Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang tom tat việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.41 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN CHĂN NUÔI
============
NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG, SINH SẢN, CHO
THỊT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG SUẤT THỊT CỦA CỪU PHAN RANG
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 62 62 01 05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2014
Hà Nội – 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN CHĂN NUÔI
============
NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG, SINH SẢN, CHO
THỊT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG SUẤT THỊT CỦA CỪU PHAN RANG
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 62 62 01 05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2014
Hà Nội – 2008
ii
CÔNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
VIỆN CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đinh Văn Binh
2. PGS.TS. Nguyễn Kim Đường
Phản biện 1: PGS.TS. Mai Thị Thơm
Phản biện 2: TS. Nguyễn Đình Minh
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi


Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại:
Viện Chăn nuôi, Từ Liêm, Hà Nội
Vào hồi: … giờ ngày … tháng …… năm 2014
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây
2. Thư viện Viện Chăn nuôi
3. Thư viện Quốc gia Hà Nội
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN

1. Ngô Thành Vinh, Trịnh Xuân Thanh, Đinh Văn Bình, Phạm Thị
Thu Thủy, Lê Đình Phùng và Nguyễn Kim Đường. 2013. Khả năng
sinh trưởng và phát triển của cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì và
Ninh Thuận. Tạp chí: Khoa Học Công Nghệ Chăn nuôi: số 42 trang
9-20 tháng 6-2013, năm thứ tám ISSN 1859-0802.
2. Ngô Thành Vinh, Trịnh Xuân Thanh, Đinh Văn Bình,

Nguyễn Kim
Đường.2013. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh
sản của cừu Phan Rang nuôi tại Ninh Thuận và Ba Vì. Tạp chí:
Khoa Học Công Nghệ Chăn nuôi: số 42 trang 21-35 tháng 6-2013,
năm thứ tám ISSN 1859-0802.

iii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cừu Phan Rang là một giống cừu được du nhập vào nước ta từ
hàng trăm năm nay và được nuôi nhiều nhất ở Phan Rang, tỉnh Ninh
Thuận thuộc Nam Trung bộ. Đây là vùng nắng nóng, nhiệt độ bình
quân năm là 27

0
C- 29
0
C quanh năm và ít có mùa lạnh. Lượng mưa
rất thấp trung bình chỉ là 717mm/năm, năm cao nhất là 1300mm.
Trong những năm gần đây số lượng cừu đã tăng lên. Trước năm
1975, đàn cừu có khoảng 14.000-15.000 con, năm 2004 có trên
47.000 con, năm 2012 lên tới: 87.743 con (Cục Chăn nuôi, 2012)
tăng gần gấp đôi so với năm 2004. Giống cừu Phan Rang có đặc
điểm nhỏ con, năng suất thấp nhưng chất lượng thịt ngon, khả năng
chống chịu bệnh tật tốt, chịu được kham khổ, hiền lành, dễ nuôi ăn
được nhiều loại thức ăn. Vì vậy, đàn cừu qua nhiều thế hệ vẫn tồn tại
và được nuôi rộng rãi ở các trang trại vừa và nhỏ ở tỉnh Ninh Thuận,
Bình Thuận. Ở miền Bắc, phần lớn đàn cừu Phan Rang được nuôi tại
Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và ở các nông hộ: Hà Tây
( cũ), Hà Nam, Ninh Bình, Phú Thọ đến nay đàn cừu nuôi ở các
tỉnh phía Bắc đã phát triển tốt, do dễ nuôi. Có thể nói việc phát triển
chăn nuôi cừu là thế mạnh của tỉnh Ninh Thuận, vì nó thích nghi với
vùng nhiều nắng, ít mưa, quanh năm khô hạn. Tuy nhiên cừu Phan
Rang do giao phối cận thân qua nhiều đời nên có nguy cơ bị thoái
hóa, khả năng sinh sản, sinh trưởng của đàn cừu có chiều hướng
giảm (Lê Viết Ly, 1991; Đoàn Đức Vũ, 2006; Đinh Văn Bình, 2009):
là do công tác giống chưa được quan tâm nhiều. Luân chuyển đực và
làm tươi máu đàn cừu bằng các giống khác nhằm hạn chế tình trạng
đồng huyết và nâng cao chất lượng con giống sẽ là giải pháp khả thi.
Để có một cách nhìn tổng thể về con cừu Phan Rang và hoàn thiện
bổ sung các chỉ tiêu năng suất, góp phần phát triển chăn nuôi cừu cần
phải đánh giá một cách đầy đủ hơn về giống cừu Phan Rang. Với
mục đích đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng, sinh
sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu

Phan Rang”.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản và khả năng cho thịt của
cừu Phan rang nuôi tại Ba Vì và Ninh Thuận
- Đánh giá khả năng nâng cao sức sản xuất thịt, chất lượng thịt và
hiệu quả chăn nuôi cừu thông qua các khẩu phần nuôi vỗ béo.
- Đánh giá khả năng nâng cao năng suất của cừu Phan Rang bằng
phương pháp lai với cừu Dorper nhập nội.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần tư liệu hóa các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng,
sinh sản và khả năng cho thịt của cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì và
1
Ninh Thuận và bước đầu tư liệu hóa về sinh trưởng sinh sản của con
lai và số lượng, chất lượng thịt cừu khi vỗ béo.
Các kết quả của luận án là những tài liệu khoa học để tham khảo
cho công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy cho các nhà nghiên
cứu, giáo viên, sinh viên đại học, thạc sỹ, tiến sỹ ngành nông nghiệp
và sinh học ở các Trường đại học, Viện nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án đã cung cấp được số liệu tổng thể về tình hình và phân
tích một số các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản, năng
suất và chất lượng thịt cũng như cho thấy tiềm năng để định hướng
cho phát triển chăn nuôi cừu tại các địa phương.
Đề tài luận án đã lai giống cừu cho thịt có năng suất cao hơn
giống cừu bản địa Phan Rang, phù hợp điều kiện chăn nuôi tại Ninh
Thuận, góp phần làm tăng số lượng, đảm bảo chất lượng, sản phẩm
tương xứng với tiềm năng của chúng.
4. Những đóng góp mới của luận án
Mặc dù đã có một số nghiên cứu về cừu, nhưng đây là lần đầu

tiên khả năng sinh trưởng, sinh sản và khả năng cho thịt của cừu
Phan Rang nuôi tại Ba Vì và Ninh Thuận và kết quả về sinh trưởng
của con lai, số lượng, chất lượng thịt cừu khi vỗ béo được nghiên
cứu có hệ thống và logic.
5. Bố cục của luận án
Toàn bộ luận án gồm 153 trang, 5 Chương, 32 bảng, 01 biểu đồ,
31 hình, tham khảo 328 tài liệu trong và ngoài nước, có 2 các công
trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến luận án được công bố và
phần phụ lục.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Cừu Phan Rang trải qua trên 100 năm đã gắn bó mật thiết với
người chăn nuôi. Là giống cừu thịt xuất xứ từ vùng nhiệt đới, nơi có
khí hậu nóng tương đồng như Ninh Thuận “gió như Phan, nắng như
Rang”. Sự tồn tại của cừu Phan Rang thể hiện sức sống của chúng rất
thích nghi với vùng nắng nóng. Cho nên được xem như là một nguồn
gen quí giá cần được bảo tồn và phát triển.
Cường độ sinh trưởng phụ thuộc nhiều vào tuổi, khối lượng,
thành thục thể chất và giới tính. Mỗi một giống cừu có khối lượng
trưởng thành khác nhau. Khối lượng sơ sinh cũng chịu ảnh hưởng
của số con sinh ra trên một lứa đẻ và cũng bị ảnh hưởng bởi khối
lượng mẹ lúc đẻ (Gonzalez, 1972; Combellas và cs., 1979).
(Martinez, 1983) cho rằng có mối tương quan giữa cân nặng khi sinh
và sự phát triển cơ thể của cừu ở giai đoạn tiếp theo. Theo Gatenby,
(1986) khối lượng lúc sơ sinh là một trong những yếu tố rất quan
trọng, cừu sơ sinh nặng cân hơn thường là cừu đẻ đơn hoặc con của
những cừu mẹ có kích thước cơ thể lớn hơn với điều kiện nuôi dưỡng
tốt, chúng có khả năng sinh trưởng nhanh hơn, khối lượng cao hơn
cừu có khối lượng sơ sinh nhẹ cân. Khối lượng sơ sinh ảnh hưởng
2

đáng kể đến khối lượng khi cai sữa, khối lượng 6 tháng tuổi và khối
lượng lúc giết mổ (Khan và Bhat, 1981). Theo (Laes-Fettback và
Peters, 1995); (Petroviće và cs., 2012) những cừu sinh ra có khối
lượng nặng hơn trong thì có cơ hội sống tốt hơn. Tốc độ tăng trưởng
của cừu con trong giai đoạn đầu bú sữa chịu ảnh hưởng lớn bởi sản
lượng sữa của cừu mẹ và nguồn thức ăn sẵn có cả về số lượng và
chất lượng. Dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến khả năng sinh sản của cừu, nhất là trước khi phối giống,
khi bổ sung chất dinh dưỡng cho cừu cái đã làm tăng đáng kể tỷ lệ
rụng trứng (Branca và cs., 2000). Có hai phương pháp căn bản để
nâng cao năng suất là: sử dụng chọn lọc các giống và lai các giống
địa phương với các giống ngoại, cải thiện các điều kiện môi trường,
quản lý dinh dưỡng và chất lượng thức ăn (David và Thomas, 2006).
Lai đã được áp dụng nhằm khai thác tối đa đa dạng di truyền ở cừu,
kết hợp các tính trạng mong muốn ở con lai, khắc phục các điểm yếu
về một tính trạng nào đó ở giống mẹ hay giống bố.
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Xác định khả năng sinh trưởng và phát triển của cừu Phan Rang
nuôi tại Ninh Thuận và Ba Vì.
- Xác định khả năng sinh sản của cừu Phan Rang nuôi tại Ninh
Thuận và Ba Vì và một số yếu tố ảnh hưởng.
- Xác định khả năng sản xuất thịt của cừu Phan Rang bằng việc
nuôi vỗ béo ở các giai đoạn khác nhau.
- Xác định khả năng sinh trưởng và phát triển của cừu lai (Dorper
x Phan Rang) nuôi tại Ninh Thuận .
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chung cho các thí nghiệm
2.2.1.1. Bố trí thí nghiệm

- Nghiên cứu được tiến hành lần lượt từ sơ sinh; 3; 6; 9 và 12
tháng trên 320; 301; 276; 252; 226 cừu nuôi tại Trung tâm Nghiên
cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Ba Vì và 258; 216; 201; 176 và 153 cừu
nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Chăn
nuôi Ninh Thuận.
- Tại Ba Vì nghiên cứu trên 53 cừu cái sinh sản, tuổi bắt đầu phối
giống 8-9 tháng tuổi. Lứa đẻ theo dõi 209 lứa (lứa 1: 53; lứa 2: 51;
lứa 3: 50; lứa 4: 37; lứa 5;6: 18). ở Ninh Thuận nghiên cứu trên 49
cừu cái sinh sản tuổi bắt đầu phối giống từ 7,5-9 tháng. Lứa đẻ theo
dõi 215 lứa (lứa 1: 49; lứa 2: 48; lứa 3: 45; lứa 4: 39; lứa 5;6: 34 lứa).
Số cừu đực sử dụng tại Ba Vì là: 12 con và tại Ninh Thuận là: 8 con.
2.2.1.2. Tiêu chuẩn để xây dựng khẩu phần
3
Sử dụng tiêu chuẩn về dinh dưỡng và thức ăn cho cừu nhiệt đới
của Kearl (1982) Đại học Tổng hợp Utah (Mỹ).
2.2.1.3. Phương pháp phân tích thành phần hoá học
Thức ăn được lấy mẫu và phân tích thành phần hoá học theo các
TCVN cho thức ăn chăn nuôi.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu của các thí nghiệm cụ thể
Thí nghiệm 1: Xác định khả năng sinh trưởng và phát triển của cừu
Phan Rang nuôi tại Ninh Thuận và Ba Vì.
- Cừu được quản lý cá thể với các thông tin: ngày, tháng, năm
sinh, giới tính, con bố, con mẹ của cừu. Ở Ninh Thuận, cừu được
nuôi chăn thả 6-7 giờ/ngày và được bổ sung cho ăn thức ăn tại
chuồng gồm: 0,15 kg cám C40/ngày và 0,5-1 kg cỏ/ngày.
Ở Ba Vì cừu được nuôi chăn thả 2-3 giờ/ngày kết hợp với bổ sung 2-
2,5kg cỏ voi /ngày và 0,15 kg/cám C40/ngày.
Trong trường hợp mưa gió cừu được nuôi nhốt ở chuồng, chế độ
nuôi dưỡng áp dụng cho cho hai cơ sở chăn nuôi như sau:
Thức ăn thô xanh: 5 kg thức ăn thô xanh được chia thành 3

bữa/ngày. Thức ăn tinh hỗn hợp: 0,2 kg/ngày/hai lần.Tảng đá liếm
cho cừu liếm và nước uống tự do (áp dụng cho tất cả thí nghiệm về
sinh trưởng, sinh sản vỗ béo, cừu lai).
Công tác thú y: cừu nuôi ở hai trại được tẩy giun sán định kỳ và
được định kỳ tiêm phòng một số loại vaccin.
Chỉ tiêu theo dõi: Khối lượng ở các mốc tuôi: tăng trọng tuyệt đối
(kg/con/ngày); khối lượng, kích thước một số chiều đo, chỉ số cấu
tạo thể hình;
Thí nghiệm 2: Xác định khả năng sinh sản của cừu Phan Rang
nuôi tại Ninh Thuận và Ba Vì và một số yếu tố ảnh hưởng
Các yếu tố nghiên cứu bao gồm: ảnh hưởng của vùng (Ba Vì,
Ninh Thuận), lứa đẻ, đực sử dụng và mùa phối giống và mùa cừu
sinh con (khô, mưa) đến các tính trạng sinh sản ở cừu.
Quản lý chăm sóc nuôi dưỡng tương tự như thí nghiệm 1 và số hiệu
đực giống, mùa sinh và các thông tin khác được theo dõi.
Thí nghiệm 3: Xác định khả năng sản xuất thịt của cừu Phan Rang
bằng việc nuôi vỗ béo ở các giai đoạn khác nhau.
Thời gian: từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2013
Địa điểm: tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây
Thí nghiệm 1 tiến hành trên 15 cừu đực, (khối lượng ban đầu: 15,2-
15,7 kg) và được thiết kế theo phương pháp bố trí hoàn toàn ngẫu
nhiên với 3 nghiệm thức và 5 lần lặp lại. Ba nghiệm thức gồm 3 khẩu
phần (tỷ lệ cỏ: thức ăn hỗn hợp) là 70:30; 60:40 và 50:50. mỗi đơn vị
là 1 cừu đực được nuôi riêng biệt ở ô cũi cá thể. Thí nghiệm 2 được
thiết kế bố trí thí nghiệm và nghiệm thức tương tự như thí nghiệm 1,
tuy nhiên 15 cừu đực có khối lượng ban đầu từ 18,3-18,5 kg. Sơ đồ
của 2 thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.1 và 2.2.
4
Sau khi nuôi chuẩn bị 10 ngày để ổn định lượng thức ăn thu nhận
làm quen khẩu phần ăn. Khẩu phần thí nghiệm theo bảng 2.4. Theo

dõi thức ăn ăn vào bằng cách cân thức ăn trước và sau khi ăn.
Bảng 2.1. Sơ đồ thí nghiệm 1 (cừu 6 tháng tuổi)
Chỉ tiêu
Tỷ lệ % cỏ : % thức ăn tinh
KP1 (ĐC) KP2 (60:40) KP3(50:50)
n(con) 5 5 5
Tháng tuổi (tháng) 5,7 5,9 5,9
KL ban đầu (kg) 15,7 15,63 15,23
Nuôi chuẩn bị (ngày) 10 10 10
Thời gian TN (tuần) 8 8 8
Bảng 2.2. Sơ đồ thí nghiệm 2 (cừu 9 tháng tuổi)
Chỉ tiêu
Tỷ lệ % cỏ : % thức ăn tinh
KP1 (ĐC) KP2 (60:40) KP3(50:50)
N (con) 5 5 5
Tháng tuổi (tháng) 8,5 8,5 8,3
KL ban đầu (kg) 19,1 19,05 18,93
Nuôi chuẩn bị (ngày) 10 10 10
Thời gian TN (tuần) 8 8 8
KP1 tỷ lệ 70:30 (ĐC- đối chứng); KP2 tỷ lệ 60:40 (khẩu phần 2); KP3 tỷ lệ 50 :50
(khẩu phần 3)
Thức ăn tinh hỗn hợp: Thành phần tỷ lệ phối trộn giá trị dinh dưỡng
của thức ăn tinh và cỏ voi ở bảng 2.3. Sau khi phối trộn, lấy mẫu
thức ăn phân tích giá trị dinh dưỡng ở Viện Chăn nuôi.
Thức ăn thô xanh: sử dụng là cỏ Voi 40- 45 ngày tuổi. Cỏ được thái
nhỏ 1-3cm để dễ dàng trộn cùng với thức ăn tinh.
Bảng 2.3. Công thức thức ăn tinh hỗn hợp và giá trị dinh dưỡng của cỏ Voi
a/ Công thức thức ăn tinh hỗn
hợp
b/ Giá trị dinh dưỡng của cỏ Voi

Nguyên liệu
thức ăn
Tỷ lệ phối
trộn %
Thành phần hóa
học
Giá trị
Ngô bột 30 VCK (%) 11,99
Sắn lát 30 CP (%) 11,51
Bột đậu tương 7,5 NDF (%) 71,36
Rỉ mật 5 ADF (%) 41,62
Bã bia 6,5 Ash (%) 0,735
Khoáng,
vitamin
0,5 ME (MJ/kg DM) 9,11
Muối 0,5
VCK (%) 88,31
CP (%) 10,66
ME (MJ/kg
DM)
10,66
5
* Trộn hỗn hợp thức ăn theo tỷ lệ thô:tinh: Thức ăn thô xanh và thức
ăn tinh hỗn hợp được trộn theo tỷ lệ 70:30 KP1(ĐC); 60:40 (KP2) và
50:50 (KP) dựa vào tỷ lệ vật chất khô (% DM).
Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng của hỗn hợp thức ăn có tỷ lệ
thô:tinh khác nhau
Chỉ tiêu
Tỷ lệ % cỏ : % thức ăn tinh
KP1 (ĐC) KP2 (60:40) KP3 (50:50)

Chất khô (%) 34.9 42.5 50.2
Protein thô (%) 11.3 11.2 11.1
ME (MJ/DM) 9.6 9.7 9.9
* Chỉ tiêu theo dõi: (1) Tăng trọng tuyệt đối (kg/con/ngày), (2) Tiêu
tốn thức ăn/ kg tăng trọng.
Khảo sát năng suất thịt: Sau khi kết thúc thí nghiệm, mỗi lô mổ khảo
sát 3 con (thí nghiệm 1) và 3 con (thí nghiệm 2) để xác định năng
suất thịt: tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh, tỷ lệ xương, tỷ lệ nội tạng
Khảo sát chất lượng thịt:
Giá trị pH của cơ thăn và cơ bán nguyệt được đo bằng máy đo pH
Star (CHLB Đức) với 1 mẫu 5 lần lặp.
Màu sắc thịt đo ở cơ bán nguyệt lúc 24 giờ sau giết thịt bằng máy
đo màu sắc Minolta CR-410 (Nhật Bản) với 5 lần lặp lại. Khối lượng
mẫu sau chế biến được xác định cân lại mẫu sau khi hấp cách thuỷ
bằng máy Waterbath Memmert ở nhiệt độ 75°C trong thời gian 60
phút. Lực cắt được xác định trên các thỏi thịt bằng máy Warner
Bratzler 2000D (Mỹ) với 5 lần lặp lại. Xác định độ dai Newtơn.
Thí nghiệm 4: Xác định khả năng sinh trưởng và phát triển của cừu
lai (Dorper x Phan Rang) nuôi tại Ninh Thuận
Nghiên cứu được tiến hành lần lượt từ sơ sinh; 3; 6; 9 và 12 tháng
với số con: 130; 110; 86; 64 và 42 cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang)
nuôi tại Trại ở Ninh Thuận. Thời gian từ tháng 1/2009 đến tháng
12/2012. Để thu thập số liệu về sinh trưởng: từ sơ sinh - 12 tháng
tuổi và các chỉ tiêu sinh sản. Nghiên cứu đã sử dụng 63 cừu cái sinh
sản Phan Rang. Sử dụng 4 cừu đực Dorper để ghép phối với đàn cái
sinh sản.
- Ở Ninh Thuận, cừu được chăn thả 6-7 giờ/ngày và cho ăn tại
chuồng gồm: 0,2 kg cám C40/ngày và 0,7-1,2 kg cỏ/ngày.
Công tác thú y: được thực hiện như ở thí nghiệm 1 và 2
Mổ khảo sát về năng suất và chất lượng thịt như thí nghiệm 3.

* Chỉ tiêu theo dõi: tương tự như thí nghiệm 1 và 2.
* Sử dụng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại: 5 kg, 10kg sai số: tối đa ± 50
g; tối thiểu ± 30 g và 120 kg sai số: tối đa ± 300 g; tối thiểu ± 100 g
để cân khối lượng cừu, thức ăn (áp dụng cho tất cả thí nghiệm)
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
• Với thí nghiệm 3: Số liệu thô được tính toán sơ bộ bằng phần
mền Excel, sau đó được tiến hành xử lý bằng mô hình tuyến tính
6
tổng quát (General Linear Model-GLM) và so sánh 2 nghiệm
thức bằng phương pháp Tukey của phần mềm Minitab 16.0
(2010). Mô hình thống kê xử lý là: Y
ij
= µ + T
i
+ e
ij
• Với thí nghiệm 1; 2 và 4: Số liệu thô được tính toán sơ bộ
bằng phần mềm Excel, sau đó được tiến hành xử lý theo
phương pháp thống kê mô tả (Basic statistics) và so sánh các
chỉ tiêu của hai vùng bằng phép thử so sánh 2 số trung bình
mẫu (2-sample test), của phần mềm bằng phần mềm Minitab
16.0 (2010).
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khối lượng và một số chiều đo từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi
của cừu Phan Rang nuôi tại Ninh Thuận và Ba Vì
Bảng 3.1: Khối lượng, vòng ngực, dài thân chéo và cao vây từ sơ sinh đến
12 tháng tuổi của cừu Phan Rang tại Ninh Thuận và Ba Vì
Tuổi Tính trạng
Ba Vì (Mean ±

SE)
Ninh Thuận
(Mean ± SE)
Chung
(Mean ± SE)
P

sinh
n (con) 320 258 578
KL (kg) 2,32 ± 0,016 2,41 ± 0,085 2,36 ± 0,039 0,212
3
tháng
N (con) 301 216 517
KL (kg) 12,43± 0,083 12,65 ± 0,098 12,52 ± 0,063 0,080
Vòng ngực (cm) 58,77
a
±0,127 59,27
b
± 0,149 58,98 ± 0,097 0,012
Dài thân chéo (cm) 56,83 ±0,137 57,18 ± 0,162 56,97 ± 0,105 0,101
Cao vây (cm) 54,16
a
±0,152 53,53
b
± 0,179 53,89 ± 0,117 0,008
6
tháng
N (con) 276 201 477
KL (kg) 17,17 ±0,767 17,29 ± 0,089 17,22 ± 0,058 0,323
Vòng ngực (cm) 62,17

a
±0,143 63,17
b
± 0,168 62,59 ± 0,111 0,000
Dài thân chéo (cm) 60,19 ±0,137 60,43 ± 0,160 60,29 ± 0,104 0,256
Cao vây (cm) 56,99 ±0,141 57,36 ± 0,165 57,15 ± 0,107 0,089
9
tháng
N (con) 252 176 428
KL (kg) 22,10 ±0,122 22,47 ± 0,146 22,25 ± 0.094 0,054
Vòng ngực (cm) 66,79
a
±0,153 68,13
b
± 0,182 67,34 ± 0,121 0.000
Dài thân chéo (cm) 62,99 ±0,117 63,16 ± 0,140 63,06 ± 0,090 0,335
Cao vây (cm) 59,55 ±0,128 59,83 ± 0,153 59,66 ± 0,098 0,159
12
tháng
N (con) 226 153 379
KL (kg) 27,45 ±0,193 27,17 ± 0,234 27,33 ± 0,149 0,361
Vòng ngực (cm) 72,02
a
±0,245 73,41
b
± 0,298 72,58 ± 0,192 0,000
Dài thân chéo (cm) 66,43 ±0,168 66,12 ± 0,204 66,31 ± 0,130 0,233
Cao vây (cm) 62,61
a
±0,150 63,24

b
± 0,182 62,86 ± 0,117 0,008
Ghi chú:
a, b,
Giá trị trung bình trong cùng một hàng không mang chữ cái thì không
sai khác (P>0,05)
Kích thước vòng ngực là một chỉ tiêu quan trọng nhất liên quan
đến quá trình sinh trưởng của gia súc, chiều đo này chịu ảnh hưởng
của phẩm giống và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Chiều đo vòng
ngực của cừu nuôi ở Ninh Thuận và nuôi ở Ba Vì, ở các thời điểm
7
3;6;9 và 12 tháng có sự khác nhau (P<0,05), qua các tháng tuổi cừu
nuôi ở Ninh Thuận có số đo vòng ngực dài hơn cừu nuôi ở Ba Vì.
Tuy nhiên, khối lượng qua các tháng tuổi lại không có sự khác nhau
(P>0,05). Kết quả này cũng phù hợp chiều đo vòng ngực và có khối
lượng tương đương so với cừu Philipin (Faylon,1989). (Benyi,
(1997). cho rằng có thể dự đoán khối lượng cừu gần đúng dựa vào
các chiều đo vòng ngực, dài thân chéo, cao vây của cừu nhưng chiều
đo vòng ngực thường được sử dụng nhiều nhất, chính xác hơn.
3.2. Khối lượng cừu Phan Rang qua các tháng tuổi
Kết quả bảng 3.2 khối lượng sơ sinh của cừu Phan Rang nuôi ở Ba
Vì (2,32kg) và Ninh Thuận (2,41kg) kết quả này nằm trong khoảng
trung gian của các kết quả nghiên cứu Lê Viết Ly và cs. (1994);
(Đoàn Đức Vũ, 2006) về cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận và
(Đinh Văn Bình và Nguyễn Kim Lin, 2007) cừu đực và cừu cái Phan
Rang nuôi tại Ba Vì. Sau giai đoạn cai sữa 3 tháng tuổi cừu Phan
Rang con đực, con cái có sự khác nhau về tăng khối lượng đến 12
tháng tuổi, con đực có khối lượng nặng hơn con cái. Kết quả phù hợp
các nghiên cứu của các tác giả (Lê Viết Ly, 1994; Đinh Văn Bình và
Ngô Thành Vinh, 2010).

Bảng 3.2: Khối lượng cừu Phan Rang theo giới tính qua các tháng
tuổi (kg)
Giới
Tính
Vùng Giá trị
Giai đoạn tuổi
Sơ sinh 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng
Đực
Ba Vì
Số con 159 150 142 136 125
Mean ± SE 2,37±0,023 12,96±0,118 17,73±0,111 23,23±0,142 29,76a±0,156
Ninh
Thuận
Số con 120 105 101 91 80
Mean ± SE 2,39±0,019 13,10±0,133 17,98±0,103 23,52±0,148 29,19b±0,177
Chung
Số con 279 255 243 227 205
Mean ± SE 2,38±0,016 13,02±0,089 17,83±0,078 23,34±0,104 29,53±0,119
P 0,489 0,426 0,126 0,172 0,019
Cái
Ba Vì
Số con 161 151 134 116 101
Mean ± SE 2,26±0,012 11,90a±0,108 16,57±0,081 20,79a ±0,125 24,59±0,144
Ninh
Thuận
Số con 138 111 100 85 73
Mean ± SE 2,33±0,159 12,23b±0,122 16,59±0,105 21,34b±0,187 24,96±0,196
Chung
Số con 299 262 234 201 174
Mean ± SE 2,34±0,074 12,04±0,081 16,58±0,065 21,02±0,109 24,74±0,117

P 0,250 0,045 0,887 0,010 0,120
Ghi chú:
a, b,
Giá trị trung bình trong cùng một cột không mang chữ cái thì không
sai khác (P>0,05)
Ở thời điểm 3 tháng và 9 tháng tuổi cừu cái nuôi ở Ninh Thuận có
khối lượng cai sữa (12,23 kg) và (21,34 kg) lớn hơn cừu nuôi ở Ba
Vì (11,90 kg) và (20,79 kg) khác nhau có ý nghĩa (p<0,05). Điều này
có thể là do ở vùng Ba Vì là mùa thu nên lượng thức ăn giảm đi trong
khi đó còn ở Ninh Thuận vẫn đang là mùa mưa có lượng thức ăn thô
xanh ngoài đồng dồi dào hơn do đó đã góp phần tác động đến sinh
8
trưởng của cừu ở giai đoạn này. Sau cai sữa cừu Phan Rang con đực,
con cái có sự khác nhau về tăng khối lượng đến mốc 12 tháng tuổi,
con đực có khối lượng nặng hơn con cái. Kết quả bảng 3.2 cho thấy
con đực luôn duy trì khối lượng của chúng về ưu thế từ lúc sinh ra
trong suốt thời gian này và khoảng cách chênh lệch giữa khối lượng
cơ thể của con đực và con cái có xu hướng rõ rệt hơn ở các giai đoạn
phát triển về sau.
3.3. Tăng khối lượng tuyệt đối, tương đối của cừu Phan Rang
nuôi ở Ba Vì và Ninh Thuận
Cường độ sinh trưởng tuyệt đối của cừu Phan Rang giai đoạn từ
sơ sinh đến 3 tháng tuổi là cao nhất trung bình (đực) là 118,14 và
(cái) 107,74 gam/con/ngày. Sau đó tốc độ tăng khối lượng tuyệt đối
giảm dần theo tháng tuổi lúc 12 tháng tuổi, con cái có xu hướng giảm
nhanh hơn hay tăng khối lượng trung bình hàng ngày ở con cái thấp
hơn con đực. Phù hợp kết quả nghiên cứu của (Hoàng Thế Nha,
2003; Đinh Văn Bình và Ngô Thành Vinh, 2010).
Bảng 3.3a Sinh trưởng tuyệt đối của đàn cừu Phan Rang ở Ba Vì và
Ninh Thuận (g/con/ngày)

Giới
tính
Vùng Giá trị
Giai đoạn tuổi
Sơ sinh-3
Tháng
3-6
Tháng
6- 9
Tháng
9-12
Tháng
Cừu
đực
Ba Vì
Số con 150 142 136 125
Mean ± SE 117,63± 1,26 52,34 ± 1,71 59,62 ± 2,0 81,8
a
± 2,68
Ninh
Thuận
Số con 105 101 91 80
Mean ± SE 118,88 ± 1,46 53,86 ± 1,92 59,67± 1,88 72,04
b
± 2,84
Chung
Số con 255 243 227 205
Mean ± SE 118,14 ± 0,95 52,97± 1,28 59,64 ± 1,41 77,99 ± 2,00
P 0,520 0,558 0,987 0,017
Cừu

cái
Ba Vì
Số con 151 134 116 101
Mean ± SE 107,08 ± 1,14 51,92 ± 1,64 44,59 ± 1,69 27,74 ± 2,54
Ninh
Thuận
Số con 111 100 85 73
Mean ± SE 108,64 ± 2,57 48,01± 1,88 49,03± 2,39 26,64 ± 3,07
Chung
Số con 262 234 201 174
Mean ± SE 107,74 ± 1,27 50,25 ± 1,24 46,47± 1,41 27,28 ± 1,95
P 0,544 0,118 0,120 0,780
Ghi chú:
a, b,
Giá trị trung bình trong cùng một cột không mang chữ cái thì không sai
khác (P>0,05)
Tăng khối lượng sinh trưởng tuyệt đối của cừu cái, cừu đực nuôi
ở Ba Vì và Ninh Thuận tuân theo qui luật sinh trưởng theo giai đoạn.
Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy tăng khối khối lượng cao nhất ở
giai đoạn trước cai sữa. Sau đó tốc độ tăng khối lượng tuyệt đối giảm
dần theo tháng tuổi, cường độ sinh trưởng của cừu từ giai đoạn sơ
9
sinh đến 12 tháng tuổi ở cừu đực cao hơn so với cừu cái kết quả này
phù hợp các nghiên cứu của các tác giả trên cừu nhiệt đới (Abdul
Wahid, 1989; El-Fadili và cs., 2003; Berhanu Bela và Aynalem
Haile, 2011; Lavvaf Noshari và Farahvash, 2012).
Bảng 3.3b: Sinh trưởng tương đối của đàn cừu Phan Rang ở Ba Vì
và Ninh Thuận (%)
Giới
tính

Vùng Giai đoạn tuổi
Giá trị Sơ sinh-3
tháng
3-6
Tháng
6- 9
Tháng
9-12
Tháng
Cừu
đực
Ba Vì
Số con 150 142 136 125
Mean ± SE 34,47 ± 0,15 7,71 ± 0,26 6,51 ± 0,21 7,09
a
± 0,24
Ninh
Thuận
Số con 105 101 91 80
Mean ± SE 34,41 ± 0,16 7,86 ± 0,30 6,42 ± 0,19 6,28
b
± 0,26
Chung
Số con 255 243 227 205
Mean ± SE 34,45 ± 0,11 7,77 ± 0,19 6,46 ± 0,15 6,77 ± 0,18
P 0,811 0,703 0,774 0,025
Cừu
Ba Vì Số con 151 134 116 101
Mean ± SE 33,95 ± 0,14 8,29 ± 0,28 5,31 ± 0,20 2,73 ± 0,25
Ninh

Thuận
Số con 111 100 85 73
Mean ± SE 33,89 ± 0,49 7,55 ± 0,30 5,70 ± 0,26 2,55 ± 0,30
Chung
Số con 262 234 201 174
Mean ± SE 33,93 ± 0,22 7,97 ± 0,20 5,48 ± 0,16 2,65 ± 0,19
P 0,905 0,072 0,223 0,654
Ghi chú:
a, b,
Giá trị trung bình trong cùng một cột không mang chữ cái thì không sai
khác (P>0,05)
Kết quả bảng 3.3b cho thấy, cường độ sinh trưởng tương đối đều
tăng mạnh nhất cả ở cừu cái và cừu đực ở giai đoạn sơ sinh đến 3
tháng, sau đó giảm xuống theo các giai đoạn tháng tuổi, con đực có
cường độ tăng trưởng cao hơn con cái cho cừu nuôi cả hai vùng.
Điều này được lý giải quản lý của trại Ba Vì nuôi dưỡng tốt hơn trại
Ninh Thuận. Khi so sánh với một số giống cừu địa phương như ở
Ethiopia Châu Phi, Philipine, Ấn Độ Châu Á khối lượng của giống
cừu nhiệt đới tương đương nhau (Pradhan, 1989; Dvendra và Faylon,
1989; Tibbo và cs., 2006; Berhanu Bela và Aynalem Haile, 2011).
3.4. Chỉ số cấu tạo thể hình của cừu Phan Rang
Kết quả ở bảng 3.4. Ở cừu đực 3 tháng tuổi cho thấy các chỉ số
cấu tạo thể hình có sự khác nhau giữa cừu nuôi ở Ba Vì và Ninh
Thuận (p<0,05). Đối với cừu đực lúc 6 và 9 tháng tuổi chỉ số cấu tạo
thể hình về CSTM, CSKL và CSTM 12 tháng tuổi cừu nuôi ở Ninh
Thuận có chỉ số lớn hơn so với cừu nuôi ở Ba Vì (p<0,05) nhưng
CSDT cừu ở Ba Vì (107,24%) cao hơn cừu ở Ninh Thuận (104,03%)
có ý nghĩa (p<0,05). Có thể do cừu đực ở Ninh Thuận được chăn thả
nhiều cho nên các chỉ số này có khác với cừu nuôi ở Ba Vì.
10

Ở độ tuổi 9 và 12 tháng cừu cái có CSTM ở Ba Vì và Ninh Thuận
có sự sai khác (p<0,05) tuy nhiên, CSDT và CSKL không có sự sai
khác giữa hai vùng.
Bảng 3.4: Chỉ số cấu tạo thể hình cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì và
Ninh thuận
Tháng
tuổi
Chỉ số Giá trị Ba Vì Ninh Thuận Chung P
Cừu đực
3
No Số con 150 105 255
CSTM
Mean ± SE
101,71
a
± 0,32 103,40
b
± 0,42 102,40± 0,26 0,001
CSDT 104,24
a
± 0,34 106,93
b
± 0,46 105,35 ± 0,29 0,000
CSKL 105,93
a
± 0,33 110,49
b
± 0,51 107,81 ± 0,32 0,000
6
No Số con 127 116 243

CSTM
Mean ± SE
102,69
a
± 0,40 104,31
b
± 0,43 103,46 ± 0,30 0,006
CSDT 104,92 ± 0,32 105,86 ± 0,41 105,37 ± 0,26 0,067
CSKL 107,64
a
± 0,34 110,35
b
± 0,48 108,93 0,30 0,000
9
No Số con 96 131 227
CSTM
Mean ± SE
107,07
a
± 0,40 108,29
b
± 0,34 107,78 ± 0,26 0,019
CSDT 105,36 ± 0,40 105,37 ± 0,36 105,36 ± 0,27 0,098
CSKL 112,72
a
± 0,41 114,03
b
± 0,38 113,48 ±0,28 0,023
12
No Số con 67 138 205

CSTM
Mean ± SE
108,96
a
± 0,53 111,91
b
± 0,40 110,95 ± 0,34 0,000
CSDT 107,24
a
± 0,47 104,87
b
± 0,32 105,65 ± 0,28 0,000
CSKL 116,79 ± 0,59 117,27 ± 0,37 117,11 ± 0,32 0,480
Cừu cái
3
No Số con 151 111 262
CSTM
Mean ± SE
105,45
a
± 0,41 104,08
b
± 0,49 104,87 ± 0,32 0,032
CSDT 105,87 ± 0,38 106,97 ± 0,48 106,34 ± 0,30 0,070
CSKL 111,53 ± 0,42 111,22 ± 0,55 111,40 ± 0,33 0, 645
6
No Số con 134 100 234
CSTM
Mean ± SE
104,08 ± 0,39 104,81 ± 0,47 104,39 ± 0,30 0,230

CSDT 106,44
a
± 0,38 105,05
b
± 0,53 105,85 ± 0,32 0,032
CSKL 110,70 ± 0,45 110,01 ± 0,59 110,40 ± 0,36 0,340
9
No Số con 116 85 201
CSTM
Mean ± SE
105,05
a
± 0,35 106,79
b
± 0,54 105,79 ± 0,31 0,005
CSDT 106,69 ± 0,41 105,73 ± 0,50 106,28 ± 0,32 0,134
CSKL 112,01 ± 0,44 112,82 ± 0,62 112,36 ± 0,37 0,274
12
No Số con 96 78 174
CSTM
Mean ± SE
107,05
a
± 0,44 108,71
b
± 0,48 107,79 ± 0,33 0,012
CSDT 105,70 ± 0,46 105,12 ± 0,51 105,44 ± 0,34 0,403
CSKL 113,05 ± 0,46 114,22 ± 0,62 113,58 ± 0,38 0,124
CSDT: chỉ số dài thân, CSTM: chỉ số tròn mình, CSKL: chỉ số khối lượng;
a, b,

Giá
trị trung bình trong cùng một hàng không mang chữ cái thì không sai khác (P>0,05)
11
3.5. Khả năng sinh sản của cừu Phan Rang nuôi tại Ninh Thuận
và Ba vì
Sự khác biệt về năng suất sinh sản ở cừu Phan Rang nuôi ở Ninh
Thuận về: thời gian động dục lần đầu, thời gian phối giống lần đầu
sớm hơn, thời gian động dục trở lại ngắn hơn ở cừu nuôi tại Ba Vì
(P<0.05), chỉ có khối lượng phối giống lần đầu nhỏ hơn, số con cai
sữa và tỷ lệ cai sữa cừu nuôi tại Ninh thuận thấp hơn so với ở Ba Vì
(P<0.05). Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của (Đinh Văn Bình
và Ngô Thành Vinh, 2010) và cũng phù hợp với nghiên cứu trên cừu
Ấn Độ nuôi ở vùng phía Nam và Đông Bắc (Kumaravelu và Serma
Saravana Pandian, 2012). Theo (Abegaz và cs., 2002; Pelletier và cs.,
1987) cho biết tỷ lệ thụ thai, số con sinh ra thay đổi theo mùa, có thể
do nuôi dưỡng được chăn thả nhiều hơn và do số giờ chiếu sáng ở
Ninh Thuận dài hơn ở Ba Vì đã làm ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu
sinh sản khác nhau.
Bảng 3.5: Khả năng sinh sản của cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì
Chỉ tiêu Ninh Thuận
(n = 48)
(Mean ± SE)
BaVì
(n=53)
(Mean ± SE)
Chung
(n=101)
(Mean ± SE)
P
Thời gian động dục lần đầu (ngày) 226,6

b
± 4,45 245,4
a
± 4,23 236,5 ± 3,19 0,003
Thời gian phối giống lần đầu (ngày) 271,8
b
± 5,92 301,9
a
± 5,64 287,6 ± 4,33 0,000
Thời gian mang thai (ngày) 149,6
a
± 0,25 148,3
b
± 0,14 148,9 ± 0,16 0,000
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 451,3 ± 8,88 466,8 ± 8,45 459,4 ± 6,14 0,209
Thời gian động dục trở lại (ngày) 101,5
b
± 0,78 113,5
a
± 0,74 107,9 ± 0,794 0,000
Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 264,8 ± 1,53 268,5 ± 1,45 266,8 ± 1,060 0,081
Khối lượng phối giống lần đầu (kg) 18,7
b
± 0,21 20,0
a
± 0,20 19,4 ± 0,15 0,000
Khối lượng đẻ lứa đầu (kg) 24,3 ± 0,30 24,7 ± 0,29 24,5 ± 0,21 0,363
Tổng số lứa đẻ (lứa) 215 209 424
Số lứa/năm (lứa) 1,4
a

± 0,01 1,4
a
± 0,01 1,4 ± 0,005 0,043
Số con sơ sinh (con) 258 320 578
Số con sơ sinh/lứa (con) 1,22 ± 0,030 1,2 ± 0,027 1,2 ± 0,019 0,445
Số con đực sơ sinh (con) 119 162 281
Số con đực sơ sinh /lứa (con) 1,22 ± 0,044 1,3 ± 0,039 1,2 ± 0,028 0,203
Khối lượng đực sơ sinh (kg) 2,40 ± 0,029 2,40 ± 0,026 2,40 ± 0,018 0,994
Số con cái sơ sinh (con) 139 158 297
Số con cái sơ sinh /lứa (con) 1,22 ± 0,045 1,2 ± 0,041 1,2 ± 0,030 0,662
Khối lượng cái sơ sinh (kg) 2,30 ± 0,027 2,30 ± 0,025 2,30 ± 0,018 0,537
Số con cai sữa (con) 216 301 517
Số con cai sữa/lứa (con) 1,04
b
± 0,029 1,2
a
± 0,027 1,1 ± 0,019 0,003
Tỷ lệ cai sữa (%) 83,8
b
± 1,44 94,1
a
± 1,30 88,9 ± 1,05 0,000
Khối lượng cai sữa (kg) 12,66± 0,118 12,4 ± 0,107 12,5 ± 0,077 0,125
Số con đực cai sữa (con) 105 150 255
Khối lượng cai sữa đực (kg) 13,04± 0,189 12,77 ± 0,175 12,9 ± 0,121 0,309
Số con cái cai sữa (con) 111 151 262
Khối lượng cai sữa cái (kg) 12,80± 0,152 13,0 ± 0,141 12,9 ± 0,103 0,106
12
Ghi chú :
a, b,

giá trị trung bình trong cùng một hàng không mang chữ cái thì không
sai khác (p>0,05).
3.5.2. Ảnh hưởng của mùa vụ phối giống và mùa vụ sinh con đến năng suất sinh
sản của cừu Phan Rang
Bảng 3.6a: Ảnh hưởng của mùa vụ phối giống và mùa vụ đẻ đến một số chỉ tiêu khả
năng sinh sản của cừu nuôi ở Ba Vì
Chỉ tiêu
Mùa vụ phối giống Mùa vụ đẻ
Thu đông
( n= 51)
(Mean ±
SE)
Xuân hè
(n = 49)
(Mean ±
SE)
P
Thu đông
(n=51)
(Mean ±
SE)
Xuân hè
(n= 49)
(Mean ± SE)
P
Thời gian động dục lại (ngày) 111,6
b
±0,95 115,5
a
±1,19 0,01 114,9± 1,04 111,9±1,21 0,060

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 270,6± 2,32 267,6± 1,60 0,30 266,7± 1,45 271,6±2,46 0,085
Số lứa/năm (lứa) 1,4 ± 0,01 1,4 ± 0,01 0,43 1,4± 0,01 1,4 ± 0,01 0,117
Số con sơ sinh (con) 160 162 195 127
Số con sơ sinh/lứa (con) 1,1
b
± 0,03 1,3
a
± 0,05 0,03 1,3
a
± 0,04 1,1
b
± 0,03 0,002
Số con đực sơ sinh (con) 82 80 96 66
Khối lượng sơ sinh kg) 2,4 ± 0,02 2,3 ± 0,03 0,59 2,3± 0,03 2,4 ± 0,03 0,092
Số con đực sơ sinh/lứa (con) 0,6 ± 0,05 0,7 ± 0,06 0,63 0,6± 0,05 0,6 ± 0,06 0,334
Số con cái sơ sinh (con) 78 82 99 61
Số con cái sơ sinh/lứa (con) 1,1 ± 0,03 1,2 ± 0,04 0,07 1,2
a
± 0,04 1,1
b
± 0,03 0,025
Số con cai sữa (con) 149 147 177 119
Tỷ lệ cai sữa (%) 93,1 ± 1,34 90,7 ± 1,61 0,44 90,8± 1,68 93,7± 1,28 0,115
Khối lượng cai sữa (kg) 12,5 ± 0,15 12,4 ± 0,14 0,85 12,4± 0,14 12,6± 0,16 0,274
Ghi chú :
a, b,
giá trị trung bình trong cùng một hàng không mang chữ cái thì không
sai khác (p>0,05).
Kết quả ở bảng 3.6a cũng cho thấy mùa vụ đẻ có ảnh hưởng rõ đến số
con sơ sinh (P<0,01) và số con cái sơ sinh của cừu nuôi tại Ba Vì (P<0,05).

Mùa vụ đẻ có ảnh hưởng đến sinh sản. Cừu đẻ vụ thu đông có số con sơ
sinh cao hơn số con sơ sinh của cừu đẻ vụ hè thu (1,3 so với 1,1 con), số
con cái sơ sinh đẻ vụ thu đông cũng cao hơn số con cái sơ sinh của cừu đẻ
vụ hè thu.
Kết quả bảng 3.6b cho thấy cả mùa vụ phối giống và mùa vụ đẻ
đều không có ảnh hưởng gì (P>0,05) đến các chỉ tiêu sinh sản của
cừu nuôi tại Ninh Thuận. Mùa vụ phối giống và mùa vụ đẻ có một số
ảnh hưởng nhất định đến sinh sản ở cừu nuôi tại BaVì. Đây là một
kết quả khá thú vị và cần được nghiên cứu tiếp để chỉ ra nguyên
nhân. Bước đầu, theo chúng tôi sự khác biệt này có thể là do sự khác
biệt về các điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết tại hai địa điểm
nghiên cứu.
13
Bảng 3.6b: Ảnh hưởng của mùa vụ phối giống và mùa vụ đẻ đến một số chỉ tiêu sinh
sản của cừu nuôi ở Ninh Thuận
Chỉ tiêu
Mùa vụ phối giống Mùa vụ đẻ
Mùa khô
(n = 49)
(Mean± SE)
Mùa mưa
(n = 49)
(Mean± SE)
P
Mùa khô
(n = 48)
(Mean± SE)
Mùa mưa
(n = 45)
(Mean± SE)

P
Thời gian động dục lại
(ngày)
102,1± 1,28 102,0 ±1,73 0,998 101,2 ±1,62 103,1 ±1,44 0,312
Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 266,4± 2,40 264,9 ± ,22 0,573 264,3 ±2,34 265,1 ±2,33 0,678
Số lứa/năm (lứa) 1,4 ± 0,01 1,4 ± 0,01 0,620 1,4 ± 0,01 1,4 ± 0,01 0,659
Số con sơ sinh (con) 124 140 141 123
Khối lượng sơ sinh (con) 2,3 ± 0,03 2,4 ± 0,03 0,910 2,4 ± 0,03 2,4 ± 0,03 0,951
Số con sơ sinh/lứa (con) 1,2 ± 0,04 1,2 ± 0,04 0,599 1,2 ± 0,04 1,3 ± 0,04 0,169
Số con đực sơ sinh (con) 51 68 67 52
Số con đực sơ sinh/lứa (con) 0,6 ± 0,06 0,6 ± 0,05 0,673 0,6 ± 0,05 0,6 ± 0,07 0,835
Số con cái sơ sinh (con) 73 72 74 71
Số con cái sơ sinh/lứa (con)
1,0 ± 0,05 1,0 ± 0,04 0,834 1,0 ± 0,03 1,0 ± 0,06 0,922
Số con cai sữa (con) 102 117 120 99
Tỷ lệ cai sữa (%) 82,3 ± 3,89 83,6 ± 3,14 0,614 85,1 ± 2,63 80,5 ± 4,36 0,334
Khối lượng cai sữa (kg) 12,7 ± 0,14 12,5 ± 0,21 0,747 12,6 ± 0,19 12,6 ± 0,17 0,713
3.5.3. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến năng suất sinh sản của cừu
Phan Rang
Bảng 3.7a: Ảnh hưởng của lứa đẻ đến khả năng sinh sản của cừu nuôi ở
Ba Vì
Lứa
đẻ
N
(con)
Giá trị
Số con
sơ sinh
(con)
Số con

cai sữa
(con)
Tỷ lệ cai
sữa
(%)
KL
sơ sinh
(kg)
KL
cai sữa
(kg)
TGĐ
DL
(ngày)
KCLĐ
(ngày)
Số lứa
đẻ/năm
1 53
Mean 1,1
a
1,0
a
96,4 2,3 11,6
a
119,5
a
280,5
a
1,3

b
SE 0,055 0,048 1,859 0,039 0,210 1,536 2,206 0,011
2 51
Mean 1,2
b
1,1
ab
90,9 2,4 12,3
b
110,6
b
265,1
b
1,4
a
SE 0,056 0,049 1,895 0,040 0,215 1,566 2,249 0,011
3 50
Mean 1,3
b
1,2
ab
95,5 2,4 12,7
b
113,1
b
263,8
b
1,4
a
SE 0,057 0,049 1,914 0,040 0,217 1,582 2,271 0,011

4 37
Mean 1,3
b
1,2
ab
88,1 2,4 12,9
b
109,6
b
261,5
b
1,4
a
SE 0,066 0,057 2,225 0,047 0,252 1,839 2,641 0,013
5và 6 18
Mean 1,3
b
1,3
b
90,2 2,3 12,1
ab
117,2
ab
269,2
ab
1,4
ab
SE 0,095 0,082 3,190 0,067 0,361 2,636 3,786 0,019
P 0.020 0,033 0,803 0,277 0,001 0,000 0,000 0,000
Ghi chú:

a, b,
Giá trị trung bình trong cùng một cột không mang chữ cái thì không sai
khác (P>0,05)
Cho thấy lứa đẻ đã ảnh hưởng đến: số con sơ sinh, con cai sữa
(P<0,05), khối lượng cai sữa, thời gian động dục trở lại, khoảng cách
lứa đẻ và số lứa đẻ/năm (P<0,001) của cừu Phan Rang nuôi tại Ba
Vì. Tại Ninh Thuận, lứa đẻ có ảnh hưởng rõ đến bốn chỉ tiêu: số con
sơ sinh, thời gian động dục trở lại, khoảng cách lứa đẻ và số lứa
14
đẻ/năm (P<0,001). Sự khác biệt này có thể là do sự khác biệt về các
điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết tại hai địa điểm nghiên cứu.
Bảng 3.7b: Ảnh hưởng của lứa đẻ đến khả năng sinh sản của cừu
nuôi ở Ninh Thuận
Lứa đẻ Giá trị
Số con
sơ sinh
(con)
Số con
cai sữa
(con)
Tỷ lệ
cai sữa
(%)
KL
sơ sinh
(kg)
KL
cai sữa
(kg)
TGĐDL

(ngày)
KCLĐ
(ngày)
Số lứa
đẻ/năm
1 (n=49)
Mean
1,1
b
1,0
92,6
2,3 12,5 111,9
a
277,3
a
1,3
b
SE
0,058 0,064
4,469
0,033 0,233 1,565 2,779 0,014
2 (n=48)
Mean
1,4
a
1,1
79,4
2,3 12,7 96,7
b
259,4

b
1,4
a
SE
0,058 0,064
4,515
0,034 0,235 1,582 2,808 0,014
3 (n=45)
Mean
1,2
ab
1,1
84,2
2,4 12,7 96,3
b
263,1
b
1,4
a
SE
0,060 0,066
4,663
0,035 0,243 1,633 2,900 0,015
4 (n=39)
Mean
1,2
ab
1,0
79,2
2,4 12,6 97,3

b
255,8
b
1,4
a
SE
0,065 0,071
5,009
0,037 0,261 1,755 3,115 0,016
5 và 6
(n=34)
Mean
1,1
b
0,9
78,4
2,3 12,6 96,3
b
256,4
b
1,4
a
SE
0,069 0,076
5,365
0,040 0,280 1,879 3,336 0.017
P 0,002 0,172 0,205
0,052
0,950 0,000 0,000 0,000
Ghi chú:

a, b,
Giá trị trung bình trong cùng một cột không mang chữ cái thì không sai
khác (P>0,05).Viết tắt:TGĐD (Thời gian động dục);KL(khối lượng)
Khuynh hướng chung là: số con sơ sinh tăng dần từ lứa 1 đến lứa
3; thời gian động dục trở lại và khoảng cách lứa đẻ ngắn dần từ lứa 1
đến lứa 5,6; còn số lứa đẻ/năm tăng dần từ lứa 1 đến lứa 2 rồi ổn
định. Nhìn chung năng suất sinh sản tốt hơn từ lứa 2 trở đi và thường
ổn định ở lứa đẻ thứ 4.
3.6. Kết quả nuôi vỗ béo cừu ở giai đoạn 6 tháng tuổi
Bình quân tăng trọng cả kỳ cao nhất ở nhóm cừu ăn: KP3 (181
g/ngày), tiếp theo KP2 (150 g/ngày) và thấp nhất nhóm cừu ăn KP1
(116 g/ngày) có sự sai khác rõ rệt (P<0,05). Ở cùng độ tuổi với mức
dinh dưỡng khác nhau đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và có xu
hướng tăng lên ở các mức ăn khác nhau.
- Lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn của cừu
Lượng chất khô ăn vào của cừu ở các lô tính trên 100 kg khối lượng
dao động từ 4,45-5,50 kg và có sự sai khác (P<0,05). Giá trị này có
tương quan thuận với tăng trọng của cừu thí nghiệm là cao nhất ở lô
KP3 và thấp nhất ở lô KP1.
Tiêu tốn thức ăn (kg VCK/ kg tăng khối lượng) cao nhất là lô KP1
(7,28kg), tiếp theo lô KP2 (6,03 kg), thấp nhất là lô KP3 (5,07kg)
(p<0,05).
15
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến khả năng tăng khối
lượng của cừu
Chỉ tiêu theo dõi
KP1(ĐC)
(70% cỏ+
30%
TAHH)

KP2
(60% cỏ
+ 40%
TAHH)
KP3
(50% cỏ
+ 50%
TAHH)
SEM P
Số con 5 5 5
Thời gian TN (tuần) 8 8 8
Khối lượng đầu kỳ (kg) 15,7 15,63 15,23 0,2126 0,315
Khối lượng 4 tuần đầu (kg) 18.97
a
20.37
b
20.50
b
0.2419 0.007
Tăng KLTB 4 tuần đầu (g/con/ngày) 116,78
a
168,92
b
188,21
b
0.2134 0.001
Khối lượng 4 tuần sau (kg) 22,23
a
24,07
ab

25,37
b
0,4308 0,006
Tăng KLTB 4 tuần sau (g/con/ngày) 116,42
a
132,14
ab
173,92
b
0.3156 0.028
Tăng KL cả kỳ TN (kg) 6.53a 8.43b 10.13b 0.4203 0.003
Tăng KLTB (g/ngày) 116,7
a
150,6
b
181,0
b
7,506 0,003
Ghi chú: Giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng hàng thì sai khác có
ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của khẩu phần đến thức ăn ăn vào và hiệu quả
sử dụng thức ăn của cừu
Chỉ tiêu theo
dõi
Đơn vị tính KP1 KP2 KP3 SEM P
VCK ăn vào Kg/con/ngày 0,83
a
0,88
b
0,90

b
0,0093 <0,001
VCK ăn vào
kg /100 kg
KL cơ thể
4,45
a
4,50
b
4,55
c
0,0094 <0,001
ME ăn vào MJ/con/ngày 2,38
a
3,34
b
4,22
c
0,036 <0,001
Tiêu tốn TĂ Kg 7,28
a
6,03
ab
5,07
b
0,3741 0,017
Ghi chú: Giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng hàng thì sai khác có
ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Thành phần thân thịt của cừu 6 tháng tuổi vỗ béo
Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh của cừu ăn KP1 và KP2 tương tự nhau

trong khi đó có sai khác rõ rệt các giá trị này khi so với cừu ăn KP3
(P<0,05) Không có sai khác về tỷ lệ chân, phủ tạng và tỷ lệ xương.
Bảng 3.10. Tỷ lệ thân thịt và một số cơ quan, bộ phận trong cơ thể
của cừu lúc 6 tháng tuổi vỗ béo với các khẩu phần khác nhau (Mean
± SD)
Chỉ tiêu KP1 KP2 KP3
Số cừu (con) 3 3 3
KL trung bình (kg) 20,53 23,13 23,37
Thịt xẻ (%) 42,30
a
± 0,40 42,14
a
± 0,61 45,74
b
± 0,21
Thịt tinh (%) 31,30
a
± 0,29 33,02
a
± 1,26 34,87
b
± 1,15
Đầu (%) 6,25
b
± 0,39 6,82
b
± 0,72 4,94
a
± 1,58
Chân (%) 3,00 ± 0,59 2,79 ± 0,20 3,44 ± 0,22

Da lông (%) 9,19
b
± 0,38 10,23
b
± 0,32 8,48
a
± 0,29
Phủ tạng (%) 32,98 ± 0,22 32,84 ± 0,64 33,46 ± 0,29
Xương (%) 12,14 ± 1,17 12,08 ± 0,66 12,11 ± 0,37
16
Máu (%) 3,90
a
± 0,59 5,15
b
± 0,20 4,92
b
± 0,53
Ghi chú: Mean là giá trị trung bình; SD là độ lệch tiêu chuẩn; Giá trị trung bình
mang chữ cái khác nhau trong cùng hàng thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
3.7. Kết quả nuôi vỗ béo cừu ở giai đoạn 9 tháng tuổi
3.7.1 Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến khả năng tăng khối lượng
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến khả năng tăng khối
lượng của cừu
Chỉ tiêu theo dõi KP1 KP2 KP3 SEM P
Số con 5 5 5
Thời gian TN (tuần) 8 8 8
KL đầu kỳ (kg) 19,10 19,05 18,93 0,4977 0,968
KL sau 4 tuần đầu (kg) 22.93 24.00 24.10 0.7139 0.466
Tăng KLTB 4 tuần đầu
(g/con/ngày)

136,42
a
176,48
ab
183,92
b
0.2965 0.023
KL 4tuần sau (kg) 26,43 27,72 28,40 0,7505 0,222
Tăng KLTB 4 tuần sau
(g/con/ngày)
125,00
a
132,85
ab
153,57
b
0.1588 0.016
Tăng KL cả kỳ (kg) 7.32
a
8.67
ab
9.47
b
0.4049 0.014
Tăng KLTB (g/ngày) 130,8
a
154,9
ab
169,2
b

7,231 0,014
Ghi chú: Giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng hàng thì sai khác có
ý nghĩa thống kê (P<0,05);
Tăng trọng bình quân ở lô 2 và lô 3 đạt 154,9 và 169,2 g/con/ngày
trong khi đó lô đối chứng chỉ đạt 130,8 g/con/ngày giữa các lô có sự
sai khác (P<0,05), vượt 18,4–29,3% tương ứng. Tăng khối lượng cơ
thể trong thời gian vỗ béo cũng có chiều hướng tăng theo tỷ lệ thức
ăn hỗn hợp trong khẩu phần, cao nhất ở lô KP3 và thấp nhất ở lô
KP1.
3.7.2 Lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn ở cừu
Nhìn chung, cho thấy lượng vật chất khô ăn vào hàng ngày, tổng
năng lượng thu nhận đều tăng lên theo chiều hướng tăng của tỷ lệ
thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần. Mặc dù các lô được ăn khẩu phần
phối hợp có năng lượng và protein không có chênh lệch nhau nhiều
chỉ có sai khác về hàm lượng vật chất khô ăn vào giữa các lô thí
nghiệm (P<0,05), cao nhất ở lô KP3 (4.57%), tiếp theo lô KP2
(4,48%) và thấp nhất lô KP1 (4.45%). Điều này phù hợp với khả
năng tăng trọng của cừu vì thế lô KP3 tăng trọng cao nhất.
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm đến khả năng thu
nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của cừu
Chỉ tiêu theo dõi Đơn vị tính KP1 KP2 KP3 SEM P
VCK ăn vào
Kg/con/ngày
1,00
a
1,04
b
1,06
b
0,0088 <0,001

VCK ăn vào Kg/100 kg KL cơ thể) 4,45
a
4,48
b
4,57
c
0,0074 <0,001
ME ăn vào
MJ/con/ngày
8,69
a
9,11
b
9,32
b
0,0483 <0,001
Tiêu tốn thức ăn
Kg
7,87
a
6,85
ab
6,42
b
0,2864 0,016
17
Ghi chú: Giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng hàng thì sai khác có
ý nghĩa thống kê (P<0,05);
Tiêu tốn thức ăn (kg VCK/Kg tăng trọng) cũng có sự khác nhau
giữa các lô. Để vỗ béo cừu có hiệu quả không nên vỗ béo kéo dài

thời gian 3 tháng, tốt nhất chỉ vỗ béo 2 tháng đảm bảo mức tăng khối
lượng 130-169 gam/ con/ngày, tiêu tốn thức ăn vào khoảng 6,4 -7,8
kg chất khô/kg tăng khối lượng.
3.7.3 Thành phần thân thịt của cừu 9 tháng tuổi vỗ béo
Bảng 3.13. Tỷ lệ thân thịt và một số cơ quan, bộ phận trong cơ thể
của cừu lúc 9 tháng tuổi vỗ béo với các khẩu phần khác nhau (Mean
± SD)
Chỉ tiêu KP1 KP2 KP3
n (con) 3 3 3
KL trung bình (kg) 25.93
a
± 0.41 27.73
b
± 0.25 28.40
c
± 0.08
Thịt xẻ (%) 42.60
a
± 0.26 43.33
a
± 0.52 44.41
b
± 0.59
Thịt tinh (%) 31.67
a
± 0.95 32.43
a
± 0.18 33.83
b
± 0.20

Đầu (%) 6.91
b
± 0.08 6.39
a
± 0.17 6.44
a
± 0.09
Chân (%) 3.30 ± 0.21 3.12 ± 0.08 3.13 ± 0.24
Da lông (%) 9.73
a
± 0.45 10.32
b
± 0.19 10.00
b
± 0.25
Phủ tạng (%) 34.09 ± 1.01 32.00 ± 0.06 31.21 ± 0.01
Xương (%) 11.71 ± 0.15 11.74 ± 0.19 11.29 ± 0.20
Máu (%) 4.27 ± 0.09 4.01 ± 0.14 4.12 ± 0.03
Ghi chú: Mean là giá trị trung bình; SD là độ lệch tiêu chuẩn; Giá trị trung bình
mang chữ cái khác nhau trong cùng hàng thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh cũng có xu hướng tăng lên theo tỷ lệ thức ăn
hỗn hợp trong khẩu phần, cao nhất ở lô KP2, KP3 tăng 4,2– 6,8% so
với tỷ lệ này ở nhóm cừu ăn KP1. Cho thấy tăng tỷ lệ thức ăn trộn
hỗn hợp trong khẩu phần đã đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của
cừu và nâng cao khả năng tăng khối lượng, hiệu quả sử dụng thức ăn
và năng suất thịt.
Về giá trị độ dai của cơ LD có sự khác nhau giữa các lô mổ khảo
sát (P<0,05), dai nhất ở lô ăn KP1, tiếp sau là lô KP2 và thấp nhất là
lô KP3. Điều này cho thấy dinh dưỡng trong khẩu phần vỗ béo ảnh
hưởng rõ rệt đến độ dai làm cho thịt mền hơn.

18
3.7.4. Chất lượng thịt cừu 9 tháng tuổi vỗ béo
Bảng 3.14. Kết quả phân tích chất lượng thịt cừu (9 tháng)
Cơ thăn KP 1 (n=3) KP 2 (n=3) KP 3 (n=3) P
pH
3
6,09 6,15 6,04 NS
pH
24
5,65 5,77 5,66 NS
Độ dai (newton) 47,56
c
44,79
b
41,43
a
*
Mất nước bảo quản % 1,61 3,13 2,66 NS
Mất nước chế biến % 31,87 31,17 31,24 NS
Cơ bán nguyệt
pH
3
6,14
a
6,26
b
6,23
b
*
pH

24
5,88 5,88 6,12 NS
Độ dai (newton) 35,67 40,45 47,16 NS
Mất nước bảo quản% 0,36 0,32 0,34 NS
Mất nước chế biến % 29,85 28,45 27,92 NS
L*( độ sáng) 44,98 41,61 41,38 NS
A*(độ đỏ) 17,40 17,42 17,94 NS
B*(độ vàng) 7,15
a
8,57
b
7,54
a
*
Ghi chú : * : P<0,05 ; NS : P≥0,05
3.8. Khả năng sinh trưởng của cừu lai (Dorper x Phan rang) qua
các tháng tuổi
Khối lượng sơ sinh và các giai đoạn tháng tuổi đến 12 tháng con
lai F1 (Dorper x Phan Rang) nhìn chung con đực luôn có khối lượng
lớn hơn con cái sai khác có ý nghĩa (p<0,05).
Bảng 3.15 Khả năng sinh trưởng của cừu lai (Dorper x Phan Rang)
qua các tháng tuổi
Giới
Tính
Giá trị Giai đoạn tuổi
Sơ sinh 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng
Cừu
đực
Số con
61 54 42 27 16

Mean±SE
3,30
a
±0,04 16,88
a
±0,23 24,95
a
± 0,27 30,93
a
± 0,39 34,48
a
±0,43
Cừu
Cái
Số con
69 56 44 37 26
Mean±SE
2,83
b
±0,03 14,98
b
±0,25
21,45
b
±0,29
26,29
b
± 0,29 30,28
b
± 0,33

Chung
Số con 130 110 86 64 42
Mean ± SE 3,05 ±0,03 15,92±0,19
23,16 ±0,27
28,25 ± 0,37 31,88±0,41
P 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
Ghi chú:
a, b,
Giá trị trung bình trong cùng một cột không mang chữ cái hoặc mang
chữ cái giống nhau thì không sai khác (P>0,05)
19
3.9. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của cừu lai F1 (Dorper x
Phan Rang) nuôi tại Ninh Thuận
Bảng 3.16a: Sinh trưởng tuyệt đối của cừu lai F1 (Dorper x Phan
Rang) (g/con/ngày)
Giai đoạn tuổi
Sơsinh -3 th 3-6 th 6-9 th 9-12 th
Cừu
Số con 54 42 27 16
Mean±SE 151,1
a
±2,75 84,95
a
±4,41 67,24 ± 5,17 40,83 ± 6,06
Cừu
Số con 56 44 37 80
Mean±SE 135,0
b
±2,70 71,26
b

±4,31 54,89 ± 4,42 48,50 ± 4,76
Chung
Số con 110 86 64 42
Mean±SE 135,0
b
2,70 71,26
b
±4,31 54,89 ± 4,42 48,50 ± 4,76
P 0,000 0,029 0,774 0,326
Ghi chú:
a, b,
Giá trị trung bình trong cùng một cột không mang chữ cái hoặc mang
chữ cái giống nhau thì không sai khác (P>0,05)
Bảng 3.16b: Sinh trưởng tương đối của cừu lai F1(Dorper x Phan
Rang) (%)
Giới
tính
Giá trị
Giai đoạn tuổi
Sơ sinh-3 th 3-6 th 6- 9 th 9-12 th
Cừu
đực
Số con 54 42 27 16
Mean ± SE 80,33 ± 0,40 30,29 ± 1,48 19,36 ± 1,54 10,54 ± 1,66
Cừu
cái
Số con 56 44 37 26
Mean ± SE 80,81 ± 0,39 29,38 ± 1,45 18,42 ± 1,32 14,22 ± 1,30
Chung
Số con 110 86 64 42

Mean ± SE 80,57 ± 0,28 29,82 ± 1,03 18,82 ± 1,01 12,82 ± 1,05
P 0,400 0,664 0,648 0,089
Kết quả bảng 3.16a và 3.16b cho thấy cường độ sinh trưởng tuyệt
đối và tương đối của cừu lai F1(Dorper x Phan Rang (đực, cái) giai
đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi là cao nhất, sau đó có xu hướng giảm
dần, riêng con đực có xu hướng giảm nhanh hơn con cái ở giai đoạn
từ 9 đến 12 tháng tuổi. Điều này do quản lý của trại chăm sóc nuôi
dưỡng đối với cừu đực lai còn hạn chế, đã làm ảnh hưởng đến cường
độ sinh trưởng tương đối của cừu đực trong nghiên cứu này. Cho nên
cần thu gom cừu đực để vỗ béo trước khi giết mổ.
20
3.10 Khả năng sinh sản của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) nuôi
tại Ninh Thuận
Bảng 3.17: Khả năng sinh sản của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang)
và cừu Phan Rang
Chỉ tiêu (n)
F1(Do x Pr) Phan Rang
(Mean ± SE) (n) (Mean ± SE)
Số con sơ sinh (con) 131 1,27
a
± 0,04 100 1,22
a
± 0,03
Khối lượng sơ sinh (kg) 103 3,11
a
± 0,04 96 2,35
b
± 0,02
Số con cai sữa (con) 91 1,19
a

± 0,04 98 1,04
b
± 0,029
Tỷ lệ cai sữa (%) 91 83,50
a
± 3,34 96 83,8
a
±1,44
Khối lượng cai sữa (kg) 91 15,82
a
± 0,25 96 12,66
b
±0,11
KCLĐ (ngày) 72 268,82
a
± 2,7 48 264,8
b
±1,53
TGĐDL (ngày) 72 114,82
a
±2,72 48 101,5
b
±0,78
Số lứa/năm 72 1,40
a
± 0,04 48 1,40
a
± 0,01
Thời gian động dục lần đầu 72 238,82
a

±3,66 48 226,6
b
±4,45
Thời gian phối giống lần đầu 72 282,52
a
± 2,78 48 271,8
b
±5,92
Tuổi đẻ lứa đầu 72 468,80
a
±7,38 48 451,30
b
±8,88
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự giống nhau thì sai
khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Nhìn chung cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) có số con sơ
sinh/lứa, khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa đều cao hơn so
với cừu Phan Rang (p<0.05). Thời gian động dục lại sau khi đẻ, tuổi
động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu đều có
thời gian dài hơn so với cừu Phan Rang. Tuy nhiên tỷ lệ cai sữa hay
tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) đạt
83,5% tương đương với cừu Phan Rang 83,8%, có thể do cùng điều
kiện chăm sóc quản lý không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu này.
3.11 Ảnh hưởng của lứa đẻ đến khả năng sinh sản của cừu lai F1
(Dorper x Phan Rang) nuôi ở Ninh Thuận
Khuynh hướng chung là: số lứa đẻ tăng dần từ lứa 1 đến các lứa 4
và 5, cao nhất là lứa 3, số con sơ sinh tăng dần từ lứa 1 đến lứa 3 sau
đó giảm dần ở các lứa về sau; thời gian động dục trở lại ngắn dần từ
lứa 2 trở đi; khoảng cách dài nhất ở lứa 1, còn số lứa đẻ/năm tăng
dần từ lứa 1 đến lứa 2 rồi ổn định các lứa về sau. Nhìn chung năng

suất sinh sản tốt hơn từ lứa 2 trở đi và thường ổn định ở lứa đẻ thứ 3
và 4.
21
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của lứa đẻ đến khả năng sinh sản của cừu lai
F1(Dorper x Phan Rang)
Lứa đẻ
Giá
trị
Số con
ss (con)
Số con
cai sữa
(con)
Tỷ lệ cai
sữa (%)
KLss
(kg)
KLcai sữa
(kg)
TGĐDL
(ngày)
KCLĐ
(ngày)
Số lứa
đẻ/năm
1
(n = 28)
Mean 1,29 1.11 81.71 3.10 14.06 118.33 274.04
a
1.34

b
SE 0,082 0.102 6.474 0.072 0.534 4.756 4.731 0.024
2
(n = 28)
Mean 1,33 1.14 82.36 3.19 15.55 120.00 272.08
ab
1.35
ab
SE 0,083 0.101 6.476 0.073 0.535 4.757 4.732 0.023
3
(n = 28)
Mean 1,42 1.20 84.14 3.27 15.32 99.00 251.25
b
1.46
a
SE 0,081 0.103 6.475 0.070 0.757 6.726 6.692 0.033
4 và 5
(n = 19)
Mean 1,31 1.15 86.84 3.32 16.07 110.00 260.67
ab
1.42
ab
SE 1,101 0.124 7.862 0.085 1.514 13.451 13.383 0.067
P 0,085 0,568 0,901 0,097 0,307 0,071 0,039 0,031
Ghi chú:
a, b,
Giá trị trung bình trong cùng một cột không mang chữ cái hoặc mang
chữ cái giống nhau thì không sai khác (P>0,05)
3.12. Kết quả khả năng cho thịt của cừu lai F1 (Dorper x Phan
Rang)

3.12.1 Thành phần thân thịt của cừu lai F1(Dorper x Phan Rang)
Khối lượng giết mổ lúc 9 tháng tuổi có sự khác nhau giữa cừu lai
F1 (Dorper x Phan Rang) 30,47kg so với cừu Phan Rang cùng tháng
tuổi 26,4kg, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh cừu lai F1: (45,28-34,47%)
cao hơn cừu Phan Rang (42,72-31,33%) (p<0,05) nhưng tỷ lệ da
lông cho thấy cừu Phan Rang có tỷ lệ lại cao hơn cừu lai F1 (Dorper
x Phan Rang).
Bảng 3.19 Kết quả mổ khảo sát cừu lai F1(Dorper x Phan Rang) và
cừu Phan Rang
Chỉ tiêu theo dõi
Cừu lai F1
(DoxPr)
(n = 5 con)
(Mean ± SE)
Cừu Phan Rang
(n = 5 con)
(Mean ± SE)
P
Khối lượng trung bình (kg) 30,47
a
± 0,51 26,40
b
± 0,50 0,000
Thịt xẻ (%) 45,28
a
± 0,61 42,72
b
± 0,62 0,002
Thịt tinh (%) 34,47
a

± 0,31 31,33
b
± 0,78 0,000
Đầu (%) 6,84
a
± 0,11 6,72
a
± 0,06 0,349
Chân (%) 3,41
a
± 0,07 3,22
a
± 0,03 0,134
Da lông (%) 7,34
b
± 0,13 9,77
a
± 0,32 0,000
Phủ tạng (%) 32,22
b
± 0,90 33,31
a
± 0,57 0,006
Xương (%) 11,52
a
± 0,24 11,43
a
± 0,29 0,482
Máu (%) 4,20
a

± 0,16 4,20
a
± 0,12 0,967
Kết quả ở bảng 3.20 các giá trị về thịt: Về độ dai của cơ bán
nguyệt và tỷ lệ mất nước bảo quản lần lượt (N) 54,48; 31,57% so với
cừu Phan Rang: 55,03N; 29,31% có sự khác nhau về mặt thông kê
(p<0.05). Qua đó cho thấy thịt cừu lai F1 ((Dorper x Phan Rang).
mền hơn thịt cừu Phan Rang được nuôi trong cùng điều kiện.
22

×