Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Khảo sát truyền thuyết và lễ hội đinh lê ở ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.55 KB, 20 trang )


1
Khảo sát truyền thuyết và lễ hội Đinh Lê ở
Ninh Bình

Giang Thị Thu Phương

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Văn học
Chuyên ngành: Văn học dân gian; Mã số: 60. 22. 36
Người hướng dẫn: GS. TS Lê Chí Quế
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Khái quát về Triều đại Đinh - Lê trong lịch sử và trong truyền thuyết dân gian.
Nghiên cứu và giải mã một số biểu tượng văn hoá trong truyền thuyết Đinh Lê. Nghiên
cứu về lễ hội và những tín ngưỡng gắn với truyền thuyết Đinh Lê.

Keywords. Văn hóa dân gian; Truyền thuyết; Lễ hội Đinh Lê; Ninh Bình; Tín ngưỡng

Content.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Triều Đinh Lê gắn với giai đoạn đặc biệt của lịch sử Việt Nam, giai đoạn của kỉ
nguyên độc lập, tự chủ và phục hưng dân tộc. Đây cũng là giai đoạn mà đặc điểm văn
hóa mang những nét đặc thù, cấu thành bản sắc chung của văn hóa nước Việt Nam ta
ngày nay. Tuy nhiên, các công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa giai
đoạn này, đặc biệt là văn hóa – văn học đang còn khá ít ỏi, sơ lược, nhiều vấn đề còn bỏ
ngỏ.
Luận văn này, ngoài việc góp phần hệ thống, tìm hiểu và cung cấp thêm một cái
nhìn về văn hóa, văn học thời Đinh Lê còn là dịp thể hiện niềm tự hào về quê hương của
tác giả luận văn.


2. Lịch sử vấn đề
Qua rất nhiều “thăng trầm” với nhiều ý kiến trái chiều của các giới nghiên cứu cũng
như người làm công tác sưu tầm, cuối cùng truyền thuyết đã được coi là thể loại văn học
dân gian.
2.1. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết nói chung
2.1.1. Giai đoạn trước CM Tháng Tám
 Giai đoạn trước thế kỉ XVIII, XIX
Đánh dấu bằng việc ra đời hai tập sách là Việt điện U linh tập và Lĩnh Nam chích
quái. Đây là hai tập sách có ghi chép nhiều truyền thuyết dân gian lại có thêm phần khảo
cứu và là hai công trình đầu tiên đã đặt nền móng nghiên cứu truyền thuyết.
 Nửa đầu thế kỉ XX

2
Sang đến đầu thế kỉ XX, việc nghiên cứu truyền thuyết vẫn không có nhiều chuyển
biến. Thuật ngữ truyền thuyết vẫn chưa xuất hiện nhiều, cũng như việc phân loại các thể
loại văn học dân gian. Các công trình tiêu biểu như Truyện khôi hài (1882, Huỳnh Tịnh
Của), Truyện đời xưa (1886, Trương Vĩnh Kí), Truyện cổ nước Nam (1932 – 1934,
Nguyễn Văn Ngọc), Văn học sử yếu (1941) của Dương Quảng Hàm, Việt Nam cổ văn
học sử của Nguyễn Đổng Chi. Đáng kể phải là bài viết của Đào Duy Anh trên Tạp chí Tri
Tân. Ông đã dùng thuật ngữ truyền thuyết và trong khi phân tích các truyện đã đụng
chạm đến một vấn đề lí luận mấu chốt là mối quan hệ giữa yếu tố hoang đường và sự thật
lịch sử trong truyền thuyết.
2.1.2. Giai đoạn sau CM Tháng Tám
 Những năm 50 của thế kỉ XX
Sau Cách mạng tháng 8, việc nghiên cứu văn học dân gian mới được đưa lên một
bước mới. Một loạt công trình nghiên cứu có tầm cỡ liên tiếp ra đời như: Lược khảo về
thần thoại Việt Nam (1950, Nguyễn Đổng Chi), Truyện cổ tích Việt Nam (1955, Vũ Ngọc
Phan), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (1958, Nguyễn Đổng Chi), Lược Thảo lịch sử
văn học Việt Nam (1957, Nguyễn Đổng Chi, Văn Tân, Hồng Phong)… Đến đây, truyền
thuyết đã được công nhận về mặt thuật ngữ. Tuy nhiên hầu hết các tác giả chưa tách thể

loại truyền thuyết ra một cách riêng biệt mà vẫn để chung trong kho tàng tự sự dân gian.
Với công trình Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam,
Nguyễn Đổng Chi đã có những kiến giải khá thuyết phục về việc đánh giá truyền thuyết
là một thể loại văn học dân gian độc lập.
 Những năm 60 của thế kỉ XX
Đây là khoảng thời gian mà vấn đề truyền thuyết đã thu hút sự quan tâm đặc biệt
của nhiều nhà nghiên cứu với nhiều cuộc tranh luận “nảy lửa”, cũng như trong các
tuyển tập của một số nhà xuất bản. Những tranh luận giai đoạn này chủ yếu xoay quanh
việc định giá yếu tố sử trong truyền thuyết.
 Những năm 70 của thế kỷ XX
Các nhà nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu sâu hơn về mặt thể loại của truyền
thuyết với những tác giả tiêu biểu như Đinh Gia khánh, Nguyễn Ngọc Côn, Tầm Vu,
Phan Trần, Kiều Thu Hoạch. Trong đó phải kể đến các công trình Truyền thuyết anh
hùng trong thời kì phong kiến của Kiều Thu Hoạch, Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian
Việt Nam của Cao Huy Đỉnh.
 Những năm 80 của thế kỷ XX
Các bài viết đăng trên Tạp chí văn học, Văn hoá dân gian, Văn hoá nghệ thuật,
Khảo cổ học… là chủ yếu. Có thể kể đến 4 bài của tác giả Bùi Quang Thanh trên Tạp chí
văn học và Tạp chí khảo cổ học. Các bài viết của tác giả này thiên về chú ý tích sử trong
các truyền thuyết dân gian mà chưa chú ý đúng mức tới đặc trưng nghệ thuật của thể loại.
Do đó, về cơ bản việc nghiên cứu truyền thuyết như là một thể loại văn học dân gian vẫn
chưa có những bước tiến đáng kể.
 Những năm 90 của thế kỷ XX

3
Đây là giai đoạn đánh dấu sự buớc tiến của việc nghiên cứu truyền thuyết dưới góc
độ bản chất thể loại. Các công trình tiêu biểu như Giông bão Loa thành của Đặng Văn
Lung, Giáo trình văn học dân gian Việt Nam của trường Đại học Sư phạm và Đại học
Tổng hợp, Bàn thêm về thể loại truyền thuyết của Chiêng Xom An
2.2. Những tư liệu liên quan đến thời Đinh Lê

Văn học: Số lượng tác giả viết về triều đại Đinh Lê và hai vị vua đầu triều đó còn
khá ít ỏi. Các bài viết cũng chỉ mới tìm hiểu được một số phương diện nào đó chứ chưa
có các công trình chuyên sâu. Các tác giả thường chỉ giành một phần nhỏ trong cuốn sách
của mình để điểm qua về sự nghiệp, công trạng của hai vị vua này, hoặc có khi tìm hiểu
về kiến trúc hai khu đền Đinh Lê… Có thể kể đến một số tác giả như Nguyễn Thế Giang
với cuốn Kinh đô cũ Hoa Lư, Nguyễn văn Trò với cuốn Cố đô Hoa Lư, Di tích lịch sử về
hai triều Đinh – Lê ở Ninh Bình, Lã Đăng Bật với Cố đô Hoa Lư, lịch sử và danh thắng
Viết nhiều và thực sự sâu sắc phải kể đến tác giả Trương Đình Tưởng với cuốn
Những nhân vật lịch sử thời Đinh – Lê và Truyền thuyết Đinh – Lê. Cuốn sách Truyền
thuyết Đinh Lê tập hợp được một số truyền thuyết tiêu biểu về thời Đinh Lê được giới thiệu
trong tập Truyền thuyết Hoa Lư của Trương Đình Tưởng và Lê Hải. Ngoài một số tác giả
là người Hoa Lư viết về quê hương mình, còn có một số tác giả khác như Đặng Xuân Bảng
trong Sử học bị khảo, Nguyễn Đăng Thục trong Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nguyễn Khắc
Thuần trong Việt sử giai thoại, Trần Xuân Sinh trong Việt sử kỉ yếu. Ngoài ra còn có các tư
liệu chính sử viết về Đinh Bộ Lĩnh, tiêu biểu như Cờ lau dựng nước, Trận chiến trong
thung lũng, Hoàng đế cờ lau, Sử ca Đinh Bộ Lĩnh, Truyền thuyết sông Hoàng
Long,Ttruyền thuyết con ngựa đá, Bóng cờ lau… Trong đó có tác phẩm đã được chuyển
thành phim như Trận chiến trong thung lũng, Hoàng đế cờ lau, Đinh Tiên Hoàng đế, hay
một số vở chèo như Nước mắt vua Đinh (Trần Đình Ngôn), vở cải lương Thái hậu Dương
Vân Nga. Đặc biệt vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga đã gây nên một chấn động lớn
trong đời sống những năm sau giải phóng khi nó gắn với sự kiện diễn viên Thanh Nga thủ
vai Thái Hậu Dương Vân Nga bị ám sát. Nhiều người cho rằng vụ ám sát này có liên quan
đến mưu đồ chính trị bởi vì vở cải lương đó đã dấy lên trong đông đảo quần chúng lòng
yêu nước, tự tôn dân tộc qua hành động chống Tống của cha ông ta từ xa xưa.
Nhân dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Nhà xuất bản Giáo dục đã xuất
bản tập thơ Hoa Lư thi tập của tác giả Hoàng Quang Thuận. Toàn bộ tập thơ nói về cố đô
Hoa Lư với non nước hữu tình và những con người hào sảng. Đó là những bài thơ nhuốm
vị thiền, được minh họa bởi một chuỗi hình ảnh, sự kiện, tư tưởng, văn hóa qua các triều
đại Đinh – Lê - Lý. Trần Ninh Hổ có một loạt bài viết về văn hoá Đinh Lê, trong đó có bài
Đôi nét về văn hoá và giao lưu thời Đinh – tiền Lê – Lý. Theo ông cơ sở của tinh thần tự

chủ đó là bề dày văn hoá, văn hiến. Văn hóa, văn hiến quyết định sự bền vững, cao cả cho
tính cách, tâm hồn, tâm linh. Ông còn dẫn ra cuốn Kiến văn tạp lục của học giả Lê Quý
Đôn. Trong cuốn sách này, Lê Quý Đôn đã ghi lại những trang thơ đằm thắm của các thiền
sư Trung Hoa khi tiễn đưa các thiền sư Giao Châu rời Tràng An về nước.

4
Ngoài ra còn có một số bài viết về triều đại Đinh – tiền Lê như tác giả Lê văn Hảo
với bài Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê của văn hoá Hoa Lư (Nguồn:

Trên website: có bài viết Hoa Lư viết
một cách khá chi tiết về nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, kiến trúc thành Hoa Lư, thành
Tràng An, núi Mã Yên, núi Cột Cờ, sông Hoàng Long, cung điện Hoa Lư, văn hoá Hoa
Lư.
Các bài viết có liên quan đến kinh đô Hoa Lư và triều đại Đinh – tiền Lê khác có
thể kể đến như: Về Ðường Lâm thăm quê hương Ngô Quyền; Vị tổ Trung hưng thứ nhất
của dân tộ;, Về thăm Hoa Lư, kinh đô nước Ðại Cồ Việt thời Ðinh và thời Tiền Lê; Hội
Trường Yên vang bóng văn hóa; Văn học, tư tưởng và tôn giáo thời kỳ văn hóa Hoa Lư,
Vài nét về diện mạo văn học trung đại Ninh Bình của tác giả Bùi Ngọc Minh.
Từ tháng 10/2008-1/2011, tác giả Vân Giang có bài viết về Cố đô Hoa Lư khá
tường tận chi tiết như giới thiệu tổng quan, hành trình thăm viếng, các nhóm di tích (các
đình, đền, các chùa cổ, các lăng bia, các phủ miếu), dấu tích kinh thành (cung điện dưới
lòng đất, thành thiên tạo, đô thị cổ Hoa Lư). (Nguồn:

Gần đây có một số cuốn sách của các nhà nghiên cứu lật lại vấn đề lịch sử, tỏ ý nghi
ngờ Đỗ Thích không phải là kẻ chủ mưu trong vụ sát hại cha con Đinh Tiên Hoàng năm
Kỉ Mão (tác giả Trần Xuân Sinh trong Việt sử kỉ yếu, Đặng Xuân Bảng trong Sử học bị
khảo, Phan Duy Kha – Lã Duy Lan – Đinh Công Vĩ trong Nhìn lại lịch sử). Theo hướng
nhận định đó, các tác giả cho rằng Đỗ Thích chính là tay chân của Lê Hoàn, là con tốt mà
Lê Hoàn đã thí mạng trong ván cờ quyền lực của ông. Tác giả Trần Xuân Sinh đã đoán
định rằng Dương Thái Hậu, nếu không lấy áo long bào mặc cho Lê Hoàn thì bọn Phạm

Cự Lượng cũng cướp lấy mà dâng cho Hoàn và chính Thái hậu sẽ bị đuổi ra khỏi cung
khuyết. Theo ông thì Lê Hoàn đã sắp đặt việc thoán đoạt từ trước lâu rồi. Đi xa hơn nữa
tác giả còn nghi ngờ chính Lê Đại Hành đã sai người bắn lén giết chết Đinh Toàn nhân
trận đi đánh dẹp ở Cử Long – Thanh Hoá. Nhiều ý kiến nghi ngờ rằng, việc Dương Vân
Nga trao áo long bào cho Lê Hoàn là có tình ý riêng. Trong bài viết Người phụ nữ ba lần
là hoàng hậu và vụ án lịch sử: Ai giết vua Đinh?, Đinh Công Vĩ đặt khá nhiều giả thuyết
mới mẻ, bất ngờ. Theo ông chính tâm trạng hoang mang của Dương Thái Hậu sau vụ
Hạng Lang bị giết đã lọt vào tầm ngắm của Lê Hoàn. Giữa họ nhanh chóng tạo thành mối
liên hệ tự nhiên về quyền lợi chứ chưa phải chuyện tình ái. Lê Hoàn lại được quân sư
Hồng Hiến (nguời Trung Quốc) hiến mưu nên nhanh chóng có âm mưu thoán đoạt. Kết
quả: Cha con vua Đinh bị giết hại và nội nhân Đỗ Thích phải thịt nát xương tan và phải
hứng chịu trách nhiệm trước công khai và lịch sử. Dương Vân Nga lúc đầu mới chỉ nghĩ
đến việc nhờ tay quan thập đạo để bảo vệ và mang lại ngai vàng cho con trai mình.
Công trình. Các đền thờ Đinh Bộ Lĩnh có ở nhiều vùng miền khác nhau. Nổi bật nhất
phải kể đến Ninh Bình với 16 đền thờ và nhiều nơi phối thờ - đều nằm ở phía Bắc của tỉnh
(trong khi các đền thờ Lê Đại Hành lại nằm ở nửa phía Nam tỉnh). Các đền, đình này gồm:
Đền vua Đinh Tiên Hoàng, đình Yên Trạch, đình Yên Thành, ở khu di tích cố đô Hoa Lư,
xã Trường Yên; đình Trung Trữ xã Ninh Giang; đền thờ Đinh Bộ Lĩnh ở xã Gia Phương;

5
đình Viến và đền Thung Lau ở động Hoa Lư, đình Kính Chúc ở xã Gia Phú huyện Gia
Viễn; các đình Mỹ Hạ, đình Ngọc Nhị, đình Ngọc Ba ở xã Gia Thuỷ và các đình thôn
Lược, thôn Me ở xã Sơn Lai huyện Nho Quan.
Tượng vua Đinh và vua Lê được thờ ở rất nhiều nơi trong cả nước như Ninh Bình,
Nam Định, Hà Nam, Thành phố Hồ Chí Minh
Các vị quan trung thần của vua Đinh Tiên Hoàng được thờ chung ở rất nhiều nơi,
qua đó thấy được sự nghiệp và tình cảm đặc biệt mà nhân dân dành cho vị vua này. Đó là
các di tích: phủ Khống ở Tràng An (Ninh Bình), đình làng Kim Sơn (Gia Lâm, Hà Nội),
đình làng Đại Vị, xã Đại Hồng (Tiên Du, Bắc Ninh), đình làng Mai Động
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là khảo sát truyền thuyết Đinh Lê ở Ninh Bình
cả ở mặt lịch sử, truyền thuyết, trong các tín ngưỡng, sinh hoạt văn hoá văn nghệ…
Trong quá trình viết luận văn này, chúng tôi có tham khảo tư liệu của một số sách
sử học như Đại Việt sử kí toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, Việt sử lược, Việt
Nam sử lược
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã sử dụng chủ yếu các phương pháp như phân tích tổng hợp tư liệu
(gồm cả tư liệu lịch sử, tư liệu văn học, những tài liệu chưa xuất bản, những lời truyền
miệng ở địa phương…) và phương pháp điền dã, thực địa, ghi chép, quay phim, chụp
ảnh, phỏng vấn…
5. Đóng góp của luận văn
Cố gắng nhìn nhận được mối quan hệ gắn bó mật thiết hữu cơ giữa truyền thuyết –
lịch sử - lễ hội. Các anh hùng không chỉ sống trong những lời kể mà còn sống trong
những nghi lễ thờ cúng với những nghi thức, những tập tục sinh động. Ngoài ra, luận văn
hi vọng sẽ góp thêm một số tư liệu bổ sung vào việc nghiên cứu truyền thuyết Đinh Lê ở
Ninh Bình.
6. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có ba chương:
Chương 1: Triều đại Đinh Lê trong lịch sử và trong truyền thuyết dân gian.
Chương 2: Giải mã một số biểu tượng văn hoá trong truyền thuyết Đinh Lê.
Chương 3: Lễ hội và những tín ngưỡng gắn với truyền thuyết Đinh Lê.

Chương 1:
TRIỀU ĐẠI ĐINH LÊ TRONG LỊCH SỬ VÀ TRONG
TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN
1.1. Vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành trong lịch sử
Thế kỉ X đánh dấu một chuyển biến lớn lao về nhiều mặt, có ý nghĩa như bước
ngoặt của lịch sử dân tộc với trục trung tâm là chống Bắc thuộc, giành độc lập dân tộc,
chấm dứt họa mất nước kéo dài hơn nghìn năm và mở ra một thời kì phát triển độc lập
của đất nước. Thành tựu trọng đại của thế kỉ bản lề đó là sự thành lập và củng cố chính

quyền độc lập từ nền móng ban đầu của chính quyền họ Khúc, họ Dương đến vương triều

6
Ngô, Đinh, tiền Lê; trong đó nhân vật lịch sử Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đã cắm được
những mốc son chói lọi.
Đinh Bộ Lĩnh là vị vua khai sáng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập sau một ngàn
năm bị bọn phương Bắc đô hộ. Truyền thuyết đã ngợi ca ông không chỉ ở những chiến công
hiển hách mà còn tô đậm tuổi thơ kỳ lạ, đầy tính huyền thoại của nhân vật này, đặc biệt là tố
chất thông minh, thủ lĩnh thông qua các tình tiết như bày trận giả, dựng cờ lau làm cờ Trong
cảnh cát cứ, loạn quân, Đinh Bộ Lĩnh đã vận dụng tài trí của mình và sức ủng hộ của chính
nghĩa, của nhân dân để chiến thắng, nhất thống toàn cõi và trị vì 12 năm.
Lê Hoàn cũng trưởng thành từ tuổi thơ khó khăn. Sau khi nhập quân, Lê Hoàn sớm
bộc lộ tư chất của một vị tướng tài ba và được Đinh Tiên Hoàng giao làm thập đạo tướng
quân. Mùa đông năm Kỷ mão (979), hai cha con vua Đinh đều bị Đỗ Thích sát hại, gây
nên sự nhiễu loạn về mặt chính thể. Các thế lực tranh quyền đoạt vị. Lúc này Lê Hoàn trở
thành điểm sáng để mọi người hướng về. Thái hậu Dương Vân Nga trước sự quy phục
của lòng người đã trao áo long bào cho Lê Hoàn và mời ông lên ngôi hoàng đế. Lê Hoàn
lên ngôi lấy hiệu là Thiên Phúc năm thứ nhất, giáng Đinh Toàn làm Vệ Vương (tháng 7
năm 980). Tháng 3 năm Tân tỵ (981) quân Tống tiến vào nước ta. Lê Hoàn đã lãnh đạo
quân dân Đại Cồ Việt phá quân Tống xâm lược, bằng sau đó trừng phạt quân Chiêm
Thành ở phía Nam. Năm nhâm ngọ (982) Lê Đại Hành thân chinh cầm quân đánh quân
Chiêm để phạt tội dám bắt giam hai sứ thần nước ta là Từ Mục và Ngô Tử Canh.
1.2. Thể loại truyền thuyết dưới cái nhìn của các nhà nghiên cứu văn học dân
gian
Trong nghiên cứu văn học dân gian, đã diễn ra rất nhiều cuộc tranh luận về nội hàm,
ngoại diên của khái niệm và đặc trưng của truyền thuyết. Giữa rất nhiều bất đồng vẫn có
những mẫu số chung khi thừa nhận truyền thuyết ôm chứa trong lòng nó cả yếu tố lịch sử
và yếu tố hư cấu thần kì. Các giáo sư đầu ngành nghiên cứu về văn học dân gian như Chu
Xuân Diên, Đinh Gia Khánh, Vũ Ngọc Khánh, Lê Chí Quế, Đỗ Bình Trị… đều có sự gặp
gỡ khi nhận định: truyền thuyết có cái cốt lõi lịch sử (các sự kiện lịch sử, các nhân vật

lịch sử). Dù nhân vật và sự kiện lịch sử được bọc trong vòng hào quang lung linh ấy là
lịch sử xác thực song cũng không phải không có lí khi cho rằng có thể tìm thấy những giá
trị thông tin đằng sau quầng sáng vạn hoa ấy. Đúng như M.Gocki đã từng nói: “Từ thời
viễn cổ văn học dân gian luôn là người bạn đồng hành khăng khít và đặc thù của lịch
sử”.
Truyền thuyết hơn bất cứ thể loại nào khác, có một mối liên hệ sâu xa và bền chặt
đối với lịch sử. Tuy vậy vẫn phải khẳng định rằng truyền thuyết không phải là những tài
liệu lịch sử: “Nó là những sáng tác nghệ thuật về đề tài lịch sử” [33, 60]. Lịch sử là “cái
lõi” chứ không phải “đường viền”. Tất nhiên đó là một thứ lịch sử được tái tạo chứ không
phải đơn thuần được tái hiện. Có thể thấy rằng những sự kiện và nhân vật được phản ánh
trong truyền thuyết không phải là những sự thật lịch sử trần trụi mà còn bao hàm cả thái
độ và cách đánh giá của nhân dân đối với lịch sử. Vì vậy truyền thuyết dân gian được coi
là một kho tàng vô giá đối với sử học. Nó có tác dụng bổ sung, đính chính, sàng lọc kiến
thức của chúng ta về lịch sử.

7
Truyền thuyết Đinh Lê thuộc kiểu “chùm truyền thuyết” nên nhân vật Đinh Bộ Lĩnh
và Lê Đại Hành được hiện lên ở nhiều câu chuyện mà trục trung tâm là sự kiện lịch sử
của triều đại. Với thái độ thành kính biết ơn và ngưỡng mộ, cuộc đời mà nhất là tuổi thơ,
gốc gác của Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành đã được thiêng hóa và biểu tượng hóa.
Đây là hai yếu tố khiến cho sự tách bạch đơn vị thời gian mang tính lịch sử này ra khỏi
lịch sử của dân tộc là rất khó và ngược lại, cũng nhờ đó mà lịch sử dân tộc đã in bóng vào
đơn vị thời gian ấy theo cách này hay cách nọ.
Truyền thuyết Đinh Lê xuất hiện sau khi sự kiện đã xảy ra rồi, vì vậy người kể có
độ lùi về thời gian để vừa kể vừa bình giá về các sự kiện về các nhân vật. Điều đó tạo nên
độ vênh giữa lịch sử và truyền thuyết. Sự thật lịch sử trong truyền thuyết không phải là
được ghi chép một cách đầy đủ từng chi tiết như trong sử biên niên mà chỉ lựa chọn một
vài sự kiện lớn. Trong “rừng” sự kiện ấy có một hệ quy chiếu chung đó là các sự kiện ấy
đều gắn bó mật thiết với ba sự kiện trọng đại nhất: sự kiện Ngô Quyền chiến thắng quân
Nam Hán, sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thu non sông về một mối và sự kiện

Lê Hoàn chiến thắng quân Tống xâm lược, bảo vệ nền thái bình cho muôn dân.
Dõi theo các truyện trong truyền thuyết Đinh Lê, ta có thể hình dung được bối cảnh
lịch sử nước ta đầu thế kỉ X. Đó là không khí của một đất nước đầy hỗn loạn buổi đầu với
loạn 12 sứ quân nổi lên hùng cứ khắp nơi. Các hùng trưởng đã bị cuốn vào cuộc chiến
tranh huynh đệ tương tàn, nồi da nấu thịt. Giữa thời cuộc có nhiều hỗn loạn đó, Đinh Bộ
Lĩnh nổi lên như một vị anh hùng tài ba thao lược, là điểm quy tụ của lòng người muôn
nơi. Các trận giao chiến, tranh hùng giữa các sứ quân được thể hiện trong các truyền
thuyết khá sinh động và đầy đủ. Đó đều là những trận đánh có thật trong lịch sử và đã
được kể lại trong các truyện như: Quân Cổ Loa đánh thành Hoa Lư, Trần Đô Uý đại
tướng quân, Tuỳ Lộc Đại Vương, truyện vua bà Trâm Nhị, Long Kiều đại vương, Bạch
Hổ tướng quân…
Cùng với toạ tọa độ thời gian, tọa độ không gian cũng được xuất hiện khá nhiều
trong truyền thuyết Đinh Lê. Đây là căn cứ quan trọng để đánh giá độ tin cậy của truyền
thuyết. Đó chính là căn cứ xác định địa bàn hoạt động của nghĩa quân Hoa Lư, những nơi
đã diễn ra những hướng tiến công, hành quân, vây hãm, hạ thủ của các sứ quân. Truyền
thuyết Đinh Lê không bó hẹp không gian chỉ là Hoa Lư mà đề cập đến hầu khắp các
chiến trường dẹp loạn trong cương vực nước ta hồi đó. Các địa danh như Tây Giang, Phù
Liệt, Đỗ Động Giang, Kinh Bắc, Đường Lâm, Phong Châu, Đằng Châu… được nhắc đến
xen kẽ với những câu chuyện kể về các trận đánh, vây hãm, thuyết hàng của nghĩa quân
Hoa Lư
Để tô đậm chân dung thực của Đinh Tiên Hoàng và Đinh Bộ Lĩnh, truyền thuyết đã
như một biên niên sử, tường minh về ngày tháng năm sinh, quê quán, đặc điểm nhân
dạng, hình hài, tính cách Ngoài ra truyền thuyết còn sử dụng bút pháp tương phản để tô
đậm hai nhân vật này. Bên cạnh một Đinh Bộ Lĩnh dũng lược hơn người, một Lê Hoàn
tài ba mưu trí, một Đinh Điền – Nguyễn Bặc trung thành nghĩa khí, một Trần Lãm biết
nhìn xa trông rộng… thì người ta còn thấy các kiểu nghịch thần như tênn Ngô Nhật
Khánh kéo quân Chiêm vào xâm lược nước.

8
Tuy vậy cũng phải rằng, lắm khi nhân vật truyền thuyết lại là sản phẩm của sự hư

cấu. Các nhân vật ấy được gắn với một môi trường lịch sử, một sự kiện lịch sử chẳng qua
là để củng cố niềm tin cho truyền thuyết. Trong truyền thuyết Đinh Lê có nhiều nhân vật
không phải là nhân vật lịch sử như ba anh em họ Nguyễn ở Thạch Khê, ba anh em ở
Lộng Đình, Kinh Bắc, Võ Trung, Hoa Nương, Trần Mẫn Công Tuy vậy người đọc lại
có cảm giác đó là những nhân vật có thực vì các truyền thuyết đã khéo lồng vào đó những
sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử (có quan hệ với các nhân vật được hư cấu vừa kể
trên) như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Đỗ Cảnh Thạc…
Đây chính là bút pháp hư cấu, khoa trương, phóng đại và các yếu tố hư ảo thần kì.
“Truyền thuyết là một thể loại trong thể loại hinh tự sự dân gian phản ánh những sự kiện
lịch sử và nhân vật lịch sử hay di tích cảnh vật địa phương thông qua sự hư cấu nghệ
thuật thần kì” [38, 49]. Nếu bóc đi các “lớp lang” khoa trương, phóng đại huyền ảo, thần
kì thì ta sẽ có cái cốt lõi lịch sử. Các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử đều được nhân
dân “thiêng hoá”, “thần thánh hoá” cao độ. Tất cả các nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử
không phải chỉ được kể một cách thông thường mà nó luôn chứa cả thái độ, tình cảm của
quần chúng nhân dân. Do truyền thuyết có độ lùi về lịch sử nên điều đó cũng chẳng có gì
là lạ.

Chương 2:
GIẢI MÃ MỘT SỐ MOTIF CƠ BẢN TRONG
TRUYỀN THUYẾT ĐINH LÊ
2.1. Mã và mã văn hoá
Mã văn hoá là những tín hiệu, kí hiệu có tính thẩm mĩ, tính đại diện, trong nó biểu
hiện đặc điểm, giá trị văn hoá một cộng đồng. Mã văn hoá là sự kết tinh của các giá trị
văn hoá, là phần nổi trội nhất, cơ bản nhất, có tính ổn định tương đối của cộng đồng. Nó
biểu hiện ra ngoài bằng các tín hiệu văn hoá, chìm sâu bên trong là vô vàn lớp nghĩa luôn
đòi hỏi giải mã thì mới có thể hiểu được con người và cộng đồng nó.
2 2. Giải mã văn hoá những motif trong truyền thuyết Đinh Lê
Mã văn hóa trong truyền thuyết Đinh Lê thể hiện đậm nét ở việc sử dụng các motif.
2.2.1. Motif sinh nở thần kì
Sự ra đời của nhân vật cổ tích bó hẹp trong gia đình, là ao ước của một gia đình;

nhân vật ra đời thường mang đức tính tốt đẹp theo chuẩn của đạo đức, còn nhân vật
truyền thuyết ra đời là do yêu cầu của cộng đồng, là mong mỏi của cả cộng đồng. Đinh
Bộ Lĩnh không phải là con người thường bởi lẽ ông là con của con rái thần. Bà Đàm thị
trong một giấc ngủ như thôi miên đã bị rái cá hiếp, sau đó mang thai rồi sinh ra Bộ Lĩnh.
Theo bản thơ chép tay của cụ Nguyễn Văn Đào thì thực ra không phải Đinh Bộ Lĩnh là
con của rái thần mà chỉ vì Đinh Thúc Dự (chú của Đinh Bộ Lĩnh) muốn chiếm gia tài của
hai mẹ con bà Đàm thị nên mới thêu dệt ra câu chuyện bà Đàm thị bị rái cá hiếp và đẻ ra
thằng cu Rái.
Trong chính sử Đinh Bộ Lĩnh là con quan thứ sử Hoan Châu là Đinh Công Trứ. Thế
nhưng dân gian lại có một thứ sử của riêng mình. Chính niềm tôn vinh vị vua tài ba đó đã

9
quyết định chất “sử” trong truyền thuyết. Nó Sở dĩ dân gian phủ sự huyền bí khác thường
cho nguồn gốc ra đời của Đinh Bộ Lĩnh bởi dân gian quan niệm ông dũng lược hơn
người nên muốn tạo ra sự khác lạ khác người như thế. Ông phải thuộc về một thế giới
khác – thế giới tâm linh.
Sự giao hợp giữa con người với tự nhiên còn bắt gặp ở sự ra đời của Lưu Cơ (trong
truyện Tuỳ Lộc đại vương). Đứa trẻ ra đời có khi chỉ cần có một luồng hào quang đỏ rực,
lao thẳng xuống lòng bà mẹ, bà mẹ cảm động sau đó có mang. Ta có cảm giác ở những
truyện kiểu ra đời như thế, khoảng cách giữa thần thoại và truyền thuyết không cách nhau
là mấy. Các biểu hiện phong phú này chắc có liên quan đến tín ngưỡng vật linh thời cổ,
không loại trừ ảnh hưởng của tô tem giáo và cả những tôn giáo xuất hiện muộn sau này.
Nhưng rộng hơn ý nghĩa bái vật giáo còn cho thấy một cái nhìn nghệ thuật của tác giả
truyền thuyết trong quan niệm của họ, người anh hùng có xác thân lịch sử kia phải mang
bản chất tự nhiên với sức mạnh bí ẩn không giới hạn. Những nhận định trên đây đã lí giải
cho sự ra đời kì lạ của Đinh Bộ Lĩnh.
2.2.2.Motif giấc mơ, điềm báo
Motif này được sử dụng để khẳng định sự xuất hiện của người anh hùng mà cả dân
tộc đang đợi và kì vọng. Motif giấc mơ được sử dụng khá rộng rãi trong truyền thuyết,
chẳng hạn nó hay xuất hiện trước một trận chiến đấu gay go chống giặc ngoại xâm, khi

ốm đau, dịch bệnh, khi gặp hạn hán cầu mưa. Giấc mộng báo hiệu người tài lặp lại rất
nhiều trong Truyền thuyết Đinh Lê, như báo cho Trần Minh Công biết sự xuất hiện của
nhân vật tài năng là Đinh Bộ Lĩnh, báo cho Phạm Bạch Hổ biết nên quy thuận vua Đinh
vì Đinh Bộ Lĩnh chính là tướng tài đã được trao thiên mệnh. Hoặc có khi đó lại là những
giấc mộng báo các vị tướng tài sẽ trợ giúp cho Đinh Bộ Lĩnh lập nên nghiệp lớn như: Ba
vị tướng tài ở Thạch Khê, ba vị tướng quân ở Lộng Đình – Kinh Bắc, ở trang Phúc Sai…
Những đứa con tài giỏi thường ra đời có thể gắn với giấc mộng liên hoa (cha lỗ đó
mẹ lá chùa), mơ thấy đức Phật sai các hài đồng làm con (Ba vị tướng quân ở Lộng Đình
Kinh Bắc, Lưu Lang đại vương), mơ thấy một con kì lân từ trên trời giáng xuống bụng bà
mẹ (Đông Thành đại vương), mơ thấy bà già trao cho một bông sen mà trong bông sen có
một đứa trẻ (Vua bà Trâm Nhị), mơ thấy có con ba con rồng vàng từ trên trời chui vào
miệng bà mẹ (Ba tướng quân mang lốt rồng), mơ thấy có con hổ trắng tự xưng là thiên
tướng nhà trời, nhận làm con (Bạch Hổ tướng quân). Ngoài ra, mô típ giấc mơ còn mang
ý nghĩa điềm báo như trong Hai con rồng tranh nhau mặt trời. Chuyện Long Đĩnh giết
chết Long Việt để cướp ngôi mãi sau này mới xảy ra nhưng nó đã được báo trước trong
giấc mơ của bà Huyền Nữ, ngay cả khi bà chưa sinh hai vương tử này.
Trong motif này, các bà mẹ thường mang thai rất lâu, vượt quá mức thời gian mang
thai thông thường (trong dân gian gọi hiện tượng này là “chửa trâu”). Chẳng hạn bà mẹ
Đinh Bộ Lĩnh mang thai đã hơn một năm mà vẫn chưa sinh, bà mẹ Võ Trung thì có thai
mười ba tháng, hoàng hậu Đặng thị mang thai công chúa Liên Hoa mười bốn tháng…
Các nhân vật được sinh nở kì lạ như thế, nếu là con trai sẽ có tướng mạo khôi ngô tuấn
tú, thông minh tài giỏi; nếu là con gái thì xinh đẹp hơn người “mắt phượng mày ngài”.
Như vậy từ khi mới ra đời, những đấng, những bậc đó đã lộ rõ cái phong thái, cái tư chất

10
hơn người. Ở một số truyện, hiện tượng bà mẹ mang thai quá lâu trong khi chồng đã mất
khiến bà mẹ lâm vào cảnh bị người đời đàm tiếu xua đuổi (mẹ vua Đinh, mẹ vua Lê) vì
cho rằng hoang thai. Hiện tượng này có thể giúp ta nhận ra được xã hội trong “thần
thoại” và “truyền thuyết” đã có những nét dị biệt và thay đổi như thế nào. Ở các truyện
truyền thuyết, xã hội vẫn đang ở chế độ mẫu hệ. Nhưng càng về sau, vai trò của người

phụ nữ giảm đi, ý niệm “con hoang” xuất hiện. Xã hội không công nhận hiện tượng con
đẻ ra không có bố nữa nên người mẹ mới bị dân làng xua đuổi, xa lánh. Như vậy truyền
thuyết còn có thể cung cấp cho ta thấy phần nào đó bức tranh xã hội, lịch sử với các quan
niệm, phong tục, tín ngưỡng, các thiết chế… thuở xưa.
Gắn với sự ra đời của những đứa trẻ mang vóc dáng thần tiên, anh hùng là sự thay
đổi kỳ lạ của đất trời, cảnh vật. Đinh Bộ Lĩnh sinh ra trong khoảnh khắc: “Hôm ấy trời
đang nắng chang chang, bỗng sấm chớp nổi lên ầm ầm, mây đen vần vũ”. Khi Đàm thị
sinh nở, những nguời vào động lễ sơn thần thấy trên các cây sen núi, lá nào cũng có vệt
sên bò thành chữ “Thiên tử”. Tương tự, Lê Hoàn sinh ra trong cảnh “mây ngũ sắc bay
đến che phủ, chim bay về đỗ kín cành đa, hươu trong rừng ra cho cậu bú”. Theo truyền
thuyết kể lại thì Lê Hoàn ngay từ khi mới sinh ra đã có hai con hổ nằm phủ phục canh
chừng. Có lẽ bởi ông có mệnh vương nên đã được bảo trợ từ bé, ngay cả khi còn ở trong
bụng mẹ. Bà Đặng thị vì bị xóm làng dị nghị cười chê là hoang thai nên uất ức nhảy
xuống sông tự tử. Nhưng lạ thay: “bà có biết bơi đâu mà người cứ nổi lên, nước suối lại
rẽ ra, rồi như có bàn tay vô hình nâng lên bờ, quần áo vẫn khô nguyên”. Như vậy vì đứa
con trong bụng bà có mệnh thiên tử nên dẫu bà có muốn chết cũng chẳng thể chết được.
Không chỉ vì Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn là những người đã được trao thiên mệnh, mới có
hiện tượng khi sinh ra cảnh vật, đất trời thay đổi như thế
Motif chiêm mộng – điềm báo trong truyền thuyết thể hiện trạng thái văn hoá thâm
nhập vào tâm lí và tâm lí ăn sâu vào văn hoá. Nó là cánh cửa để mở vào thế giới của
những giá trị truyền thống của kí ức cộng đồng lắm khi khuất lấp và ẩn tàng dưới vô vàn
biểu tượng cần phải giải mã. Có thể tìm thấy trong các giấc mơ – điềm báo rất nhiều ảnh
hưởng của Phật giáo như biểu tượng hoa sen được lặp lại rất nhiều, hay hình ảnh đứa trẻ
là con cầu tự, do đức Phật sai xuống đầu thai hoặc có khi là ảnh hưởng của lí số như kiểu
xem tướng đoán vận mệnh, hay có khi là quan niệm chọn được đất quý táng mộ thì sẽ
sinh được khanh tướng công hầu. Sự ra đời kì lạ của các nhân vật là sự cần thiết để miêu
tả chiến công phi thường mà người anh hùng đã tạo ra trong cuộc đời đầy hiển hách của
mình.
2.2.3.Motif lập chiến công phi thường
Đây là một motif điển hình của truyền thuyết dân gian. Không có truyền thuyết nào

không mô tả chiến công phi thường của những anh hùng và những motif khác nếu có thì
cũng đóng vai trò là sự chuẩn bị hoặc nhấn mạnh cho motif này. Như vậy chiến công phi
thường là motif trung tâm của thể loại truyền thuyết anh hùng chống xâm lược, bởi miêu
tả chiến công của người anh hùng là lí do tồn tại của truyền thuyết dân gian. Motif này
trình bày ở hai dạng biểu hiện là sức mạnh tự thân của nhân vật và sự phù trợ của các vật
thiêng, phép lạ.

11
Từ nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh đã có biệt tài về bơi lội. Dòng sông chảy qua làng rất lớn, rất
sâu và xiết, chỉ có Đinh Bộ Lĩnh mới bơi ra được giữa dòng, lặn sâu xuống bắt cá được.
Ai muốn ba ba to chừng nào chỉ cần lấy tay vẽ lên cát, đứng chờ một lát ông sẽ bắt lên
đúng như hình vẽ này. Chính tài lạ này khiến cho dân làng càng tin ông đúng là con của
rái thần, bởi vì người thường thì làm sao có thể bơi lặn giỏi như thế. Và điều đặc biệt, nếu
theo lời kể như trong truyền thuyết này thì chính nhờ có khả năng giỏi bơi lặn, mò hụp
giỏi mà Đinh Bộ Lĩnh mới có được ngôi vương. Vì không ai khác ngoài ông có thể táng
mả bố mình vào huyệt vương ở dưới đáy sông Hoàng Long kia. Không chỉ có tài về bơi
lặn, Đinh Bộ Lĩnh còn là một tài năng quân sự ngay từ thuở còn chăn trâu cắt cỏ. Dưới
bóng cờ lau, ông và các bạn ở Sách Bông đã thao tập, luyện rèn, tập đánh trận giả.
Motif này không phải là cách “tầm thường” hóa nhân vật mà ngược lại, thể hiện
lòng ngưỡng mộ của nhân dân. Tài năng xuất chúng của nhân vật lịch sử là thực và người
ta thấy những tài năng đó là quá sức tưởng tượng và chỉ có thể hình dung qua những ước
lệ, ẩn dụ mà thôi. Trợ giúp cho người anh hùng, có thể gồm cả thiên thần và nhân thần. Ở
nhiều trường hợp các lực lượng đó sé giúp cho nhân vật thoát nạn và lập chiến công. Có
những lúc người anh hùng tưởng như đã bước vào con đường cùng, nhưng sau đó lại có
sự trợ giúp cứu trợ kịp thời của các sức mạnh thần bí. Từ nhỏ cho đến mãi sau này, bên
họ dường như luôn có sức mạnh kì bí nào đó che chở. Đinh Bộ Lĩnh là nhân vật là nhân
vật luôn được các lược nhiên thần và nhân thần trợ giúp trong suốt cuộc đời. Thuở còn
chơi trò cờ lau tập trận, Đinh Bộ Lĩnh đã dám giết trâu của chú để khao quân. Bị chú cầm
gươm lăm lăm đuổi, những tưởng là ông không thoát khỏi cái chết. Thế nhưng ngay sau
lời gọi: “Rồng ơi rồng, chở ta qua sông, cứu ta với” thì ngạc nhiên làm sao, một con rồng

vàng lớn hiện ra, hụp đầu ba lạy như vái, như chào mời rồi ghé sát lưng đón Bộ Lĩnh qua
sông. Đến khi Bộ Lĩnh phải sống những tháng ngày đói khát, vất vả trong rừng thì khi
tỉnh dậy luôn thấy có rất nhiều hoa trái rừng, gần đó có hai con voi đang quỳ chầu hai bên
canh chừng. Tuy chưa phải là đã giúp nhân vật lập chiến công nhưng chính những lực
lượng thuộc về thế giới tự nhiên đó đã giúp nhân vật thoát nạn để sau này tạo dựng được
sự nghiệp phi thường. Khi nhắc đến cuộc đời của Đinh Bộ Lĩnh, người ta thường không
thể không nhắc đến hình ảnh rồng vàng. Đối với người anh hùng này, rồng vàng đã có rất
nhiều ân nghĩa. Rồng vàng không chỉ giúp Bộ Lĩnh thoát khỏi lửa hận của ông chú mà
còn chỉ ra những bước đầu tiên để tạo dựng được cơ đồ đế vương: “Trời còn thử thách
đại vương dăm ba năm nữa. Cuộc đời, sự nghiệp của đại vương phải trải qua một vòng
tròn khép kín: từ rừng ra bể rồi lại về rừng” (Đinh Bộ Lĩnh cưỡi rồng về Cửa Bố). Lực
lượng nhiên thần còn trợ giúp cho Đinh Điền, Nguyễn Bặc không phải tốn một mũi tên,
hòn đạn nào mà phá tan được giặc. Đinh Điên, Nguyễn Bặc đã cầu Long Hải đại vương,
song biển dữ dội mà các thần tạo ra đã nhấn chìm tất cả lũ giặc dữ. Chiến công của các
nhân vật trong rất nhiều trường hợp không phải chỉ có từ sự giúp sức của các nhiên thần
mà còn do sự âm phù của tổ tiên, của những người anh hùng từ triều đại trước.
Nếu như ở motif sinh nở thần kì, người anh hùng trong xác thân lịch sử phi phàm
hàm chứa năng lượng tự nhiên thì ở motif này, trong hình hài cá nhân anh hùng lại chứa
đựng sức mạnh của tập thể, của cộng đồng. Chiến công mà Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn đạt

12
được hiển nhiên là phi thường. Nó không chỉ có ý nghĩa lập nên cơ đồ bá nghiệp cho mỗi
nhân vật mà nó còn có ý nghĩa đối với cả cộng đồng. Sức mạnh mà các vị anh hùng này
mang trong mình còn hàm chứa sức mạnh, niềm mong mỏi của cả thời đại, của cả cộng
đồng. Kể về chiến công của các vị anh hùng đó, dân gian luôn lồng vào đó những lí
tưởng của thời đại mình.
2.2.4. Motif hoá thân kì lạ
Motif này là sự thể thiện theo thời gian của tín ngưỡng tô - tem giáo mà nội dung
cốt lõi của nó là sự gắn bó chặt chẽ, qua lại về sự sinh tồn giữa con người và thiên nhiên.
Về sau, Phật giáo đã phát triển thành một học thuyết tôn giáo về hiện tượng tái sinh, tạo

thành một trong những tinh thần đặc trưng của Phật Giáo. Đó là thuyết luân hồi. Về mặt
tín ngưỡng dân gian, motif này phần nào có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ cây, thờ nước;
vốn là đặc trưng của cư dân nông nghiệp. Motif hóa thân kỳ lạ xuất hiện nhiều trong thần
thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích dân gian và trong nhiều tác phẩm truyền kì của văn
học thành văn.
Trong Truyền thuyết Đinh Lê ta thấy xuất hiện hai “kiểu” về cái chết. Một là bị chết
trận, hai là tự nhiên không ốm không đau mà chết và dân gian thường gọi bằng một từ
thiêng liêng là “ngài hoá”. Về kiểu chết trận, cái chết của Đinh Điền và Kiều Công Hãn
luôn để lại trong ta những ấn tượng vừa kinh ngạc vừa cảm phục. Đinh Điền phò giúp
Đinh Bộ Lĩnh từ thuở niên thiếu cho đến khi nhà Đinh lập nên nghiệp lớn, về sau dấy
binh chống lại Lê Hoàn nên phải bỏ mạng. Điều đáng nói là ở cái chết đó có quá nhiều
yếu tố dị kì và lạ lùng. Ông bị chém, đầu chỉ còn dính hờ vào cổ, máu loang đỏ chiến
bào, ướt đẫm ngựa chiến. Thế mà ông vẫn oai phong phi ngựa vượt vòng vây, vẫn hỏi
chuyện được bà hàng nước rồi sau đó mới tìm đến cái chết trong trạng thái vô cùng bình
thản. Còn có cách kể khác về cái chết của Đinh Điền. Ông chết theo kiểu bay theo làn
mây như dải lụa hồng, ra đến sông Đằng Châu thì hoá. Kiểu chết này của Đinh Điền
thuộc kiểu chết không ốm không đau tự nhiên hoá. Sự thật thì Đinh Điền đã chết ngay tại
trận, dưới lưỡi gươm của Phạm Cự Lượng – tướng của Lê Hoàn.
Cùng thuộc kiểu chết trận như Đinh Điền, có tướng quân Kiều Công Hãn. Ông bị
Nguyễn Tấn chém cho nhả cổ, máu chảy ròng ròng như vòi cau, thế mà vẫn có thể thúc
ngựa chạy đến được tận Trung Lẫm. Gặp cánh đồng lầy lội, khó có thể vượt qua được,
ông mới dừng ngựa và… buộc lại vết thương ở cổ, sau đó quay trở lại An Lũng. Không
những thế, ông còn có thể ăn gỏi cá trắm, uống rượu cúc, hỏi chuyện bà hàng cá, rồi sau
mới tiến thẳng đến gò cao và hoá ở đó.
Một biểu hiện kì lạ nữa trong motif những cái chết khác thường là các đống do mối
đùn lên thi thể người chết mà dân gian gọi là thiên táng (mộ mẹ vua Lê, mẹ vua Lý, mộ
Đinh Điền, mộ tướng quân Kiều Công hãn, mộ Võ Trung…). Trong Truyền thuyết Đinh
Lê hình ảnh gò đống xuất hiện khá phổ biến. Đó là nơi phần lớn các nhân vật gửi phần cơ
thể của mình ở đó. Chính môtíp mối đùn đã tạo nên tính thiêng cho nhân vật người chết
(hay dân gian hay dùng là ngài hoá). Mảnh đất nơi họ ngã xuống đã trở thành mảnh đất

thiêng để người đời thờ cúng. Người anh hùng có sự phi thường ngaycả khi chết đi. Họ
không cần ai phải đắp mộ cho mình.

13
Motif này là cách mà nhân dân bất tử hóa về những anh hùng lịch sử mà họ yêu
mến. Chết đối với các nhân vật lịch sử không phải là sự kết thúc mãi mãi mà nhiều khi
chỉ là một dạng thức khác của cuộc sống. Họ chỉ mất đi về mặt thể xác nhưng họ vẫn
sống mãi, bất diệt mãi trong đời sống tâm linh của mọi người dân.
Thông qua truyền thuyết, nhân dân đã viết lại những trang sử của riêng mình với
thái độ, tình cảm và cách đánh giá riêng. Đặc trưng nổi bật nhất của văn học dân gian lại
là tính dị bản và hình thức truyền miệng. Hơn nữa, ở mỗi cách kể lại mang tình cảm, tư
tưởng, cách đánh giá… theo vùng miền không giống nhau, tạo nên tính “địa phương” hoá
khi kể về cùng một sự kiện, một hiện tượng. Ví như đối với quan ngoại giáp Đinh Điền,
có truyền thuyết thì kể ông là con nuôi của Đinh Công Trứ - thân phụ của Đinh Bộ Lĩnh
nhưng cũng có truyền thuyết kể ông chỉ là người cùng làng với Đinh Bộ Lĩnh.
Motif hoá thân còn thể hiện quan niệm của dân gian về sự tồn tại bất tử của các vị
anh hùng dân tộc. Sự tồn tại đó có thể thể hiện ở sự trở về thế giới siêu nhiên. Sự trở về
này bao hàm ý nghĩa hoá thân vào hồn thiêng sông núi cũng như “phát lộ” bản chất
thiêng của người anh hùng. Họ sinh ra từ tự nhiên, trở về với tự nhiên thành khí thiêng
sông núi, hồn thiêng của dân tộc, trường tồn với lịch sử. Người anh hùng được xây dựng
để vượt qua sự hữu hạn của một cá nhân và trở nên bất tử.
Có thể thấy rõ được thái độ của tác giả dân gian là muốn chữa lại kết cục bi thảm
của thực tế. Một số tướng cũ của Đinh Bộ Lĩnh có thể bị sát hại nhưng nhân dân lại chữa
lại kết cục bi thảm đó; họ có thể không ốm không đau mà về trời – một cái chết vô cùng
nhẹ nhàng thanh thản. Nếu sự hóa thân trong cổ tích mang ý nghĩa bài học luân lí thì
trong truyền thuyết, mô típ này thể hiện sự tôn kính các nhân vật anh hùng và ý nghĩa âm
phù, trợ giúp cho thế hệ đời sau. Theo quan niệm của dân gian, các vị thần đã hiển linh
âm phù đó có thể là những nhân vật lịch sử nhưng cũng có thể chỉ là những nhân vật
trong huyền thoại, chỉ biết được thờ phụng từ lâu chứ không rõ về lai lịch, nguồn gốc.
Chương 3: Lễ hội và những tín ngưỡng gắn với truyền thuyết Đinh Lê

3.1. Khái niệm lễ hội
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian phổ biến ở nước ta. Nó ra đời từ
rất sớm và tồn tại phát triển qua nhiều thời đại. Lễ hội là một phương thức trình diễn của
cộng đồng. Nó có tính nguyên hợp và diễn ra trong không gian, thời gian nhất định. Đúng
như tên gọi của nó, lễ hội được cấu thành từ hai yếu tố là lễ và hội.
3.2. Lễ hội Trường Yên
Trường Yên – cố đô Hoa Lư (nay thuộc huyện Hoa Lư), tỉnh Ninh Bình. Đây là địa
danh gắn với tên tuổi người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh. Sau khi lên ngôi hoàng đế, đặt quốc
hiệu, Đinh Bộ Lĩnh đã đóng đô ở Hoa Lư và ra sức đắp thành, đào hào, làm cung điện.
Hoa Lư chính là “kinh đô đá” của nước Đại Cồ Việt xưa. Ngoài việc khác tượng thờ vua
Đinh, nhân dân còn thờ các quan đại thần khác dưới triều Đinh Tiên Hoàng như Đinh
Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ, Lê Hoàn, Phạm Hạp hay Thái hậu Dương Vân
Nga.



14
3.2.1. Phần lễ
Lễ hội Trường Yên cơ bản có đầy đủ các nghi thức của một lễ hội quy củ, thể hiện
sinh hoạt văn hóa cũng như tín ngưỡng của người dân nơi đây. Những phần lễ đặc sắc
phải kể đến như Lễ rước nước, Tế cửu khúc. Hai phần lễ này thể hiện tập quán sinh hoạt
nông nghiệp lúa nước của người dân cố đô xưa, vừa tưởng nhớ, ngợi ca công trạng của
vua Đinh, công thần cũng như cầu may vong linh họ phù hộ cho mùa màng bội thu, cuộc
sống no đủ, yên bình.
3.2.1.1. Lễ rước nước
Đây là một trong những nghi lễ quan trọng nhất và thu hút sự tham gia của nhiều
người nhất, bắt đầu vào giờ thìn. Đi đầu đám rước có sư tử mở đường, sau đó là những
người cầm cờ quạt, lộng tán, bát biểu. Tiếp theo rừng cờ biển là phường bát âm. Sau
phường bát âm là kiệu thần: đó là chín chiếc kiệu sơn son thiếp vàng và một chiếc võng
là nơi vua ngự giá. Sau cùng là đến các bô lão, chức sắc, dân làng và khách thập phương

dự hội. Dòng người như bị cuốn theo trong không khí giòn giã thúc giục của phường
nhạc bát âm, của chiêng trống, kèn sáo…Đoàn rước đi ra đến bến sông Hoàng Long thì
hương án có đặt bình sứ được đưa xuống thuyền trước, tiếp theo là rồng vàng, sư tử… rồi
đến phường bát âm, đội trống. Thuỷ triều sông Hoàng Long lên, vị chủ tế đọc sớ, tấu
trình nội dung tương tự lời chú trên phướn. Bốn trinh nữ xinh đẹp vận áo tân thời, đầu
vấn khăn xếp, nhẹ nhàng khỏa dòng nước trong vắt, múc nước sông thiêng đổ vào bình
sứ để rước về đền vua Đinh làm lễ dâng hương. Sau khi các trinh nữ múc nước đổ vào
bình sứ xong, vị chủ tế đốt tờ sớ văn thả xuống dòng sông. Tiếng trống chiêng âm vang
giòn giã, nhạc tấu rộn ràng, đoàn rước lên bờ chở về đền thờ vua Đinh theo thứ tự lúc
khởi hành.
Tục rước nước ở lễ hội Trường Yên là một dấu ấn rõ nét của tập quán cư dân nông
nghiệp trồng lúa nước và cũng là một biểu tượng của “uống nước nhớ nguồn”. Nét đặc
sắc kì diệu của lễ tục này được diễn ra trong không gian đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng
trên đất cố đô và bến sông Hoàng Long - nơi lưu truyền huyền tích rồng vàng cứu vua
thoát khỏi lưỡi gươm giận dữ của ông chú ruột thuở sinh thời.
3.2.1.2.Tế cửu khúc
Đây là phần lễ tưởng nhớ lúc sinh thời vua Đinh thích nghe ca hát. Nhân dân đã cho
làm 9 khúc ca để tế lễ trong những ngày mở hội cờ lau. Ban tế có 9 người đọc cửu khúc
(9 khúc ca về Đinh Tiên Hoàng) vừa mang tính lễ vừa mang tính nghệ thuật, viết bằng
chữ Hán. Để việc tế vua được kính cẩn uy nghiêm thì các nữ quan trong đoàn tế phải
được chọn lựa kĩ càng. Điều kiêng cự là không được lấy gái goá chồng hay có tang vào
đoàn tế. Đoàn tế nữ quan thường có từ 16 – 18 người (đông gấp hai lần đoàn tế nam
quan).
Trong phần tế vua này, các nghi thức gồm có 71 nhịp. Mở đầu bằng tiếng hô “khởi
chinh cổ” – trống đánh lên báo hiệu buổi tế bắt đầu. Khi tiếng trống đã dứt, bà thông lại
hô “nhạc sanh tựu vị” tức thì thanh la, chiêng cổ vang lên dồn dập. Sau tiếng chiêng tiếng
trống, các vị chấp sự trong đoàn tế tẩy trần rửa tay chiếc khăn bong trắng nhúng vào
trong chậu nước thơm cho thanh tịnh. Phần tế bắt đầu là lễ dâng hương, dâng hoa, lễ tiến

15

nước (nước trắng súc miệng) rồi đến tiến tửu (rượu). Khi tế đến ba tuần rượu thì đến phần
tấu nhạc và đọc chúc (trong chúc ghi rõ địa chỉ thôn, làng, ngày, tháng, năm, dân quân
chính đảng cùng đoàn tế) tấu lên vua cầu xin mọi sự tốt lành. Xong phần tấu chúc là đến
phần tiến trà dâng vua.
3.2.2. Phần hội
Nếu tham gia lễ hội Trường Yên, người ta sẽ khó mà quên được những phần hội
đặc trưng nơi đây thông qua các trò chơi, hoạt náo dân gian như cờ lau tập trận, kéo chữ
Thái Bình, dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước…Những hoạt động này chủ yếu
diễn tả lại hành trình cuộc đời Đinh Tiên Hoàng, bày tỏ sự ngưỡng mộ, lòng biết ơn sâu
sắc của người dân đến vua Đinh và cầu may cuộc sống no đủ, an vui.
3.3. Những tín ngưỡng có liên quan
3.3.1. Khái niệm tín ngưỡng
Tín ngưỡng có thể hiểu một cách nôm na là niềm tin, sự ngưỡng mộ đối với một đối
tượng siêu nhiên nào đó có ảnh hưởng, chi phối đến đời sống sinh hoạt của con người.
3.3.2. Những tín ngưỡng có liên quan.
Gắn với lễ hội là những tín ngưỡng đậm chất Trường Yên như tín ngưỡng sùng
nước và nghi lễ cầu mưa trong lễ hội, tín ngưỡng phồn thực, lễ đánh thức đất.
3.3.2.1.Tín ngưỡng sùng nướcvà nghi lễ cầu mưa.
Đó là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng gắn liền với đời sống tinh thần của
người làm nông nghiệp nên lễ hội Đinh Lê ngoài tôn vinh các anh hùng lịch sử, nó còn là
lễ hội của nền văn minh nông nghiệp, của những lễ nghi và tín ngưỡng nông nghiệp. Lễ
rước nước ở sông Hoàng Long và hội đua thuyền là minh chứng sinh động cho điều đó.
Trong lễ hội Đinh Lê, tín ngưỡng sùng nước và nghi lễ cầu nước thể hiện đầu tiên ở
nghi lễ rước nước. Trong lễ rước nước hình ảnh rồng vàng không chỉ gắn với huyền tích
đã cứu Đinh Bộ Lĩnh thoát khỏi lửa hận của người chú mà rồng vàng còn biểu tượng cho
môi trường sông nước, phổ biến hơn trong cuộc sống đương đại khi mà cuộc sống của
con người càng ngày càng dần tiến về phía các dòng sông.
Rồng trong các truyền thuyết thường là ở tình trạng bất động, là biểu tượng của
vương quyền (rồng trong truyền thuyết Thăng Long). Nhưng một đôi khi rồng lại hiện ra
trong tư thế hoạt động. Chẳng hạn kể về chuyện Đinh Bộ Lĩnh đánh nhau với người chú,

sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Khi ấy vua còn ít tuổi, binh thế chưa mạnh, thua
chạy, khi qua cầu Đàm Gia Loan, cầu gãy bị sa xuống bùn, người chú muốn lấy giáo
đâm, thấy có hai con rồng vàng che chở, sợ lùi lại”. Hành động che chở cho vua từ thuở
còn chưa lên ngôi dù đã ít nhiều thể hiện tính cách của rồng, song thực ra nó cũng chỉ là
hành động phụ trong câu chuyện, mang tính dấu hiêu hơn là tính bộc lộ. Hình ảnh hai con
rồng che chở cho Đinh Bộ Lĩnh chính là điềm báo về sự ra đời của một vương triều mới
dưới sự trị vì của một ông vua mới. Hai con rồng ấy cũng là tiền đề cho sự xuất hiện của
rồng ở Thăng Long ở cùng một mẫu tính cách.
Lễ đua thuyền cũng thể hiện tín ngưỡng sùng nước và cầu mưa của người dân đất
Việt. Ở lễ hội Đinh Lê, trong khi đua thuyền, các tay chèo đã ra sức bổ mạnh xuống nước

16
tạo vận tốc tối đa cho thuyền đua để giành chiến thắng cho đội mình, đồng thời đó cũng
là sự chấn hưng lớn khiến sông nước phẳng lặng bình yên, bỗng dưng nổi sóng.
3.3.2.2.Tín ngưỡng phồn thực
Bắt chạch trong chum ở Trường Yên là một tục thi vui, mang tính phồn thực giữa
trai gái trong hội làng. Để tham gia, một cặp nam nữ đứng bên cạnh chum đựng nước, thò
một tay vào trong để bắt, tay còn lại choàng vai, ôm lưng người cùng chơi đến khi bắt
được chạch mới buông nhau ra. Trò chơi này là một hình thức cầu đinh, một lễ tục mang
khát vọng con đàn cháu đống, cho thấy ý nghĩa cộng đồng sâu sắc. Muốn vậy phải có âm
dương, nam nữ phối hợp. Đồng thời nhờ đó mà truyền sự sống đến cây trồng, vật nuôi
giúp sinh sôi phát triển.
3.3.2.3 Lễ đánh thức đất
Lễ đánh thức đất được thể hiện qua hội vật và lễ cày tịch điền. Trong lễ vật, các đô
vật được tuyển chọn từ các địa phương và các huyện xung quanh huyện Hoa Lư để thi
đấu với nhau. Các đô vật dùng nhiều miếng vật ngửa đối thủ. Với miếng võ nằm bò, có
tay đô vật nằm lì mặc cho địch thủ đẩy mình rồi bất thần họ thừa thời cơ nhổm dậy phản
công lại đối phương khiến cho người xem thấy vô cùng hấp dẫn. Những người thắng
cuộc phải làm cho đối phương “lấm lưng trắng bụng” (nằm ngửa ra đất) hoặc bị nhấc
bổng khỏi mặt đất. Môn vật không những đòi hỏi sức khoẻ mà còn đòi hỏi sự khéo léo

nhanh nhẹn của người chơi. Thông qua trò chơi này, người ta mong cho dương vượng để
có mưa thuận gió hòa, cây cối sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi.
Đầu xuân năm mới, các cư dân nông nghiệp còn có một hình thức đánh thức đất
khác nữa, đó là lễ cày tịch điền. Lễ cày tịch điền được tiến hành đầu tiên ở nước ta dưới
thời vua Lê Đại Hành. Nó không chỉ nhằm mục đích khuyến khích nông nghiệp phát
triển mà có lẽ nó còn liên quan đến nghi thức đánh thức đất trong những ngày đầu xuân
của người Việt. Đây là nghi thức nhớ về cội nguôn, báo hiệu một mùa xuân mới, một
mùa lao động mới trên khắp cánh đồng quê.
Lễ hội truyền thống thực hiện chức năng liên kết cộng đồng, nó là một kiểu sinh
hoạt tập thể của nhân dân, là “cuộc vui chơi đông người”, được tổ chức sau thời gian lao
động sản xuất hay nhân dịp kỉ niệm một sự kiện xã hội quan trọng liên quan đến sự tồn
tại của cộng đồng hoặc để quần chúng tìm đến một cái gì đó.
Lễ hội truyền thống có chức năng phản ánh, bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hoá
truyền thống, thể hiện ở sự ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống đã qua.
Thông qua lễ hội truyền thống, cộng đồng địa phương thể hiện những khát khao,
những ước mơ; thắp lên niềm tin cuộc đời, yêu chân lí, trọng cái thiện.
Không thể phủ nhận được nhu cầu hưởng thụ và giải trí của người dân thông qua lễ
hội. Tại đây, con người được hoà nhập, “hoá thân” đóng một vai trong hội hay “nhập
thân” vào một trò chơi. Tất cả mọi người còn được hưởng những lễ vật dâng cúng.
Lễ hội Trường Yên – Hoa Lư thực sự là nhịp cầu nối cố kết cộng đồng trong tình
đoàn kết thân ái. Dự lễ hội Trường Yên chính là hành hương thăm cố đô xưa của một
vương triều nơi ghi dấu thời kì mở nước huy hoàng đưa dân tộc bước vào kỉ nguyên
độc lập sau gần hàng ngàn năm Bắc thuộc. Đến đây du khách có dịp tận mắt chứng kiến

17
ác chứng tích hào hùng oanh liệt của cha ông. Lễ hội Đinh Lê là một lễ hội lớn, có ý
nghĩa lịch sử quan trọng, luôn tồn tại trong sự ngưỡng mộ thành kính của nhân dân.
Với khách nước ngoài, sự trỗi dậy của lễ hội dân gian trong những năm gần đây
tạo nên sức thu hút, độ hấp dẫn đặc biệt. Nhu cầu du lịch của nguời dân là rất lớn, đặc
biệt là nhu cầu tham gia lễ hội. Nếu biết khai thác thế mạnh này, chắc chắn ngành du

lịch tỉnh Ninh Bình sẽ thêm cơ hội phát triển.

KẾT LUẬN
Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành đã dựng nên một triều đại vẻ vang trong lịch sử
dân tộc. Công lao “khai sơn phá thạch” của hai vị vua thật đáng ghi nhận. Đại Cồ Việt
dưới thời Đinh - tiền Lê luôn đề cao tinh thần Nam Đế. Với tinh thần ấy, nước Việt ta
luôn luôn vươn lên đấu tranh không chịu sự áp đặt thống trị của phong kiến Trung Quốc
Từ những công lao to lớn trong lịch sử, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Đại Hành đã đi vào
truyền thuyết dân gian với niềm sùng kính ngưỡng vọng linh thiêng. Các vị anh hùng dân
tộc đó không chỉ sống trong lời kể mà còn sống trong những nghi thức thờ cúng và những
tập tục sinh động. Chính vì biết ơn và tưởng nhớ công lao của họ mà nhân dân đã lập đền
thờ để tưởng niệm. Ta nhận ra được một hợp thể hết sức độc đáo bao gồm truyền thuyết
lịch sử về nhân vật và các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian bao gồm các nghi lễ, hội
hè, các tập tục lâu đời…, trong đó truyền thuyết đóng vai trò làm lời minh giải cho các
hình thức sinh hoạt văn hoá. Ngược lại, các hình thức sinh hoạt văn hoá lại minh chứng
cho tính thực tại của truyền thuyết dân gian.
Truyền thuyết Đinh Lê cũng như các truyền thuyết khác mang trong lòng nó hai đặc
trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết là yếu tố lịch sử và hư cấu. Tuy vậy thì lịch sử vẫn
là yếu tố cốt lõi và chủ đạo. Nhung cũng cần phải nói rõ rằng, đó không hẳn đã phải là
một thứ sử như trong các bộ sử chính thống mà đã được “chưng cất”, “nhào nặn” qua
lăng kính của quần chúng nhân dân lao động.
Trong các tuyển tập văn học dân gian ở mục truyền thuyết ta thấy truyền thuyết
Đinh Lê hầu như không được nhắc tới nhiều. Mặc dù Đinh - Tiền Lê là giai đoạn lịch sử
quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc. Số lượng các truyền thuyết viết về hai thời đại
đó, không phải là không có nhưng dường như vẫn chưa được quan tâm, tìm hiểu đúng
mức. Điều đó càng đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người nhất là các nhà nghiên cứu
văn học dân gian.
Lịch sử các bậc anh hùng triều Đinh Lê đã bước thẳng vào trong văn học và luôn
hiện hữu trong các lễ hội, tín ngưỡng dân gian. Người anh hùng không hề chết mà bất
tử mãi trong lòng nhân dân, trong các tập tục, tín ngưỡng.

Người anh hùng được tôn vinh nhất, sống động nhất là trong các lễ hội. Những
khói hương nghi ngút nơi thờ phụng phần nào đã nói lên sự ngưỡng vọng, biết ơn của
nhân dân về những chiến công oanh liệt nhất của họ.
Lễ hội Trường Yên cùng với tổng thể khu di tích hai đền thờ vua Đinh không chỉ có
giá trị tinh thần đối với đời sống tâm linh của người dân mà nó còn có giá trị du lịch rất
lớn Điều này đòi hỏi các cấp lãnh đạo tỉnh Ninh Bình phải biết phát huy sức mạnh tổng

18
hợp của địa phương trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị danh lam cũng như di tích lịch
sử.

References.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị An (94), Nghiên cứu truyền thuyết – những vấn đề đặt ra, Tạp chí văn học
số 7, Hà Nội.
2. Trần Thị An (2000), Yếu tố thời gian trong truyền thuyết dân gian, Tạp chí văn học,
Hà Nội.
3. Trần Thị An (2000), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hoá các truyền thuyết dân
gian Việt Nam, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Hà Nội
4. Đặng Xuân Bảng (1997), Sử học bị khảo, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
5. Đại Việt sử kí tiền biên (1972), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Nguyễn Chí Bền (2006), Góp phần nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Nam, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Nguyễn Chí Bền (2000), Văn hoá dân gian Việt Nam những suy nghĩ, NXB Văn hoá
dân tộc, Hà Nội.
8. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, NXB Sử học, Hà Nội.
9. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà
Nội.
10. Chu Xuân Diên (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở Văn hoá Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia HN, Hà

Nội.
12. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
13. Nguyễn Định (2007), Yếu tố thần kì trong truyền thuyết người Việt ở Nam Bộ, Tạp
chí văn hoá dân gian số 3, Hà Nội.
14. Nguyễn Thế Giang (1982), Kinh đô cũ Hoa Lư, NXB Văn hoá, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Bích Hà (2006), Mã và mã văn hoá, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 1, Hà
Nội.
16. Nguyễn Thị Bích Hà (2009), Tín ngưỡng và mã tín ngưỡng trong văn học dân gian,
Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Bích Hà (2008), Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hoá dân gian.
Đề tài cấp Bộ, Mã số: B2008 - 17 – 149, Chủ nhiệm đề tài.
18. Đinh Thị Minh Hằng (tuyển chọn, 2007), Đinh Gia Khánh tuyển tập 3, NXB Văn
hoá thông tin, Hà Nội.
19. Kiều Thu Hoạch (2006), Văn học dân gian người Việt góc nhìn thể loại, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.

19
20. Đinh Gia Khánh (chủ biên, 1998), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Văn hoá thông
tin, Hà Nội.
21. Đinh Gia Khánh (1993), Văn học dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông
Nam Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Vũ Ngọc Khánh (tuyển chọn, 1998), Truyền thuyết Việt Nam, NXB Văn hoá thông
tin, Hà Nội.
23. Vũ Ngọc Khánh (1998), Vua trẻ trong lịch sử, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
24. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyên Vũ (2000), Từ điển văn hoá dân gian,
NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
25. Trần Trọng Kim (1949), Việt Nam sử lược, Hà Nội
26. Nhiều tác giả, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam (2004), Tổng tập văn học dân gian
người Việt, t4 và 5, Truyền thuyết dân gian người Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà

Nội.
27. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 4,
truyền thuyết dân gian người Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Phan Huy Lê (1999), Tìm về cội nguồn (tập 2), NXB Thế giới, Hà Nội.
29. Ngô Sĩ Liên (1972), Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
30. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
31. Lê Văn Kỳ (1997), Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội lễ các anh
hùng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Lịch sử Việt Nam tập 1 (1971), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
33. Nguyễn Thị Nguyệt ( 2010), Khảo sát và so sánh một số motif truyện kể dân gian
Việt Nam - Nhật Bản, NXB ĐHQG Hà Nội.
34. Nguyễn Thị Nguyệt ( 2010), Khảo sát một số kiểu truyện tiêu biểu về các nhân vật “
tứ bất tử” trong truyện kể dân gian Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội.
35. Lê Trường Phát (2001), Thi pháp văn học dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội
36. Cao Xuân Phổ (1997), Cái thiêng trong sân khấu cổ truyền ở Đông Nam Á, Tạp chí
văn hoá nghệ thuật, số 151, Hà Nội.
37. Nguyễn Tường Phượng (1950), Binh chế Việt Nam, NXB Ngày mai, Hà Nội.
38. Lê Chí Quế (chủ biên, 1999), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
39. Trương Hữu Quýnh (chủ biên, 1961), Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
40. Trần Xuân Sinh (2004), Việt sử kỉ yếu, NXB Hải Phòng.
41. Nguyễn Khắc Thuần (2001), Việt sử giai thoại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
42. Nguyễn Đăng Thục (1998), Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập 2, NXB TPHCM.

20
43. Đỗ Bình Trị (2002), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian,
NXB Giáo Dục, Hà Nội.
44. Nguyễn Văn Trò (2004), Cố đô Hoa Lư, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

45. Trương Đình Tưởng (2007), Truyền thuyết Đinh – Lê, NXB Văn hoá dân tộc, Hà
Nội.
46. Trương Đình Tưởng (chủ biên, 2004), Địa chí văn hoá dân gian Ninh Bình, NXB
Thế giới, Hà Nội.
47. Lê Trung Vũ ( 2005), Lễ hội Việt Nam, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
48. Việt sử thông giám cương mục, chính biên quyển thứ nhất (1957), NXB Văn Sử
Địa, Hà Nội.
49. Nhìn lại lịch sử (Phan Duy Kha – Lã Duy Lan – Đinh Công Vĩ, 2003), NXB Văn
hoá thông tin, Hà Nội.
50. Vua Lê Đại Hành và quê hương làng Trung Lập (Lê Văn Kỳ, Hoàng Tùng biên
soạn, 2003), NXB Thanh Hoá.
51. Thông báo Văn hoá dân gian (2007), NXB Khoa học xã hội.
52. Từ Điển Tiếng Việt (1997), Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, trung tâm từ điển
học Hà Nội – Đà Nẵng.
53. Truyền thống anh hùng trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam (1971), NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.

Và một số website chuyên ngành văn hóa, văn học dân gian

×