tư về trần i cho vay
ngắn hạn bằng VND tối đa bằng (=) lãi suất tối đa đối với tiền gửi
bằng VND có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên do NHNN quy định cộng (+)
3%/năm và áp dụng đới với khách hàng vay để đáp úng nhu cầu phục
vụ cho 4 lĩnh vực kinh tế: phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,
thực hiện phương án, dự án sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu,
phục vụ sản xuất kinh doanh DN vừa và nhỏ, phát triển nghành công
nghiệp hỗ trợ. Thông tư có hiệu lực từ ngày 8/5/2012.
Để phù hợp yêu cầu của nền kinh tế, trong bối cảnh lạm phát
được kiềm chế, trần i huy động và trần i cho vay được NHNN điều
chỉnh theo chiều hướng giảm xuống. Chỉ số giá tiêu dùng tháng
11/2012 tăng 0,47% so với tháng 10/2012 và tăng 6,52% so với cuối
năm 2011, dự kiến cả năm 2012 khoảng 7%; thanh khoản của hệ
thống ngân hàng cải thiện, thị trường tiền tệ ổn định, lãi suất thị
trường liên ngân hàng diễn biến theo xu hướng giảm, tỷ giá ổn định,
dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao. Từ ngày 24/12/2012, lãi suất tái

cấp vốn còn 9%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 7%/năm; trần lãi suất
huy động còn 8%/năm. lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán
điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh
toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 11%/năm xuống
10%/năm lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có
kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên là 2%/năm; lãi suất tối đa áp dụng
đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ

16
9%/năm xuống 8%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài
chính vi mô ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1
tháng đến dưới 12 tháng là 8,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ
12 tháng trở lên do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định
trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng
VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất
khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm từ 13%/năm
xuống 12%/năm, riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính
vi mô ấn định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa là
13%/năm. Mức lãi suất cho vay 12%/năm của các TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài là phù hợp với mức giảm lãi suất tiền gửi và
chủ trương của Chính phủ, định hướng của Thống đốc NHNN về
giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất
- kinh doanh.
Câu 5. Nhận xét về hệ thống mục tiêu chính sách tiền tệ hiện nay ở
VN.
Chính sách tiền tệ luôn là nhu cầu để ổn định kinh tế vĩ mô với
hạt nhân là ổn định tiền tệ, tạo lập nền tảng cho sự phát triển chung
của xã hội.
Chính sách đổi mới về kinh tế đã thành công trong việc giúp nền
kinh tế nước ta vượt qua thời kỳ lạm phát không kiềm chế được và

khôi phục cân bằng kinh tế vĩ mô, xây dựng và thực hiện có hiệu quả
chính sách tiền tệ quốc gia.
 Gắn liền với công cuộc đổi mới và mở cửa ở nước ta:
Nhu cầu mở rộng lượng tiền cung ứng ở Việt Nam ngày càng
lớn, dẫn đến sự xác lập quan hệ cung - cầu mới về tiền. Phải tiếp tục
theo đuổi mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô với hạt nhân là ổn định tiền
tệ, tạo lập nền tảng cho sự phát triển chung
- Ở Việt Nam trong thập niên qua, NHNN nhìn chung đã duy trì
một chính sách tiền tệ tương đối kiềm chế và hợp lý . Chính sách này

17
đã thành công trong việc giảm lạm phát từ mức ba con số ở cuối thập
niên 1980 xuống mức tương đối ổn như hiện nay. dẫn đến một sự
phân bổ tốt hơn các nguồn lực tài chính, cũng như sự cải thiện về hiệu
quả chung của chính sách tiền tệ.
Câu 6. Bình luận ý kiến cho rằng: Ổn định giá cả trờ thành mục
tiêu không bản cãi của chính sách tiền tệ. Liên hệ với VN.
Ta biết rằng nhược điểm lớn nhất của nền kinh tế thị trường là
tự động tạo ra các chu kì kinh doanh, sản lượng thực tế dao động lên
xuống xung quanh trục sản lượng tiền năng, nền kinh tế luôn có xu
hướng không ổn định.
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá
theo ba dấu hiệu chủ yếu: Ổn đinh, tăng trưởng và công bằng xã hội.
Trong đó ổn định kinh tế là một mục tiêu quan trọng hàng đầu của
một nền kinh tế. Ổn định kinh tế vĩ mô là kiểm soát được giá cả, tỷ
giá, lãi suất … Bằng việc duy trì và cải thiện các cân đối lớn của nền
kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường, đặc biệt là cân đối tiền- hàng,
cán cân thanh toán quốc tế, cân đối giữa thu- chi ngân sách Nhà
nước, cân đối vốn đầu tư, cân đối cung cầu một số mặt hàng thiết yếu
nhất để từ đó làm giảm bớt những dao động của chu kì kinh doanh,

giải quyết tốt những vấn đề cấp bách: Tránh lạm phát cao và thất
nghiệp nhiều.
Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ:
Mục tiêu của chính sách tiền tệ hầu như thống nhất ở các nước.
Sự điều chỉnh tiền cung ứng nhằm mục tiêu trước hết là ổn định giá
trị tiền tệ. Trên cơ sở đó góp phần tăng trưởng kinh tế và công ăn
việc làm.
- Mục tiêu ổn định giá cả: Là mục tiêu hàng đầu của chính sách
tiền tệ (mục tiêu dài hạn).

Những bằng chứng thực tế đã nói lên rằng sự phát triển giá cả

18
là có thể dự đoán được khi mà tỷ lệ lạm phát thấp. Trạng thái lạm
phát thấp cũng cho phép các gia đình và công ty tiến hành các quyết
định kinh tế với thông tin đáng tin cậy hơn. Giá cả ổn định là động
lực góp phần phân phối các nguồn lực xã hội một cách hiệu quả
nhất.
Đây là lợi ích có tầm quan trọng sống còn đối với sự thịnh
vượng kinh tế xã hội trong thời gian dài hạn, là điều kiện thuận lợi
cho thị trường tài chính hoạt động một cách trơn tru trong việc dẫn
vốn ở khu vực có nguồn vốn nhàn rỗi đến nơi sản xuất có hiệu quả.
Lãi suất thực giảm xuống, điều này khuyến khích người vay
tiền đầu tư phát triển kinh tế. Trạng thái ổn định giúp được người
vay tránh được rủi ro so với trường hợp mặt bằng giá giảm liên tục
không dự tính trước, bởi vì khi mặt bằng giá giảm thì giá trị thực
của các công cụ nợ tăng lên, trong khi lãi suất của chúng đã được
ấn định cố định trước, điều này làm tăng gánh nặng của nền kinh
tế, bởi vì thông thường thường người vay tiền là người gắn liền với
sản xuất hơn là người cho vay tiền. Vậy ổn định giá cả là lợi ích

của “sự cố kết chính trị của xã hội”. Đây là phương châm hàng đầu
của chính sách tiền tệ.
Các mục tiêu của chính sách tiền tệ rất đa dạng như kiểm soát
lạm phát, ổn định giá cả, tạo công ăn việc làm ( giảm tỉ lệ thất
nghiệp), tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tài chính, lãi suất, tỷ
giá hối đoái …Do lạm phát cao cóa tác đọng xấu đến các chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô, trong khi đó nguyên nhân lạm phát lại là tiền tệ.
CHính vị vậy, hầu hết cacx nước, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả
là mục tiêu hang đầu và mục tiêu dài hạn của chính sách tiền tệ. Tùy
vào tính hình mỗi quốc gia mà sẽ có 1 tỷ lệ lạm ohast phù hợp.
Thông thường để thực hiện mục tiệu kiềm chế lạm phát, ổn định giá
cả NHNN áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Bên cạnh đó còn 2
mục tiêu tăng trưởng kte và tạo công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất
nghiệp. Để thực hiện 2 mục tiêu này thì NHNN thường thực hiện

19
chính sách tiền tệ mở rộng.
Như vậy, xét cả 3 mục tiêu thì ta thấy mục tiêu giảm lạm phát,
bình ổn giá cả mâu thuẫn với 2 mục tiêu còn lại trong ngắn hạn. Bởi
vì đẻ thực hieenj mục tiêu giảm lạm phát, ổn định giá cả cần thực
hiện được 2 mục tiêu còn lại. Ngược lại, khi nền kinh tế mở rộng,
thất nghiệp giảm, nền kinh tế phát triển quá nóng dễn đến lạm phát
gia tăng. Tuy nhiên, xét các mục tiêu tren trong dài hạn thì chúng lại
ko mâu thuẫn vs nhau. Mỗi quan hệ giữa mục tiêu giả thất nghiệm và
mục tiêu tăng trưởng kinh tế không mâu thuẫn cả trong ngắn hạn và
dài hạn.
Hầu hết các NHTW đều đắt ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu
và dài hạn của CSTT. Nhưng trong nagwsn hạn, dưỡi áp lực cua
chính trị, họ có thể tạm thời từ bỏ mục tiêu để chủ yếu hạn chế tình
trạng thất nghiệp…. NHTW ko thể đặt đc đồng thời tất cả các mục

tiêu trong ngắn hạn và thường thì NHTW theo đuổi 1 mục tiêu trong
dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn hạn.
Liên hệ Việt Nam
Việt Nam chúng ta đang trên con đường đổi mới kinh tế, đặc
biệt là cải cách hệ thống Ngân hàng. Do đó, việc thực thi chính
sách tiền tệ đóng vai trò quan trọng cùng với công cụ trực tiếp hạn
mức tín dụng, trong những năm đầu thập kỷ 90, Việt Nam đã bắt
đầu trú trọng nhiều hơn đến việc sử dụng công cụ gián tiếp như: Dự
trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu. Nghiệp vụ thị trường mở cũng
vừa mới ra đời. Việt Nam M2- làm mục tiêu trung gian. Qua các
công cụ của mình, ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều tiết nhằm
ổn định đồng tiền và bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Với
chính sách tiền tệ như trên, bước đầu Việt Nam đã hạn chế được
mức cung tiền, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả. Mặc dù vậy chính
sách tiền tệ ở Việt Nam còn tồn tại đó là việc chưa xác định rõ ràng
mối liên hệ giữa mục tiêu trung gian (M2) và mục tiêu lãi suất, chính
sách về lãi suất còn nhiều bất cập, công cụ còn mang nặng tính hành

20
chính chưa thực tế cho lắm. Nghiệp vụ thị trường mở ra đời chưa
phát huy được hiệu quả mạnh mẽ. Trong thời gian cần xây dựng
chính sách tiền tệ độc lập, tương đối của ngân hàng Nhà nước, chú
trọng phát triển thị trường tài chính
Câu 7. Bình luận sự thay đổi mục tiêu cuối cùng trong điều hành
chính sách tiền tệ ở VN.

Mục tiêu cuối cùng của CSTT: Ổn định tỷ giá và đảm bảo an
toàn hệ thống tài chính
Từ tháng 9-2011, trên cơ sở theo dõi sát diễn biến tín dụng của từng
TCTD và toàn hệ thống, NHNN đã có những điều chỉnh linh hoạt,

cho phép một số TCTD được tăng trưởng vượt mức 20% trong năm
2011, cho phép loại bỏ một số nhu cầu vay vốn ra khỏi phạm vi kiểm
soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích.
Bước sang năm 2012, để bảo đảm tăng trưởng tín dụng đi đôi
với an toàn, hiệu quả, NHNN đã phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín
dụng theo bốn nhóm TCTD, tiếp tục loại bỏ một số nhu cầu vay vốn
ra khỏi phạm vi kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực
không khuyến khích. Trong bối cảnh các DN gặp khó khăn, dòng tiền
ách tắc do chưa tiêu thụ được hàng hóa, hàng tồn kho tăng cao,
NHNN đã chỉ đạo các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi
vốn vay, xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay có hiệu
quả và bảo đảm khả năng trả nợ. Đây là các giải pháp hết sức thiết
thực của ngành ngân hàng nhằm chia sẻ khó khăn đối với cộng đồng
DN và nền kinh tế. Nhờ thực hiện các biện pháp tín dụng, kết hợp với
việc điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, tín dụng đã được kiểm
soát ở mức thấp, phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định
tỷ giá. Mặc dù tín dụng tăng ở mức thấp nhưng cơ cấu tín dụng đã
chuyển dịch tích cực theo đúng định hướng của Chính phủ. Tăng
trưởng tín dụng đối với các lĩnh vực này đều cao hơn mức tăng

21
trưởng tín dụng chung cho nền kinh tế. Năm 2011, tín dụng cho nền
kinh tế tăng 14,4%, trong đó tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn tăng 27,25%, xuất khẩu tăng 58%. Trong sáu tháng đầu
năm 2012, tín dụng cho nền kinh tế tăng 1,5%, trong đó tín dụng đối
với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng 8,5%, xuất khẩu tăng
6,59%.
Đối với chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối, NHNN điều
hành tỷ giá linh hoạt trên cơ sở bám sát cung - cầu ngoại tệ, k ết hợp
với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, quy định trần lãi

suất huy động đối với USD, thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ, thực
hiện nhiều biện pháp về quản lý ngoại hối kết hợp với việc ban hành
chế tài và xử lý nghiêm hành vi vi phạm về hoạt động ngoại hối
Nhờ vậy, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống được cải thiện, thị
trường ngoại hối chuyển biến tích cực. Nếu như trước đây, tỷ giá biến
động thất thường, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và tự
do ở mức cao (có thời điểm chênh lệch đến 8-10%), thì trong bảy
tháng đầu năm 2012, tỷ giá ổn định, thị trường ngoại tệ tự do hầu như
không hoạt động. Các TCTD nhìn chung đã chấp hành các quy định
về mua bán ngoại tệ, tâm lý thị trường ổn định hơn, các nhu cầu
ngoại tệ cấp thiết đã được bảo đảm. Bên cạnh việc điều hành chính
sách tỷ giá và ngoại hối, NHNN cũng đã triển khai quyết liệt các giải
pháp nhằm ổn định giá vàng và thị trường vàng trong nước; cơ chế
quản lý thị trường vàng theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP đã tạo
bước đổi mới cơ bản về hoạt động quản lý và kinh doanh vàng. Mặc
dù mới có hiệu lực song những tín hiệu thị trường cho thấy yếu tố
đầu cơ hoặc các biến động bất thường gây ảnh hưởng đến thị trường
vàng, ngoại hối trong những năm trước đây đã giảm đáng kể, giá
vàng bảy tháng đầu năm khá ổn định và diễn biến bám sát xu hướng
giá vàng thế giới. Tỷ giá ổn định, thị trường vàng và ngoại hối không
còn biến động lớn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, đó là những

22
điều kiện để vị thế đồng Việt Nam được nâng cao; trong vòng một
năm qua, xu hướng bán ngoại tệ của DN và dân cư cho hệ thống ngân
hàng gia tăng, tạo điều kiện cho NHNN mua được một lượng lớn dự
trữ ngoại hối Nhà nước, góp phần tăng cường uy tín và tiềm lực tài
chính của quốc gia.
Câu 8. Phân tích hoạt động điều hành CSTT của NHNN VN từ
đầu năm đến nay.

Điều hành chính sách tiền tệ năm 2012
Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2012 đối mặt với nhiều thách
thức từ bất ổn kinh tế vĩ mô. Đây là hệ quả của sự bất ổn trong suốt 4
năm qua được thể hiện qua nhiều chỉ báo. Áp lực lạm phát kéo dài và
ở mức cao: 19,87% năm 2008 11,75% năm 2010 và 18,13% năm
2011. Lãi suất cũng đã quá cao gây khó khăn trong việc chống lạm
phát. NHNN không những không thể tăng lãi suất để giảm lạm phát
mà còn đứng trước yêu cầu giảm lãi suất để giúp đỡ doanh nghiệp
tiếp cận vốn, phục hồi tăng trưởng kinh tế… vốn đã bị kìm hãm do
các biện pháp cắt giảm tổng cầu trong NQ 11 của CP. Nợ xấu lên tới
con số 250.000 tỷ đồng chiếm 8% dư nợ tín dụng. TTCK liên tiếp
chứng kiến các phiên giảm điểm cho thấy thị trường thiếu niềm tin về
tính ổn định kinh tế vĩ mô. Những biến động kinh tế trên đòi hỏi
NHNN phải điều hành hoạt động chính sách tiền tệ thận trọng và linh
hoạt theo mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô kiềm chế lạm phát.
Hoạt động điều hành chính sách tiền tệ
Hạn mức tín dụng: NQ 01 đặt mục tiêu tăng trưởng tín
dụng khoảng 15-17% , ấn định hạn mức tín dụng cho 4 nhóm TCTD.
Trước tình hình lạm phát cao lên của năm 2011, công cụ trực tiếp này
được sử dụng nhằm khống chế trực tiếp và ngay lập tức lượng tín
dụng cung ứng. Tuy nhiên, năm 2012, mức tăng trưởng chỉ đạt 7%
thấp hơn rất nhiều so với hạn mức. Công cụ tuy không thật sự hiệu

23
quả nhưng cũng góp phần giảm khả năng mở rộng tín dụng, giảm áp
lực tăng lạm phát
Cơ chế điều hành lãi suất: Mặt bằng lãi suất huy động và
cho vay đã giảm mạnh về mức định hướng của NHNN đề ra ngay từ
đầu năm nhưng với lộ trình giảm nhanh hơn dự kiến. Trần lãi suất
huy động kỳ hạn ngắn ngày giảm từ 14% xuống còn 8%, áp trần lãi

suất cho vay (hiện ở mức 11%/năm) đối với 4 lĩnh vực ưu tiên. Bên
cạnh đó, NHNN ra chỉ thị hạ mức lãi suất của các khoản nợ cũ xuống
còn 15%. Việc hạ mức trần lãi suất huy động tạo điều kiện cho các
TCTD hạ lãi suất cho vay, giúp đỡ các doanh nghiệp nhận được
nguồn vốn giá rẻ, là cơ sở để phục hồi tăng trưởng . Tuy nhiên việc
hạ lãi suất lại gây ra áp lực tăng lạm phát. Chính vì vậy, NHNN đã
giảm lãi suất một cách từ từ và cẩn trọng phù hợp với diễn biến kinh
tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát.
Tỷ giá được giữ ổn định, đến ngày 21/12/2012, tỷ giá mua
trung bình của các NHTM giảm 0,96% so với cuối năm 2011, tình
trạng đô la hóa giảm (tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh
toán là 13,2%, thấp hơn mức 15,8% cuối năm 2011). NHNN đã mua
một lượng ngoại tệ đáng kể bổ sung cho dự trữ ngoại hối Nhà nước,
nâng cao niềm tin của thị trường đối với các giải pháp, chính sách
của NHNN;
Chính sách tái chiết khấu: Cặp lãi suất điều hành có xu hướng
giảm góp phần hướng dẫn hành vi của lãi suất thị trường, (lãi suất tái
cấp vốn đã giảm từ 15% xuống còn 9%, lãi suất tái chiết khấu đã
giảm từ 13% xuống còn 7%). Bên cạnh đó, thông tư 21/2012-TT-
NHNN siết chặt thị trường liên ngân hàng, một mặt góp phần lập lại
trật tự và lành mạnh hóa thị trường liên ngân hàng; một mặt làm giảm
chức năng hỗ trợ thanh khoản tạm thời của thị trường liên ngân hàng.

24
Nhờ đó tính chủ động cảu công cụ chính sách tái chiết khấu được
tăng lên.
Nghiệp vụ thị trường mở: Quy mô cung tiền qua cửa sổ OMO
được NHNN tăng ồ ạt trong quý I (lên đến gần 285.000 tỷ đồng) để
đáp ứng nhu cầu thanh khoản của hệ thống. Tuy nhiên, nhằm trung
hòa lượng tiền đưa ra thị trường để mua 9 tỷ USD , trong 3 tháng

liên tiếp. Kể từ tháng 3, NHNN hút tiền với tổng lượng hút lên đến
trên 187.000 tỷ đồng. Thị trường OMO hoạt động mạnh nhất là vào
tháng 8, sau khi ACB gặp biến cố. Nhằm đảm bảo thanh khoản cho
ACB cũng như một số ngân hàng liên quan, NHNN phải bơm ròng
tới hơn 10,9 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, sau đó một thời gian, NHNN
liên tiếp hút ròng trên OMO. Và chỉ đến khi thị trường ngân hàng lại
có tin đồn thất thiệt liên quan đến một số nhân sự ngân hàng, NHNN
mới chuyển từ trạng thái hút ròng sang bơm ròng để chủ động hỗ trợ
thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, giúp các ngân hàng không cần
tăng huy động vốn trên thị trường 1 và 2 từ đó tránh những biến động
lên mặt bằng lãi suất liên ngân hàng. Thay vì chỉ hút ròng qua thị
trường OMO mà NHNN còn hút tiền về qua phát hành tín phiếu
không những trung hòa được khối lượng tiền VND trên thị trường mà
còn giúp kiềm chế lạm phát một cách hiệu quả.
Đánh giá hoạt động điều hành chính sách tiền tệ
- Các chỉ tiêu tiền tệ tăng trưởng hợp lý (tổng phương tiện thanh
toán cả năm 2012 tăng khoảng 20%, tín dụng tăng khoảng 7%), phù
hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức thấp 6,81%, ổn định kinh
tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức 5,03%
-Điều hành chính sách tiền tệ đã chủ động dẫn dắt thị trường. Theo
đó, các mức lãi suất điều hành đã giảm nhanh phù hợp với diễn biến lạm
phát, kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ; công cụ nghiệp vụ thị trường

25
mở được thực hiện linh hoạt, khi các TCTD khó khăn thanh khoản thì
tăng cường hỗ trợ.
- Tín dụng tăng trưởng ở mức thấp nhưng cơ cấu tín dụng tiếp tục
chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên
theo chủ trương của Chính phủ, giảm dần tỷ trọng dư nợ đối với các
lĩnh vực không khuyến khích

- Thanh khoản VND của toàn hệ thống được đảm bảo và có xu
hướng cải thiện so với cuối năm 2011
- Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh so với
đầu năm
- Việc điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, tỷ giá kết hợp với
chính sách quản lý ngoại hối đã góp phần ổn định tỷ giá, tăng lòng tin
vào đồng Việt Nam, từng bước thực hiện chủ trương chuyển dần quan
hệ huy động – cho vay sang quan hệ mua – bán ngoại tệ.
- Kỳ vọng lạm phát thấp, biểu hiện ở lãi suất kỳ hạn trên 12
tháng giảm 0.5-1%
Câu 10. Đánh giá việc kiểm soát mức cung tiền của NHNN Vn từ
đầu năm đến nay.
Diễn biến cung tiền 2012
6 tháng đầu năm
So với thời điểm 31/12/2011, tổng phương tiện thanh toán (M2)
trong 6 tháng đầu năm ước đạt 6,84% (tháng 5/2012 tăng 4,47%);
tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng
7,83% (tháng 5/2012 là 5,42%).
Cụ thể:
- Trong 6 tháng đầu năm 2012, NHNN đã mua vào 9 tỷ USD,
cung ứng ra thị trường là 180.000 tỷ VNĐ.

×