Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

: KIỂM SOÁT CHẤT THẢI TRONG CHẾ BIẾN TÔM KHÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.39 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNGTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH
Tiểu luận: KIỂM SOÁT CHẤT THẢI TRONG
CHẾ BIẾN TÔM KHÔ.
Môn: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
GVHD : Trương Thanh Cảnh
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Ngọc Diệp
2. Nguyễn Hửu Quốc Duy
3. Tô Nhật Đăng Khoa
4. Đặng Thị Kiều
5. Phạm Thị Muội
6. Lê Văn Thanh Nam
7. Nguyễn Đức Tài
8. Nguyễn Ngọc Phương Trâm
9. Nguyễn Thị Thanh Tú
10. Nguyễn Hữu Thông
Lớp :11CS
1
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 04 Năm 2014
2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN























3
PHẦN 1: QUY TRÌNH CHẾ BIẾN TÔM KHÔ
1 Giới thiệu:
Theo số liệu Hải quan, xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 2/2014 đạt 458
triệu USD, tăng gần 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ cá ngừ giảm sâu (trên 39%),
xuất khẩu các mặt hang khác đều tăng: tôm tăng mạnh nhất 156% (do tôm chân trắng
tăng 305%), cá tra tăng 31%, mực, bạch tuộc tăng gần 23%. Việt Nam vẫn đang là một
trong những nước xuất khẩu tôm hang đầu trên thế giới, với các thị trường chính là Mỹ,
Nhật Bản, EU.
Với sản lượng tôm xuất khẩu tăng qua hàng năm thì tôm vẫn là một trong những thủy
sản chủ lực của nước ta. Đặc biệt ngoài các sản phẩm tôm đông lạnh để phục vụ cho xuất
khẩu thì chúng ta cũng có nhiều sản phẩm chế biến từ tôm phục vụ trong nội địa. Trong
đó không thể không kể đến sản phẩm tôm khô đặc sản của xứ sở Cà Mau.
Sản phẩm
Rửa nguyên liệu
Luộc nguyên liệu
Làm khô

Bóc vỏ
Phân loại
Chuẩn bị nguyên liệu
1 Quy trình sản xuất:
4
1.1 Lựa chọn nguyên liệu
Tôm càng tươi sống cho thành phẩm càng ngon và nếu có điều kiện để chỉ chọn
một loại tôm để làm, các bạn sẽ nhận ra sự khác nhau giữa hương vị của loại này và loại
kia. Chọn tôm tươi khi kéo thẳng dài không quá 7cm (cỡ ngón tay giữa người lớn) là cỡ
tôm vừa ngon mềm sau khi làm khô, đây là cỡ tôm mà người Bắc VN hay gọi là tôm nõn.
Nếu có dùng tôm nhỏ nhất cũng phải cỡ 2cm, thành phẩm sẽ hơi cứng, thường chỉ dùng
để nêm nếm.
1.2 Rửa nguyên liệu
Hoà tan cứ mỗi 1 lít nước + 10gr phèn chua (alum) tán mịn. Tôm để nguyên con
cả đầu, cả vỏ, rửa qua tôm trong nước phèn chua chừng vài phút, vớt ra, vẩy cho thật ráo.
Rửa tôm với phèn chua là chỉ dùng cho tôm ướp nước đá, có tác dụng làm cho nạc tôm
săn lại, sạch nhớt do tôm đã ngã chết. Nếu có tôm tươi sống, còn búng nhảy khi làm thì
không cần rửa qua nước phèn chua.
1.3 Luộc nguyên liệu
Tôm sau khi được rửa thật sạch đem đi luộc sơ qua nước nóng. Muốn tôm khô
ngon, quan trọng ở khâu luộc tôm và ướp muối sao cho vừa ăn.
Sử dụng công thức 250 gram muối bọt / 1 lít nước, nếu làm bằng tôm biển hoặc
300gr muối / 1 lít nước nếu dùng tôm nước ngọt sông hồ. Muốn luộc ít nhiều tôm cứ
nhân phân lượng nước luộc tôm lên. Nấu cho tan nước muối trong một nồi vừa, khi nước
sôi thả tôm vào từng ít một, dùng đũa đảo tôm nhẹ tay - lưu ý nếu dùng tôm còn tươi
sống phải chuẩn bị nắp đậy nồi, vừa thả tôm vào vừa nhanh tay đậy nắp lại kẻo tôm búng
nhảy ra ngoài, gây phỏng.
5
Hình 1: Quy trình sản xuất tôm khô
Thấy vỏ tôm ửng đỏ đều từ đầu đến đuôi là tôm đã chín nhưng cứ đảo đều cho

nước sôi lại trong khoảng 2 phút nữa cho mỗi mẻ tôm chừng nửa ký để nạc tôm thấm kỹ
nước muối.
Vớt tôm ra, nhanh tay trải rộng tôm ra nia, khay có lỗ thoát nước cho tôm mau ráo
nước và nguội càng nhanh càng tốt. Đừng chồng chất tôm lên nhau cũng như không đậy
kín tôm lại vì bất cứ lý do gì, tôm sẽ xuống màu không đẹp và dậy mùi.
1.4 Làm khô
Sử dụng ánh sáng mặt trời để làm khô tôm trong vòng từ 2-3 ngày. Nếu không đủ
ánh sáng mặt trời thì sử dụng lò nướng hoặc lò sấy, nhiệt tăng dần dần từ thấp đến cao.
1.5 Bóc võ
Cho từng ít tôm vào trong một bao vải dày, dùng vật nặng như cái chày hoặc cái
vỏ chai đập nhẹ cho vỏ tôm bể vụn nát. Trút tôm ra một cái khay, nia sàng sẩy cho sạch
vụn vỏ tôm nát, lượm lấy nạc tôm sàng sẩy lại cho kỹ, phơi ra nắng qua nhiều lần và nhớ
trở đều tôm, khi phơi phải đậy bằng vải mùng thưa để tránh bụi bặm, ruồi, lằn.
1.6 Kiểm tra trước khi bao gói
Tôm phơi đủ nắng thì nạc tôm săn chắc, cứng, có mùi thơm, màu ửng hồng đỏ đẹp
mắt, bẻ thử một con ra sẽ thấy từ ngoài vào trong đều khô cứng như nhau. Phải kiểm soát
và trở tôm cho kỹ để mỗi mẻ tôm khi làm đều có độ khô như nhau. Nếu không chỉ cần
một hai con tôm còn bị ẩm sẽ làm cho cả một bịch tôm hư nhanh chóng. Tôm sau khi làm
khô cho vào hũ, lọ, sạch đậy kín, nếu để làm trong gia đình chỉ cần cho vào hũ tôm vài
bao nhỏ loại bột hút ẩm để giữ cho tôm không bị mốc và nhớ thay những bao bột hút ẩm
này đi nếu thấy chúng bị uớt.
1.7 Bao gói
Tùy vào điều kiện sử dụng gia đình hay buôn bán theo ý khách hàng mà ta có các
cách bao gói cho phù hợp.
6
7
PHẦN 2: KIỂM SOÁT CHẤT THẢI TRONG CHẾ BIẾN TÔM KHÔ
1 Chất thải và nguồn phát sinh chất thải :
1.8 Quy trình chế biến :
Nguyên liệu

Rửa
Luộc
Sàng phân loại
Làm khô
Bóc vỏ
Kiểm tra
Bao gói
Thành phẩm
Nước
Nước thải
rác cặn + vụn tôm
Nước thải và
vụn tôm
Bụi + vỏ vụn tôm
Nước muối
Vỏ, đầu tôm và bụi
8

2 Chất thải xuất hiện trong mọi giai đoạn của quy trình sản xuất tôm khô :
 Giai đoạn rửa tôm:
Vào : tôm nguyên liệu
Ra : sản phẩm chính là tôm nguyên liệu đã rửa sạch . Các chất thải là nước thải,
trong nước thải thường chứa nhiều mảnh vụn thịt của tôm, các mảnh vụn này thường dễ
lắng và dễ phân hủy gây nên các mùi hôi tanh. Ngoài ra còn có rong rêu, cặn , nhớt tôm.
 Giai đoạn luộc:
Vào : tôm đã rửa sạch, nước sạch, muối.
9
Hình 2: Quy trình sản xuất chế biến tôm khô
Ra : tôm đã luộc là sản phẩm chính. Chất thải là nước luộc tôm có một hàm
lượng muối, thịt hoặc vỏ tôm vụn.

 Giai đoạn phơi, sấy:
Vào : tôm đã được luộc và để ráo nước.
Ra : tôm khô còn vỏ. Các chất thải là bụi, các vỏ, thịt tôm bị vỡ vụn do bị va
chạm cơ học.
 Giai đoạn bóc vỏ, sàng phân loại :
Vào : tôm khô bán thành phẩm.
Ra : tôm khô thành phẩm. Các chất thải gồm đầu tôm, vỏ tôm còn nguyên hoặc
bị vỡ vụn do quá trình đập, kèm theo bụi.
Trong quá trình chế biến tôm khô, hàm lượng chất thải rắn là 0,43 tấn/ 1 tấn
nguyên liệu. Nước sử dụng xuyên suốt trong quy trình như rửa tôm, luộc tôm, chùi rửa
dụng cụ, nền nhà nên hàm lượng nước thải ra vô cùng lớn. Ngoài ra còn làm ô nhiễm
không khí do mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trong quá trình sản xuất, khí
thải từ các máy móc.
10
PHẦN 3: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT THẢI
1 GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT THẢI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
2.1 Giải pháp về quy hoạch
Nhà nước cần tập trung các cơ sở CBTS vào một khu vực riêng (khu chế biến thủy
sản; ví dụ như Khu Tắc Cậu - Kiên Giang, Khu Thọ Quang - Đà Nẵng…) để dễ quản lý
về môi trường, nhất là việc áp dụng các QCVN,TCVN; đồng thời hệ thống xử lý nước
thải chung của Khu CBTS thuận lợi hơn trong việc kiểm soát các chỉ tiêu đặc thù dành
riêng cho cơ sở chế biến thủy sản.
Nhà nước cũng cần quy hoạch, đầu tư, xây dựng thêm các cơ sở thu gom, xử lý
chất thải nguy hại tại các địa phương, địa bàn, khu công nghiệp phù hợp để giúp các cơ
sở CBTS xử lý dứt điểm chất thải nguy hại, không để tồn đọng lâu dài.
2.2 Các giải pháp về khoa học công nghệ và đào tạo
Cần nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học để phân hủy nhanh hơn nước thải
chế biến thủy sản phù hợp từng loại hình (nhất là nước thải cơ sở chế biến cá tra, surimi )
với giá thành hợp lý, thuận lợi trong sử dụng; đây là một trong những cơ sở để rút ngắn
thời gian xử lý nước thải; nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải phù hợp hơn cho từng

loại hình chế biến nhằm giảm chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước
thải; nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị lọc khí thải cho cơ sở chế biến bột cá, cơ sở
hàng thủy sản khô (nguyên tắc tháo rời để thuận lợi trong việc bảo dưỡng thay thế). Bên
cạnh đó cần nâng cao trình độ KHKT cho các cán bộ làm công tác quản lý môi trường cơ
sở.
2.3 Giải pháp về giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường
Cần tăng cường nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ tổ chức/cá nhân đối với
công tác bảo vệ môi trường, nhất là các cơ sở CBTS để từng cơ sở tự giác chấp hành và
thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường để phát triển sản xuất
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế một cách bền vững.
Chính quyền địa phương cần tuyên truyền cho nhân dân địa phương theo dõi giám sát
việc xả thải của các cơ sở sản xuất, nếu phát hiện cơ sở nào xả nước thải chưa xử lý ra
11
môi trường kịp thời thông báo đến cơ quan quản lý môi trường. Các biện pháp tuyên
truyền bảo vệ môi trường (tờ rơi, báo chí, truyền thông ) cũng cần được đa dạng hóa cho
phù hợp, dễ hiểu, dễ nhớ.
3 KIỂM SOÁT NƯỚC THẢI TRONG CHÉ BIẾN TÔM KHÔ
3.1 Thành phần, tính chất nước thải chế biến tôm :
• Trong quy trình công nghệ chế biến tôm, nước thải chủ yếu sinh ra từ công đoạn
rửa sạch và sơ chế nguyên liệu.
• Trong nước thải thường chứa nhiều mảnh vụn thịt của tôm, các mảnh vụn này
thường dễ lắng và dễ phân hủy gây nên các mùi hôi tanh.
• Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thay đổi theo định mức sử dụng nước
và có khuynh hướng giảm dần ở những chu kì rửa sau cùng.
• Nhìn chung, nước thải công nghiệp chế biến tôm đông lạnh bị ô nhiễm hữu cơ ở
mức độ tương đối cao. Tỉ số BOD5/COD vào khoảng 75 – 80% thuận lợi cho quá
trình xử lý bằng phương pháp sinh học.
3.2 Quy trinh xử lý nước thải sau khi chế biến tôm khô :
12
Hình 3 : Quy trình xử lý nước thải sau chế biến

Nên kiểm soát được nước thải trong quá trình chế biến tôm khô từ công đoạn rửa
nguyên liệu đến thành phẩm. Nên thực hiện rửa tôm theo từng bồn, hạn chế dịch tôm,
tôm rơi vãi ra sàn để tránh gây mùi hôi tanh. Từ đó hạn chế được nước thải ở công đoạn
vệ sinh.giữ vệ sinh tại nơi chế biến.
3.3 Giải thích quy trình :
Nước thải (NT) chế biến tôm được thu gom qua song chắn rác (SCR) và lưới
chắn rác (LCR) đi vào bể tiếp nhận. SCR và LCR có nhiệm vụ loại bỏ các cặn bã, các
loại tạp chất thô và mịn nằm lẫn trong nước thải.
NT từ bể tiếp nhận được bơm lên bể điều hòa. Bể điều hoà giữ chức năng điều
hoà NT về lưu lượng và nồng độ.
NT tiếp tục được đưa vào bể lắng 1 để loại bỏ cặn tươi và các tạp chất nhỏ có
khả năng lắng được.
NT được dẫn vào bể lọc sinh học hiếu khí để xử lý BOD5, COD và mùi hôi có
trong nước thải.
Sau khi xử lý ở bể sinh học hiếu khí NT tiếp tục chảy sang bể lắng 2 để lắng bùn
hoạt tính. Lượng bùn này được rút khỏi bể lắng bằng hệ thống bơm bùn và tuần hoàn về
bể sinh học, bùn dư được dẫn về bể nén bùn.
NT từ bể lắng 2 tiếp tục chảy qua bể khử trùng nhằm tiêu diệt các vi trùng và
mầm bệnh có trong nước thải. Sau khi ra khỏi bể khử trùng NT sẽ đạt tiêu chuẩn TCVN
5945 – 2005 loại A,B rồi thải ra nguồn tiếp nhận.
4 KIỂM SOÁT CHẤT THẢI RẮN TRONG CHẾ BIẾN TÔM KHÔ
4.1 Thành phần chất thải rắn
Chất thải rắn sinh ra chủ yếu từ quá trình sơ chế, chế biến sản phẩm, các khâu tiếp
nhận nguyên liệu. Do yêu cầu trong chế biến tôm khô nên đầu và vỏ tôm không dùng
đến, cần loại bỏ và trở thành chất thải rắn có trong chế biến tôm khô. Lượng chất tahỉ này
là 0.43 tấn/ 1 tấn nguyên liệu.
Ngoài ra chất thải rắn còn bao gồm giấy bao gói, túi PE, vỏ hộp carton,… tứ đóng
gói sản phẩm, tro xỉ từ lò hơi cấp nhiệt. Chất thải rắn nếu xử lý kịp thời và hiệu quả thì
lượng chất thải rắn hoàn toàn không có hại, tuy nhiên nếu để lâu mà không xử lý, chúng
sẽ tạo ra các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường không khí, ngấm xuống đất và nước

13
ngầm gây ô nhiễm, đồng thời đó cũng là môi trường để phát triển các loại vi sinh vật gây
các ổ dịch bệnh.
4.2 Đặc điểm chung của chất thải rắn
Phế thải từ các nguyên liệu thủy sản có thành phần chủ yếu là các hợp chất hữu cơ
như protein, lipit, hydratcacbon, Ngoài ra còn chứa các thành phần khoáng vô cơ, vi
lượng như Ca, K, Na, P, S, Fe, Zn, Cu, và nước. Các vụn phế liệu thủy sản dễ bị phân
hủy bởi nhiều loại vi sinh vật làm phát sinh các hơi khí có mùi khó chịu, độc hại như
Metan, Amoniac, Indol, Scatol, Mecaptan, gây ô nhiễm môi trường không khí và bất lợi
cho sức khỏe con người.
4.3 Giải pháp kiểm soát chất thải rắn
Bước đầu tiên cần tiến hành xây mới hoặc nâng cấp, sữa chữa, mở rộng trên
nguyên tắc áp dụng công nghệ xử lý nước thải kết hợp (cơ học - hóa lý - vi sinh); trong
đó bắt buộc có 5 công đoạn quan trọng nhất là bể tuyển nổi (tách dầu, mỡ), bể điều hòa,
bể sinh học kỵ khí, bể sinh học bùn hoạt tính và bể khử trùng.
Biện pháp tốt nhất cho các cơ sở chế biến thủy sản là tận thu chất thải rắn để chế
biến thức ăn gia súc. Phần còn lại có thể được xử lý bằng cách phối hợp với công ty vệ
sinh độ thị có kế hoạch chon lấp hoặc thiêu hủy hoặc ủ làm phân bón một cách hợp lý và
hiệu quả.
Hiện nay, tại hầu hết các cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp đều đã thực
hiện các giải pháp phân loại thu gom theo đặc tính thành phần và nguồn phát sinh chất
thải rắn cho các mục đích: tận thu, tái sử dụng, đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực
phẩm hoặc điều kiện thải bỏ.
Phế liệu thủy sản được thu gom và định kỳ đưa ra khỏi khu vực sản xuất, phân loại
và đưa vào tái sử dụng hoặc đưa ra ngoài để tránh tồn lưu gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi
trường. Phần lớn phế liệu sản xuất được tận thu, bán cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng
vào các mục đích: chế biến bột cá chăn nuôi, làm thức ăn gia súc, phân bón cho cây
trồng, … Các loại phế thải sản xuất khác như bao bì , túi nilon, vỏ thùng, cũng được thu
gom riêng biệt và bán cho đối tượng thu mua phế liệu.
Vỏ tôm chứa nhiều nguyên tố canxi và sắc tố giúp tạo vỏ trứng và tang chất lượng

vỏ trứng thích hợp làm thức ăn cho vịt. Ủ chua vỏ đầu tôm nhằm tồn trữ lâu dài và sử
dụng được nguồn thức ăn liên tục.
14
Trong vỏ đầu tôm có chứa 27,2% chitin nên được sử dụng để điều chế chitin,
chitosan có nhiều ứng dụng. Nguyên tắc chung để điều chế chitin, chitosan là loại bỏ
muối khoáng, protein và chất màu bằng HCl và NaOH.
5 KIỂM SOÁT KHÍ THẢI TRONG CHẾ BIẾN TÔM KHÔ
Phần lớn khí thải trong chế biến tôm khô là bụi do va chạm cơ học trong quá trình
bóc vỏ và mùi của nguyên liệu trong suốt quá trình chế biến. Chúng ta phải kiểm soát
được giảm thiểu tối đa chất thải khí từ nguồn phá thải. Trong giai đoạn đập vỏ tôm , ta
phải bọc tôm trong túi kín để giảm lượng bụi thoát ra. Quá trình đập tôm,sang, tách vỏ
nên được thực hiện trong phòng kín , có đường ống dẫn bụi, khí thải đến nơi xử lý.
5.1 Giải pháp quy hoạch
Thực tế đã cho thấy nhiều nhà máy chế biến thủy sản nằm ngay giữa khu dân cư
và đô thị, gây ra nhiều bụi, các chất ô nhiễm Tất cả những nhược điểm đó là do chưa có
biện pháp qui hoạch hợp lý khi xây dựng. Trước tình hình đó, hiện nay nhà nước yêu cầu
các cơ sở cần phải có sự đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở cũ để có biện
pháp khắc phục; đối với các công trình mới bắt đầu được thực thi thì cần phải báo cáo
những ảnh hưởng có thể có đối với môi trường, phải đảm bảo không gây ra những ảnh
hưởng lớn trong quá trình xây dựng và cả quá trình vận hành, sử dụng sau này.
Do vậy, cần phải xem xét các điều kiện khí tượng, địa hình và thủy văn để bố trí
các công trình cho hợp lý. Mặt bằng qui hoạch phải đảm bảo thông thoáng, đón được
hướng gió tốt nhất cho đô thị. Bên cạnh đó phải xét đến sự phát triển của đô thị trong
tương lai, để cho công trình hiện tại và tương lai không ảnh hưởng lẫn nhau,
5.2 Giải pháp cách li vệ sinh
Thường càng gần nguồn ô nhiễm thì sự ảnh hưởng của nó gây ra càng lớn, do vậy
cần phải qui định vành đai bảo vệ xung quanh khu công nghiệp, đó là khoảng cách tính từ
nguồn thải đến khu dân cư. Khoảng cách đó tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng
loại hình nhà máy, loại hình sản xuất gây nên, khoảng cách này đảm bảo nồng độ chất ô
nhiễm ở khu dân cư do nguồn này gây nên không vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

15
Ngoài ra, đối với các khu công nghiệp cần có tường bao che hoặc dùng dải cây
xanh để ngăn cản sự phát tán bụi và tiếng ồn trong không gian, nhằm giảm tối đa sự ô
nhiễm môi trường đến nơi sinh sống của con người.
5.3 Giải pháp công nghệ kỹ thuật
Để giảm lượng khí thải trong chế biến tôm khô, ngay từ khâu đầu tiếp nhận
nguyên liệu cần tiến hành xử lý và chế biến nguyên liệu ngay. Tránh tình trạng kéo dài
thời gian tiếp nhận nguyên liệu vì tôm là loại nguyên liệu rất dễ phân hủy tạo ra mùi hôi,
nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra những vấn đề trong ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô
nhiễm không khí.
Cần phải hoàn thiện các công nghệ sản xuất, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại,
công nghệ sản xuất kín, giảm các khâu sản xuất thủ công, áp dụng cơ giới hóa và tự động
hóa trong dây chuyền sản xuất. Giải pháp này còn bao gồm việc thay thế chất độc hại
dùng trong sản xuất bằng chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn, làm sạch chất độc hại
trong nguyên liệu sản xuất. Các thiết bị máy móc sản xuất, các đường ống vận chuyển
cần phải kín, để đảm bảo vận hành an toàn, kinh tế và tránh sự rò rỉ chất ô nhiễm ra ngoài
môi trường.
5.4 Giải pháp thông gió
Nhiệm vụ của thông gió là đảm bảo trạng thái không khí cho con người sống và
hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh quy định.
Các sơ đồ thông gió cơ bản
Trong một phòng kín ta có thể thay đổi không khí bên trong đã bị ô nhiễm (do
nhiệt, do bụi, do khí độc…) bằng không khí trong sạch đưa từ ngoài vào trong một
khoảng thời gian nhất định (thông gió định kỳ) hoặc trong một thời gian không hạn chế
(thông gió thường xuyên…). được gọi là thông gió cho phòng.
 Thông gió chung:
Mục đích của thông gió chung là đưa không khí từ ngoài vào với lưu lượng cần thiết
nhằm pha loãng cường độ ô nhiễm (bởi nóng, bụi, hơi hoặc khí độc) trong toànbộ không
gian nhà xưởng, sau đó thải ra ngoài.
16

Được thực hiện trong phòng mà nguồn độc hại phân bố đều (trường học, nhà hát,
bệnh viện) hoặc ở những phòng mà không đoán trước được nguồn độc hại sẽ xuất hiện ở
vị trí nào (cửa hàng ăn, quán giải khát, câu lạc bộ….)
Hệ thống thông gió chung có nhược điểm là nơi không có độc hại cũng bị ảnh hưởng
của nguồn độc hại nơi khác tràn qua.
17
 Thông gió cục bộ:
Được thực hiện để thải trực tiếp chất độc hại từ nguồn phát sinh ra ngoài (hút cục bộ)
hoặc là thổi không khí sạch vào các vị trí cần thiết và biết trước (thổi cục bộ).Việc tổ
chức, xử lý hợp lý các chất gây ô nhiễm phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Không cản trở thao tác công nghệ.
- Không cho không khí chứa chất ô nhiễm đi qua vùng thở.
- Vận tốc thu khí đủ lớn.
Tuỳ theo điều kiện thực tế, trong một công trình có thể vừa kết hợp thông gió
chung vừa thông gió cục bộ.
 Thông gió sự cố:
Đó là sự thay đổi nhanh chóng thể tích không khí trong phòng đã bị ô nhiễm để khỏi
ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân và tác hại đến sản xuất. Trong thông gió sự cố
thường dùng hệ thống thông gió áp suất âm (chỉ có hút chứ không có thổi) đảm bảo khí
độc hại không bị lan toả ra ngoài. Thiết bị phát hiện và xử lý thường tự động (các rơ le
kích thích nồng độ độc hại, các rơle nối mạch điện…) hoặc đóng mở hệ thống bằng tay.
18
PHẦN 4: KẾT LUẬN
Thực trạng môi trường các cơ sở chế biến thủy sản giai đoạn hiện nay có nhiều mặt
tích cực: Các cơ sở chế biến thủy sản đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ môi
trường. Phát triển sản xuất đi đôi với áp dụng hệ thống quản lý môi trường, Hệ thống xử
lý chất thải được quan tâm đầu tư, công nghệ xử lý nước thải tương đối phù hợp, đội ngũ
cán bộ môi trường cơ sở bước đầu đáp ứng được công tác quản lý môi trường; chi phí
cho môi trường chiếm tỷ lệ trong giá thành sản phẩm, nhiều cơ sở có định hướng tốt
trong việc nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, môi trường các cơ sở chế biến thủy sản còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải
quyết: ÔNMT của các loại hình chế biến là khác nhau, hệ thống xử lý nước thải, khí thải
còn chưa hoàn chỉnh, chi phí cao; chất thải nguy hại tồn đọng ngày càng nhiều; sử dụng
chất tẩy rửa khử trùng ngày ngày càng tăng; áp dụng hệ thống quản lý môi trường còn
chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, các Quy chuẩn, tiêu chuẩn đặc thù cho chế biến thủy sản
còn chưa hoàn thiện; ý thức chấp hành các quy định về môi trường chưa cao, vi phạm của
các cơ sở CBTS ngày càng tăng; Hoạt động hỗ trợ về môi trường cho các cơ sở CBTS
chưa nhiều.
Với nhu cầu ngày càng lớn trong tiêu thụ và sản xuất cùng với sự tiến bộ của ngành
kỹ thuật khoa đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất số lượng lớn các mặt. Nhưng
lại tạo ra 1 lượng lớn chất thải ra ngoài làm cho môi trường ngày càng xấu đi, trước tình
hình đó ngành công nghệ môi trường ra đời tạo điều kiện kiểm soát và giải quyết các chất
thải trong và sau sản xuất. Tùy theo đặt tính từng nguyên liệu cũng như sản phẩm mà ta
có các phương pháp khác nhau để kiểm soát và xử lý.
Để giảm thiểu ÔNMT trong thời gian tới cần phải tiến hành nhiều giải pháp được
nêu như trên để hạn chế chất thải ngay từ công tác quản lí đến sản xuất. Đây cũng chính
là yêu cầu và đòi hỏi khách quan trong phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản, góp
phần đẩy nhanh tiến trình CNH - HĐH đất nước.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> />lieu/do-an-giam-thieu-chat-thai-nganh-che-bien-thuy-san-50096/
/>lanh.html
/>lanh.html
/> />ph%E1%BA%A9m/tom-kho-rach-goc-len-ngoi.html
/> /> /> /> />o-nuoc-ta-hien-nay
20
MỤC LỤC
21

×