Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG THỨC THỨC ĂN ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA ẤU TRÙNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG(Penaus Vannamei) GIAI ĐOẠN HẬU ẤU TRÙNG TỪ POSTLARVAE 1 ĐẾN POSTLARVAE 10.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.15 KB, 10 trang )

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG THỨC THỨC ĂN ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ
TĂNG TRƯỞNG CỦA ẤU TRÙNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG(Penaus
Vannamei) GIAI ĐOẠN HẬU ẤU TRÙNG TỪ POSTLARVAE 1 ĐẾN
POSTLARVAE 10.
Người thực hiện :Trần Thị Thu
Lớp : 52K-NTTS
GVHD : Ths . Phạm Mỹ Dung
1.Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về diện tích mặt nước, rất thuận lợi cho
việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản nói chung, nghề nuôi tôm ở
Việt Nam nói riêng những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, giải quyết một phần
tình trạng thiếu việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ nông ngư dân ven biển, tăng
nguồn ngoại tệ lớn thông qua xuất khẩu. Việt Nam đã trở thành một trong những
nước có sản lương tôm nuôi lớn nhất thế giới. Các loài tôm được nuôi chính ở Việt
Nam hiện nay là: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm nương (P. orientalis), tôm thẻ
chân trắng (P. vannamei), tôm rằn (P. semisucatus).
Trong những năm gần đây tôm thẻ chân trắng là loài được nuôi rộng khắp ở
nhiều vùng trên thế giới. Mặc dù đã hơn 10 năm phát triển nhưng nguồn giống
thủy sản vẫn chưa được chú trọng đầu tư, đặc biệt là nguồn tôm giống. Tổng năng
lực cung cấp con giống hiện tại chỉ đáp ứng 70-80% nhu cầu nuôi trồng trong đó
tôm thẻ chân trắng mới chỉ đáp ứng được 80% nhu cầu con giống. Nguyên nhân
chủ yếu là do chất lượng giống không đảm bảo kéo theo tỷ lệ tiêu hao khá lớn [18].
Tôm thẻ chân trắng là đối tượng có tốc độ tăng trưởng nhanh, chu kỳ nuôi
ngắn, ít rủi ro, có sức chịu đựng tốt với các biến động môi trường. Thực tế sản
xuất hiện nay cho thấy, do tốc độ nghề nuôi tôm thương phẩm phát triển rất
nhanh, nên yêu cầu về số lượng con giống hàng năm tăng nhanh.
Để có một vụ nuôi thành công và đáp ứng được nguồn cung cấp con giống
cho thị trường, hàng loạt trại sản xuất giống tôm đã ra đời. Bên cạnh đó c ác
nhà nghiên cứu thủy sản đã nghiên cứu rất nhiều để tìm ra loại thức ăn phù hợp


nhất cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Ở Việt Nam hiện nay có hơn 10 nhà máy
thức ăn công nghiệp chuyên sản xuất thức ăn cho tôm thẻ chân trắng, có rất nhiều
công ty lớn đang hoạt động mạnh như: CP group, Uni President, Grobest,… mỗi
nhà máy thức ăn có từ 6 – 8 loại thức ăn. Các loại thức ăn được sử dụng để ương
nuôi hiện nay là tảo, artemia và thức ăn tổng hợp. Nhưng có nhiều công thức phối
hợp giữa các loại thức ăn với nhau. Mổi công thức khác nhau cho kết quả khác
nhau, cụ thể là tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ấu trùng.
Nhưng để tạo ra được con giống tốt, tỷ lệ sống cao, hạn chế xẩy ra dịch
bệnh, thời gian biến thái ngắn, thu được lợi nhuận cao thì việc tìm ra công thức
thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ấu trùng là một trong những
khâu quan trọng, quyết định sự thành bại của sản xuất và góp phần xây dựng
quy trình sản xuất giống nhân tạo tôm thẻ ở nước ta ngày càng hoàn thiện hơn.
Từ những vấn đề cấp thiết trên, được sự giúp đỡ của cơ sở sản xuất thuộc
Công ty Thông Thuận và được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Nông- Lâm -
Ngư và tổ bộ môn thủy sản, trường Đại học Vinh tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Ảnh hưởng của công thức thức ăn đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của
ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) giai đoạn hậu ấu trùng từ
Postlarvae 1 đến Postlarvae 10”
2.Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu nhằm xác định công thức thức ăn phù hợp cho tỷ lệ sống và tăng
trưởng tốt trong quá trình ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Penaeus
vannamei) giai đoạn hậu ấu trùng ( Postlarvae).
3.Nội dung nghiên cứu:
- Theo dõi yếu tố môi trường trong bể nuôi thông qua các chỉ tiêu: nhiệt độ,
độ mặn, pH, độ kiềm.
- Theo dõi ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng tôm He chân
trắng giai đoạn hậu ấu trùng (Postlarvae) từ P1 đến P10
- Theo dõi ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của ấu trùng tôm
He chân trắng từ giai đoạn hậu ấu trùng(Postlarvae) từ P1 đến P10
- Hoạch toán kinh phí

4.Vật liệu và phương pháp nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là ấu trùng tôm He chân trắng ở giai đoạn hậu ấu
trùng(Postlarvae)
- Ấu trùng tôm He chân trắng giai đoạn N
5
dòng H từ phòng sản xuất Nauplius
thuộc khu III chi nhánh Bình Thuận, Công ty TNHH Thông Thuận.
4.2 Vật liệu nghiên cứu:
- 12 thùng: mỗi thùng có thể tích 120l, hệ thống sục khí 24/24.
- Thức ăn sử dụng
+ Thức ăn tươi sống: Artemia
+ Thức ăn tổng hợp
+Thức ăn tự chế : Hàu
+Thức ăn N1 Long Sinh
- Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu:
+ Kính hiển vi quang học, lam kính, lamen, pipet.
+ Dụng cụ: Vợt, cối xay,nồi hấp,ca nhựa, cốc đong, ly thủy tinh.
+ Test pH, nhiệt kế thủy ngân, hệ thống sục khí, test kiềm,test Oxy, khúc xạ kế.
- Các loại kháng sinh, hoá chất và chế phẩm sinh học sử dụng trong quá trình ương
nuôi ấu trùng.
- Hệ thống bể lắng, lọc và các trang thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho quá trình sản
xuất giống.
5.Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Thiết kế thí nghiệm:
-Ấu trùng tôm he chân trắng đưa vào thí nghiệm với số lượng 3.6000.000 con đang
ở giai đoan cuối Mysis 3.
-Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức tương ứng với 3 công thức thức ăn ,mỗi nghiệm
thức được lặp lại 3 lần

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Thùng
1
Thùng
2
Thùng
3
Thùng
4
Thùng
5
Thùng
6
Thùng
7
Thùng
8
Thùng
9
CT2 CT1 CT3 CT3 CT1 CT1 CT2 CT3 CT2
-Nghiên cứu ảnh hưởng của 2 loại thức ăn (CT1=TA Tổng hợp + Artemia,CT2 =
Hàu + Artemia ,CT3= TA N1 + Artemia) được tiến hành trong thùng có thể tích
120(l) được sục khí 24/24,đặt trong nhà.
-Thùng làm thí nghiệm: Gồm 9 thùng hình trụ,làm bằng vật liệu nhựa
composite ,mỗi thùng có thể tích 120 lít .
- Nước trong các thùng được lấy từ cùng một nguồn,có điều kiện môi trường giống
nhau.Lượng nước cấp vào thùng là 100 lít.
-Làm thí nghiệm trong 13 ngày,mỗi ngày đo 1 lần.
-chăm sóc và quản lí:

+Duy trì chế độ sục khí mạnh và liên tục 24/24.
+Kiểm soát các yếu tố môi trường ổn định trong quá trình là thí nghiệm.
+Cho ăn 8 cữ/ngày,mỗi cữ cách nhau 3 tiếng.lượng cho ăn: Đối với thức ăn
tổng hợp từ 15-20g/1 triệu ấu trùng,Artemia từ Trong quá trình
cho ăn thường xuyên theo dõi hoạt động bắt mồi,sử dụng thức ăn ,đặc biệt là
chất lượng nước để điều chỉnh cho phù hợp.
+Hàng ngày theo dõi hoạt động của tôm,thực hiện đo tôm 1 lần/ngày,chế độ
xiphong thay nước định kì 2ngày/lần
5.2 Sơ đồ khối nghiên cứu:
5.3 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu:
5.3.1 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường:
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
-Theo dõi các yếu tố môi trường
-Ttheo dõi tốc độ tăng trưởng của
tôm
-Theo dõi tỷ lệ sống của tôm
CT1 CT3
Ảnh hưởng của công thức thức
ăn đến tỷ lệ sống và tăng trưởng
của ấu trùng tôm thẻ chân trắng
giai đoạn hậu ấu trùng(Postlarvae)
từ Postlarvae 1 đến Postlarvae 10
CT2
Trực tiếp theo dõi, ghi chép số liệu hàng ngày về môi trường liên quan đến
đề tài như nhiệt độ, pH, độ mặn.
Yếu tố Thời điểm đo Số lần đo Dụng cụ đo
Nhiệt độ 7h,14h 2 lần/ngày Nhiệt kế thủy ngân
pH 7h,14h 2 lần/ngày Test pH
Độ mặn 7h,14h 2 lần/ngày Khúc xạ kế

Độ kiềm 7h,14h 2 lần/ngày Test so màu
5.3.2 Phương pháp xác định tỷ lệ sống
- Công thức tính tỷ lệ sống theo giai đoạn(T
s
):
T
s
(%) =
1
2
T
T
*100
Trong đó: T
1
là số ấu trùng xác định được ở giai đoạn ban đầu (con)
T
2
là số ấu trùng sống đếm được khi kết thúc thí nghiệm (con)
- Công thức tính tỷ lệ sống tích lũy:
M (%) =
1
2
M
M
*100
Trong đó: M
1
là số ấu trùng thả ban đầu (con)
M

2
là số ấu trùng đếm được sau khi thu (con)
- Định lượng ấu trùng:
Ở giai đoạn hậu ấu trùng do tập tính búng ngược nên khó định lượng ấu trùng bằng
phương pháp thể tích,mà định lượng ấu trùng băng phương pháp so màu.
A = M* X
Trong đó:
A là tổng số ấu trùng trong thùng (con)
M là số lượng ấu trùng trung bình của mẫu
X là tổng số mẫu của thùng
5.3.3 Phương pháp đo chiều dài tôm
- Chỉ số chiều dài thân ấu trùng được xác định bằng trắc vị thị kính.
- Lấy mẫu đặt ấu trùng lên lamen để ấu trùng nằm thẳng rồi đưa lên kính hiển vi để
đo chỉ số dài thân ấu trùng.
- Chiều dài toàn thân L được tính bằng khoảng cách từ mũi chủy đến cuối telson
khi thân tôm nằm trên 1 đường thẳng.
- Mỗi lần thu khoảng 30 ấu trùng /thùng để kiểm tra.
+ Tăng trưởng chiều dài tuyệt đối
DG (mm/ngày) =
t
LtLs


+ Tăng trưởng chiều dài tương đối
SGR (%/ngày) =
100*
)ln()ln(
t
LtLs



Trong đó:
DG là tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối
SGR là tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối
L
s
là chỉ số chiều dài thân tôm trung bình được đo ở thời điểm t
2
L
t
là chỉ số chiều dài thân tôm trung bình được đo ở thời điểm t
1
ᴧt là khoảng thời gian giữa 2 lần đo
5.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học có sử dụng phần
mềm Microsoft Excel và phần mềm SPSS.
6. Địa điểm,thời gian và tiến độ nghiên cứu:
6.1 Địa điểm
- Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH Thông Thuận - chi nhánh Bình
Thuận, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
6.2 Thời gian nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 07/2014 - 11/2014.
6.3 Dự kiến tiến độ nghiên cứu:
Nội dung công việc Thời gian thực hiện
Xây dựng đề cương Tháng 07/2014
Viết đề cương Tháng 07/2014-08/2014
Thiết kế thí nghiệm Tháng 08/2014-10/2014
Thu thập và xử lí số liệu Tháng 09/2014-10/2014
Viết báo cáo Tháng 10/2014-11/2014
Báo cáo tổng kết Tháng 11/2014

7. Dự trù kinh phí:
Thứ
tự
Nội dung Đơn vị Đơn giá Thành tiền Ghi chú
1 -Xây dựng,viết đề cương Bản 100.000 100.000 1 bản
2 -Thiết kế thí nghiêm:
+Thùng 120 lít
+Hệ thống sục khí
+Con giống
+Thức ăn
Tổng hợp
Hàu
Artemia
+Các dụng cụ phục vụ
nghiên cứu: bộ test
Ph,Test kiềm,Test
Oxy,Test độ mặn
Thùng
Dây
Con
g
kg
g
Bộ
50.000
60.000
3
3.000
300.000
120.000

10.800.000
1.400.000
1.200.000
12.000.000
6 thùng
2 cuộn
3.600.000con
2kg
20kg
4kg
Mượn công
ty
3 -Thu thập và xử lí số liệu 100.000
4 -Viết báo cáo bản 300.000
5 -Báo cáo tổng kết 200.000
Tổng cộng 25.400.000
-Tổng kinh phí : 25.400.000 (hai mươi lăm triệu,bốn trăm nghìn đồng chẵn)
-Hỗ trợ từ công ty : 23.000.000(hai mươi ba triệu đồng chẵn)
-Kinh phí tự túc : 2.400.000(hai triệu bốn trăm nghìn đồng chẵn)

×