Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Techcombank Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.36 KB, 57 trang )

MỤC LỤC
1.4.1. Dch v ngân hng doanh nghip v ti chnh c nhân
1.4.1.1. Dch v ngân hng doanh nghip 11
1.4.1.2. Dch v ngân hng ti chnh c nhân 12
1.4.2. Huy động vốn
(Nguồn: Bản co bạch Techcombank năm 2011)
Hoạt động huy động vốn của Techcombank có tốc độ tăng trưởng cao qua
cc năm, do ngân hng đã tạo được uy tn trên th trường nên đã thu hút
được nguồn vốn huy động từ khu vực Tổ chức kinh tế v dân cư. Hơn nữa,
với nỗ lực mở rộng mạng lưới, mở rộng đa bn hoạt động, cùng với phong
cch phc v tận tình chu đo đã chiếm được lòng tin khch hng. Năm 2009,
tổng huy động đạt 83.295 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kì năm 2008. Đến
năm 2010, mức huy động vốn đã đạt 107.465 tỷ đồng, đạt mức tăng khoang
29% so với năm 2009. V đến năm 2011 tổng huy động đã đạt hơn 132 tỷ
đồng, tăng khoảng 23% so với năm 2010
1.4.3. Hoạt động tn dng
1.4.4. Hoạt động kinh doanh ngoại t v thanh ton
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên đầy đủ
BCTC Báo cáo tài chính
NHPH Ngân hàng phát hành
NHTB Ngân hàng thông báo
NHTM Ngân hàng thương mại
TCB Techcombank
TDCT Tín dụng chứng từ
TTQT Thanh toán quốc tế
UCP Quy tắc thực hành thống nhất về tín
dụng chứng từ
XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1.4.1. Dch v ngân hng doanh nghip v ti chnh c nhân


1.4.1.1. Dch v ngân hng doanh nghip 11
1.4.1.2. Dch v ngân hng ti chnh c nhân 12
1.4.2. Huy động vốn
(Nguồn: Bản co bạch Techcombank năm 2011)
Hoạt động huy động vốn của Techcombank có tốc độ tăng trưởng cao qua
cc năm, do ngân hng đã tạo được uy tn trên th trường nên đã thu hút
được nguồn vốn huy động từ khu vực Tổ chức kinh tế v dân cư. Hơn nữa,
với nỗ lực mở rộng mạng lưới, mở rộng đa bn hoạt động, cùng với phong
cch phc v tận tình chu đo đã chiếm được lòng tin khch hng. Năm 2009,
tổng huy động đạt 83.295 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kì năm 2008. Đến
năm 2010, mức huy động vốn đã đạt 107.465 tỷ đồng, đạt mức tăng khoang
29% so với năm 2009. V đến năm 2011 tổng huy động đã đạt hơn 132 tỷ
đồng, tăng khoảng 23% so với năm 2010
1.4.3. Hoạt động tn dng
1.4.4. Hoạt động kinh doanh ngoại t v thanh ton
Với tư cch l NH pht hnh 41
Với tư cch l ngân hng thông bo 42
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tnh cấp thiết của đề ti
Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, nền kinh tế
Việt
Nam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong xu
hướng hội nhập này, các mối giao lưu thương mại đang ngày càng được mở rộng,
điều này cũng làm cho các Ngân hàng càng ngày càng phát triển và hoàn thiện các
dịch vụ kinh tế đối ngoại.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các
doanh nghiệp gặp khó khăn trong tình hình kinh doanh, khi đó họ đã tìm ra những
hướng đi mới hướng vào xuất khẩu và nhập khẩu. Khi các doanh nghiệp gia tăng
các hoạt động kinh tế đối ngoại và các giao dịch quốc tế, cần có một tổ chức trung
gian giúp giải quyết các yêu cầu giao dịch của doanh nghiệp và đó chính là các

ngân hàng thương mại với những dịch vụ thanh toán quốc tế của mình.
Trong các phương thức thanh toán phổ biến hiện này, tín dụng chứng từ là
phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất do những ưu việt của nó. Tuy
nhiên, không có gì là hoản hảo và thực tế đã chứng minh điều đó, bên cạnh những
tính ưu việt của mình, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng tồn tại
những điểm yếu của nó và đi kèm với đó là những rủi ro trong giao dịch thanh
toán quốc tế.
Phương thức tín dụng chứng từ vốn không phải là một nghiệp vụ đơn giản,
nó có thể gây ra không ít những rủi ro về cả tài chính lẫn uy tín cho các ngân hàng
cũng như doanh nghiệp. Vì vậy, phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán
quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là một việc làm cần thiết mà các Ngân
hàng và các doanh nghiệp cần phải chú trọng khi mà các hoạt động kinh tế quốc tế
ngày càng được đẩy mạnh trong những năm gần đây.
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank là
một trong những Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam hiện nay với những
dịch vụ thanh toán quốc tế được sử dụng thường xuyên trong các giao dịch xuất
nhập khẩu. Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ được sử
dụng rất phổ biến ở đây và đang càng ngày càng hoàn thiện.
Xuất phát từ những vấn đề trên, em đã chọn đề tài:
“Giải php phòng ngừa v hạn chế rủi ro trong thanh ton quốc tế
theo phương thức tn dng chứng từ tại ngân hng Techcombank – H
Nội.”
4
2. Mc đch nghiên cứu
Phân tích và đánh giá về rủi ro hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức
tín dụng chứng từ tại ngân hàng Techcombank Hà Nội. Qua đó đề xuất một số
giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế những rủi ro đó xảy ra.
3. Đối tượng v phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín

dụng chứng từ của ngân hàng Techcombank Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng
Techcombank Hà Nội, trong thời gian từ 20/1/2012 đến 20/5/2012 và đề
xuất giải pháp đến năm 2020.
4. Phương php nghiên cứu
Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn. Ngoài ra
còn sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp, thống kê,
so sánh để đánh giá tình hình thực tế, kết hợp các bảng biểu để minh hoạ, chứng
minh và rút ra kết luận.
5. Kết cấu đề ti
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được kết cấu gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng Techcombank Hà Nội
Chương 2: Thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế
theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng Techcombank
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro
trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
Techcombank Hà Nội
5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG
TECHCOMBANK
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TECHCOMBANK
Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua
18 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân
hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 183.000
tỷ đồng (tính đến hết tháng 9/2011).
Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC. Năm 2007,
HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình
hoạt động của Techcombank. Tháng 09/2008: Tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác
chiến lược HSBC từ 15% lên 20% và tăng vốn điều lệ lên 3.165 tỷ đồng

Với mạng lưới gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên 44 tỉnh và thành
phố trong cả nước, dự kiến đến cuối năm 2011, Techcombank sẽ tiếp tục mở
rộng, nâng tổng số Chi nhánh và Phòng giao dịch lên trên 300 điểm trên toàn
quốc. Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial
Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ
(năm 2007). Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 7.300 người,
Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách
hàng. Techcombank hiện phục vụ trên 2 triệu khách hàng cá nhân, gần 60 .000
khách hàng doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây Techcombank đã đạt được những thành tựu
quan trọng như: tháng 6/2010 Tăng vốn điều lệ lên đến 6.932 tỷ đồng và tháng
7/2010: Nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010” do tạp chí
Euromoney trao tặng.
Đặc biệt, trong năm 2011, từ tháng 6 đến tháng 8, ngân hàng Techcombank
đã được nhận 8 giải thưởng danh giá của các tổ chức quốc tế uy tín bao gồm:
- “The Best Bank in Vietnam”- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2011;
“The Best Cash Management Bank in Vietnam” - Ngân hàng quản lý tiền
tệ tốt nhất Việt Nam năm 2011 và “The Best Trade Bank in Vietnam” -
Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2011 do Tạp chí
Finance Asia trao tặng.
- “The Best Bank in Vietnam” - Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2011;
“The Best Cash Management Bank in Vietnam” - Ngân hàng quản lý tiền
tệ tốt nhất Việt Nam năm 2011 và “The Best Trade Bank in Vietnam” -
Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2011 do Tạp chí
Alpha South East Asia trao tặng.
- “The Best FX provider in Vietnam” - Ngân hàng cung cấp ngoại hối tốt
nhất năm 2011 do Tạp chí Asia Money trao tặng.
6
- “Vietnam Retail bank of the year” do Tạp chí Asian Banking and finance
trao tặng.

Trải qua quá trình 15 năm phát triển, Techcombank đã có được nhiều cống
hiến và tiện lợi về tài chính cho khách hàng, do vậy Techcombank đã đạt được
những chứng nhận của các Ngân hàng và tổ chức danh tiếng trên thế giới.
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Ngân hàng Techcombank là một tập đoàn tài chính lớn với mạng lưới các
chi nhánh ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, Techcombank luôn hoạt động
với một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và khoa học. Điều này ta có thể thấy qua cơ cấu
quản trị ngân hàng của Techcombank.
Hình 1.1: Cơ cấu quản tr ngân hng Techcombank
(Nguồn: Theo báo cáo thường niên năm 2010)
7
Hình 1.1: Cơ cấu quản tr ngân hng Techcombank
(Nguồn: Theo báo cáo thường niên năm 2010)
8
1.3. TRUNG TÂM THANH TOÁN VÀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI
TECHCOMBANK – CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
Hình 1.2: Cơ cấu phòng thanh ton v ti trợ thương mại NH
Techcombank H Nội
( Nguồn: Được tổng hợp từ tài liệu của phòng TTTT & TTTM )
Mỗi phòng đều có những chức năng và nhiệm vụ riêng của mình trong
giao dịch thanh toán quốc tế.
- Phòng thanh toán trong nước
+ Là trung tâm thanh toán trong nước của toàn hệ thống Tech thông qua các
tài khoản tiền gửi của Tech mở tại Ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD)
trong nước như: thanh toán bù trừ, thanh toán CITAD ( thanh toán điện tử
liên ngân hàng ), thanh toán qua các ngân hàng trong nước, thanh toán
liên chi nhánh.
+ Quản lý hồ sơ tài khoản tiền gửi của Tech hội sở tại các TCTD trong nước
khác (NOSTRO). Cập nhật các giao dịch và báo cáo. Thực hiện thanh
toán tập trung đối với các giao dịch điện tử: Telebank, Internet banking …

tại trung tâm thanh toán qua các kênh thanh toán trong nước bằng VNĐ.
Nhận, kiểm tra, phê duyệt và thực hiện chuyển kịp thời các lện thanh toán
Telebank, Internet banking …
9
+ Kết hợp với các trung tâm, chi nhánh Techcombank tiến hành triển khai
thanh toán điện tử an toàn, hạn chế rủi ro, tốc độ thanh toán nhanh, chi phí
thấp nhất. Kết hợp với các chi nhánh Tech là đầu mối thanh toán trong
nước, kiểm tra đối chiếu kết quả thanh toán điện tử trong ngày giao dịch.
+ Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng vận hành hình thức thanh toán điện tử,
các kênh thanh toán phù hợp. Kiểm tra, đối chiếu kết quả thực hiện toàn
bộ lệnh thanh toán điện tử trong ngày, kết hợp kịp thời tra soát khách
hàng, điều chỉnh lệnh sai sót hoặc thiếu yếu tố, phản hồi kịp thời, chính
xác lệnh thanh toán chưa thành công trong ngày giao dịch.
- Phòng chuyển tiền quốc tế
+ Là đơn vị có nghiệp vụ thực hiện các giao dịch chuyển tiền thanh toán
quốc tế của toàn hệ thống bằng hình thức tập trung hội sở.
+ Thực hiện quản lý các tài khoản NOSTRO của Tech theo quy định. Điều
phối và sử dụng nguồn tiền tại các tài khoản này cho hoạt động thanh toán
quốc tế một cách hiệu quả. Phối hợp với các bộ phận có liên quan đảm
bảo đủ nguồn ngoại tệ thanh toán cho toàn hệ thống theo các yêu cầu của
đơn vị.
- Phòng kiều hối và dịch vụ khách hàng
+ Quản lý các tài khoản VOSTRO của các ngân hàng và Tổ chức tài chính
mở tại Hội sở Tech. Quản lý hệ thống mã khóa SWIFT và các dịch vụ
thanh toán. Quản lý tiền mặt và các hoạt động kiều hối.
+ Phối hợp với các trung tâm/phòng/ban khác trên toàn hệ thống thực hiện
nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới trong hoạt động thanh toán đối
ngoại.
+ Hỗ trợ MI & Helpdeck
- Phòng thanh toán và tài trợ thương mại xuất khẩu

+ Là đơn vị chuyên xử lý các giao dịch liên quan đến: Thông báo L/C xuất
khẩu, bảo lãnh/chuyển nhượng L/C xuất khẩu, kiểm tra và xử lý gửi bộ
chứng từ xuất khẩu theo L/C hoặc theo nhờ thu, hạch toán tiền thanh toán
của chứng từ xuất khẩu.
+ Thông báo L/C hoặc bảo lãnh xuất khẩu/ chuyển nhượng L/C xuất khẩu.
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ chứng từ. Thực hiện hạch toán, thu phí theo
đúng quy định và lưu trữ hồ sơ liên quan.
10
+ Hạch toán và phát hành chuyển nhượng L/C xuất khẩu theo đề nghị của
các đơn vị.
- Phòng thanh toán và tài trợ thương mại nhập khẩu
+ Là đơn vị các giao dịch liên quan đến: phát hành L/C, sửa đổi L/C, bảo
lãnh, xử lý kiểm tra bộ chứng từ nhập khẩu (L/C, nhờ thu), xử lý thanh
toán chứng từ nhập khẩu.
+ Soạn L/C, sửa đổi L/C hoặc bảo lãnh gửi nước ngoài. Tiếp nhận và kiểm
tra hồ sơ chứng từ. Tiếp nhận yêu cầu thanh toán theo L/C hay nhờ thu từ
các đơn vị. Soạn điện, hạch toán thanh toán L/C. Phát điện và lưu hồ sơ.
1.4. CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ
1.4.1. Dch v ngân hng doanh nghip v ti chnh c nhân
1.4.1.1. Dch v ngân hng doanh nghip
Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp và ngân hàng thương mại luôn là nòng
cốt của hoạt động kinh doanh của Techcambank, đặc biệt là hoạt động tín dụng
với khoảng hơn 50.000 khách hàng doanh nghiệp và tính đến ngày 31 tháng 12
năm 2011. Techcombank cung cấp một loạt sản phẩm và dịch vụ ngân hàng
doanh nghiệp cho các doanh nghiệp và tổ chức khác, kể cả SME, doanh nghiệp
nhà nước và doanh nghiệp tư nhân với cấp độ và quy mô khác nhau. Sản phẩm
và dịch vụ ngân hàng của Techcombank bao gồm cho vay, nhận tiền gửi, dịch
vụ thanh toán, bảo lãnh, tài trợ thương mại cho khách hàng và chủ yếu cung cấp
bởi Khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp và Khối khách hàng tài chính cá
nhân của Techcombank. Một số sản phẩm khác như giao dịch hối đoái và sản

phẩm phái sinh sẽ do Trung tâm Nguồn vốn của Techcombank cung cấp.
Các sản phẩm chủ yếu:
a. Nhận tiền gửi cho khách hàng, các sản phẩm này nhìn chung gồm tiền gửi
không k‚ hạn và tiền gửi có k‚ hạn:
Tiền gửi không k‚ hạn: Các khoản tiền này được hưởng lãi và người gửi có
thể rút tiền tại bất cứ thời điểm nào mà không bị phạt. Lãi suất áp dụng cho
tiền gửi không k‚ hạn là lãi suất thả nổi, khách hàng có thể gửi tiền bằng
VND hoặc USD.
Tiền gửi có k‚ hạn: Tài khoản tiền gửi có k‚ hạn cố định từ 1 đến 60 tháng và
lãi suất áp dụng có thể là thả nổi hoặc cố định. Khách hàng gửi tiền có thể rút tiền
trước thời hạn, tuy nhiên trong trường hợp này khoản tiền gửi chỉ được hưởng lãi
suất không k‚ hạn. Tiền gửi có k‚ hạn thông thường được tự động quay vòng khi
11
đáo hạn.
Hiện nay, tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp chiếm khoảng hơn 30% tổng
số tiền gửi tại Techcombank, số còn lại thuộc về khối khách hàng cá nhân.
b. Sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp
Sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong danh mục tín dụng của Techcombank, Ngân hàng cung cấp cho khách hàng
các khoản vay ngắn hạn trung hạn và dài hạn
Khoản vay ngắn hạn: k‚ hạn tối đa là 1 năm, đa số là các khoản vay tài trợ
vốn lưu động. Ngoài ra, Techcombank cũng cung cấp các sản phẩm bao thanh
toán, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ kho vận tải và sản phẩm thấu chi. Nhìn chung
các khoản vay ngắn hạn của Techcombank được bảo đảm bằng tài sản cố định và
tỷ lệ tài trợ phụ thuộc vào loại sản phẩm cho vay và tài sản được tài trợ bởi vốn
vay.
Khoản vay trung và dài hạn: Các khoản vay này nhìn chung có thời hạn từ 1
đến 10 năm, chủ yếu gồm vay tài trợ dự án, vay tài sản cố dịnh và vay tài trợ đầu
tư kinh doanh bất động sản. Xƒt về đối tượng cho vay thì các khoản vay này tập
trung vào các tập đoàn kinh tế lớn. Lãi suất áp dụng đối với khoản vay này

thường là lãi suất thả nổi và các khoản vay phải được bảo đảm bằng tài sản đảm
bảo với tỷ lệ tài trợ không vượt quá 70% giá trị tài sản.
c. Các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp khác
Dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế.
Dịch vụ ngoại hối bao gồm giao dịch hối đoái giao ngay, giao dịch hối đoái
k‚ hạn, giao dịch hối đoái hoán đổi và giao dịch quyền lựa chọn tiền tệ.
Dịch vụ bảo lãnh bao gồm: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,
bảo lãnh thanh toán thư tín dụng, bảo lãnh đối ứng và các loại bảo lãnh khác.
Phát hành thư tín dụng dưới tất cả các loại bao gồm thanh toán L/C có thời
hạn có xác nhận hay không xác nhận, thanh toán L/C hỗn hợp có xác nhận hay
không xác nhận.
Dịch vụ ngân quỹ thị trường tiền gửi và mua bán, bảo đảm chứng khoán và
sản phẩm phái sinh.
1.4.1.2. Dch v ngân hng ti chnh c nhân
Khối dịch vụ Ngân hàng và Tài chính cá nhân (PFS) của Techcombank tập
trung vào việc đáp ứng nhu cầu của lượng khách hàng cá nhân lên tới hơn
730.000 khách hàng với tổng số tiền gửi chiếm hơn 44% tổng tài sản của
Techcombank tính đến ngày 31/12/2011. Techcombank cung cấp cho khách
12
hàng cá nhân một số loại sản phẩm sau đây:
Tài khoản tiền gửi không k‚ hạn;
Tài khoản tiết kiệm;
Cho vay mua nhà;
Các khoản cho vay để mua ô tô;
Các khoản cho vay du học, học phí;
Các khoản cho vay gia đình tr„;
Các khoản cho vay tiêu dùng;
Th„ tín dụng và th„ ghi nợ;
Đầu tư và cho thuê tủ kƒt.
Ngoài các sản phẩm truyền thống kể trên, Techcombank còn giới thiệu một

số sản phẩm sáng tạo để gia tăng chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng
của khách hàng và giúp Techcombank trở nên cạnh tranh hơn trên phân khúc thị
trường này, các sản phẩm này bao gồm:
Tài khoản thanh toán tất cả trong một được áp dụng cho th„ ghi nợ, tiền gửi
tiết kiệm và thấu chi;
F@st saving: Tài khoản tiết kiệm liên kết với tài khoản vãng lai;
F@st advance: Khách hàng có thể chi tiêu vượt số tiền có trên tài khoản tiền
gửi được bảo đảm bằng tài sản đảm bảo hoặc uy tín của khách hàng (thông qua
việc xác nhận thu nhập của khách hàng cá nhân).
1.4.2. Huy động vốn
Techcombank tiến hành hoạt động huy động vốn theo nhiều phương thức
với nhiều loại sản phẩm khác nhau thích hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Các khoản tiền gửi của khách hàng, tùy theo thời hạn, lãi suất và mức độ thân
thiết của khách hàng mà được hưởng các ưu đãi khác nhau.
Điểm sáng trong công tác huy động vốn cho thấy Techcombank đã tạo lập
được uy tín và vị thế trong cộng đồng khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, là
địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin, qua đó không chỉ duy trì mà còn
chuyển nhiều hơn các khoản huy động, doanh thu về với ngân hàng. Đây cũng là
một trong những lý do giúp Techcombank luôn duy trì được trạng thái thanh
khoản tốt, từ đó sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngay cả
trong thời điểm thị trường có những khó khăn về thanh khoản, khi hầu hết các
NHTM thậm chí phải tạm ngừng giải ngân vốn vay cho khách hàng.
Hoạt động huy động vốn của Techcombank trong những năm gần đây
13
được thể hiện khá rõ nƒt thông qua bảng hoạt động huy động vốn theo thời gian
dưới đây
Bảng 1.1: Hoạt động huy động vốn theo thời gian của ngân hng
Techcombank năm 2008 - 2011
Khoả
n

mục
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số dư
(Tr.đ)
Tỷ
trọn
g
(%)
Số dư
(Tr.đ)
Tỷ
trọn
g
(%)
Số dư
(Tr.đ)
Tỷ
trọn
g
(%)
Số dư
(Tr.đ)
Tỷ
trọn
g
(%)
Phân
theo
k‚
hạn

51.581.74
6
100
83.295.22
5
100
107.465.71
9
100
132.124.31
4
100
Ngắn
hạn
43.929.62
0
85.1
7
73.676.19
0
88.4
5
96.652.300
89.9
4
119.124.12
0
90.1
6
Trung

hạn,
dài
hạn
7.652.126
14.8
3
9.619.035
11.5
5
10.813.419
10.0
6
13.000.194 9.84
Phân
theo
nguồ
n
51.581.74
6
100
83.295.22
5
100
107.465.71
9
100
132.124.31
4
100
Trong

nước
51.581.74
6
100
83.295.22
5
100
103.540.05
0
96.3
5
124.215.10
5
94.0
Nước
ngoài
0 0 0 0 3.925.669 3.65 7.909209 6
(Nguồn: Bản cáo bạch Techcombank năm 2011)
Hoạt động huy động vốn của Techcombank có tốc độ tăng trưởng cao qua
các năm, do ngân hàng đã tạo được uy tín trên thị trường nên đã thu hút được
nguồn vốn huy động từ khu vực Tổ chức kinh tế và dân cư. Hơn nữa, với nỗ lực
14
mở rộng mạng lưới, mở rộng địa bàn hoạt động, cùng với phong cách phục vụ
tận tình chu đáo đã chiếm được lòng tin khách hàng. Năm 2009, tổng huy động
đạt 83.295 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kì năm 2008. Đến năm 2010, mức huy
động vốn đã đạt 107.465 tỷ đồng, đạt mức tăng khoang 29% so với năm 2009.
Và đến năm 2011 tổng huy động đã đạt hơn 132 tỷ đồng, tăng khoảng 23% so
với năm 2010.
Sự phát triển thị trường vốn tại Việt Nam trong những năm gần đây đã tạo
nhiều sức ƒp lên hoạt động huy động vốn của ngành ngân hàng. Ngay trong nội

bộ ngành thì việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng
cũng diễn ra ngày càng gay gắt cả về quy mô lẫn hình thức. Đứng trước tình
hình này, Techcombank đã nỗ lực đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của mình
thông qua việc phát triển mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch, cùng với
việc tăng lãi suất cũng như tăng cường các chương trình khuyến mãi, các sản
phẩm huy động hấp dẫn. Cơ cấu huy động vốn thể hiện theo loại nguồn trong
năm 2010 được thể hiện ở hình dưới đây:
Hình 1.3: Cơ cấu huy động vốn theo loại nguồn của ngân hng
Techcombank năm 2011
(Nguồn: Bản cáo bạch năm 2011 của ngân hàng Techcombank)
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng của ngân hàng
Techcombank chiếm tỷ trọng lớn nhất (64%). Vì vậy những năm gần đây
Techcombank vẫn luôn chú trọng vào việc thu hút nguồn vốn từ tiền gửi khách
15
hàng, bên cạnh đó là phát triển thêm các hình thức thu hút vốn mới.
1.4.3. Hoạt động tn dng
Tương thích với huy động vốn, hoạt động tín dụng của Techcombank
cũng được phân loại dựa trên đối tượng khách hàng, thời hạn cho vay và mục
đích vay vốn nhằm tối đa hóa cơ hội cũng như lợi nhuận của hoạt động tín dụng
của Ngân hàng.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng
Techcombank có sự tiến bộ rõ rệt, năm 2008 giá trị tín dụng chỉ là 26.343 tỷ
đồng thì dến năm 2010 con số này đã là 51.054 tỷ đồng. Sự tăng trưởng rõ rệt ấy
được thể hiện rõ nƒt qua biểu đồ tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các thời k‚ của
ngân hàng Techcombank ở dưới đây:
Hình 1.4: Tốc độ tăng trưởng tn dng qua cc thời kỳ của ngân hng
Techcombank từ năm 2008 – 2011
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên Techcombank 2008- 2011)
Tuy nhiên, trong bối cảnh biến động của toàn bộ nền kinh tế xã hội nói
chung cũng như của thị trường vốn và thị trường trong nước nói riêng,

Techcombank đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ
máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng
với điều kiện từng vùng, miền, ngành nghề kinh doanh. Đưa ra các sản phẩm
dịch vụ cho vay hấp dẫn, linh hoạt đến từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra,
Techcombank luôn kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn
trên cơ sở thận trọng an toàn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của Techcombank đã
16
và đang đạt được sự tăng trưởng và bền vững.
1.4.4. Hoạt động kinh doanh ngoại t v thanh ton
Hoạt động kinh doanh ngoại hối của Techcombank tuy không chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng nhưng có mức tăng trưởng rất ấn
tượng qua các năm. Mức tăng trưởng trung bình năm sau gắp đôi năm trước.
Tuy nhiên hoạt động này chịu nhiều ảnh hưởng của biến động khó lường của thị
trường thế giới nên tổng giá trị thực hiện thường có sự biến động lớn qua các
năm.
Techcombank cũng cung cấp dịch vụ thanh toán đa dạng và phong phú
đến khách hàng trong nước và quốc tế. Đặc biệt, dịch vụ Ngân hàng Internet đã
cung cấp một phương tiện giao dịch hiện đại với độ bảo mật cao, giúp
Techcombank kh‡ng định và giữ vững vị thế là người đi đầu trong công nghệ
dịch vụ ngân hàng. Với mạng lưới đại lý phủ khắp toàn quốc cũng như tại hơn
200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, hệ thống hạ tầng công nghệ tiên tiến
hàng đầu Việt Nam và đội ngũ nhân sự chất lượng, Techcombank tiếp tục kh‡ng
định vị thế là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương
mại hàng đầu của Việt Nam. Chất lượng của dịch vụ thanh toán quốc tế tại
Techcombank có uy tín cao, mang lại nhiều tiện tích, thời gian xử lý nhanh, chất
lượng dịch vụ hoàn hảo, bởi vậy luôn có sự tín nhiệm từ các khách hàng.
17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ
RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG
THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG

TECHCOMBANK
2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG
THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK
2.1.1. Tổng quan hoạt động thanh ton quốc tế của ngân hng
Techcombank :
Những năm qua hoạt động thanh toán quốc tế của Techcombank đều đã
đạt hiệu quả cao, trong đó gồm có thanh toán qua L/C, chuyển tiền và nhờ thu.
Điều này được thể hiện rõ qua bảng tổng quan sau:
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động thanh ton quốc tế của ngân hng
Techcombank.
(Đơn vị: Triệu VNĐ)
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011
Doanh số
Tỷ
trọng
(%)
Doanh số
Tỷ
trọng
(%)
Doanh số
Tỷ
trọng
(%)
Doanh số
Tỷ
trọng
(%)
Tài trợ

thương
mại
35.134.489 61.09 48.398.640 53.97 65.382.890 57 98.688.274 62.6
L/C 12.224.435 21.25 20.324.201 22.66 26.213.634 22.9 31.324.653 19.8
Chuyển
tiền
8.323.765 14.47 18.124.324 20.21 20.123.542 17.5 24.213.435 15.4
Nhờ thu 1.834.435 3.19 2.834.546 3.26 3.012.321 2.6 3.412.314 2.2
Tổng 57.517.124 100 89.681.711 100 114.732.397 100 157.638.67 100
(Nguồn : báo cáo thường niên ngân hàng Techcombank 2008-2011)
Hoạt động thanh toán quốc tế những năm gần đây của Techcombank có
sự tăng trưởng mạnh mẽ qua mỗi năm, với doanh thu cao và tăng mạnh qua mỗi
năm, đặc biệt năm 2009 mặc dù có ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, doanh thu thanh toán quốc tế của ngân hàng Techcombank vẫn đạt
89.681 tỷ đồng, tăng khoảng 56% so với năm 2008. Trong 2 năm tiếp theo, tuy
không tăng trưởng mạnh mẽ như năm 2009 nhưng doanh số thanh toán quốc tế
vẫn tăng trưởng đều 28% trong năm 2010 và 37.4% trong năm 2011.
18
Những năm gần đây là những năm khó khăn cho ngành ngân hàng Việt
Nam do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nền kinh tế trong nước
phục hồi tốt với mức phát triển GDP đáng khích lệ là 6~8% nhưng tình trạng
thâm hụt và lạm phát cao đã buộc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
phải kiềm chế phát triển tín dụng. Các chính sách siết chặt quản lý nhằm ổn định
thị trường tiền tệ trong nước như đóng cửa sàn giao dịch vàng, thắt chặt yêu cầu
về tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ cho vay, việc thông qua luật các tổ chức tín dụng
sửa đổi đã buộc các ngân hàng xem xƒt lại và điều chỉnh hoạt động một cách an
toàn nhưng nhiều thách thức hơn. Những chính sách này tuy không trực tiếp
nhưng cũng đã ảnh hưởng phần nào đến các hoạt động thanh toán quốc tế của
ngân hàng.
Mặc dù môi trường tài chính những năm gần đây không ổn định và đang

bước vào giai đoạn chuyển đổi nhưng ngân hàng Techcombank vẫn đạt được
hầu hết các mục tiêu kinh doanh của mình và hoàn thành việc xác lập lại chiến
lược ngân hàng, xắp xếp lại cơ cấu tổ chức.
Nhìn lại tổng quan doanh số thanh toán quốc tế của Techcombank những
năm qua, ta có thể thấy sự tăng trưởng rõ rệt mỗi năm qua biểu đồ doanh số
thanh toán quốc tế dưới đây.

Hình 2.1: Doanh số thanh ton quốc tế ngân hng Techcombank 2008-2011
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2008-2011)
Năm 2008 doanh số thanh toán quốc tế chỉ ở mức 3,37 tỷ USD nhưng bất
chấp cơn bão khủng hoảng kinh tế đang lan ra toàn cầu, doanh số thanh toán
quốc tế tại ngân hàng Techcombank vẫn tăng trưởng mạnh và đạt 5,52 tỷ USD
19
năm 2010 và 7,88 tỷ USD vào năm 2011
Sự gia tăng mạnh mẽ của doanh số thanh toán quốc tế những năm qua là
thanh quả của sự gia tăng từ các hoạt động tài trợ thương mại, L/C, chuyển tiền
và nhờ thu. Doanh số của mỗi thành phần đều thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ
qua mỗi năm.
Để thấy rõ sự tăng trưởng của mỗi thành phần qua mỗi năm và ảnh
hưởng của nó trong tổng doanh số thanh toán quốc tế ta có thể thấy qua biểu đồ
hoạt động thanh toán quốc tế chia theo thành phần sau đây.
Hình 2.2: Kết quả hoạt động thanh ton quốc tế của ngân hng
Techcombank từ năm 2008 đến năm 2011.
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên ngân hàng Techcombank 2008- 2011)
Nhìn vào hình trên ta có thể thấy được trong tổng giá trị thanh toán quốc
tế, hình thức tài trợ thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 55% ~ 60% mỗi
năm. Sau đó là đến thanh toán bằng L/C chiếm 20% ~ 23% mỗi năm. Còn lại là
nhờ thu và chuyển tiền. Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy phương thức thanh toán
bằng L/C có vị trí rất quan trọng trong tổng thể thanh toán quốc tế và doanh số
thanh toán quốc tế từ phương thức này tăng đều qua mỗi năm.

Sự tăng trưởng rõ rệt trong lĩnh vực thanh toán còn thể hiện ở số hợp đồng
thanh toán quốc tế trong những năm qua. Dưới đây là bảng thống kê số hợp
đồng thanh toán quốc tế.
20
Bảng 2.2: Số hợp đồng thanh ton quốc tế trong cc năm 2008-2011
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011
Doanh
số
Tỷ
trọng
(%)
Doanh
số
Tỷ
trọng
(%)
Doanh
số
Tỷ
trọng
(%)
Doanh
số
Tỷ
trọng
(%)
Tài trợ
thương
mại

47.415 79.4 56.698 77.71 67.238 83.17 83.142 87.16
Nhờ thu
trả ngay
2.404 4.03 2.194 3.01 2.789 3.45 3.024 3.17
Nhờ thu
trả
chậm
377 0.63 173 0.24 93 0.12 86 0.1
L/C trả
ngay
6.553 10.97 10.179 13.95 7.965 9.85 6.896 7.23
L/C trả
chậm
2.974 4.97 3.714 5.09 2.757 3.41 2.241 2.34
Tổng 59.723 100 72.958 100 80.842 100 95.389 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Techcombank 2008 – 2011)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được bên cạnh sự tăng trưởng số lượng
hợp đồng tài trợ thương mại, số hợp đồng nhờ thu và L/C chỉ tăng trong giai
đoạn 2008-2009 và đến năm 2010 và 2011 thì bắt đầu giảm. Tuy số lượng hợp
đồng giảm nhưng giá trị doanh số của nhờ thu và L/C vẫn tăng lên trong 2 năm
2010 2011, điều đó chứng tỏ tuy số lượng hợp đồng giảm nhưng giá trị hợp
đồng đã tăng lên nhiều so với năm trước. Giá trị hợp đồng tăng mạnh là những
dấu hiệu tích cực của nền kinh tế, cho thấy sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu.
21
2.1.2. Thực trạng hoạt động thanh ton quốc tế theo phương thức tn dng
chứng từ tại Ngân hng Techcombank:
Tại ngân hàng Techcombank, hoạt động phát hành và thanh toán L/C rất sôi
động, tăng đều từ năm 2008 đến nay. Đặc biệt trong những năm gần đây, mặc dù
nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng khó

khăn nhưng hoạt động phát hành và thanh toán L/C vẫn tăng mạnh, với số lượng
giao dịch lớn, thể hiện sự tin tưởng của nhà nhập khẩu đối với ngân hàng. Kết
quả thanh toán theo phương thức L/C đối với hàng nhập khẩu được thể hiện qua
bảng dưới đây.
Bảng 2.3 : Kết quả thanh ton tn dng chứng từ đối với hng nhập khẩu tại
NH Techcombank HN
(Đơn vị : Triệu USD)
Chỉ
tiêu
2008 2009 2010 2011
Số
món
Số tiền
Số
món
Số tiền
Số
món
Số tiền
Số
món
Số tiền
Phát
hành
L/C
704 121 988 181 1124 194 1264 243
So với
năm
trước
(%)

110.2 106.7 140.3 149.6 113.7 107.2 112.5 125.3
Thanh
toán
L/C
769 69 924 124 1034 195 1241 226
So với
năm
trước
(%)
109.6 102.4 120.1 179.7 111.9 157.3 120 117.4
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh
ngoại tệ 2008-2011 NH Techcombank HN)
Ta có thể thấy được phương thức thanh toán L/C được sử dụng ngày càng
22
phổ biến trong những năm gần đây đi liền với sự phát triển của thanh toán quốc
tế. Có sự gia tăng về cả số món và số tiền so với năm trước, cụ thể trong năm
2009 đã có sự tăng trưởng vượt bậc : số tiền phát hành L/C tăng 49.6% so với
năm trước và số tiền thanh toán L/C cũng tăng 79.7%. Tuy trong 2 năm tiếp theo
tốc độ tăng trưởng không bằng năm 2009 nhưng vẫn rất cao : số tiền thanh toán
L/C năm 2010 tăng 57% và năm 2011 tăng 17.4%, bên cạnh đó số tiền phát hành
L/C cũng tăng lần lượt là 7.2% và 25.3%.
Đi liền với sự gia tăng của L/C nhập khẩu là sự gia tăng của lượng L/C xuất
khẩu. Sự gia tăng ấy có thể thấy qua bảng kết quả thanh toán tín dụng chứng từ
đối với hàng xuất khẩu sau :
Bảng 2.4 : Kết quả thanh ton tn dng chứng từ đối với hng xuất
khẩu tại ngân hng Techcombank HN
(Đơn vị : Triệu USD)
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011
Số

món
Số
tiền
Số
món
Số
tiền
Số
món
Số
tiền
Số
món
Số
tiền
Gửi chứng từ đòi
tiền
61 1123 76 1206 87 1328 92 1504
So với năm
trước(%)
103 104 124 107 114 110 106 113
Thu tiền hàng
xuất
59 832 67 1306 74 1402 84 1491
So với năm
trước(%)
104 102 114 157 110 107 114 106
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh
ngoại tệ 2008-2011 NH Techcombank HN)
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động thanh toán L/C trong xuất nhập

khẩu những năm gần đây đã cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh việc
gia tăng các hoạt động kinh tế đối ngoại thì cũng đã chọn cho mình phương thức
thanh toán phổ biến nhất là tín dụng chứng từ. Khi mà ngân hàng Techcombank
thực hiện các công cuộc đổi mới công nghệ để phù hợp với xu hướng hội nhập
thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp cũng đã thể hiện sự thích nghi của mình,
và hình thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ đã được rất nhiều các cá nhân tổ
chức tin tưởng vì tính ưu việt của nó. Bằng chứng rõ ràng nhất đó chính là sự gia
23
tăng về cả số món và số tiền của chứng từ L/C qua mỗi năm.
Trong tình hình nền kinh tế toàn cầu đang gặp khủng hoảng những năm gần
đây, sự tăng trưởng trong thanh toán quốc tế nói chung và tín dụng chứng từ nói
riêng đã cho thấy những chuyển biến tốt đẹp của nền kinh tế. Khi mà thị trường
trong nước gặp khó khăn, các doanh nghiệp đã tìm ra những hướng đi đúng,
hướng đến các giao dịch kinh tế quốc tế, qua đó gia tăng được
Ngoài ra, lượng L/C xuất khẩu tăng giữa các năm với tốc độ chậm hơn so
với nhập khẩu, tuy nhiên với giá trị tăng lên hàng năm vẫn là những thông số rất
khả quan, cho thấy NH Techcombank đang cố gắng cải thiện sự mất cân đối
trong cơ cấu thanh toán hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, thực hiện chủ
trương thu hút và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu, góp phần làm
giảm áp lực huy động vốn ngoại tệ, giảm bớt sự khó khăn và phức tạp cho hoạt
động kinh doanh ngoại tệ.
2.2. PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP KHI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG
TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
TECHCOMBANK
2.2.1. Rủi ro trong quy trình thanh ton L/C tại Techcombank:
Trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, rủi ro kĩ
thuật khi mở L/C là một trong những vấn đề dễ mắc phải nếu như chuyên viên
ngân hàng không làm theo đúng những quy trình của ngân hàng. Vì vậy việc đầu
tiên đó là cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy tắc mở L/C đối với các chuyên viên
tiếp nhận yêu cầu mở L/C trong hoạt động thanh toán quốc tế.

Dưới đây là quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại ngân hàng
Techcombank và các loại rủi ro được xƒt dựa trên các khâu quy trình.
24
Trình tự giải quyết Bộ phận giải quyết
Hình 2.3: Sơ đồ thanh ton L/C nhập khẩu tại Techcombank H Nội
(Nguồn: Quy định về quy trình lập và giải quyết L/C tại Techcombank)
Tiếp nhận yêu
cầu
Kiểm tra thẩm định hồ
sơ khách hàng
Phê duyệt
hồ sơ
Thông báo khách hàng,
mở tài khoản, bán ngoại
tệ cho khách hàng
Phê duyệt
bước 1
Phê duyệt
bước 2
Phát điện thanh
toán và lưu hồ

Kiểm tra, soạn điện,
hạch toán
N
Y
N
N
Y
Y

Chuyên viên khách
hàng
Trưởng đơn vị/
Chuyên gia phê duyệt
Chuyên viên Trung
tâm Thanh toán và tài
trợ thương mại
Chuyên viên TTQT
Chuyên viên khách
hàng và TTQT
Chuyên viên khách
hàng
Kiểm soát viên Trung
tâm Thanh toán và tài
trợ thương mại
Giám đốc Trung tâm
Thanh toán và tài trợ
thương mại
Chuyên viên Trung
tâm Thanh toán và tài
trợ thương mại
Xử lý
Xử lý
25

×