Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong một số tiểu thuyết của vi hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.16 KB, 105 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM



HOÀNG THỊ MINH PHƯƠNG


ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ DÂN GIAN TRONG
MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN









Thái Nguyên – Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM




HOÀNG THỊ MINH PHƯƠNG


ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ DÂN GIAN TRONG
MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG

Chuyên nghành : Văn Học Việt Nam
Mã số : 60.22.34


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS - TIẾN SĨ : NGUYỄN HẰNG PHƯƠNG





Thái Nguyên – Năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Văn học của các dân tộc thiểu số Việt Nam ra đời tƣơng đối muộn. Nó
chủ yếu đƣợc hình thành và phát triển từ sau Cách mạng Tháng Tám năm
1945.Thơ ra đời sớm nhất, văn xuôi ra đời muộn hơn và đƣợc đánh dấu bằng
những sáng tác của nhà văn Nông Minh Châu. Có thể nói truyện ngắn “Ché
mèn đƣợc đi họp” viết năm 1958 của Nông Minh Châu là mốc đầu tiên cho
sự ra đời của mảng văn học các dân tộc thiểu số. Năm 1964 tiểu thuyết của
các dân tộc thiểu số mới ra đời với “Muối lên rừng” của Nông Minh Châu.
Nhƣng phải đến hơn mƣời năm sau, tiểu thuyết các dân tộc thiểu số mới thật
sự phát triển. Trong đó Vi Hồng là nhà văn có đóng góp đáng kể cho mảng
văn học của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết.
Với hơn mƣời cuốn tiểu thuyết, mở đầu là “Đất bằng” (1980) và hơn
chục năm tiếp theo hầu nhƣ cũng chỉ có tiểu thuyết của ông. Đó là “Vãi
Đàng” (1980), Núi cỏ yêu thƣơng (1984), “Tháng năm biết nói” (1993),
“Lòng dạ đàn bà” (1992), “Vào hang” (1990), “Đọa đày” (1997)… Sau Vi
Hồng, còn có các nhà văn: Cao Duy Sơn (Tày), Vƣơng Trung (Thái), cũng
viết tiểu thuyết song với số lƣợng tác phẩm ít hơn, điều đó cho thấy sức sáng
tạo hăng say đầy hứng thú không biết mỏi của Vi Hồng thật đáng khâm phục.
Có thể nói nhìn từ góc độ thể loại tiểu thuyết, Vi Hồng là nhà văn dân
tộc thiểu số viết tiểu thuyết đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật hơn cả. Tiểu
thuyết của Vi Hồng đã đề cập đến rất nhiều mặt khác nhau về cuộc sống và
con ngƣời miền núi. Đặc biệt qua tiểu thuyết của ông, chúng ta còn nhận thấy
trong mỗi tác phẩm mang đậm những yếu tố của văn hóa dân gian.
Trong những năm gần đây, sáng tác của Vi Hồng cũng đƣợc quan tâm
nghiên cứu. Song có lẽ vẫn còn những khía cạnh chƣa đƣợc nghiên cứu đúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
mức và có hệ thống để nhận diện rõ đƣợc phong cách sáng tác, nhất là ở thể
loại tiểu thuyết của ông.
Qua khảo sát một số tiểu thuyết của Vi Hồng, chúng tôi thấy nó ảnh
hƣởng sâu sắc từ những yếu tố của văn hóa dân gian.Với những lý do trên,
chúng tôi chọn đề tài “Ảnh hƣởng của văn hóa dân gian trong một số tiểu
thuyết của Vi Hồng”. Việc tìm hiểu bốn tiểu thuyết: “Đất bằng” (1980),
“Phụ tình” (1994), “Đọa đày” (1997), “Mùa hoa Boóc loỏng” ( 2005), luận
văn muốn chỉ ra sự ảnh hƣởng của văn hóa dân gian đến cả phƣơng nội dung
và phƣơng diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
Việc nghiên cứu “Ảnh hƣởng của văn hóa dân gian trong một số
tiểu thuyết của Vi Hồng”, đối với chúng tôi, những ngƣời giảng dạy văn học
ở miền núi thì ngoài ý nghĩa về khoa học, nó còn mang lại ý nghĩa sƣ phạm
thiết thực. Những kết quả thu nhận đƣợc từ việc nghiên cứu này sẽ giúp
chúng tôi có điều kiện so sánh, đối chiếu giữa các tác phẩm ngƣời Kinh viết
về ngƣời dân tộc và miền núi (nhƣ Tô Hoài, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn
Tuân…) với tác phẩm của ngƣời dân tộc thiểu số viết về con ngƣời và cuộc
sống của dân tộc mình. Đồng thời nó sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn đối việc
giảng dạy văn học địa phƣơng. Một mảng mà văn học trong nhà trƣờng ở tỉnh
ta chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
2. Lịch sử vấn đề
Nhà văn Vi Hồng đã trở nên quen thuộc với bạn đọc cả nƣớc qua rất
nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết. Tài năng của nhà văn đã đƣợc khẳng định qua
các giải thƣởng lớn. Năm 1959, truyện ngắn “Ngôi sao cô đơn trên đỉnh núi
Phia Hoàng” đã đƣợc nhận giải thƣởng của Tổng hội sinh viên Việt Nam.
Năm 1962, ông nhận giải thƣởng của báo Ngƣời giáo viên nhân dân; năm
1985, tiểu thuyết “Đất bằng” đƣợc Hội nhà văn Việt Nam trao giải chính
thức… Từ 1980 trở đi đến cuối đời (1997), Vi Hồng đã dồn toàn bộ tâm huyết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
cho thể loại tiểu thuyết và để lại một di sản khá lớn gồm hơn mƣời tiểu thuyết
và sáu bản thảo tiểu thuyết chƣa in.
Đánh giá về tiểu thuyết Vi Hồng, các nhà nghiên cứu phê bình và bạn
đọc đều thống nhất khẳng định: Vi Hồng là nhà văn dân tộc miền núi tiêu biểu
cho bộ phận văn học dân tộc thiểu số Việt Nam sau cách mạng.
Đọc bản thảo tác phẩm Đất bằng , nhà văn Nguyên Ngọc đã có nhận
xét đầy ấn tƣợng về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Vi Hồng: “Tôi thấy cách
viết của anh rất khác với cách viết của ta – hay ít ra là của tôi – vẫn thường
quen thuộc…. Cách viết, bao gồm cách hình dung về nhân vật, xây dựng nhân
vật, dẫn dắt cốt truyện, lựa chọn tình tiết, tập trung chú ý tình tiết này hơn
tình tiết kia…Cho đến kết cấu, bố cục tả người, tả cảnh, tả tình, đặt câu, chọn
từ…” (Báo nhân dân ngày 19/4/1980).
Trong cuốn văn học Thái Nguyên, tác giả Vũ Anh Tuấn, tác giả rất
quan tâm đến mối quan hệ giữa sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Tày với văn
học truyền thống. Chẳng hạn, khi giới thiệu về những đặc điểm cơ bản của
văn xuôi Thái Nguyên nói chung trong đó có Vi Hồng, tác giả đã nhận xét
“Bắt đầu từ nhà văn Vi Hồng, cuộc sống, tâm hồn con người miền núi đã
được miêu tả một cách phong phú, sâu sắc, đa dạng. Với sự vận dụng tối đa
vốn văn hóa dân gian, Vi Hồng đã khởi xướng một cách viết mới về miền núi,
mà có nhà văn đã nhận định đó là cách viết “Hiện đại hóa dân gian”. Sau
này, không ít nhà văn người dân tộc ở Thái Nguyên và Việt Bắc ảnh hưởng Vi
Hồng một cách sâu sắc và có hiệu quả”.
Phó Giáo sƣ – tiến sĩ Vũ Anh Tuấn trong bài báo “Vi Hồng với mùa
xuân Nặm Cáp” cũng khẳng định sức hấp dẫn của tiểu thuyết Vi Hồng đối
với ngƣời đọc không chỉ bằng cách viết độc đáo mà còn bởi ông là một nhà
văn có trái tim nhân hậu, giàu lòng nhân ái. Thành tựu lớn nhất mà Vi Hòng
để lại cho đồng bào các dân tộc miền núi có lẽ đƣợc trầm kết trong những


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
trang văn. Mạch lạc và dứt khoát, đôi khi đến cực đoan trong đời riêng, trái
tim nhà văn không ngừng đập giữa hai dòng yêu thƣơng và hờn giận. Song
trƣớc sau, ông vẫn là một con ngƣời nhân hậu, giàu lòng yêu thƣơng và khát
khao đƣợc yêu thƣơng.
Hồ Thủy Giang cũng có nhận xét tinh tế về nghệ thuật xây dựng nhân
vật trong tiểu thuyết Vi Hồng: “Trong bút pháp xây dựng nhân vật, Vi Hồng ít
đề cập đến sự phức tạp của tâm lý. Anh nghiêng về khắc họa những nét đẹp
hoang sơ, thuần khiết của tâm hồn”.
Cuốn “Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại”, tác giả Lâm
Tiến đã có bài nghiên cứu riêng về tiểu thuyết Thái Nguyên trong thời kỳ đổi
mới (1986-2007), trong đó ông đặc biệt chú ý đến những tác phẩm của các
nhà văn dân tộc Tày. Tác giả đã chỉ ra dấu ấn của văn hóa, văn học dân gian
trong sáng tác của họ. Theo ông, Vi Hồng chịu ảnh hƣởng của văn học dân
gian ở kiểu tƣ duy trực tiếp cảm tính, lối ví von, so sánh, ƣớc lệ và cách xây
dựng nhân vật theo hai tuyến rõ rệt.
Năm 2003, Hoàng Văn Huyên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với
đề tài: “Tính dân tộc trong tiểu thuyết Vi Hồng” tại trƣờng Đại học sƣ phạm
Thái Nguyên. Có thể nói ở thời điểm đó đây là công trình nghiên cứu công
phu về tiểu thuyết Vi Hồng. Luận văn đã chỉ ra cốt cách tâm hồn các dân tộc
Việt Bắc trong hệ thống nhân vật của Vi Hồng. Đó là những con ngƣời giản
dị, mộc mạc, khát vọng về tình yêu… Đồng thời luận văn cũng chỉ ra một số
phƣơng diện nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc trong tiểu thuyết Vi Hồng
nhƣ: Lời văn mộc mạc, giản dị, sử dụng hình ảnh so sánh liên tƣởng gần gũi
với ngƣời Việt Bắc. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở khía cạnh dân tộc
mà chƣa tìm hiểu sâu sát về sự ảnh hƣởng của văn hóa dân gian trong tiểu
thuyết của Vi Hồng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Trong hội thảo về nhà văn Vi Hồng do khoa ngữ văn Trƣờng Đại học
sƣ phạm Thái Nguyên kết hợp với Hội văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức năm
2006, có một số bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn
học viết. Trƣớc hết, phải kể đến bài: “Bản sắc văn hóa Tày trong truyện
ngắn Vi Hồng” của hai tác giả Trần Thị Việt Trung và Nguyễn Thị Thanh
Thủy. Hai tác giả đã khảo sát trên phƣơng diện nội dung và nghệ thuật tác
phẩm của Vi Hồng và đi đến kết luận: Bản sắc văn hóa Tày thể hiện khá đậm
nét ở đề tài, nội dung phản ánh, hình tƣợng nhân vật và một số đặc điểm nghệ
thuật khác trong truyện ngắn của Vi Hồng. Các tác giả đã phát hiện ra chất trữ
tình sâu lắng trong nội dung tác phẩm, vẻ đẹp khỏe khoắn, mộc mạc trong
hình tƣợng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, hình ảnh so sánh giàu chất dân
gian miền núi trong tác phẩm của Vi Hồng. Và khẳng định ông là một nhà
văn ngƣời dân tộc tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.
Về khía cạnh vận dụng ngôn ngữ dân gian trong truyện ngắn Vi Hồng,
Hà Thị Liễu đã nhận xét: Vi Hồng ƣa thích và sử dụng với mật độ khá dày các
thành ngữ, tục ngữ dân gian trong sáng tác của mình và đã đem lại hiệu quả
biểu đạt tích cực.
Mặc dù cũng đã đƣợc đề cập đến ít nhiều, song các bài viết dƣờng nhƣ
mới chỉ dừng lại ở nhận định, những luận điểm để phục vụ cho những mục
đích nghiên cứu khác nhau.
Tóm lại, các tác giả đã nghiên cứu và nhấn mạnh tới sự tiếp thu, kế
thừa các yếu tố văn hóa, văn học dân gian, chủ yếu ở thể loại truyện ngắn
trong di sản sáng tác của Vi Hồng mà chƣa có một công trình nghiên cứu nào
cho thấy sự ảnh hƣởng sâu sắc từ các yếu tố của văn hóa dân gian tới tiểu
thuyết của Vi Hồng.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi dựa trên cơ sở kế thừa những ý kiến có
tính chất gợi mở và định hƣớng của một số nhà nghiên cứu có tên tuổi và của


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
những ngƣời đi trƣớc để có thể tìm hiểu một cách toàn diện, hệ thống hơn về
sự ảnh hƣởng của văn hóa dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng. Từ
đó giúp bạn đọc yêu thích những sáng tác của Vi Hồng có góc nhìn đầy đủ
hơn, nhận diện rõ hơn về phong cách sáng tác của ông – nhà văn dân tộc thiểu
số tiêu biểu của Việt Bắc.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đặt ra những mục đích sau:
- Chỉ ra những ảnh hƣởng sâu sắc của văn hóa dân gian tới phƣơng diện nội
dung (đề tài, nội dung phản ánh…).
- Chỉ ra những ảnh hƣởng của văn hóa dân gian tới phƣơng diện nghệ thuật
(xây dựng cốt truyện theo mô tuýp dân gian, cách nói dân gian, cách xây dựng
nhân vật).
- Khẳng định những thành tựu, đóng góp của nhà văn trong sự hình thành và
phát triển của văn học dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam nói
chung.
4. Phạm vi nghiên cứu
Do yêu cầu dung lƣợng của luận văn, chúng tôi đi sâu vào việc nghiên
cứu và khảo sát: “Ảnh hƣởng của văn hóa dân gian trong một số tiểu
thuyết của Vi Hồng” với những tiểu thuyết sau:
- Đọa đầy.
- Đất bằng
- Phụ tình
- Mùa hoa Bjoóc loỏng.
Trong điều kiện có thể, luận văn nghiên cứu thêm một số tác phẩm của
nhà văn để so sánh, đối chiếu.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu tác gia văn học
- Phƣơng pháp phân tích tác phẩm theo đặc trƣng thể loại
- Phƣơng pháp thống kê phân loại
- Phƣơng pháp đối chiếu so sánh
- Phƣơng pháp nghiên cứu liên nghành

6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 4 phần:
- Mở đầu.
- Nội dung: Gồm có 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tế của đề tài
Chƣơng 2: Ảnh hƣởng của văn hóa dân gian về phƣơng diện nội dung.
Chƣơng 3: Ảnh hƣởng của văn hóa dân gian về phƣơng diện nghệ thuật.
- Kết luận.
- Thƣ mục tài liệu tham khảo.










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI
Nhà văn Mạc Ngôn- nhà văn của làng quê Trung Quốc đã từng nói:
làng quê là báu vật của tôi. Cái ập vào đầu óc tôi lại hoàn toàn là tình cảnh
của quê hƣơng. Vi Hồng có lẽ có chung cảm xúc này với Mạc Ngôn. Bởi lẽ
xúc cảm về quê hƣơng, văn hóa Tày tất cả nhƣ ngấm vào máu thịt tâm hồn
ông để rồi tạo nên những mạch nguồn cảm xúc bất tận cho văn chƣơng. Đồng
thời chi phối mạnh mẽ đến cách viết của ông. Đó chính là những yếu tố tự
nhiên, xã hội, văn hóa, gia đình và chính cuộc đời tác giả.
1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa
Cao Bằng là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, nằm trong vùng
văn hoá Việt Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên
Quang, Hà Giang. Toàn tỉnh Cao Bằng có 12 huyện với địa hình là các cao
nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trên 200m, vùng sát biên có độ cao
từ 600- 1300m so với mặt nƣớc biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn
90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt. Miền Đông có núi
đá, miền Tây núi đá xen lẫn núi đất, miền Tây Nam phần lớn là núi đá có
nhiều rừng rậm.Tất cả tạo nên một vẻ đẹp dặc trƣng cho miền sơn cƣớc này.
Vẻ đẹp “Sơn thủy hữu tình” của Cao Bằng khiến ai đã từng một lần đặt
chân tới cũng bị thu hút trƣớc vẻ đẹp của một vùng non cao rừng thẳm, mảnh
đất với nền văn hoá đặc sắc của lễ hội độc đáo, những làn điệu then, lƣợn ngọt
ngào say đắm lòng ngƣời. Có ngƣời đã từng ví quê hƣơng Cao Bằng mang
hình dáng của một cây đàn tính thiên nhiên mà núi đá là cần đàn, thị xã Cao
Bằng là bầu đàn, và hai dòng sông Hiến, sông Bằng chính là hai dây đàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
huyền diệu. Gió đại ngàn khẽ chạm vào hai dây đàn ấy, tạo nên khúc nhạc du
dƣơng với nhiều cung bậc khác nhau. Thiên nhiên Cao Bằng có cái nghiệt ngã
của khí hậu vùng biên ải, núi đá trập trùng. Nhƣng cái dữ dội ấy lại đƣợc bọc
trong cái bảng lảng của sƣơng núi, cái trầm sâu mơ màng của Đà giang mùa
nƣớc êm. Sự hòa trộn giữa hai tính chất tƣởng chừng đối chọi nhau đó ở thiên
nhiên cũng tạo ra hai đối cực trong tính cách con ngƣời nơi đây: lửa và nƣớc.
Thiên tính lửa - sự dữ dằn - xuất hiện vì con ngƣời phải sinh tồn trong cái
khắc nghiệt tất lẽ ở vùng đất địa đầu. Sóng đôi với nó là thiên tính nƣớc - sự
hiền hòa, dịu dàng - đƣợc hình thành vì con ngƣời sống trong thi vị, trong sự
bao bọc, bảo trợ nguồn sống của thiên nhiên. Hình nhƣ chính hai mạch nƣớc
ngầm nƣớc - lửa ấy đã tạo ra hai đối âm tƣơng phản mà hòa hợp trong văn
chƣơng Vi Hồng nói riêng và những nhà văn Cao Bằng nói chung: bút pháp
vừa lãng mạn, vừa hiện thực, cảm xúc dữ dội mà dịu êm. Trong tiểu thuyết Vi
Hồng, các tình huống truyện khốc liệt, bi kịch lên đến tận cùng… cũng đƣợc
bọc trong sự thi vị của thiên nhiên, của tình nghĩa con ngƣời.
Dân cƣ chủ yếu vùng Việt Bắc là ngƣời Tày, Nùng. Ngoài ra còn có
một số tộc ngƣời khác nhƣ Dao, H’Mông, Lô Lô, Sán Chay. Cao Bằng là tỉnh
có nhiều dân tộc sinh sống song chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng. Dân tộc
Tày, Nùng là những tộc ngƣời có dân số đông nhất nƣớc trong các dân tộc
thiểu số ở nƣớc ta. Hai dân tộc Tày, Nùng có những nét văn hoá gần gũi, sự
gần gũi giữa họ là tƣơng đối. Trong quan hệ với văn hoá Hán, ngƣời Nùng
chụi nhiều ảnh hƣởng của văn hoá Hán nhiều hơn ngƣời Tày, ngƣời Tày lại
chịu nhiều ảnh hƣởng của văn hoá Việt nhiều hơn. Về phƣơng diện tổ chức xã
hội, cƣ dân Tày, Nùng chủ yếu sống trong các bản ven đƣờng, cạnh sông suối
hay thung thũng. Bản là đơn vị cơ sở nhỏ nhất. Các gia đình trong bản và các
thành viên hợp lại thành một cộng đồng dân cƣ và có tổ chức. Mọi tổ chức xã
hội cao hơn bản đã mất. Thiết chế xã hội tồn tại là xã, tổng, châu hay huyện,


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
những thiết chế này thay đổi theo các thể chế chính trị, nhƣng bản thì không
thay đổi. Thành tố cấu thành của các bản ngƣời Tày hay Nùng là những gia
đình phụ quyền thuộc các dòng họ khác nhau, có bản có 2, 3 họ nhƣng cũng
có bản có tới trên 10 họ. Thiết chế dòng họ mỗi nơi lại khác nhau nhƣng nhìn
chung rất chặt chẽ. Gia đình Tày, Nùng là gia đình phụ hệ ngƣời cha hay
ngƣời chồng nắm quyền làm chủ mọi tài sản và quyết định mọi công việc
trong gia đình, ngoài làng. Do vậy, ý thức trọng nam khinh nữ khá đậm nét,
sự phân biệt đối xử còn thấy rõ trong việc phân chia mặt bằng sinh hoạt trong
nhà. Nhà ngoài bao giờ cũng giành cho đàn ông. Trừ các bà già, phụ nữ
không bao giờ đƣợc ra nhà ngoài.
Tộc ngƣời Tày, Nùng sinh sống ở các thung lũng miền núi phía Bắc,
canh tác nông nghiệp ruộng nƣớc là chính, trình độ phát triển xã hội cũng cao
hơn so với các tộc ngƣời khác, văn hoá cũng khá phát triển, có ảnh hƣởng
nhất định đối với các dân tộc thiểu số khác.
Dân tộc Tày, Nùng tiêu biểu cho dân cƣ vùng thung lũng, văn hoá
thung lũng. Về trình độ phát triển văn hoá, nhất là trình độ sáng tạo và hƣởng
thụ văn hoá, thì các tộc ngƣời này có một không gian văn hoá thuộc loại trung
bình so với các tộc ngƣời thiểu số khác thuộc loại không gian xã hội hẹp hơn.
Trải qua các thời kì lịch sử, từ những ngày đầu mới dựng nƣớc cho đến nay,
dân tộc Tày, Nùng đã hun đúc, xây dựng nền văn hoá truyền thống mang đậm
dấu ấn riêng của mình. Chính vì thế mà ngƣời Tày, Nùng có một di sản văn
hoá dân gian đồ sộ. Tìm hiểu về văn hoá của ngƣời Tày, Nùng ngƣời ta thấy
đƣợc những lễ hội dân gian rất đặc sắc nhƣ lễ hội Lồng Tồng (lễ hội xuống
đồng), lễ hội Nàng Hai, các trò chơi dân gian nhƣ tung còn, kéo co, đánh
quay… Đặc biệt ngƣời Tày, Nùng có những phong tục, tập quán, tín ngƣỡng
độc đáo.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Dân tộc Tày, Nùng cũng có nền văn học dân gian phát triển ở trình độ
khá cao về nghệ thuật, phong phú về loại hình. Với loại hình tự sự dân gian
ngƣời Tày, Nùng để lại một di sản phong phú với những thể loại: truyền
thuyết, cổ tích, thần thoại, truyện cƣời, truyện thơ, truyện ngụ ngôn… Riêng
với thể loại thần thoại đã làm nên bản sắc rất riêng của văn học dân gian Tày,
Nùng với hình tƣợng Pựt Luông sáng tạo ra thế giới muôn loài, hình tƣợng
ngƣời khổng lồ Tài Ngào, hình tƣợng ngƣời khoẻ tài ba, hình tƣợng ngƣời
hiền lành, ngƣời em út…
Ngƣời Tày, Nùng cũng có một kho tàng truyện cổ tích phong phú,
mang đậm bản sắc của dân tộc mình .
Nói đến văn học Tày, Nùng không thể không nhắc đến kho truyện thơ
dân gian rất đặc sắc và có khối lƣợng đồ sộ, với những đề tài phong phú thể
hiện rõ nét đời sống tâm tƣ tình cảm của ngƣời dân Tày, Nùng. Trong đó phải
kể đến những tác phẩm đạt đến trình độ cao về nghệ thuật nhƣ: Nam Kim -
Thị Đan, Lƣu Đài – Hán Xuân, Kim Quế…
Bên cạnh đó, Ngƣời Tày, Nùng còn có một mảng “Văn học dân gian
phô diễn tâm tình” nhƣ sli, lƣợn, phong slƣ, những bài ca nghi lễ nhƣ mo,
then pựt…và biết bao câu ca dao tục ngữ, câu đố, đồng dao… Tất cả đã ảnh
hƣởng sâu sắc trong các tiểu thuyết của Vi Hồng.
Quê hƣơng Hòa An của ông chính là một trong những cái nôi sản sinh
và bảo tồn văn hóa Tày Việt Bắc. Nhà văn lớn lên và đƣợc nuôi dƣỡng trong
một không gian văn hóa của những phong tục tập quán mang tín ngƣỡng đặc
trƣng: những lễ hội độc đáo vừa đậm chất sinh hoạt vừa mang phong vị của
cuộc sống lao động dân dã bình dị (thi cấy), những buổi gặp gỡ để trai gái bén
duyên và hò hẹn (lễ hội lồng tồng và kết bạn)… Vi Hồng còn đƣợc nuôi
dƣỡng trong bầu sữa dân gian của những làn điệu dân ca mƣợt mà tình nghĩa
(then, quan làng), đằm thắm và chan chứa yêu đƣơng (sli, lƣợn…). Bản thân


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
gia đình ông cũng giàu truyền thống văn hóa dân gian. Bà nội và bá cả của
nhà văn chính là một “kho tàng” dân ca Tày, nên nhà văn sớm đƣợc dạy hát
Then, hát Lƣợn. Ngay từ khi 5 tuổi, cậu bé Vi Hồng đã đƣợc ông nội “cấp”
cho vốn văn học dân gian, và trở thành “thính giả tí hon và nhiệt tình nhất của
truyện cổ bản mường” [15]. Tuổi thơ của Vi Hồng sớm đƣợc đắm say trong
những tiếng ca trữ tình của bà nội, đƣợc bay bổng mộng mơ theo những câu
chuyện huyền thoại của “đời già”, “đời cũ kĩ”. Và hình nhƣ ngay từ lúc ấy,
những truyện cổ tích Tày, những bài ca sli, lƣợn đã ngấm dần vào tâm hồn
cậu bé có tố chất văn chƣơng để rồi hồn văn, hồn dân ca cứ thấm sâu và từ từ
chuyển hóa vào cách ông viết văn mang đậm phong vị dân gian. Cũng chính
quê hƣơng đã bồi đắp cho nhà văn tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống giản dị
của ngƣời dân miền núi. Vi Hồng yêu cả cái thật thà, chất phác, mộc mạc của
ngƣời Tày. Đƣợc sống giữa môi trƣờng văn hóa bao bọc và do có tố chất nghệ
sĩ, Vi Hồng dần trở thành một trong những nhà văn dân tộc thiểu số hiếm hoi
đã “đột nhập vào những trung tâm phát sáng của tâm hồn dân tộc” [14,65] và
chiếu tỏa ánh sáng đó, qua những tác phẩm của mình, đến với những bạn đọc
miền xuôi.
Tóm lại, môi trƣờng văn hoá đã ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình sáng
tác của nhà văn nói chung và nhà văn Vi Hồng nói riêng. Sinh ra trong nôi
văn hoá Tày, Nùng chính những tài sản tinh thần của quê hƣơng đã trở thành
nguồn cảm hứng bất tận cho qua trình sáng tác của ông. Vì thế chúng tôi nhận
thấy trong các tác phẩm đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết của Vi Hồng mang
đậm dấu ấn của văn hoá dân tộc Tày, Nùng.
1. 2. Văn hóa và văn hoá dân gian
1.2.1. Khái niệm văn hóa
Trên thế giới cũnh nhƣ ở Việt Nam có hàng trăm định nghĩa khác nhau

về văn hoá. Văn hoá hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc ngƣời học, nói

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
chung gồm có tri thức, tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập quán,
một số năng lực và thói quen khác đƣợc con ngƣời chiếm lĩnh với tƣ cách là
một thành viên xã hội.
Theo nghĩa này thì văn hoá và văn minh là một: nó bao gồm tất cả mọi
lĩnh vực liên quan đến đời sống của con ngƣời, tri thức, tín ngƣỡng đến nghệ
thuật, đạo đức pháp luật… có ngƣời ví định nghĩa này mang tính “bách khoa
toàn thư” vì nó liệt kê mọi lĩnh vực sáng tạo của con ngƣời.
Có ý kiến lại cho rằng, văn hoá là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể
chất và đã hành động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một
nhóm ngƣời vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với
môi trƣờng tự nhiên của họ, với những nhóm ngƣời khác, với những thành
viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau.
Trong tiếng Việt, văn hóa đƣợc hiểu theo nghĩa thông dụng để chỉ học
thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để
chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn) còn theo nghĩa
rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm vật chất đến các giá trị tinh
thần và các hoạt động. Song những năm gần đây ngƣời ta thƣờng vận dụng định
nghĩa do UNESCO “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng
biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội
hay của một nhóm người trong xã hội. văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn
chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá
trị, những tập tục và tín ngưỡng:Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy
xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc
biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ
văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một

phương án chua hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân,
tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
vượt trội của bản thân” [30.24]. Nhƣ vậy, văn hóa không phải là lĩnh vực riêng
biệt văn hóa là tổng thể nói chung các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời
sáng tạo ra. Văn hóa cũng chính là chiếc chìa khóa của sự phát triển.
Theo Văn hóa học và văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm thì
"Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với mồi trường tự nhiên và xã hội". [31.6]
Tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng văn hóa có các đặc trƣng và chức
năng của nó.
Tính hệ thống: Đặc trƣng này giúp phát hiện những mối liên hệ mật
thiết giữa các hiện tƣợng, sự kiện thuộc một nền văn hóa, phát hiện các đặc
trƣng, quy luật hình thành và phát triển của nó. Chính vì thế tính hệ thống
thực hiện đƣợc chức năng tổ chức xã hội, thƣờng xuyên làm tăng ổn định của
xã hội.
Tính giá trị: Giúp phân biệt giá trị với phi giá trị. Nó là thƣớc đo mức
độ nhân bản của xã hội và con ngƣời. Nhờ có đặc trƣng tính giá trị mà văn
hóa thực hiện đƣợc chức năng quan trọng thứ hai là chức năng điều chỉnh xã
hội, giúp cho xã hội duy trì trạng thái cân bằng động, không ngừng hoàn thiện
và thích ứng với những biến đổi của môi trƣờng, giúp định hƣớng các chuẩn
mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội.
Tính nhân sinh: Cho phép phân biệt văn hóa nhƣ một hiện tƣợng xã
hội (nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự nhiên biến
đổi bởi con ngƣời. Sự tác động của con ngƣời vào tự nhiên có thể mang tính
vật chất (nhƣ việc đẽo gỗ, luyện quặng ) hoặc tinh thần (nhƣ việc đặt tên

cho các cảnh quan thiện nhiên ) Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
sợi dây nối liền con ngƣời với con ngƣời, nó thực hiện chức năng giao tiếp và
có tác dụng liên kết con ngƣời lại với nhau.
Tính lịch sử: Tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu, cho phép
phân biệt văn hóa nhƣ sản phẩm của một quá trình tích lũy qua nhiều thế hệ
với văn minh nhƣ một sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng
giai đoạn. Tính lịch sử đƣợc duy trì bằng truyền thống văn hóa, những giá trị
tƣơng đối ổn định, đƣợc tích lũy và tái tạo trong cộng đồng ngƣời qua không
gian và thời gian, đƣợc đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định
hóa dƣới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp Truyền
thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Cho nên văn hóa còn đảm nhiệm chức
năng giáo dục.
Nhƣ vậy, có nhiều định nghĩa, nhiều cách hiểu khác nhâu về văn hóa
song có thể thấy rằng tựu chung lại các cách hiểu ấy đều thống nhất : văn hóa
là sản phẩm đƣợc sáng tạo bởi con ngƣời. Các sản phẩm văn hóa đó có thể
thấy có tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính giáo dục đồng thời nó cũng
chính là thƣớc đo trình độ phát triển của con ngƣời. Bởi lẽ, trong quá trình
sáng tạo văn hóa thì văn hóa lại có tác động ngƣợc trở lại con ngƣời khiến cho
đời sống của con ngƣời trở nên văn minh hơn và từ đó con ngƣời lại sản sinh
ra vô vàn văn hóa khác trong đó có văn học nghệ thuật. ở đây chúng tôi
nghiên cứu đề tài theo quan điểm của tác giả Trần Ngọc Thêm.
1.2.2. Văn hóa dân gian
Mỗi một dân tộc có nền văn hoá khác nhau mang đậm những dấu ấn
riêng. Văn hoá dân gian là một bộ phận của văn hoá dân tộc. Nói tới văn hoá
dân gian là nói tới sản phẩm truyền thống của một nền văn hoá. Về phƣơng
diện lịch sử nó đƣợc chuyển giao qua các thế hệ, nó chứng tỏ “những lối cũ”

có ƣu thế hơn cái mới và chỉ ra một cảm quan chung về tính cộng đồng. Nếu
các yếu tố của văn hoá dân gian đƣợc một ngƣời hoặc một cộng đồng ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
sao chép lại thì nó vẫn mang theo những lí tƣởng mạnh về ngọn nguồn mà
chúng đƣợc tạo ra.
Nhƣ vậy, văn hóa dân gian là bộ phận của văn hoá dân tộc, bao gồm
văn học dân gian (ca dao, dân ca, truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết,
truyện cƣời trƣớc kia đƣợc lƣu truyền bằng miệng trong dân gian); nghệ
thuật dân gian (ca múa nhạc dân gian, tranh dân gian…); phong tục, tập quán,
đặc điểm lễ nghi thịnh hành trong dân gian Có những trƣờng hợp ngƣời ta
dùng từ Folklore của Tiếng Anh, một thuật ngữ quốc tế để thay thế từ văn hóa
dân gian.
Do nội hàm của khái niệm văn hoá dân gian khá rộng, để phù hợp với
phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi xin đƣợc tìm hiểu sự ảnh hƣởng của
văn hóa dân gian trong bốn tiểu thuyết đó là: Đất bằng, Phụ tình, Đọa đầy,
Mùa hoa Bóoc Loỏng ở một số phƣơng diện sau: văn học dân gian, phong
tục, tập quán, tín ngƣỡng, lễ hội dân gian, hủ tục của xã hội phong kiến miền
núi, cách xây dựng cốt truyện, nhân vật mang dấu ấn dân gian …
1.3. Vài nét về cuộc đời Vi Hồng và tiểu thuyết của ông
1.3.1. Vài nét về cuộc đời
Vi Hồng tên thật là Vi Văn Hồng, sinh ngày 13/7/1936, tại bản Phai
Thin, xã Đức Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Ông là nhà văn tiêu biểu
của Việt Bắc, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự hình thành và phát triển
của nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
Có nhiều lý do để Vi Hồng đến với văn chƣơng nói chung và tiểu
thuyết nói riêng. Song có lẽ trƣớc hết là tình yêu văn chƣơng, tiềm năng văn
chƣơng, nỗ lực không mệt mỏi. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, giàu

truyền thống văn hóa dân gian. Gia đình ông là kho truyện cổ dân gian, đặc
biệt bà nội làm Then và hát rất hay. Quê hƣơng Hòa An của ông là một trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
những cái nôi bảo tồn, lƣu giữ lâu đời truyền thống văn hóa Tày. Ông từng
nói mình là khán giả tí hon và nhiệt tình của các câu truyện cổ tích. Lên bảy
tuổi, ông bắt đầu học chữ từ ngƣời cha của mình. Đó là chữ Hán, Nôm mà
ngƣời Tày gọi là Slƣ nam, thứ chữ giống nhƣ những cái gai xếp vào nhau. Vi
Hồng đã bắt chƣớc các thầy (Sảy) ghi lại những truyện cổ. Ông nói: lúc ấy,
mình mới lên mƣời một tuổi.
Năm mƣời ba tuổi, Vi Hồng biết làm thơ, chủ yếu là thể phong Slƣ -
một thể thơ tự tình trao duyên của dân tộc Tày. Tâm hồn của Vi Hồng bắt đầu
nảy nở từ đây.
Năm mƣời bốn tuổi, Vi Hồng đỗ thẳng vào lớp ba trƣờng làng. Hòa
bình lập lại, năm 1955, Vi Hồng là một trong chín học sinh Cao Bằng đƣợc
xuống học ở trƣờng Phổ thông trung học Lƣơng Ngọc Quyến - Tỉnh Thái
Nguyên. Chính nơi đây đã mở ra một chân trời khoa học cùng với sự ham
hiểu biết và giàu nghị lực.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Vi Hồng thi đỗ Đại học sƣ
phạm I Hà Nội. Học chăm, giỏi, tốt nghiệp đại học ông đƣợc giữ lại ở trƣờng
giảng dạy, nhƣng ông đã từ chối và xung phong lên công tác tại miền núi.
Năm 1960, ông lên Hà Giang và dạy học tại trƣờng cấp III Hà Giang.
Năm 1961, ông trở lại quê hƣơng Cao Bằng của mình, dạy học ở
trƣờng cấp III Cao Bằng.
Năm 1963, Vi Hồng trở về trƣờng Đại học sƣ phạm I giảng dạy và
nghiên cứu văn học. Trên cƣơng vị giảng dạy, Vi Hồng là một ngƣời tận tụy,
có tinh thần trách nhiệm cao, có tâm huyết với nghề. Nhà văn Dƣơng Thuấn -
ngƣời học trò của Vi Hồng, từng đánh giá "Ai mà học với thầy Vi Hồng sẽ

không bao giờ quên những giờ giảng của ông. Lũ học trò chúng tôi ví ông
như một nhà folklore có biệt tài làm sống lại không khí dân gian trên bục
giảng. Những câu chuyện cổ chúng tôi đọc với nhau thấy bình thường, nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
khi nghe ông kể và phân tích sao mà hay đến thế. ông thường tìm những câu
ca dao đặc sắc phân tích cho cả lớp nghe và ông so sánh đâu là cách diễn đạt
của người miền xuôi, đâu là cách diễn đạt của người miền núi…
Những bài giảng không chỉ có học sinh khoa văn nghe mà nhiều học
sinh ở các khoa tự nhiên và một số cán bộ giảng dạy cũng đến nghe. Ông có
một trí tuệ quảng bác và nghệ thuật nói hấp dẫn. Học sinh nghe ông giảng
như bị thôi miên, quên đi cuộc sống thực tại, hoá thân vào những câu chuyện
trong thần thoại cổ tích trường ca…và theo ông “dân gian mỗi câu là vàng
ngọc cả” [29.14]
Dƣới góc độ của nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian, Vi Hồng
đã không ngừng sƣu tầm, tích lũy những di sản văn hóa dân gian của các dân
tộc. May mắn hơn, ông có thủa thơ ấu sống trong nôi đậm nét văn hóa dân
gian. Điều đó giúp ông rất nhiều trong các công trình nghiên cứu sli, lƣợn,
dân ca trữ tình Tày - Nùng, thì thầm dân ca nghi lễ, Khảm hải. Trong đó có
những công trình nghiên cứu đạt giải thƣởng lớn.
Có thể nói, dù làm gì và đi bất cứ nơi đâu, thì tâm hồn, tình cảm của Vi
Hồng luôn gắn bó máu thịt với quê hƣơng Cao Bằng, nơi ông sinh ra và lớn
lên. Những sáng tác của Vi Hồng dù ngắn, dù dài đều bắt nguồn từ vùng quê
ấy. Chính chất dân gian quê mẹ đã tạo nên một đôi cánh rộng mở để tác phẩm
của ông bay cao. Về điều này, Lâm Tiến đã nhận xét “Người vận dụng văn
hoá, văn học dân gian phải kể đến Vi Hồng…Vi Hồng là nhà văn rất có ý
thức tự giác để thể hiện dược bản sắc văn hoá dân tộc trong tác phẩm của
mình”. [28.17]

Đến với văn chƣơng ni chung và tiểu thuyết nói riêng còn một lý do
nữa, đó là cuộc sống riêng của Vi Hồng đầy bất hạnh, vất vả lam lũ từ thủa ấu
thơ. Ông cũng là một nạn nhân của những hủ tục trên. Mƣời hai tuổi buộc
phải lấy vợ trong khi chƣa biết thế nào là vợ, tình yêu, hạnh phúc. Phải sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
với ngƣời đàn bà hơn mình 8 tuổi, cuộc sống là một biển cả đau thƣơng, song
từ ấy khát vọng đến với văn chƣơng càng mãnh liệt bởi ông viết nhƣ để chôn
vùi di thực tại. “Tôi quyết định trốn vào lâu đài văn chưong, nghiên cứu và
sáng tác một cách miệt mài trong lâu đài văn chuơng, và giữa biển cả khổ
đau có gào thét cũng chẳng nghe thấy được…nỗi buồn là ngọn nguồn sáng
tạo nên những tiểu thuyết của tôi…Tôi bắt đầu viết tiểu thuyết từ khi có ý đồ
phác thảo, đến bắt đầu từ sự buồn…Hãy viết cái mà anh đau nhất” [15.7]
Cuộc sống vất vả, bất hạnh nhƣng là ngƣời giàu lòng nhân ái, luôn biết
yêu thƣơng ngƣời khác. Ông không nề hà giúp đỡ ngƣời gặp bất hạnh. Bạn bè
đồng nghiệp vẫn còn nhắc câu chuyện Vi Hồng giúp ngƣời khác bằng chính
đồng lƣơng ít ỏi của mình, trong lúc vợ con ông cũng rất vất vả. Đã có những
lời nhận xét về hành động ấy, họ ví Vi Hồng là ông tiên, Bụt trong các câu
chuyện cổ tích. Với Vi Hồng, khi buồn nhất thì ông càng thấy “thương thật
nhiều, yêu thật nhiều”.Cho nên trong sáng tác của Vi Hồng, tính nhân văn nổi
lên rất rõ, đó là chất nhân văn của cổ tích, của những giấc mơ…Ông luôn
luôn đứng về phía cái thiện, cái đẹp và giúp cho ngƣời đọc vững tin hơn về
cuộc sống, về những điều tốt đẹp. Quan điểm sống cũng nhƣ quan điểm viết
văn của Vi Hồng nói: Tôi là ngƣời miền núi…Phận sự của nhà văn miền núi
là làm sao cho dân tộc mình canh chừng với kẻ ác, cái ác.
Vì thế, đọc các sáng tác của ông ta thấy mối quan hệ khăng khít từ thực
tế cuộc đời và tác phẩm chúng luôn hòa quyện bổ sung cho nhau. Với cá tính
độc đáo, dù ít nói, ít cƣời, nhƣng đã nói là nói là nói thẳng, nói thật. Đó là

cách sống thật thà, bộc trực - lối sống của ngƣời dân tộc thiểu số. Điều này đã
ảnh hƣởng trực tiếp đến lối viết văn của ông.
Vi Hồng là vậy dù cuộc sống còn vô vàn khó khăn nhƣng với nghị lực
phi thƣờng, với tình yêu văn chƣơng, niềm đam mê khoa học. Tất cả thể hiện
rõ nét trên từng trang viết của ông. Đặc biệt khi mắc căn bệnh hiểm nghèo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
tâm phế mãn, căn bệnh mỗi ngày lấy đi của ông một chút sức lực. Dù không
bƣớc nổi hai mƣơi bƣớc chân mỗi ngày song với chiếc máy chữ cũ kĩ ông đã
viết hết trang này đến trang khác. Để rồi trong sáu bảy năm đau ốm, bệnh tật
ấy tác giả vẫn cho ra đời hàng chục đầu sách có giá trị. Có thể nói chính quê
hƣơng, vốn văn hóa, văn học dân gian, nhân cách, nghị lực đó là nhân tố quan
trọng giúp Vi Hồng tạo nên những tác phẩm thấm đẫm chất dân gian - những
tác phẩm ấy thể hiện tài năng, cá tính sáng tạo của ông, góp phần tạo nên
những dấu ấn độc đáo trong mảng văn học dân tộc thiểu số.

1.3.2. Tiểu thuyết của Vi Hồng
So với những tác giả ngƣời dân tộc thiểu số khác,Vi Hồng là một trong
những tác giả có số lƣợng tác phẩm nhiều nhất. Trong quá trình sáng tác, ông
đã đƣợc nhiều giải thƣởng : năm 1959, ông đƣợc trao giải nhì của Tổng hội
sinh viên Việt Nam về truyện ngắn Ngôi sao đỏ trên núi Phja Hoàng; Cây su
su noọng Ỷ đạt giải nhì báo “ Ngƣời giáo viên nhân dân” năm 1962; truyện
ngắn Nước suối tiên đào đạt giải nhì văn nghệ Việt Bắc năm 1963; giải ba
cuộc thi truyện ngắn 1971cho truyện Cọn nước Eng Nhàn; Ủy ban dân tộc
chính phủ trao giải thƣởng năm 1985 cho tác giả có quá trình tham gia sang
tác văn học về đề tài miền núi; giải thƣởng của Hội liên hiệp văn học nghệ
thuật Việt Nam năm 1993 cho tiểu thuyết Dòng sông nước mắt…
Có thể nói Vi Hồng thành công nhất ở thể loại tiểu thuyết và cái đem

lại cho sự thành công ấy chính là các tiểu thuyết của Vi Hồng thẫm đẫm chất
dân gian. Công việc sáng tác đến với Vi Hồng nhƣ một niềm đam mê, rất tự
nhiên, nó là sự tự trải lòng mình với cuộc đời, từ chính cuộc đời mình, từ
chính những gì đã đƣợc chứng kiến. Trong thực tế đã có rất nhiều nhà văn
khai thác mảng đề tài về miền núi và gặt hái nhiều thành công song với Vi
Hồng ngƣời ta vẫn thấy đƣợc phong cách riêng. Có lẽ điều đó có đƣợc là nhờ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
vào vốn văn hoá, văn học dân gian đã đƣợc tích luỹ từ thủơ ấu thơ cực kì
phong phú. Tất cả những kí ức tuyệt vời ấy đã trở thành nguồn cảm hứng sáng
tác của ông ngay cả lúc ông đã lâm trọng bệnh .
Qua những giấc mơ, nhà văn trở về với quê hƣơng, làng bản, với những
lễ hội dân gian truyền thống, những phong tục tập quán đẹp và nhất là trở về
với suối nguồn văn học dân gian với những truyện cổ tích, truyện thơ, những
điệu sli, lƣợn ngọt ngào tha thiết của quê hƣơng .
Mƣời bốn tiểu thuyết Của Vi Hồng đều mang đậm bản sắc dân tộc
miền núi Việt Bắc. Những nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng đều có tính
cách, lối nói, lối suy nghĩ của con ngƣời miền núi. Kể cả một số tác phẩm lấy
bối cảnh là cuộc sống đô thị hiện đại nhƣ Ngƣời trong ống, Gã ngƣợc đời,
nhân vật của hai tiểu thuyết này là những tri thức trong các trƣờng đại học,
nhƣng họ vẫn nói lối nói dân gian, suy nghĩ cách nghĩ dân gian.
Hơn thế nữa Vi Hồng còn là nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, đặc biệt
là văn hoá Tày, Nùng. Có thể thấy, dù làm gì và đi bất cứ nơi đâu, thì tâm
hồn, tình cảm của ông luôn gắn bó máu thịt với quê hƣơng Việt Bắc, nơi ông
sinh ra và lớn lên. Những sáng tác dù ngắn hay dài cũng đều bắt nguồn từ
mảnh đất thân thƣơng ấy. Chính vì thế chất dân gian quê mẹ đã tạo nên một
đôi cánh rộng mở để tác phẩm của ông bay cao.
Đặc biệt là trong văn hoá dân gian Tày, Nùng lại có nền văn học dân

gian Tày, Nùng vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Những truyện kể dân
gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cƣời), tục ngữ câu đố, ca dao,
truyện thơ nôm…Nội dung của dòng văn học dân gian này phản ánh cuộc
sống sản xuất của những ngƣời lao động nghèo khổ, cần cù mƣu trí, trung
thực phải thắng thiên nhiên khắc nghiệt, thắng mọi kẻ thù để xây dựng cuộc
sống đồng thuận, bình yên, hạnh phúc. Tƣ tƣởng chủ đạo của dòng văn học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
này là tƣ tƣởng dân chủ, chính- tà, thiện – ác rạch ròi… tất cả những điều này
đều đƣợc thể hiện khá đậm nét trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
Đọc tiểu thuyết của Vi Hồng ta còn dễ dàng nhận biết đƣợc những sinh
hoạt văn hoá dân gian của ngƣời Tày, Nùng những phong tục, tập quán, tín
ngƣỡng của tộc ngƣời này. Vì thế có thể nhận xét rằng đọc tiểu thuyết của vi
Hồng nếu ai chƣa biết đến vùng văn hoá Tày, Nùng thì sẽ biết đến còn ai đã
biết thì sẽ hiểu nó sâu sắc hơn .

Tiểu kết
Quê hƣơng Cao Bằng mà cụ thể là mảnh đất Hòa An - nơi chôn rau cắt
rốn đã giúp ông tiếp cận với vốn văn hóa dân gian phong phú, đặc sắc và vô
tận. Văn hóa dân gian chính là nguồn cội tạo nên những trang văn xúc động,
thấm đẫm tình ngƣời của Vi Hồng. Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Vi
Hồng không chỉ đƣợc miêu tả một cách khô cứng mà đã đƣợc khúc xạ qua
lăng kính chủ quan của ngƣời nghệ sĩ nặng lòng với quê hƣơng đã trở thành
thế giới nghệ thuật độc đáo và có hiệu quả. Qua tiểu thuyết của Vi Hồng
ngƣời đọc có thể hiểu thêm về cuộc đời, con ngƣời tác giả và cuộc sống của
đồng bào miền núi.







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
CHƢƠNG 2
ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN VỀ
PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG
Mỗi dân tộc đều có vốn văn hóa khác nhau và có lẽ để dễ nhận biết các
nền văn hóa khác nhau ngƣời ta dựa vào vốn văn hóa dân gian của dân tộc ấy.
Vi Hồng đã thành công khi tái hiện đầy đủ, chân thực về cuộc sống, con
ngƣời miền núi nói chung và dân tộc Tày nói riêng. Là ngƣời con của núi
rừng Việt Bắc, bản thân lại là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nên ông hiểu
sâu sắc về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Với tình yêu
con ngƣời, quê hƣơng ông luôn ý thức phải làm gì đó cho quê hƣơng mình.
Những trang văn của ông đã là minh chứng cho tình yêu ấy và đã hiện thực
hóa khát vọng của cuộc đời mình: đem văn hóa Tày đến với mọi ngƣời.
2.1. Thiên nhiên miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
Đọc tiểu thuyết của Vi Hồng, có lẽ ngƣời đọc sẽ rất ấn tƣợng với những
bức tranh thiên nhiên vùng miền núi. Mỗi tác phẩm nói đến một địa danh
khác nhau nó có thể là bức tranh thiên nhiên đẹp, đầy màu sắc, hoang sơ của
rừng hoa, cánh ruộng bậc thang bát ngát, trù phú với muôn vàn tiếng chim
chóc, cũng có thể là thiên hùng vĩ, hoang vu đầy hiểm nguy luôn đe doạ tính
mạng của con ngƣời. Song nó đều là những bức tranh thiên nhiên rất đặc
trƣng của vùng miền núi. Tất cả làm nên một màu sắc rất riêng, rất đặc trƣng
trong sáng tác của Vi Hồng, đồng thời nó cũng đóng góp rất lớn cho việc thể
hiện tƣ tƣởng của tác giả.
Trong mỗi tiểu thuyết, có lẽ điều cốt lõi nhất vẫn là cốt truyện với hệ

thống nhân vật, với các mối quan hệ khác nhau qua sự trải nghiệm của tác giả
để nói lên điều mình muốn nói, còn những yếu tố khác đóng vai trò làm "nền"
song cũng có thể để thể hiện một ngụ ý sâu xa. Ví dụ trong truyện ngắn Rừng

×