Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.57 MB, 230 trang )

1




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- - -  

 - - -




TRẦN VÂN ANH



NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TỈNH PHÚ THỌ



LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC







Hà Nội 2014

2



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- - -  

 - - -




TRẦN VÂN ANH


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TỈNH PHÚ THỌ




Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử
Mã số: 62.14.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Thị Côi
2. PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí


Hà Nội 2014
3



LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công
bố trong bất kì công trình khoa học nào.
Tác giả


Trần Vân Anh

4



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN

Viết là Đọc là
DHDA Dạy học dự án
DHHĐ Dạy học hợp đồng

ĐC Đối chứng
GV Giáo viên
HDV Hướng dẫn viên
HS Học sinh
Nxb Nhà xuất bản
LSDT Lịch sử dân tộc
LSĐP Lịch sử địa phương
SGK Sách giáo khoa
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TN Thực nghiệm
TNSP Thực nghiệm sư phạm










5



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
5. Giả thuyết khoa học 5
6. Đóng góp của đề tài 5
7. Ý nghĩa của đề tài 5
8. Cấu trúc của luận án 5
Chương 1 TỔNG QUAN 7
1.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề dạy học lịch sử địa phương ở một số nước trên
thế giới 7
1.2 Tình hình nghiên cứu vấn đề dạy học lịch sử địa phương ở trong nước 14
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về dạy học lịch sử địa phương nói chung 14
1.2.2 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc dạy học lịch sử địa
phương ở tỉnh Phú Thọ 28
1.3 Những vấn đề luận án được kế thừa và cần tiếp tục giải quyết 31
Chương 2 VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA
PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 34
2.1. Cơ sở lý luận 34
2.1.1. Các khái niệm 34
2.1.2. Xuất phát điểm của vấn đề nghiên cứu 38
2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học lịch sử địa phương 45
2.2. Cơ sở thực tiễn 48
2.2.1.Thực trạng việc dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ
48
2.2.2. Định hướng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương
ở trường THPT tỉnh Phú Thọ 60
6



Chương 3 BIÊN SOẠN NỘI DUNG VÀ LỰA CHỌN HÌNH THỨC TỔ CHỨC

DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT TỈNH PHÚ THỌ . 63
3.1. Biên soạn nội dung lịch sử địa phương ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ 63
3.1.1. Khái quát chương trình Lịch sử dân tộc ở trường THPT 63
3.1.2. Xác định nội dung lịch sử địa phương trong dạy học ở trường THPT tỉnh
Phú Thọ 65
3.1.3. Biên soạn các bài học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ68
3.2. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh
Phú Thọ 91
3.2.1. Lựa chọn hình thức dạy học bài lịch sử địa phương nội
khóa .91
3.2.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa về lịch sử địa phương 97
Chương 4 VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT
TỈNH PHÚ THỌ. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 103
4.1. Yêu cầu khi lựa chọn phương pháp dạy học lịch sử địa phương ở trường
THPT tỉnh Phú Thọ 103
4.1.1. Lựa chọn phương pháp phải đáp ứng mục tiêu của việc dạy học LSĐP
103
4.1.2. Lựa chọn phương pháp phải đảm bảo “tính vừa sức”, giúp HS lĩnh hội
được kiến thức cơ bản 104
4.1.3. Lựa chọn phương pháp phát huy tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo
của học sinh 104
4.1.4. Lựa chọn, vận dụng phương pháp phải linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với
điều kiện đặc thù của địa phương 105
4.2. Vận dụng một số phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học lịch
sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ 105
4.2.1. Vận dụng dạy học theo dự án vào dạy học lịch sử địa phương 105
4.2.2. Vận dụng dạy học theo hợp đồng vào dạy học lịch sử địa phương 111
7




4.2.3. Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương 116
4.3. Thực nghiệm sư phạm toàn phần 124
4.3.1. Mục đích tiến hành TNSP 124
4.3.2. Đối tượng và địa bàn tiến hành TNSP 124
4.3.3. Nội dung và phương pháp tiến hành TNSP 125
4.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 131
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 143
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO 148

8



DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
STT

Tên b

ng trong
lu

n án

Trang

1.


Bảng 2.1. Bảng kết quả khảo sát nhận thức của GV về tầm quan
trọng của dạy học LSĐP
51
2.
Bảng 2.2. Bảng thống kê nguồn tài liệu GV sử dụng để biên soạn tài
liệu dạy học LSĐP tỉnh Phú Thọ
51
3.
Bảng 2.3. Bảng thống kê nội dung kiến thức trong bài học LSĐP tỉnh
Phú Thọ
52
4.
Bảng 2.4. Thống kê kết quả về mức độ tổ chức ngoại khóa LSĐP.
53
5.
Bảng 2.5. Bảng kết quả khảo sát việc áp dụng phương pháp dạy học
hiện đại vào dạy học LSĐP của GV
54
6.
Bảng 2.6. Bảng khảo sát những khó khăn trong quá trình dạy học lịch
sử địa phương

55
7.
Bảng 2.7. Bảng khảo sát nhận thức của HS về tầm quan trọng của
việc dạy học LSĐP
56
8.
Bảng 2.8. Bảng thống kê kết quả khảo sát nhận thức của HS về tỉnh

lịch sử tỉnh Phú Thọ
58
9.
Bảng 3.1. Bảng hệ thống nội dung LSĐP Phú Thọ tương ứng với
LSDT
67
10.
Bảng 3.2. Bảng hệ thống nội dung LSĐP tỉnh Phú Thọ ở cấp THCS
và THPT
69
11.
Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả TNSP vận dụng dạy học dự án vào bài
học LSĐP
110

12.
Bảng 4.2. Thống kê kết quả TNSP vận dụng dạy học hợp đồng vào
bài học LSĐP
115

13.
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả TNSP dạy học di sản trong dạy học LSĐP
123

14.
Bảng 4.4. Thống kê điểm số kết quả TNSP toàn phần (Bài “Phú
Thọ- miền đất của di sản văn hóa)
135

9




15.
Bảng 4.5. Thống kê điểm số kết quả TNSP toàn phần ( Bài Truyền
thống yêu quê hương, đất nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân
dân Phú Thọ)
136

16.
Bảng 4.6. Thống kê tần số lần điểm tại các giá trị điểm số và trung
bình cộng từ kết quả TN toàn phần (Bài Phú Thọ - miền đất của di
sản văn hóa)
137

17.
Bảng 4.7. Thống kê tần số lần điểm tại các giá trị điểm số và trung
bình cộng từ kết quả TN toàn phần (Bài Truyền thống yêu quê
hương, đất nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ)
138

18.
Bảng 4.8.a. Giá trị t và tα của lớp TN và lớp ĐC (Bài Phú Thọ -
miền đất của di sản văn hóa)
140

19.
Bảng 4.8.b. Giá trị t và tα của lớp TN và lớp ĐC (Bài Truyền thống
yêu quê hương, đất nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân
Phú Thọ)

140


10



DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
STT

Tên các hình trong luận án Trang

1
Hình 3.1. Giờ học LSĐP tại bảo tàng Hùng Vương của HS trường
THPT Vũ Thê Lang
94
2
Hình 3.2 . HS tr
ườ
ng THPT H
ư
ng Hóa h

c LSĐP t

i di tích c

t c



thành Hưng Hóa
95
3
Hình 3.3. HS trường THPT Vũ Thê Lang chuẩn bị hoạt động ngoại
khóa về LSĐP
99
4
Hình 4.1. HS đề xuất chủ đề nhỏ trong bài học LSĐP theo phương
pháp dạy học dự án
107
5
Hình 4.2. Một nhóm HS Trường THPT Việt Trì báo cáo kết quả dự
án tìm hiểu LSĐP
109
6
Hình 4.3. HS tr
ườ
ng THPT Vi

t Trì báo cáo s

n ph

m h

p đ

ng

114

7
Hình 4.4. S


d

ng phim tài li

u v


Đ

n Hùng tron
g gi


h

c LSĐP
ở trường THPT Minh Đài
120
8
Hình 4.5 . HS tr
ườ
ng THPT Nguy

n T

t Thành tr


i nghi

m di s

n
hát Xoan trong hoạt động ngoại khóa
121
9
Hình 4.6. HS tr
ườ
ng THPT H
ư
ng Hóa thành kính làm l


t

i ban th


các
nghĩa binh thành Hưng Hóa

122
10
Hình

4.7 a. Bi


u đ


v


t

n s


l

n đi

m t

i các giá tr


đi

m s


c

a
các nhóm lớp TN và ĐC qua bài TNSP toàn phần (Bài Truyền
thống yêu quê hương, đất nước của nhân dân Phú Thọ)

139
11
Hình 4.7.b.Biểu đồ về tần số lần điểm tại các giá trị điểm số của
các nhóm lớp TN và ĐC qua bài TNSP toàn phần ( Bài Phú Thọ -
Miền đất của di sản văn hóa)
139
12
Hình 4.8. S
ơ

đ


t

ng h

p bi

n pháp đ


xu

t nh

m nâng cao hi

u
quả dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ

142

1



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay thế giới có nhiều biến chuyển to lớn trên nhiều lĩnh vực, những
chuyển biến đó tác động đến các quốc gia, khu vực khác nhau trên toàn cầu. Điều
này đòi hỏi con người phải có sự linh hoạt nhằm thích ứng với tình hình mới. Đồng
thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ đã đưa nhân loại bước vào
một nền văn minh mới, văn minh trí tuệ, văn minh tri thức. Xu thế toàn cầu hoá,
khu vực hoá đã lôi cuốn các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam vào guồng
quay chung. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang tiến
hành công cuộc đổi mới, mở cửa hội nhập với thế giới. Để công cuộc đổi mới, hội
nhập thành công, giáo dục phải đi trước một bước, đào tạo ra những con người đáp
ứng yêu cầu mới của đất nước. Yêu cầu này đã được cụ thể hóa trong điều 2, Luật
Giáo dục (2009): Mục tiêu giáo dục là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”. [91; 8 ]
Trong trường phổ thông, bộ môn Lịch sử có ưu thế trong việc thực hiện
những nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục mà Đảng đã đề ra. Ngoài phần
lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc (LSDT), lịch sử địa phương ( LSĐP) có một vị trí
quan trọng. Trước hết, việc dạy học LSĐP góp phần làm cụ thể, phong phú và sinh
động hơn các sự kiện trong dạy học lịch sử; giúp học sinh “trực quan sinh động”
quá khứ của dân tộc. Bên cạnh đó, các tài liệu LSĐP sống động, giàu hình ảnh còn
khơi gợi cảm xúc lịch sử cho học sinh. Đây chính là cơ sở để giáo dục tình yêu quê

hương đất nước, niềm tự hào về truyền thống và những nét đẹp địa phương mình
đang sống, từ đó có trách nhiệm công dân với làng quê, với mảnh đất mình sinh ra
và lớn lên. Mặt khác, dạy học LSĐP còn có tác dụng quan trọng đối với việc rèn
luyện các năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy và các kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tế, thực hành các công tác xã hội …Đây chính là biểu biện cụ thể
2



của việc thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành”, “nhà trường gắn liền với xã
hội” nhằm thực hiện mục đích “giáo dục phổ thông phải đạt đến kết quả gắn liền
với lịch sử, thiên nhiên và xã hội ở địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập ở
nhà trường thấm đượm hơn cuộc đời thực. Học sinh ngay từ khi đi học đã sống thực
với xã hội xung quanh”.[14;56]
Việc dạy học LSĐP thường được thực hiện theo trong hai trường hợp: Bài
học LSĐP và sử dụng tài liệu LSĐP để dạy học lịch sử dân tộc. Bên cạnh hoạt
động nội khoá, hoạt động ngoại khóa về LSĐP cũng cần thiết phải tổ chức nhằm
nâng cao hứng thú của HS. Việc nâng cao chất lượng dạy học LSĐP góp phần nâng
cao chất lượng bộ môn lịch sử ở trường phổ thông.
Như vậy, chúng ta thấy rằng dạy học LSĐP có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc
thực hiện mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ cho học sinh. Các hình thức,
phương pháp tiến hành cũng rất phong phú và đa dạng. Tuy vậy, hiện nay việc dạy
học LSĐP còn nhiều bất cập. Ở nhiều địa phương, nhất là ở các thành phố lớn như
Hà Nội, Hải Phòng, Huế…do nhận thức được tầm quan trọng của LSĐP cũng như
có nhiều thuận lợi trong dạy học LSĐP nên việc tiến hành bài học LSĐP đạt được
hiệu quả nhất định. Song, ở nhiều nơi khác, đặc biệt những vùng nông thôn, miền
núi… công tác dạy học LSĐP gặp nhiều khó khăn, thậm chí bị xem nhẹ, bỏ qua.
Những giờ LSĐP bị biến thành bài ôn tập, dạy lịch sử dân tộc hoặc làm bài kiểm tra
không phải là hiếm gặp. Còn bài học LSĐP được dạy học một cách nghèo nàn hay
nặng nề về nội dung, nhàm chán, khô khan về hình thức đã khiến học sinh không

hứng thú và không đạt được hiệu quả cao trên cả ba mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ, việc dạy học LSĐP cũng chưa thực sự được
quan tâm đúng mức. Do nhiều nguyên nhân, việc dạy học LSĐP chưa được nhà
trường, giáo viên bộ môn và học sinh chú ý, nên hiệu quả dạy học LSĐP còn nhiều
hạn chế , chưa đáp ứng được mục tiêu về bồi dưỡng nhận thức, rèn kỹ năng và định
hướng thái độ cho học sinh. Chính vì thế, học sinh không hiểu nhiều về nơi mình
đang sinh sống, ít cảm thấy tự hào, yêu quý và xác định trách nhiệm với quê hương.
Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là làm thế nào để học sinh hiểu biết, yêu quê
3



hương, đất nước, sống có trách nhiệm và giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống dân
tộc trong điều kiện hiện nay, cần phải nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa
học Xã hội – nhân văn nói chung, bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông nói riêng,
trong đó có phần LSĐP.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng dạy
học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ” làm luận án Tiến sỹ chuyên
ngành Lí luận và phương pháp dạy học Lịch sử. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong
muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ,
đồng thời, nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nghiên cứu của bản thân.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình dạy học lịch sử địa phương ở
trường THPT tỉnh Phú Thọ.
Đề tài không đề cập tới tất cả các vấn đề của LSĐP mà chỉ tập trung vào dạy
học LSĐP trong chương trình Lịch sử ở trường THPT tỉnh Phú Thọ. Địa bàn điều
tra và thực nghiệm sư phạm trên một số trường THPT ở các vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội khác nhau trong tỉnh Phú Thọ, đại diện cho địa hình thành phố, nông
thôn, miền núi của tỉnh. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần
những biện pháp chủ yếu và thực nghiệm sư phạm toàn phần các bài học LSĐP ở

một số trường THPT tỉnh Phú Thọ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Đề tài nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT tỉnh Phú Thọ, trên cơ
sở biên soạn các bài học lịch sử địa phương và xác định hình thức tổ chức, lựa chọn
phương pháp dạy học phù hợp.
- Việc nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng
nghiên cứu của bản thân tác giả luận án.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã nêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:
4



- Tìm hiểu lý luận về tâm lý học, giáo dục học, các tài liệu về giáo dục lịch
sử nói chung, dạy học lịch sử địa phương nói riêng và các tài liệu lịch sử khác có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn dạy học LSĐP hiện nay ở các trường
THPT tỉnh Phú Thọ.
- Tìm hiểu khoá trình lịch sử Việt Nam trong chương trình THPT (chương
trình chuẩn), khai thác lịch sử địa phương tỉnh Phú Thọ để tiến hành biên soạn một
số bài lịch sử địa phương cụ thể ở trường THPT tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học LSĐP ở
trường THPT tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao chất lượng dạy học.
- Thực nghiệm sư phạm một số bài LSĐP nhằm khẳng định tính khả thi của
những biện pháp sư phạm nâng cao chất lượng dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh
Phú Thọ.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở phương pháp luận

Dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục, giáo dục lịch sử; đồng thời,
dựa trên quan điểm lý luận giáo dục hiện đại ở trong nước và nước ngoài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết:
+ Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, giáo dục lịch sử, các văn
bản của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục có liên quan đến đề tài.
+ Nghiên cứu nội dung chương trình SGK Lịch sử THPT, tài liệu về LSĐP tỉnh
Phú Thọ, các tài liệu lịch sử liên quan đến đề tài để xác định nội dung lịch sử Phú
Thọ cần khai thác và thiết kế nội dung các bài học LSĐP tương ứng với nội dung
lịch sử dân tộc trong chương trình.
- Nghiên cứu thực tiễn: tìm hiểu thực tiễn dạy học LSĐP tỉnh Phú Thọ thông qua
phiếu điều tra, phỏng vấn, dự giờ…
- Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm đối với một số bài LSĐP ở trường
THPT tỉnh Phú Thọ để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
5



- Sử dụng toán học thống kê để xử lý kết quả thực nghiệm thu được.
5. Giả thuyết khoa học
Trong tình hình thực tiễn hiện nay, nếu vận dụng các biện pháp theo những
yêu cầu luận án đề xuất thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học LSĐP ở các
trường THPT tỉnh Phú Thọ.
6. Đóng góp của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
của việc dạy học LSĐP trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
- Phản ánh một bức tranh thực tiễn về việc dạy học lịch sử địa phương ở các trường
THPT tỉnh Phú Thọ.
- Biên soạn các bài học lịch sử địa phương và xác định hình thức tổ chức dạy học

lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất các phương pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở
trường THPT tỉnh Phú Thọ.
7. Ý nghĩa của đề tài
- Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm phong phú lý luận dạy học bộ môn về dạy
học LSĐP ở trường THPT; đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực
nghiên cứu của bản thân.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng rộng rãi trong
dạy học LSĐP ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ nói riêng, các trường THPT nói
chung nhằm nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử ở trường THPT, là tài liệu tham
khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành Lý luận và
phương pháp dạy học lịch sử.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc
thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Vấn đề nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường
THPT. Lý luận và thực tiễn
6



Chương 3. Biên soạn nội dung và lựa chọn hình thức tổ chức dạy học lịch sử
địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ
Chương 4. Vận dụng một số phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy
học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ. Thực nghiệm sư phạm.










7



Chương 1

TỔNG QUAN
Lịch sử địa phương là một phần của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Để có
cái nhìn tổng thể về vấn đề nâng cao chất lượng dạy học LSĐP với tư cách là một
bộ phận của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, chúng tôi xin điểm một số công
trình nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam về dạy học LSĐP hoặc có liên quan đến
dạy học LSĐP, đồng thời tìm hiểu những công trình nghiên cứu phục vụ công tác
dạy học LSĐP ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ, qua đó, rút ra những điểm luận án
có thể kế thừa và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
1.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề dạy học lịch sử địa phương ở một số nước
trên thế giới
Ở nhiều nước, nhất là các nước có nền giáo dục phát triển, công tác nghiên
cứu về địa phương rất được chú trọng.
Ở nước Nga, việc giáo dục LSĐP được tiến hành từ rất sớm. Từ năm 1918,
nước Nga Xô Viết đã đưa dạy học LSĐP vào giờ nội khóa ở trường phổ thông và từ
năm học 1920-1921, môn Địa phương học được đưa vào trong chương trình dạy
học ở nhà trường và sau đó thành tài liệu bắt buộc ở trường trung học. Dưới thời Xô
Viết, công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương được coi trọng. Năm
1930, môn Địa phương học được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học Sư phạm.
Sau đó, nhiều tổ chức, cơ quan quản lí, nghiên cứu, phổ biến LSĐP lần lượt ra đời,

như “Hội bảo tàng địa phương”, “Hội bảo vệ các di tích lịch sử và văn hóa”.
[128;17] Vào những năm 80 của thế kỷ XX, có các công trình: “Lịch sử địa phương
” do G.N Matixin chủ biên ( 1980),“ Phương pháp công tác lịch sử địa phương ” do
N.X. Bôrixôp chủ biên (1982)…Trong các công trình nghiên này, các tác giả đã chỉ
rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu, biên soạn và dạy học lịch sử địa phương,
trong đó đặc biệt nhấn mạnh “phải làm cho học sinh hứng thú trong quá trình nhận
thức lịch sử địa phương mình”. Kế thừa và phát huy các thành quả của giáo dục Xô
Viết, năm 2000, giáo trình “Phương pháp giảng dạy Lịch sử ở trường phổ thông”
cũng đề cập tới hình thức tổ chức tham quan lịch sử ở trường phổ thông.[153]
8



Những hoạt động giáo dục truyền thống với các hình thức dạy học đa dạng được
phản ánh trên nhiều tài liệu, các trang mạng Internet. Các trường phổ thông thường
quan tâm tới hoạt động ngoại khóa lịch sử địa phương, cụ thể: Các trường học đóng
trên địa bàn phát xít Đức đã từng chiếm đóng trước đây như Novgorod và Puskov
thường tổ chức cho học sinh tham quan rừng địa phương, cho học sinh nghe những
câu chuyện từ các cựu binh chiến tranh.[163]

Nhiều bảo tàng lịch sử và truyền
thống địa phương cũng được thành lập như bảo tàng Luga tại Leningrad (được
thành lập từ năm 1976), bảo tàng Tosno, Slantsy [164]…Đây là nơi cung cấp những
cái nhìn tổng quan về lịch sử, truyền thống văn hóa, là trung tâm văn hóa của mỗi
vùng, địa phương. Như vậy, từ thời nước Nga Xô Viết cho tới ngày nay, giáo dục
LSĐP rất được coi trọng trong giáo dục cộng đồng và giáo dục trường học.
Ở một số nước thuộc Đông Âu trước đây, công tác nghiên cứu và giảng
dạy địa phương cũng được chú trọng. Tại Hungary, nhà trường kết hợp với các cơ
quan chuyên môn tổ chức cho học sinh sưu tầm tài liệu, hiện vật, thành lập “làng
bảo tàng”.[127;12] Năm 1996, nghị viện Châu Âu thông qua bản “Khuyến nghị số

1283, liên quan đến lịch sử và việc học tập lịch sử ở Châu Âu”

trong đó có nêu:
Lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc (nhưng không phải là lịch sử theo
quan điểm dân tộc chủ nghĩa) phải được giảng dạy, cũng như lịch sử các tộc người
thiểu số.[169]

Năm 2009, dự án: "Kết nối trung tâm châu Âu thông qua dạy học lịch
sử địa phương”

- một cách tiếp cận mới trong giáo dục lịch sử, đã được thực hiện
bởi các nhà giáo dục, các nhà khoa học tới từ Ba Lan, Đức, Cộng hòa Séc -
Slovakia, Hungary và Ucraina. Dự án thực hiện trong thời gian từ tháng 9/2009 đến
tháng 8 năm 2010. Mục tiêu của dự án nhằm phát triển các tài liệu giáo dục lịch sử
về những chủ đề phổ biến trong lịch sử Trung Âu thông qua cách tiếp cận từ những
tư liệu lịch sử địa phương như: lịch sử cuộc sống hàng ngày của người dân, lễ kỉ
niệm, không gian công cộng và di tích…từ đó các nhà giáo dục chia sẻ kinh nghiệm
và tìm tiếng nói chung trong việc lựa chọn tư liệu giảng dạy LSĐP trong nhà trường
phổ thông.[167]

9



Ở nước Anh, công tác nghiên cứu và giảng dạy LSĐP được quan tâm, phát
triển. Năm 1908, Hội đồng giáo dục Anh đã kêu gọi các trường học nên chú ý tới
“lịch sử của thị trấn và huyện trên địa bàn của trường học”
.
Năm 1952, Bộ giáo dục
Anh đề nghị các trường học nên sử dụng những tư liệu địa phương để minh họa cho

các chủ đề giáo dục quốc gia
.
Ngày 30/9/1982, Hiệp hội LSĐP nước Anh (BALH)
được thành lập nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của giáo dục cộng đồng thông qua nghiên
cứu LSĐP. Hiệp hội cũng tích cực vận động Hội đồng chương trình Quốc gia tăng
số tiết giảng dạy LSĐP trong trường học, chuẩn bị các khóa học, ấn phẩm về LSĐP
dành cho GV. [157], [161], [165]

Có nhiều tài liệu nghiên cứu về địa phương và giảng dạy LSĐP ở Anh, tiêu
biểu như cuốn “Dạy học lịch sử địa phương” của tác giả W.B.Stephen (1977), hay
“Lịch sử địa phương và người giáo viên” của Robert Doutch (1967). W.B. Stephen
trong “Dạy học lịch sử địa phương” đã khẳng định vai trò, vị thế của LSĐP trong
nhà trường, đồng thời cũng xác định mối quan hệ của LSĐP với LSDT. Ông cho
rằng LSĐP là sự minh họa cho LSDT. Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực
tiễn, tác giả đã đề xuất những công việc cụ thể của giáo viên trong chuẩn bị bài học
LSĐP, lựa chọn các nội dung cơ bản trong dạy học LSĐP như: sự định cư buổi sơ
khai của lịch sử, địa danh và những di tích còn lại; về địa lý và thông tin liên lạc,
giao thông vận tại của địa phương. Cuốn sách được nhiều giáo viên lịch sử đề cập
tới khi thảo luận trong diễn đàn dạy học LSĐP. Ở nước Anh, có nhiều website có
liên quan tới việc biên soạn và giảng dạy LSĐP như: www.balh.co.uk (website của
Hiệp hội lịch sử địa phương ở Anh); www.dlrcoco.ie (website của hội đồng hạt
Comhairie Contae) ; www.le.ac.uk ( website của Đại học Leicester, một trung tâm
nghiên cứu lịch sử địa phương ở Anh)…Các website và diễn đàn giảng dạy LSĐP
được giáo viên lịch sử ở Anh tham gia, trao đổi nhiều kinh nghiệm về khai thác,
chia sẻ tư liệu và biện pháp giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường học tại nước
Anh. Qua những công trình nghiên cứu và các chia sẻ trên diễn đàn dạy học LSĐP
ở Anh, chúng ta nhận thấy ở việc dạy học LSĐP rất được coi trọng. Ngoài hình thức
dạy học trên lớp, giáo viên lịch sử còn tổ chức học tập, nghiên cứu LSĐP tại các di
10




tích, bảo tàng, hướng dẫn HS trải nghiệm cuộc sống địa phương, tiếp xúc và phỏng
vấn nhân chứng và người dân địa phương…[158], [159], [162]
Ở Mĩ và Canada, việc dạy học về địa phương đặc biệt được chú trọng, học sinh
ngay từ tiểu học đã được học về lịch sử và địa lí của bang, của tỉnh mình đang sống.
Trong chương trình giảng dạy của các cấp học phổ thông ở Mỹ và Canada, môn
Lịch sử được đưa vào giảng dạy từ khá sớm, thậm chí từ các lớp học tiền phổ thông
(các lớp mẫu giáo). Những yêu cầu đặt ra đối với mỗi cấp học được quy định rõ
ràng trong Chuẩn quốc gia môn Lịch sử. Ngay từ các lớp mẫu giáo, những kiến
thức lịch sử đã được lồng ghép trong các bài giảng của giáo viên theo phương pháp
“chơi mà học”, “học mà chơi”. Theo đó, HS các lớp mẫu giáo được bước đầu làm
quen với những kiến thức sơ đẳng về lịch sử và địa lý, về mối quan hệ giữa thế giới
hôm nay với thế giới ngày xưa thông qua các câu chuyện lịch sử, các nhân vật lịch
sử, địa danh lịch sử ở cộng đồng, địa phương mình đang sống. Đối với HS Tiểu
học (Elementary School), yêu cầu đặt ra đối với bộ môn Lịch sử là cho HS bước
đầu làm quen với những nhân vật lịch sử, những tấm gương yêu nước của lịch sử
nước Mỹ và thế giới thông qua những câu chuyện lịch sử, truyền thuyết dân gian
Từ đó xây dựng cho HS niềm tin vào tính cách, bản lĩnh của những nhân vật lịch sử,
của những con người có thật trong lịch sử, bước đầu hiểu được tác động và ảnh
hưởng của họ đối với lịch sử phát triển của dân tộc, của bang và địa phương. Đồng
thời, HS nhận biết và giải thích được những biểu tượng của lịch sử dân tộc, lịch sử
của bang, của địa phương như quốc huy, cờ liên bang, cờ của bang, cờ của cộng
đồng.[18;192,193]

Trong số các tài liệu nghiên cứu về dạy học LSĐP ở Mĩ, có cuốn “Sơ giản:
Dạy học lịch sử địa phương ở lớp 6-12” của Robert L. Stevens. Đây là công trình
nghiên cứu thú vị về dạy học LSĐP trong các lớp 6-12. Tác giả bắt đầu từ tiền đề
rằng "điều quan trọng là nắm bắt được trí tưởng tượng của học sinh trung học thông
qua các bài học lịch sử theo phương pháp tích cực". Tác giả cho rằng, một trong

những cách tốt nhất để thực hiện điều này là để học sinh nhìn vào lịch sử của cộng
đồng họ, hoặc lân cận với họ. Tác giả chỉ ra, một nghiên cứu về LSĐP hé mở nhiều
11



về lịch sử nhà nước và dân tộc. Một lợi thế của việc dạy học LSĐP là người dạy và
người học có thể thực sự trải nghiệm - tham quan và khám phá những di tích lịch
sử, tham gia thực hành các dự án. Cuốn sách giúp giáo viên khám phá các khả năng
giáo dục LSĐP bằng cách khai thác vô số các nguồn tài nguyên từ hồ sơ học, hồ sơ
điều tra dân số, những bức ảnh gia đình, các tòa nhà cũ và, tất nhiên, cả nghĩa trang.
Tác giả chú trọng tới việc khai thác và sử dụng bản đồ địa phương như một nguồn
tài liệu quan trọng. Một số hoạt động thú vị được giới thiệu trong cuốn sách như
học sinh tạo ra một bức tranh tường về cộng đồng, một "Phòng triển lãm" các loại
tài liệu LSĐP… Nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS, việc dạy học LSĐP
có thể tổ chức các dự án hoặc các chuyến tham quan thực tế, thậm chí tham quan ảo
qua Internet…[146]
Ở Canada, nhằm mục tiêu tăng cường tri thức lịch sử cho HS, Bộ Giáo dục
Canada đã thực thi nhiều dự án trong và ngoài trường phổ thông. Hàng loạt các
trang web về lịch sử Canada, các giải thưởng có giá trị về lịch sử dân tộc và thế giới
được công bố nhằm khuyến khích giới trẻ tìm hiểu và khám phá lịch sử. Để phục vụ
giáo dục Lịch sử, ở Canada có nhiều trang mạng, trong đó có The History
Education Network () rất hữu ích với tư cách là một nguồn
thông tin sống động, một diễn đàn thảo luận khoa học về giáo dục Lịch sử ở
Canada. Việc dạy học Lịch sử ở Canada chú trọng tới việc khai thác các nguồn tư
liệu, khai thác bảo tàng, di sản trong dạy học lịch sử.[161], [18]
Ở Nhật Bản, LSĐP trước đây được dạy học trong bộ môn “ Hương thổ
học”, về sau bộ môn này được mở rộng thành “Lịch sử khu vực”, trong đó học sinh
được học lịch sử, địa lí, lịch sử các thành phố, làng mạc nơi mình đang sống.
Phương pháp dạy học LSĐP ở Nhật cũng rất đa dạng, phong phú, chủ yếu hướng

tới phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, để các em được hoạt động, được
trải nghiệm. Giáo sư Kimata Kiyohiro đã nghiên cứu vấn đề này một cách hệ thống
và năm 2007 đã xuất bản cuốn sách “ Cơ sở của việc xây dựng trường học gắn liền
địa phương. Giáo dục hương thổ ở trường tiểu học Shima, tỉnh Shiga”. Tác giả đã
đề cập về sự ra đời và phát triển của giáo dục hương thổ, tài liệu học tập, thực tiễn
12



việc giáo dục hương thổ, nội dung giáo dục và các phương pháp giáo dục hương thổ
qua một trường hợp cụ thể là trường tiểu học Shima, tỉnh Shiga, đồng thời có đối
chiếu với một số địa phương khác.

[150] Điều đáng chú ý ở đây là việc giáo dục
hương thổ rất được coi trọng, nội dung giáo dục đa dạng, từ lịch sử, địa lý, kinh tế
nông nghiệp, giáo dục công việc gia đình…mang đặc trưng của địa phương. Điều
mà Việt Nam có thể học tập được là nội dung giáo dục địa phương đa dạng, phong
phú, phương pháp dạy học rất tích cực, chú trọng tới hứng thú, cảm nhận và tính
tích cực chủ động của học sinh, đồng thời phương châm “học đi đôi với hành” được
thể hiện rất rõ.

Ở Trung Quốc, việc giảng dạy LSĐP cũng rất được chú trọng. Trong
chương trình bắt buộc của bộ môn Lịch sử ở THCS và THPT, mỗi tháng có 1 tiết
dạy bằng phương pháp thực tế, đó là những tiết dạy về LSĐP mình của các nhà
trường (địa phương ở đây được xác định theo cách tính là đơn vị cấp tỉnh). Mỗi
địa phương cấp tỉnh ở Trung Quốc có quy mô rất lớn, hầu hết có lịch sử hết sức
phong phú, cho nên việc giáo dục để HS hiểu biết LSĐP mình. Kiến thức LSĐP
còn được đưa vào trong nội dung kiểm tra, đánh giá. Các Sở Giáo dục của các
địa phương tự chuẩn bị cho mình phần ngân hàng đề thi lịch sử phần LSĐP, sau
đó được ghép vào đề thi chung. Động thái này phát huy được giá trị lớn trong

việc giáo dục truyền thống quê hương nơi HS theo học.[18],[151]

Singapore là nước có nền giáo dục tiên tiến bậc nhất ở Đông Nam Á, tại
đây, học sinh được học về LSĐP ngay từ Tiểu học. HS được học về các lễ hội của
con người trong khu dân cư, như những ngày lễ, tết, các phong tục, tập quán, ẩm
thực, trang phục của các cộng đồng dân cư, về các chủng tộc và sự hòa hợp chủng
tộc.

Dạy học LSĐP thông qua các di sản, các di tích lịch sử, các đài tưởng niệm, dấu
ấn lịch sử của địa phương, như những tòa nhà cổ kính, những công trình và tên
đường phố…được chú trọng.[18]
Như vậy, qua việc tìm hiểu việc dạy học LSĐP ở một số nước, chúng tôi rút
ra một số kết luận sau:
13



Thứ nhất, giáo dục Lịch sử nói chung và dạy học LSĐP nói riêng được rất
nhiều người quan tâm và dành cho vấn đề này niềm say mê nghiên cứu. Các tác giả
đều nhấn mạnh đến vai trò, ý nghĩa của công tác dạy học lịch sử địa phương ở
trường phổ thông. Dạy học LSĐP ở trường phổ thông không những giúp HS hiểu
biết sâu sắc hơn về lịch sử của đất nước mình mà còn tạo ra những cơ hội thực hành
và thể hiện các kĩ năng học tập và kĩ năng sống, giúp HS yêu qúy và tự hào về địa
phương mình, thấy được sự gắn bó máu thịt của mình đối với LSĐP, là một phần
của chính quê hương mình.
Thứ hai, việc dạy học LSĐP ở những nước có nền giáo dục phát triển như
Nga, Anh, Mĩ, Canada… rất hiệu quả. Các công trình nghiên cứu lí luận dạy học
LSĐP và chú trọng tới khâu thực hiện và hiệu quả giảng dạy trong trường phổ
thông. Qua các công trình nghiên cứu đã kể trên, chúng ta thấy được vai trò của
người giáo viên trong dạy học LSĐP rất quan trọng. Từ việc tìm kiếm nguồn tư

liệu, khai thác kiến thức, lựa chọn nội dung cho đến sử dụng phương pháp dạy học
và hình thức tiến hành bài học LSĐP đều do sự chủ động của giáo viên. Điều này
đòi hỏi người giáo viên phải có khả năng nghiên cứu, biên soạn và tổ chức dạy học
các bài học LSĐP.
Thứ ba, LSĐP là một nội dung dạy học trong trường phổ thông, HS được
tiếp cận với lịch sử, môi trường của địa phương thông qua giáo dục. Điều đáng chú
ý là thời lượng dành cho giáo dục địa phương của các nước khá nhiều, so với họ,
một số tiết dành để dạy học LSĐP ở Việt Nam là quá khiêm tốn.
Thứ tư, các tác giả cũng đã đề cập tới nhiều hình thức tổ chức và phương
pháp dạy học LSĐP hiệu quả, theo hướng phát huy sự trải nghiệm, tích cực hoạt
động, khơi gợi hứng thú cho học sinh: dạy học tích hợp, ngoại khóa, dạy học theo
dự án, sử dụng các phương tiện, kĩ thuật dạy học hiện đại như máy tính, mạng
Internet…Những hình thức tổ chức và phương pháp dạy học này có thể đã xuất hiện
từ lâu ở Việt Nam, hoặc đang được áp dụng trong dạy học lịch sử và dạy học LSĐP
nhưng chưa phổ biến, thường xuyên. Vì thế, đây là nguồn tài liệu rất bổ ích cho
chúng tôi tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu luận án.
14



Thứ năm, các công trình nghiên cứu về LSĐP ở các quốc gia có nền giáo dục
tiên tiến nêu trên đóng góp cơ sở lí luận cho việc đổi mới dạy học LSĐP ở trường
phổ thông, cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn, quý báu cho việc dạy học LSĐP
ở nước ta…Trong đổi mới dạy học bộ môn lịch sử, đổi mới dạy học LSĐP góp
phần mở rộng không gian cho học sinh hiểu về kiến thức lịch sử, phát triển toàn
diện học sinh, đặc biệt các năng lực thực hành và ứng xử trong cuộc sống.
1.2 Tình hình nghiên cứu vấn đề dạy học lịch sử địa phương ở trong nước
Ở Việt Nam, việc biên soạn và giáo dục lịch sử dân tộc cũng như lịch sử địa
phương đã được cha ông ta coi trọng. Lịch sử là một nội dung quan trọng trong các
kì thi kén chọn nhân tài, đặc biệt phương pháp nêu gương trong lịch sử được người

xưa chú trọng để dạy dỗ lớp trẻ.
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về dạy học lịch sử địa phương nói chung
Trước khi lịch sử thành văn ra đời, một kho tàng đồ sộ các câu chuyện truyền
miệng được các thế hệ đời này truyền qua đời khác. Bóc đi các yếu tố thần thoại, hoang
đường, chúng ta có thể nhận ra cốt lõi lịch sử trong các truyền thuyết, như cách giải
thích tên địa danh, giải thích tên nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử, ca ngợi những
người có công với làng, với nước…Mỗi câu chuyện thấm đẫm vào thế giới tâm hồn trẻ
thơ chính là những bài học đầu tiên về lịch sử làng mình, vùng quê mình sinh sống, tạo
nên mạch chảy đời đời của truyền thống và bản sắc văn hóa địa phương.
Thời phong kiến, với cách học “sôi kinh nấu sử”, tầm chương trích cú, sử
học có vai trò quan trọng, được quan tâm nhiều, nhưng chủ yếu là lịch sử Trung
Hoa, lịch sử các vương triều, LSĐP chưa được đưa vào nội dung dạy học chính
thức trong nền giáo dục phong kiến. Dù vậy, các triều đại cũng như nhiều cá nhân
cũng đã quan tâm nghiên cứu địa chí các vùng miền đến tận làng xã, tiểu sử các
nhân vật, tiêu biểu như Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Đại Nam nhất thống chí
của Quốc sử quán triều Nguyễn, Bắc thành địa dư chí của Bùi Dương Lịch, Gia
Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức LSĐP lúc này mới chỉ dừng lại ở biên
soạn chứ chưa đưa vào giảng dạy chính thức, nhưng truyền thống văn hóa, địa danh,
nhân vật địa phương đã được ghi chép lại, tạo cơ sở cho việc lưu truyền, nghiên cứu
và giáo dục LSĐP.
15



Sau Cách mạng tháng Tám, với sự phát triển của nền giáo dục cách mạng,
môn Lịch sử đặc biệt được chú trọng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước và tinh
thần cách mạng, việc giảng dạy LSĐP cũng từng bước được quan tâm.
Công tác biên soạn và giảng dạy LSĐP là một nội dung quan trọng trong các
giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử. Tác giả Lê Khắc Nhãn, Hoàng Triều,
Hoàng Trọng Hanh, trong cuốn “Sơ thảo phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường

phổ thông cấp 2, 3”(1961), đã dành chương VIII để bàn về “Ngoại khoá, thực hành
trong bộ môn lịch sử”, đề cập đến vấn đề dạy học LSĐP trong nhà trường phổ
thông, nêu bật tầm quan trọng, thực trạng và một số biện pháp dạy học LSĐP như
tham quan lịch sử, tham quan viện bảo tàng, sưu tầm, thu thập, ghi chép tài liệu
LSĐP. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc coi dạy học LSĐP như một
phần của ngoại khóa và thực hành lịch sử trong dạy học ở trường phổ thông.[112]

Các tác giả Trần Văn Trị, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Cao Luỹ, Nguyễn Tiến
Cường trong cuốn “Phương pháp giảng dạy lịch sử”, chương II, (tập2) “Các
phương châm giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông” đã khẳng định “giảng dạy lịch
sử gắn liền với đời sống và cần phải liên hệ tri thức lịch sử trong sách vở với cuộc
sống, liên hệ lịch sử toàn quốc với lịch sử địa phương”[135]. Tuy chưa được đề cập
sâu nhưng mối quan hệ giữa LSĐP với LSDT đã được các tác giả xác định, đồng
thời qua việc khẳng định phương châm giáo dục dạy học lịch sử gắn liền với đời
sống, chúng ta thấy định hướng dạy học LSĐP gắn liền với tình hình và phục vụ đời
sống kinh tế - chính trị của địa phương.
Giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” của các tác giả Phan Ngọc Liên,
Trần Văn Trị, tập 2 (1980) đã đề cập tới vấn đề dạy học LSĐP. Giáo trình “Phương
pháp dạy học lịch sử” (1992), được sửa chữa, bổ sung tái bản năm 1998, 1999, 2000
đã nhấn mạnh việc nghiên cứu và giảng dạy LSĐP ở các trường phổ thông, gắn việc
học tập lịch sử với đời sống xã hội. Theo tác giả, những vấn đề về LSĐP là một
trong những nội dung của công tác ngoại khóa lịch sử, đồng thời chỉ ra sưu tầm,
nghiên cứu LSĐP là một hình thức quan trọng của việc dạy học lịch sử, của hoạt
động ngoại khóa nói riêng.[71]

×