Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ VPBANK VÀ CHI NHÁNH VPBANK HOÀN
KIẾM HÀ NỘI
1.1 Giới thiệu chung về VPBank
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
(tên gọi tắt: VPBank) là một pháp nhân được thành lập trên cơ sở tự nguyện
của các cổ đông theo pháp luật Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, và công ty tài
chính số 38/LCT-HĐNN8 ngày 24/5/1990 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt
Nam và được Thống đốc NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số
0042/NH-GP ngày 12/8/1993 trong thời hạn 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt
động từ ngày 4/9/1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày
4/9/1993.
Tháng 2/2006, VPBank đã đặt trụ sở tại số 8 Lê Thái Tổ, phường Hàng
Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Webside: www.vpbank.com.vn
Từ khi thành lập cho đến nay, VPBank đã có những bước phát triển vượt
bậc, đặc biệt năm 2006 được coi là một năm có nhiều sự đột phá với một loạt
các hoạt động mang tính chất nền tảng cho sự đổi mới, phát triển của VPBank
trong tương lai. Khi mới thành lập , VPBank có số vốn điều lệ ban đầu 20,01
tỷ VNĐ với 16 cổ đông sang lập là các pháp nhân, thể nhân Việt Nam. Tháng
8/1994 VPBank nâng vốn điều lệ lên 70,01 tỷ VNĐ. Ngày 18/3/1996 vốn
điều lệ của VPBank tăng lên 174,9 tỷ VNĐ với 97 cổ đông. Song do nhu cầu
phát triển , đến tháng 8/2006 vốn điều lệ đạt 500 tỷ VNĐ. Ngay sau đó, được
sự chấp thuận của NHNN, VPBank bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến
lược nước ngoài là ngân hang OCBC- một ngân hang lớn nhất Singapore, và
Nguyễn Thị Thạch
TCDN 46C
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 750 tỷ VNĐ, và đạt tới 1500 tỷ VNĐ vào
tháng 7/2007.
Các chức năng chủ yếu của VPBank: huy động vốn ngắn hạn, trung hạn,
dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư; cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài
hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân
hàng; kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ
có giá khác; cung cấp các dịch vụ giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân
hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
Về mạng lưới hoạt động, VPBank không ngừng mở rộng và tăng quy mô
đặc biệt là các thành phố lớn. Tháng 12/1993 Chi nhánh VPBank TP HCM
được thành lập. Đến tháng 11/1994 thành lập Chi nhánh VPBank Hải Phòng,
và sau đó không lâu vào tháng 7/1995 Chi nhánh VPBank tại Đà Nẵng được
thành lập. Riêng trong năm 2004, VPBank đã mở 3 Chi nhánh mới là Chi
nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh ra khỏi Hội Sở,
Chi nhánh Huế, Chi nhánh Sài Gòn dưới sự cho phép của NHNN. Năm 2005,
một loạt các Chi nhánh VPBank đã ra đởi: Chi nhánh Cần Thơ, Chi nhánh
Quảng Ninh, Chi nhánh Vĩnh Phúc, Chi nhánh Thanh Xuân, Chi nhánh Thăng
Long, Chi nhánh Tân Phú, Chi nhánh Cầu giấy, Chi nhánh Bắc Giang. Một số
Phòng giao dịch(PGD): PGD Cát Linh, PGD Trần Hưng Đạo, PGD Giảng
Võ, PGD Hai Bà Trưng, PGD Chương Dương đã được nâng cấp thành chi
nhánh dưới sự chấp thuận của NHNN cũng vào năm 2005. Năm 2006 được
coi là năm nở rộ của các Phòng giao dịch, Chi nhánh với sự ra đời của: PGD
Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính ngân hàng) và PGD Vĩ Dạ, PGD Đông
Ba( trực thuộc Chi nhánh Huế), PGD Tân Bình(trực thuộc Chi nhánh Sài
Gòn), PGD Khánh Hội( trực thuộc Chi nhánh HCM), PGD Cẩm Phả(trực
thuộc Chi nhánh Quảng Ninh), PGD Phạm Văn Đồng( trực thuộc CN Thăng
Long), PGD Hưng Lợi( trực thuộc CN Cần Thơ), và các Chi nhánh tại Vinh(
Nguyễn Thị Thạch
TCDN 46C
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
Nghệ An), Thanh Hoá, Nam Định, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai,
Kiên Giang. Tính đến cuối năm 2006,VPBank đã có 47 Chi nhánh và Phòng
giao dịch tăng 15 điểm giao dịch so với năm 2005. Năm 2007, VPBank cũng
lien tiếp khai trương các Chi nhánh và Phong giao dịch. Cho đến nay VPBank
đã thiết lập được mạng lưới hoạt động rộng lớn gồm 100 Chi nhánh và Phòng
giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh, thành trên cả nước.
Ngoài ra cũng vào năm 2006, VPBank cũng đã thành lập 2 công ty trực
thuộc : Công ty Quản lý Tài sản VPBank(VPBank AMC), và Công ty Chứng
khoán VPBank(VPBS).
Tổng số lượng nhân viên VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay là trên
2600 người, trong đó chủ yếu là cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên
đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng nhân viên chính là sức
mạnh của ngân hang, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu với sự cạnh tranh
ngày càng khốc liệt, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi mà nền
kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và hội nhập quốc tế về hoạt
động ngân hàng đã trở thành yêu cầu cấp bách. Chính vì vậy, nâng cao chất
lượng công tác quản trị nhân sự là một trong những mối quan tâm hang đầu
của VPBank trong những năm gần đây.
Song song với mở rộng mạng lưới hoạt động và chú trọng đến công tác
nhân sự, VPBank cũng không ngừng đầu tư máy móc trang thiết bị, tiếp cận,
cập nhật công nghệ tiên tiến, chuẩn bị điều kiện tốt cho sự ra đời của các sản
phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Năm 2007, VPBank đã cho triển khai ứng
dụng công nghệ Core Banking(T24) để phát triển các sản phẩm mới như
Moblie Banking, Internet Banking. Ngày 4/7/2007, VPBank chính thức ra
mắt hai sản phẩm tiên tiến đó là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ VPBank Platinum
EMV MasterCard.
Nguyễn Thị Thạch
TCDN 46C
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bước sang năm 2008, với mục tiêu phấn đấu trở thành ngân hang hang
đầu trong hệ thống ngân hang Việt Nam, nằm trong top5 ngân hang dẫn đầu,
VPBank đã đưa ra nhiều kế hoạch táo bạo: tăng năng lực tài chính thông qua
tăng vốn điều lệ, áp dụng công nghệ. kỹ thuật tiên tiến để phát triển các sản
phẩm mới ưu việt và có sức cạnh tranh, cải tiến quy trình hiện tại để đáp ứng
ngày càng cao nhu cầu và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, không
ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động…
Nguyễn Thị Thạch
TCDN 46C
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.1.2 Sơ đồ tổ chức
Nguyễn Thị Thạch
TCDN 46C
5
Công ty Quản lý Tài sản VPBank
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
Ban kiểm soát
Hội đồng QL TS nợ,
TS có
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Văn phòng HĐQT
BAN ĐIỀU HÀNH
Hội đồng Tín dụng
Phòng kiểm toán nội bộ
Các ban tín dụng
Phòng kế toán
Phòng Thanh toán
quốc tế-kiều hối
Phòng ngân quỹ Phòng Pháp chế
Phòng tổng hợp và
phát triển sản phẩm
Văn phòng
Trung tâm tin học Trung tâm Western Union
Trung tâm đào tạo Trung tâm Thẻ
Các chi nhánh
Công ty Chứng khoán VPBank
Phòng giao dịch
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.1.3Cơ cấu quản trị
1.1.3.1Hội đồng quản trị
Hội đồng Quản trị được bầu tại Đại hội Cổ đông thường niên năm 2005,
ngày 30/3/2006, với nhiệm kỳ 4 năm (2006-2009), gồm 6 thành viên:
Ô.Phạm Hà Trung(Cử nhân kinh tế) Chủ tich HĐQT
Ô.Lâm Hoàng Lộc(Cử nhân kinh tế,
Cử nhân tâm lý) Phó Chủ tịch HĐQT
Ô.Nguyễn Quang A(Tiến sĩ khoa học) Uỷ viên
Ô.Lê Đắc Sơn(Tiến sĩ Xã hội học, Kỹ
sư kinh tế) Uỷ viên
Ô.Bùi Hảỉ Quân(Cử nhân kinh tế) Uỷ viên
Ô.Linus Goh(Cử nhân Nhân văn) Uỷ viên
1.1.3.2 Ban kiểm soát
do Đại hội Cổ đông bầu ra, gồm 3 thành viên:
Ô.Vũ Hải Bằng(Cử nhân luật) Trưởng ban
B.Phan Thị Thu Hà(Cử nhân kinh tế) Thành viên chuyên trách tại Hội sở
Ô.Trần Đức Hạ(Cử nhân kinh tế)
Thành viên chuyên trách tại TP
HCM
1.1.3.3Hội đồng tín dụng:
là tổ chức do HĐQT thành lập ra tại khu vực phía Bắc gồm các thành
viên:
Nguyễn Thị Thạch
TCDN 46C
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ô.Lê Đắc Sơn(Uỷ viên HĐQT-TGĐ) Chủ tịch
Ô.Nguyễn Thanh Bình(Phó TGĐ) Phó Chủ tịch
Ô.Nguyễn Quang A(Uỷ viên HĐQT) Thành viên
Ô.Trần Văn Hải(Phó TGĐ) Thành viên
Ô.Đinh Như Tuynh(Phụ trách phòng
thu hồi nợ)
Thành viên
Ngoài ra, HĐQT còn lập ra các Ban tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp
I. Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng đều có nhiệm vụ xem xét phê duyệt các
quyết định cấp tín dụng cho khách hàng với các giới hạn tín dụng khác nhau.
1.1.3.4 Hội đồng Quản lý Tài sản nợ- có : gồm các thành viên:
Ô.Lê Đắc Sơn(Tiến sĩ Xã hội học, Kỹ sư kinh tế) Chủ tịch
Ô.Nguyễn Thanh Bình(Cử nhân kinh tế) Phó Chủ tịch
Ô.Trần Văn Hải(cử nhân kinh tế) Thành viên
Ô.Vũ Minh Quỳnh(Cử nhân kinh tế) Thành viên
B.Hoàng Mai Thảo(Cử nhân kinh tế) Thành viên
1.1.3.5 Ban điều hành
Ô.Lê Đắc Sơn(Tiến sĩ Xã hội học, Kỹ sư kinh tế) Tồng Giám đốc
Ô.Trần Văn Hải(cử nhân kinh tế) Phó Tồng Giám đốc
Ô.Nguyễn Thanh Bình(Cử nhân kinh tế) Phó Tồng Giám đốc
Ô.Nguyễn Đình Long(Cử nhân kinh tế) Phó Tồng Giám đốc
Ô.Vũ Minh Quỳnh(Cử nhân kinh tế) Kế toán trưởng
Nguyễn Thị Thạch
TCDN 46C
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.1.4 Lĩnh vực hoạt động
VPBank hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân
hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ:
•Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi
có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các
tổ chức trong nước; Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
•Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái
phiếu và các giấy tờ có giá; Hùn vốn và lien doanh theo luật định;
•Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các ngân hang;
•Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế; Huy động các
nguồn vốn từ nước ngoài và thực hiện các dịch vụ ngân hàng có liên quan đến
nước ngoài khi được NHNN cho phép;
•Hoạt động bao thanh toán;
•Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền dưới nhiều hình thức đặc biệt
chuyển tiền nhanh Western Union;
1.1.5 Mục tiêu phát triển
1.1.5.1 Sứ mệnh phát triển
VPBank quyết tâm trở thành ngân hàng đô thị,hoạt động theo phương
châm: lợi ích khách hàng là trên hết, lợi ích người lao động được quan tâm;
lợi ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển
của cộng đồng.
•Đối với khách hàng: VPBank cam kết thoả mãn tối đa lợi ích của khách
hàng trên cở sở cung cấp những sản phẩm và dịch vụ phong phú, đa dạng
đồng bộ, nhiều tiện ích, cạnh tranh cho khách hàng.
•Đối với nhân viên: VPBank luôn quan tâm đến đời sống vật chất cũng
như tinh thần của cán bộ nhân viên, đảm bảo cho họ mức thu nhập ổn định
đồng thời thường xuyên được nâng cao trình độ nghiệp vụ, phát triển đầy đủ
các quyền lợi về chính trị và văn hoá..
Nguyễn Thị Thạch
TCDN 46C
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
•Đối với cổ đông: VPBank quan tâm và cố gắng nâng cao giá trị cổ
phiếu, duy trì mức cổ tức hàng năm..
•Đối với cổ đông: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính với
Ngân sách Nhà nước ; Quan tâm chăm lo công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ
khó khăn cộng đồng.
1.1.5.2 Tầm nhìn phát triển
VPBank phấn đấu đến năm 2010 trở thành ngân hàng dẫn đầu khu vực
miền Bắc, đồng thời là ngân hàng đứng trong top 5 ngân hàng cả nước, một
ngân hàng tầm cỡ trong khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả và độ
tin cậy.
1.1.5.3 Gía trị cốt lõi
•Định hướng khách hàng là nền tảng trung tâm cho mọi hoạt động
•Sự kết hợp hài hoà lợi ích khách hàng, nhân viên, cổ đông là sợi chỉ
xuyên suốt mọi hoạt động
•Xây dựng văn hoá ngân hàng theo phương châm tạo dựng một tập thể
đoàn kết, tương trợ,văn minh , không ngừng học hỏi và hoàn thiện, luôn trao
đổi thông tin để cùng tiến bộ…
•Công nghệ tiên tiến và quản trị thông tin có khoa học là cơ sở để tăng
tốc và duy trì sức mạnh
•Đội ngũ nhân viên luôn minh bạch và có tinh thần trách nhiệm, luôn thể
hiện tính chuyên nghiệp và sang tạo là cơ sở cho thành công của ngân hàng.
1.1.6 Kết quả hoạt động
Tính đến năm 2006. Tổng tài sản VPBank gần 10200 tỷ VNĐ, tăng 67%
so với năm 2005.
Vốn điều lệ:750 tỷ VNĐ, tăng 442 tỷ VNĐ so với năm 2005.
Tổng nguồn vốn huy động hơn 9065 tỷ VNĐ, tăng 67% so với năm 2005.
Tổng dư nợ: Hơn 5000 tỷ VNĐ, tăng 67% so với năm 2005.
Nguyễn Thị Thạch
TCDN 46C
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tỷ lệ nợ xấu :0.58%,tỷ lệ này gần như thấp nhất trong toàn hệ thống Ngân
hàng Thương mại Cổ phần.
Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro: 169,430 tỷ VNĐ, tăng gấp đôi
so với năm 2005.
Tính đến 31/12/2007, vốn điều lệ của VPBank là 2000 tỷ đồng, tổng tài
sản đạt hơn 18.231 ngàn tỷ đồng tăng 78% so với cuối năm 2006.Tổng dư nợ
cho vay là 13217tỷ đồng, tăng165% so với cuối năm 2006. Lợi nhuận trước
thuế toàn hệ thống đạt trên 313 tỷ đồng,tăng gấp đối so với năm 2006.
Toàn hệ thống VPBank có tổng số 100 điểm giao dịch trên toàn quốc
(chưa kể 30 điểm giao dịch sắp khai trương) tính đến cuối năm 2007.
Trên đây là những kết quả đáng mừng mà VPBank đã đạt được 2 năm
gần đây.Riêng các hoạt động chính những con số dưới đây một lần nữa chứng
minh VPBank đã và đang nổ lực phấn đấu và hoàn thiện chính mình để hoàn
thành những mục tiêu đặt ra:
•Hoạt động huy động vốn:
Bảng 1.1Tình hình huy động vốn của VPBank(ĐV:triệu đồng)
Tình hình huy động vốn năm 2005-2007 của VPBank
Chỉ tiêu
2005 2006 2007
Số dư
Tỷ
trọng Số dư
Tỷ
trọng Số dư
Tỷ
trọng
Nguồn vốn huy động
5638.00
1 100% 9065.194 100% 15355 100%
Phân theo kỳ hạn
Ngắn hạn 4397.641 78% 7252.155 80% 80%
Trung, dài hạn
1240.36
0 22% 1813039 20% 3904.03 20%
Phân theo cơ cấu
Huy động thị trường I 3209.771 57%
5678.45
8 63% 12941 64%
Huy động thị trường II 2398.230 43% 3386.736 37% 2414 36%
Nguyễn Thị Thạch
TCDN 46C
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
Như vậy nguồn vốn huy động của VPBank tăng trưởng cao qua các năm.
Đó là nhờ vào chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng hoá các sản phẩm huy
động cũng như các chương trình khuyến mãi có quà tặng hấp dẫn. Mặt khác
trong những năm gần đây mạng lưới hoạt động của VPBank được mở rộng
rộng khắp 34 tỉnh, thành trong cả nước.. Đến cuối năm 2007, nguồn vốn huy
động đạt 15355 tỷ, tăng gấp lần so với cuối năm 2005, và lần so với cuối
năm 2006. Nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng
nguồn vốn huy động của VPBank( khoảng 80%).
•Hoạt động tín dụng
Bảng 1.2 Hoạt động tín dụng của VPBank(ĐV:Tỷ đồng)
Nguyễn Thị Thạch
TCDN 46C
Cơ cấu nợ tín dụng 2005-2007
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Tổng dư nợ 3014.209 5031.19 13217
Theo loại hình cho vay
Cho vay ngắn hạn 1405.093 2511.55 6626
Cho vay trung, dài hạn
1607.05
8
2485.09
7 6373.035
Cho vay khác 2.058 34.543 47.352
Theo tiền tệ
Cho vay bằng VNĐ 2906.417
4760.05
2 12596
Cho vay bằng ngoại tệ 107.792 270.688
11