Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Vận dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học Vật lý 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.37 KB, 21 trang )

MỤC LỤC Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
Phần 1: Cơ sở lí luận 3
Phần 2: Thực trạng của đề tài 4
Phần 3: Các giải pháp và hình thức tổ chức thực hiện 4
3.1. Các giải pháp thực hiện 4
3.2. Các hình thức tổ chức thực hiện 5
3.3. Hệ thống các bài tập định tính và câu hỏi thực tế dùng
cho các bài giảng vật lí trong chương trình vật lí phổ thông.
6
Phần 4: Kiểm nghiệm 19
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn vật lí trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng
trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn
học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh
những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ
thực hành của vật lí. Học vật lí là để hiểu, để giải thích được các vấn đề của
1
tự nhiên và cuộc sống thông qua việc tìm hiểu các thuyết, các định luật chi
phối các quy luật của tự nhiên. Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy
tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Vật lí
góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh
thần của con người
Để đạt được mục đích của học vật lí trong trường phổ thông thì giáo


viên dạy vật lí là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài
những hiểu biết về vật lí, người giáo viên dạy vật lí còn phải có phương pháp
truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức vật lí của học sinh. Đó
là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Chính vì vậy trong sáng
kiến kinh nghiệm (SKKN) này, tôi có đề cập đến một khía cạnh “Vận dụng
bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học vật lí 10 - THPT”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng một hệ thống các bài tập định tính và hiện tượng vật lí thực
tiễn có thể vận dụng vào bài giảng trong chương trình vật lí 10 THPT.
Vận dụng hệ thống các bài tập định tính và hiện tượng thực tiễn ở trên
vào bài giảng nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học
sinh. Để vật lí không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ
khoa học”.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học bộ môn vật lí tại các lớp: 10A1; 10A2; 10A9 của
trường THPT Bá Thước.
Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường,
các kĩ thuật dạy học, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực
tiễn của bộ môn vật lí.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các bài dạy trong chương trình vật lí 10- cơ bản và nâng cao.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Phần 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất các các quốc gia trên thế giới
đều coi là chiến lược của dân tộc mình .Vì thế đại hội lần IX, Đảng cộng sản
Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tương
lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó.
2
Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát

triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành
giáo dục vô cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học
sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống,
vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo
dưỡng hướng thiện khoa học.
1.1. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp:
Khi dạy kiến thức vật lí trong bất kì lĩnh vực nào: chuyển động cơ học,
các lực cơ học, công cơ học, năng lượng… đều liên quan đến các hiện tượng
vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên nên khi sử dụng những câu hỏi mở
rộng theo hướng tích hợp làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng
thời thấy được mối liên quan giữa các môn học với nhau.
Ví dụ: Tại sao càng lên cao không khí càng loãng?
Trả lời: Do phân tử khối của O
2
lớn nên ảnh hưởng của lực hút mạnh
hơn nên tập trung chủ yếu ở dưới gần mặt đất.
1.2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các
nội dung học với thực tiễn.
Học sinh sẽ thấy hứng thú và dễ ghi nhớ hơn nếu trong quá trình dạy và
học giáo viên luôn có định hướng liên hệ giữa kiến thức sách giáo khoa với
thực tiễn đời sống hằng ngày.
Ví dụ: Tại sao viên bi thép lại có thể nảy lên khi rơi xuống sàn lót gạch
nhưng lại nằm yên khi rơi xuống cát ?
Trả lời: Va chạm giữa hòn bi với sàn nhà mang đặc tính biến dạng đàn
hồi nên sinh ra lực đàn hồi và làm cho viên bi nảy lên. Còn va chạm giữa
viên bi và lớp cát là va chạm mềm mang đặc tính biến dạng không đàn hồi
nên không có lực đàn hồi xuất hiện và viên bi không thể nảy lên được.
1.3. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống
giả định bằng các hiện tượng thực tiễn.
Trong quá trình dạy học nếu giáo viên luôn sử dụng một kiểu dạy sẽ

làm cho học sinh nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp
lồng ghép vào nhau, trong đó hình thức đưa ra các tình huống giả định để học
sinh tranh luận vừa phát huy tính chủ động sáng tạo cho học sinh, vừa tạo môi
trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn
học hơn.
Phần 2. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
Trước tình hình học vật lí phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang
thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt
giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môi
trường, về tư tưởng vừa mang bản sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng
đồng trên toàn thế giới, những vấn đề cũ nhưng không cũ mà vẫn có tính chất
3
cập nhật và mới mẽ, đảm bảo: tính khoa học – hiện đại, cơ bản; tính thực tiễn
và giáo dục kỹ thuật tổng hợp; tính hệ thống sư phạm.
Tuy nhiên mỗi tiết học có thể không nhất thiết phải hội tụ tất cả những
quan điểm nêu trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạm dụng khi
lượng kiến thức không đồng nhất .
* Thực tế giảng dạy cho thấy:
Môn vật lí trong trường phổ thông là một trong những môn học khó,
nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học
trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện
tượng một số bộ phận học sinh không muốn học vật lí, ngày càng lạnh nhạt
với giá trị thực tiễn của vật lí.
Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt
ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt
cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là
không ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người
cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên nên là người hướng dẫn
học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức vật lí.
Phần 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học, tôi đã thấy rằng: “Vận dụng bài
tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học vật lí 10 - THPT” sẽ tạo hứng
thú, khơi dậy niềm đam mê; học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn
trong học vật lí. Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài
giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề
thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh ở thành thị, nông thôn …; đôi lúc
cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án
theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp
lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục
đích học môn vật lí. Tuy nhiên, thời gian giành cho vấn đề này là không
nhiều, “nó như thứ gia vị trong đời sống không thể thay cho thức ăn nhưng
thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống”.
3.1. Các giải pháp thực hiện:
“Vận dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học vật lí 10 -
THPT” bằng cách:
3.1.1. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày, thường sau khi đã
kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào
những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc
bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện
tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo.
3.1.2. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các
kiến thức cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập
nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên
4
có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh. Mặc dù vấn đề được giải
thích có tính chất rất phổ thông.
3.1.3. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho
lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất
ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà
hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh

trong quá trình học tập.
3.1.4. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua
các bài tập tính toán. Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi
làm bài tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích.Vì muốn giải
được bài toán vật lí đó học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy
động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? Và giải quyết như thế nào?
3.1.5. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên
hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm
cho học sinh không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề
cập theo tính đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó
với thực tiễn hàng ngày.
3.2. Các hình thức tổ chức thực hiện:
3.2.1. Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây được sự chú ý của học
sinh hay không là nhờ vào người hướng dẫn. Trong đó phần mở đầu là rất
quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc giả định rồi yêu
cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích.
3.2.2. Lồng ghép tích hợp môi trường trong bài dạy: Vấn đề môi trường
luôn được nhắc đến hằng ngày như: khói bụi của nhà, nước thải của sinh hoạt,
ô nhiễm phóng xạ,…có liên quan gì đến sự thay đổi của thời tiết hay không.
Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà ta lấy ví dụ sao cho gần gũi.
3.2.3. Liên hệ thực tế trong bài dạy: Khi học xong vấn đề gì mà học sinh
thấy được ứng dụng trong thực tiễn thì sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để tìm
hiểu. Do đó trong mỗi bài học giáo viên nên đưa ra được một vài ứng dụng
thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh hơn.
3.3. HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH VÀ CÂU HỎI THỰC TẾ
DÙNG CHO CÁC BÀI GIẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 10
THPT
Chuyển động tròn đều
(Tiết 8,9 VL10CB – tiết 10,11 VL10NC)
5

Câu 1: Quan sát một bánh xe đạp đang lăn trên đường ta thấy các nan hoa
ở phía trên trục đang quay như hòa vào nhau, trong khi đó ta lại phân biệt
được từng nan hoa ở phần dưới của trục bánh xe. Hãy giải thích?
Giải thích: Vì vận tốc so với đất của những điểm bên dưới trục quay
nhỏ hơn vận tốc những điểm bên trên trục quay.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để đặt vấn đề vào bài.
Câu 2: Để các tia nước từ cái bánh xe đạp không thể bắn vào người đi xe,
phía trên bánh xe người ta gắn những cái chắn bùn. Khi đó phải gắn
những cái chắn bùn như thế nào?
Giải thích: Phải gắn những cài chắn bùn sao cho mép dưới cắt đường
tiếp tuyến đi qua điểm thấp nhất của bàn đạp với mép trước của bánh xe.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần học về đặc điểm của vận
tốc trong chuyển động tròn đều.
Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc
(Tiết 10VL10CB – tiết 12VL10NC)
Câu 1: Tại sao ngồi trên xe chạy nhanh ta thường thấy gió thổi vào mặt
ngay cả khi trời lặng gió?
Giải thích: Khi đi xe đạp lúc trời lặng gió hay gió nhẹ bao giờ ta cũng
thấy gió thổi vào trước mặt. Xe chạy càng nhanh gió thổi vào mặt càng mạnh.
Nếu ngồi trên xe ô tô hoặc xe máy đang phóng nhanh, gió thổi vào mặt rất dữ
dội. Hiện tượng này có thể dễ giải thích bằng tính tương đối của chuyển động.
Theo tính chất này, nếu ta chuyển động với vận tốc
v
r
trong một lớp
không khí đứng yên thì cũng có thể coi ta đứng yên và lớp không khí đó
chuyển động với vận tốc
v
r
theo chiều ngược lại nghĩa là có gió thổi vào ta

với vận tốc -
v
r
.
Dựa vào tính chất này muốn nghiên cứu được lực cản của không khí
vào máy bay, các phòng thí nghiệm về máy bay đã đặt mẫu máy bay hoặc
máy bay thật trong một đường ống và thổi một luồng gió mạnh vào phía trước
máy bay với vận tốc bằng vận tốc máy bay trong không khí.
Áp dụng: Giáo viên có thể dùng cho phần đặt vấn đề vào bài mới.
Câu 2: Đi xe máy trong mưa, ta thường có cảm giác các giọt mưa rơi
nghiêng ( hắt vào mặt chúng ta) ngay cả khi trời lặng gió. Lẽ ra khi lặng
gió, các giọt nước mưa sẽ rơi thẳng đứng và không thể hắt vào mặt ta
được. Hãy giải thích điều dường như vô lí đó?
Giải thích: Khi không có gió, những giọt nước mưa rơi theo phương
thẳng đứng so với đất, nhưng lại rơi theo phương xiên với người lái xe máy.
Gọi
mñ nñ
v ,v
uur uur
là vận tốc của giọt mưa và của người so với đất.
mn
v
uur
là vận tốc của
giọt mưa so với người đi xe:
mn mñ ñn
v v v= +
uur uur uur
hay
( )

mn mñ nñ
v v v= + −
uur uur uur
. Phép cộng véc
tơ cho thấy với người giọt mưa rơi theo phương xiên.
6

đất

v
uur

v−
uuuur

v
uur
mn
v
uur
Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp trong thực tế nên sau khi học
song phần công thức cộng vận tốc giáo viên có thể sử dụng để củng cố thêm
cho học sinh.
Câu 3: Tại sao chạy lấy đà trước ta lại nhảy được xa hơn là đứng tại chỗ
nhảy ngay?
Giải thích: Trong trường hợp này chuyển động do quán tính được cộng
thêm vào chuyển đông xuất hiện do việc đẩy người rời khỏi mặt đất.
Áp dụng: Củng cố cho phần công thức cộng vận tốc hoặc có thể dùng
để củng cố cho phần định luật I Niutơn
Ba định luật Niuton

( Tiết 17,18 VL10CB-tiết 20,21,22 VL10NC )
Câu 1: Một hành khách đi trên xe buýt cho biết, lúc đầu xe còn ít khách
khi qua chỗ đường xấu, xe bị xóc nhiều làm người ngồi trên xe rất khó
chịu. nhưng khi xe đã đông khách, lại thấy êm hơn kể cả khi đi qua những
chỗ đường xấu. Cảm giác ấy có đúng không? Hãy giải thích?
Giải thích: Càng đông khách khối lượng xe và người càng lớn gia tốc
xe thu được khi tương tác với đường (chỗ đường xấu xe bị xóc) sẽ nhỏ, sự
thay đổi vận tốc theo phương thẳng đứng của xe rất bé nên người ngồi trên xe
có cảm giác êm hơn.
Áp dụng: Đây là hiện tượng xảy ra trong thực tế mà chúng ta có thể
cảm nhận được khi ngồi trên xe ô tô. Giáo viên có thể sử dụng cho phần củng
cố về định luật II Niuton.
Câu 2: Con chó săn to khỏe và chạy nhanh hơn con thỏ. Tuy thế nhiều khi
con thỏ bị chó săn rượt đuổi vẫn thoát nạn nhờ vận dụng chiến thuật luôn
luôn đột ngột thay đổi hướng chạy làm chó săn lỡ đà. Điều này trong vật lí
được giải thích ra sao?
Giải thích: Sự khá nhau về khối lượng (hay mức quán tính) đã đưa đến
sự khác nhau về mức độ thay đổi trạng thái chuyển động. Con thỏ có khối
lượng nhỏ hơn chó săn nên dễ dàng thay đổi chuyển động hơn về hướng và độ
lớn của vận tốc. Do đó khi thỏ đột ngột thay đổi vận tốc thì chó săn không kịp
thay đổi chuyển động và bị lỡ đà.
Áp dụng: Sử dụng cho phần mở đề vào phần quán tính.
Câu 3: Giải thích câu tục ngữ: “ Dao sắc không bằng chắc kê”
Giải thích: Ta biết rằng một vật có khối lượng càng lớn thì quán tính
của nó càng lớn. Mặt khác, vì vật có quán tính nên khi tác dụng một lực vào
7
vật thì vận tốc của nó không thay đổi ngay tức thì mà phải sau khoảng thời
gian nhất định. Nếu vật có quán tính lớn thì thời gian này càng lớn.
Nếu dùng dao chặt cây tre mà tre không kê lên cái gì hoặc kê không
chắc chắn thì vì quán tính của tre nhỏ nên thanh tre sẽ chuyển động theo dao.

Do đó dao khó ăn sâu vào tre.
Nếu ta kê thanh tre đó trên một khúc gỗ lớn thì khi dao chặt khối gỗ
chưa kịp chuyển động( vì khối lượng khúc gỗ lớn và lại tì vào đất), thanh tre
đã bị đứt rồi.
Áp dụng: Dùng cho phần tổng kết bài, sau khi học sinh đã có những
kiến thức về các định luật Niuton.
Câu 4: Tại sao diễn viên xiếc ngồi trên yên ngựa đang phi nhanh, nhảy lên
cao khi rơi xuống lại vẫn đúng vào yên ngựa?
Giải thích: Diễn viên xiếc khi rời khỏi yên ngựa vẫn tiếp tục chuyển
động theo quán tính với vận tốc ban đầu bằng vận tốc của ngựa, vì vậy mà
vẫn rơi đúng vào yên ngựa.
Áp dụng: Những màn biểu diễn như trên hầu như chúng ta đều thấy
xuất hiện trong các chương trình biểu diễn xiếc nhưng ít người trong chúng ta
giải thích được một cách thỏa đáng, giáo viên có thể nêu vấn đề này khi học
xong phần quán tính. Tương tự như vậy giáo viên cũng yêu cầu học sinh giải
thích: tại sao khi người nhảy lên vẫn rơi đúng chỗ cũ mặc dù Trái Đất đang
quay?
Câu 5: Vì sao xe đạp dễ phanh hơn xe máy, ô tô và tàu hỏa?
Giải thích: Chúng ta biết rằng việc một vật đang chuyển động muốn
dừng lại thì cần phải có thời gian: Vật có vận tốc lớn và khối lượng lớn thì
cần phải có thời gian dài. Vì xe máy, ô tô, tàu hỏa có vận tốc lớn và nhất là
khối lương lớn gấp nhiều lần xe đạp nên việc phanh nó sẽ rất khó khăn.
Áp dụng: Hiện nay khi nghiên cứu về tai nạn giao thông người ta thấy
có sự liên hệ nhiều đến quán tính. Chẳng hạn nhiều bạn học sinh đi xe đạp,
khi rẽ thường không nhìn xem có xe đằng sau vượt mình hay không, nếu rẽ
trước một mũi xe máy, ô tô hay tàu hỏa đang lao tới thì rất dễ xảy ra tai nạn,
vì xe máy, ôtô và đặc biệt là tàu hỏa đang chạy có quán tính lớn, không thể
dừng lại tức thì để tránh học sinh đó được. Biện pháp phòng tránh: Trước khi
rẽ, phải xin đường và quan sát thật cẩn thận phía sau. Các xe phóng nhanh,
vượt ẩu, lạng lách trên đường đều rất nguy hiểm vì chúng có đà rất mạnh, khi

gặp chướng ngại vật, dù có phanh gấp xe cũng lết đi chứ không dừng ngay
được.
Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này cho phần học quán tính.
Câu 6: Tại sao khi đi bộ xa hoặc leo núi, ta chống gậy thì đỡ mỏi chân?
Giải thích: Khi đi bộ hoặc leo núi, chân ta phải đạp vào mặt đất, đất sẽ
tác dụng một phản lực làm cho ta đi được. Động tác đó lập lại nhiều lần sẽ
khiến cơ chân bị mỏi. Khi chống gậy, ta dùng tay ấn mạnh gậy về phía sau,
mặt đất sẽ tác dụng vào đầu gậy một phản lực hướng về phía trước và nó được
8
truyền đến cơ thể chúng ta làm ta dịch chuyển về phía trước. Như vậy ta đã
thay bớt hoạt động của chân bằng hoạt động của tay nên chân đỡ mỏi.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi củng cố cho phần định luật
III Niuton.
Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn.
(Tiết 19 VL10CB- tiết 23 VL10NC)
Câu 1: Hai vật bất kì luôn hút nhau bằng một lực hấp dẫn, tại sao các vật
để trong phòng như bàn, ghế, tủ, giường mặc dù chúng luôn hút nhau
nhưng không bao giờ di chuyển lại gần nhau?
Giải thích: Các vật để trong phòng không chỉ chịu tác dụng của lực hấp
dẫn mà còn chịu tác dụng của trọng lực, phản lực và lực ma sát. Các lực này
triệt tiêu lẫn nhau nên các vật vẫn đứng yên, không hút lại gần nhau.
Áp dụng: Sử dụng cho phần củng cố về lực hấp dẫn.
Câu 2: Lực hút của Mặt Trời lên Mặt Trăng lớn hơn lực hút của Trái Đất
lên Mặt Trăng 2 lần. Nhưng tại sao Mặt Trăng lại là vệ tinh của Trái Đất
( Mặt Trăng quay quanh Trái Đất ) mà nó không phải là hành tinh quay
quanh Mặt Trời?
Giải thích: Người ta tính được rằng Mặt Trời truyền cho Trái Đất và
Mặt Trăng ngững gia tốc như nhau, vì vậy Trái Đất và Mặt trăng tạo thành hệ
hai thiên thể quay quanh khối tâm chung và khối tâm này lại quay quanh Mặt
Trời.

Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần củng cố sau bài học,
thông qua câu hỏi học sinh hiểu rõ hơn về chuyển động của Trái Đất, Mặt
Trăng.
Lực ma sát
(Tiết 21 VL10CB – tiết 26 VL 10NC)
Câu 1: Trong bóng đá khi một hậu vệ muốn cản phá tiền đạo đối phương
đang mở tốc độ xuống bóng rất nhanh thì thường dùng vai chèn vào người
tiền đạo và lấy sức nâng người ấy lên. Giải thích xem cách làm ấy có hiệu
quả hay không ?
Giải thích: Khi nâng cơ thể tiền đạo đối phương lên, người hậu vệ đã
làm giảm bớt lực tác dụng giữa hai chân đối phương với mặt đất, tức là giảm
lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực tăng tốc của đối phương. Do đó, sự gia tăng
tốc độ của tiền đạo đối phương bị chậm lại.
Áp dụng: Đây là hiện thường thấy trong các trận đấu bóng đá trên ti vi
cũng như ngoài đời mà các bạn học sinh là những người trực tiếp tham gia
nhưng có thể chúng ta chưa có một lí giải thỏa đáng. Giáo viên có thể sử dụng
cho phần củng cố về tác dụng của ma sát nghỉ.
Câu 2: Vì sao trong các cuộc đua maratông hay đua xe đạp ta thường thấy
có một số vận động viên thường bám sát sau đối thủ của mình, chỉ khi gần
tới đích họ mới cố vượt lên phía trước ?
9
Giải thích: Mục đích là làm giảm sức cản của không khí
Áp dụng: Giáo viên sử dụng vào phần củng cố sau bài học.
Câu 3: Việc bôi dầu lên các bề mặt làm việc của các chi tiết máy có tác
dụng làm giảm ma sát. Nhưng tại sao khi bổ củi, việc giữ cán rìu bằng tay
khô lại khó hơn khi tay ướt. Hãy giải thích?
Giải thích: Khi gỗ bị dính ướt, những thớ gỗ nhỏ trên bề mặt nở ra và
phồng lên, ma sát giữa cán rìu và tay tăng lên. Vì vậy ở đây nước không đóng
vai trò là dầu bôi trơn mà cho phép làm thay đổi hệ số ma sát giữa tay và cán
rìu.

Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần lực ma sát nghỉ, thông qua đó
chỉ cho học sinh thấy đặc điểm của hệ số ma sát nghỉ.
Câu 4: Vì sao muốn cho đầu tầu hỏa kéo được nhiều toa thì đầu tầu phải
có khối lượng lớn ?
Giải thích: Lực phát động có tác dụng kéo đoàn tàu đi chính là lực ma
sát nghỉ do đường ray tác dụng lên các bánh xe phát động của đầu tàu. Muốn
đầu tàu kéo được nhiều toa, lực ma sát này phải lớn. Muốn vậy, đầu tàu phải
có khối lượng lớn.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần ứng dụng của ma sát
nghỉ. Thông qua đó giáo viên cũng giới thiệu thêm cho học sinh biết khi đi xe
đạp, xe máy chạy, lực kéo của xích làm cho bánh xe quay. Lực ma sát nghỉ do
mặt đường tác dụng vào chỗ bánh xe tiếp xúc với mặt đường đóng vai trò là
lực phát động làm cho xe đi về phía trước. Chính vì điều này để tăng lực ma
sát nghỉ người ta thường làm bánh sau của máy kéo to và nặng hơn hẳn bánh
trước, lốp có nhiều đường gân xù xì. Chỗ ngồi của người trên máy kéo, xe
máy, xe đạp thường được bố trí lệch về phía sau, để cho trọng lượng của
người được dồn phần lớn vào bánh sau, làm tăng ma sát ở bánh xe phát động.
Lực hướng tâm
(Tiết 22 VL10CB – tiết 30 VL10NC)
Câu 1: Tại sao khi đi xe đạp hoặc xe máy đến đoạn đường cong chúng ta
phải giảm tốc độ và nghiêng người ?
Giải thích: Mục đích của việc nghiêng người để tạo ra lực hướng tâm
khi đi ở những đoạn đường cong, bởi vì lực ma sát nghỉ không đủ giữ cho xe
chuyển động cong. Tuy nhiên việc nghiêng người và xe chỉ tạo ra lực hướng
tâm có giá trị nhất định, cho nên để đảm bảo xe không bị văng đi theo phương
tiếp tuyến với đường cong thì cần phải giảm tốc độ xe.
Áp dụng: Hiện nay tai nạn giao thông diễn ra phổ biến ở nước ta mà
một trong những nguyên nhân là do người lái xe không làm chủ được tốc độ,
nhất là khi qua những đoạn đường cong. Qua câu hỏi trên đã chỉ cho chúng ta
thấy cần phải có ý thức hơn khi tham gia giao thông, từ đó góp phần giảm

thiểu tai nạn giao thông. Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi cho phần củng cố
sau bài học.
Câu 2: Tại sao khi làm các cây cầu người ta thường làm cầu vồng lên?
10
Giải thích: Khi xe cộ đi qua cầu thì nó sẽ chuyển động cong, lúc đó
hợp lực của hai lực là trọng lực
P
ur
và phản lực
N
ur
của mặt đường tác dụng lên
xe sẽ đóng vai trò là lực hướng tâm:
mv mv
P N N P
r r
− = → = −
2 2
. Điều này dẫn
tới là áp lực của xe cầu nhỏ hơn trọng lượng của xe.
Áp dụng: Hiện nay trong hệ thống giao thông đường bộ thì các cây cầu
xuất hiện càng nhiều, việc hiểu được phần nào cấu tạo của nó cũng giúp cho
học sinh có ý thức hơn trong việc bảo vệ các công trình giao thông. Giáo viên
sử dụng câu hỏi cho phần lực hướng tâm.
Các dạng cân bằng. Cân bằng của vật có mặt chân đế
(Tiết 31 VL10CB )
Câu 1: Tại sao những công nhân khi vác những bao hàng nặng họ thường
chúi người về phía trước một chút ?
Giải thích: Mục đích của việc công nhân chúi người về phía trước là để
trọng tâm của bao hàng rơi vào mặt chân đế.

Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần cân bằng của vật có mặt chân đế.
Câu 2: Quan sát các võ sĩ thi đấu thì thấy họ thường đứng ở tư thế hơi
khuỵu gối xuống một chút và hai chân dang rộng ra so với mức bình
thường. Tư thế này có tác dụng gì?
Giải thích: Mục đích là để làm tăng mức vững vàng khó bị đánh ngã:
hai chân dang rộng làm cho mặt chân đế rộng hơn. Hơi qụy gối làm trọng tâm
người ở vị trí thấp hơn.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi củng cố cho phần học: Mức vững
vàng của cân bằng.
Câu 3: Tại sao khi đang ngồi trên ghế, muốn đứng lên, ta phải nghiêng
người về phía trước ?
Giải thích: Khi ngồi trọng tâm của người và ghế rơi vào mặt chân đế
( diện tích hình chữ nhật nhận 4 chân ghế làm 4 đỉnh. Khi muốn đứng dậy
( tách khỏi ghế ) cần phải làm cho người rơi vào chân đế của họ ( phần bao
của hai chân tiếp xúc với mặt đất ). Động tác chúi người về phía trước là để
lấy trọng tâm của người rơi vào mặt chân đế của chính người ấy.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần đặt vấn đề vào phần mức vững
vàng của cân bằng.
Câu 4: Tại sao khi xây dựng các công trình lớn các kiến trúc sư thường
thiết kế móng của công trình to và vững chắc?
Giải thích: Có hai nguyên nhân chính: Tạo mặt chân đế lớn và giảm áp
suất của công trình xuống mặt đất tránh bị lún xuống.
Áp dụng: Đây là hiện tượng hầu như trong chúng ta ai cũng thấy nhưng
không phải ai cũng giải thích được nó một cách kĩ càng và đầy đủ. Giáo viên
có thể sử dụng cho phần củng cố của bài học.
Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Quy tắc mômen lực
11
( Tiết 29 VL10CB – tiết 40 VL10NC )
Câu 1: Tại sao khi gập khuỷu tay ta có thể nâng được vật nặng hơn so với
trường hợp duỗi thẳng tay theo phương ngang ?

Giải thích: Khi gập khuỷu tay, “cánh tay đòn” thu lại ngắn hơn nên có
thể giữ được với lực lớn hơn.
Áp dụng: Đây là vấn đề thường ngày chúng ta hay áp dụng trong công
việc như là một bản năng. Tuy nhiên không mấy người giải thích được. Giáo
viên có thể dùng để đặt vấn đề vào bài.
Câu 2: Khi đi xe đạp hay xe máy cần phanh gấp người lái luôn chủ động
phanh bánh sau của xe mà ít dùng phanh trước. Làm như vậy có lợi gì?
Giải thích: Nếu phanh ở bánh trước, theo quán tính sẽ xuất hiện
momen lực làm lật xe rất nguy hiểm.
Áp dụng: Thông qua câu hỏi giáo viên giáo dục học sinh khi tham gia
giao thông cần đi xe với tốc độ vừa phải để còn làm chủ được tình huống
tránh gây hậu quả đáng tiếc và nếu có gặp tình huống bất ngờ thì biết cách xử
lí sao cho an toàn. Giáo viên sử dụng sau khi học song phần mômen.
Định luật bảo toàn động lượng
(Tiết 37,38 VL10CB-tiết 45 VL10NC)
Câu 1: "Không thể tự nắm tóc mình mà nhấc mình lên được". Câu nói đó
có cơ sở khoa học không?
Giải thích: Theo định luật bảo toàn động lượng thì nội lực chỉ làm cho
các vật riêng biệt trong hệ trao đổi xung lượng cho nhau mà không gây gia tốc
chuyển động cho hệ nên câu nói trên là hoàn toàn có cơ sở khoa học.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng cho phần đặt vấn đề vào bài mới.
Câu 2: Một người lái đò đang đứng ở mũi thuyền. Thuyền đậu sát bờ trên
mặt nước yên lặng. Khi thấy có khách đi đò người lái đò đã đi từ mũi
thuyền để đón khách. Hỏi người lái thuyền có đón được khách không? Tại
sao?
Giải thích: Người lái thuyền không đón được khách. Vì khi dịch
chuyển từ mũi đên lái, người ấy đã vô tình làm thuyền dịch chuyển theo
hướng ngược lại tức là làm cho rời khỏi bờ.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho việc củng cố phần định luật bảo toàn
động lượng.

Câu 3: Một người làm xiếc nằm trên mặt đất rồi cho đặt lên ngực mình
một tảng đá to. Sau đó, cho người khác lấy búa tạ đập vào tảng đá. Khi
tảng đá vỡ ra, người làm xiếc vẫn đứng dậy vui cười chào khán giả. Điều
gì đã giúp anh ta thoát khỏi "mối nguy hiểm "nêu trên?
Giải thích: Theo định luật bảo toàn động lượng, sau va chạm vật có
khối lượng càng lớn thì biến thiên động lượng càng nhỏ (tức ít bị chấn động ).
Tảng đá trên ngực sẽ có tác dụng giảm chấn động, đá càng to càng an toàn.
12
Áp dụng: Đây là màn biểu diễn xiếc tạo cho người xem từ sự hồi hộp
đến thán phục, tuy nhiên không phải ai cũng giải thích được. Giáo viên sử
dụng để làm rõ mối quan hệ giữa độ biến thiên động lượng và xung của lực.
Câu 4: Tại sao viên đạn bay ra khỏi nòng súng không làm vỡ tan tấm cửa
kính mà chỉ khoan một lỗ tròn?
Giải thích: Thời gian va chạm giữa viên đạn và tấm kính là rất nhỏ.
Trong khoảng thời gian đó, biến dạng gây ra bởi áp suất của viên đạn không
kịp lan ra xa.Vì vậy, phần động lượng mà viên đạn mất đi chỉ truyền cho một
phần nhỏ của tấm kính và tạo thành một lỗ tròn.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi để làm rõ tính chất “độ biến thiên
động lượng của vật phụ thuộc vào thời gian xảy ra va chạm”
Câu 5: Một nhà du hành vũ trụ đã ra ngoài không gian vũ trụ, sau khi làm
việc, họ muốn trở lại con tàu của mình. Làm thế nào có thể di chuyển về
phía con tàu, khi mà trong không gian vũ trụ không có vật nào để đạp chân
lên đó mà đẩy cả. Hãy tìm phương án giúp các nhà du hành vũ trụ đó?
Giải thích: Nhà du hành ném về một phía một vật nào đó để có thể nhà
du hành chuyển động theo hướng ngược lại.
Áp dụng: Giáo viên dùng câu hỏi để khắc sâu thêm kiến thức về định
luật bảo toàn động lượng.
Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử các chất
(Tiết 47 VL10CB – tiết 62 VL10NC)
Câu 1: Khi pha nước chanh, người ta thường làm cho đường tan trong

nước rồi mới bỏ đá lạnh vào. Vì sao không bỏ đá lạnh vào trước rồi đường
bỏ sau?
Giải thích: Nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng nhanh
nên dễ hòa tan hơn. Nếu bỏ đá vào trước, nhiệt độ của nước hạ thấp làm quá
trình hòa tan của đường diễn ra chậm hơn.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần cấu tạo chất.
Câu 2: Việc tách hai tấm ván gỗ úp lên nhau dễ hơn nhiều so với việc tách
hai tấm kính chồng lên nhau. Tại sao vậy?
Giải thích: Hai tấm kính đặt úp lên nhau có lực liên kết giữa các phân
tử mạnh hơn do chúng có bề mặt nhẵn, các phân tử ở hai tấm kính ở rất gần
nhau đến mức nó có thể hút nhau. Điều này không xảy ra với hai tấm gỗ.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để dạy phần lực tương tác phân tử.
Câu 3: Khi muốn nối hai thanh thép với nhau, người thợ rèn thường làm
như sau: Nung cho hai thanh thép đến khoảng 900
o
C sau đó đặt thanh nọ
gối lên thanh kia rồi lấy búa đập mạnh. Hãy giải thích cách làm trên?
Giải thích: Làm như vậy các phân tử hai thanh thép xen vào nhau làm
xuất hiện lực liên kết phân tử giúp chúng dính lại nhau.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để củng cố cho phần lực tương tác phân tử
Quá trình đẳng nhiệt
(Tiết 48 VL10CB-tiết 63 VL10NC)
13
Câu hỏi: Tại sao khi ta dùng phễu rót chất lỏng vào chai, lúc đầu thấy dễ
vào nhưng càng về sau càng khó khăn nếu như ta không nâng phễu lên?
Giải thích: Cuống phễu ép sát cổ chai, chất lỏng đổ vào phễu liên tục
vô tình trở thành cái nút nhốt chặt không khí trong chai. Khi chất lỏng chảy
vào chai, không khí bị dần chiếm chỗ, thể tích khí giảm làm áp suất trong
luôn bằng áp suất khí quyển, nước sẽ chảy vào chai khó hơn.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho việc đặt vấn đề vào bài mới.

Quá trình đẳng tích
Tiết 49 VL10CB-tiết 64 VL10NC
Câu 1: Tại sao lốp ôtô thường nổ khi xe đang chạy, mà ít nổ khi xe đang
nằm trong gara ?
Giải thích: Khi lốp xe đang chạy trên đường, do ma sát với đường và
thời tiết nóng, nhiệt độ ở các lốp xe tăng, kéo theo áp suất khí trong ruột xe
cũng tăng theo. Nếu áp suất này tăng đến mức nào đó và có thể gây nổ lốp xe.
Khi xe để trong gara, nhiệt độ bình thường, lốp xe khó bị nổ hơn.
Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng câu hỏi sau khi học xong phần
định luật Sác-lơ và lưu ý học sinh hiện tượng nổ lốp không chỉ xảy ra với ôtô
mà cả với xe máy và xe đạp khi đang chạy trên đường.
Câu 2: Tại sao ngồi gần những chiếc bếp than đang cháy, ta thường nghe
những tiếng lách tách cùng với những tia lửa bắn ra ?
Giải thích: Khi đun, nhiệt độ tăng không khí trong các thớ của than nở
ra làm nứt các cục than tạo ra tiếng lách tách, các hạt than bị bắn ra từ sự nứt
của than.
Áp dụng: Đây là hiện tượng mà chúng ta quan sát thấy hàng ngày,
nhưng ít ai trong chúng ta giải thích được. Giáo viên sử dụng câu hỏi cho
phần tổng kết bài.
Nội năng và sự biến đổi nội năng
(Tiết 54 VL10CB)
Câu 1: Khi đang đóng đinh vào gỗ, mũ đinh có nóng lên nhưng rất ít. Khi
đinh đã đóng chắc vào gỗ rồi ( không lún thêm được nữa ), chỉ cần đóng
thêm vào vài nhát búa là mũ đinh đã nóng lên rất nhiều. Hãy giải thích?
Giải thích: Khi đang đóng đinh, công thực hiện chuyển thành động
năng cho đinh và nội năng cho búa và đinh. Nhưng khi đinh đã được đóng
chặt vào gỗ, công thực hiện chỉ chuyển thành nội năng, do đó đinh nóng lên
nhanh hơn.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để củng cố về phần các cách biến đổi nội
năng.

Câu 2: Tại sao các vật nóng khi bỏ vào nước sẽ nguội nhanh hơn khi bỏ
ngoài không khí?
Giải thích: Do nhiệt dung riêng của nước lớn hơn của không khí, nên
trong cùng một khoảng thời gian nước thu nhiệt nhiều hơn.
14
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần truyền nhiệt để làm rõ quá trình
truyền nhiệt.
Các nguyên lí của nhiệt động lực học
(Tiết 55,56 VL10CB-tiết 82,83,84,85 Vl10NC)
Câu 1: Tại sao khi dùng bơm tay để bơm xe đạp, thân chiếc bơm lại bị
nóng lên và nó nóng lên càng nhanh khi lốp xe đã gần căng hơi?
Giải thích: Công đã biến thành nội năng làm nóng thân bơm. Khi lốp
xe đã căng, phần lớn công biến thành nội năng nên thân bơm sẽ nóng lên
nhanh chóng.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần nguyên lí I NĐLH để học sinh
thấy được ứng dụng của nó.
Câu 2: Tại sao buồng đốt của một nồi hơi trong động cơ nhiệt lại không
nóng chảy, mặc dù trong buồng đốt có lúc nhiên liệu cháy ở nhiệt độ cao
hơn so với nhiệt độ nóng chảy của kim loại dùng để chế tạo nó ?
Giải thích: Các thành bên ngoài của buồng đốt được làm lạnh bằng
nước, nên nhiệt độ của chúng không cao hơn nhiệt độ trong nồi hơi nhiều lắm.
Áp dụng: Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh biết về hoạt động của
động cơ nhiệt và thông qua đó giáo viên phân tích cho học sinh vấn đề ô
nhiễm môi trường do sử dụng động cơ nhiệt.
Định luật Béc-nu-li
(Tiết 59,60 VL10NC)
Câu 1: Để nước từ trong ống có thể phun ra xa hơn người ta thường bịt
một đầu ống chỉ để một lỗ nhỏ cho nước phun ra. Hãy giải thích ?
Giải thích: Giảm tiết diện để tăng vận tốc.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần: Lưu lượng chất lỏng.

Câu 2: Quan sát một đoàn tàu đang chạy với vận tốc lớn, thấy những mảnh
giấy vụn ở hai bên bị hút vào. Ở các nhà ga người ta luôn yêu cầu khách đi
tàu đứng cách xa đường sắt khi tàu đang tiến vào ga. Giải thích?
Giải thích: Khi tàu chạy, nó kéo theo cả dòng không khí chuyển động
giữa người và xe lửa gây một áp suất nhỏ hơn với áp suất không khí đứng
yên. Hiệu áp suất này gây ra một lực đẩy có hướng kéo ta về phía đoàn tàu.
Tình trạng của các mảnh giấy vụn là tương tự.
Áp dụng: Hiện nay tại nạn giao thông đang là nỗi bức xúc của xã hội,
trong đó các vụ tai nạn với tàu hỏa cũng ngày càng gia tăng phần lớn là do
mọi người không ý thức được mức độ nguy hiểm của những việc làm của
mình như lấn chiếm hành lang an toàn của tàu hỏa. Thông qua câu hỏi cũng
giáo dục học sinh có ý thức khi tham gia giao thông.
Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi cho phần củng cố bài học hoặc ứng
dụng của định luật Bec-nu-li
Sự nở vì nhiệt của vật rắn
( tiết 59 VL10CB – tiết 72 VL10NC )
15
Câu 1: Không nên ăn thức ăn đang quá nóng hoặc quá lạnh. Lời khuyên
này xuất phát từ cơ sở vật lí nào?
Giải thích: Men răng giãn nở không đều khi nóng hoặc lạnh đột ngột,
khi đó men răng sẽ bị rạn nứt.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần củng cố sau bài học.
Thông qua câu hỏi cung cấp cho học sinh biết tác hại của việc ăn và uống đồ
quá lạnh và quá nóng.
Câu 2: Tại sao khi làm đường ray xe lửa, làm cầu, người ta thường để giữa
hai thanh ray hoặc hai nhịp cầu một khoảng cách nhỏ. Khoảng cách ấy có
lợi gì?
Giải thích: Khoảng cách ấy làm cho hai thanh ray hay hai nhịp cầu
không đội lên nhau khi giãn nở vì nhiệt.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để đặt vấn đề vào bài mới.

Câu 3: Tại sao cốc thủy tinh dày thường dễ nứt vỡ hơn so với cốc thủy tinh
có thành mỏng nếu đổ nước sôi vào cốc ?
Giải thích: Khi đổ nước sôi vào cốc, do tính dẫn nhiệt kém của thủy
tinh, lớp bên trong giãn nở nhiều hơn lớp bên ngoài, lớp ngoài trở thành “vật
cản trở”của lớp trong, kết quả là tạo ra một lực lớn, chính lực này làm nứt
cốc.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng sau khi học xong phần sự nở vì
nhiệt.
Câu 4: Tại sao khi nóng hay lạnh bêtông vẫn luôn bám chặt vào cốt thép
bên trong ?
Giải thích: Vì bê tông và cốt thép có độ dãn nở vì nhiệt như nhau.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để củng cố bài học để nói lên ý
nghĩa của hệ số nở khối của các vật liệu.
Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
(Tiết 60,61 VL10CB – tiết 73,74 VL10NC )
Câu 1: Người ta thường dùng một loại dầu bóng đặc biệt đánh bóng sườn
xe máy, xe ôtô. Ngoài việc làm cho nước sơn của sườn xe bóng dẹp, nó còn
có tác dụng nào khác không ?
Giải thích: Làm nước mưa không dính ướt sườn xe lâu bị gỉ sét.
Áp dụng: Sử dụng củng cố thêm về phần ứng dụng của hiện tượng dính
ướt và không dính ướt.
Câu 2: Trong nông nghiệp, nông dân thường dùng thuật ngữ “tưới khô”
để nói đến công việc thường xuyên xới đất giữa những hàng cây mới trồng,
làm mất lớp đất cứng trên mặt đi. “Tưới khô” có tác dụng gì?
Giải thích: Đất chưa cày xới có nhiều lỗ nhỏ ( như ống mao dẫn) làm
cho nước ở dưới bị “hút lên” và bay hơi và đất sẽ bị khô đi. Việc cày xới làm
mất các “ống mao dẫn” này đi, giữ nước lại trong đất để nuôi cây.
16
Áp dụng: Đây là hiện tượng gắn liền với người nông dân, giáo viên có
thể dùng câu hỏi này vào phần hiện tượng mao dẫn để học sinh biết thêm về

hiện tượng mà các em bắt gặp trong thực tế cuộc sống.
Câu 3: Vào những đêm nhiều sương, buổi sáng sớm khi quan sát các lá
cây ( như lá sen ), thấy có những giọt sương đọng lại có dạng hình cầu,
còn có lá không có hiện tượng này mà trên nó có một lớp nước mỏng. Hãy
giải thích?
Giải thích: Nước không làm dính ướt một số loại lá cây ( như lá sen
chẳng hạn) khi đó nước đọng lại có dạng hình cầu. Các loại lá mà nước không
làm dính ướt sẽ làm “ướt” theo ý nghĩa thông thường của nó, tức là làm trên
mặt lá có một lớp nước mỏng.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để dạy phần sự dính ướt và không
dính ướt.
Câu 4: Vì sao người thợ nề chỉ quét nước vôi lên tường khi tường đã rất
khô ?
Giải thích: Tường khô để lại nhiều ống mao dẫn dễ hút nước vôi vào.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để nói thêm về ứng dụng của hiện
tượng mao dẫn.
Sự chuyển thể của các chất + Sự hóa hơi và ngưng tụ
( tiết 63,64 VL10CB – tiết 76,77 VL10NC)
Câu 1: Tại sao khi phơi những tấm ván vừa mới xẻ từ thân cây ra, tấm ván
thường bị cong vênh?
Giải thích: Mặt gỗ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, nước
trong gỗ sẽ bốc hơi nhanh và khô đi nhanh chóng. Mặt còn lại sẽ khô chậm
hơn, vì vậy mặt tiếp xúc với ánh nắng sẽ co lại nhiều hơn. Đây chính là
nguyên nhân làm cho tấm ván bị cong đi.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng đặt vấn đề cho phần sự bay hơi.
Câu 2: Vào mùa đông giá rét, ta có thể nhìn thấy cả hơi thở của mình. Tại
sao vậy ?
Giải thích: Hơi thở của chúng ta có mang hơi nước, khi hơi bị lạnh
dưới điểm sương chúng sẽ ngưng tụ lại ta có thể nhìn thấy được.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để củng cố thêm phần sự ngưng tụ.

Độ ẩm của không khí + Sự hóa hơi và ngưng tụ
(Tiết 65 VL10CB và tiết 76,77 VL10NC )
Câu 1: Buổi sáng sớm ta thường thấy nhiều sương, nhưng những ngày trời
nóng nực thì buổi sáng hôm sau sẽ có nhiều sương hơn. Vì sao vậy?
Những đêm trời đầy mây, sáng hôm sau có nhiều sương không? Tại sao?
Giải thích: Trong những ngày nóng hơi nước bay lên từ mặt sông, hồ,
… nhiều hơn, độ ẩm tuyệt đối tăng lên.
Sương được tạo thành khi mặt đất bị lạnh đi do sự bức xạ nhiệt. Nếu
không có mây thì sự bức xạ nhiệt dễ dàng và sương sẽ có nhiều. Còn nếu có
17
nhiều mây thì chúng sẽ ngăn cản bức xạ nhiệt của mặt đất nên việc tạo thành
sương sẽ khó thực hiện.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi cho phần củng cố bài học
Câu 2: Về mùa thu, sau khi mặt trời mọc, sương mù vẫn còn phủ trên mặt
sông khá lâu. Vì sao vậy?
Giải thích: Vì độ ẩm tuyệt đối trên mặt sông bao giờ cũng lớn hơn độ
ẩm tuyệt đối trên mặt đất.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để dạy phần ảnh ảnh hưởng của độ ẩm
không khí.
Câu 3: Tại sao về mùa đông, trong những căn phòng có nhiều người
những tấm kính cửa sổ thường mờ đi và đọng những giọt nước trên đó ?
Giải thích: Nhiều người ở trong phòng, không khí trong phòng có
nhiều hơi nước, độ ẩm cao. Nếu hơi nước đến gần bão hòa thì chỉ cần nhiệt độ
của cửa kính hạ xuống một chút cũng sẽ làm cho hơi nước ngưng tụ lại, đây là
nguyên nhân làm cho kính mờ đi và có thể đọng những giọt nước trên đó.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi để củng cố cho phần điểm sương.
Câu 4: Lấy một lon nước ngọt từ trong tủ lạnh ra một phòng ấm hơn, thấy
những giọt nước lấm tấm ở ngoài thành lon, để một lúc những giọt lấm
tấm này biến mất. Hãy giải thích?
Giải thích: Hơi nước có sẵn trong không khí, gặp thành lon nước đang

lạnh, chúng sẽ trở thành hơi bão hòa và ngưng tụ thành những giọt sương. Khi
nước trong lon đã hết lạnh, các giọt sương này lại bay hơi.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng cho phần đặt vấn đề vào bài mới.
Câu 5: Vào mùa hè trời nóng nực, sống ở nơi khô ráo và những nơi có
nhiều đầm lầy, nơi nào dễ chịu hơn?
Giải thích: Sống ở nơi khô dáo dễ chịu hơn. Vì ở nơi nhiều đầm lầy,
hơi nước bốc lên làm cho độ ẩm tương đối lớn, mồ hôi bay hơi chậm và cơ
thể người sẽ bị nóng lên quá mức, gây cảm giác nóng nực một cách khó chịu.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để củng cố cho phần độ ẩm để học
sinh thấy được vai trò của độ ẩm.
18
Phần 4. KIỂM NGHIỆM
4.1. Kết quả nghiên cứu:
Riêng bản thân tôi nhờ vận dụng phương pháp dạy “Vận dụng bài tập
định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học vật lí 10 - THPT” kết hợp với
nhiều phương pháp khác, tôi đã đạt được một số kết quả nhất định.
Học sinh trở nên thích học vật lí hơn, thích những giờ dạy của tôi nhiều
hơn, thậm chí có cả những học sinh đã về nhà tự quan sát và tái tạo lại hiện
tượng thực tế, rồi lại đến hỏi tôi.
Trong giờ học, tôi đã kết hợp hài hoà trong phong cách dạy của mình
có thể làm cho giờ học mang không khí rất thoải mái, nhưng khả năng tiếp thu
bài cũng rất tốt. Như tôi đã khẳng định: Thời gian giành cho vấn đề này là
không nhiều nên cần phụ thuộc vào người dạy cần phải linh hoạt và khéo léo.
Bất cứ một vấn đề gì nếu chúng ta quá lạm dụng thì đều không tốt. Vì thế tôi
vẫn luôn nghĩ: Dạy như thế nào cho tốt là một điều không dễ.
4.2. Kết quả đối chứng:
Thực tế giảng dạy cho thấy các lớp không hoặc ít áp dụng so với lớp áp
dụng thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt.
Ví dụ gần đây nhất qua năm học từ 2012-2013 giảng dạy ở trường tôi
đã có số liệu cụ thể theo bảng sau:

Lớp Mức độ
Kết quả
Giỏi Khá
Trung
bình
Yếu-Kém
10A9
Thường xuyên
áp dụng
04
(16,0%)
15
(60,0%)
05
(20,0%)
01
(4%)
10A2 Có áp dụng
06
(14,6%)
20
(48,78%)
14
(34,14%)
01
(2,48%)
10A1 Ít áp dụng
01
(2,3%)
10

(23,3%)
30
(69,8%)
02
(4,6%)
19
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Để có những tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy
nghĩ là mục đích hướng tới của từng người giáo viên có lương tâm và trách
nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây không phải là điều đạt được dễ dàng. Người
giáo viên phải nhận thức rõ vai trò là người “thắp sáng ngọn lửa” chủ động
lĩnh hội tri thức trong từng học sinh . Trong nội dung đề tài mình, tôi đã đề
cập đến một số bài tập định tính và câu hỏi có ý nghĩa thực tiễn, thậm chí có
thể gặp, tiếp xúc hàng ngày. Tôi hi vọng đây là vấn đề gợi mở ra một quan
niệm trong dạy học vật lí, mặc dù trong đề tài này tôi không thể đề cập mọi
hiện tượng có liên quan.
Với thực trạng học vật lí và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có
thể coi đây là một quan điểm của tôi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất
lượng học vật lí trong thời kỳ mới. Mặc dù đã cố gắng song không thể tránh
được các thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo,
của các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân
thành cảm ơn.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với nhà trường:
Nhà trường cần trang bị thêm các sách tài liệu cho thư viện để giáo viên và
học sinh tham khảo.
Tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận về phương pháp dạy học.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức các chuyên đề, hội thảo để giáo viên có điều kiện trao đổi và học

tập chuyên môn - nghiệp vụ.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 30 tháng 04 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Người viết sáng kiến
Đỗ Văn Hải
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[ ]
1
. Vũ Thanh Khiết – Nguyễn Thanh Hải ( 2002), Bài tập định tính và câu
hỏi thực tế vật lí 10, NXB Giáo Dục.
[ ]
2
. Vũ Thanh Khiết – Nguyễn Thanh Hải ( 2002), Bài tập định tính và câu
hỏi thực tế vật lí 11, NXB Giáo Dục.
[ ]
3
. David Halliday – Robert Resnick – Jearl Waalker, Cơ Sở Vật Lí ( tập 1 –
cơ học – I ), NXB Giáo Dục.
[ ]
4
. Các bài báo vật lí tuổi trẻ.
[ ]
5
. Các tài liệu trên mạng internet.
21

×