Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM VÀO THỜI KỲ PHONG KIẾN VÀ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.42 KB, 36 trang )




TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ








TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
(SAU ðẠI HỌC)


TÊN ðỀ TÀI
ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO ðẾN ðỜI SỐNG XÃ HỘI
CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM VÀO THỜI KỲ
PHONG KIẾN VÀ HIỆN NAY














HỌC VIÊN THỰC HIỆN: CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
Võ Tấn Thạnh TS. ðinh Ngọc Quyên
Lớp: Cao học CNTP K20;
MSHV: M2213008.






Cần Thơ, tháng 6 năm 2014
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang i
MỤC LỤC
A. MỞ ðẦU 1

1. Lý do chọn ñề tài 1

2. ðối tượng nghiên cứu 1

3. Mục ñích và nhiệm vụ của ñề tài 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

B. NỘI DUNG 2

Chương 1: HOÀN CẢNH RA ðỜI VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT

HỌC PHẬT GIÁO 2

1.1 Hoàn cảnh ra ñời của Phật giáo 2

1.2 Nội dung cơ bản của triết học Phật giáo 4

1.2.1 Quan ñiểm của Phật giáo về thế giới quan 4

1.2.2 Quan ñiểm của Phật giao về nhân sinh 5

1.3 Quá trình Phật giáo du nhập vào nước ta 8

1.3.1 Nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn ðộ của Phật giáo Việt Nam 8

1.3.2 Phật giáo ở giai ñoạn ñầu du nhập vào Việt Nam 11

1.3.3. Sự du nhập từ Phật giáo phương Bắc 13

Chương 2: ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO ðẾN ðỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA
DÂN TỘC VIỀT NAM VÀO CÁC TRIỀU ðẠI PHONG KIẾN VÀ NGÀY
NAY 15

2.1 Ảnh hưởng của Phật giáo trong các triều ñại phong kiến 15

2.1.1. Ảnh hưởng của Phật giáo dưới thời ðinh, Tiền Lê 15

Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang ii
2.1.2. Ảnh hưởng của Phật giáo dưới thời nhà Lý 17


2.1.3. Ảnh hưởng của Phật giáo dưới thời Trần 19

2.2 Ảnh hưởng của phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay 23

C. KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32



Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 1
A. MỞ ðẦU
1. Lý do chọn ñề tài
Như chúng ta ñã biết, Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn của thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam, Phật giáo ñóng vai trò quan
trọng và không thể thiếu trong ñời sống tinh thần của ñại ña số bộ phận người dân.
Có thể nói Phật giáo là một trong những tôn giáo tín ngưỡng lâu ñời nhất ở nước
ta và hơn thế nữa, Phật giáo cũng từng là Quốc giáo của các thời ðinh, Tiền Lê,
Lý, Trần của nước ta trong thời kỳ phong kiến. Phật giáo ñã cùng nhân dân Việt
Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc ta. Từ thời kì Bắc Thuộc cho ñến
cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, chống ñế quốc Mỹ và cho ñến hôm nay
Phật giáo cùng với ðảng, với dân xây dựng một cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh
phúc. Vì vậy, việc tìm hiểu “ảnh hưởng Phật giáo ñến ñời sống xã hội của dân
tộc Việt Nam vào thời kỳ phong kiến và hiện nay”ñể hiểu sâu hơn về tôn giáo
này, và những gắn bó giữa và tấm ảnh hưởng của Phật giáo và dân tộc ta. Từ ñó có
cái nhìn ñúng ñắn hơn, ñồng thời tìm hiểu và tháo gỡ những trường hợp các phần
tử phản ñộng lợi dụng tôn giáo làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự tổ quốc.
2. ðối tượng nghiên cứu
ðề tài Phật giáo ñã ñược nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu,

trong ñó có những nghiên cứu rất sâu sắc, rất cạn kẻ và cũng không ít nghiên cứu
chỉ ñể làm thêm hơn về vấn ñề nào ñó nhằm giải ñáp các thắc mắc sai lệch của ñại
ña số người dân. Không những thế, trong công cuộc giữ nước, chống các âm mưu
xiên tạt của kẻ thù, với mục ñich lợi dụng tôn giáo ñê gây mất ñoàn kết, chia rẽ nội
bộ dân tộc thì trong các lớp dân quân tự vệ hay tự vệ cơ quan Phật giáo cũng ñược
lòng ghép vào dạy trong các buổi học chính trị. ðiều này cho ta thấy ñược một
ñiều quan trọng là Phật giáo không chỉ tác ñộng ñến ñời sống tinh thần, vật chất
mà còn ảnh hưởng ñến sự ổn ñịnh về chính trị, ñời sống nhân dân và của cả ñất
nước ta.
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 2
3. Mục ñích và nhiệm vụ của ñề tài
Tìm hiểu ảnh hưởng Phật giáo ñến ñời sống xã hội của dân tộc Việt Nam
trong thời kỳ phong kiến và hiện nay một mặt tìm hiểu về phật giáo, một tôn giáo
lớn và xuất hiện lâu ñời của thế giới cũng như của Việt Nam. Mặt khác tìm ra các
tác ñộng của Phật giáo ñối với ñối với Việt Nam như thế nào, và từ những tác
ñộng ñó nhân dân và ðảng ta ñã xây dựng phát triển nên nền Phật giáo Việt Nam
như thế nào ñể tạo niềm tin cho nhân dân ñể nhân dân yên tâm sản xuất phát triển
kinh tế xã hội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận này ñược thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, ñược xây dựng tuân thủ theo nguyên tắc
thống nhất và logic trong tiến trình lịch sử, tìm hiểu trên nền tảng lịch sử và các tài
liệu ghi chép của các nhà nghiên cứu trước. ðồng thời tiểu luận cũng sử dụng các
phương pháp diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, so sánh, chứng minh khái quát hóa
nhằm hoàn thành yêu cầu ñặt ra.
B. NỘI DUNG
Chương 1: HOÀN CẢNH RA ðỜI VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
1.1 Hoàn cảnh ra ñời của Phật giáo

Phật giáo là một trào lưu tôn giáo triết học xuất hiện ở miền Bắc Ấn ðộ cổ
ñại vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công nguyên. Khi ấy trong xã hội tình trạng
phân chia ñẳng cấp rất khắc nghiệt. Sự ra ñời của Phật giáo thể hiện con ñường
giải thoát con người khỏi nỗi khổ triền miên trong xã hội nô lệ Ấn ðộ. Người sáng
lập ra phật giáo tên là Siddharta (Tất ðạt ða), thuộc dòng họ Gootama, dòng họ
này thuộc tộc Sakya. Ngài là thái tử con của vua Tịnh Phạm và hoàng hậu Maya
của một ñất nước nhỏ ở miền Bắc Ấn ðộ nay thuộc nước NêPan. Về ngày sinh của
Ngài thì có nhiều tài liệu ghi chép khác nhau nhưng nhìn chung chủ yếu là ngài
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 3
ngày rằm tháng tư năm 624 trước Tây lịch (theo Nam tông); mùng tám tháng tư
năm 563 (theo Bắc tông). Nhưng theo truyền thống phật lịch thì tính ngày 15/4
(rằm tháng tư) gọi là ngày Phật ñản.
Bảy ngày sau khi thái tử ñược sinh ra, hoàng hậu Maya từ trần. Mặc dù là
dòng dõi ñế vương, nhưng trước bối cảnh xã hội phân cấp khắc nghiệt, với sự bất
lực của con người trước khó khăn của cuộc ñời và xã hội, ngài ñã có tư tưởng
muốn thoát ly, tầm ñạo. .Nhưng theo lệnh vua cha, ngài cưới công chúa Da-Du-
ðà-La là con vua Thiện Giác ở nước Kosala. Thái tử và công chúa Da-Du-ðà-La
có một người con trai là La-Hầu-La.
Sau những lần ñi dạo khỏi cổng thành, Ngài ñã nhìn thấy bốn cảnh ñời
thường cụ thể như: Cửa thành phía ðông gặp một người già, cửa thành phía Nam
gặp một người bệnh, cửa thành phía Tây gặp một người chết và cửa thành phía
Bắc gặp một vị Tu sĩ. Tù ñó, Ngài quyết ñịnh rời bỏ ngôi báu, cung ñiện, vợ
con…, ñể lên ñường tầm ñạo.
Mặc dù gặp sự can ngăn của vua cha, nhưng Ngài yêu cầu vua cha làm
cho Ngài bốn ñiều sau, nếu làm ñược thì Ngài sẽ ở lại, có là các ñiều: “Làm sao
cho con trẻ mãi không già, làm sao cho con mạnh mãi không ñau, làm sao cho con
sống hoài không chết và làm sao cho mọi người hết khổ”. Và sau ñó, lúc nửa ñêm,
Ngài vào phòng từ giã vợ ñẹp con ngoan ñể cùng Xa Nặc hướng về phía ðông
vượt thành, vượt dòng sông A-Nô-Ma, Ngài tự cạo bỏ râu tóc và khoác áo Sa môn

ñể xuất gia. Ngài xuất gia vào ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch.
Sau khi xuất gia, Ngài ña theo học ñạo với ðạo sư A-La-La, Ngài ñã
chứng thiền Vô Sở Hữu Xứ. Rồi học với ðạo sư Uất-ðầu-Lam-Phất, Ngài ñã
chứng quả vị Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Sau ñó Ngài theo con ñương tu hành
khổ hạnh nhưng vẫn không ñạt kết quả mà còn bị ñe dọa ñến tánh mạng bởi bệnh
tật và ñói rét. Ngài ñã thọ dụng bát cháo sữa của cô bé Sujata, trở lại con ñường
trung ñạo ñể tu hành.
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 4
Thái tử ñã ngồi nhập ñịnh suốt 49 ngày ñêm dưới cội Bồ-ñề. Phương pháp
hành thiền ñưa ñến giác ngộ gồm bốn giai ñoạn nhập ñịnh là: Sơ thiền, Nhị thiền,
Tam thiền và Tứ thiền. Trong ñêm thứ 49 Ngài chứng ñược Tam minh (tức là Túc
mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh). Lúc ñó nhằm ngày mùng 8 tháng
12 âm lịch, khi ấy Ngài 30 tuổi.
Từ ñó Ngài cùng các ñệ tử của mình (là các người bạn ñồng tu tại vườn
Nai và một số người giác ngộ khác) ñi khắp nơi ñể truyền ñạo và Ngài ñược suy
tôn với nhiều danh hiệu khác nhau như: ðức Phật (Buddha), Người giác ngộ hay
Thích ca mâu ni (Sakynmuni), Thánh Thích ca (vị thánh dòng họ Thích ca). Vào
ngày rằm tháng hai năm 544 âm lịch trước Công nguyên Ngài ñã nhập Niết Bàn
tại rừng Sa-la ở xứ Câu –ly, cách thành Ba-la-nại chừng 120 dặm. Khi ñó Ngài ñã
80 tuổi.
1.2 Nội dung cơ bản của triết học Phật giáo
Tư tưởng triết học Phật giáo ban ñầu chỉ là truyền miệng, sau ñó ñược viết
thành văn với thể thức kinh và ñược gọi là: “Tam tạng kinh”, gồm 3 tạng kinh ñiển
là: Tạng kinh, Tạng luật và Tạng luận, trong ñó thể hiện các quan ñiển về thế giới
quan và nhân sinh.
1.2.1 Quan ñiểm của Phật giáo về thế giới quan
Quan ñiểm về thế giới quan của Phật giáo ñược thể hiện tập trung ở nội
dung của ba phạm trù là: vô ngã, vô thường và duyên.
- Quan ñiểm “vô ngã” (không có cái “ta” cái “tôi” chân thực): Phật giáo

cho rằng thế giới xung quanh ta và cả con người không phải do một vị thần sáng
tạo ra mà ñược cấu thành bởi sự kết hợp của hai yếu tố vật chất và tinh thần. Vật
chất gọi là “sắc”, là cái có thể cảm giác ñược, nó bao gồm ñất, nước, lửa, không
khí. Tinh thần gọi là “danh” không có hình chất mà chỉ có tên gọi, bao gồm thụ
(cảm thụ), tưởng (sự suy nghĩ, tư tưởng), hành (ý muốn thúc ñẩy hành ñộng), thức
(sự nhận thức). Chính cái “danh” và cái “sắc” ñó kết hợp với nhau tạo thành “ngũ
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 5
uẩn”. Ngũ uẩn tác ñộng qua lại tạo nên vạn vật và con người. Nhưng sự tồn tại chỉ
là tạm thời, thoáng qua, không có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi mãi. Do ñó,
không có cái “bản ngã” hay cái tôi chân thực.
- Quan ñiểm “vô thường” (vận ñộng biến ñổi không ngừng): Quan ñiểm
này cho rằng thế giới là dòng biến ñổi không ngừng, không nghỉ theo chu trình bất
tận: sinh, trụ, dị, diệt. Vì vậy “có có – không không” luân hồi bất tận, thoáng có
thoáng không, cái còn chẳng còn, cái mất cũng chẳng mất.
- Quan ñiểm “duyên” (ñiều kiện giúp nguyên nhân thành kết quả): Phật
giáo cho rằng, mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ từ cái nhỏ ñến cái lớn nhất ñều
chịu sự chi phối của luật nhân duyên. Trong ñó duyên là ñiều kiện giúp nguyên
nhân thành kết quả. Kết quả ấy lại nhờ có duyên mà trở thành nhân khác. Nhân
khác lại nhờ có duyên mà thành kết quả mới, cứ như vậy mà tạo nên sự biến ñổi
không ngừng của các sự vật.
Ví dụ: Hạt lúa là nguyên nhân, nhờ có duyên (ñất, nước, ánh sáng, nhiệt
ñộ, ) mà có kết quả là cây lúa.
Trong thực tế quá trình nhân – quả là vô tận. Quá trình trước là cơ sở,
nguyên nhân cho quá trình sau.
Ví dụ: Tốt nghiệp lớp 12 là kết quả của 12 năm học tập, ñồng thời là
nguyên nhân cho vào ñại học. Tuy nhiên, tốt nghiệp ñại học ñồng thời cũng là
nguyên nhân cho việc học cao học
Như vậy, thông qua phạm trù “vô ngã, vô thường và duyên”, triết học Phật
giáo ñã bác bỏ quan ñiểm duy tâm cho rằng Brahman sáng tạo ra con người và thế

giới. Phật giáo cho rằng con người và sự vật ñược cấu thành từ các yếu tố vật chất
và tinh thần, các sự vật của thế giới nằm trong quá trình biến ñổi không ngừng. ðó
là quan ñiểm duy vật biện chứng về thế giới, mặc dù còn chất phác, mộc mạc
nhưng rất ñáng chân trọng.
1.2.2 Quan ñiểm của Phật giao về nhân sinh
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 6
Nội dung triết lý nhân sinh của Phật giáo ñược thể hiện tập trung gồm:
“Nghiệp”, thuyết “Tứ diệu ñế” và “Ngũ giới”.
* Nghiệp báo:
Là một ñịnh luật nhân quả trong vấn ñề luân lý, hay như người phương
Tây thường nói là “ảnh hưởng của hành ñộng”. Phật giáo không nhìn nhận có một
linh hồn trường cữu ñược tạo nên một cách ngẫu nhiên và ñộc ñoán. Phật giáo tin
có ñịnh luật và công lý thiên nhiên không phải do một ñấng thượng ñế toàn năng
hay một ðức Phật ñại từ ñại bi tạo nên.
Theo nghiệp báo chúng ta không nhất ñịnh trói buộc một hoàn cảnh nào vì
nghiệp báo không phải là số mạng cũng không phải tiền ñịnh do một uy lực huyền
bí nào ñó ñịnh ñoạt cho ta một cách bất khả kháng. Chúng ta có ñủ khả năng ñể
chuyển phần nào cái nhiệp theo ý muốn của chúng ta.
Nghiệp không nhất thiết là hành ñộng trong quá khứ mà thôi mà nó bao
trùm cả quá khứ và hiện tại, nó nói lên quá khứ chúng ta hành ñộng như thế nào và
trong tương lai chúng ta sẽ như thế nào cũng tùy thuộc vào hành ñộng chúng ta
trong hiện tại.
Tóm lai: tất cả nghiệp lực tùy thuộc vào nơi biến ñổi của tâm lực, và luôn
luôn sẵn sàng phát hiện trong muôn ngàn hiện tượng mỗi khi có cơ hội. Nghiệp là
năng lực cá biệt ñược chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Nghiệp thủ vai trò quan
trọng trong việc cấu tạo nên tâm tính con người, nghiệp giải thích hiện tượng mà
ta gọi là vĩ nhân, thiên tài, thần ñồng….
* Tứ diệu ñế:
- Một là khổ ñế: Là triết lý về cuộc ñời của mỗi con người là một bể khổ,

ít nhất có tám nỗi khổ (bát khổ). ðó là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ
biệt khổ, (yêu thương nhau mà phải xa nhau), oán tăng hội (ghét nhau mà phải gần
nhau), sở cầu bất ñắc (mong muốn mà không ñược), ngũ thụ uẩn (do năm yếu tố
tạo nên con người). Vậy con người ở ñâu, làm gì cũng khổ.
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 7
-Hai là nhân ñế (tập ñế): Giải thích nguyên nhân của sự khổ. Phật giáo cho
rằng nỗi khổ của con người là có nguyên nhân, Phật giáo ñưa ra 12 nguyên nhân
của sự khổ gọi là thuyết “Thập nhị nhân duyên”.
1. Vô minh: Là không sáng suốt;
2. Duyên hành: Là ý muốn thúc ñẩy hành ñộng;
3. Duyên thức: Tâm từ trong sáng trở nên u tối;
4. Duyên danh sắc: Sự hội tụ của các yếu tố vật chất và tinh thần sinh ra
các cơ quan cảm giác (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và ý thức);
5. Duyên lục nhập: Là quá trình xâm nhập của thế giới xung quanh vào
các giác quan;
6. Duyên xúc: Là sự tiếp xúc với thế giới xung quanh sinh ra cảm giác;
7. Duyên thụ: Là cảm thụ, sự nhận thức trước sự tác ñộng của thế giới bên
ngoài;
8. Duyên ái: Là sự yêu thích mà nảy sinh ham muốn dục vọng do cảm thụ
thế giới bên ngoài;
9. Duyên thủ: Do yêu thích rồi muốn chiếm lấy, giữ lấy;
10. Duyên hữu: Là sự tồn tại ñể tận hưởng cái ñã chiếm ñoạt ñược;
11. Duyên sinh: Là sự ra ñời, sinh thành do phải tồn tại;
12. Duyên lão tử: Là già và chết vì có sự sinh thành.
ðó là 12 nguyên nhân và kết quả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng luẩn quẩn
của nổi ñau nhân loại.
-Ba là diệt ñế: Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ ñều có thể tiêu diệt ñược ñể
ñạt tới trạng thái Niết bàn.
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học

Trang 8
-Bốn là ñạo ñế: Là con ñường tu ñạo ñể hoàn thiện ñạo ñức cá nhân, ñó
cũng là con ñường giải thoát khỏi nỗi khổ ñể ñạt tới hạnh phúc. Phật giáo ñưa ra
tám con ñường chân chính gọi là“Bát chính ñạo”.
1. Chính kiến: Là hiểu ñúng ñắn tứ diệu ñế;
2. Chính tư duy: Là suy nghĩ ñúng ñắn;
3. Chính ngữ: Nói năng phải ñúng ñắn;
4. Chính nghiệp: Giữ nghiệp một cách ñúng ñắn, không làm việc xấu, nên
làm việc thiện;
5. Chính mệnh: Giữ ngăn dục vọng ñúng ñắn;
6. Chính tinh tiến: Cố gắng nỗ lực ñúng hướng;
7. Chính niệm: Là tâm niệm tin tưởng vững chắc vào sự giải thoát;
8. Chính ñịnh: Là kiên ñịnh, tập trung tư tưởng cao ñộ mà suy nghĩ về tứ
diệu ñế, về vô ngã, vô thường.
Theo con ñường bát chính ñạo nói trên, con người có thể diệt trừ ñược vô
minh, ñạt tới sự giải thoát, nhập vào Niết bàn là trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, sáng
suốt, chấm dứt sinh tử luân hồi.
* Ngũ giới
Phật giáo ñưa ra năm ñiều răn ñể mỗi người chủ ñộng thực hiện nhằm ñem
lại lợi ích cho mình và cho mọi người ñó là “Ngũ giới”: bất sát (không ñược sát
sinh); bất dâm (không ñược dâm dục); bất vọng ngữ (không ñược nói năng thô tục,
bậy bạ); bất ẩm tữu (không ñược rượu trà); bất ñạo (không ñược trộm cướp). Năm
ñiều này dựa trên quan niệm từ bi bác ái, bình ñăng trên phương diện từ bỏ tội lỗi
cá nhân mà ñem lại trật tự an vui cho xã hội.
1.3 Quá trình Phật giáo du nhập vào nước ta
1.3.1 Nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn ðộ của Phật giáo Việt Nam
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 9
Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản ñầu tiên thật
ra không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là ñược truyền sang trực tiếp từ

Ấn ðộ. Dựa trên những chứng liệu lịch sử ñáng tin cậy, một số nhà nghiên cứu
chuyên sâu, có uy tín về Phật giáo ñã khẳng ñịnh ñiều này.
Quốc gia Âu Lạc ñã bị Triệu ðà thôn tính vào năm 179 TCN, và lập thành
quận Giao Chỉ. Năm 110 TCN, Nam Việt trở thành nội thuộc của nhà Hán, Giao
Châu theo ñó mà cũng quy về, và ñược chia thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu
Chân.
Trên lãnh thổ của nhà Hậu Hán, sau ñó ñã tồn tại ba trung tâm Phật giáo là
Luy Lâu, Lạc Dương và Bành Thành. Sử liệu cổ của Trung Hoa cũng không ghi
nhận ñược rõ ràng sự hình thành của hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành, chỉ
có Luy Lâu thuộc Giao Chỉ là ñược xác ñịnh rõ ràng và sớm nhất, và còn là bàn
ñạp cho việc hình thành hai trung tâm kia.
Từ nửa sau thế kỷ thứ II, Luy Lâu ñã tồn tại như một trung tâm Phật giáo
quan trọng và phồn thịnh. ðiều này cho thấy việc du nhập Phật giáo vào Giao
Châu là rất sớm, có lẽ từ ñầu công nguyên.
Vào ñầu công nguyên, Ấn ðộ ñã có ñược sự giao thương mạnh mẽ với
Trung ðông, và gián tiếp với vùng ðịa Trung Hải, do ñó họ cần có một nguồn
cung cấp nguyên vật liệu, vật phẩm cho sự giao thương này. Họ giong buồm, theo
gió mùa tây nam mà ñi về ñông. Họ ñến Giao Chỉ, rồi có thể từ Giao Chỉ mà lại
theo tiếp ñường biển hay ñường bộ vào trong nội ñịa Trung Hoa. Trong khi ñợi
gió mùa ñông bắc ñể quay về Ấn, sự lưu trú của số thương gia này ñã lan truyền
dần những nét văn hóa Ấn ðộ, trong ñó có việc thờ cúng Phật, tụng kinh… Những
tăng sĩ mà các thương nhân ñem theo trên thuyền buôn nhằm làm công việc cầu
khấn sự phù trợ của ñức Phật, là những người ñã trực tiếp truyền bá Phật học và
lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu.
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 10
Một số chứng liệu, lập luận ñáng chú ý khác cũng củng cố nguồn gốc khởi
thủy sớm sủa từ Ấn ðộ của Phật giáo Việt Nam so với Phật giáo Trung Hoa. Theo
ñó thì vào thời kỳ nhà Hán, Khổng và Lão giáo, ñặt biệt là Khổng giáo, ñã rất
mạnh, giới trí thức Khổng, Lão ñã chống lại Phật giáo, một luận thuyết tỏ ra khá

xa lạ với những chuẩn mực ñạo ñức, xã hội của Khổng, Lão. Do ñó mà Phật giáo
rất khó ñể có thể thâm nhập. Người Hán muốn ñưa Phật giáo vào, sau ñó ñã phải
mượn thuyết “hóa Hồ” ñể dễ dàng hơn trong việc thực hiện công việc này. Trong
khi ñó, ở Giao Châu, Phật giáo xem ra rất phù hợp với tín ngưỡng dân gian, nên
việc thâm nhập không gặp trở ngại, mà lại còn dễ dàng và nhanh chóng.
Vào thời ñó, dù từ Trung Hoa ñã có con ñường bộ ñi ñến Ấn gần hơn
ñường biển, nhưng con ñường xuyên qua Trung Á lại chứa ñựng nhiều hiểm nguy,
và ñường biển lại là con ñường an ninh hơn, không có núi non, sa mạc, hay cướp
bóc, giết chóc. Bằng chứng là vào ñầu thế kỷ thứ IV, con ñường bộ ñã dễ ñi hơn,
nhưng ñến cuối thế kỷ này, Pháp Hiển mới từ Trung Hoa sang Ấn, và ñến tận thế
kỷ thứ VII, Huyền Trang ñã phải trải qua không biết bao nhiêu gian nan mới ñi
trọn vẹn con ñường.
Ngoài ra còn có hai chứng liệu rất quan trọng cho nguồn gốc rất sớm của
Phật giáo Việt Nam. Thứ nhất, tập luận thuyết Phật giáo ñầu tiên bằng Hán tự, Lý
Hoặc Luận của Mâu Tử năm 198 ñã ñược viết ở Giao Chỉ, chứ không phải ở một
nơi nào khác sâu trong nội ñịa Hán. Thứ hai, vào thế kỷ thứ II, ở Giao Chỉ ñã có
một tăng ñoàn ñến 500 vị và khoảng 15 bộ kinh, trong khi ñến thế kỷ thứ III ở Hán
mới có tăng ñoàn.
Cũng do Phật giáo ñã ñược truyền trực tiếp từ Ấn ðộ vào Việt Nam ngay
từ ñầu công nguyên nên từ Buddha tiếng Phạn ñã ñược phiên âm trực tiếp sang
tiếng Việt thành Bụt. Phật giáo lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông. Và
trong con mắt của người Việt Nam nông nghiệp, Bụt như một vị thần luôn có mặt
ở khắp nơi, sẵn sàng xuất hiện cứu giúp người tốt và trừng trị kẻ xấu. Sau này,
sang thế kỷ IV – V, lại có thêm luồng Phật giáo ðại thừa Bắc tông từ Trung Hoa
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 11
tràn vào. Chẳng mấy chốc, nó ñã lấn át và thay thế luồng Nam tông có từ trước ñó.
Từ Buddha vào tiếng Hán phiên âm thành Phật; từ ñây từ Phật dần dần thay thế
cho từ Bụt: Bụt chỉ còn trong các quán ngữ với nghĩa ban ñầu (ví dụ: Gần chùa gọi
Bụt bằng anh), hoặc chuyển thành nghĩa ông tiên trong các truyện dân gian (như

Tấm Cám).
1.3.2 Phật giáo ở giai ñoạn ñầu du nhập vào Việt Nam
Như trên ñã nói, khởi thủy du nhập của Phật giáo vào Việt Nam là từ Ấn
ðộ, qua các ñoàn thuyền buôn mà người Ấn ñã ñem vào nước ta những sinh hoạt
và giáo lý Phật giáo.
Trên ñất Giao Chỉ vốn ñã hình thành một nền tín ngưỡng bản ñịa. ðối với
người dân nơi nàỵ, “Ông Trời là một ñấng ở trên cao, thấu hiểu mọi việc, biết rõ
người tốt kẻ xấu, từ ñó mà phù giúp người hiền, trừng phạt kẻ ác”. Quan niệm này
khiến cư dân Giao Chỉ dễ tiếp nhận thuyết nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật.
Ngoài Ông Trời, họ cũng quan niệm có những vị thần thánh khác như Thần Sấm,
Thần Mưa… như là những thủ hạ của Ông Trời. Họ cũng coi Ma Xó là linh hồn
của người chết còn tồn tại quẩn quanh trong nhà ñể phù trợ cho gia ñình. ðiều này
làm cho họ cảm thấy dễ gần gũi khi thuyết luân hồi tiếp xúc với họ. Người Giao
Chỉ cũng tin vào nguồn gốc con rồng cháu tiên của mình. Thêm vào ñó, trong thời
ñại lịch sử này, người Giao Chỉ không hề là những tín ñồ trung kiên của Khổng,
Lão giáo, nên sự thâm nhập của Phật giáo không gặp phải sự cản trở có ý thức.
Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng bản ñịa có sẵn với những sinh hoạt văn hóa,
giáo lý cơ bản của Phật giáo ñã hình thành nên một loại tín ngưỡng Phật giáo bình
dân trong thế kỷ ñầu tiên của công lịch.
Người Giao Chỉ xưa quan niệm Phật như là một vị Bụt, có phép thần
thông, nghe và biết mọi chuyện như Ông Trời, nhưng Bụt không ở trên cao, mà
thân cận với mọi người. Bụt hiện ra dưới nhiều hình thức ñể cứu người, giúp ñời.
Bụt thương người nhưng không trừng phạt kẻ ác như Ông Trời vẫn làm. Phép Bụt
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 12
là biểu hiện của quan niệm về Pháp trong thời kỳ này. ðó là phép thần thông của
Bụt. Mà cũng là những ñiều người ta làm theo nếu tin vào Bụt, như ñọc tam quy,
cúng dường, bố thí… Pháp cũng là niềm tin vào nghiệp báo, luân hồi, linh hồn bất
diệt. Quan niệm về Tăng khi ñó chỉ dừng lại ở tăng môn, chưa phải tăng ñoàn. ðó
là những tu sĩ khoác áo vàng. ðầu cạo trọc, rời bỏ gia ñình, của cải, thờ Bụt, ñọc

kinh Phạn. Quan niệm về nghiệp báo, luân hồi là ở sự làm lành gặp lành. Người ta
cũng quan niệm về từ bi, về công ñức. Làm công ñức cho kiếp sau ñược tốt ñẹp là
dâng thức ăn cho tăng môn, bố thí cho người nghèo khó. Quan niệm tiết dục cũng
là ở chỗ bỏ bớt những hưởng thụ cho riêng mình, ñể cho người khốn khó.
Vào thế kỷ thứ II, sự thâm nhập của Phật giáo ñã ở vào một giai ñoạn mới.
ðã hình thành tăng ñoàn, công việc hành ñạo từ ñó mà cũng ñi vào tổ chức, các
tăng sĩ bắt ñầu dịch kinh, sáng tác, chùa chiền cũng ñã ñược xây cất. Ở thế kỷ này,
sự hành ñạo cũng gặp một ít trở ngại từ phía những người ủng hộ Khổng, Lão.
Tuy nhiên, ñiều ñó không thể ngăn cản ñược ảnh hưởng của Phật giáo vì nó ñã
thâm nhập vào dân gian.
Tích Quang và Nhâm Diên là hai thái thú của hai quận Giao Chỉ và Cửu
Chân. Hai người này ñã ñẩy mạnh việc truyền bá văn hóa Hán cả trong sinh hoạt
kinh tế, phong tục tập quán, lẫn trong việc giáo dục, văn học. ðến ñời thái thú Sĩ
Nhiếp thì Hán học phát triển rất mạnh, nhưng chính ñiều này lại ñóng vai trò lớn
trong việc truyền bá tư tưởng, văn hóa Phật giáo. Việc ra ñời của Lý Hoặc Luận,
hay Kinh Tứ Thập Nhị Chương, những tác phẩm Phật học viết bằng Hán tự, là
minh chứng cho ñiều này.
Những kinh ñiển ñầu tiên ñược phiên dịch (như Tứ Thập Nhị Chương) là
ñã nhắm vào người xuất gia, chứ không phải vào quần chúng Phật tử trong dân
gian, do xuất phát từ một thực tế là sự du nhập và ñịnh hình Phật giáo giai ñoạn
này ñã mang tính học thuật chuyên sâu hơn. ðiều này cũng ñược thể hiện thông
qua hệ thống quan niệm giáo lý ñã mang nhiều nét kinh kệ hơn trước.
Quan niệm về Phật thì vẫn nối tiếp tín ngưỡng bình dân về Phật trong thế kỷ trước,
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 13
nhưng ñã mang màu sắc Hán hơn khi những khái niệm của Khổng, Lão ñược ñưa
vào. Trong Lý Hoặc Luận, Phật ñã ñược trình bày như nguyên tổ của ðạo và ðức
nhưng vẫn mang màu sắc biến hóa thần thông. Về Pháp, giới Phật tử trí thức có
cách quan niệm gần với “ñạo” (sau thành “ñạo pháp”). Trong giới Phật tử dân dã,
pháp vẫn là phép Phật, là phép tam quy, ngũ giới, cúng dường. Tăng ñồ thì coi ñạo

như lời Phật dạy về vô thường, vô ngã, cách giữ tâm gìn ý, tu chứng Niết bàn.
Quan niệm về tăng là phải thực hiện 250 giới luật, cạo ñầu, y vàng, từ bỏ tài sản,
khất thực, hóa ñạo. Ni giới chưa có vào lúc này.
Vào thời kỳ này, Niết Bàn ñã là mục ñích của người xuất gia. Luân hồi và
nghiệp báo vẫn tiếp tục tồn tại trong tín ngưỡng dân gian. Quan niệm vô ngã ñã
ñược nói ñến trong Tứ Thập Nhị Chương, nhưng chưa phổ biến lắm trong trong
dân gian, có lẽ vì bị xem như mâu thuẫn với quan niệm linh hồn bất tử.
Tinh thần hòa ñồng giáo lý là nét nổi bật trong sự du nhập và ñịnh hình Phật giáo
Giao Châu trong thế kỷ thứ II này. Phật giáo thâm nhập vào ñây một cách êm
thấm, không có sự chống ñối của tín ngưỡng dân gian. Tuy Phật giáo cũng phải có
một ít nỗ lực trước giới cai trị Hán tộc, nhưng không bằng sự phản kháng, mà
bằng sự hòa ñồng. ðiều này xuất phát từ tinh thần cởi mở của Phật học, và Phật tử
thì sẵn sàng học hỏi, ñối thoại với những tư tưởng khác. Kết quả của tinh thần này
là không những ñã sử dụng ñược từ ngữ Nho, Lão ñể truyền bá Phật giáo, mà còn
làm cho nghững người theo Khổng, Lão thấy ñược chiều sâu của Phật học.
1.3.3. Sự du nhập từ Phật giáo phương Bắc
Từ thế kỷ thứ III, Phật giáo tại Giao Châu vẫn tiếp tục tự phát triển mạnh
mẽ, với sự xuất hiện của Tăng Hội (sống vào thế kỷ thứ III) và tư tưởng thiền của
ông. Ông không những là sáng tổ của Thiền học Việt Nam, mà còn là người ñầu
tiên ñem thiền học phát huy ở Trung Hoa (Tăng Hội ñã ở trên ñất Ngô từ năm 255
ñến 280).
Thiền ñịnh Việt Nam, từ nguyên thủy vốn không phải ñược truyền từ
Trung Hoa sang. Nó ñã xuất hiện, dù có thể hoàn toàn là bước ñầu, ở Giao Chỉ, từ
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 14
trước Tăng Hội. Trong Tứ Thập Nhị Chương, danh từ thiền ñịnh ñã một lần ñược
nhắc ñến. Kinh này còn nói ñến “quán thiên ñịa, niệm vô thường”, là một phép
thiền, gọi là Vô thường quán. Nhưng dù sao, ñến thế kỷ thứ III, có lẽ ñã có một
thực tế là Phật giáo từ phương Bắc, cho dù có hình thành những trung tâm muộn
hơn, cũng ñã bắt ñầu có ảnh hưởng trở lại lên Phật giáo Giao Chỉ. Cho dù Tăng

Hội có một vai trò lớn ñến ñâu thì sử sách cũng ghi nhận rằng trong thế kỷ này,
các kinh sách về thiền ñã ñược ñem từ Lạc Dương xuống, và Tăng Hội cũng là
một người ñã học tập, lĩnh hội ñược tư tưởng Phật giáo ðại thừa Trung Hoa.
ðại thừa (Mahayana) hoàn toàn không xa rời Phật pháp, nhưng về chủ
trương, nó khác với Tiểu thừa (Hinayana) vốn xuất phát từ Phật giáo Nguyên thủy
(Thérévada). ðại thừa không cố chấp vào kinh ñiển, trong khi Tiểu thừa thì phải
nhất nhất bám sát vào ñó. ðại thừa chủ trương “tự giác” và “giác tha”, tức giác
ngộ cho chính mình và cho người khác, trong khi Tiểu thừa chỉ nhắm vào việc
giác ngộ cho bản thân. Tiểu thừa chỉ thờ một Phật Thích Ca và bậc tu cao nhất là
ñến La Hán. ðối với ðại thừa, họ thờ nhiều Phật, và bậc tu cao nhất lên ñến Bồ
Tát. Có thể nói những quan niệm, chủ trương của ðại thừa - một trong những tông
phái lớn nhất của Phật giáo (một tông phái lớn khác là Kim Cang thừa) có xuất
phát ñiểm từ Trung Hoa, ñã có một sự thâm nhập mạnh mẽ xuống phương Nam kể
từ thế kỷ thứ ba trở ñi, ñể lại những dấu ấn phổ biến trong sinh hoạt Phật giáo,
cũng như trong tín ngưỡng dân gian.
Sự thâm nhập của Phật giáo phương Bắc sau ñó còn ñược thể hiện ở việc
các thiền sư lớn, những người sáng lập ra những thiền phái có vị trí lớn trong lịch
sử Phật giáo Việt Nam, ñều ít nhiều có liên hệ và tiếp thu Phật giáo Trung Hoa.
Thiền sư Tỳ Ni ða Lưu Chi (sống vào thế kỷ thứ VI), người sáng lập ra
thiền phái mang tên ông, truyền ñến 19 ñời, ñến ñầu thế kỷ XIII, là một người gốc
nam Thiên Trúc, vân du về phía ñông bắc (562), tiếp xúc với Phật giáo Trung Hoa
và hành ñạo tại ñây, ñến năm 580 thì vào nước ta.
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 15
Năm 820, thiền sư Vô Ngôn Thông

sinh năm 759 tại Quảng Châu, Trung
Quốc
,
từ nội ñịa Trung Hoa xuống Giao Châu và sáng lập thiền phái này.

Sau này, vào thế kỷ XI, Thảo ðường vốn cũng là một thiền sư Trung Hoa
ñang hành ñạo tại Chiêm Thành, bị quân chinh phạt của vua Lý Thái Tông bắt
ñem về Thăng Long. Sự uyên thâm Phật pháp của người này sau ñó ñược nhận ra,
ñược nhà vua ñưa về làm Trụ trì tại chùa Khai Quốc, và lập ra một thiền phái lớn
của Phật giáo Việt Nam, thiền phái Thảo ðường.
Như vây, từ những cơ sở trên ñây, khi nói về sự du nhập của Phật giáo vào
Việt Nam, ta có thể xem việc này ñã cơ bản hoàn tất trước thế kỷ thứ X, khi mà
một mặt có sự du nhập trực tiếp từ Ấn ðộ cộng với sự ảnh hưởng của Phật giáo
ðại thừa từ phương Bắc sau ñó, mặt khác là sự sản sinh, hình thành nền thiền học
Việt Nam với những thiền phái ñầu tiên nhưng lại rất lớn mạnh. Từ ñây ñã tạo một
tiền ñề vững vàng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam về sau, mà ñỉnh ñiểm
là giai ñoạn thế kỷ X – XIV.
Chương 2: ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO ðẾN ðỜI SỐNG XÃ HỘI
CỦA DÂN TỘC VIỀT NAM VÀO CÁC TRIỀU ðẠI PHONG KIẾN VÀ
NGÀY NAY
2.1 Ảnh hưởng của Phật giáo trong các triều ñại phong kiến
2.1.1 Ảnh hưởng của Phật giáo dưới thời ðinh, Tiền Lê
Dưới chính sách ñô hộ hà khắc của nhà ðường, việc học hành của quần
chúng bị hạn chế, kẻ sĩ ngoài ñời thì vốn ñã không nhiều lại còn bị dòm ngó, răn
ñe. Vì thế, do vốn ñã thâm nhập sâu trong ñời sống dân gian, một cách tự nhiên,
trách nhiệm xã hội ñược ñặt lên vai giới tăng sĩ Phật giáo. Ngoài việc hướng dẫn
tinh thần, ñạo ñức, còn trực tiếp lo toan những công việc thuộc nhu cầu thực tế của
dân chúng. Họ còn mở lớp dạy chữ ở chùa cho mọi con em, như trường hợp của
Lý Công Uẩn ñã từng nhận ñược sự giáo dục nơi cửa chùa. Chính tại ñây họ ñã
nuôi dưỡng ý thức dân tộc, lòng yêu nước cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên,
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 16
không ñể nó bị mai một, bị “mất gốc” sau hàng trăm năm Bắc thuộc. Họ không
phải là những thầy lang nhưng lại có kiến thức y dược, trực tiếp chuẩn trị, hốt
thuốc cho mọi người. Họ ñứng ra làm các công việc cầu an, ma chay, chọn ñất,

chọn ngày cho việc xây cất, khai trương làm ăn… Giới tăng sĩ vốn là thành phần
có học thức, lại không thuộc thành phần thống trị, gần gũi với dân chúng, nên có
ñược sự cảm thông, chia sẻ nỗi khổ của người dân trong cảnh ñô hộ. Và từ ñó nhà
chùa ñã thực sự trở thành nơi hun ñúc lòng yêu nước, một trung tâm của ý thức và
niềm tin vào ñộc lập dân tộc, có sức ảnh hưởng rộng khắp trong dân gian. Ngay
trong thời kỳ tiền ñộc lập, Phật giáo ñã ñóng một vai trò rất lớn về mặt tinh thần, ý
chí trên bước ñường ñấu tranh của dân tộc.
Sau Ngô Quyền, các triều ñại ðinh, Tiền Lê, Lý ñã nỗ lực xây dựng một
quốc gia ñộc lập về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, và ñóng góp của
Phật giáo trong buổi ñầu này rất quan trọng.
Vào thời ðinh, Lê, thiền phái Tỳ Ni ða Lưu Chi ñã truyền ñến ñời thứ 11,
12, và ảnh hưởng của họ trong dân gian vẫn rất mạnh. Những thiên chức xã hội mà
nhà Phật ñã gánh vác trong những thế kỷ vừa qua, nay vẫn tiếp tục. Mặt khác triều
ñình cũng biết trọng dụng họ, xem những cao tăng uyên bác như những cố vấn, có
thể bàn luận, giải quyết những vấn ñề chính sự.
Thiền phái Tỳ Ni ða Lưu Chi vốn mang nhiều yếu tố Mật giáo. Mật giáo
quan niệm trong vũ trụ có một lực lượng siêu nhiên mà nếu biết sử dụng, người tu
hành sẽ bước mau trên con ñường thành ñạo, có thể là tức thời. Mật giáo chú trọng
cúng bái, thần chú, ấn quyết. Thêm vào ñó, sấm vĩ, phong thủy cũng là một yếu tố
của Phật giáo Việt Nam trong một thời kỳ dài. Sấm vĩ là sự suy trắc về tương lai
trên cơ sở âm dương, ngũ hành tương khắc. Phong thủy là môn thuật xem xét ñịa
thế trong tương quan với thành bại, vận mệnh của công việc, con người, quốc gia,
trên cơ sở sự sắp xếp tinh tú trên bầu trời và “long mạch” trên mặt ñất. Chính sự
kết hợp của Mật giáo, sấm vĩ, phong thủy ñã ñẩy mạnh vai trò xã hội của Phật giáo
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 17
trong những thế kỷ trước khi giành ñược ñộc lập, và ngay cả ở buổi ñầu của kỷ
nguyên này.
Sự thực hành, trì chú Mật giáo rất phổ biến ở thời ðinh và Tiền Lê. Vào
năm 1965, tại làng Trường Yên thuộc kinh ñô Hoa Lư cũ, ñã tìm thấy một bia ñá

dựng vào năm 973, nhà ðinh, khắc những câu kệ và chú ðà La Ni. Cũng ñã phát
hiện một kinh tạng dựng năm 995 thời Lê ðại Hành, với một bài kệ có nhắc ñến
“Phật ñỉnh ðà La Ni”.
Sách sử cũng ghi lại rằng thuở ñầu lập quốc, các thiền sư ñã mở những
cuộc vận ñộng gây ý thức quốc gia. Họ ñã sử dụng những môn thuật sấm vĩ và
phong thủy trong các cuộc vận ñộng này, như “tuyên truyền” những sấm vịnh về
nền ñộc lập dân tộc lâu dài, về vận số của một triều ñại, về long mạch quốc gia và
sự trù ếm nó của người Hán tộc phương Bắc nay ñã ñược khai thông…
Năm 971, vua ðinh Tiên Hoàng ñã phân ñịnh giáo tầng cho tăng sĩ lần
ñầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, và ban chức Tăng thống cho sư Ngô
Chân Lưu của phái Vô Ngôn Thông. Ngô Chân Lưu trở thành Khuông Việt ðại
Sư, và vua ðinh cũng ñã chính thức xem Phật giáo như là những nguyên tắc chỉ
ñạo tâm linh cho chính sự. Cũng trong thế kỷ thứ X, vua Lê ðại Hành ñã mời các
sư Pháp Thuận (914-990), Vạn Hạnh (~938 – 1025) làm cố vấn chính sự. Cả
Khuông Việt và hai vị sau ñều tiếp tục giúp vua Lý Thái Tổ sau này.
2.1.2 Ảnh hưởng của Phật giáo dưới thời nhà Lý
Vào thời ñại nhà Lý, Phật giáo vẫn tiếp tục giữ một vai trò rất lớn về mặt
chính trị. Ngay ñiểm khởi ñầu, tức là việc lập nên triều ñại này, Phật giáo ñã ñóng
vai trò quyết ñịnh.
Tuy ñã giúp nhà Tiền Lê, nhưng trước tình trạng tệ lậu của quốc gia dưới
sự cai trị của Lê Long ðĩnh, sư Vạn Hạnh ñã không ngần ngại ủng hộ Lý Công
Uẩn lên ngôi, chấm dứt chế ñộ dã man của Lê Ngọa Triều, bằng một cuộc vận
ñộng quần chúng qua sấm truyền về vận mệnh dân tộc gắn với chữ Lý, vốn ñã
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 18
ñược nhà sư ðịnh Không nói ñến từ hai thế kỷ trước. Với việc Lý Công Uẩn xuất
thân là một môn sinh của nhà chùa và vai trò của sư Vạn Hạnh, sẽ không ngoa khi
nói rằng bước ñầu dựng lên nhà Lý công ñầu thuộc về Phật giáo. Sư Vạn Hạnh
cũng là người ñược tin rằng ñã thuyết phục Lý Công Uẩn dời ñô từ Hoa Lư về
Thăng Long với ý nguyện bảo vệ lâu dài nền ñộc lập dân tộc.

Các tăng sư Phật giáo cũng trực tiếp tham dự chính sự qua việc trực tiếp
thiết lập các kế hoạch, thảo văn thư, tiếp sứ thần, bàn luận cả những vấn ñề về
quân sự. Tuy can dự vào chính sự nhưng tăng sư Phật giáo không hề chủ trương
tham gia chính quyền, nên sau ñó, khi triều ñình ñã vững mạnh hơn, có thể tự
mình gánh vác tất cả, thì họ lại tự nhiên lui về với chức năng vốn có của mình, là
hướng dẫn tinh thần và ñạo ñức, lui về với việc tu ñạo của mình khi nhiệm vụ ñối
với quốc gia, với quảng ñại quần chúng ñã hoàn thành.
Phật giáo thời Lý cũng có ảnh hưởng rất lớn lên văn hóa - nghệ thuật.
Về phương diện học thuật, Phật giáo Việt Nam giai ñoạn này, mà chủ thể
là các tăng sĩ, thiền sư, ñã có công ñào tạo một lớp trí thức có trình ñộ uyên thâm
cả Phật, Nho, Lão, nhưng lại không cố chấp và biết dung hợp những dị biệt giữa
ba hệ thức triết lý này. Nhiều thiền sư am tường cả tam giáo (Khuông Việt, Vạn
Hạnh, ðạo Hạnh, Viên giác, Mẫn Giác…), và sẵn sàng truyền thụ cho các môn ñệ
những tinh túy của các quan niệm chính trị - xã hội của Nho giáo. Khi nghị bàn
chính sự họ cũng sẵn sàng sử dụng lý luận Nho học. Kiến thức Nho ñược sử dụng
theo tinh thần Phật giáo ñã ñóng góp khá nhiều cho học thuật và chính trị ñời Lý.
Dưới sự tác ñộng, hướng dẫn tinh thần của các thiền sư, Phật giáo dưới
thời Lý ñã tạo dựng một bản sắc văn hóa chính trị ñầy tính nhân bản. Nhà Lý ñã
ñược xem như một triều ñại thuần từ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Các
vị vua của triều ñại này có cuộc sống ñạo ñức và tâm linh. ðã không có cảnh tranh
ñoạt, bạo loạn, cực hình, mà thay vào ñó bằng một ñường lối chính trị khoan dung,
ñộ lượng, từ bi với thần dân và với cả kẻ thù (vua Lý Thái Tông tha tội cho Nùng
Trí Cao, vua Lý Thánh Tông không giết Chế Củ, vua Chiêm Thành). Xã hội vì ñó
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 19
mà bình an, phú cường, ñoàn kết, tạo nên những chiến tích trước Chiêm Thành
phía Nam và cả Tống quốc hùng mạnh phương Bắc.
Phật giáo giai ñoạn này cũng có những ñóng góp to lớn ñối với sinh hoạt
văn học. Văn học Phật giáo ñã trở thành dòng văn học chủ ñạo của thời này.
Những công trình kiến trúc và ñiêu khắc Phật giáo cũng ñóng góp những

giá trị mỹ thuật cho triều ñại nhà Lý. Những công trình này giờ ñây không còn lưu
lại bao nhiêu, nhưng sử sách ghi lại là vào các triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thánh
Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông ñã xây, lập rất nhiều chùa, ñiện, tháp, tiến
hành ñúc, vẽ nhiều tượng, tranh Phật. Những công việc này không phải chỉ nhằm
cho hoàng tộc, mà ở khắp nơi trong dân chúng. Một công trình nhà Lý mà nay vẫn
là một trong những biểu tượng của dân tộc Việt, chính là Chùa Một Cột, ñược xây
từ năm 1049, khi ñó gọi là Chùa Diên Hựu.
Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của Phật giáo lên ñời sống chính trị, văn hóa,
tinh thần vào thời nhà Lý ñược cho là có quá nhiều màu sắc mê tín. Có lẽ nhận
ñịnh như vậy có phần hơi khắt khe. Cho dù có những yếu tố Mật giáo, sấm vĩ,
phong thủy, nhưng ñây lại là những cái ñã góp phần không nhỏ cho vị trí của dân
tộc Việt Nam kể từ thời nhà ðinh ñến lúc ñó, và tính mê tín của nó thật ra cũng
không bằng ở giai ñoạn suy ñồi của Phật giáo như vào thời Lê Sơ hay thời Pháp
thuộc.
2.1.3 Ảnh hưởng của Phật giáo dưới thời Trần
Sự ảnh hưởng của Phật giáo dưới ñời nhà Lý vẫn ñược tiếp tục dưới ñời
Trần.
Vào ñầu thế kỷ XIII, ñã có sự dần dần sáp nhập vào với nhau của ba thiền
phái Tỳ Ni ða Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo ðường. Thiền phái Yên Tử từ
ñây mà hình thành. Thiền phái này sau ñó, dưới sức ảnh hưởng rất lớn của vua
Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ, ñã có một bước phát triển lớn, trở thành
thiền phái Trúc Lâm (thiền phái duy nhất dưới ñời nhà Trần). Có thể nói, thời ñại
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 20
nhà Trần là thời ñại Phật giáo nhất tông, mà thiền sư Hiện Quang (là một thiền sư
thuộc ñời thứ 14 phái thiền Vô Ngôn Thông), tu ñạo tại núi Yên Tử, là vị khai tổ
của sự nhất tông này.
Vua Trần Thái Tông (1218-1277) không nằm chính thức trong tông phả
của Trúc Lâm, nhưng có nhiều cơ duyên với Phật giáo, với thiền phái này. Ông ñã
tự tu học Phật ñạo và ñể lại nhiều tác phẩm Phật học có giá trị.

Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) lại là một chân truyền chính thức ñời
thứ sáu của Yên Tử, ông xuất gia năm 1299, sau 21 năm làm vua, lấy hiệu là Trúc
Lâm ðầu ðà [3] . Ông là người có công ñầu trong việc xây dựng một giáo hội
hoàn toàn thống nhất, chính thức dựng nên thiền phái Trúc Lâm chủ trương nhập
thế.
Tư tưởng Phật học của thiền phái Trúc Lâm có thể có những biến thể ít
nhiều khác nhau, trình bày khác nhau, nhưng tựu trung có thể xem tư tưởng của
Tuệ Trung Thượng Sĩ, là ñiển hình nhất, ñộc ñáo nhất. Người này ñã phát triển
học thuật của Yên Tử theo khuynh hướng thực chứng, không cố chấp vào kinh kệ,
ñiển tự. Ông quan niệm giáo lý, việc học ñạo không phải ở lý thuyết, mà là ở tồn
tại của chính mình, hãy quay về chính bản thân mình, không phải ñi tìm kiếm ở
Phật tổ. Ông nổi tiếng ở những quan niệm trái ngược với thái ñộ cả chấp, như từng
giảng rằng “sắc chẳng phải không, không chẳng phải sắc”. Ông cũng phê phán
rằng khi ñặt ra vấn ñề giải thoát chính là ñã dựng lên ranh giới giữa phiền trượt và
giải thoát, giữa mê và ngộ, giữa phàm và thánh, giữa sinh tử và niết bàn. Chính sự
“nhị kiến”này làm ta bị bó buộc vào vòng sinh tử, khiến người ta mãi mãi là kẻ
phàm nhân. Ông cũng ñả kích sự cả chấp trong việc thực hành trì giới. Theo ông,
sự siêu việt vượt lên trên tội - phúc khi trì giới là ở chỗ không có sự ràng buộc vô
ích vào nó. Với những quan niệm như vậy, quả thật vị thiền sư này ñã khai mở
một ñường hướng mới sâu sắc, uyên thâm ñích thực trong Phật học Việt Nam.
Trong buổi ñầu nhà Lý, các thiền sư còn can dự trực tiếp vào công việc
chính sự. Triều ñình cần ñến sức học, tài ngoại giao, khả năng giáo dục, sự liên kết
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 21
nhân tâm của họ. Nhưng ñến ñời Trần, tình hình ñã khác ñi. Các vua Trần là
những người có tri thức, lại uyên bác Phật học. Nhưng dù vị trí trực tiếp trong
công việc chính sự của các tăng sĩ không còn nữa, Phật giáo lại vẫn phát triển rực
rỡ hơn bao giờ hết, ảnh hưởng trực tiếp lên chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội ñời
Trần, trở thành một tinh thần dân tộc thời bấy giờ.
Với sự việc vua Trần Thái Tông chuyên tâm học Phật, vua Trần Nhân

Tông xuất gia, xây dựng thiền phái Trúc Lâm, anh vợ của vua Trần Thánh Tông
thì trở thành Tuệ Trung Thượng Sĩ, vua Trần Anh Tông cũng có chủ ñích tu ñạo
sau khi nhường ngôi (nhưng chưa kịp thì băng hà), Phật giáo thật sự trở thành một
thế lực tinh thần ủng hộ cho chính trị, và ngược lại, triều ñình là một quyền lực
củng cố cho Phật giáo. Có thể giai ñoạn Nhân Tông là giai ñoạn Phật giáo hưng
thịnh cực ñộ ở nước ta.
Phật giáo Trúc Lâm chủ trương nhập thế, ñạo Phật phụng sự ñời sống, ñời
sống tâm linh giải thoát ñời sống xã hội, Phật giáo ñời Trần thật sự tạo nên một sự
thống nhất chính trị, thống nhất tinh thần dân tộc trên phương diện quốc gia một
cách rộng khắp. Yếu tố liên kết nhân tâm của Phật giáo Trúc Lâm ñã khiến thời kỳ
này có một nền tảng chính trị bình dị, dân chủ, thân dân. Một tiếng “ñánh” ñồng
lòng của Hội nghị Diên Hồng và ba lần liên tục ñánh bại quân xâm lược nhà
Nguyên, chính là thể hiện sự thống nhất dân tộc trên tinh thần Phật giáo.
Về phương diện văn hóa, Phật giáo giai ñoạn này cũng là yếu tố chủ lực,
quyết ñịnh. Cuộc ñời tu học của Trần Thái Tông ñã tạo ra một không khí học Phật
thật sự trong giới trẻ, trí thức ở Thăng Long và trong cả nước. Tấm gương thành
ñạt trong Phật học của Thánh Tông và Tuệ Trung khi còn trẻ cũng là một ñộng lực
cho việc này.
Phật giáo ñời Trần mang một tinh thần khoan dung và tự do. Chính ñều
này gây dựng nên những nét văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc vào thời kỳ này. Phật
giáo không chỉ trích Nho, Lão, mà ñể cho các giáo lý này tự do phát triển. Trong
không khí học tập tự do và cởi mở, triều ñình ñãi ngộ hiền sĩ một cách kính cẩn,
Trường ðại học Cần Thơ Tiểu luận Triết học Sau ñại học
Trang 22
ñã phát triển sự học lên rất nhiều, và cũng nhiều người tài giỏi xuất hiện. Chính từ
tinh thần dung hợp và khai phóng này của Phật giáo mà nền học vấn thời Trần
không bị ràng buộc bởi khoa cử, thực hiện chính sách tự do tôn giáo, không phân
biệt sĩ phu ñược ñào tạo từ truyền thống giáo lý nào. ðiều ñó ñã xây dựng nên một
nền văn học rạng rỡ và ñầy ý thức tự tin. Thi ca thời Trần vì thế mà mang ảnh
hưởng sâu ñậm của thiền học, thi sĩ nhìn sự việc bằng con mắt của người biết tĩnh

tâm thiền quán.
Sinh hoạt Phật giáo cũng là một nét ñáng kể trong ñặc ñiểm văn hóa thời
kỳ này. Việc vua Nhân Tông (người ñã ñánh bại quân Nguyên, ñem thịnh trị, an
bình về cho xã tắc) xuất gia, khiến cả nước hướng về ngọn núi Yên Tử, việc tu
luyện Phật pháp thật sự sôi nổi trong nước. Chùa, tháp mọc lên khắp nơi, khiến
Nho gia Lê Bá Quát ñã than rằng dân chúng chỉ lo lập chùa mà không lo lập
trường học, văn miếu. Sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thì nói “số người
cắt tóc làm tăng ni cũng bằng nửa số dân thường”. Tất nhiên thực tế khó mà ñến
mức như vậy, nhưng ñiều ñó cho thấy tầm mức quá sức rộng lớn của sinh hoạt
Phật giáo lúc ñó, ñến nỗi, ý thức ñược nguy cơ tăng sĩ quá ñông mà không thủ trì
nghiêm túc giới luật sẽ dẫn ñến suy vong của chính giáo hội, phái Trúc Lâm ñã in
Tứ Thần Luật và tổ chức học tập cho giới tăng sĩ về giới luật, ñịnh ra những quy
chế rõ ràng trong việc tổ chức, sinh hoạt, quản lý giáo hội.
Vào thời này nhà chùa cũng ñã thực sự trở thành một lực lượng kinh tế.
ðiều này cũng dễ hiểu trước sự ủng hộ của triều ñình và thế lực chính trị, xã hội,
tinh thần của Phật giáo. Chùa chiền khắp nơi ñã chiếm hữu nhiều ruộng ñất. Sử
sách còn ghi lại là ruộng ñất ñược dâng tặng rất nhiều cho các chùa Báo Ân,
Quỳnh Lâm, Sùng Nghiêm, Vĩnh Nghiêm, Thanh Mai, Côn Sơn, là những chùa
lớn thời ñó. Riêng chùa Quỳnh Lâm ñã có hơn 1.000 mẫu ñất và có tới 1.000
người làm ruộng. Lợi tức thu ñược từ ñây có lẽ ñã ñược sử dụng vào Phật sự và
tăng sự của toàn giáo hội.

×