Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

dạy học đoạn trích người lái đò sông đà của nguyễn tuân và ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường theo cá tính sáng tạo của nhà văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.76 KB, 117 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM





NGUYỄN THỊ HỒNG LAM




DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ”
CỦA NGUYỄN TUÂN VÀ “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?”
CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
THEO CÁ TÍNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ VĂN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC







THÁI NGUYÊN – 2010


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM




NGUYỄN THỊ HỒNG LAM



DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ”
CỦA NGUYỄN TUÂN VÀ “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?”
CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
THEO CÁ TÍNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ VĂN


Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Văn và Tiếng việt
Mã số: 60.14.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN THANH HÙNG



THÁI NGUYÊN – 2010


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Lời cảm ơn

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Thanh Hùng- Ngƣời
đã hƣớng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại
học Trƣờng đại học sƣ phạm- Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn bạn bè, ngƣời thân đã tạo điều
kiện cho tôi trong suốt thời gian qua.


Tác giả luận văn

NguyễnThị Hồng Lam











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT


GV : Giáo viên
HS : Học sinh
Nxb : Nhà xuất bản
Tr : Trang
THPT : Trung học phổ thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
TRANG
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Đối tượng và phạm vi của đề tài 4
4. Mục đích của đề tài 5
5. Nhiệm vụ của đề tài 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Cấu trúc của luận văn 5
B. NỘI DUNG
Chương 1. Đặc trưng lọai thể kí và cá tính sáng tạo
của nhà văn 6
1.1. Đặc trưng loại thể kí 6
1.2. Cá tính sáng tạo của nhà văn 13

Chương 2. Tiếp cận đoạn trích “Người lái đò sông Đà”
và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” theo cá tính sáng tạo
của nhà văn. 23
2.1. Cá tính sáng tạo của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường 23
2.1.1. Nguyễn Tuân – Cây bút tài hoa và độc đáo 23
2.1.2. Hoàng Phủ Ngọc Tường – ngòi bút suy tư đầy
chất thơ 42
2.2. Tiếp cận đoạn trích “Người lái đò sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” theo cá tính sáng tạo của nhà văn 53
2.2.1. Nguyên tắc, cách thức, nội dung tiếp cận 53
2.2.2. Tiếp cận đoạn trích “Người lái đò sông Đà” 56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

2.2.3. Tiếp cận đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” 61
2.3. So sánh hai đoạn trích “Người lái đò sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho
dòng sông?” 68
Chương 3. Thiết kế giáo án và thể nghiệm sư phạm 72
3.1. Thực tế dạy học hai tác phẩm kí ở trường phổ thông 72
3.2. Thiết kế giáo án hai đoạn trích 76
3.2.1. Mục đích thiết kế 76
3.2.2. Nội dung thiết kế 76
3.2.3. Soạn giáo án 76
3.2.3.1. Giáo án “Người lái đò sông Đà” 76
3.2.3.2. Giáo án “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” 89
3.3. Thể nghiệm sư phạm 102
KẾT LUẬN 104
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 109



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1
A MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cây đại thụ của văn học Nga thế kỷ XIX, LevTolxtol đã từng viết: “Thực
ra khi chúng ta đọc hoặc quan sát một tác phẩm nghệ thuật của một tác giả mới
thì câu hỏi chủ yếu nảy ra trong lòng chúng ta bao giờ cùng là nhƣ sau: “Nào,
anh là con ngƣời nhƣ thế nào đây? Anh có gì khác với tất cả những ngƣời mà tôi
đã biết và anh có thể nói cho tôi một điều gì mới về việc cần phải nhìn cuộc sống
của chúng ta nhƣ thế nào”. Nếu là một nhà văn đã quen thuộc thì câu hỏi sẽ là:
Nào, anh có thể nói cho tôi thêm một điều gì mới? Bây giờ anh sẽ lý giải cuộc
sống cho tôi từ khía cạnh nào?”[13, Tr 90]. Những câu hỏi này rất gần gũi với
quan niệm nghệ thuật của Nam Cao – Cây bút hiện thực xuất sắc của Văn học
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: “Văn chƣơng không cần những ngƣời thợ khéo
tay làm theo một vài kiểu mẫu đƣa cho. Văn chƣơng chỉ dung nạp những ngƣời
biết đào sâu,biết tìm tòi, khơi nguồn chƣa ai khơi và sáng tạo những cái gì chƣa
có”[2,Tr79].Văn chương là hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Nó không chấp nhận
sự lặp lại, dù là lặp lại người khác hay lặp lại chính mình .Nếu mỗi loài hoa có
một hương sắc thì mỗi nhà văn có một cá tính sáng tạo. Cá tính sáng tạo là điều
kiện quan trọng để xác lập và duy trì vị trí của nhà văn trong lòng độc giả cũng
như trong lịch sử văn học. Nó góp phần tạo nên diện mạo và phát triển nền văn
học. Không thể có nền văn học phong phú, đa dạng nếu thiếu vắng những cá tính
sáng tạo độc đáo. Nếu các nhà thơ mới đều mờ mờ nhân ảnh thì Hoài Thanh
không thể tự hào khẳng định: “Trong lịch sử thi ca Việt Nam, chƣa bao giờ có
một thời đại phong phú nhƣ thời đại này. Chƣa bao giờ ngƣới ta thấy xuất hiện
một lúc một hồn thơ rộng mở nhƣ Thế Lữ, mơ màng nhƣ Lƣu Trọng Lƣ, hùng
tráng nhƣ Huy Thông, trong sáng nhƣ Nguyễn Nhƣợc Pháp, ảo não nhƣ Huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


2
Cận, quê mùa nhƣ Nguyễn Bính, kỳ dị nhƣ Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực,
băn khoăn nhƣ Xuân Diệu”[38,Tr 37]. Có thể nói cá tính sáng tạo của nhà văn
không chỉ có ý nghĩa quan trọng với bản thân nhà văn mà còn góp một viên gạch
quý xây nên lâu đài văn học của một quốc gia dân tộc.
Cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện trong mọi loại hình văn học. Ở thể
loại ký, các tác giả không xây dựng cốt truyện hư cấu. Yếu tố hư cấu tuy có
nhưng được sử dụng với liều lượng phù hợp nhằm đảm bảo tính khách quan có
thật của đối tượng phản ánh. Do vậy, ở thể loại văn học này, cái tôi tác giả thể
hiện trực tiếp nhất, từ ngôn ngữ, giọng điệu đến thế giới quan, nhân sinh quan.
Cho nên, cá tính sáng tạo của nhà văn cũng được thể hiện trực tiếp nhất. Đấy
chính là điểm độc đáo của các tác phẩm kí. Cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện
trước hết ở cái nhìn độc đáo mới mẻ của nhà văn về con người và các hiện tượng
đời sống. Đó không phải chỉ là phát hiện ra vấn đề mới mà còn là cái nhìn mới
về một vấn đề đã cũ, hoặc là sự lý giải cuộc sống từ một khía cạnh khác. Bởi vậy
trước cùng một đối tượng, mỗi kí giả có thể phát hiện ra những ý nghĩa mới mẻ
khác nhau. Trong quá trình dạy học tác phẩm, giáo viên và học sinh không chỉ
tìm hiểu đối tượng được phản ánh mà còn tìm ra cái riêng của mỗi tác giả, phát
hiện ra cá tính sáng tạo của người viết.
Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đều là những tác giả thành danh
từ loại thể kí. Đây cũng là hai kí giả xuất sắc uyên bác, tài hoa và độc đáo. Cả hai
đều có tác phẩm trong sách giáo khoa trung học phổ thông: Người lái đò sông
Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc
Tường. Hai bài kí vừa có điểm tương đồng vừa có những nét khác biệt. Khi dạy
học nên có sự so sánh để làm rõ cái chung và cái riêng. Từ đó làm nổi bật cá tính
sáng tạo của từng nhà văn. Dạy học theo hướng này phù hợp với tính tích hợp
của sách giáo khoa, đúng đặc trưng loại thể, đồng thời giúp học sinh khắc sâu ấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


3
tượng về tác giả tác phẩm. Thực tế do nhiều lý do khác nhau, các tài liệu tham
khảo và giáo viên thường dạy tách biệt hai bài mà chưa chú ý đúng mức đến việc
kết hợp chúng với nhau. Đây là khoảng trống còn bỏ ngỏ trong thực tế dạy học
hai tác phẩm kí và nhiều tác phẩm văn chương khác ở nhà trường phổ thông.
Từ những lý do trên, người viết quyết định chọn đề tài: “Dạy học: “Người
lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của
Hoàng Phủ Ngọc Tường theo cá tính sáng tạo của nhà văn” . Hy vọng đề tài
này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận của học sinh và hiệu quả giờ dạy
học tác phẩm văn chương.
2. Lịch sử vấn đề.
Nguyễn Tuân là một tác gia lớn của Việt Nam và là con chim đầu đàn về
loại thể kí. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về con người và
văn nghiệp của ông. Đoạn trích “Ngƣời lái đò Sông Đà” (Trích từ tác phẩm cùng
tên) nằm trong tập Sông Đà, được đưa vào sách giáo khoa từ lâu. Lần đổi mới
chương trình ngữ văn gần đây nhất nó vẫn giữ nguyên. Đứng về góc độ phương
pháp dạy học, đã có đề tài nghiên cứu cách dạy học đoạn trích này như tác giả
Nguyễn Thị Tuyết Thanh với luận văn thạc sĩ: “Dạy kí Nguyễn Tuân ở trường
phổ thông miền núi” (Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, 2002).
Trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn 12 hiện hành, ngoài bài kí trên của
Nguyễn Tuân, còn có đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ
Ngọc Tường. Dụng ý của nhà soạn sách là chọn Nguyễn Tuân đại diện cho thế
hệ tiền chiến, còn tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường đại diện cho thể kí Việt
Nam đương đại. Cũng đã có những đề tài về dạy học đoạn trích này. Đề tài
nghiên cứu khoa học: “Đọc – Hiểu bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của
Hoàng Phủ Ngọc Tường” (Ngữ văn 12 – SGK thí điểm) theo đặc trưng thể
loại của Lê Thị Minh Thúy (Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, 2007). Trong đó tác
S húa bi Trung tõm Hc liu - i hc Thỏi Nguyờn

4

gi i sõu vo c hiu on trớch theo 5 c trng: V phng thc th hin, v
i tng nhn thc thm m, v ni dung, v kt cu, v ngụn ng. ti ó
chỳ ý khai thỏc v p ca sụng Hng v ch ra nhng nột c sc v ngh thut
ca tỏc phm. Chuyờn dy hc ng vn 12 :Ai ó t tờn cho dũng sụng?
ca Thc s Lờ Th Hng ó cp khỏ ton din t c trng th loi kớ , c
im kớ Hong Ph Ngc Tng, cỏc vn v ni dung, ngh thut ca on
trớch n giỏo ỏn dy hc on trớch ny. c bit tỏc gi ó ch ra cỏi tụi
Hong Ph Ngc Tng. Tc l ó chỳ ý n cỏ tớnh sỏng to ca nh vn.Ngoài
ra còn có Về việc giảng dạy thể kí và kí của Hoàng Phủ Ngọc T-ờng của Lê
Trà My, Dạy học tác phẩm kí trong SGK Ngữ văn mới THPT của Lê Sử. õy
l mt ti liu tham kho b ớch v thit thc vi mi giỏo viờn. Nh vy cựng
vi vic bỏm sỏt c trng th loi cỏc tỏc gi u chỳ ý nờu bt nhng nột c
sc ca tỏc phm v phong cỏch tỏc gi, õy cng l mc tiờu ca gi dy hc tỏc
phm trong nh trng. Tuy nhiờn hc sinh cn cú cỏi nhỡn so sỏnh liờn h
nhn thc sõu sc hn v hai tỏc phm, hai tỏc gi cựng ni danh v mt loi th
vn hc. Vi ti dy hc hai on trớch theo cỏ tớnh sỏng to ca nh vn
chỳng tụi hy vng giỳp hc sinh hiu rừ cỏ tớnh sỏng to ca tng nh vn, tỡm ra
nhng im tng ng v khỏc bit gia hai tỏc phm cng nh hai ngi cha
tinh thn ca chỳng.
3. i tng v phm vi ca ti.
3.1. i tng ca ti.
i tng nghiờn cu ca ti l dy hc hai on trớch Ngi lỏi ũ
sụng ca Nguyn Tuõn v Ai ó t tờn cho dũng sụng ? ca Hong Ph
Ngc Tng theo cỏ tớnh sỏng to ca nh vn .
3.2. Phm vi ca ti
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

5
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tìm hiểu và chỉ ra những biểu hiện cơ bản
của cá tính sáng tạo của từng nhà văn. Áp dụng vào dạy học hai đoạn trích.

4. Mục đích của đề tài.
- Giúp học sinh có cái nhìn toàn diện về tác giả, tác phẩm trong sự liên hệ so
sánh. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận của học sinh và hiệu quả giờ
dạy học tác phẩm văn chương.
- Kết quả nghiên cứu sẽ phục vụ cho quá trình dạy học hai tác phẩm kí và là
một tài liệu tham khảo.
5. Nhiệm vụ của đề tài.
- Tìm hiểu đặc trưng của loại thể kí.
- Tìm hiểu cá tính sáng tạo của nhà văn.
- Chỉ ra cá tính sáng tạo của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Tiếp cận hai đoạn trích theo cá tính sáng tạo của từng người.
- Thiết kế giáo án và thể nghiệm sư phạm.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Chúng tôi sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu .
- Phương pháp thể nghiệm sư phạm .
7. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo luận văn gồm ba phần:
Phần mở đầu.
Phần nội dung.
- Chương 1: Đặc trưng loại thể kí và cá tính sáng tạo của nhà văn.
- Chương 2: Tiếp cận hai đoạn trích: “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn
Tuân và “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo cá
tính sáng tạo của nhà văn.
- Chương 3: Thiết kế giáo án và thể nghiệm sư phạm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

6
Phần kết luận


B. NỘI DUNG
Chương 1
ĐẶC TRƯNG LOẠI THỂ KÍ VÀ CÁ TÍNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ VĂN.
1.1. Đặc trưng loại thể kí
Loại hình kí được phân biệt thành kí báo chí và kí văn học. Cả hai loại kí
này đều có đặc trưng về tính xác thực của đối tượng phản ánh. Nguyễn Xuân
Nam trong Từ điển văn học khẳng định: “Tính chính xác tối đa là đặc trƣng
cơ bản của kí” . Tuy nhiên giữa chúng cũng có những điểm khác nhau. Nếu kí
báo chí nhằm thông tin về cái mới, cái thời sự thì kí văn học nhằm phản ánh cái
hay cái đẹp và những giá trị, những ý nghĩa xã hội thẩm mỹ của con người. Nếu
kí báo chí chú ý đến những thông tin có tính thời sự, có khi cập nhật đến từng
phút thì kí văn học lại hướng đến những thông tin mang tính thẩm mỹ (nhưng
cũng không bỏ qua tính thời sự của thông tin). Kí báo chí chọn phương thức diễn
đạt ngắn gọn, rõ ràng dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, ngôn từ thiên về thông báo và chú
ý đến sự chính xác cụ thể của thông tin về con người, sự việc, sự kiện, thời gian,
địa điểm. Kí văn học chú trọng chức năng thẩm mỹ. Từ chất liệu hiện thực, các
kí giả dùng ngôn từ giầu hình ảnh, cảm xúc xây dựng nên những hình tượng
nghệ thuật vừa mang đậm dấu ấn cuộc sống, vừa chứa đựng quan niệm thẩm mỹ
của nhà văn. Do vậy kí văn học có những đặc trưng riêng biệt của nó. Sau đây
chúng tôi xin đi sâu vào những đặc trưng của kí văn học.
1.1.1. Khái niệm.
“Kí là một lĩnh vực văn học, trong đó sự thực đời sống cùng suy nghĩ tình
cảm thực của tác giả đóng vai trò cơ sở, để trên đó nhà văn phát huy vai trò suy
nghĩ, tƣởng tƣợng, nghị luận, trữ tình một cách tự do, phóng khoáng”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

7
1.1.2. Đặc trưng loại thể kí.
1.1.2.1. Đối tƣợng phản ánh.

Đối tượng phản ánh của kí là những con người, sự việc, hiện tượng đời sống
có tính xác thực. Hiện thực khách quan được phản ánh trung thực trong các tác
phẩm kí. Tuy nhiên kí văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ nên các kí giả
không lấy việc thông tin thời sự xác thực làm chủ đề mà chức năng thông tin
thẩm mỹ được đặt lên hàng đầu. Những người thật, việc thật là nền tảng cơ sở để
từ đó người viết kí nhìn nhận, chọn lựa, khai thác khái quát nó ở những nội dung,
những khía cạnh có ý nghĩa xã hội thẩm mỹ nào đó. Bởi vậy đối tượng phản ánh
trong kí không chỉ được tái hiện một cách trung thực chính xác mà còn được
phân tích, cảm thụ, nhận xét, đánh giá, bình luận theo cách nhìn độc đáo của tác
giả.
Vì hướng tới chức năng thông tin thẩm mỹ nên nhà văn có sử dụng hư cấu
tưởng tượng. Yếu tố này được dùng với liều lượng phù hợp để đảm bảo tính
trung thực khách quan của đối tượng. Thực chất của hư cấu là lựa chọn (thêm
hoặc bớt) các chi tiết nhằm tái tạo đúng người thật việc thật với ý nghĩa thẩm mỹ
nào đó. Hư cấu được sử dụng ở những thành phần không thật xác định như: Nội
tâm nhân vật, cảm xúc của nhân vật trước cảnh sắc thiên nhiên, những đoạn trữ
tình ngoại đề hay những nhân vật phụ. Nội tâm nhân vật hay cảm xúc của nhân
vật trước cảnh sắc thiên nhiên là phần khó nắm bắt. Không thể cảm nhận hết
bằng thính giác, thị giác hay xúc giác, có lẽ phải dùng đến giác quan thứ sáu để
cảm nhận. Các kí giả phải dựa vào hoàn cảnh và tính cách nhân vật để phác họa
tình cảm, diễn biến nội tâm nhân vật.
Những đoạn trữ tình ngoại đề cũng không thể thiếu yếu tố liên tưởng tưởng
tượng. Có thể nói đây là những chân trời rộng mở cho hư cấu tưởng tượng mặc
sức bay. Tất nhiên không thể vượt quá đường chân trời. Hư cấu còn được dùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

8
để xây dựng các nhân vật phụ. Các nhân vật này chỉ có chức năng làm sinh động
cho tác phẩm, tăng sức hấp dẫn của câu chuyện chứ không vi phạm lôgic khách
quan của câu chuyện ấy. Có thể nói yếu tố hư cấu tuy không chiếm vai trò chủ

đạo nhưng nó làm cho sự kiện, sự việc, con người trong kí mang ý nghĩa tư
tưởng nghệ thuật nhiều hơn. Những người thật việc thật trong kí có ý nghĩa điển
hình, sự thật về chúng có ý nghĩa sâu rộng hơn tính thời sự của chúng, có thể tác
động nhiều mặt đến người đọc.
Thông thường, mỗi kí giả có mảnh đất riêng của mình. Đó là mảng hiện
thực mà họ am hiểu nhất. Do phải đảm bảo tính xác thực, ít được sử dụng hư cấu
nên người viết kí phải có vốn hiểu biết sâu rộng, chính xác về đối tượng phản
ánh. Kí giả hàng đầu của Việt Nam- Nguyễn Tuân, trước cách mạng thường viết
về những người tài hoa, tài tử, về chính mình và những thú vui tao nhã thanh
cao. Sau cách mạng ông dành hẳn tập tùy bút Sông Đà để viết về vùng đất Tây
Bắc. Tiếp đó là Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi chủ yếu nhằm vào giặc lái Hoa Kỳ .
Trong khi đó Hoàng Phủ Ngọc Tường lại viết nhiều về Huế và được coi là nhà
văn của xử Huế. Tiếp xúc với những trang kí là tiếp xúc với những trang tư liệu
trung thực, chính xác. Đó là kho tri thức của người viết.
Tóm lại: Đối tượng phản ánh trong kí luôn có tính xác thực và tính thẩm
mỹ. Đó không phải là bức ảnh nguyên dạng về nó mà trở thành biểu tượng nghệ
thuật. Sự kiện, con người trong kí chân thực, chính xác, có sức truyền cảm làm
rung động trái tim người đọc. Điều đó làm tác phẩm kí có giá trị nhận thức và có
sức thuyết phục cao. Sự hòa quyện giữ tính xác thực và tính thẩm mỹ khiến
nhiều tác phẩm kí vừa có giá trị nghệ thuật vừa là tư liệu lịch sử quý giá.
1.1.2.2. Hình tƣợng tác giả.
- Khái niệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

9
“Hình tƣợng tác giả là phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai
trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm ”[9,Tr149]. Hình tượng
tác giả có cơ sở tâm lý là hình tượng cái “tôi” có trong nhân cách mỗi người và
được thể hiện trong giao tiếp. Cơ sở nghệ thuật của hình tượng tác giả là tính
chất gián tiếp của văn bản nghệ thuật, văn bản tác phẩm, là lời của người trần

thuật, người kể chuyện hay nhân vật.
- Hình tượng tác giả có tính chất loại hình sâu sắc nhưng cũng mang đậm cá
tính tác giả khi vai trò của cá tính sáng tạo, của cái tôi cá nhân được ý thức đầy
đủ.
- Hình tượng tác giả trong kí được hiểu qua nhân vật người trần thuật.
Người trần thuật có thể ở ngôi thứ nhất hoặc thứ ba có thể là tác giả hoặc là
người khác (chủ yếu là tác giả).
- Hình tượng tác giả có vị trí khá nổi bật và có vai trò quan trọng trong tác
phẩm kí, cụ thể:
Là người biến các sự việc, sự kiện, con người thành các yếu tố nghệ thuật
có thể nói họ là người chưng cất hiện thực khách quan thành thế giới nghệ thuật
có tính chính thể. Thế giới ấy được phản ánh qua lăng kính chủ quan của họ
nhưng vẫn đảm bảo tính xác thực.
Hình tượng tác giả thường đóng vai trò là nhân chứng nhằm tăng cường tính
chính xác và chân thực của thông tin. Các kí giả thường bám sát, tiếp cận và đi
sâu vào đời sống để nghiên cứu phân tích, thẩm thấu nó. Từ đó tìm tòi, phát hiện
ra vấn đề khái quát ý nghĩa xã hội, thẩm mỹ của các chi tiết, sự việc, sự kiện, con
người đang được phản ánh. Các tác giả có dùng hư cấu tưởng tượng để sáng tạo
nên bức tranh nghệ thuật về cuộc sống. Tuy nhiên nội dung cơ bản và chủ yếu
vẫn là những gì tác giả nghe nhìn, cảm nhận và trải nghiệm. Vì vậy các tác giả kí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

10
đều là những người từng trải, gắn bó, hòa nhập với thực tế, có vốn hiểu biết sâu
rộng, tỉ mỉ, chính xác về các đối tượng được phản ánh trong tác phẩm.
Hình tượng tác giả là người trực tiếp tham gia vào thế giới hình tượng nghệ
thuật, bằng khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng sẽ nối kết các chi tiết, sự
việc, sự kiện lại với nhau.
Hình tượng tác giả cũng là người trực tiếp trình bày tư tưởng tình cảm của
mình qua ngôn ngữ chính luận và trữ tình, hướng người đọc cảm thụ cuộc sống

theo những định hướng nào đó.
Nhìn chung, trong tác phẩm kí hình tượng tác giả thường xuất hiện như
điểm nhìn trung tâm, gắn kết, nhận xét, đánh giá các chi tiết, sự việc của đời
sống. Cái tôi tác giả thường trực tiếp giao tiếp với bạn đọc dẫn dắt họ thâm nhập
vào cuộc sống.
Là hình tượng trung tâm của thế giới nghệ thuật, hình tượng tác giả thường
bộc lộ rõ lập trường tư tưởng của nhà văn về một hoặc một số hiện tượng nào đó
của cuộc sống. Với nhiệt tình thuyết phục trong trình bày, phân tích, cắt nghĩa, lý
giải các hiện tượng đời sống, hình tượng tác giả là cơ sở làm cho kí có sức giác
ngộ, động viên, giáo dục mạnh mẽ.
1.1.2.3. Cốt truyện, kết cấu của kí.
Về cốt truyện
- Có hai cách hiểu về cốt truyện (theo Từ điển thuật ngữ văn học).
Thứ nhất: Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, đƣợc tổ chức theo yêu
cầu tƣ tƣởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng
nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và
kịch”[9,Tr99].
Thứ hai: Cốt truyện được hiểu “là toàn bộ các biến cố sự kiện đƣợc nhà văn
kể ra, là cái mà ngƣời đọc có thể đem kể lại ”[9,Tr101]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

11
- Trong kí có những yếu tố trữ tình và chính luận. Chúng làm nên những
yếu tố phi cốt truyện trong kí. Nhiều khi những yếu tố này chiếm tỉ lệ lớn trong
các tác phẩm. Vì vậy cốt truyện sẽ bị phá vỡ với mức độ đậm nhạt khác nhau. Có
những bài kí chỉ là sự tập hợp một hệ thống sự kiện dưới một chủ đề thống nhất
nào đó.
- Về cốt truyện trong tác phẩm kí, có nhiều ý kiến khác nhau.
Có người cho rằng “kí không có cốt truyện ” (Nicôlin).
Có người khẳng định “ những tác phẩm kí không có cốt truyện về thực chất

đã chuyển hóa thành văn chính luận” (Cudơshép). Theo quan điểm này thì loại
thể kí vẫn có cốt truyện.
- Nếu hiểu theo nghĩa thứ nhất cũng không thể khẳng định kí không có cốt
truyện, bởi có những tác phẩm có cốt truyện hoàn chỉnh (như thể loại truyện kí)
hoặc ít nhiều có cốt truyện ( như thể loại kí sự) . Nếu hiểu theo nghĩa thứ hai thì
phần lớn các tác phẩm kí có cốt truyện (người đọc có thể kể lại) nhưng với
những tác phẩm có phần trữ tình ngoại đề nhiều, tác giả chủ yếu dựa vào sự kiện
hiện tượng để bày tỏ tư tưởng tình cảm một cách khá tự do ngay cả việc kể lại
cũng rất khó, mà cũng không thể xếp nó thành văn chính luận.
Ý kiến thứ ba hợp lý hơn cả. Đó là kí có thể có hoặc không có cốt truyện
phụ thuộc vào các thể loại ký khác nhau trong loại thể kí. Kí có nội hàm khá
rộng bởi trong lòng nó còn nhiều tiểu loại nhỏ. Bởi vậy khi xem xét có hay
không có cốt truyện cần dựa vào từng thể loại thậm chí là từng tác phẩm cụ thể.
Về kết cấu .
Thuật ngữ kết cấu dùng để chỉ “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của
tác phẩm” [9, Tr 156].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

12
Kết cấu bao gồm nhiều phương diện như : Bố cục; tổ chức hệ thống tính
cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức
những liên kết cụ thể của thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các
yếu tố ngoài cốt truyện, sao cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật.
- Kết cấu của các tác phẩm kí liên quan chặt chẽ đến vấn đề có hay không
có cốt truyện.
Những tác phẩm kí có cốt truyện sẽ theo lối kết cấu cốt chuyện với các
thành phần của cốt truyện như: Khai đoạn, phát triển, thắt nút, đỉnh điểm, mở
nút, hoặc theo các loại kết cấu khác của cốt truyện.
Những tác phẩm kí không có cốt truyện thì theo lối kết cấu liên tưởng, trong
đó xen kẽ giữa những sự kiện, con người là những đoạn nghị luận, trữ tình với tỉ

lệ khá lớn.
Như vậy, không phải tác phẩm kí nào cũng có cốt truyện nhưng không có
tác phẩm nào không có kết cấu. Việc xác định đúng các yếu tố thi pháp này sẽ
góp phần định hướng đúng đắn cho việc tìm hiểu tác phẩm.
1.1.2.4. Ngôn ngữ.
Theo Lại Nguyên Ân “đặc điểm văn học của kí lộ rõ nhất ở văn phong,
ngôn ngữ nghệ thuật” .
Ngôn ngữ kí có một số đặc điểm sau:
Ngôn ngữ nghệ thuật của kí hướng vào miêu tả phong tục qua những đặc
điểm môi trường hoặc những tính cách tiêu biểu của cuộc sống cho nên ngôn
ngữ kí vừa cụ thể sinh động, đậm chất đời thường gần với cuộc sống, vừa khái
quát.
Các thể loại kí in đậm dấu ấn hình tượng tác giả nên ngôn ngữ nghệ thuật
trong kí mang đậm tính chủ thể gắn liền với cá tính sáng tạo của tác giả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

13
Ngôn ngữ kí chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả người viết kí không
ẩn mình mà trực tiếp viết ra những gì mình chứng kiến, quan sát. Họ cũng là
người đối thoại, chứng kiến, ghi nhớ và ghi chép lại ngôn từ của các nhân vật
khác. Vì vậy ngôn ngữ kí có xu hướng mở rộng. Nó thừa nhận và dung nạp
nhiều hình thức và phong cách sáng tạo. Nguyễn Tuân từng khẳng định “kí có
quyền dùng tất cả các cách của truyện, kịch, thơ ca và cả các cách thức của điện
ảnh, sân khấu, ca vũ hội họa, điêu khắc” .
Trong tác phẩm kí, người trần thuật kể, nhận xét, đánh giá dẫn dắt bạn đọc
tiếp cận, thâm nhập vào cuộc sống, tìm hiểu con người, sự việc được phản ánh.
Vì vậy ngôn từ nghệ thuật cũng rất linh hoạt về giọng điệu. Có khi là giọng trần
thuật, có lúc là giọng phân tích, giọng khái quát v.v
Các thể loại kí thường nhanh nhạy, phản ảnh kịp thời các vấn đề của đời
sống và định hướng nhận thức của người đọc. Vì vậy ngôn ngữ kí vừa có chức

năng phản ánh, vừa có tính thuyết phục, trực tiếp và tích cực hướng về gây hiệu
quả nhận thức đồng thời tác động đến tình cảm của người đọc.
Nhìn chung: ngôn ngữ nghệ thuật của kí thể hiện rõ nét và trực tiếp nhất cái
tôi tác giả. Qua xu hướng và cách thức sử dụng ngôn ngữ có thể phần nào tìm ra
cá tính sáng tạo của từng nhà văn .
Tiểu kết: Kí văn học vừa có đặc điểm của loại hình kí nói chung (bao gồm
cả kí báo chí) vừa có đặc trưng riêng biệt của văn học- loại hình nghệ thuật ngôn
từ. Nắm vững đặc trưng thể loại là điều kiện cần thiết, quan trọng trong quá trình
dạy học tác phẩm văn chương nhằm thực hiện mục tiêu kép: hoàn thành nhiệm
vụ môn học và đảm bảo tính nghệ thuật ngôn từ của văn học.
1.2. Cá tính sáng tạo của nhà văn.
1.2.1. Khái niệm.
Theo các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

14
“Cá tính sáng tạo là biểu hiện rực rỡ của các phạm trù cái chủ quan, cái
cá biệt, cái đặc thù, cái không lập lại trong tài năng của nghệ sĩ” [9, Tr35].
Phạm trù cái chủ quan tồn tại bên cạnh phạm trù cái khách quan, cá biệt
song hành cùng cái chung. Cá tính sáng tạo thuộc phạm trù cái chủ quan nhưng
nó không đối nghịch hay mâu thuẫn với các phạm trù cái khách quan, cái chung,
cái điển hình. Chúng gắn bó hữu cơ với nhau. Trong sự thống nhất ấy, người
nghệ sĩ khám phá ra những cái mới trong nghệ thuật.
Theo khái niệm trên thì cá tính sáng tạo của nhà văn chính là cái tôi sáng
tạo của nhà văn ấy . Bởi cái “tôi” tồn tại thống nhất trong cái ta chung nhưng vẫn
bao chứa bản sắc riêng có của mỗi nghệ sĩ
M.B.Khrapchen kô trong “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển
văn học” thì đưa ra luận điểm.
“ Cá tính sáng tạo – đó là cá nhân nhà văn với những đặc điểm vô cùng
quan trọng về mặt xã hội – tâm lý của cá nhân đó, là cách nhìn nhận và cách thể

hiện thế giới của cá nhân đó, đó là cá nhân của nhà văn trong mối quan hệ của
nó đối với những nhu cầu thẩm mỹ của xã hội, trong việc cá nhân đó hƣớng tới
công chúng độc giả, hƣớng tới những ngƣời vì họ mà văn học đƣợc tạo ra ”[13,
tr 116].
“Cá nhân nhà văn” trong trường hợp này là “cái tôi” sáng tạo được phân
biệt với cái tôi hiện thực ngoài đời của nhà văn. Tất nhiên giữa chúng có những
nét tương đồng ở mức độ nhiều, ít tùy từng trường hợp cụ thể (ví dụ: khi nghiên
cứu về Nguyễn Tuân, nhiều người khẳng định “Văn là người”, nhưng trường hợp
như vậy không nhiều). Trong luận điểm trên của M.B. Khrapchenkô, cá tính
sáng tạo được làm rõ từ ba mối quan hệ.
- “Cá nhân nhà văn” trong tác phẩm (Anh là người như thế nào?).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

15
- “Cá nhân nhà văn” trong quan hệ với nhu cầu thẩm mỹ của xã hội (tức

khả năng đáp ứng của cá nhân đó đối với những nhu cầu tinh thần của xã hội).
- “Cá nhân nhà văn” trong quan hệ với bạn đọc (Thực tế, mỗi nhà văn chỉ
tìm được tiếng nói chung với một bộ phận công chúng nhất định).
Trong đó, ông chú trọng đến sự thống nhất bên trong của cái “tôi” sáng tạo
thể hiện trong sự thụ cảm cuộc sống và trong quan hệ đối với ý thức thẩm mỹ
của thời đại. Có thể nói, cá tính sáng tạo của nhà văn chính là cái “tôi” sáng tạo,
là bản sắc riêng của nhà văn trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Đó cũng là
phần đóng góp của người nghệ sĩ đối với văn học và được công chúng thừa nhận.
1.2.2. Biểu hiện của cá tính sáng tạo.
Theo các tác giả “Từ điển thuật ngữ văn học”: Cá tính sáng tạo biểu hiện
tập trung ở cái nhìn nghệ thuật độc đáo, ở cách cảm nghĩ của nhà văn có khả
năng đề xuất những nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật mới mẻ, tạo thành một
ngôn ngữ nghệ thuật mới trong việc biểu hiện những nội dung mới của đời sống
và tƣ tƣởng” [9, Tr35].

M.B.Khrapchenkô cho rằng: cái “tôi” được lập lại nhiều lần chưa phải là
dấu hiệu của cá tính sáng tạo; từ ngữ tinh tế mà thiếu nội dung nghệ thuật lớn
lao, có “kỹ sảo” kể chuyện mà câu chuyện không có ý nghĩa đáng kể; dồi dào về
trữ tình nhưng không có bản lĩnh trong việc thu cảm thế giới chỉ là cá tình giả
tạo, chưa phải là cá tính sáng tạo chân chính. Từ đó ông chỉ rõ: “Cá tính sáng tạo
của nhà văn thể hiện trong những khía cạnh khác nhau của nghệ thuật của nhà
văn đó, trƣớc hết nó thể hiện ở sự độc đáo trong cách nhìn của anh ta đối với
những hiện tƣợng của cuộc sống, ở sự độc đáo và ý nghĩa của những khái quát
mang tính chất sáng tạo của anh ta” [13, Tr92].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

16
Thực tế, con người và hiện thực trong các tác phẩm văn học đều được khúc
xạ qua lăng kính nhận thức của nhà văn. Bởi vậy, cá tính sáng tạo của nhà văn
được biểu hiện qua hầu hết các phương diện nghệ thuật với mức độ đậm nhạt
khác nhau. Trong đó có thể kể đến các phương diện chủ yếu.
- Cái nhìn nghệ thuật độc đáo về con người và hiện thực.
- Quan niệm nghệ thuật hay những khái quát nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa.
- Hình thức nghệ thuật của tác phẩm (Bao gồm các yếu tố thi pháp như:
hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ giọng điệu .v.v…)
Thông qua việc tìm hiểu những biểu hiện trên, chúng ta có thể hình dung
được cá tính sáng tạo của nhà văn.
12.3. Cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật.
Cá tính sáng tạo là cơ sở của phong cách nghệ thuật của nhà văn. Phong
cách nghệ thuật là “Một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tƣơng đối ổn định
của hệ thống hình tƣợng, của các phƣơng tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái
nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn” [9, Tr255]. Một tác giả thành
danh phải tạo ra được nét riêng của bản thân mình. Nét riêng ấy thể hiện trong
các tác phẩm và được lặp lại trong nhiều tác phẩm khác tạo nên một nét đặc
trưng để nhà văn tự khu biệt mình với những người khác. Không phải nhà văn

nào cũng tạo ra được nét riêng thống nhất lặp lại như vậy, nên không phải nhà
văn nào cũng có phong cách nghệ thuật.
Cá tính sáng tạo là biểu hiện của cái riêng, cái đặc thù không lặp lại nhưng
không phải là cái biệt lập. Nó tồn tại trong chỉnh thể nhà văn và góp phần tạo nên
sự thống nhất của chỉnh thể đó. Như vậy là người ta có thể tìm được mẫu số
chung của những biểu hiện không lặp lại trong hệ thống sáng tác của nhà văn.
Nhưng nó không được hiện diện trong các tác phẩm của nhà văn khác và được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

17
công chúng độc giả công nhận “bản quyền”. “Bản quyền” ấy chính là phong cách
nghệ thuật của nhà văn.
Bất kỳ nhà văn nào cũng phải sống trong một xã hội nhất định, ở một giai
đoạn lịch sử nhất định. Cá nhân đó chịu sự tác động của các mối quan hệ xã hội
xung quanh mình, hít thở bầu không khí chính trị văn hóa của dân tộc mình. Họ
tiếp thu kho trí thức của cộng đồng thế giới quan, nhân sinh quan, quan niệm thẩm
mỹ được hình thành, ít nhiều bị chi phối bởi hệ tư tưởng và những chuẩn mực đạo
đức thẩm mỹ của xã hội. Do đó phong cách nghệ thuật của nhà văn cũng mang
dấu ấn của dân tộc và thời đại.
Phong cách nghệ thuật của nhà văn không thể thiếu cá tính sáng tạo. Đây là
nhân tố quan trọng để nhà văn không dẫm lên dấu chân phía trước của người
khác và của chính mình. Cá tính sáng tạo là xuất phát điểm để nhà văn xây dựng
phong cách nghệ thuật. Sau khi định hình, phong cách nghệ thuật trở thành kim
chỉ nam cho hoạt động sáng tạo của họ.
Cá tính sáng tạo – phong cách nghệ thuật tạo nên tên tuổi nhà văn. Các nhà
văn lớn là tiêu chí để đánh giá quy mô, vị trí của nền văn học dân tộc trong nền
văn học thế giới; chính họ sẽ xây dựng thời đại hoàng kim của văn học nghệ
thuật.
1.2.4. Cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện trong loại thể kí.
So với các loại thể văn học khác, kí có nhiều điểm khác biệt. Đây cũng là

điểm độc đáo chỉ có ở loại thể này. Do phải đảm bảo tính khách quan, có thật của
đối tượng phản ánh nên yếu tố hư cấu không đóng vai trò chủ đạo trong các tác
phẩm kí. Thông thường, tác giả là người trực tiếp kể chuyện. Bởi vậy cá tính
sáng tạo của nhà văn thể hiện trực tiếp. Cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện qua
ba phương diện chủ yếu là: Cái nhìn nghệ thuật về con người và cuộc sống, ngôn
ngữ và giọng điệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

18
Cái nhìn nghệ thuật về con ngƣời và cuộc sống.
“Cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con ngƣời, nó có thể thâm
nhập vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lƣu sự
toàn vẹn thẩm mỹ của sự vật” [31,Tr106].
Cái nhìn của người nghệ sĩ trong tác phẩm văn họclà cái nhìn nghệ thuật.
MB.Khrápchenkô nhận xét: “ Chân lý cuộc sốngtrong sáng tác nghệ thuật
không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới vốn
có ở từng nghệ sĩ thực thụ”[13,Tr66]. Truyện, tiểu thuyết và kịch tập trung vào
việc xây dựng nhân vật, qua đó thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của
nhà văn. Cái nhìn của nhà văn ẩn trong cái nhìn của nhân vật, bản thân hình
tượng nhân vật cũng bao chữa cái nhìn của tác giả. Khi phân tích các hình tượng
chúng ta nhận ra quan niệm của người sinh ra chúng. Trong các sáng tác của
Nam Cao nổi lên hai đề tài chính; người trí thức và người nông dân. Ở mỗi đề tài
là một sự khám phá về con người. Các nhân vật trí thức là hình ảnh con người bi
kịch, còn người nông dân lại phản ánh con người tha hóa. Thế giới nhân vật
trong các tác phẩm của Nam Cao trước cách mạng có cả quá trình thức tỉnh
nhưng không tìm ra lối thoát. Nó cho thấy cái nhìn bi quan bế tắc của nhà văn về
con người và cuộc sống.
Loại thể kí không chú trọng xây dựng nhân vật có tính điển hình nghệ thuật.
Con người, trong các tác phẩm kí là những con người mà tác giả đã gặp, đã trò
chuyện thậm chí được sống cùng. Họ cũng có thể là những người mà tác giả biết

qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Họ đi vào tác phẩm một cách trung thực
chứ không trở thành một hình tượng hư cấu. Tác giả có thể trực tiếp thể hiện thái
độ yêu ghét của mình. Các tác phẩm kí không chú ý tạo dựng cốt truyện chặt chẽ
nên những sự kiện, sự việc, con người lại trở thành nguồn cảm hứng để mạch
cảm xúc tuôn tràn trên mặt giấy. Không ít tác phẩm kí chỉ viết về thiên nhiên,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

19
cảnh vật hoặc bất kỳ đề tài nào mà tác giả xúc cảm, quan tâm. Cái nhìn nghệ
thuật được thể hiện trực tiếp qua cách thức miêu tả đối tượng, những lời nhận
xét, đánh giá. Cá tính sáng tạo của nhà văn cũng thể hiện qua cách nhìn đó.
Nguyễn Tuân khi viết về sông Đà rất chú ý đến đặc điểm tự nhiên của nó: Hùng
vĩ, trữ tình. Hoàng Phủ Ngọc Tường lại viết về sông Hương như một biểu tượng
văn hóa của Huế. Dưới con mắt của ông sông Hương luôn mang vẻ đẹp đầy nữ
tính.
Cái nhìn nghệ thuật trong thể loại kí nhiều khi thể hiện trực tiếp với người
kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” đồng nhất với tác giả. Như vậy, đó là cái
nhìn của chính nhà văn, không ẩn dưới cái nhìn của bất kỳ nhân vật nào. Đây là
điểm khác biệt của kí trong khi tìm hiểu cái nhìn nghệ thuật so với các loại thể
khác. Cá tính sáng tạo của nhà văn còn thể hiện qua ngôn ngữ.
Ngôn ngữ
Trong các thể loại kí thì kí sự gần gũi với truyện ngắn hơn cả. Bởi nó cũng có
cốt truyện, có nhân vật, có tâm lý nhân vật. Nhưng tất cả những yếu tố đó không
chặt chẽ, hoàn chỉnh, sâu sắc như trong chuyện ngắn. Người kể chuyện có vai trò
riêng trong tác phẩm. Có khi anh ta như một bình luận viên, nhận xét, đánh giá,
bình luận về con người, sự kiện mà chính anh ta đang kể. Bên cạnh ngôn ngữ
nhân vật, ngôn ngữ của người kể chuyện là nhân tố không thể bỏ qua khi tìm
hiểu cá tính sáng tạo của nhà văn. Với các thể loại khác như tùy bút và bút kí,
ngôn ngữ tác phẩm chủ yếu là ngôn ngữ tác giả. Bởi vậy nó bộc lộ rõ nét và trực
tiếp cá tính của người sử dụng nó. Từ phương diện ngôn ngữ, có thể tìm hiểu cá

tính sáng tạo của nhà văn ở các khía cạnh như: Thiên hướng sử dụng từ ngữ,
cách dùng từ, đặt câu những yếu tố đó bộc lộ rõ sở trưởng ngôn ngữ của từng
nhà văn. Nguyễn Tuân rất hay sử dụng những từ ngữ cực tả, những hình ảnh gây
cảm giác mạnh, những câu văn lạ và mới. Nguyễn Tuân tả một cái thác sông Đà

×