Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

nâng cao chất lượng tổng mức đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng mỏ thuộc tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam do công ty cp tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.33 KB, 104 trang )

Luận văn thạc sỹ kinh tế
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Xây
dựng Hà Nội, các cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế Xây dựng, Khoa Đào tạo
Sau Đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bản luận văn
này. Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS. Đinh
Văn Khiên đã hết lòng ủng hộ và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng khoa học đã
đóng góp những góp ý, những lời khuyên quý giá cho bản luận văn này.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Công ty CP Tư vấn đầu tư Mỏ và
Công nghiệp đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tác
giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó
khăn và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn
thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2010
Nguyễn Văn Hòa
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
Luận văn thạc sỹ kinh tế
MỤC LỤC
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
Luận văn thạc sỹ kinh tế
DANH MỤC CÁC BẢNG
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
Luận văn thạc sỹ kinh tế
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty CP Tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp
Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực lập tổng mức đầu tư Error: Reference
source not found


Sơ dồ 2.3: Sơ đồ xương cá thể hiện các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến
chất lượng tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng mỏ.
Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.4 : Các tồn tại, hạn chế liên quan đến chất lượng tổng mức đầu tư.
Error: Reference source not found
Sơ đồ 3.1: Các giải pháp nâng cao chất lượng tổng mức đầu tư Error:
Reference source not found
Sơ đồ 3.2: Quy trình lập quản lý chất lượng tổng mức đầu tư trong Error:
Reference source not found
Sơ đồ 3.3: Quy trình đào tạo nâng cao nguồn nhân lực Error: Reference
source not found
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
Luận văn thạc sỹ kinh tế
MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết của đề tài.
Theo chiến lược phát triển ngành than đến năm 2015, có xét triển vọng
đến 2025 đã được Chính phủ phê duyệt cho thấy cân đối cung cầu than cám,
nhất là than cám cho điện bị thiếu hụt sẽ phải nhập khẩu than năng lượng cho
các nhà máy nhiệt điện phía Nam: 8 triệu tấn (2012); 32 triệu tấn (2015); 105
triệu tấn (2020) và 215 triệu tấn (2025), dự kiến bù đắp sự thiếu hụt bằng than
nhập khẩu từ các nước trong khu vực như Indonexia, Australia.
Thực hiện Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ về Chiến lược phát
triển ngành Than Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam đã khẩn trương tiến hành lập và trình Bộ Công Thương điều chỉnh Quy
hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2015, có xét triển vọng đến
2025. Quy hoạch tập trung đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lược đã được
Chính phủ phê duyệt đến năm 2025: trên 80 triệu tấn than thương phẩm, cụ
thể như sau: Năm 2010: 50 triệu tấn; 2015: 63 triệu tấn; 2020: 69 triệu tấn và
2025: 84 triệu tấn.
Để đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế quốc dân theo Quy hoạch Tập

đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phải giải quyết những nhiệm
vụ cấp bách sau:
Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nâng cấp và gia tăng tài nguyên
trữ lượng than được xác minh đạt mức không những bù đắp được phần trữ
lượng than khai thác trong giai đoạn đến năm 2025 mà còn bổ sung để duy trì
và nâng cao mức sản lượng than giai đoạn sau năm 2025, với mục tiêu chính
là: Đến năm 2015 thăm dò xác định xong phần tài nguyên chưa xác định và
trữ lượng than nằm dưới mức -300m ở bể than Quảng Ninh, đồng thời tiến
hành thăm dò tỷ mỷ một phần bể than Đồng bằng Sông Hồng; đến năm 2025
thăm dò xong bể than Đồng bằng Sông Hồng. Theo Quy hoạch, tỉ trọng than
khai thác lộ thiên sẽ giảm dần; các mỏ lộ thiên vùng Hòn Gai sẽ kết thúc khai
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
1
Luận văn thạc sỹ kinh tế
thác vào năm 2015 để trả lại cảnh quan môi trường cho thành phố du lịch Hạ
Long; sẽ nối thông các mỏ lộ thiên Đèo Nai – Cọc Sáu – Cao Sơn – Khe
chàm II tạo không gian thống nhất; xuống sâu các mỏ lộ thiên này ở vùng
Cẩm Phả tới mức -350 và kéo dài thời gian tồn tại tới sau năm 2040.
Ngoài việc đầu tư những mỏ hầm lò mới, nâng công suất các mỏ hiện có theo
quy hoạch cũ, Quy hoạch điều chỉnh xem xét đầu tư thêm nhiều mỏ hầm lò
khác tại khu vực Mạo Khê – Tràng Bạch, Bảo Đài và Đông Triều – Phả Lại
vào giai đoạn sau 2015 với tổng công suất tăng thêm 20-30 triệu tấn/năm; đầu
tư thiết bị, công nghệ tiên tiến trong khai thác và chế biến than; đầu tư trang
thiết bị an toàn và môi trường mỏ.
Một vấn đề nữa đặt ra là các dự án đầu tư xây dựng mỏ thuộc Tập đoàn
Than – Khoáng sản Việt Nam có nhiều đặc điểm riêng do đó khi vận dụng
các quy định của nhà nước để lập Tổng mức đầu tư cho các dự án gặp phải
một số khó khăn nhất định.
Đứng trong hàng ngũ nhân viên của Công ty CP Tư vấn đầu tư Mỏ và
Công nghiệp, một đơn vị tư vấn đầu ngành giúp việc cho tập đoàn Than -

Khoáng sản Việt Nam tự nhận thấy rằng chất lượng tổng mức đầu tư do Công
ty mình lập cho một số dự án đầu tư xây dựng mỏ thuộc Tập đoàn Than –
Khoáng sản Việt Nam chưa cao. Nghiên cứu, tìm tòi đề xuất các biện pháp để
khắc phục những nguyên nhân hạn chế và không ngừng nâng cao chất lượng
tổng mức đầu tư do Công ty thực hiện trong bối cảnh hiện nay là cần thiết.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó tác giả chọn đề tài: Nâng cao chất lượng
tổng mức đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng mỏ thuộc Tập đoàn Công
nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam do Công ty CP Tư vấn đầu tư Mỏ và
Công nghiệp lập để nghiên cứu, với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm
lý luận về tổng mức đầu tư, chất lượng tổng mức đầu tư, phân tích những tồn
tại, hạn chế trong việc lập tổng mức đầu tư và tìm hiểu nguyên nhân từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổng mức đầu tư của các dự
án đầu tư xây dựng mỏ thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
2
Luận văn thạc sỹ kinh tế
Nam do công ty CP Tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp thực hiện.
I. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Chất lượng tổng mức đầu tư do công ty CP Tư vấn đầu tư Mỏ và Công
nghiệp lập cho các dự án đầu tư xây dựng thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than
– Khoáng sản Việt Nam.
II. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là các dự án đầu tư xây dựng mỏ
thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
III. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Nghiên cứu lý luận về chất lượng tổng mức đầu tư, phân tích đánh giá
thực trạng tổng mức đầu tư làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng Tổng mức đầu tư các dự án này trong giai đoạn tới.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp: Phương pháp phân tích

định tính kết hợp với phân tích định lượng, giữa cơ sở lý thuyết với số liệu
thực tế. Phương pháp phân tích, tổng hợp. Phương pháp thống kê, so sánh.
V.Cấu trúc luận văn:
Ngoài lời nói đầu, mục lục, kết luận chung và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận về chất lượng tổng mức đầu tư của dự án Xây
dựng công trình mỏ thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản
Việt Nam.
Chương 2: Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tổng mức đầu
tư của các dự án đầu tư xây dựng mỏ thuộc Tập đoàn
Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam do Công ty
CP Tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp lập.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổng mức đầu tư
của các dự án đầu tư xây dựng mỏ do Công ty CP Tư vấn
đầu tư Mỏ và Công nghiệp lập.
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
3
Luận văn thạc sỹ kinh tế
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỎ - TẬP ĐOÀN THAN VÀ
KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
1.1. Khái niệm về tổng mức đầu tư của dự án
Tổng mức đầu tư của dự án xây dựng công trình là chỉ tiêu quan trọng
dùng trong quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây
dựng đưa dự án vào hoạt động. Khái niệm về tổng mức đầu tư được phát biểu
theo mức độ tổng quát và chi tiết khác nhau:
Tổng mức đầu tư bao gồm những chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư, chi
phí chuẩn bị thực hiện đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư và xây dựng, lãi vay
ngân hàng của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện đầu tư, vốn lưu động ban

đầu cho sản xuất (đối với dự án sản xuất), chi phí bảo hiểm, chi phí dự phòng.
(Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ Về việc ban
hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng)
Tổng mức đầu tư dự án là chi phí của toàn bộ dự án được xác định trong
giai đoạn lập dự án, bao gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi
thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí khác bao gồm cả vốn lưu
động đối với dự án sản xuất kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và
chi phí dự phòng. (Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính
phủ Về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình)
Tổng mức đầu tư xây dựng công trình là chi phí dự tính của dự án, là cơ
sở để Chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng
công trình. (Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình; Nghị định 12/2009/ND-CP ngày 10/02/2009 về quản
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
4
Luận văn thạc sỹ kinh tế
lý dự án đầu tư xây dựng công trình)
Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi
phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và
là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây
dựng công trình (Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/06/2007 của Bộ Xây
dựng về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình)
Tổng mức đầu tư là chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng
công trình, được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây
dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường
hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán
xây dựng công trình được xác định phù hợp với nội dung báo cáo kinh tế - kỹ
thuật và thiết kế bản vẽ thi công (Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày
25/05/2010 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình).

Như vậy khái niệm về Tổng mức đầu tư có thể phát biểu theo nhiều cách
khác nhau, theo đề nghị của luận văn khái niệm này chỉ nên nêu khái quát, nội
dung chi phí phải gắn với dự án và đã được phê duyệt ghi trong quyết định
đầu tư với yêu cầu đó luận văn đề xuất khái niệm như sau:
Tổng mức đầu tư của dự án là toàn bộ các chi phí dự tính của dự án
được ghi trong quyết định đầu tư để chủ đầu tư tổ chức thực hiện xong toàn
bộ dự án đưa vào sử dụng đạt được mục tiêu đặt ra.
1.2. Khái niệm về chất lượng Tổng mức đầu tư của dự án.
1.2.1. Tổng mức đầu tư trong hồ sơ của dự án là sản phẩm của công tác
lập dự án.
− Thông thường khi nói đến chất lượng cũng phải đi kèm với một thực
thể nhất định như: Chất lượng sản phẩm, chất lượng của một hoạt động, chất
lượng của một tổ chức Ở đây luận văn có đưa ra khái niệm chất lượng
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
5
Luận văn thạc sỹ kinh tế
Tổng mức đầu tư, thì Tổng mức đầu tư phải được hiểu như một sản phẩm có
tính độc lập tương đối hợp thành sản phẩm của công tác lập dự án hoặc lập
báo cáo kinh tế kỹ thuật.
− Sản phẩm của công tác lập dự án là toàn bộ hồ sơ dự án hoàn thành
bao gồm: Phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở của dự án. Phần thiết
kế cơ sở sau khi đã phê duyệt dự án đóng vai trò là cơ sở khống chế các bước
thiết kế tiếp theo như thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công.
− Trong hồ sơ của dự án có nội dung hết sức quan trọng là dự trù tổng
mức đầu tư cho dự án. Khi thẩm tra, thẩm định hồ sơ của dự án phải thẩm tra,
thẩm định tổng mức đầu tư làm căn cứ đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của
dự án. Như vậy khẳng định rằng tổng mức đầu tư là bộ phận hợp thành sản
phẩm của công tác tư vấn lập dự án, sản phẩm của công tác tư vấn thẩm tra dự
án, thẩm tra tổng mức đầu tư.
1.2.2. Khái niệm về chất lượng tổng mức đầu tư.

− Như ở phần 2.1 đã phân tích khẳng định tổng mức đầu tư là sản phẩm
hợp thành sản phẩm của công tác lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật.
Quan niệm tổng mức đầu tư là một loại sản phẩm có tính độc lập giống như
các loại sản phẩm khác do đó khi nghiên cứu khái niệm về chất lượng tổng
mức đầu tư có thể vận dụng tham khảo khái niệm về chất lượng sản phẩm nói
chung mà nhiều tài liệu về quản lý chất lượng sản phẩm đã công bố.
− Khái niệm về chất lượng sản phẩm của công tác lập dự án nói chung
và chất lượng của tổng mức đầu tư nói riêng cho đến nay chưa được nghiên
cứu, đề xuất và công bố trong các tài liệu, công trình khoa học hiện có.
Nghiên cứu vận dụng khái niệm về chất lượng sản phẩm nói chung luận văn
đề xuất khái niệm về chất lượng tổng mức đầu tư như sau:
− Chất lượng tổng mức đầu tư là tổng hợp các đặc tính về: Tính đúng
đắn, đầy đủ, tính tin cậy của tổng mức đầu tư được lập và phê duyệt trong
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
6
Luận văn thạc sỹ kinh tế
quyết định đầu tư của dự án.
1.2.3. Phân tích làm rõ các đặc tính của khái niệm chất lượng tổng mức
đầu tư của dự án.
Chất lượng tổng mức đầu tư nêu trong khái niệm được đặc trưng ở ba
đặc tính quan trọng là: Tính đúng, tính đủ và tính tin cậy của tổng mức đầu tư.
1.2.3.1. Tính đúng của khái niệm chất lượng của tổng mức đầu tư.
− Tính đúng là yêu cầu đầu tiên phải đạt được; tính đúng được nêu
trong khái niệm chất lượng tổng mức đầu tư là: Với những cơ sở dữ liệu hiện
có đã được sử dụng đúng đắn nhất, với phương pháp xác định tổng mức đầu
tư đã được lựa chọn phù hợp nhất, với trình độ năng lực và phương tiện tính
toán hiện có đã được khai thác tốt nhất thì đặc tính đúng phải phản ánh ở:
+ Đúng về trị số tổng mức đầu tư xác định ra.
+ Đúng về cơ cấu của tổng mức đầu tư.
− Như vậy để đảm bảo tính đúng phụ thuộc vào tính đúng đắn của cơ

sở dữ liệu; của hồ sơ thiết kế; tính đúng đắn của phương pháp dùng để xác
định tổng mức đầu tư và trình độ năng lực của người lập, thẩm tra, thẩm định
phê duyệt nó.
1.2.3.2. Tính đủ của khái niệm chất lượng tổng mức đầu tư.
− Tính đủ nêu trong khái niệm chất lượng của tổng mức đầu tư là đặc
tính quan trọng nhất. Đặc tính này trong thực tế rất khó đạt được theo đúng
mong muốn.
− Tính đủ của tổng mức đầu tư (không thừa, không thiếu) là tổng mức
đầu tư ghi trong quyết định đầu tư phải đủ trang trải các chi phí hợp lý cần
thiết để hoàn thành toàn bộ dự án đưa vào sử theo đúng mục tiêu đặt ra.
− Tính đủ cũng phải đảm bảo
+ Đủ về tổng số của tổng mức đầu tư.
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
7
Luận văn thạc sỹ kinh tế
+ Đủ về cơ cấu của tổng mức đầu tư.
1.2.3.3. Tính tin cậy của khái niệm chất lượng tổng mức đầu tư.
− Tính tin cậy của khái niệm chất lượng tổng mức đầu tư là một đặc
tính không thể thiếu được khi nói về khái niệm chất lượng của sản phẩm, chất
lượng của bất kỳ một thực thể nào mang lại sự thỏa mãn cho con người.
− Tính tin cậy thường được đo lường bằng các đại lượng như: Xác xuất
của những sai sót liên quan đến việc tính đúng, tính đủ tổng mức đầu tư; xác
xuất không xảy ra sai sót khi xác định tổng mức đầu tư …
1.2.3.4. Quan niệm về ngưỡng đặt ra liên quan đến chất lượng của tổng mức
đầu tư.
− Ngưỡng đặt ra của tổng mức đầu tư được hiểu là sự sai lệch giá trị
của tổng mức đầu tư trong một giới hạn cho phép, giá trị tổng mức đầu tư
phải phù hợp với tính chất, quy mô của dự án đầu tư. Thông thường giá trị
tổng mức đầu tư không thể đúng ngay được mà nó được làm đúng dần qua
từng giai đoạn đầu tư của dự án.

Đối với các dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp.
− Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư sự sai lệch cho phép:
+ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: Ước tính sơ bộ tổng mức đầu tư
mức sai lệch cho phép ± 30% so với thực tế đã chấp thuận.
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi: Tổng mức đầu tư có mức sai lệch cho
phép ± 20% so với thực tế đã chấp thuận.
− Ở giai đoạn thực hiện đầu tư sự sai lệch cho phép:
+ Thiết kế kỹ thuật: Tổng dự toán có mức sai lệch cho phép ± 10% so
với thực tế đã chấp thuận.
+ Thiết kế bản vẽ thi công: Tổng dự toán có mức sai lệch cho phép ±
5% so với thực tế đã chấp thuận.
(Trích tài liệu: Một số vấn đề về hoàn thiện quản lý giá xây dựng trong
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
8
Luận văn thạc sỹ kinh tế
điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam).
Thực tế hiện nay sự sai lệch này còn cao hơn vì vậy việc tìm ra giải pháp
giảm sự sai lệch này là hết sức ý nghĩa trong quản lý dự án.
1.3. Vai trò, ý nghĩa của tổng mức đầu tư và nâng cao chất lượng tổng
mức đầu tư.
1.3.1. Vai trò của Tổng mức đầu tư.
ο Ở giai đoạn lập dự án.
Tổng mức đầu tư cùng với toàn bộ hồ sơ dự án là cơ sở để:
− Phân tích đánh giá tính khả thi của dự án.
− Thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định và quyết định đầu tư.
− Đánh giá hiệu quả của đầu tư và các yêu cầu quản lý khác.
ο Ở giai đoạn thực hiện dự án và kết thúc dự án đưa dự án vào sử dụng
Tổng mức đầu tư ghi trong quyết định đầu tư là cơ sở pháp lý để quản lý
khống chế giai đoạn sau như:
+ Tổng dự toán ≤ Tổng mức đầu tư phê duyệt.

+ Tổng vốn đầu tư quyết toán ≤ Tổng mức đầu tư phê duyệt.
− Là căn cứ kêu gọi đầu tư và huy động vốn cho dự án.
− Là căn cứ để phân chia dự án thành các gói thầu.
− Là căn cứ để chủ đầu tư tổ chức công tác bồi thường hỗ trợ tái định
cư khi thu hồi đất cho xây dựng.
− Là căn cứ để lập kế hoạch vốn hàng năm (đối với các dự án thực hiện
nhiều năm).
− Là căn cứ để lập kế hoạch tạm ứng, thanh toán cho các gói thầu.
− Là căn cứ để điều chỉnh, bổ sung khi thay đổi dự án hoặc do trượt giá.
− Là căn cứ để quyết toán vốn đầu tư hàng năm và quyết toán dự án
hoàn thành đưa vào sử dụng.
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
9
Luận văn thạc sỹ kinh tế
− Là căn cứ để quy đổi vốn và các yêu cầu quản lý khác.
1.3.2. Ý nghĩa của việc nâng cao chất luợng tổng mức đầu tư.
− Nâng cao chất lượng tổng mức đầu tư là yêu cầu cần thiết hiện nay
mang lại những ý nghĩa chủ yếu sau:
− Đảm bảo vốn đầu tư cho dự án thực hiện theo đúng tiến độ đã lập
− Góp phần đánh giá chính xác tính hiệu quả và tính khả thi của dự án.
− Có kế hoạch huy động vốn chính xác, kịp thời theo tiến độ yêu cầu.
− Đảm bảo sự ăn khớp giữa kế hoạch đầu tư và kế hoạch khác của chủ
đầu tư.
− Là cơ sở chính xác để khống chế, quản lý chi phí của dự án ở các giai
đoạn tiếp sau.
1.4. Các đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng mỏ có liên quan đến xác
định tổng mức đầu tư và chất lượng tổng mức đầu tư của dự án.
1.4.1. Đặc điểm về số lượng, chủng loại và chức năng của các hạng mục
công trình trong dự án.
Các dự án đầu tư xây dựng mỏ thường có hai nhóm hạng mục công trình

là: Nhóm hạng mục công trình trong lò và nhóm hạng mục ngoài lò. Trong đó.
A . Phần trong lò
− Đường lò khai thông ở các mức cao độ khác nhau:
+ Khu vực giếng nghiêng: Giếng nghiêng phụ, giếng nghiêng chính,
các đường lò nối.
+ Sân ga, hầm trạm ở các mức: bao gồm các lò nối các giếng, các lò nối
ngã ba, các lò vận tải trong sân ga, trạm dỡ tải, hầm bơm, trạm điện trung tâm,
lò nối hầm bơm trạm điện trung tâm, đường lò chứa nước, giếng hút, hầm đặt
tời vét bùn, các ga chân trục, ga tầu chở người, lò nối hầm y tế, hầm y tế, hầm
vệ sinh, lò nối vào đề pô ắc quy và sửa chữa đầu tàu, đề pô nạp ắc quy đầu
tàu, đề pô sửa chữa đầu tàu, các ngã ba, các bun ke rót than, lò nối vào hầm
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
10
Luận văn thạc sỹ kinh tế
chờ lên xuống giếng, hầm chờ lên xuống giếng, lò nối vào kho thuốc nổ, kho
thuốc nổ, là nối thông gió kho thuốc nổ, lò vận tải đặt băng tải, lò nối thi công
lò vận tải với lò xuyên vỉa băng tải, lò nối giếng nghiêng với sân ga, các lò đặt
băng tải, các lò nối giếng nghiêng chính với lò đặt băng tải, các thượng thông
gió ở các mức, các lò dọc vỉa ở các mức, lò xuyên vỉa ở các mức.
− Đường lò chuẩn bị:
+ Các lò chợ ở các vỉa: Lò dọc vỉa vận tải lò chợ, lò dọc vỉa ở các mức,
ga tránh lò dọc vỉa, phỗng thông gió, liên lạc, thượng mở lò chợ, lò thông gió
lò chợ, ga tránh đầu tàu lò chợ, ga tránh lò dọc vỉa thông gió.
− Hệ thống củng cố bảo vệ đường lò.
− Hệ thống phục vụ trong lò:
+ Tuyến ống cấp nước sản xuất, cứu hỏa trong lò.
+ Hệ thống vận tải qua giếng.
+ Hệ thống thoát nước mỏ.
+ Trạm biến áp phân phối trung tâm.
+ Điện động lực chiếu sáng trong lò.

+ Hệ thống thông tin liên lạc.
+ Hệ thống cảnh báo khí Mêtan.
− Các công trình tạm phục vụ thi công.
B. Phần ngoài mặt bằng (tổ hợp công nghệ trên mặt mỏ).
− Hệ thống băng tải vận tải trên mặt mỏ:
+ San gạt mặt bằng tuyến băng.
+ Băng tải.
+ Trạm chuyển tải.
− Mặt bằng sân công nghiệp.
+ San gạt mặt bằng.
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
11
Luận văn thạc sỹ kinh tế
+ Sân bãi.
+ Đường giao thông nội bộ.
+ Hàng rào.
+ Nhà điều hành sản xuất.
+ Xưởng cơ điện lò.
+ Xưởng sửa chữa thiết bị.
+ Kho kim khí hóa chất và vật tư thuốc nổ.
+ Kho nhiên liệu.
+ Xưởng bảo dưỡng ô tô.
+ Nhà vệ sinh công trường.
+ Nhà chờ xe ca.
+ Nhà bảo vệ.
+ Cầu rửa xe.
+ Kho thuốc nổ: Kho chứa phương tiện nổ, kho chứa dụng cụ cứu hỏa, bể
chứa nước cứu hỏa, kho chứa thuốc nổ, hệ thống hàng rào, hệ thống chống sét.
− Mặt bằng cửa lò.
+ San gạt mặt bằng.

+ Hệ thống tường kè, rãnh thoát nước.
+ Hệ thống đường goòng.
+ Hệ thống đường nội bộ.
− Mặt bằng giếng nghiêng phụ.
+ San gạt mặt bằng.
+ Nhà bao che hệ thống vận tải.
+ Nhà che tời.
+ Trạm lật goòng.
+ Nhà giám sát cảnh báo khí mêtan.
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
12
Luận văn thạc sỹ kinh tế
+ Đề pô xe goòng.
+ Nhà sinh hoạt công trường.
− Mặt bằng cửa giếng chính.
+ Nhà che miệng giếng.
+ Cầu băng tải.
+ Trạm sàng: nhà che trạm, bun ke.
+ Nhà trục.
− Tổ hợp công nghệ trên mặt mỏ - Hệ thống băng tải.
+ San gạt mặt bằng tạo tuyến.
+ Hệ thống băng tải: Tuyến băng, trạm chuyển tải.
+ Trạm quạt.
− Hệ thống cấp nước.
+ Hệ thống cấp nước trên mặt bằng.
+ Trạm bơm tăng áp.
− Hệ thống cấp điện trên mặt bằng.
+ Hệ thống cung cấp điện cho các mặt bằng.
+ Hệ thống đường dây: Đường dây trên không 6KV; đường dây trên
không 35KV; Đường dây 0,4KV

+ Trạm biến áp.
+ Trạm phân phối hợp bộ.
− Hệ thống camera giám sát.
− Hệ thống thông tin liên lạc.
− Công trình bảo vệ môi trường.
+ Hệ thống tường kè chống trôi lấp đất đá thải.
+ Hệ thống rãnh đỉnh trên khu vực khai thác và đổ thải.
+ Hệ thống đập chắn trôi lấp đá thải tại chân bãi thải.
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
13
Luận văn thạc sỹ kinh tế
+ Hệ thống giảm thiểu ô nhiễm bụi.
+ Hệ thống bảo vệ nguồn nước.
+ Phục hồi môi trường.
Như vậy chủng loại của các hạng mục công trình trong dự án cũng rất đa
dạng như công trình công nghiệp; công trình giao thông; công trình dân dụng.
Mỗi hạng mục công trình này có những công năng khác nhau trong dự án như
các đường lò phục vụ khai thác; các băng tải, các đường ô tô phục vụ vận tải;
các hạng mục phục vụ điều hành sản xuất … Điều này tạo nên tính đa dạng
trong các dự án xây dựng mỏ dẫn tới việc lập tổng mức đầu tư cho các dự án
mỏ rất phức tạp.
1.4.2. Đặc điểm về thiết kế, thi công xây dựng và khai thác.
− Các dự án đầu tư xây dựng mỏ có tính cá biệt cao do phụ thuộc rất
nhiều vào các yếu tố địa hình, địa chất thủy văn, mỗi dự án có một quy mô,
kết cấu, dây chuyền công nghệ riêng.
− Do tính đa dạng của các hạng mục trong dự án xây dựng mỏ mà việc
thiết kế và thi công xây dựng cũng rất phức tạp, các hạng mục công trình phần
lớn nằm dưới lòng đất chịu ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa chất, thủy
văn do đó khi thiết kế thường xuyên phải thay đổi phương án kết cấu, tiết diện
các hạng mục như vậy tính cá biệt của dự án còn được thể hiện trong các hạng

mục trong dự án ví dụ như đào đường lò trong có những đoạn có thể gặp than,
đá, đất vì thế kết cấu trong một đường lò phải thay đổi theo từng đoạn hay
nhũng đoạn đường lò gặp nước ngầm phải thiết kế thêm đường lò chứa nước
và hầm bơm.
− Thời gian thiết kế và thi công kéo dài do khối lượng thiết kế và thi
công rất lớn. Thường phải mất từ 3-5 năm để thực hiện xong một dự án. Với
một khoảng thời gian như vậy dự án chịu tác động của rất nhiều các yếu tố
như yếu tố trượt giá, sự thay đổi của cơ chế chính sách, rủi do do chịu tác
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
14
Luận văn thạc sỹ kinh tế
động của các yếu tố tự nhiên, mưa bão làm sạt lở, sập hầm, sự thay đổi công
nghệ mới trong thi công so với dự án lập ban đầu có thể xảy ra làm thay đổi
giá trị của tổng mức đầu tư ban đầu.
− Các dự án đầu tư xây dựng mỏ tác động mạnh mẽ đến môi trường,
dân địa phương phải dọn đi sinh sống ở nơi khác, cây cối bị đốn để giải phóng
địa bàn cho công trường khai đào, đào lò sinh ra một lượng lớn đất bị khai
đào và chất đống ở nơi khác để giảm thiểu những hậu quả xấu đó người ta
phải lưu trữ riêng đất mùn cây để sau này có thể dùng để phủ lại những diện
tích đã bị cạo trọc và trồng lại cây đã bị đốn khi khu mỏ sẽ ngưng hoạt động,
lưu trữ đất đá không có quặng để sau này có thể đắp lại những nơi đã bị khai
đào, sau khi khai thác hết khu mỏ thì cải tạo cảnh quan như cũ, phục hồi
những sinh hoạt lâm nghiệp nông nghiệp và, nếu có thể, phục hồi môi trường
thiên nhiên sinh thái hay tạo ra một môi trường thiên nhiên sinh thái khác hài
hòa với thiên nhiên. Ở các khu vực có đường lò có thể làm cho mặt đất ở trên
khu mỏ có thể bị lún làm nguy hại đến nhà cửa. Cả chục năm sau khi khu mỏ
đã được khai thác hết, trần hầm vẫn có thể tiếp tục sập và nếu chưa sập thì
vẫn còn khả năng một ngày nào đó sẽ sập. Vì lý do an toàn diện tích đất ở trên
một khu mỏ chỉ có thể dùng để trồng rừng, làm ruộng và nuôi súc vật. Khi hết
đời dự án hoàn trả lại lại phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư rất tốn kém và chiếm

một lượng chi phí rất lớn trong tổng mức đầu tư do đó lập dự án người ta phải
dự trù trước chi phí để hoàn trả lại mặt bằng.
1.5. Căn cứ để hình thành tổng mức đầu tư và chất lượng tổng mức đầu
tư của dự án.
Tổng mức đầu tư và chất lượng tổng mức đầu tư hình thành dự vào các
căn cứ chủ yếu sau:
1.5.1. Căn cứ vào nội dung cấu thành tổng mức đầu tư của dự án.
Nội dung cấu thành của tổng mức đầu tư có liên quan đến việc tính
đúng, tính đủ các chi phí để hoàn thành toàn bộ dự án đưa vào sử dụng. Đối
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
15
Luận văn thạc sỹ kinh tế
với dự án đầu tư xây dựng mỏ phải lập và tổng hợp từ các khoản mục sau.
a. Chi phí xây dựng bao gồm:
− Chi phí phá và tháo dỡ các công trình xây dựng. Khoản chi phí này
đối với các dự án đầu tư xây dựng mỏ ít phải thực hiện vì thường các dự án
đặt tại những khu vực chưa có nhà cửa vật kiến trục trên nó.
− Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng: Các dự án nằm sâu trong các
vùng núi đá, việc bạt núi phá đá tạo mặt bằng rất tốn kém và chiếm một tỷ lệ
khá lớn trong chi phí xây dựng do mặt bằng ban đầu của dự án chưa có. Việc
xác định chi phí này trong tổng mức đầu tư phải dựa vào khối lượng từ thiết
kế cơ sở và đơn giá để tính toán.
− Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình chính, công
trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; Chi phí nhà tạm tại hiện
trường để ở và điều hành thi công. Việc xác định chi phí các hạng mục công
trình này tùy theo đặc điểm, tính chất, công năng của từng hạng mục mà áp
dụng các phương pháp khác nhau để tính toán.
b. Chi phí thiết bị bao gồm:
Các dự án đầu tư xây dựng mỏ phục vụ khai thác khoán sản do đó chi
phí thiết bị chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng mức đầu tư thường khoảng 50%

giá trị tổng mức đầu tư. Trong các dự án đầu tư xây dựng mỏ có thể phân ra
làm 2 nhóm thiết bị chủ yếu:
− Thiết bị trong lò: Thiết bị phục vụ đào, chống lò; thiết bị khai thác …
− Thiết bị ngoài mặt bằng: Như hệ thống băng tải, ô tô phục vụ vận tải;
thiết bị phục vụ sàng tuyển khoáng sản …
Xác định chi phí thiết bị trên cơ sở số lượng thiết bị, dây chuyền công
nghệ và đơn giá.
c. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm:
− Các dự án đầu tư xây dựng mỏ sử dụng một diện tích đất rất lớn tuy
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
16
Luận văn thạc sỹ kinh tế
vậy thường nằm trong các khu vực vùng sâu ít khi có nhà cửa, vật kiến trúc
trên nó, việc thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư ít phải
thực hiện do đó chi phí này chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng mức đầu tư. Việc
xác định chi phí này người ta dựa trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất của dự án và
đơn giá đền bù nhà của, vật kiến trúc của địa phương để tính toán.
d. Chi phí quản lý dự án:
Bao gồm các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản lý việc
thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện
dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác
sử dụng, nội dụng chi phí quản lý dự án dựa trên cơ sở các văn bản pháp quy
phạm pháp luật của nhà nước được vận dụng vào dự án đầu tư xây dựng mỏ
như sau:
− Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.
− Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.
− Chi phí tổ chức thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư.
− Chi phí tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình.

− Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.
− Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây
dựng.
− Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình.
− Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình.
− Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng
công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.
− Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh
toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
17
Luận văn thạc sỹ kinh tế
− Chi phí tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình.
− Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình.
− Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo.
− Chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác.
Việc xác định chi phí quản lý dự án trong các dự án đầu tư xây dựng mỏ
có thể lập dự toán theo từng khoản mục chi phí hoặc có thể tính theo định
mức tỷ lệ do Bộ Xây dựng công bố.
e. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm:
− Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
− Chi phí khảo sát xây dựng: Việc khảo sát các dự án đầu tư xây dựng
mỏ rất phức tạp như khảo sát đặc điểm địa chất, địa tầng, đặc điểm kiến tạo,
đứt gãy đặc biệt khoan thăm do địa chất do đó chi phí này trong các dự án đầu
tư xây dựng mỏ thường rất lớn trong chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. Xác định
chi phí này bằng cách lập dự toán cụ thể dựa trên khối lượng, định mức, đơn
giá nhà nước ban hành.
− Chi phí lập dự án.
− Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án;
− Chi phí thiết kế xây dựng công trình. Với tính chất phức tạp án đầu tư

xây dựng mỏ, vốn đầu tư lớn nên các dự án đầu tư phải thực hiện thiết kế 3 bước.
− Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí
thẩm tra tổng mức đầu tư, dự toán công trình.
− Chi phí lập hồ sơ yêu cầu áp dụng cho trường hợp chỉ định thầu, hồ sơ
mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ
dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.
− Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng,
giám sát lắp đặt thiết bị.
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
18
Luận văn thạc sỹ kinh tế
− Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
− Chi phí lập định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình.
− Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình.
− Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán
công trình, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng trong
hoạt động xây dựng,
− Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình
theo yêu cầu của chủ đầu tư.
− Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình.
− Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.
Việc xác định các chi phí tư vấn có định mức tỷ lệ công bố có thể áp
dụng xác định bằng cách lập dự toán hoặc vận dụng tính theo định mức do
nhà nước công bố. Các công việc tư vấn khác không có định mức tỷ lệ bắt
buộc tính bằng cách lập dự toán.
f. Chi phí khác:
Gồm những chi phí không thuộc các nội dung a; b; c; d; e nêu trên
nhưng cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mỏ bao gồm:
− Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ.
− Chi phí bảo hiểm công trình.

− Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
− Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án (nếu có).
− Lãi vay trong thời gian xây dựng.
− Các khoản phí và lệ phí theo quy định.
− Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng khi thi công công
trình Quá trình khai thác làm thay đổi toàn bộ cảnh quan môi trường tại vị trí
dự án diễn ra và cảnh quan xung quanh nó chính vì vậy khi mà dự án kết thúc
việc hoàn trả lại phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư chiếm một phần rất lớn trong
chi phí khác.
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
19
Luận văn thạc sỹ kinh tế
− Một số khoản mục chi phí khác.
Xác định các chi phí này theo định mức tỷ lệ nếu có định mức nhà nước
công bố hoặc lập dự toán cụ thể.
g. Chi phí dự phòng bao gồm:
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh chưa lường
trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời
gian thực hiện dự án.
− Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh tính theo
hướng dẫn của nhà nước ban hành hoặc có thể lấy theo khối lượng thống kê
các dự án tương tự để tính toán.
− Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được.
1.5.2. Căn cứ vào các tài liệu, dữ liệu dùng để lập tổng mức đầu tư.
Các tài liệu, dữ liệu dùng để xác định tổng mức đầu tư có liên quan đến
việc tính đúng, tính đủ tổng mức đầu tư và chất lượng tổng mức đầu tư. Các
tài liệu dữ liệu chủ yếu gồm.
1.5.2.1. Hồ sơ khảo sát
Hồ sơ khảo sát của dự án: thể hiện toàn bộ số liệu, dữ liệu đầu vào làm
cơ sở thiết kế trong các dự án đầu tư xây dựng mỏ hồ sơ khảo sát quyết định

rất nhiều đến tính chất đặc điểm, quy mô dự án, là cơ sở để chủ đầu tư, các
đơn vị Tư vấn thiết kế căn cứ vào đó để đưa ra phương án thiết kế và quyết
định quy mô của dự án, hồ sơ khảo sát là căn cứ để xác định chi phí khảo sát
trong tổng mức đầu tư. Nhiệm vụ khảo sát trong hồ sơ khảo sát các dự án đầu
tư xây dựng mỏ:
− Nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm.
− Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, chương trình sản xuất và yêu cầu
phải đáp ứng.
− Hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, địa điểm xây dựng, nhu
cầu sử dụng đất.
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
20
Luận văn thạc sỹ kinh tế
− Khảo sát nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu
vào khác: khảo sát về nguồn cung cấp điện, hệ thống vận tải; nguồn nước,
công nghệ khai thác, nguồn công nhân kỹ thuật, thiết bị chuyên dùng.
− Nguồn tài nguyên, biên giới và trữ lượng khai trường.
− Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và địa chất khoáng sản mỏ: Vị trí
biên giới mỏ; điều kiện kinh tế - xã hội khu mỏ, đặc điểm địa hình, sông suối;
khí hậu; giao thông, kinh tế; lịch sử nghiên cứu địa chất
− Đặc điểm cấu trúc địa chất: Như đặc điểm địa tầng; đặc điểm kiến
tạo; đặc điểm kiến tạo; đặc điểm đứt gãy.
− Đặc điểm cấu tạo các vỉa khoáng sản; đặc điểm chất lượng khoáng sản.
− Đặc điểm địa chất thủy văn (nước ngầm; nước mặt); địa chất công
trình (đặc điểm lớp phủ; đặc điểm đất đá)
− Đặc điểm khí mỏ.
− Trữ lượng khoáng sản.
− Đánh giá mức độ tin cậy các tài liệu địa chất; dự kiến khối lượng
khoan thăm dò bổ xung.
1.5.2.2. Hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án.

− Hồ sơ thiết kế dự án thể hiện quy mô, tính chất, đặc điểm của dự án
của toàn bộ dự án. Hồ sơ thiết kế của dự án là nguồn dữ liệu lớn nhất và quan
trọng nhất phục vụ lập tổng mức đầu tư.
− Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.
Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
+ Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt
bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng
theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa
các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
+ Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có
GVHD: TS. Đinh Văn Khiên HV thực hiện: Nguyễn Văn Hòa–CHKT08
21

×