Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Thị trường tài chính Việt Nam : Thực trạng và những định hướng phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.77 KB, 19 trang )

Thị trường tài chính Việt Nam : Thực
trạng và những định hướng phát triển
I) Đặt vấn đề:
Thực tế ở nước ta trong giới khoa học kinh tế nói chung và
chuyên ngành tài chính - tiền tệ nói riêng đang tồn tại một số
quan niệm không trùng khớp nhau về thị trường vốn và thị trường
tài chính. Một số người quan niệm rằng, thị trường vốn bao gồm
thị trường vốn ngắn hạn và thị trường vốn dài hạn; trong đó thị
trường vốn dài hạn là thị trường chứng khoán. Một số khác thì
cho rằng, thị trường vốn bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường
tài chính; trong đó, thị trường tài chính là thị trường chứng
khoán...
Dù quan niệm nào đi nữa, thì nó vẫn phải bao gồm thị trường vốn
ngắn hạn và thị trường vốn dài hạn. Vì vậy, nếu quan niệm thị
trường tài chính bao gồm thị trường vốn ngắn hạn và thị trường
vốn trung hạn, thì thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán
chính là hai bộ phận thị trường đó. Thực hiện công cuộc đổi mới
nền kinh tế, chuyển sang phát triển theo cơ chế thị trường, nhanh
chóng hội nhập khu vực và quốc tế, Đảng và Chính phủ ta đã chú
trọng phát triển cả thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán
ngay từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, từ khi hai Pháp lệnh
Ngân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính có hiệu lực thi hành
tháng 5-1990.
II) Về thực trạng phát triển thị trường tiền tệ
Tham gia là thành viên của các dạng thị trường tiền tệ có 5 Ngân
hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, 36
Ngân hàng thương mại cổ phần, 4 Ngân hàng liên doanh, 27 chi
nhánh Ngân hàng nước ngoài, Qũy tín dụng TW, 900 Quỹ tín
dụng nhân dân cơ sở, một số công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm,
Quỹ đầu tư... Tuy nhiên tham gia là thành viên của thị trường liên
ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc nhà nước, thị


trường mở... thì không phải tất cả các tổ chức trên, hầu như chỉ
có các NHTM NN, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh,
chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, một số công ty bảo hiểm...
Về cơ chế tác động và can thiệp trên thị trường tiền tệ, được thể
hiện tập trung ở các công cụ điều hành chính sách tiền tệ và
nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương. Theo đó, dần dần phù hợp với
thông lệ quốc tế, từ tháng 6-2002, Ngân hàng Nhà nước chuyển
sang thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản trước đó. Hàng
tháng Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản, vẫn quy
định lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; cùng với lãi suất
nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ Swap, lãi suất thị trường mở, lãi suất
thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước tác động vào lãi
suất thị trường, lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các
Tổ chức tín dụng.
Tác động vào lãi suất còn có công cụ dự trữ bắt buộc. Khi Ngân
hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, có tác động
làm tăng chi phí đầu vào của các TCTD. Do đó hoặc là các TCTD
giữ nguyên lãi suất huy động vốn thì phải tăng lãi suất cho vay;
hoặc là đồng thời vừa phải tăng lãi suất cho vay, vừa phải tăng lãi
suất huy động vốn.
Công cụ điều hành tỷ giá cũng có tác động vào lãi suất của các
TCTD trên thị trường tiền tệ, nhưng không rõ nét.
Với sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là
các TCTD, với cơ chế điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ
Ngân hàng Trung ương tiến dần tới phù hợp với thông lệ quốc tế,
các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng được chủ động
trong các hoạt động huy động vốn và cho vay của mình, tham gia
tích cực, năng động và cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trên thị
trường tiền tệ, theo đó, nó cũng có điều kiện thúc đẩy thị trường
tiền tệ phát triển.

III) Về thực trạng phát triển thị trường tiền gửi và huy động
vốn:
Đây là thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất và sôi động
nhất giữa các tổ chức trung gian tài chính trong việc thu hút tiền
nhàn rỗi trong dân cư. Trong thời gian gần đây, các Tổ chức tín
dụng đưa ra các hình thức sau:
- Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân, tài
khoản sử dụng thẻ... Tính đến nay trong cả nước đã mở được
khoảng trên 1.300.000 tài khoản cá nhân, trong đó có khoảng
trên 750.000 tài khoản của các chủ thể.
- Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh
tế - xã hội. Giữa các TCTD cạnh tranh thu hút tiền gửi của Kho
bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo Việt, các công ty
bảo hiểm nhân thọ, bưu chính viễn thông, điện lực...
- Cạnh tranh thu hút tiền gửi tiết kiệm: đây là hình thức huy động
vốn truyền thống giữa các TCTD và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu
điện, nhất là các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Thời gian gần
đây, để khuyến khích khách hàng, một số ngân hàng thương mại
đưa ra dịch vụ: gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiết kiệm tích lũy hay
còn gọi là tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm gắn với bảo hiểm nhân thọ,
tiết kiệm lũy tiến trả lãi theo số tiến gửi càng cao thì lãi suất càng
cao, tiết kiệm linh hoạt tức là khách được chủ động rút tiền ra bất
cứ lúc nào có nhu cầu và lãi suất tính theo số ngày thực tế gửi
tương ứng với kỳ hạn gần nhất, tiết kiệm dự thưởng...
- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu... chủ yếu
là huy động vốn có thời hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất hấp dẫn.
Trong những năm gần đây, đã có sự cạnh tranh sôi động trên thị
trường thu hút tiền gửi và thị trường huy động vốn, đặc biệt là các
tổ chức trung gian tài chính thực hiện rất đa dạng và phong phú

×