Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.14 KB, 126 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







NGUYỄN VĂN HUẤN




HÌNH TƢỢNG THẦN TRONG THẦN THOẠI
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN












THÁI NGUYÊN, NĂM 2012




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






NGUYỄN VĂN HUẤN



HÌNH TƢỢNG THẦN TRONG THẦN THOẠI
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM




CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Ngôn







THÁI NGUYÊN, NĂM 2012



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN


Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Đức Ngôn-
người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Em xin cảm ơn quý thầy, cô tổ Văn học dân gian, Ban chủ nhiệm Khoa
Ngữ văn, Bộ phận quản lý Khoa học- Sau đại học trường Đại học sư phạm
Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
Quang, trường THPT Hoà Phú, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân
trong gia đình đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy cô giáo đã đọc và chỉ rõ những
thành công cũng như hạn chế trong luận văn tốt nghiệp này.

Thái Nguyên, ngày tháng 04 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Văn Huấn




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trưng thực
và chưa từng được ai công bố ở bất kì công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Văn Huấn





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THẦN THOẠI VÀ
VIỆC PHÂN LOẠI HÌNH TƢỢNGTHẦN TRONG THẦN THOẠI
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM 14
1.1 Một số vấn đề lí luận về thần thoại 14
1.1.1 Các quan niệm khác nhau về thần thoại 14
1.1.2 Cơ sở hình thành và tồn tại của thần thoại trong cộng đồng các
dân tộc thiểu số Việt Nam 20
1.2. Hình tượng thần và việc phân loại hình tượng thần trong thần thoại
các dân tộc thiểu số Việt Nam 25
1.2.1 Hình tượng nghệ thuật và hình tượng thần 25
1.2.2 Phân loại hình tượng thần 26

Chƣơng 2. Ý NGHĨA HÌNH TƢỢNG THẦN TRONG THẦN THOẠI
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM 39
2.1. Thần trong thần thoại biểu hiện tín ngưỡng nguyên thủy của các dân
tộc thiểu số 39
2.1.1 Hình tượng thần trong thần thoại phản ánh tín ngưỡng thờ cúng
nhân thần, vật thần 40
2.1.2 Hình tượng thần trong thần thoại phản ánh tục kiêng, kị 49
2.1.3 Hình tượng thần trong thần thoại phản ánh tín ngưỡng phồn thực 51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
2.2 Hình tượng thần gắn với việc sáng tạo giá trị văn hóa của các cộng đồng 53
2.2.1. Hình tượng thần gắn với việc sáng tạo những giá trị văn hóa vật chất 53
2.2.2. Sáng tạo những giá trị văn hóa tinh thần 60
2.3. Hình tượng thần biểu hiện khát vọng vươn lên của các cộng đồng, dân tộc 62
2.3.1 Khát vọng chinh phục thiên nhiên 62
2.3.2. Khát vọng về cuộc sống no đủ 71
2.3.3 Khát vọng về cuộc sống bất tử 72
2.4. Hình tượng thần biểu hiện tập tục của các dân tộc 73
2.4.1 Tập tục sản xuất 73
2.4.2 Tập tục kiêng kị 74
2.4.3 Tập tục nghi lễ 75
2.5. Hình tượng thần biểu hiện trình độ phát triển xã hội của các dân tộc 76
2.5.1 Thế giới thần biểu hiện sự phân chia đẳng cấp 76
2.5.2 Biểu hiện hình thức hôn nhân 77
2.5.3 Biểu hiện sự lớn mạnh của cộng đồng 79
2.5.4. Biểu hiện cách nhìn duy vật về thế giới 80
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG THẦN
TRONG THẦN THOẠI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM 83

3.1. Những môtíp cơ bản trong cấu trúc hình tượng thần 83
3.1.1. Môtip hình dạng khổng lồ 83
3.1.2. Các môtíp thể hiện hành động phi thường 85
3.2. Các biện pháp nghệ thuật chủ yếu để xây dựng hình tượng thần trong
thần thoại của các dân tộc thiểu số Việt Nam 90
3.2.1. Phóng đại 90
3.2.2. So sánh 94
2.2.3. Ẩn dụ 96
3.3. Sắc thái tộc người trong việc xây dựng hình tượng nhân vật 99

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
3.3.1 Sắc thái tộc người thể hiện qua những yếu tố biểu thị không gian
địa lí vùng miền 100
3.3.2 Sắc thái tộc người thể hiện những yếu tố biểu thị giá trị văn hóa
vật chất gắn liền với hình tượng thần 101
3.3.3 Sự phát triển hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc 103
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Nxb : Nhà xuất bản
KHXH : Khoa học xã hội

H : Hà Nội
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
PGS : Phó giáo sư
TS : Tiến sĩ
KTTTVN : Kho tàng thần thoại Việt Nam
TTVHĐGCTTSVN: Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số
Việt Nam


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học dân gian là những "viên ngọc quí" (Hồ Chí Minh) của mỗi dân
tộc. Đến với văn học dân gian chính là hành trình trở về cội nguồn dân tộc.
Thực tế trong giai đoạn hiện nay, nhiều giá trị truyền thống đang dần mất đi,
lối sống thực dụng len lỏi vào từng ngõ ngách của xã hội. Hơn nữa, nhiều dân
tộc thiểu số đã không còn giữ được chữ viết do đó việc sưu tầm, định giá các
sáng tác dân gian là vô cùng cần thiết. Ngay từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI (tháng 12 năm 1986), Đảng ta đã quan tâm đến việc xây dựng và phát triển
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trong nhiều văn kiện
của mình, Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ xây dựng, giữ gìn văn hóa, văn học của
các dân tộc thiểu số. Văn kiện hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam ( khoá 8) đã nêu rõ “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã
hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội” và
“Di sản văn hoá là tài sản vô giá gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản
sắc dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá…hết
sức coi trọng bảo tồn, kế thừa phát huy những giá trị văn hoá truyền thống,

văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể” và “coi trọng
và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng phát triển những
giá trị mới về văn hoá văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số là một nhiệm
vụ vô cùng cấp bách" [37, tr 214]
Trong dòng chảy ào ạt của cuộc sống hiện tại, có những yếu tố văn hóa
tồn tại từ lâu đời nhưng nếu chúng ta không tìm hiểu thì cũng không thể nhận
thức được cặn kẽ vấn đề. Chẳng hạn tại sao khi động thổ làm nhà, người ta lại
thường cúng thổ địa? Tại sao dân gian lại có câu "Thần cây đa, ma cây gạo,
cú cáo cây đề" và việc thờ cúng ở cây cổ thụ sao lại diễn ra dường như ở mọi
nơi, mọi chốn. Tất cả những câu hỏi trên, chúng ta đều tìm thấy câu trả lời khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
phân tích cặn kẽ thần thoại - một thể loại có lịch sử ra đời từ xa xưa của mỗi
dân tộc. Nói như vậy có nghĩa là thần thoại ẩn chứa trong đó vẻ đẹp, nhiêu
truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc. Việc tìm hiểu thần thoại đồng thời là
một hành trình thưởng thức, lí giải vẻ đẹp văn hóa của thời kì "một đi không
trở lại". Đứng trước thực tế tiếng nói của nhiều dân tộc đang bị mai một, thế
hệ trẻ ngày nay, nhiều người đã quên cả vốn văn hóa, văn học của dân tộc
mình, việc tìm hiểu vẻ đẹp của thần thoại các dân tộc thiểu số chính là góp
phần tìm lại vẻ đẹp văn hóa và ngôn ngữ của họ.
Khoa học về Văn học dân gian ở Việt Nam trong thời gian qua đã có
những bước phát triển rất nhanh chóng. Việc nghiên cứu thể loại thần thoại
cũng đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên việc nghiên cứu thần thoại các
dân tộc thiểu số vẫn còn ít ỏi. Những chuyên luận chuyên sâu về hình tượng
thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số ở Việt Nam dường như chưa có.
Thực tế trên là điều băn khoăn không những của cá nhân tôi mà của nhiều
người quan tâm tới văn học dân gian. Vì thế trong quá trình học tập, tìm hiểu,
nghiên cứu tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là "Hình tượng thần

trong thần thoại các dân tộc thiểu số Việt Nam" cho luận văn tốt nghiệp cao
học của mình.
2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Nghiên cứu về thần thoại nói chung
Văn học dân gian từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm sưu
tầm, định giá, xem xét dưới nhiều góc nhìn: loại thể, thi pháp, nội dung phản
ánh Trong đời sống văn học dân gian, thần thoại là thể loại ra đời trước tiên
và chính nó còn lưu giữ trong mình những vẻ đẹp phong phú của thời một đi
không trở lại. Thần thoại không chỉ được các nhà nghiên cứu văn học quan
tâm mà còn là mảnh đất hấp dẫn đối với các nhà sử học, dân tộc học. Trong
kho tàng thần thoại Việt Nam, bộ phận thần thoại các dân tộc thiểu số thu hút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
được sự quan tâm của nhiều người. Chúng ta có thể thống kê ra đây nhiều
công trình nghiên cứu có giá trị. Cuốn Lược khảo về thần thoại Việt Nam của
Nguyễn Đổng Chi (ra đời năm 1956) có thể coi là tài liệu nghiên cứu chính
thống đầu tiên về thần thoại, góp phần định hướng cũng như mở ra các hướng
nghiên cứu tiếp theo. Trong tài liệu này, tác giả Nguyễn Đổng Chi đã đề cập
đến các nội dung như định nghĩa thần thoại, bản chất của thần thoại, lai lịch
và nguồn gốc thần thoại Đặc biệt ông đã cung cấp những tài liệu về nguồn
gốc của thần thoại Việt Nam trong đó đưa ra những tư liệu thần thoại các dân
tộc như H
'
Mông, Dao, Lô Lô, Mường, Lào, Bana, Việt (Kinh).
Với mong muốn đưa đến cho độc giả một cái nhìn đầy đủ hơn về thần
thoại, năm 1959, nhà nghiên cứu Hoàng Trọng Thư đã xuất bản cuốn Việt
Nam văn học toàn thư, trong đó ông dành quyển 1 để nói về Văn chương
truyền khẩu. Trong phần viết này ông đã giới thiệu thần thoại các tác phẩm

sưu tầm về thần thoại miền núi gồm các dân tộc: Mường, Thái, H
'
Mông, Dao,
Lô lô, Ba na, Ê đê Ngoài việc công bố những tác phẩm sưu tầm về thần thoại
các dân tộc thiểu số, tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề của thần thoại
như: nguồn gốc, tính chất và nghệ thuật, diễn tiến của thần thoại Việt Nam,
tương quan giữa thần thoại các dân tộc Để khẳng định mối tương quan giữa
thần thoại các dân tộc, ông viết " Sự tương quan giữa thần thoại các dân tộc
đã có thời kì đặc biệt ảnh hưởng lẫn nhau. Như trong thần thoại của đồng bào
thiểu số ở cao nguyên Nạn hồng thủy cũng có ở thần thoại cảu các sắc dân
trên dãy. Trường Sơn và thượng du Bắc Việt. Thần thoại Việt Nam có nhiều
nhân vật đều mang tên nhân vật trong thần thoại Trung Quốc " [20; tr. 9]
Năm 1961, nhà nghiên cứu Phúc Khánh đã cho ra đời cuốn Thử tìm
hiểu những yếu tố tư tưởng triết học trong thần thoại. Sách được chia là hai
phần chính: phần thứ nhất là mấy nét về bối cảnh lịch sử của thần thoại Việt
Nam, phần thứ hai là những yếu tố tư tưởng triết học trong truyện thần thoai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Để minh chứng cho những nhận định của mình, tác giả đã dẫn ra nhiều thần
thoại của các dân tộc thiểu số như: thần thoại Lô lô, thần thoại Ba Na Cuốn
sách đó đã mang lại những điều vô cùng lí thú, thể hiện một cách tiếp cận khá
độc đáo đối với thần thoại nói chung và thần thoại các dân tộc thiểu số nói riêng.
Văn học dân gian của các dân tộc ít người được nhìn nhận sâu hơn dưới
góc nhìn của nhà nghiên cứu Võ Quang Nhơn. Trên Tạp chí Văn học số 4
năm 1977 ông đã cho đăng bài viết: Thần thoại và truyền thuyết của các dân
tộc ít người. Nếu như trước đây nhiều người vẫn hoài nghi về sự tồn tại của
thần thoại của các dân tộc thiểu số thì Võ Quang Nhơn đã khẳng định cụ thể
"Ở các dân tộc it người, thần thoại không chỉ đóng vai trò phản ánh một cách

thụ động sinh hoạt và tư duy xã hội. Hơn thế nữa, nó còn đóng vai trò tích cực
của một loại hình ý thức, thực hiện chức năng của một loại sinh hoạt văn hóa
tinh thần quan trọng. Thần thoại của các dân tộc ít người biểu dương và
khẳng định những thành tựu văn hóa do con người sáng tạo ra trong buổi đầu
và góp phần củng cố các quan hệ xã hội ở các tộc người anh em trong thời kì
xã xưa ấy" [35; tr. 11].
Nhà nghiên cứu Văn học dân gian Đinh Gia Khánh đã chủ biên một
công trình lớn đó là cuốn Văn học dân gian Việt Nam (1999), NXB Giáo dục.
Công trình đó đã dành những nghiên cứu khá tỉ mỉ về thần thoại với các nội
dung chủ yếu như: định nghĩa thần thoại, quá trình ra đời, quá trình diễn
xướng, phân loại và phân tích các đặc điểm về nội dung cũng như nghệ thuật
của thần thoại. Điều đáng quí là tác giả đã rất chú ý tới thần thoại của các dân
tộc thiểu số. Ông đã dành nhiều trang viết để đánh giá về đặc điểm lịch sử xã
hội của các dân tộc thiểu số từ đó đưa ra những nghiên cứu cụ thể về thần
thoại các dân tộc này. Ông viết:
"Kho tàng thần thoại của cá dân tộc anh em rất phong phú. Căn cứ theo
những biểu hiện tương ứng về các mặt chủ đề, hình tượng, motip xuất hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
khá phổ biến trong các thần thoại, ta có thể phân chia hệ thống thần thoại các
dân tộc theo các loại hình sau đây: loại truyện kể về việc sinh ra trời đất, cây
cỏ, núi sông ; loại truyện kể về việc sinh ra con người, sinh ra các dân tộc;
loại truyện kể về những kì tích sáng tạo văn hóa trong buổi đầu của con
người; loại truyện kể về những cuộc đấu tranh xã hội trong buổi đầu của xã
hội có giai cấp" [10, tr. 588]. Sau khi có những nhận định tổng quá trên, tác
giả đã đi sâu vào phân tích đánh giá cụ thể thần thoại của các dân tộc thiểu số:
Mường, Lô lô, Chăm, Thái, Dao, Ê đê, Ba na
Với mong muốn đưa ra một tài liệu phong phú về thần thoại Việt Nam,

năm 1995 các tác giả Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Huế, Phạm Minh Thảo đã
cho ra mắt bạn đọc cuốn Kho tàng thần thoại Việt Nam. Ngoài lời giới thiệu
về thần thoại, cuốn sách đã chia thành 2 phần: phần 1 giới thiệu về thần thoại
dân tộc Kinh (Việt), phần 2 giới thiệu về thần thoại của các dân tộc thiểu số.
Có thể khẳng định rằng Kho tàng thần thoại Việt Nam là cuốn sách tra cứu vô
cùng bổ ích cho những ai quan tâm nghiên cứu thần thoại.
Nhờ sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, Viện Khoa học xã hội Việt
Nam, Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian đã phối hợp chủ trì biên soạn bộ
Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam bao gồm 23 tập.
Tập 3 dành riêng cho thần thoại của các dân tộc thiểu số. PGS-TS Nguyễn Thị
Huế đã có phần dẫn luận giới thiệu đánh giá toàn diện về thể loại thần thoại
của các dân tộc thiểu số với những nội dung chủ yếu: định nghĩa thần thoại,
cơ sở ra đời của thần thoại, phân loại và nội dung phản ánh của thần thoại các
dân tộc thiểu số. Phần giới thiệu các tác phẩm thần thoại song ngữ (ngôn ngữ
dân tộc thiểu số và ngôn ngữ Kinh) bao gồm 10 dân tộc: Cơ Ho, Ê Đê, H
Mông, Hà Nhì, Mạ, Mơ Nông, Ra Lai, Sán Dìu, Tà Ôi, Thái.
Ngoài những công trình nghiên cứu về thần thoai kể trên, chúng ta còn
phải kể đến những công trình nghiên cứu của Phan Đăng Nhật (Văn học các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
dân tộc thiểu số Việt Nam ra đời năm 1981), Đinh Gia Khánh - Chu Xuân
Diên (Văn học dân gian Việt Nam gồm 2 tập, ra đời năm 1997), Lê Chí Quế -
Nguyễn Hùng Vĩ - Võ Quang Nhơn (Văn học dân gian Việt Nam ra đời năm
1990), Đinh Văn Lành (Bước đầu tìm hiểu thần thoại dân tộc Thái ra đời năm
2000) bên cạnh đó là các luận văn, luận án của nhiều nghiên cứu sinh, học
viên cao học
2.2 Nghiên cứu về hình tượng thần trong thần thoại
Nghiên cứu thần thoại có thể xuất phát từ nhiều góc độ nhưng vấn đề

trung tâm của thần thoại là hình ảnh các vị thần, những nhân vật anh hùng,
các nhân vật sáng tạo văn hóa. Nhiều công trình nghiên cứu đã phần nào đánh
giá, lí giải ý nghĩa (nội dung, nghệ thuật) ẩn chứa trong hình tượng thần.
Trong công trình Lược khảo về thần thoại Việt Nam ra đời năm 1956, ở phần
Quan niệm "thần" của người nguyên thủy, tác giả đã có nhiều nhận xét về
hình tượng thần trong thần thoại "…Thần lúc ban sơ mang những trạng mạo
khổng lồ cổ quái. Tuy nhiên nó cũng là một loại quái vật được hình dung
bằng những bộ phận cơ thể giữa người và các thú vật khác. Chẳng hạn như
thần trong thần thoại của người Ba Na (Tây Nguyên) thì thần Sét có khi là
đầu người mình dê, có khi là một người to lớn râu dài, hai cánh tay đầy lông;
một nữ thần khác là Xóc - ia thì mặt đàn bà người chim, đầy những lông gà"
và " Thần lúc đó chỉ là vật đáng sợ mà không đáng thân…Thần bắt đầu được
nhân dân tô điểm lại cho dễ coi…Đối với người, từ đây thần đã bắt đầu chẳng
những không đáng sợ mà còn đáng thân"…[20; tr. 22]
Như vậy ngay từ những công trình nghiên cứu mang tính chất khai phá về
thần thoại, Nguyễn Đổng Chi đã có những đánh giá chính xác, đặc biệt ông đã
quan tâm nhiều đến hình tượng thần trong thần thoại của các dân tộc thiểu số.
Nghiên cứu về thần thoại của các dân tộc thiểu số, Đinh Gia Khánh
cùng các cộng sự (trong cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam xuất lần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
đầu năm 1973) đã có những xem xét khá lí thú hình tượng các thần. "Bên
cạnh tính lưỡng thể của một cặp thần nam nữ phối hợp lại để sáng tạo ra trời -
đất đó, ở một số dân tộc vị thần sáng tạo ra trời đất được thể hiện dưới một
thể thống nhất: đó là vị thần Bàn Cổ(hoặc Nhiêu Vương) của người Dao, hoặc
thần Ai Điê của người Ê Đê…Thần Bàn Cổ của người Dao được mô tả theo
tầm cỡ cao lớn bao quát cả vũ trụ và con người như sau:
Đầu ngài là trời

Chân ngài là đất
Con người là trái tim của vua cha
Mắt bên trái của thần là mặt trời
Mắt bên phải của thần là mặt trăng
Cũng như người Thái và các dân tộc anh em ở phía Bắc, nhiều dân tộc
anh em ở phía Nam cũng quan niệm - qua hệ thống thần thoại của họ - thiên
nhiên do hàng loạt các vị thần hợp sức nhau sáng tạo ra. Như người Srê và
người Mạ ở Lâm Đồng cho rằng thần Bung(hoặc Kbung) là vị thần đã sáng
tạo ra đất trời. Tiếp theo đó có các thần như Tang, Lút, Kon, Xur, Blang, K
'

yan…sáng tạo nên cây cỏ (như tranh, tre, chuối dứa…), muông thú(từ con
kiến bé nhỏ đến con voi, con hổ)… [10; tr. 590]
Công trình khoa học khá đồ sộ Kho tàng thần thoại Việt Nam do Vũ
Ngọc Khánh chủ biên xuất bản 1995 đã có nhiều kiến giải về hình ảnh thần
trong thần thoại một số dân tộc thiểu số. Sách có đoạn viết "…Kể về nguồn
gốc vũ trụ và thế giới tự nhiên, người Thái có sử thi Ẳm ệt luông, người Lô lô
có Bài ca trời đất, người H Mông có thần thoại Khúa Kê…Trong đó có kể đến
nhiều vị thần khai sáng xây dựng vũ trụ: ở người Lô Lô là ông bà Ket Dơ, Ga
Gi; ở người Thái là Xô Công Phạ, Xô Công Din, có nơi thì lại cho là do Thẻn
Luông sinh ra trời đất và mọi vật. Còn ở người Chăm thì kể rằng trời đất là do
Thần Trời (thần Cha) và thần Đất (thần Mẹ) sáng tạo nên. Trong thần thoại sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
thi Đẻ đất đẻ nước của người Mường là ông Chu Tha và bà Chu Thiên…Tên
gọi các vị thần sáng tạo ra vũ trụ và thiên nhiên ở các dân tộc kể trên tuy có
khác nhau nhưng các vị thần ấy có cái chung: họ là những cặp vợ chồng khai
sáng vũ trụ, trời đất đã được sinh ra từ sự hôn phối của hai ông bà có tầm vóc

kì vĩ này"…[34; tr. 9]
Như vậy mặc dù chưa đặt ra vấn đề chủ đạo là đi phân tích, đánh giá ý
nghĩa hình tượng thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số Việt Nam nhưng
trong quá trình phân tách các loại thần thoại, để minh chứng cho các luận
điểm của mình, nhóm tác giả của cuốn sách đã phần nào gợi dẫn những vẻ
đẹp lấp lánh ẩn trong một số hình tượng các vị thần.
Một trong những tài liệu đáng chú ý đã giới thiệu cụ thể về thần thoại
các dân tộc thiểu số và đánh giá ý nghĩa một vài vị thần đó chính là cuốn
Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số (tập 3) - Thần thoại, do PGS -
TS Nguyễn Thị Huế làm chủ biên. Công trình khoa học kể trên đã kế thừa
thành tựu của các công trình khoa học trước đó cùng với những nhận định,
phát hiện tinh tế về hình ảnh các vị thần của nhiều dân tộc trước đó chưa được
biết đến. Sách có đoạn viết "…Trong truyện thần thoại Nguồn gốc vũ trụ và
muôn loài của người Khơ Me đã kể các vị thiên thần từ trên trời vừa đặt chân
xuống mặt đất đã bị mùi thơm của đất quyến rũ, họ thử ăn một miếng thấy
ngon, rồi tiếp tục miếng nữa. Cuối cùng các vị thiên thần ăn đất mà biến thành
người…Thần thoại của người Gia Rai kể về vị thần làm ra lửa có tên Mơsao
đã đánh nhau với Yang Dai là thần Mặt Trời luôn canh giữ lửa…Theo thần
thoại của người Mơ Nông thì, tương tự như ở tầng trời, ở tầng đất cũng có các
vị thần. Trong số các vị thần ở tầng đất là vị thần Lúa, là một vị thần có vai
trò quan trọng, có tên gọi là Truh Ba. Thần Lúa có nhiệm vụ bảo vệ mặt đất,
chăm cho cây lúa lớn nhanh, không cho sâu bọ làm hại mùa màng. Ngoài ra
cư ngụ trên mặt đất còn có thần Núi(Brah Yok), thần Rừng(Brah Bri), thần
Suối(Brah Dak)…" [25; tr. 44]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Công trình khoa học trên rất có ý nghĩa không chỉ trong việc lưu giữ, hệ
thống hóa các văn bản thần thoại của các dân tộc mà còn đặc biệt có ý nghĩa

đối với những ai đang xem xét phương diện hình tượng các thần trong thần
thoại các dân tộc thiểu số Việt Nam. Dù vậy với tính chất là công trình khoa
học giới thiệu, hệ thống hóa các văn bản thần thoại là chính do đó tài liệu chưa
đi sâu đánh giá, xem xét kĩ hình tượng các thần trong các văn bản thần thoai.
Thần thoại cũng như hình tượng thần trong thần thoại của các dân tộc
thiểu số tiếp tục là đối tượng nghiên cứu của các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.
Năm 1997, Đàm Quang Kế đã thực hiện đề tài "Hệ thống nhân vật
trong sử thi thần thoại Mường "Đẻ đất đẻ nước". Đề tài trên đã tiến hành
khảo sát, phân loại hệ thống nhân vật và đặc biệt đi sâu phân tích 8 nhân vật
được coi là 8 vị anh hùng, tám vị thần của người Mường. Đó là hình tượng
các nhân vật Dạ Dần, Lang Cun Cần, Lang Cun Khương, Toóng Ín, Tặm
Tạch, Pồng Pêu, Tun Mun, Dật Cái Dành. Xét về phương diện văn học, luận
văn trên đã áp dụng những lí thuyết về nhân vật để đánh giá, phân tích khá
cặn kẽ vẻ đẹp các nhân vật. Tuy vậy đứng về phương diện tìm hiểu một tác
phẩm dân gian, việc phân tích các hình tượng nhân vật thần thoại như văn học
viết là một thiếu sót về phương pháp luận.
Sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường tiếp tục là đề tài
được học viện Búi Văn Thành quan tâm nghiên cứu. Đề tài mà Bùi Văn
Thành nghiên cứu có tên là Thế giới biểu tượng thần thoại trong mo Mường.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, tác giả đề tài kể trên đã tiếp cận hệ
thống hình tượng, biểu tượng dưới góc nhìn văn hóa, lịch sử nghĩa là đi tìm
cội nguồn hình tượng, quá trình sinh tồn của hình tượng để dần vươn lên là
những biểu tượng văn hóa của người Mường. Hình tượng Dạ Dần được phân
tích, nhìn nhận là hình ảnh của một vị thần, một biểu tượng mang tính văn
hóa. "…Có thể nói, Dạ Dần là một vị thần vũ trụ khởi nguyên, có công sắp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
xếp thê giới và làm toàn bộ các công việc quan trọng buổi đầu để cõi hỗn

mang trở thành trật tự như ngày nay" "Một điều lý thú nhất đã xảy ra là đã xuất
hiện một nam thần Dần thay thế cho nữ thần Dần. Hiện tượng này ta gặp được ở
cuối mo trongroóng "Vua thần vái thơi". Vua Dần lúc này đã là một nam thần:
Đầu vua Dần lồ lộ
Râu vua Dần nghênh nghênh
Bụng vua hay ăn
Miệng vua hay uống" [2; tr. 46]
Quả thực đây là những phát hiện vô cùng lí thú về hình tượng chuyển
hóa hình tượng các thần nó cho thấy quá trình phát triển về mặt nhận thức của
người Mường. Rất tiếc những phân tích, phát hiện lí thú như trên không xuất
hiện nhiều trong luận văn kể trên bởi nó không phải là mục tiêu chủ đạo của
người viết.
Năm 2007 có một nghiên cứu về hình tượng thần trong thần thoại của
người Khơ Me Nam Bộ rất đáng chú ý, đó là đề tài "Khảo sát truyện kể dân
gian Khơ Me Nam Bộ (qua thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích) của
Phạm Tiết Khánh. Trong nghiên cứu của mình, tác giả không chỉ giới thuyết
khá cặn kẽ về thần thoại, thần thoại người Khơ Me Nam Bộ mà còn có những
phân tích đánh giá cụ thể về hình tượng một số thần. Có thể kể đên đoạn văn
tiêu biểu sau " …Còn truyện Sự hình thành trái đất và loài người lại nói về
các yếu tố duy vật thô sơ trong việc hình thành loài người. Truyện kể rằng có
4 vị thần rất thương yêu nhau và đều đi tìm thầy để học. Mỗi vị thần theo học
một nghề, sau khi thành tài thì đi khắp nơi, dùng sự học của mình để giúp đời.
Khi đã thực hiện được sở nguyện, bốn vị thần xin được làm Gió, Ánh sáng,
Nước và Lửa và hòa vào cõi đất để tạo nên con người…Bên cạnh hai truyện
kể về thần núi và thần nước, để nói về chủ đề chinh phục thiên nhiên, thần
thoại người Khơ Me Nam Bộ còn có truyện Bồ Piêl diệt cá sấu khổng lồ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11

Truyện kể về người anh hùng Bồ Piêl (nay là tên của một ngọn núi vùng Bảy
núi của An Giang) có công trừ cá sấu hung ác, bảo vệ cuộc sống của người
dân"…[30; tr. 57]
Những nghiên cứu trên của tác giả Phạm Tiết Khánh rất có ý nghĩa đối
với thần thoại của người Khơ Me Nam Bộ. Rất tiếc tác giả chưa có sự mở
rộng để phân tích hình tượng thần của các dân tộc thiểu số khác.
Ngoài các đề tài nghiên cứu trên, ta có thể kể đến các đề tài khác đã
bước đầu khai thác vẻ đẹp hình tượng các vị thần trong thần thoại các dân tộc
thiểu số như: "Quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các
dân tộc thiểu số Việt Nam" của Phạm Minh Lường, thực hiện năm 2001. Đề
tài này đã hệ thống những hình ảnh các vị thần trong thần thoại các dân tộc
thiểu số từ đó đưa ra những kết luận về quan điểm nghệ thuật của một số tộc
người như: Mường, Thái, Ê Đê…Bên cạnh đó chúng ta có thể tìm thấy hình
ảnh sơ lược về các vị thần qua đề tài nghiên cứu của Lê Thị Tây Phương có
tên: "Tìm hiểu quan niệm về cái đẹp và nghệ thuật trong văn học dân gian
Việt Nam". Hình ảnh một số vị thần được khai thác ở cả hai phương diện là
nội dung và nghệ thuật.
Những công trình nghiên cứu trên thực sự là những tài liệu vô cùng giá
trị góp phần đánh giá giá trị thần thoại của các dân tộc thiểu số nói riêng và
dân tộc Việt Nam nói chung.Tuy vậy các công trình nghiên cứu trên ít hoặc
chưa đặt ra trọng tâm phân tích sâu hình tượng thần trong thần thoại. Từ thực
tiễn tình hình nghiên cứu trên, được sự hướng dẫn của thầy Trần Đức Ngôn,
tôi đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là "Hình tượng thần
trong thần thoại các dân tộc thiểu số Việt Nam".
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định những giá trị của hình tượng thần trong thần thoại của các
dân tộc thiểu số Việt Nam góp phần làm phong phú thêm tri thức về thần
thoại nói chung và thần thoại các dân tộc thiểu số nói riêng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
- Tìm ra nét độc đáo tiêu biểu của hình tượng thần trong thần thoại các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam và nét độc đáo ở một số dân tộc.
3. 2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân loại hình tượng thần trong thần thoại của các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam.
- Phân tích, làm rõ những giá trị của hình tượng thần về phương diện
nội dung
- Phân tích, làm rõ những giá trị của hình tượng thần về phương diện
nghệ thuật
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống văn bản thần thoại và những văn bản
chứa đựng yếu tố thần thoại của các dân tộc thiểu số Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu hệ thống thần trong các tác phẩm thần thoại và các tác
phẩm chứa đựng yếu tố thần của các dân tộc thiểu số Việt Nam(đi sâu nghiên
cứu hệ thống thần của các dân tộc
- Đánh giá phương diện nội dung cũng như nghệ thuật biểu hiện qua
hình tượng của một số dân tộc thiểu số.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và tƣ liệu khảo sát
5.1 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát và mô tả văn bản: Với phương pháp này
chúng tôi sẽ đi sâu vào việc miêu tả các phương diện về giá trị nội dung, cách
phân loại thần thoại cùng các giá trị nghệ thuật tiêu biểu trong xây dựng hình
tượng thần trong thần thoại của các dân tộc thiểu số Việt Nam.
- Phương pháp phân tích so sánh đối chiếu: Chúng tôi sử dụng phương
pháp này để phân tích, đối chiếu một cách cụ thể thần thoại giữa các dân tộc
thiểu số Việt Nam để tìm ra những nét độc đáo.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
- Phương pháp tổng hợp, liên ngành
5.2 Tư liệu khảo sát
Các văn bản thần thoại trong cuốn
- Kho tàng thần thoại Việt Nam do Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) cùng
PGS. TS Nguyễn Thị Huế, Phạm Minh Thảo biên soạn, Nxb Văn hóa thông
tin, H 1995.
- Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 3 - Thần
thoại do PGS. TS Nguyễn Thị Huế (chủ biên), NXB Khoa học xã hội, H 2009
- Lược khảo thần thoại Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi, Nxb Văn - Sử
- Địa xuất bản 1961
6. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lí luận: Hệ thống hóa tri thức về thể loại thần thoại cũng như tri
thức về hình tượng nhân vật thần trong thần thoại các dân tộc thiểu số Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn: góp phần làm phong phú, giàu đẹp hơn giá trị văn
hóa, văn học của các dân tộc thiểu số thông qua việc phân tích đánh giá về
hình tượng thần trong thần thoại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THẦN THOẠI VÀ VIỆC
PHÂN LOẠI HÌNH TƢỢNGTHẦN TRONG THẦN THOẠI
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM


1.1 Một số vấn đề lí luận về thần thoại
1.1.1 Các quan niệm khác nhau về thần thoại
Đã từ lâu, thần thoại là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa
học. Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi bộ môn khoa học
có quan điểm về thần thoại tương đối độc lập. Ngay cả trong một bộ môn khoa
học cụ thể, mỗi nhà nghiên cứu lại có cách nhìn mang dấu ấn cá nhân, vì vậy
khái niệm thần thoại cho đến nay rất đa dạng, phong phú. Về cơ bản khái niệm
thần thoại được hiểu theo hai quan điểm: quan điểm rộng và quan điểm hẹp.
1.1.1.1 Quan điểm rộng
Người ta biết tới Mác không chỉ với tư cách là một nhà tư tưởng lỗi lạc,
mà còn là một người có những nhận định hết sức tinh tường về thần thoại.
Quá trình nghiên cứu thần thoại của Mác gắn liền với những tri thức triết học.
Ông cho rằng "Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những
sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng. Tiền đề
của nghệ thuật Hy Lạp là thần thoại Hy Lạp, tức là tự nhiên và bản thân hình
thái xã hội đã được trí tưởng tượng của dân gian chế biến đi một cách nghệ
thuật và vô ý thức. Không thể nào hiểu đúng được thần thoại nếu tách nó ra
khỏi xã hội nguyên thủy, nơi mà nhu cầu lí giải, chinh phục tự nhiên và xã hội
của con người thời cổ đại gắn liền với thế giới quan thần linh hay cũng gọi là
thế giới quan thần thoại. Dùng trí tưởng tượng để hình dung, giải thích và
chinh phục thế giới, người nguyên thủy đã tạo ra thần thoại và thần thoại là
một hình thái ý thức nguyên hợp đa chức năng, nó vừa là khoa học vừa là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
nghệ thuật vô ý thức, đồng thời còn là tín ngưỡng, tôn giáo của người nguyên
thủy" [40; tr. 378].
Quan điểm của Mác đã gắn việc lí giải thần thoại với việc lí giải các
vấn đề của xã hội nguyên thủy. Thần thoại không đơn thuần là một thể loại

văn học mà tồn tại trong nó rất nhiều tri thức tổng hợp, đa dạng, nó là một
kiểu tư duy tồn tại phổ biến ở nhiều loại hình nghệ thuật cũng như trong cuộc
sống của người xưa.
Trong công trình nghiên cứu của mình, Lại Nguyên Ân đưa ra cách
hiểu về thần thoại như sau "Sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân,
phản ánh khái quát hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa
hoặc những sinh thể có linh hồn mà dù là quái tượng, phi thường đến mấy
cũng vẫn được đầu óc người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực.
Mặc dù thần thoại tồn tại như những truyện kể về thế gian, nhưng thần thoại
không phải là một thể loại ngôn từ mà là những ý niệm và biểu tượng nhất
định về thế giới. Cảm quan thần thoại nói chung không chỉ bộc lộ bằng truyện
kể, mà còn bộc lộ trong nhiều hình thức khác: trong hành động (nghi lễ, lễ
thức, răn cấm), trong các bài ca, điệu nhảy… Đặc trưng của thần thoại thể
hiện rõ nhất trong văn hóa nguyên thủy, ở đó thần thoại là cái tương đương
với "văn hóa tinh thần" và "khoa học" ở xã hội cận hiện đại. Trong đời sống
của các cộng đồng nguyên thủy, thần thoại là cả một hệ thống, con người
nguyên thủy tri giác và mô tả thế giới bằng các biểu tượng của hệ thống ấy.
Thần thoại là ý thức nguyên hợp của xã hội nguyên thủy. Về sau, thần thoại
phân chia thành các hình thái ý thức xã hội như tôn giáo, nghệ thuật, văn học,
khoa học, tư tưởng chính trị…thì các hình thái ấy vẫn bảo lưu trong chúng
hàng loạt mô hình thần thoại, được chế biến lại để đưa vào cấu trúc mới, thần
thoại có cuộc sống thứ hai".[16; tr. 299]
Như vậy khái niệm thần thoại ở đây cũng được hiểu là một hình thức tư
duy, tồn tại phổ biến trong cộng đồng nguyên thủy, nhờ lối tư duy này mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
người nguyên thủy tri giác về thế giới và con người. Đó là lối tư duy thần
thoại, in dấu trong các hình thái ý thức xã hội. Văn học là một loại hình nghệ

thuật ngôn từ ở đó phản ánh rõ nét hình thức tư duy thần thoại.
1.1.1.2 Quan điểm hẹp
Trên thế giới và ở Việt Nam, văn học dân gian cũng như thể loại thần
thoại đã được nghiên cứu từ lâu, đặc biệt, vẻ đẹp của thần thoại Hy Lạp đã là
nguồn cảm hứng của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều ngành khoa học, nghệ thuật
khác nhau. Khái niệm thần thoại đã được đưa ra trong nhiều công trình nghiên
cứu của các học giả trong và ngoài nước.
Nhà nghiên cứu người Nga, E.M.Meletinski cho rằng "Từ Thần thoại
có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, truyện thoại.
Thường người ta hiểu nó là truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái
hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời
gian ban đầu, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập nên những
nhân tố của nó - thiên nhiên và văn hóa. Hệ thần thoại (mifalogia) là tổng thể
những câu chuyện như thế về các vị thần và các nhân vật đồng thời là hệ
thống những quan niệm hoang đường về thế giới" [38; tr. 653].
Như vậy, ở đây thần thoại được xem xét dưới góc độ là một thể loại
văn học, nghĩa là nó là một thể loại tự sự, ra đời đầu tiên của loài người và nó
phản ánh thế giới cũng như xã hội thông qua yếu tố "thần". Ông cũng chỉ ra
rằng thần thoại có sự đan kết những yếu tố phôi thai của tôn giáo, triết học,
khoa học và nghệ thuật. Quan hệ hữu cơ của thần thoại với nghi lễ vốn được
thực hiện qua các phương tiện âm nhạc, vũ đạo, các phương tiện tiền sân khấu
và ngôn từ, quan hệ ấy có bí mật và chưa được giải mã một cách chính xác.
Thần thoại không chỉ là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, nó pha trộn trong
đó nhiều yếu tố của các ngành khoa học và nghệ thuật khác.
Xem xét các mối quan hệ giữa thần thoại và xã hội nguyên thủy, F.
Enghen nhận thấy "Thần thoại là sản phẩm tinh thần của người nguyên thủy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17

nội dung của nó mang nặng tính chất hoang đường ảo tưởng nhưng trong đó
cũng chứa đựng nhiều yếu tố có giá trị quan trọng về nhiều mặt. Sự nhận thức
và lí giải sai lầm, ảo tưởng về thế giới ở trong thần thoại là điều tất yếu không
thể tránh khỏi" [7; tr. 315].
Ý kiến này của F. Enghen cho chúng ta thấy hai vấn đề mang tính bản
chất của thể loại thần thoại. Thứ nhất đó là sản phẩm tinh thần của người
nguyên thủy, mang tính chất ảo tưởng hoang đường nhưng chứa đựng nhiều
yếu tố có giá trị về nhiều mặt. Thứ hai là sự nhận thức và lí giải sai lầm, ảo
tưởng tồn tại trong thần thoại mang tính tất yếu không thể tránh khỏi, nó
chính là dấu hiệu của tư duy nguyên thủy đặc thù mà ta chỉ có thể tìm trong
thần thoại mà thôi.
Nhiều nhà nghiên cứu văn học trong nước từ lâu đã tìm cách định nghĩa
thần thoại theo cách nhìn nhận của riêng mình.
Một trong những tài liệu nghiên cứu mang tính chất mở đường về
nghiên cứu thần thoại ở nước là cuốn Lược khảo về thần thoại Việt Nam của
Nguyễn Đổng Chi. Trong tài liệu này, ông đã định nghĩa thần thoại như sau
"Thần thoại là một truyện cổ tích. Trong các truyện cổ tích có thể chia làm hai
thứ: một thứ nội dung hoàn toàn nói về người hoặc về vật mà ta có thể gọi là
nhân thoại, vật thoại, trong đó không có sức thần phép tiên len vào; một thứ
trái lại, bao hàm ít nhiều chất hoang đường quái đản. Thần thoại thuộc về thứ
sau" [20; tr. 9].
Cách hiểu trên đây của Nguyễn Đổng Chi đã cho chúng ta thấy mấy
vấn đề hết sức phức tạp trong nghiên cứu thần thoại:
- Thứ nhất, ranh giới giữa thần thoại và một số thể loại khác (đặc biệt là
với truyền thuyết, cổ tích) là khá mong manh, do đó có những tác phẩm được
xếp vào nhiều thể loại.
- Thứ hai, cách thức phản ánh của thần thoại và cổ tích có những nét
hết sức giống nhau từ đó dẫn tới việc phân loại và nghiên cứu thần thoại gặp
nhiều rắc rối.

×