Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Khảo sát truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.35 KB, 212 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
o0o





PHÙNG THỊ PHƢƠNG HẠNH



KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT CÁC DÂN TỘC
LƢU HÀNH Ở YÊN BÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM






THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
o0o


PHÙNG THỊ PHƢƠNG HẠNH


KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT CÁC DÂN TỘC
LƢU HÀNH Ở YÊN BÁI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS: Vũ Anh Tuấn





THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3


LỜI CẢM ƠN!


Em xin cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn
trường đại học sư phạm Thái Nguyên, cùng các thầy cô giáo đã tham gia
giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho lớp Cao học K17 - Văn học
Việt Nam; Sở giáo dục và đào tạo Yên Bái, Ban giám hiệu và tập thể giáo
viên trường trung học phổ thông Chu Văn An tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện
cho em có cơ hội học tập và nghiên cứu khoa học.
Em xin cảm ơn thầy giáo - nhà báo, nhà nghiên cứu Hoàng Việt Quân -
Hội văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện, giúp đỡ rất nhiệt tình
cho em trong suốt quá trình em tập hợp tư liệu và tìm hiểu về con người, văn
học - văn hoá dân gian các dân tộc địa phương.
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Vũ
Anh Tuấn - người thầy rất nghiêm khắc, tận tâm trong công việc đã truyền thụ
nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học cho em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU…………………………… ……… ………… 1
1. Lý do chọn đề tài……………………………… ……… 1
2. Lịch sử vấn đề………………… ………………… ……………….3
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu………………… … 6
4. Những đóng góp mới của luận văn……… ………… … ……… 6
5. Phương pháp nghiên cứu…… ……………………… ….……… 7
6. Cấu trúc của luận văn……………………… …… … ……… 8
PHẦN NỘI DUNG…………………………………… ……………………9

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG…………………………… …9
1.1. Cơ sở lý thuyết về thể loại…………………………………………….9
1.1.1. Khái niệm truyền thuyết………………………… …… … 9
1.1.2. Đặc điểm và phân loại truyền thuyết………………… …… 11
1.2. Đặc điểm địa lý – lịch sử văn hóa một số tộc ngƣời ở Yên
Bái…… 14
1.2.1. Đặc điểm địa lý Yên Bái…………… ………………… … 14
1.2.2. Đặc điểm lịch sử văn hóa một số tộc người ở Yên Bái……… 16
1.3. Văn học dân gian các dân tộc Yên Bái…………… ……………… 24
1.3.1. Tình hình sưu tầm, nghiên cứu và giới thiệu văn học dân gian các
dân tộc ở Yên Bái…………… ………………… …… …… … 24
1.3.2. Tình hình sưu tầm, dịch và giới thiệu truyền thuyết các dân tộc
lưu hành ở Yên Bái…………… ……………………… …………… 32
1.4. Khảo sát văn bản………………………… …………………… …41
1.4.1. Đặc điểm bản kể…… …… ………………… … … 41
1.4.2. Tính dị bản….…………… ………………………… … … 45
1.5. Phân loại truyền thuyết…………………… …………… …….47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CỦA TRUYỀN THUYẾT CÁC DÂN TỘC
LƢU HÀNH Ở YÊN BÁI…………………… ………………… ….… 51
2.1. Những phƣơng diện cơ bản về nội dung…………………… …… 51
2.1.1. Giải thích các vấn đề có liên quan tới nguồn gốc tộc người …51
2.1.2. Ca ngợi công lao của các anh hùng văn hóa… … …… 57
2.1.3. Phản ánh lịch sử đánh giặc của các dân tộc…………….… 61
2.2. Những đặc điểm tƣơng đồng và khác biệt về nội dung………… 65
2.2.1. Những đặc điểm tương đồng…………………… … …… 65
2.2.2. Những đặc điểm khác biệt…………………… …… …… 77
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỀN THUYẾT CÁC DÂN TỘC

LƢU HÀNH Ở YÊN BÁI…………………… ………………… …… 85
3.1. Mô hình kết cấu chung…………………………… ….………… 85
3.1.1. Hoàn cảnh xuất hiện, thân thế của nhân vật chính………… 85
3.1.2. Cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật chính……………… ……88
3.1.3. Đoạn kết cuộc đời nhân vật chính……………………….…… 92
3.2. Đặc điểm xây dựng nhân vật………………… ………… ……….95
3.2.1. Đặc điểm xây dựng nhân vật chính……………… …………95
3.2.2. Đặc điểm nhân vật người kể chuyện…… …… 110
3.3. Không gian - thời gian nghệ thuật………………… ………… 116
3.3.1. Không gian nghệ thuật…………………… ………… 117
3.3.2. Thời gian nghệ thuật…………………………… …… …….122
PHẦN KẾT LUẬN…………… ………… …………… 127
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hiện nay, truyền thuyết người Việt đã được tiến hành sưu tầm,
nghiên cứu khá kĩ lưỡng. Tuy nhiên truyền thuyết các dân tộc ít người lại
chưa được chú ý sưu tầm và nghiên cứu thỏa đáng mặc dù mỗi dân tộc có một
số lượng truyền thuyết lưu hành trong dân gian tương đối phong phú. Việc
nghiên cứu truyền thuyết các dân tộc mới chỉ tiến hành theo hướng khảo sát
truyền thuyết của từng dân tộc ở từng địa phương. Đây là hướng nghiên cứu
thiết thực và có ý nghĩa sâu sắc. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cần phải so sánh
truyền thuyết của các dân tộc cùng sống trên một địa bàn, lãnh thổ để thấy

được mối quan hệ giữa chúng. Muốn vậy, chúng ta phải nghiên cứu truyền
thuyết trên tổng thể các phương diện: văn học, lịch sử, địa lý, văn hóa xã hội
của địa phương để thấy được các yếu tố chi phối, tác động tới sự hình thành
cũng như mối quan hệ của truyền thuyết các dân tộc và xác định tính “địa
phương” của truyền thuyết các dân tộc ở mỗi vùng miền. Từ đó, chúng ta sẽ
có được cái nhìn toàn diện về hệ thống truyền thuyết của các dân tộc.
1.2. Với hơn 30 dân tộc cư trú cư trú trên địa bàn, Yên Bái là một trong
các tỉnh có thành phần dân tộc phong phú. Điều đó khiến cho kho tàng văn
học dân gian Yên Bái có nhiều đặc sắc. Trong đó, truyền thuyết là thể loại có
đóng góp quan trọng. Việc nghiên cứu văn học dân gian Yên Bái nói chung,
truyền thuyết nói riêng là rất cần thiết bởi nó có ý nghĩa sâu sắc đối với lịch
sử, truyền thống, văn hóa của các dân tộc ở địa phương. Do truyền thuyết vừa
có tính lan tỏa, vừa có tính địa phương để quy tụ thành những vùng văn hóa,
nên khảo sát tính địa phương của truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên
Bái nói riêng, ở các địa phương khác nói chung sẽ giúp chúng ta khám phá và
phát hiện ra những vùng văn hóa của Yên Bái cũng như của cả nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
1.3. Việc giảng dạy văn học địa phương cho học sinh từ cấp trung học
cơ sở ở Yên Bái nói riêng và các địa phương trong cả nước nói chung đang
từng bước được chú trọng. Bởi chúng ta chỉ có thể giáo dục lòng yêu nước và
tự hào dân tộc cho các em học sinh bắt đầu bằng việc giáo dục tình yêu quê
hương xứ sở mình. Từ năm 2008, Sở Giáo dục và đào tạo Yên Bái đã biên
soạn cuốn “Ngữ văn địa phương trung học cơ sở” cho giáo viên và học sinh.
Cuốn sách này nhằm tăng cường hiểu biết của học sinh về văn học dân gian
địa phương. Theo chúng tôi đây là một định hướng rất thiết thực. Bên cạnh
những nội dung tìm hiểu khác, cuốn sách đã giành một thời lượng nhất định
cho việc tìm hiểu truyện cổ lưu hành ở Yên Bái đồng thời hướng dẫn học sinh
Đọc – hiểu một truyền thuyết tiêu biểu là “Nàng Han”. Qua đây, chúng ta

thấy rằng truyền thuyết được lưu hành ở Yên Bái có một vị trí quan trọng
trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc nơi đây. Nhưng với vị trí như thế,
việc dừng lại ở giới thiệu, tìm hiểu một truyền thuyết là có phần khiêm tốn.
Tuy nhiên chúng ta cũng có thể hiểu nguyên nhân khách quan của điều này là
do thời lượng và khung chương trình giảng dạy không cho phép.
Là một giáo viên dạy Ngữ văn ở trường trung học phổ thông và là
người con của quê hương Yên Bái, tôi thiết nghĩ việc khảo sát truyền thuyết
các dân tộc lưu truyền ở Yên Bái sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn đầy đủ và
toàn diện về truyền thuyết nói riêng, văn học dân gian của Yên Bái nói chung.
Đặc biệt nó sẽ rất hữu ích trong việc liên hệ thực tế trong giảng dạy phần văn
học dân gian người Việt. Đó là cơ sở giúp học sinh thấy được sự phong phú
và giá trị của truyền thuyết lưu hành ở địa phương, đồng thời giúp các em
hiểu biết thêm, tự hào hơn về lịch sử và con người của quê hương Yên Bái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lƣợc sử nghiên cứu thể loại truyền thuyết
Truyền thuyết của Việt Nam đã được một số tác giả người phương Bắc
ghi chép thành văn bản từ khá sớm – ngay từ thời kì Bắc thuộc trong các
cuốn: “Giao Châu ngoại vực” (thế kỉ IV) và “Nam Việt chí” (thế kỉ V). Đến
thế kỉ XIV –XV, một số tác giả người Việt cũng bắt đầu chú ý sưu tầm, ghi
chép thể loại này như: Đỗ Thiện, Lý Tế Xuyên, Trần Thế Pháp… với các
cuốn: “Ngoại sử kí”, “Việt điện u linh”, “Lĩnh nam chích quái”… Tuy lúc
bấy giờ các tác giả chưa quan tâm về mặt thể loại nhưng họ cũng đã thấy rằng
so với những truyện dân gian khác đây là những câu chuyện về lịch sử mang
đậm yếu tố hoang đường, kì ảo.
Sau này, truyền thuyết không những được công nhận là một “thể tài
vững chắc, hoàn chỉnh của văn học dân gian” mà còn được thống nhất về
mặt thuật ngữ. Các tác giả: Đỗ Bình Trị, Lê Chí Quế, Kiều Thu Hoạch,

Hoàng Tiến Tựu… đều nhất trí khẳng định sự tồn tại của truyền thuyết –
“truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian”.
Đến nay, chúng ta đã thấy có nhiều công trình nghiên cứu truyền thuyết
với “tư cách” là một thể loại của văn học dân gian có giá trị như:
- Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt
Nam - Nhhiều tác giả, NXBKHXH, 1971.
- Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian – Cao Huy Đỉnh, NXBKHXH,
1974.
- Luận án tiến sĩ: Đặc trưng nghiên cứu thể loại truyền thuyết –
Nguyễn Thị An, năm 2000.

Các công trình này đã nghiên cứu đặc điểm, phân loại, thi pháp…để
tìm ra được những đặc trưng cơ bản của truyền thuyết. Từ đó có cơ sở để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
phân biệt truyền thuyết với các thể loại tự sự dân gian khác. Bên cạnh việc
nghiên cứu các truyền thuyết hàng đầu của kho tàng truyền thuyết người Việt
nói trên, chúng ta còn thấy xuất hiện xu hướng nghiên cứu truyền thuyết theo
vùng. Hiện nay, hướng nghiên cứu này ngày càng được mở rộng bởi chúng ta
đã thu được nhiều kết quả thú vị. Các công trình nghiên cứu truyền thuyết gắn
với địa phương có thể kể đến như:
- Truyền thuyết và lễ hội Hai Bà Trưng ở Hát Môn – Phú Thọ - Hà
Tây – Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, 2001 – Nguyễn Thế Dũng.
- Truyền thuyết và lễ hội Lạc Long Quân – Âu Cơ ở Bình Đà – Hà
Tây – Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, 2003 – Nguyễn Thị Ngọc Lan.
- Tìm hiểu mô típ sinh nở thần kì của các thành hoàng làng trong
truyền thuyết và thần tích của người Việt ở Bắc Bộ - Luận văn thạc sĩ,
ĐHSPHN, 2005 – Lê Thị Thoan.
- Truyền thuyết về Đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không và lễ hội làng

nghề Tống Xá ở Yên Xá, Ý Yên, Nam Định – Luận văn thạc sĩ. ĐHSPHN,
2008 – Hà Thị Diệp Lê.

Những công trình trên đều đặt truyền thuyết trong môi trường mà nó ra
đời, tồn tại và phát triển để nghiên cứu và thấy rằng: các truyền thuyết có mối
quan hệ sâu sắc với văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng của nhân dân địa phương và
các đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hóa của địa phương cũng có tác động không
nhỏ tới truyền thuyết. Như vậy, đây là một hướng nghiên cứu mang lại những
phát hiện giá trị.
2.2 Tình hình nghiên cứu truyền thuyết ở Yên Bái
Xét riêng ở địa phương Yên Bái, việc nghiên cứu truyện cổ dân gian
nói chung, truyền thuyết nói riêng chưa được quan tâm chú ý. Chính vì vậy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
cho đến nay, truyền thuyết của các dân tộc mới chỉ được sưu tầm, dịch và giới
thiệu trên một số cuốn sách hay tạp chí của địa phương và trung ương.
- Các truyền thuyết được in trên các tạp chí như:
“Sự tích Mường Lò” do Hoàng Việt Quân sưu tầm, in trên“Tập san
văn nghệ Văn Chấn” năm 1992.
“Hang Đá Cháy” do Lê Năng sưu tầm in trên “Tạp chí văn nghệ Yên
Bái” số 10/1993.
“Huyền thoại về trái núi thần” do Hoàng Bích Nhung sưu tầm, in trên
“Tập san văn nghệ Lục Yên quyển 1”, năm 1999.

- Hay các tập truyện:
Suối nước mắt – Tập truyện dân gian vùng Văn Chấn của Phạm Đức
Hảo, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc (1996).
Nàng Nu – Truyện cổ dân tộc Mông của Minh Khương, Nhà xuất bản
văn hóa dân tộc (1997)

Cay húc nậm xia – Truyện dân gian Văn Chấn – Mường Lò của Bùi
Huy Mai sưu tầm, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc (2002).

Trong số những cuốn sách kể trên, chúng tôi chưa thấy có cuốn nào
tuyển chọn và giới thiệu riêng các truyền thuyết của các dân tộc. Việc nghiên
cứu truyền thuyết lại càng chưa tiến hành. Chúng tôi mới chỉ thấy cuốn “Tài
liệu ngữ văn địa phương trung học cơ sỏ” của Thạc sĩ Nguyễn Hiền Lương
chủ biên là giới thiệu, hướng dẫn tìm hiểu một truyền thuyết tiêu biểu của
người Thái là truyền thuyết “Nàng Han”. Bên cạnh đó cũng có một số bài
nghiên cứu riêng lẻ: Chuyên luận “Truyền thuyết về Thần Áo Đen” của
Nguyễn Tiến Hòa hay bài “Có một nữ tướng nàng Han trong lịch sử hay
không” và tập bản thảo “Nhân vật trong truyền thuyết và lịch sử Yên Bái”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
của Hoàng Việt Quân đã bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu các truyền thuyết.
Song đây là những công trình nghiên cứu văn hóa, lịch sử mang tính tổng hợp
chứ không phải công trình nghiên cứu văn học chuyên biệt.
Quá trình khảo sát chúng tôi thấy số lượng truyền thuyết dân gian của
các dân tộc ít người cư trú ở Yên Bái phong phú, đa dạng cả về nội dung và
số lượng. Nhận xét về truyền thuyết, trong cuốn sách của mình tác giả
Nguyễn Hiền Lương đã đưa ra nhận định: “Sự phát triển của thể loại truyền
thuyết và trường ca vừa có ý nghĩa phản ánh lịch sử, đời sống xã hội của
đồng bào các dân tộc Yên Bái vừa thể hiện trình độ phát triển khá cao của
văn học dân gian các dân tộc Yên Bái”[23, tr26].
Như vậy, xét phương thức nghiên cứu thể loại truyền thuyết, xét thực
tế số lượng và tình hình nghiên cứu truyền thuyết các dân tộc ở Yên Bái,
chúng tôi nhận thấy đề tài “Khảo sát truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở
Yên Bái ” là một đề tài có tính khả thi và có giá trị cao. Theo chúng tôi việc
“Khảo sát truyền thuyết của các dân tộc lưu hành ở Yên Bái” mặc dù sẽ

gặp nhiều khó khăn và vất vả nhưng nếu thành công sẽ có nhiều thú vị và hữu
ích. Vì vậy chúng tôi đã quyết đinh lựa chọn đề tài này.
3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng: Truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái được
sưu tầm và giới thiệu trên các tạp chí, sách báo của địa phương và trung ương.
3.2. Phạm vi: Khảo sát đặc điểm chung và riêng trên hai phương diện
nội dung và nghệ thuật.
3.3. Mục đích: Tìm ra những nét đặc sắc riêng của truyền thuyết các
dân tộc lưu hành ở Yên Bái.
4. Những đóng góp mới của luận văn
Nếu thành công, luận văn của chúng tôi sẽ có một số đóng góp sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
4.1. Về lý luận
- Thống kê và phân loại được truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên
Bái bởi các truyền thuyết này vốn được giới thiệu là các truyện cổ, được in lẻ
tẻ trên các tạp chí và cuốn sách được in ở địa phương và trung ương.
- Khẳng định thêm một hướng nghiên cứu mới cho thể loại truyền
thuyết cũng như văn học dân gian – nghiên cứu theo hướng tổng hợp.
- Gợi mở việc nghiên cứu, đối sánh truyền thuyết của các dân tộc ở
phạm vi rộng hơn.
- Hiểu được mỗi quan hệ hữu cơ giữa văn học và những yếu tố ngoài
văn học - Những nhân tố đã chi phối sự tương đồng và khác biệt của thể loại
truyền thuyết và các thể loại khác: lịch sử tộc người và vùng đất, văn hóa
truyền thống mỗi dân tộc, địa bàn cư trú
4.2. Về nhận thức
Đề tài giúp chúng ta:
- Thấy được đặc trưng, mối quan hệ của truyền thuyết các dân tộc lưu
hành ở Yên Bái và vị trí, giá trị của truyền thuyết các dân tộc trong kho tàng

văn học dân gian và đời sống tinh thần của nhân dân Yên Bái.
- Thấy được tình cảm và nhận thức về lịch sử, con người của đồng bào
các dân tộc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích văn bản văn học dân gian: Để tìm ra được
những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của các truyền thuyết, chúng tôi
lấy văn bản của các truyền thuyết làm cơ sở. Từ đó, chúng tôi tiến hành hệ
thống, phân tích cụ thể hóa để làm nổi bật trọng tâm của các vấn đề cần
nghiên cứu.
5.2. Phương pháp liên ngành: Để tìm hiểu đặc điểm và mỗi quan hệ
giữa truyền thuyết của các dân tộc và lý giải các hiện tượng, chúng tôi sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
dụng phương pháp nghiên cứu này để kết hợp nhiều góc nhìn văn hóa, văn
học, địa lý, lịch sử trong đó góc nhìn văn học là trọng tâm.
5.3. Phương pháp so sánh loại hình: Để làm nổi bật tính “địa phương”
của truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái, chúng tôi có so sánh, đối
chiếu với truyền thuyết của người Việt và các thể loại tự sự dân gian khác.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được thể
hiện trong 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương2: Nội dung của truyền thuyết các dân tộc
lưu hành ở Yên Bái.
Chương 3: Nghệ thuật của truyền thuyết các dân tộc
lưu hành ở Yên Bái.














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Cơ sở lý thuyết về thể loại
1.1.1. Khái niệm truyền thuyết
Từ khi truyền thuyết được quan tâm nghiên cứu, nhiều nhà nghiên cứu
đã đưa ra định nghĩa về truyền thuyết theo quan niệm và cách hiểu của họ.
Theo tác giả Kiều Thu Hoạch trong cuốn “Tổng tập văn học dân gian người
Việt” thì các tác giả Nhóm Lê Quý Đôn trong công trình lược thảo lịch sử văn
học Việt Nam đã bước đầu đưa ra định nghĩa về truyền thuyết: “Truyền thuyết
là tất cả những chuyện lưu hành trong dân gian có thật xảy ra hay không thì
không có gì đảm bảo. Như vậy có những truyền thuyết lịch sử, mà cũng có
những truyền thuyết khác, hoặc dính dáng về một đặc điểm địa lí (Chuyện
nàng Tô Thị, chuyện Núi Vọng Phu, vv )”, hoặc giải thích những phong tục
tập quán hoặc nói về sự tích các nghề nghiệp, và tất cả những chuyện kì lạ
khác”[16, tr26]. Khái niệm của nhóm Lê Quý Đôn đã định nghĩa khá rộng về
truyền thuyết. Dường như họ đã quy tất cả những truyện lưu hành trong dân
gian đều là truyền thuyết bởi chúng ta thấy họ quan niệm: thứ nhất, những

truyện ấy có thật hay không có thật không quan trọng; thứ hai, đối tượng của
truyện không chỉ là lịch sử mà còn là địa lý, phong tục tập quán.
Còn trong bài "Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến"
Kiều Thu Hoạch đưa ra quan niệm về truyền thuyết như sau: "Truyền thuyết
là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội
dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải
thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân;
biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại đồng thời nó
cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác
cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân
tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn Tự nhiên và Xã hội trên cơ
sở sự thực lịch sử cụ thể chứ không hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng
trí tưởng tượng" [31, tr141]. Trong quan niệm trên, tác giả không những đã
đưa ra các tiêu chí nhận diện truyền thuyết mà còn phân biệt truyền thuyết với
hai “thể tài truyện kể truyền miệng” khác là “thần thoại” và “cổ tích”. Theo
đó thì truyền thuyết là truyện kể truyền miệng thuộc loại hình tự sự dân gian,
nội dung là truyện tích các nhân vật lịch sử và các phong vật địa phương;
nghệ thuật phổ biến là khoa trương, phóng đại và các yếu tố hư ảo.
Bài "Những đặc điểm thi pháp của truyền thuyết lịch sử" trong cuốn
"Thi pháp văn học dân gian" của Lê Trường Phát, tác giả đã nhận định:
"…Đối ứng với dòng tự sự xã hội là dòng tự sự lịch sử gồm thể loại truyền
thuyết và những bài vè lịch sử - một biến thể thứ hai của thể loại vè - đều là
những thể loại kể chuyện về những nhân vật có thật - những sự kiện có tầm
ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử của cả dân tộc, của cả nước. Sự khác nhau
giữa vè lịch sử với truyền thuyết là ở chỗ vè lịch sử kể về những sự kiện vẫn
đang nóng hổi ý nghĩa thời sự bằng hình thức văn vần, thể loại truyền thuyết

kể về những sự kiện lịch sử đã lùi xa vào quá khứ bằng hình thức văn xuôi"
[37, tr15]. Như vậy, truyền thuyết là chuyện kể những nhân vật có thật hoặc
những sự kiện có tầm ảnh hưởng tới lịch sử bằng hình thức văn xuôi. Ở đây,
tác giả chủ yếu chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa “vè” và “truyền thuyết”.
Lại Nguyên Ân trong “150 thuật ngữ văn học” định nghĩa: "Truyền
thuyết là một nhóm những sáng tác dân gian mà đặc điểm chung là trong đó
có các yếu tố kì diệu, huyễn tưởng nhưng lại được cảm nhận là xác thực diễn
ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở
thời gian lịch sử. Trong những truyền thống văn hóa khác nhau về loại hình,
khái niệm truyền thuyết mô tả những hiện tượng không hoàn toàn giống nhau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
và liên hệ một cách khác nhau với các thể loại dân gian khác, kể cả thần
thoại" [20, tr341]. Tác giả đã nhấn mạnh những đặc trưng cơ bản của truyền
thuyết như: truyền thuyết là “sáng tác dân gian”, nghệ thuật nổi bật là dùng
“các yếu tố kì diệu, huyễn tưởng” nhằm mục đích là làm cho người đọc tin
vào câu chuyện được kể đã từng diễn ra thật trong quá khứ.
Sách ngữ văn 10, tập 1 do Phan Trọng Luận chủ biên đưa ra khái niệm:
"Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử
(hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lý tưởng hóa, qua đó thể hiện
sự ngưỡng mộ và tô vinh của nhân dân đối với những người có công với đất
nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng" [23, tr17]. Với đối
tượng tiếp nhận là học sinh trung học phổ thông, khái niệm này định nghĩa về
truyền thuyết trên bốn phương diện: thể loại – tự sự dân gian; đối tượng tự sự:
nhân vật hoặc những gì có liên quan đến lịch sử; nghệ thuật: lý tưởng hóa; ý
nghĩa: thể hiện thái độ và tình cảm đối với lịch sử của nhân dân. Khái niệm
này rất ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
Qua tìm hiểu một số khái niệm về truyền thuyết, chúng tôi thấy rằng:
truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian; truyền thuyết kể về những việc có

thật hoặc không có thật nhưng mang tính lịch sử theo xu hướng lý tưởng hóa;
khi kể, truyền thuyết thường sử dụng các yếu tố kì ảo, hoang đường để tạo sự
li kì hấp dẫn; qua truyền thuyết chúng ta thấy được quan niệm nghệ thuật của
tác giả dân gian về con người và lịch sử.
1.1.2. Đặc điểm và phân loại truyền thuyết
1.1.2.1. Đặc điểm của truyền thuyết
Như chúng ta đã biết, giữa thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích
có những điểm tương đồng với nhau. Chính vì vậy mà có không ít tranh luận
về tác phẩm này thuộc thể loại thần thoại hay truyền thuyết, tác phẩm kia
thuộc cổ tích hay truyền thuyết. Hiện tượng này đã từng xảy ra ở các truyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
như: Sơn Tinh – Thủy Tinh; Sự tích bánh chưng bánh dầy… Ngoài khái
niệm về truyền thuyết, cần có thêm các tiêu chí thống nhất giúp chúng ta nhận
diện và phân biệt truyền thuyết với các thể loại khác.
Tác giả Kiều Thu Hoạch đã tổng hợp và chỉ ra những đặc điểm cơ bản
của thể loại truyền thuyết là: các đặc tính: tính hư cấu lịch sử, tính cố định cụ
thể, tính hư ảo, thần kì và các mô típ khi xây dựng: mô típ sinh nở thần kì, mô
típ chiến công phi thường, mô típ hóa thân.
Đồng quan điểm với nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch về đặc điểm của
truyền thuyết, tác giả Lê Trường Phát trong cuốn “Thi pháp văn học dân
gian” trình bày một cách cụ thể hơn về các mô típ thường được sử dụng ở
từng phần trong mô hình lược đồ kết cấu chung của truyền thuyết. Đó là: Ở
phần mở đầu, truyền thuyết có các kiểu mô típ: Sự thụ thai kì lạ để sinh ra
nhân vật; tướng lạ từ ngay lúc lọt lòng; những biểu hiện khác thường, hơn
đời ngay từ lúc còn trẻ; nhân vật xuất hiện giữa thời thế đặc biệt; nhân vật
xuất thân nghèo khổ hoặc ngược lại. Phần kết gồm các kiểu môtip: Sự vinh
phong, gia phong tên hiệu, mĩ tự của các triều đại sau; các chi tiết về nghi lễ
thờ cúng; hóa thân của nhân vật; sự hiển linh hiển thánh của nhân vật. Riêng

phần thứ hai – đoạn kể về cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật tập trung kể lại
hành trạng, hành động của nhân vật và thường không sử dụng các mô típ. Mỗi
câu chuyện, mỗi nhân vật có hành trạng, hành động riêng. Tính hiện thực lịch
sử vì vậy thường được thể hiện đậm đặc nhất ở phần này.
Như vậy, quan điểm trên của Kiều Thu Hoạch là cơ sở giúp chúng ta
nhận diện tác phẩm của thể loại truyền thuyết và phân biệt nó với thần thoại,
cổ tích – những thể loại tự sự dân gian gần gũi với truyền thuyết nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
1.1.2.2. Phân loại truyền thuyết
Hiện nay, chúng ta thấy có nhiều ý kiến phân loại thể loại truyền
thuyết. Sự phong phú về cách phân loại truyền thuyết là xuất phát từ những
quan niệm và tiêu chí khác nhau.
Theo tác giả Lê Trường Phát thì nếu căn cứ vào nội dung của thời kì
lịch sử được truyền thuyết phản ánh – ghi chép thì ý kiến của ông đồng nhất
với ý kiến của Hoàng Tiến Tựu. Nếu căn cứ vào lịch sử và “phạm vi những
sự kiện và nhân vật lịch sử được nhân dân quan tâm”, theo ông có: những
truyền thuyết về thời các vua Hùng; những truyền thuyết về sau thời các vua
Hùng. Cũng theo tác giả này thì Đỗ Bình Trị lại chia truyền thuyết thành ba
tiểu loại: truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phổ hệ, truyền thuyết về nhân
vật và sự kiện lịch sử.
Trong cuốn “Tổng tập văn học dân gian người Việt”, tác giả Kiều Thu
Hoạch đã chỉ ra những quan điểm phân loại truyền thuyết ở Việt Nam như:
Theo Lê Chí Quế, ông chia truyền thuyết làm 3 loại gồm: Truyền
thuyết lịch sử; Truyền thuyết anh hùng; Truyền thuyết về các danh nhân văn
hóa.
Tác giả Hoàng Tiến Tựu thì chia thành bốn nhóm: Truyền thuyết về họ
Hồng Bàng; Truyền thuyết về thời kì Âu Lạc và Bắc thuộc; Truyền thuyết về
thời kì phong kiến tự chủ; Truyền thuyết về thời kì pháp thuộc.

Phân tích những điểm hợp lý và bất hợp lý trong những cách phân loại
trên, các tác giả cuốn sách đã đưa ra cách phân loại của mình. Theo Kiều Thu
Hoạch, hệ thống truyền thuyết trong kho tàng truyền thuyết người Việt gồm
ba loại lớn:
Truyền thuyết nhân vật (trong đó lại bao gồm: Truyền thuyết về các
anh hùng chống xâm lược; truyền thuyết về các anh hùng văn hóa; truyền
thuyết về các anh hùng nông dân).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
Truyền thuyết địa danh giải thích nguồn gốc tên gọi của các địa danh ở
các địa phương mà có gắn với các sự kiện lịch sử.
Truyền thuyết phong vật kể về các phong tục, hội hè, trò diễn… có gắn
với các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
Qua sự phân loại của các tác giả, chúng tôi nhất trí với quan điểm của
tác giả Kiều Thu Hoạch. Đây là cách phân loại hợp lý bởi chúng tôi thấy rằng
trong cách phân loại này tác giả không chỉ dựa vào đối tượng được đề cập,
không chỉ dựa vào chủ đề mà còn dựa vào cả chức năng của thể loại truyền
thuyết. Cách phân loại này khoa học bởi tác giả đã xuất phát từ sự nhìn nhận
đánh giá truyền thuyết ở những cấp độ và bình diện khác nhau nên không bị
bỏ sót, cũng không bị trùng lặp.
1.2. Đặc điểm địa lý - lịch sử văn hóa các tộc ngƣời ở Yên Bái
1.2.1. Đặc điểm địa lý Yên Bái
1.2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý
Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là một
trong 13 tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên so với các tỉnh miền núi khác,
Yên Bái có vị trí địa lý khá đặc biệt. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam
giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía
Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái là tỉnh nằm giữa hai vùng Đông Bắc và Tây
Bắc, nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc và Trung du Bắc Bộ.

Chính vì vậy mà cả đặc điểm tự nhiên và kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh có
mối quan hệ giao lưu và mang dấu ấn của cả ba vùng. Yên Bái là tỉnh giữ vị
trí trọng yếu về kinh tế và quân sự của Việt Nam và có lợi thế trong giao lưu
với các tỉnh bạn.
Với diện tích tự nhiên 6888 km2 với ¾ là đồi núi, Yên Bái có 01 thành
phố (Yên Bái), 01 thị xã (Nghĩa Lộ), 07 huyện thị (Yên Bình, Lục Yên, Trấn
Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải). Địa hình của Yên Bái, cao dần từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi ba dãy núi lớn đều có hướng
chạy Tây Bắc – Đông Nam. Phía Tây có dãy núi Hoàng Liên Sơn – Pú Luông
kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa
sông Hồng và sông Chảy. Phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông
Chảy và sông Lô. Tuy địa hình khá phức tạp nhưng chúng ta có thể chia thành
hai vùng lớn: Vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình khoảng
600m trở lên chiếm 67,56%. Vùng thấp có độ cao dưới 600m là phần diện
tích còn lại.
Trong lịch sử, do những điều kiện khách quan và chủ quan mà địa giới
Yên Bái trước kia và ngày nay đã có nhiều thay đổi. Từ rất xa xưa Yên Bái đã
là một bộ phận của Tổ quốc. Thời các vua Hùng, Yên Bái thuộc Tân Hưng,
thời Lý thuộc Châu Đăng, thời Trần trong lộ Quy Hóa, thời Lê đến thời
Nguyễn nằm trong phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa.
Với đặc điểm vị trí địa lý thuận lợi như thế, Yên Bái đã trở thành điểm
thu hút đối với các tộc người, các dòng người di cư đi tìm những vùng đất
mới để khai hoang và thiết lập lãnh địa của mình. Tỉnh đã thu hút được cả
những tộc người di cư từ phương Bắc xuống, từ phía Đông và phía Tây sang,
từ đồng bằng lên. Chính vì vậy mà thành phần dân tộc của Yên Bái khá phong
phú, số dân tương đối đông và họ định cư ở đây từ rất sớm. Điều này có vai
trò quan trọng đối với sự hình thành lịch sử văn hóa, văn học và truyền thống

phong tục của địa phương.
1.2.1.2. Đặc điểm dân số và thành phần dân tộc
Mảnh đất Yên Bái là một trong những địa bàn sinh tụ của người Việt
cổ, có nền văn hóa phát triển liên tục và khá rực rỡ. Qua các di vật, di chỉ
được phát hiện ở Hang Hùm, huyện Lục Yên; thạp đồng Đào Thịnh ở Trấn
Yên, trống đồng Minh Xuân ở Lục Yên đã chứng minh điều đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
Ở vị trí cửa ngõ miền Tây của tổ quốc, Yên Bái còn là điểm dừng chân
của các dòng người di cư từ đồng bằng Bắc Bộ lên, từ phương Bắc xuống
sinh cư lập nghiệp. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, tổng dân
số toàn tỉnh là 752868 người, mật độ dân số trung bình là 109 người/ 1km2.
Cũng theo kết quả điều tra này thì Yên Bái có tới 30 dân tộc sinh sống, trong
đó có 7 dân tộc có số dân trên 10000 người, 2 dân tộc có từ 2000 – 5000
người, 3 dân tộc có từ 500 – 2000 người. Cụ thể là: người Kinh chiếm 49,6%;
người Tày chiếm 18,58%; người Dao chiếm 10,31%; người H’Mông chiếm
8,9%; người Thái chiếm 6,7%; người Cao Lan chiếm 1% còn lại là các dân
tộc khác.
Các dân tộc ở Yên Bái không có lãnh thổ tộc người riêng biệt, họ sống
xen kẽ với nhau. Vì họ cư trú ở những độ cao khác nhau nên phân thành các
vùng dân cư là vùng cao, vùng thấp và rẻo giữa. Tuy vậy mỗi dân tộc đều có
những vùng quần tụ đông đảo của mình. Tại các vùng này dân số dân tộc đó
chiếm tỉ lệ cao hơn so với dân tộc khác cùng cư trú. Tiêu biểu là người
H’Mông tập trung đông ở hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải; người Thái,
người Mường ở huyện Văn Chấn, Nghĩa Lộ; người Dao ở Văn Yên, Văn
Chấn, người Cao Lan ở Yên Bình; người Kinh ở trung tâm thành phố và các
huyện thị, người Tày, Nùng ở Lục Yên, người Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn huyện
Văn Chấn, người Xá Phó ở Châu Quế Thượng huyện Văn Yên. Mỗi dân tộc
trong tỉnh có truyền thống và bản sắc riêng nhưng quá trình sinh sống xen cư

trên cùng một vùng lãnh thổ đã có sự giao lưu văn hóa tạo nên những dấu ấn
văn hóa giao thoa giữa các dân tộc từ đó hình thành nên một nền văn hóa rất
đa dạng và phong phú có nhiều nét độc đáo.
1.2.2. Đặc điểm lịch sử văn hóa một số tộc ngƣời ở Yên Bái
Quá trình sống xen cư và quần tụ, 30 dân tộc ở Yên Bái đã có sự giao
lưu và tiếp biến văn hóa khiến cho các nét văn hóa và phong tục của mỗi dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
tộc vừa có những nét độc đáo riêng lại vừa có những điểm chung. Các dân tộc
vừa có ý thức giữ gìn phong tục truyền thống của dân tộc mình nhưng cũng
vừa hòa nhập văn hóa với các dân tộc bạn để xây dựng tình cảm đoàn kết
cộng đồng với các dân tộc anh em cùng cư trú trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Tạo
nên bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái là sự đóng góp của tất cả các
dân tộc anh em, song đáng chú ý hơn cả là văn hóa phong tục của các dân tộc
đã định cư sớm; có dân số đông; có văn hóa truyền thống đặc sắc như: Kinh,
Thái, Tày, Nùng, Khơ Mú, Mông, Dao…
1.2.2.1. Dân tộc Kinh
Người Kinh (người Việt) thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (dòng
ngôn ngữ Nam Á). Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được những di tích khảo cổ
của người Việt Cổ từng cư trú tại đây. Điển hình là: Thạp đồng được phát
hiện tại xã Đào Thịnh (Trấn Yên), xã Hợp Minh (Trấn Yên); hài cốt người
Việt cổ tên là Hômôsapiên cách đây 8 vạn năm tại hang Hùm (Lục Yên) và
nhiều tư liệu khảo cổ tại bảo tàng Yên Bái cho thấy con người của thời kì
Hùng Vương và sau Hùng Vương cư trú ở trung tâm Yên Bái và vùng đất
Thu Vật xưa. Còn theo sách “Kiến văn tiểu lục” – tập 2 của Lê Quý Đôn thì
từ 1533 anh em người Kinh ở Gia Lộc (Hải Dương) là Vũ Văn Mật và Vũ
Văn Uyên phù Lê chống Mạc đã chạy lên Thu Vật (huyện Yên Bình ngày
nay). Sau đó, Vũ Văn Mật xưng là Chúa Bầu tập hợp người dân tộc thiểu số
và người Kinh khắp các nơi xây thành đắp lũy, trấn ải một vùng. Trước đó

năm 1285 tướng quân Trần Nhật Duật đời Trần đã chỉ huy đội quân chiến đấu
chống quân Nguyên – Mông trên đất Thu Vật. Như vậy, người Kinh định cư ở
Yên Bái từ rất sớm. Họ sống tập trung ở các trung tâm huyện lỵ và tỉnh lỵ dọc
hai bên bờ sông Hồng. Đến định cư ở Yên Bái, sống cộng cư với đồng bào
các dân tộc thiểu số, bên cạnh những nét văn hóa riêng của họ ở miền xuôi,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
người Kinh cũng giao lưu, tiếp thu văn hóa của các dân tộc ít người cùng cư
trú trên địa bàn. Điều đó được thể hiện qua văn hóa ẩm thực, nhà ở, lễ hội.
1.2.2.2. Dân tộc Tày
Người Tày là cư dân cổ của Yên Bái có nguồn gốc từ khối Bách Việt.
Họ tập trung đông đúc nhất ở các xã dọc hai bên bờ sông Chảy thuộc huyện
Yên Bình và Lục Yên. Tiếng Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (Dòng
ngôn ngữ Nam Á). Người Tày nổi bật với trang phục bằng vải bông nhuộm
chàm đen. Phụ nữ Tày thường xuyên đội khăn nhuộm chàm, khăn vuông gấp
xéo, có hai dải vải đỏ buộc về phía trước trán, đuôi khăn lật về phía sau; mặc
áo dài năm thân có thắt lưng bằng vải chàm gấp lại buộc phía sau, đi đôi với
váy trong dịp cưới, ngày lễ tết.
Nhà của người Tày là nhà sàn từ ba đến năm gian. Gian trung tâm
thường đặt một bếp lửa với ngọn lửa được duy trì thường xuyên để sưởi ấm,
tụ họp gia đình chứ không nấu nướng ở đây. Cùng với gian bếp lửa, phía trên
lan can đằng trước là nơi đặt bàn thờ. Bàn thờ cao ngang tầm ngực, dài theo
chiều rộng của gian và sâu một mét. Nhìn số lượng bát hương trên bàn thờ,
người ta có thể biết được gia đình thờ cúng bình thường hay làm nghề thầy
cúng, làm Pật, phường kèn. Thờ cúng bình thường thì bàn thờ chỉ có hai bát
hương là bát tổ tiên và bát mụ mè va. Còn làm nghề thầy cúng hoặc Pật thì
trên bát Ham kê cao hơn. Nếu nhà có hai bàn thờ là chủ nhà ở rể thờ hai họ
nội và ngoại. Sau bát hương có dán tờ giấy viết chữ Nho lý lịch gia chủ Ràm
choòng với lời kết bằng hai câu đối: Phúc như Đông Hải, thọ tựa Nam Sơn.

Nhà sàn được dẫn lên bởi một hoặc hai cầu thang khỏe 9 bậc.
Người Tày còn lưu giữ được những kiệt tác văn học dân gian như:
Khảm hải, Khảm Khái…và các bài khắp, cọi. Đồng thời nền mĩ thuật của
người Tày được bảo lưu. Đặc sắc là trên thổ cẩm với các họa tiết trên màn che
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

24
Phứn mản, mặt gối mon thu, mặt địu nả đa, dây dao Slai chạ và bộ tranh thờ
của thầy cúng gồm 7 đến 12 tờ với nhiều hình tượng sinh động.
1.2.2.3. Dân tộc Dao
Ở Yên Bái có bốn ngành Dao có chung một nguồn gốc là cùng ông tổ
Bàn Vương gồm: Dao quần trắng, Dao đỏ, Dao quần chẹt và Dao tuyển.
Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao trong hệ Nam Á.
Người Dao có trang phục độc đáo: đàn ông Dao trong bốn ngành
thường có hai loại áo, áo ngắn mặc hằng ngày và áo dại mặc trong lễ hội, cấp
sắc, đám cưới. Chất liệu làm bằng vải sợi bông chàm, quần cắt kiểu chân què;
phụ nữ Dao mặc áo dài thêu hoa làm bằng vải chàm. Dao đỏ và Dao quần
chẹt thêu ở gấu quần. Họ đeo đồ trang sức bạc. Điểm nổi bật trong nghệ thuật
trang trí y phục của người Dao là đồ trang sức và sự sáng tạo những mô típ
hoa văn cỏ cây, tủa chồ, kỳ hà, kết chữ Hán hình người, hình chim rất sinh
động.
Nhà ở tập trung trong một bản và cửa chính bao giờ cũng quay ra suối
hoặc sông. Yên Bái hội tụ cả ba loại hình nhà ở đó là: Nhà sàn của người Dao
quần trắng, nhà đất của người Dao đỏ, nhà nửa sàn đất của người Dao quần
chẹt và Dao tuyển.
Tang ma người Dao thường tiến hành các nghi lễ: Lễ khâm niệm, lễ xôi
gà và lễ lập bàn thờ (lễ cấp thủy dâng rượu và gia súc), lễ làm chay (chẩu chỉ),
lễ nhập quan yểm bùa, lễ đưa đám quải gạo theo đường đưa đám, lễ hạ huyệt
và lễ cúng cơm. Hầu hết bốn ngành Dao ở Yên Bái không có tục cải táng
người chết. Nếu được cấp sắc trở thành thành viên trong xã hội người Dao

đều được gọi hồn về nhà lớn để thờ cúng. Người Dao có tục ăn sinh nhật,
cúng sinh nhật cho cha mẹ khi còn sống, không tổ chức cúng giỗ khi đã chết.
Rất kiêng làm các việc lớn trùng với ngày mất của người thân. Trong vòng
đời của người Dao nét riêng nhất là có các lễ làm chay (chẩu đàng), tết nhảy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

25
(Nhìang chầm đao) và lễ cấp sắc (quả tăng) trong đó tục lệ cấp sắc và quy
định người đàn ông người Dao nào cũng phải qua lễ này.
1.2.2.4. Dân tộc Mông
Người Mông cư trú ở vùng cao nhất của tỉnh Yên Bái. Dù có sống xen
cư với các dân tộc khác nhưng họ vẫn quần tụ với nhau thành thôn làng riêng
ở độ cao 700- 1800 mét thuộc các huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, Văn
Chấn còn lại cư trú rải rác trên năm huyện. Dân tộc Mông gồm ba ngành:
Mông trắng, Mông hoa, Mông đen. Tiếng Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông
- Dao trong hệ Nam Á. Chữ Mông có được đến ngày nay là do cha đạo Sanina
(cha đạo dòng thừa sai Paris đầu thế kỉ 19 vào truyền đạo tại Việt Nam tạo
nên bằng cách Latinh hóa theo mẫu chữ quốc ngữ).
Tất cả các ngành Mông đều mặc vải lanh nhuộm chàm, riêng váy của
nữ ngành Mông trắng để nguyên vải mộc. Chính chất liệu lanh đã tạo cho
trang phục của người Mông những nét riêng biệt. Kiểu cách trang phục các
ngành Mông cùng kiểu loại: Đàn ông mặc quần đũng thấp, áo cài vạt sang
một bên, thân áo lưng ngắn để hở một khoang bụng. Phụ nữ mặc váy nhiều
nếp, phủ ngoài tạp dề trước và sau, áo ngắn cài khuy một bên, trên ống tay áo
ghép nhiều khoang vải. Trên nền y phục, sắc độ các màu nguyên: đỏ, vàng,
xanh, đen cộng với kĩ thuật dệt, thêu, ghép màu vải, vẽ sáp ong dân tộc Mông
đã tận dụng, sử dụng phương tiện tạo hình trên y phục.
Hội Gầu tào là lễ hội quan trọng của người Mông nhằm mục đích cho
gia chủ cầu con gắn với cộng đồng người yêu vật thịnh. Điệu múa khèn nghi
lễ mở hội “chù gầu tào”, sau đó là các trò chơi: đám hát gầu plềnh ( giao

duyên trai gái), đám đánh tù lú (quay), tâu tí (cầu lông gà), đánh mẩy pao, các
nghệ nhân thổi khèn múa tua tài với nhiều động tác phức tạp như trồng cây
chuối, đi qua đòn ống bắc trên chảo thắng cố.

×