Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.88 KB, 70 trang )

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN
TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN
1
Chủ nhiệm đề tài: Ths Hán Thị Thu HiềnPHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một bộ phận quan trọng, văn học Trung đại đã có rất nhiều đóng góp
cho nền văn học dân tộc. Một trong những đóng góp ấy thể hiện qua mảng
Truyện nôm - thể loại ghi dấu ấn rõ nét dấu ấn sáng tạo, sức sống nội sinh mạnh
mẽ của văn học nước nhà trên hành trình dân tộc hóa nền văn học.
Truyện nôm đạt được rất nhiều thành tựu với số lượng tác phẩm đồ sộ, nội
dung phản ánh phong phú, đa dạng, đạt được nhiều thành công mới mẻ, đặc sắc
về nghệ thuật. Tác phẩm đỉnh cao của của văn học Việt Nam cũng chính là một
tác phẩm thuộc thể loại Truyện nôm, đó là Truyện Kiều (Nguyễn Du). Mảng
Truyện nôm phân thành hai bộ phận tiêu biểu là Truyện nôm bác học và Truyện
nôm bình dân. Nhóm Truyện nôm bác học được nghiên cứu khá công phu trong
khi nhóm Truyện nôm bình dân vẫn chưa được tìm hiểu cặn kẽ, đầy đủ.
Một trong những đặc điểm quan trọng của văn học Trung đại là lấy văn học
dân gian làm nền tảng, kế thừa, tiếp thu, sáng tạo những tinh hoa của văn học
dân gian. Có thể tìm thấy mối quan hệ gắn bó giữa văn học Trung đại với văn
học dân gian qua rất nhiều tác phẩm. Trong đó, các tác phẩm thuộc bộ phận
Truyện nôm được coi là thể hiện rất rõ mối quan hệ qua lại gắn bó sâu sắc giữa
văn học dân gian và văn học viết nói chung, văn học Trung đại nói riêng.
Mảng Truyện nôm bình dân cũng là mảng được chú trọng giảng dạy trong
học phần về văn học Trung đại ở ngành Ngữ Văn và Việt Nam Học và cũng có
tác phẩm được lựa chọn để giảng dạy trong chương trình văn học ở nhà trường
phổ thông.
Với những lý do trên đây, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu
Những ảnh hưởng của văn học dân gian trong một số Truyện nôm bình
dân. Hướng nghiên cứu này sẽ góp thêm cái nhìn toàn diện trong việc đánh giá
thành tựu của Truyện nôm bình dân nói riêng, Truyện nôm nói chung. Thực hiện
đề tài nghiên cứu này chúng tôi cũng muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc


nghiên cứu, giảng dạy về phần Truyện nôm trong chương trình giảng dạy học
2
phần Văn học Trung đại II (Hệ Đại học, ngành Sư phạm Ngữ văn) và Lịch sử
Văn học Việt Nam I (Hệ Đại học, ngành Việt Nam học) ở trường Đại học Hùng
Vương cũng như chương trình giảng dạy văn học ở nhà trường phổ thông.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Những nghiên cứu chung về Truyện nôm bình dân
Là một trong những thể loại quan trọng, thể hiện sâu sắc quá trình dân tộc
hóa của Văn học Trung đại, Truyện nôm nói chung Truyện nôm bình dân nói
riêng đã dành được sự quan tâm rất lớn của những nhà nghiên cứu. Trong khuôn
khổ của một đề tài nghiên cứu và với số lượng những tài liệu khảo sát được
chúng tôi tạm chia ba lĩnh vực nghiên cứu về Truyện nôm bình dân được quan
tâm nhất đó là về vấn đề tên gọi Truyện nôm bình dân, những nghiên cứu về nội
dung và những nghiên cứu về nghệ thuật của bộ phận văn học này.
Về vấn đề tên gọi Truyện nôm bình dân chúng tôi nhận thấy có một số
điều nổi bật. Trước hết, thuật ngữ Truyện nôm bình dân không phải ngay từ đầu
đã xuất hiện và cũng không phải hoàn toàn được tất cả các nhà nghiên cứu đều
nhất trí. Một số nhà nghiên cứu phân chia Truyện nôm thành hai loại khuyết
danh và hữu danh. Những tác phẩm Truyện nôm khuyết danh được cho là những
sáng tác của quần chúng nhân dân lao động. Tác giả Đỗ Bình Trị trong công
trình Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam đã viết: “Cho
đến nay, vấn đề nên xếp những Truyện nôm gọi là khuyết danh vào bộ phận nào
của văn học Việt Nam, văn học hay văn học dân gian, vẫn làm day dứt một số
nhà nghiên cứu văn học. Theo dõi những ý kiến đã phát biểu, những người
nghiên cứu văn học dân gian đến lượt mình không khỏi cảm thấy băn khoăn”
[50, 120]. Có một thời gian thuật ngữ Truyện nôm khuyết danh được sử dụng
khá phổ biến. Cũng có những thời gian thuật ngữ này đồng nhất với cách gọi
Truyện vô danh. Một số nhà nghiên cứu như Bùi Văn Nguyên trong bài Truyện
nôm khuyết danh, một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam [38].hay Lê
Hoài Nam trong Lịch sử văn học Việt Nam [35] không hề nhắc đến khái niệm

Truyện nôm bình dân mà chỉ thừa nhận khái niệm Truyện nôm khuyết danh. Tuy
3
nhiên, cách gọi Truyện nôm vô danh hay khuyết danh phát sinh rất nhiều vấn đề
cần xem xét lại. Nhiều nhà nghiên cứu đã nghiêng về cách sử dụng thuật ngữ
Truyện nôm bình dân. Kiều Thu Hoạch trong công trình Truyện nôm, lịch sử
phát triển và thi pháp thể loại đã có một tổng kết khá chi tiết về cách sử dụng
thuật ngữ này. Theo đó, người sử dụng đầu tiên là Dương Quảng Hàm trong Việt
Nam văn học sử yếu. Tiếp theo đó, lần lượt là các nhà nghiên cứu như Đinh Gia
Khánh trong Văn học dân gian, Cao Huy Đỉnh trong Tìm hiểu tiến trình văn học
dân gian Việt Nam. Tới Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế
kỷ XIX Nguyễn Lộc đã dành hẳn một chương Truyện nôm bình dân và thể hiện
quan niệm rõ ràng những truyện kiểu như Phạm Tải – Ngọc Hoa, Tống Trân –
Cúc Hoa, Phương Hoa, Lý Công, Hoàng Trừu…có thể gọi là Truyện nôm bình
dân. Kế thừa những thành tựu của người đi trước, các nhà nghiên cứu phê bình
về mảng Truyện nôm sau này như Đặng Thanh Lê, Kiều Thu Hoạch, Đinh Thị
Khang, Nguyễn Thị Nhàn đều thống nhất quan điểm dựa vào sự khác biệt về chủ
đề, nghệ thuật xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ, kết cấu…giữa các tác
phẩm Truyện nôm để phân một số Truyện nôm thành nhóm có tên gọi là Truyện
nôm bình dân.
Vấn đề thứ hai cũng rất được quan tâm khi tìm hiểu về Truyện nôm bình
dân đó là về nội dung cốt truyện của những tác phẩm thuộc loại này. Giáo sư
Đặng Thanh Lê trong Truyện Kiều và thể loại Truyện nôm nhấn mạnh nội dung
về đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội trong Truyện nôm bình dân. Giáo sư đặc
biệt lưu ý nội dung chủ đề về vận mệnh, cuộc sống người phụ nữ dưới chế độ
phong kiến: “Cùng với hình tượng người nông dân trong văn học dân gian, hình
tượng người phụ nữ trong Truyện nôm là một biểu hiện của yếu tố dân chủ, của
tinh thần nhân đạo chủ nghĩa trong lịch sử tư tưởng, lịch sử văn hóa, lịch sử văn
học dân tộc” [21, 86].
Nguyễn Lộc trong Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ
XIX) đã viết khá sâu sắc về nội dung xã hội của Truyện nôm bình dân. Ngoài

việc khẳng định nội dung đề cao vai trò người phụ nữ như giáo sư Đặng Thanh
Lê ông còn nhấn mạnh thêm nội dung về bảo vệ tình vợ chồng, vấn đề đạo đức,
4
phản ánh hiện thực xã hội của Truyện nôm bình dân. Ông viết: “Truyện nôm
bình dân chủ yếu đặt ra vấn đề bảo vệ tình vợ chồng, nói rộng ra là bảo vệ gia
đình trong thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến” [25, 482]… “Trong Truyện nôm
bình dân, khái niệm đạo đức vẫn là khái niệm được dùng phổ biến trong xã hội
phong kiến, nhà văn chỉ đem đến cho nó một nội dung mới có tính chất nhân
dân mà thôi” [25, 483]…“Ngoài việc đề cao tình vợ chồng và phản ánh cuộc đấu
tranh để bảo vệ tình vợ chồng, Truyện nôm bình dân còn đề cao lòng hiếu thảo
của con cái đối với bố mẹ và phản ánh một số cảnh sinh hoạt của gia đình và ở
nông thôn Việt Nam xưa”. [25, 488].
Kiều Thu Hoạch trong Truyện nôm, lịch sử phát triển và thi pháp thể loại,
đã đưa ra ba vấn đề Truyện nôm với truyền thống tư tưởng nhân văn, Truyện
nôm với vấn đề phụ nữ, Truyện nôm trong xã hội người việt. Trong đó, với
Truyện nôm bình dân ông đã nhấn mạnh vào nội dung chủ đề đấu tranh bảo vệ
hạnh phúc lứa đôi, bảo vệ tình yêu chung thủy và phân tích một loạt các dẫn
chứng trong các nhân vật như Phạm Công trong Phạm Công - Cúc Hoa, Châu
Tuấn trong Thoại Khanh – Châu Tuấn và các tác phẩm như Tống Trân - Cúc
Hoa, Lý Công… [7, 249].
Đinh Thị Khang trong Văn học Trung đại Việt Nam (tập 2) cũng đã khẳng
định về nội dung chính của các tác phẩm Truyện nôm bình dân là “Vấn đề bức
thiết đặt ra trong nội dung các tác phẩm là khát vọng bảo vệ hạnh phúc gia đình,
bảo vệ phẩm chất, giá trị con người – đặc biệt là người phụ nữ và khát vọng thực
hiện công lý xã hội” [33, 121].
Nguyễn Thị Nhàn trong Thi pháp cốt truyện, Truyện thơ Nôm và Truyện
Kiều đã nghiên cứu mô hình cốt truyện và chỉ ra nội dung cốt truyện trong
Truyện nôm bình dân chủ yếu thuộc loại truyện thế sự. Tác giả khẳng định: “đề
tài và chủ đề chính của loại truyện này là hôn nhân và hạnh phúc gia đình, là vấn
đề đấu tranh xã hội. [37, 63].

Nghệ thuật của Truyện nôm bình dân cũng là vấn đề được các nhà nghiên
cứu quan tâm, đặc biệt trên một số phương diện như kết cấu, cốt truyện, nghệ
thuật xây dựng nhân vật…Nguyễn Lộc đã chỉ ra một số đặc điểm về cốt truyện
5
và nhân vật của Truyện nôm bình dân như sau: “ Cốt truyện của Truyện nôm
bình dân có hai đặc điểm đáng chú ý. Một là những tình tiết, những sự kiện
không có ý nghĩa khách quan chân thực của nó mà chỉ có tác dụng soi sáng hay
tô đậm cho đặc điểm của tính cách nhân vật…một đặc điểm nữa là kết thúc của
loại truyện này bao giờ cũng có hậu [25, 490].… “Về tính cách của nhân vật
trong Truyện nôm bình dân, nét nổi bật là tính chất đơn giản, một chiều và bất
biến” [25, 491].Tìm hiểu về ngôn ngữ đối thoại trong Truyện nôm bình dân,
Đinh Thị Khang cho rằng: “Truyện nôm bình dân đã xây dựng hàng loạt tính
cách nhân vật với ý nghĩa là sự thể hiện những phẩm chất xã hội, đạo đức con
người qua một hình tượng cụ thể” [33, 123] Bên cạnh những bài viết trên chúng
tôi còn khảo sát được một công trình biệt lập nghiên cứu về nghệ thuật đó là
luận văn của Phạm Thị Liên Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ
trong một số Truyện nôm bình dân, Luận văn thạc sỹ ĐHPHN, Hà Nội. Trong
công trình này, tác giả đã nghiên cứu khá kĩ lưỡng về nghệ thuật xây dựng nhân
vật người phụ nữ của Truyện nôm bình dân trên các phương diện như cử chỉ,
hành động, ngôn ngữ, các yếu tố thần kỳ…
2.2. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học dân gian và Truyện nôm
bình dân
Vấn đề về mối quan hệ giữa văn học dân gian và Truyện nôm bình dân đã
được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Chúng tôi xin khái quát trên một số
khía cạnh như sau:
- Về nội dung cốt truyện: Kiều Thu Hoạch đã tiến hành so sánh ba tác phẩm
Truyện nôm là Tống Trân Cúc Hoa, Mộng Hiền truyện, Chàng Chuối với các
truyện cổ lần lượt là truyện Trạng Gầu, truyện cổ tích anh chàng họ Đào và
truyện cổ tích chàng Chuối và từ đó khẳng định tác giả “Nội dung Truyện nôm
đã bắt nguồn từ các truyện cũ, tích cũ” [7, 158]. Ông còn dẫn lại ý của những

nhà nghiên cứu đi trước: “…nhiều tác giả trước đây, bằng những cách khác
nhau, đều đã thống nhất cho rằng nhiều Truyện nôm thực chất chỉ là truyện cổ
tích được diễn lại thành thơ sáu tám mà thôi” [7, 159]. Ông còn nhấn mạnh
6
thêm: “…Truyện nôm là thể loại còn mang đậm tư duy cổ tích, thực tại cổ tích”
[7, 164].
- Về kết cấu: Cao Huy Đỉnh nhận xét: “Về cơ bản, Truyện nôm …vẫn bảo lưu
khuôn dạng của truyện cổ tích, không hơn, không kém, được diễn lại bằng thơ
sáu tám mà thôi” [3, 139]. Nguyễn Lộc khẳng định kết cấu Truyện nôm bình dân
giống Truyện cổ tích: “Truyện nôm bình dân hầu hết được viết dựa theo cốt
truyện của truyện cổ tích hay diễn ca truyện cổ tích, vì vậy mà nhiều phương
diện, kết cấu nghệ thuật của nó rất giống với kết cấu nghệ thuật của truyện cổ
tích. Trong loại truyện này, câu chuyện diễn biến theo trật tự thời gian, việc gì
xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau” [25, 489]. Kiều Thu Hoạch cũng
cho rằng: “Hình thái cấu trúc của Truyện nôm cũng vẫn là truyện cổ tích, tức là
cấu trúc theo mô hình kết thúc có hậu” [7, 149]. Nguyễn Thị Nhàn nhấn mạnh
mô hình kết thúc có hậu của Truyện nôm bình dân giống truyện cổ dân gian
[37,70].
Ngoài ra Kiều Thu Hoạch cũng đã có những phát hiện về việc sử dụng các
yếu tố thần kỳ, các mô tip dân gian của Truyện nôm bình dân. Các tác giả như
Đinh Thị Khang, Nguyễn Thị Nhàn, Phạm Thị Liên cũng bước đầu chỉ ra một số
mối quan hệ giữa văn học dân gian và Truyện nôm trên một số phương diện về
nội dung và nghệ thuật.
Bên cạnh đó, chúng tôi thấy vấn đề về mối quan hệ giữa văn học dân gian
và Truyện nôm bình dân cũng được một số nhà nghiên cứu văn học khác khá
quan tâm. Trong bài viết Mối quan hệ giữa Truyện nôm bình dân và văn học dân
gian, Vũ Tố Hảo đi từ việc lý giải tại sao Truyện nôm từ trước đến nay không
được xếp vào văn học dân gian để chỉ ra mối quaưn học hệ giữa hai bộ phận văn
học này: “Còn Truyện nôm bình dân thì nội dung chủ yếu của nó là chính nghĩa
thắng gian tà…Chữ “trung” trong những Truyện nôm này rất mờ nhạt…Còn

những nhân vật chính trong những Truyện nôm bình dân là những người nông
dân nghèo khổ, hiền lành, chất phác, hoặc là những “con gái phú ông” nhưng
đồng cảm sâu sắc với người nghèo, bản thân đã trải qua những ngày nghèo nàn,
thống khổ, đã vượt biết bao thử thách, khó khăn. Tình yêu ở đây cũng là tình
7
yêu của những người nông dân: hồn nhiên, chất phác nhưng hết sức thủy chung”
[5, 110]. Về mặt nghệ thuật, tác giả cũng khẳng định: “Nói tóm lại, nếu so sánh
với một số tính chất của văn học dân gian như tính truyền miệng, tính tập thể,
tính dị bản, tính diễn xướng thì rõ ràng những Truyện nôm bình dân này đã
mang đầy đủ tính chất của văn học dân gian” [5, 112]. Trong bài viết Tìm hiểu
thêm về Truyện nôm dân gian và mối quan hệ của nó với thể loại vè, Vũ Tố Hảo
lại một lần nữa khẳng định thêm ba vấn đề: 1. Truyện nôm bình dân thực chất là
truyện thơ dân gian thuộc lĩnh vực văn học dân gian. 2. Quần chúng lao động
chính là người sáng tác, thưởng thức, lưu truyền tác phẩm của mình. 3. Nó có
mối quan hệ mật thiết với thể loại vè, là sự kế thừa, phát triển của thể loại vè
Việt Nam”. Đỗ Hồng Kỳ trong bài viết Tính hiện thực và tính lý tưởng trong
Truyện nôm bình dân cũng cho rằng: “Truyện nôm bình dân đã đưa ta vào cái
thế giới kỳ lạ của những truyền thuyết và những truyện cổ tích xa xưa” [16, 52]
Chúng tôi nhận thấy vấn đề về những ảnh hưởng của văn học dân gian tới
Truyện nôm bình dân đã được quan tâm nghiên cứu nhưng chưa có công trình
nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về nội dung này. Kế thừa những
thành tựu của người đi trước, chúng tôi mạnh dạn triển khai đề tài: Những ảnh
hưởng của văn học dân gian trong một số Truyện nôm bình dân.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu: Nghiên cứu và làm rõ được ảnh hưởng của văn học dân gian tới
Truyện nôm bình dân trên cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật.
3.2 Nhiệm vụ
- Tìm hiểu những vấn đế chung về văn học dân gian và Truyện nôm bình dân.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của văn học dân gian tới Truyện nôm bình dân trên
phương diện nội dung và nghệ thuật.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Những phương diện về nội dung và nghệ thuật của Truyện nôm bình dân
có sự ảnh hưởng của văn học dân gian.
8
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu trong 4 Truyện nôm bình dân: Truyện Lý Công,
truyện Hoàng Trừu, truyện Thoại Khanh – Châu Tuấn, truyện Phạm Tải –
Ngọc Hoa.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đi sâu phân tích ảnh hưởng của văn học dân
gian tới Truyện nôm bình dân.
Phương pháp thống kê, phân loại: Tiến hành thống kê, phân loại những biểu
hiện của văn học dân gian tới Truyện nôm bình dân
Phương pháp so sánh: So sánh những biểu hiện của văn học dân gian trong
Truyện nôm bình dân với những tác phẩm văn học dân gian.
Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như
phương pháp hệ thống, phương pháp tiếp cận thể loại…
6. Cấu trúc của đề tài
Bên cạnh phần mở đầu và kết thúc, đề tài chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Văn học dân gian và Truyện nôm.
Chương 2: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện nôm bình dân trên
phương diện nội dung
Chương 3: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện nôm bình dân trên
phương diện nghệ thuật
9
Phần nội dung
Chương 1
Khái quát về Văn học dân gian và Truyện nôm bình dân

Trước khi nghiên cứu những ảnh hưởng của văn học dân gian tới Truyện
Nôm bình dân, trong phần nội dung của chương 1 chúng tôi trình bày một vài
nét khái quát về văn học dân gian, mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn
học viết cũng như khái quát một vài nét về Truyện Nôm nói chung, Truyện Nôm
bình dân nói riêng.
1.1 Khái quát về Văn học dân gian
1.1.1 Văn học dân gian
Là một trong hai bộ phận của văn học dân tộc, văn học dân gian Việt Nam
giống như một bông hoa rực rỡ sắc màu, lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc. Thuật ngữ văn học dân gian được hiểu là những
sáng tác nghệ thuật ngôn từ, được truyền miệng từ đời này sang đời khác, phản
ánh đời sống sinh hoạt, kinh nghiệm, tâm tư, nguyện vọng, ước mơ, tình cảm…
của nhân dân từ xưa đến nay. Có thể tìm thấy ở đây rất nhiều nét độc đáo, đặc
sắc từ ngàn đời mà cha ông truyền lại. Văn học dân gian còn được gọi bằng rất
nhiều cách khác nhau như văn chương bình dân, văn chương truyền miệng hay
văn chương dân gian. Mỗi cách gọi đều gắn với một ý nghĩa và đặc trưng nhất
định. Tuy nhiên, cách gọi văn học dân gian là thuật ngữ quen thuộc và bao quát
được những nét cơ bản về bộ phận văn học này.
Văn học dân gian có những đặc trưng riêng biệt, làm nên nét độc đáo của
riêng mình, trong đó có những đặc trưng cơ bản cần kể đến là tính nguyên hợp,
tính tập thể, tính truyền miệng. Nguyên hợp về khái niệm từ gốc nguyên được
hiểu là sự kết hợp ngay từ nguồn gốc các yếu tố khác nhau trong một chỉnh thể.
Tính nguyên hợp của văn học dân gian được thể hiện trên cả phương diện nội
dung và nghệ thuật. Về mặt nội dung, văn học dân gian giống như một bộ bách
10
khoa toàn thư của dân tộc. Trong một tác phẩm văn học dân gian có thể tìm thấy
các kiến thức về địa lý, lịch sử, tôn giáo, triết học….Như vậy mỗi tác phẩm vãn
học dân gian phản ánh nhiều mặt, nhiều phýõng diện khác nhau của ðời sống vật
chất và ðời sống tinh thần của xã hội. Tác phẩm vừa thực hiện chức nãng sử học,
vừa thực hiện chức nãng dân tộc học, vừa thực hiện chức nãng triết học, tâm lí

học, vừa thực hiện chức nãng rãn dạy…Một tác phẩm quen thuộc như truyền
thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh chẳng hạn, nó không chỉ đơn thuần là một tác phẩm
truyền thuyết thuộc thời đại Hùng Vương mà còn có thể tìm thấy ở đây các kiến
thức về văn hóa (tục lệ hôn nhân một vợ một chồng, tục thách cưới), kiến thức
về lịch sử (dấu vết thời kỳ Hùng Vương dựng nước), kiến thức về thủy văn (hiện
tượng lũ lụt vào khoảng tháng 6, 7 hàng năm)…Về mặt nghệ thuật, tính nguyên
hợp được thể hiện ở việc văn học dân gian không chỉ đơn thuần là nghệ thuật
ngôn từ mà nó còn là một loại nghệ thuật tự nhiên và tự phát bao gồm nhiều loại
chất liệu khác nhau: nhạc, vũ, động tác… kết hợp với nhau theo những liều
lượng nhất định tuỳ theo từng thể loại. Ví dụ, một bài dân ca, không chỉ đơn
thuần có lời hát mà còn có nhạc, điệu bộ, lề lối hát. Tính nguyên hợp càng nổi
bật hơn khi tác phẩm văn học dân gian được gắn với chức năng thực hành - sinh
hoạt của nó. Trong gia đình có tiếng hát quay tơ dệt vải, chăn tằm, ru em…
Ngoài xã hội có bài ca về cày cấy, chăn nuôi, đánh cá, chèo thuyền, có tiếng hát
tình tứ của nam nữ thanh niên, có nhiều bài ca hội hè đình đám…Chức năng này
đã gắn chặt văn học dân gian với mọi mặt đời sống của nhân dân làm cho nó có
những công dụng và đặc điểm mà văn học viết không có và không cần phải có. Đây
là một chức năng rất có ý nghĩa, làm nên sức sống của văn học dân gian. Đã có ý
kiến cho rằng nếu tách khỏi chức năng sinh hoạt - thực hành và phương thức diễn
xướng của chính nó thì tác phẩm văn học dân gian sẽ mất đi sức sống đích thực,
thậm chí chỉ còn là một “cái xác không hồn”.
Tính tập thể cũng là một đặc trưng quan trọng của văn học dân gian. Đặc trưng
này được thể hiện trong quá trình sáng tác và lưu truyền các tác phẩm văn học dân
gian. Tính tập thể được hiểu theo nghĩa đen của từ này, có nghĩa một tác phẩm văn
học dân gian là sáng tác của cả tập thể nhân dân lao động. Có thể ban đầu chỉ do một
11
cá nhân sáng tác. Tuy nhiên, theo thời gian và sự lưu truyền qua các miền không
gian khác nhau, nó đã được gọt rũa, thêm bớt bởi rất nhiều cá nhân sáng tạo. Do vậy,
tác phẩm thay đổi đi rất nhiều và không còn lại sự nguyên vẹn như ban đầu. Không
ai còn nhớ nó bắt đầu như thế nào và không biết ai là tác giả chính thức của

những sáng tác đó. Tính tập thể của văn học dân gian còn thể hiện đặc trưng về
không gian sáng tác của văn học dân gian. Không gian sáng tác rất đa dạng,
phong phú trong lúc lao động như chèo đò, kéo gỗ, giã gạo, cấy lúa ,kéo lưới
hoặc những lúc ca hát, hội hè, giải trí…Có thể mọi người cùng nhau ngồi sáng
tác, ca hát hoặc có thể một người hát lên một câu, những người khác thêm vào
những câu khác để cuối cùng thành một bài ca hoàn chỉnh. Nếu sáng tác đó hay,
nó được mỗi người trong tập thể nhớ và truyền lại cho những người khác khi
sinh hoạt tập thể. Nói đến tính tập thể cũng không có nghĩa là phủ nhận vai trò
cá nhân. Cũng có nhiều tác phẩm do cá nhân sáng tác, với những cảm xúc riêng
tư nhưng do phù hợp với đời sống tâm tư, tình cảm của đông đảo quần chúng
nhân dân nên được nhiều người ưa thích, lưu truyền qua lại lẫn nhau và dần dần
trở thành tài sản chung của cả một tập thể.
Ngoài đặc trưng về tính nguyên hợp và tính tập thể, tính truyền miệng cũng
là một đặc trưng quan trọng của văn học dân gian. Tính truyền miệng thể hiện
đặc trưng về phương thức sáng tác và phương thức lưu truyền của văn học dân
gian. Thời đại bộ phận văn học này ra đời, chưa có chữ viết cũng như công nghệ
khắc in chính vì vậy, nó được sáng tác bằng miệng, thông qua những hoạt động
sinh hoạt tập thể và cứ thế các tác phẩm văn học dân gian được lưu truyền từ đời
này sang đời khác. Hệ quả của tính tập thể và tính truyền miệng chính là tính dị
bản. Một tác phẩm văn học dân gian có thể có nhiều bản khác nhau, có khi sự
khác nhau chỉ là một số từ, ngữ, hình ảnh hay một vài chi tiết trong tác phẩm.
Trong quá trình sưu tầm, các nhà nghiên cứu thấy bản nào được sử dụng nhiều,
thường xuyên, đồng nhất ở nhiều vùng miền thì bản đó được coi là bản chính.
Ngoài ra sẽ có thêm những bản khảo dị, khác bản chính ở một số điểm và cũng
xuất hiện ở một số địa phương nhất định.
12
Trên đây là những đặc trưng rất cơ bản của văn học dân gian. Nó làm nên
nét riêng, sự độc đáo và đặc sắc của bộ phận văn học này. Đồng thời những đặc
điểm này cũng tạo nên mối quan hệ cũng như những ảnh hưởng sâu sắc của văn
học dân gian tới bộ phận văn học viết.

1.1.2 Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết
Văn học dân gian và văn học viết là hai bộ phận lớn của văn học dân tộc.
Hai bộ phận này vừa có nhiều điểm tương đồng cũng vừa có nhiều sự khác biệt.
Tuy nhiên chúng có mối quan hệ gắn bó qua lại khăng khít.
Trong lịch sử phát triển của văn học dân tộc, văn học dân gian ra đời đầu
tiên, khi chúng ta chưa có chữ viết, được lưu truyền bằng miệng từ đời này sang
đời khác. Đến khoảng thế kỷ X, sau chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng, Ngô Quyền đã thành lập nhà nước đầu tiên. Từ đó, nền văn học viết cũng
bắt đầu được hình thành. Những tác phẩm văn học viết trung đại đầu tiên chủ
yếu là những tác phẩm văn học chức năng, được viết bằng chữ Hán, thứ chữ vay
mượn của Trung hoa. Đến khoảng thế kỷ XIII, khi chữ Nôm đã dần dần phát
triển, chúng ta bắt đầu có những tác phẩm văn học Nôm. Tuy nhiên, kể cả khi
văn học viết ra đời thì văn học dân gian vẫn song song tồn tại. Đặc biệt, trong
giai đoạn thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX là giai đoạn phục hưng những giá
trị văn hóa dân tộc, văn học dân gian phát triển khá mạnh mẽ. Hầu hết những tác
phẩm Truyện nôm, kể cả những tác phẩm Truyện nôm bình dân cũng được ra
đời trong giai đoạn này.
Văn học dân gian và văn học viết có nhiều điểm tương đồng và khác biệt.
Điểm tương đồng lớn nhất giữa hai thể loại này là đều sử dụng ngôn từ làm
phương tiện để sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật. Văn học dân gian
được coi là những sáng tạo ngôn từ của dân gian. Ngôn từ là chất liệu riêng biệt
để phân biệt văn học dân gian với các loại hình văn hóa dân gian khác. Tới văn
học viết, ngôn từ được coi là yếu tố quan trọng nhất để cấu thành nên tác phẩm
nghệ thuật. Tìm hiểu giá trị một tác phẩm văn học viết, điều đầu tiên chính là
tìm hiểu và phân tích ngôn từ nghệ thuật.
Tuy nhiên, giữa văn học dân gian và văn học viết có nhiếu nét khác biệt,
13
có những nét khác biệt mang tính bản chất. Văn học dân gian là sáng tác của tập
thể, không hề có tên tác giả, được sáng tác và lưu truyền bằng miệng nên có tính
dị bản, ngôn ngữ thường mộc mạc, bình dị, hình tượng mang tính chung chung.

Ngược lại, văn học viết có tên tác giả nên mang tính cá nhân, cá thể, có bản in,
được lưu truyền bằng văn bản cụ thể không hoặc có những rất ít tính dị bản,
ngôn ngữ trau chuốt và mang nét riêng của người sáng tác. Hình tượng trong
văn học viết có tính điển hình hóa, không phải là những hình tượng chung
chung. Nếu như văn học dân gian tác động một cách trực tiếp đến thực tiễn thì
văn học viết lại tác động một cách gián tiếp thông qua nhận thức và thái độ của
người đọc. Có nhiều người cho rằng văn học dân gian nếu tách rời khỏi môi
trường diễn xướng của mình thì nó chỉ là một cái xác không hồn. Mỗi tác phẩm
văn học dân gian gắn chặt với môi trường diễn xướng như những lúc hát ru cho
em bé ngủ, khi chèo đò, kéo lưới, cấy hái trên đồng ruộng, chăn tằm, dệt vải…
Văn học viết thì khác, những tác động của nó mang tính cá nhân và là khác nhau
với các đối tượng thưởng thức.
Bên cạnh những tương đồng và khác biệt, không thể phủ nhận một điều
là văn học dân gian và văn học viết có một mối quan hệ gắn bó qua lại rất
khăng khít. Văn học dân gian là chặng đầu của nền văn học viết, là nền tảng
của văn học viết, nuôi dưỡng nền văn học viết, cung cấp cho văn học viết rất
nhiều tư liệu trên các phương diện khác nhau từ thể loại, ngôn từ, hình ảnh,
biểu tượng, hình tượng…Rất nhiều tác giả văn học viết nhờ được hấp thụ bầu
sữa mẹ văn học dân gian mà thành công. Kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào
Nguyễn Du cũng được sáng tác bằng thể thơ 6/8. Tố Hữu vẫn luôn luôn nhắc
về câu chuyện thủa nhỏ, ngày nào vào khoảng bốn giờ sáng, ông nội cũng gọi
dậy nhờ chép lại những bài ca dao và có lẽ cũng nhờ vậy mà ông đã có rất
nhiều bài thơ lục bát sâu sắc, xúc động…Văn học Việt Nam hiện đại còn ghi
nhận tên tuổi của rất nhiều nhà thơ với những sáng tác mang âm hưởng văn
học dân gian như Nguyễn Bính, Nguyễn Duy…Khi tìm hiểu sáng tác của các
nhà thơ, nhà văn, một trong những yếu tố nội dung thường hay được khai thác
đó chính là cách cảm, cách nghĩ với những suy ngẫm, triết lý dân gian được
14
thể hiện như thế nào. Âm hưởng dân gian thể hiện thông qua việc sử dụng thể
loại, hình tượng, ngôn từ, các môtip cũng được quan tâm tìm hiểu. Có thể

khẳng định văn học dân gian ảnh hưởng rất sâu sắc tới những thành tựu của
văn học viết. Nếu không có được kho tàng văn học dân gian đồ sộ, phong phú,
có giá trị thì có lẽ chúng ta cũng không thể có được những thành công như đã
có của văn học viết.
Nếu như văn học dân gian ảnh hưởng sâu sắc tới văn học viết thì ngược
lại, văn học viết cũng có sự ảnh hưởng rất lớn tới kho tàng văn học dân gian.
Văn học viết cung cấp hệ thống thi liệu, ngôn ngữ tinh lọc, những hình ảnh
mang tính biểu tượng để người bình dân có thể lựa chọn, sử dụng làm phong
phú hơn cho kho tàng văn học dân gian. Nhiều tác phẩm văn học viết đã được
sử dụng vào kho tàng diễn xướng của văn học dân gian và trở thành những
hình thức sinh hoạt diễn xướng đặc sắc, phổ biến, phong phú như bói Kiều, lẩy
Kiều…Cũng có rất nhiều tác phẩm văn học viết, do được sáng tác theo âm
hưởng dân gian, theo thời gian trở thành sản phẩm của văn học dân gian một
cách tự nhiên. Bài thơ:
“Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Hỡi cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng”
Chúng ta vẫn quen nghĩ rằng đây là bài ca dao mà ít người biết đó chính
là sáng tác của Ngô Văn Phú. Hoặc câu thơ: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” là của Bảo Định Giang nhưng lâu nay vẫn
được coi là ca dao.
Có thể thấy văn học viết và văn học dân gian có mối quan hệ gắn bó qua
lại khăng khít. Cả hai bộ phận này đều bổ sung cho nhau để cúng song song
tồn tại, phát triển. Mối quan hệ này được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn văn
học Trung đại là giai đoạn tiếp nối đầu tiên của văn học dân gian. Nhìn một
cách khái quát nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bộ phận thơ quốc âm được coi
là bộ phận ảnh hưởng sâu sắc nhất. Tuy nhiên, không thể phủ định rằng kho
15
tàng Truyện nôm bình dân mới là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp nhất những

sáng tác từ dân gian. Bản thân thể loại Truyện nôm đã là thể loại thuần túy dân
tộc khi sử dụng thể thơ lục bát trong sáng tác. Mặt khác, sự tiếp thu trọn vẹn
rất nhiều yếu tố dân gian đã làm cho bộ phận Truyện nôm bình dân nhiều thời
kỳ được coi là những sáng tác dân gian hoặc đơn thuần coi là những sáng tác
dân gian được viết lại dưới dạng thơ lục bát.
1.2 Khái quát về Truyện nôm và Truyện nôm bình dân
1.2.1 Truyện nôm
Truyện nôm là một thành tựu đặc sắc của văn học Việt Nam Trung đại. Về
thuật ngữ Truyện nôm, có nhiều cách diễn đạt khác nhau khi nói về thể loại này.
Tuy nhiên, có thể hiểu một cách ngắn gọn trên ba ý chính: Truyện nôm là những
tác phẩm tự sự, viết bằng chữ Nôm, sử dụng thể thơ lục bát. Những Truyện nôm
đầu tiên ra đời từ khoảng thế kỷ XVI – XVII là những Truyện nôm Đường luật
như Tô Công phụng sứ, Chiêu Quân cống Hồ, Lâm tuyền kỳ ngộ… Một tác
phẩm Truyện nôm Đường luật bao gồm rất nhiều bài thơ lẻ tẻ khác nhau, được
cố gắng sắp xếp theo một trật tự nhất định để kể lại câu chuyện một cách hoàn
chỉnh. Tuy nhiên, những hạn chế của thể loại thơ Đường luật như tính hàm xúc,
chặt chẽ đã không giúp cho việc diễn tả cốt truyện được liên tục. Phải đến khi sử
dụng thể thơ lục bát, thể thơ thuần túy dân tộc, Truyện nôm mới thực sự tìm
được chỗ đứng của mình. Đến khoảng thế kỷ XVIII – ½ thế kỷ XIX, Truyện
nôm đạt được những thành tựu rực rỡ với những tác phẩm tiêu biểu như Hoa
Tiên (Nguyễn Huy Tự), Song Tinh (Nguyễn Hữu Hào)… và đỉnh cao là Truyện
Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, sự phát triển
của thể loại này có chậm lại, nhường chỗ cho những tác phẩm văn học viết bằng
chữ quốc ngữ. Tuy nhiên vẫn xuất hiện một số tác phẩm tiêu biểu như Lục Vân
Tiên của Nguyễn Đỉnh Chiểu. Hiện nay, đã sưu tầm được khoảng gần 100
Truyện nôm , trong đó có khoảng 50 tác phẩm đã được phiên âm và giới thiệu.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục quá trình sưu tầm những tác phẩm thuộc
thể loại này.
16
Thể loại Truyện nôm có những đặc điểm rất riêng về nội dung và nghệ

thuật thể hiện. Về nguồn gốc cốt truyện, có thể thấy Truyện nôm lấy từ ba nguồn
gốc chính. Thứ nhất là lấy cốt truyện từ những tác phẩm văn học dân gian như
truyện cổ tích, thần tích để sáng tác thành những tác phẩm Truyện nôm. Chính
vì vậy, hiện nay chúng ta có hiện tượng rất nhiều tác phẩm Truyện nôm tồn tại
song song với những tác phẩm truyện cổ tích như Thạch Sanh, Tấm Cám….Thứ
hai là lấy nguồn gốc cốt truyện từ những tiểu thuyết cổ điển của Trung Hoa, chủ
yếu là những tiểu thuyết chương hồi đời Minh – Thanh. Tuy nhiên, các tác giả
chỉ tiếp thu một phần cốt truyện, ngoài ra có những sáng tạo cho phù hợp với
văn hóa và đời sống tâm lý, tình cảm của người Việt. Đây là nhóm có nhiều
Truyện nôm đạt trình độ nghệ thuật cao tiêu biểu như Truyện Song Tinh (Nguyễn
Hữu Hào), truyện Hoa Tiên (Nguyễn Huy Tự) và đỉnh cao là Truyện Kiều
(Nguyễn Du). Nhóm Truyện nôm thứ ba là những tác phẩm lấy nguồn gốc từ
thực tế đời sống xã hội. Tiêu biểu hơn cả trong nhóm này là hai tác phẩm Sơ
kính tân trang (Phạm Thái) và Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu). Cả hai tác
phẩm này đều là sự phản ánh chính cuộc đời của các tác giả. Do vậy, nó mang
tính chân thực rất sâu sắc. Trong ba nguồn gốc cốt truyện kể trên, hai nguồn gốc
đầu tiên phổ biến hơn cả. Về nội dung của Truyện nôm, theo như PGS.TS Đinh
Thị Khang thì “Thành tựu lớn về nội dung của thể loại Truyện nôm là đề cập
một cách sâu sắc đến những vấn đề lớn của con người, của cuộc sống dưới
nhiều góc độ khác nhau”[33, 118]. Theo đó, có thể nhận thấy hai nội dung nổi
bật trong các tác phẩm Truyện nôm là vấn đề khát vọng hạnh phúc lứa đôi và sự
chiến thắng của tình yêu tự do vượt ra ngoài khuôn khổ của lễ giáo phong kiến
và khát vọng bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ phẩm chất, giá trị của con
người, đặc biệt là người phụ nữ.
Về mặt nghệ thuật, có thể khái quát đặc điểm nghệ thuật của Truyện nôm
trên ba phương diện lớn là kết cấu, nhân vật và ngôn ngữ. Truyện nôm thường
có kết cấu ổn định theo ba phần: gặp gỡ - tai biến và đoàn tụ. Tuy nhiên, dung
lượng từng phần sẽ có sự khác nhau với từng nhóm Truyện nôm để đảm bảo phù
hợp với việc thể hiện nội dung chủ đề của nhóm truyện đó. Mô hình kết cấu ổn
17

định của thể loại này vừa phù hợp với đặc trưng chung của các tác phẩm văn học
Trung đại vừa là phương diện cơ bản để xác định nội dung cơ bản của tác phẩm.
Nhân vật cũng là một đặc điểm nghệ thuật nổi bật của Truyện nôm. Sau thể
truyền kỳ thì đây là thể loại xây dựng được một hệ thống nhân vật đa dạng,
phong phú. Đặng Thanh Lê đã rất tinh tế khi khẳng định rằng chính vì phạm vi
phản ánh rộng lớn làm cho Truyện nôm bắt buộc phải xây dựng một thế giới
nhiều nhân vật. Nhiều nhân vật, nhiều tính cách, nhiều kiểu người cùng những
mối quan hệ đan xen, chằng chịt mới phản ánh cho được thật sâu, thật rõ hiện
thực xã hội. Nhìn qua bảng thống kê của Đinh Thị Khang có thể thấy số lượng
nhân vật trong những tác phẩm Truyện nôm rất khác nhau. Một số truyện có rất ít
nhân vật như Bích câu kỳ ngộ, Trương Chi (03 nhân vật), Trinh thử (04 nhân vật)
đến những tác phẩm số lượng nhân vật nhiều hơn như Song Tinh (16 nhân vật),
Phương hoa (17 nhân vật), Hoàng Trừu (18 nhân vật), một số tác phẩm số lượng
nhân vật đông đảo hơn hẳn như Truyện Kiều (30 nhân vật), Phạm Công Cúc Hoa
(49 nhân vật)… [33, 57]. Hệ thống nhân vật trong Truyện nôm cũng rất đa dạng
với những nhân vật chính, phụ, trung tâm. Trong đó, nhân vật trung tâm trong hầu
hết các Truyện nôm, đặc biệt trong Truyện nôm bình dân là người phụ nữ với
những phẩm hạnh tốt đẹp, với khát khao hạnh phúc mãnh liệt và một ý chí, nghị
lực phi thường. Nhân vật phụ khá đa dạng, một số nhân vật tuy là phụ nhưng lại
có vai trò rất quan trọng. Cũng với mục đích phản ánh cho được thật đầy đủ hiện
thực phức tạp của cuộc sống, loại hình nhân vật trong Truyện nôm còn rất đa
dạng, phong phú với những nhân vật chính diện, phản diện được phân biệt một
cách rõ nét. Nhân vật chính diện thường là một nữ tiểu thư khuê các, một chàng
nho sinh nghèo khổ, một người dân thường lương thiện… Nhân vật phản diện đặc
trưng hơn, đó thường là các bậc vua chúa hay quan lại đại diện cho chế độ phong
kiến thối nát, bất công. Đây là những thế lực đen tối, bạo tàn, là nguyên nhân gây
ra đau khổ, bi kịch cho những người lương thiện. Đến với thế giới nhân vật đa
dạng trong Truyện nôm, chúng ta còn có thể nhận thấy sự trưởng thành của các
tác giả trong việc xây dựng, khắc họa nhân vật so với nhân vật trong truyện cổ
tích hay truyện truyền kỳ. Nhân vật trong Truyện nôm có nhiều nét tương đồng

18
với nhân vật trong truyện cổ tích, đặc biệt là cách xây dựng và thể hiện nhân vật
trong Truyện nôm bình dân. Nhưng nếu lấy nhân vật trong truyện cổ tích để so
sánh thì có thể thấy sự khác biệt. Ngoại hình mặc dù không nhiều nhưng đã
bước đầu được chú ý. Hành động của nhân vật, bên cạnh những hành động theo
khuôn mẫu như các chàng trai thường làm thơ, các thiếu nữ thì đánh đàn…còn
có những hành động riêng của tự bản thân nhân vật, để nhân vật hiện lên là
chính mình. Nhân vật cũng đã bắt đầu được khám phá bằng suy nghĩ, nội tâm,
bằng những lời độc thoại. Và đặc biệt ngôn ngữ nhân vật đã chiếm khoảng 30%
– 40% dung lượng tác phẩm . Như vậy, sự tự biểu hiện của nhân vật đã đạt đến
một trình độ nhất định.
Một đặc điểm nghệ thuật nổi bật khác của Truyện nôm là về mặt ngôn
ngữ. Sử dụng ngôn ngữ thuần túy của dân tộc, Truyện nôm cùng với khúc ngâm
là những thể loại văn học riêng có của văn học Việt Nam thời Trung đại. Mặc dù
còn nhiều tác phẩm, ngôn ngữ vẫn có những đoạn mộc mạc, thô sơ, chưa được
gọt rũa nhưng đã có rất nhiều tác phẩm ngôn ngữ đạt đến mức độ thuần thục,
chính xác, trong sáng. Điểm nổi bật trong ngôn ngữ nghệ thuật của Truyện nôm
là thường tồn tại song song hai hệ thống ngôn ngữ là hệ thống ngôn ngữ bình
dân và hệ thống ngôn ngữ bác học. Ngôn ngữ bình dân thể hiện qua việc sử
dụng khẩu ngữ, các từ địa phương, ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày và việc
vận dụng vốn ngôn ngữ văn học dân gian. Ngôn ngữ bác học nổi bật với cách
dùng những từ Hán Việt, các điển tích, điển cố….
Với những khái quát hết sức ngắn gọn về đặc điểm riêng biệt của Truyện
nôm, có thể nhận thấy, trong sự phát triển của văn học Trung đại, đây là thể loại
có vị trí khá quan trọng và có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của văn
học trung đại, đặc biệt là quá trình dân tộc hóa các thể loại của văn học dân tộc.
1.2.2 Truyện nôm bình dân
Thuật ngữ Truyện nôm bình dân liên quan mật thiết đến vấn đề phân loại
Truyện nôm. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này
trong đó có ba cách phân loại hay được nói đến. Thứ nhất, phân thành hai loại là

Truyện nôm khuyết danh và Truyện nôm hữu danh. Cách phân loại này đã phổ biến
19
trong một thời gian khá dài và tỏ ra hữu dụng khi các tiêu chí của sự phân loại rõ
ràng, khoa học. Tuy nhiên, sau đó, một số Truyện nôm tưởng rằng không có tên tác
giả, trong quá trình nghiên cứu lại phát hiện tác phẩm đó có người sáng tác. Vì vậy,
cách phân loại này không còn phát huy tác dụng. Cách phân loại thứ hai là dựa theo
nguồn gốc, đề tài, chia Truyện nôm thành ba loại: Loại Truyện nôm dựa vào truyện
cổ tích, thần thoại hay sự tích thần phật (ví dụ: Tấm cám, Trương Chi, Thạch
Sanh….). Loại dựa vào các tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa như Truyện Kiều (Nguyễn
Du), Hoa Tiên (Nguyễn Huy Tự), Song Tinh (Nguyễn Hữu Hào)….Thứ ba là loại
dựa vào thực tế để sáng tác kiểu như Sơ kính tân trang (Phạm Thái) hay Lục Vân
Tiên (Nguyễn Đình Chiểu). Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào các
yếu tố về thi pháp như đề tài, chủ đề, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ…từ đó phân
Truyện nôm thành hai nhóm là Truyện nôm bác học và Truyện nôm bình dân. Khái
niệm bác học hay bình dân không nhằm đánh giá về mức độ cao quý hay thấp hèn.
Mỗi nhóm đều có những đặc điểm riêng biệt cùng những nét đặc sắc khác nhau.
Truyện nôm bác học phần lớn đều có tên tác giả, thường là của các trí thức phong
kiến, sáng tác dựa theo cốt truyện của những tiểu thuyết tiếp thu từ Trung Hoa hoặc
dựa vào thực tế cuộc sống. Chủ đề của những Truyện nôm bác học là hướng tới khát
vọng tình yêu lứa đôi, hạnh phúc tuổi trẻ, sự chiến thắng của tình yêu tự do. Tiêu
biểu cho nội dung này là những tác phẩm Song Tinh, Hoa Tiên, Tây Sương, Truyện
Kiều … Bên cạnh đó, một số Truyện nôm bác học khác cũng có nội dung đề cao tình
nghĩa vợ chồng, sự chung thủy, đề cao nghĩa vụ, bổn phận của con người với gia
đình, xã hội như Nhị Độ Mai, Lục Vân Tiên
Truyện nôm bình dân phần lớn không có tên tác giả. Có nhiều ý kiến cho
rằng lực lượng sáng tác chính của những Truyện nôm này là các nho sĩ bình dân,
có đời sống, tư tưởng gần gũi với quần chúng nhân dân. Quan điểm này dựa trên
việc tìm hiểu hình tượng nhân vật nam chính trong truyện. Hầu hết, họ đều là
những nho sĩ nghèo, gia cảnh bất hạnh, mồ côi bố hoặc mồ côi mẹ, phải tự kiếm
sống để tiếp tục con đường học tập. Về mặt cốt truyện, các tác phẩm nhóm này

thường được viết dựa trên những truyện cổ dân gian, đặc biệt là truyện cổ tích,
do vậy, có nhiều nét gần gũi với khuôn dạng truyện cổ tích. Điểm đặc biệt là tất
20
cả những Truyện nôm bình dân đều dựa theo truyện cổ dân gian Việt Nam. Ở
đây nổi lên hai vấn đề. Thứ nhất có những Truyện nôm bình dân tồn tại song
song cùng với truyện dân gian kiểu như Tấm Cám, Thạch Sanh Thứ hai, có
những cốt truyện, vốn dĩ ban đầu là của truyện dân gian nhưng từ khi có Truyện
nôm ra đời thì nó trở nên mờ nhạt, tiêu biểu như truyện Tống Trân Cúc Hoa.
Người ta biết đến tác phẩm này là một tác phẩm Truyện nôm nhiều hơn là một
tác phẩm truyện cổ tích. Về quá trình sáng tác của Truyện nôm bình dân, theo
quan điểm của Nguyễn Lộc thì “ Truyện nôm bình dân được sáng tác để kể là
chính, chứ không phải để xem hay để đọc. Rất có thể có một tác giả nào đó diễn
ca một cổ tích, hay mô phỏng cổ tích sáng tác ra một truyện mới, sau đó kể lại
cho người khác nghe theo lối nói vè hay hát xẩm, hay một hình thức nào tương
tự” [25, 478]. Quan điểm này của Nguyễn Lộc cũng được Kiều Thu Hoạch và
Nguyễn Thị Nhàn nhắc lại và đống tình với ý kiến đó trong các công trình
nghiên cứu của mình.Như vậy, không chỉ là về mặt cốt truyện, quá trình sáng tác
của Truyện nôm bình dân cũng đã thể hiện mối quan hệ gắn bó mật thiết với
những tác phẩm văn học dân gian. Cũng chính vì sáng tác để kể là chính nên
ngôn ngữ Truyện nôm bình dân đa phần thô sơ, mộc mạc, sử dụng nhiều từ địa
phương, nhiều ngôn ngữ cổ. Điều đó phần nào hạn chế việc lưu truyền, phổ biến
các tác phẩm này và đôi phần tạo ra sự thiếu cuốn hút với người thưởng thức,
đặc biệt là các thế hệ về sau.
Một điểm quan trọng nữa chúng tôi cũng muốn đề cập đến ở phần khái
quát này đó là chủ đề của Truyện nôm bình dân. Chủ đề của nhóm truyện này là
phản ánh khát vọng bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ quyền sống, nhân phẩm,
giá trị con người và khát vọng bảo vệ công lý. Để thể hiện rõ cho chủ đề về khát
vọng bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ quyền sống, nhân phẩm, giá trị con
người Truyện nôm bình dân đặc biệt đề cao và nhấn mạnh vấn đề tình nghĩa
thủy chung trong quan hệ vợ chồng. Điều này được thể hiện tập trung trong việc

xây dựng hình tượng người phụ nữ. Họ thường là những người chủ động, mạnh
mẽ, dứt khoát trong việc hôn nhân của mình. Sau đó, dù phải trải qua nhiều khó
khăn, vất vả, thử thách, nhưng họ vẫn cố gắng vượt qua tất cả, bất chấp hiểm
21
nguy và kiên quyết không đánh mất chính bản thân mình. Những thử thách đôi
khi được phóng đại để nhấn mạnh thêm phẩm giá, tiết hạnh của nhân vật. Với
chủ đề khát vọng gia đình, bảo vệ công lý, các tác phẩm Truyện nôm bình dân ở
góc độ nào đó đã thể hiện giá trị tố cáo hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
Các nhân vật thể hiện tinh thần phản kháng, chống lại thế lực bạo tàn. Sự chiến
thắng của họ là sự chiến thắng của công lý. Các yếu tố thần kỳ có trợ giúp
nhưng cơ bản là tự các nhân vật luôn có ý thức vươn lên, đấu tranh với những
gian nan, thử thách. Chính điều này đã thể hiện được quan niệm dân gian kết
hợp với tín ngưỡng thiêng liêng và niềm tin: con người có phẩm chất tốt bao giờ
cũng được hạnh phúc.
Về số lượng tác phẩm, số lượng tác phẩm Truyện nôm nói chung hiện nay
khoảng hơn 100 truyện, ngoài ra, nhiều tác phẩm đang trong quá trình nghiên
cứu, sưu tầm. Trong số hơn 100 truyện này, số lượng tác phẩm Truyện nôm bình
dân chiếm ưu thế hơn so với mảng Truyện nôm bác học. Như vậy có thể thấy số
lượng tác phẩm là khá lớn. Trong đó có rất nhiều tác phẩm nổi bật, tiêu biểu như
Phạm Tải Ngọc Hoa, Lý Công, Thoại Khanh Châu Tuấn…Đó cũng là những
tác phẩm mà chúng tôi tập trung nghiên cứu, tìm hiểu trong đề tài này.
Trên đây là những khái lược cơ bản của chúng tôi về Truyện nôm bình
dân nhằm giúp người đọc có được cái nhìn khái quát nhất và cũng là cơ sở để
chúng tôi trình bày những vấn đề cụ thể, chuyên sâu trong những phần tiếp theo.
Tiểu kết
Là một bộ phận của nền văn học dân tộc, văn học dân gian thực sự trở
thành kho tàng quý báu với những tác phẩm đặc sắc, có giá trị. Không chỉ vậy,
những tinh túy của bộ phận văn học này còn ảnh hưởng một cách sâu sắc tới văn
học viết. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết là mối quan hệ hai
chiều, gắn bó, khăng khít. Trong đó, những đóng góp mà văn học dân gian mang

tới cho văn học viết thực sự có ý nghĩa. Truyện Nôm bình dân chỉ là màng nhỏ
của bộ phận văn học viết nhưng lại thể hiện sự ảnh hưởng khá lớn từ văn học
dân gian. Trong phần nội dung chương 2 và chương 3 chúng tôi sẽ đi sâu tìm
22
hiểu những ảnh hưởng của văn học dân gian tới Truyện Nôm bình dân ở cả hai
phương diện nội dung và nghệ thuật
23
Chương 2
Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với
Truyện Nôm bình dân trên phương diện nội dung
Ảnh hưởng của văn học dân gian tới Truyện Nôm bình dân trên phương
diện nội dung được thể hiện trên rất nhiều khía cạnh khác nhau. Trên cơ sở tìm
hiểu những vấn đề lý luận về đề tài chủ đề - hai phương diện cơ bản của nội
dung tác phẩm văn học và những khái quát về đề tài, chủ đề trong các tác phẩm
văn học dân gian chúng tôi đi sâu tìm hiểu hai mảng nội dung của Truyện Nôm
bình dân thể hiện rõ nét ảnh hưởng nội dung của văn học dân gian đó là: Truyện
nôm bình dân với nội dung đấu tranh xã hội, đấu tranh giai cấp và Truyện Nôm
bình dân với sự phản ánh hình tượng người phụ nữ.
2.1 Khái quát về đề tài và chủ đề trong tác phẩm văn học
2.1.1 Giới thuyết về đề tài, chủ đề trong tác phẩm văn học
Đề tài và chủ đề trong tác phẩm văn học là những khái niệm cơ bản của lý
luận văn học, liên quan trực tiếp tới nội dung của một tác phẩm. Hiểu một cách
ngắn gọn thì đề tài là phạm vi hiện thực được thể hiện và phản ảnh còn chủ đề
chính là những phương diện nổi bật được nhà văn quan tâm phản ánh trong đề
tài. Với phần giới thuyết này, chúng tôi chỉ trình bày một cách khái quát nhất các
kiến thức liên quan đến đề tài và chủ đề để làm cơ sở lý luận cho phần nội dung
sẽ triển khai.
“Đề tài của tác phẩm là một phương diện nội dung tác phẩm, là đối tượng
đã được nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn. Đó là sự khái quát về phạm vi
xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm” [30, 255]. Đề tài là

khái niệm rộng bởi lẽ phạm vi hiện thực được phản ánh khá đa dạng. Các nhà lý
luận văn học thường phân chia thành một số giới hạn cụ thể. Đó có thể là giới
hạn bề ngoài như đề tài loài vật, công nhân, tiểu tư sản…hoặc các phương diện
bên trong hay chính là cuộc sống nào, con người nào được miêu tả và thể hiện
trong tác phẩm văn học. Cách nhận biết đề tài đó là xem xét trực tiếp từ nội
24
dung tác phẩm. Tác phẩm đó phản ánh những mảng hiện thực nào thì đó chính
là đề tài mà nhà văn muốn khai thác, khám phá. Tuy nhiên, một tác phẩm văn
học là một chỉnh thể nghệ thuật, kết quả của quá trình quan sát, nghiền ngẫm,
thai nghén của nhà văn nên hiện thực phản ánh trong đó là vô cùng phong phú.
Chính vì thế, một tác phẩm văn học, nhất là những tác phẩm lớn thường không
đơn thuần chỉ có một đề tài mà có rất nhiều đề tài khác nhau, thường được gọi là
hệ thống đề tài. Các đề tài này không tách rời nhau mà gắn bó, bổ sung lẫn nhau.
Đề tài trong một tác phẩm văn học bắt nguồn và phản ánh lịch sử xã hội thời đại
nhà văn sống đồng thời thể hiện rõ lập trường tư tưởng của tác giả đó. Thông
qua để tài có thể biết được nhà văn quan tâm đến lĩnh vực nào, vốn sống, quan
điểm của người viết ra sao. Do vậy, đây cũng là yếu tố để đánh giá năng lực một
tác giả văn học. Đề tài có vai trò nhất định trong việc tìm hiểu giá trị nội dung
tác phẩm. “Tầm quan trọng của khái niệm đề tài là ở chỗ nếu chưa nhận ra đề tài
thì chưa bước vào tiếp nhận hình tượng” [30, 259] “Đề tài là cơ sở để nhà văn
khái quát những chủ đề và xây dựng những hình tượng, những tính cách điển
hình” [30, 262]. Chính vì vậy, khi nghiên cứu một tác phẩm văn học, yếu tố đầu
tiên được xem xét đó là nhà văn lựa chọn đề tài gì để phản ánh và đề tài đó đã
được thể hiện như thế nào thông qua các hình tượng văn học, các điển hình văn
học.
Gắn liền với khái niệm đề tài là khái niệm chủ đề. “Chủ đề là vấn đề cơ
bản của tác phẩm, là phương diện chính yếu của để tài” (Lựu, 262). Chủ đề có
tầm quan trọng rất lớn, vừa là một yếu tố đánh giá tài năng của tác giả, vừa góp
phần tạo nên tầm ảnh hưởng sâu rộng của tác phẩm. Có thể cùng một đề tài
nhưng mỗi tác giả lại có sự lựa chọn chủ đề khác nhau, tùy thuộc vào kinh

nghiệm, vốn sống, chiều sâu tư tưởng và khả năng thẩm mỹ của từng người. Tập
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ có 20 truyện nhưng 11/20 tác phẩm có sự
xuất hiện hình tượng người phụ nữ. Họ có thể là những người phụ nữ thùy mị
nết na như Nhị Khanh trong Người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Vũ Nương trong
Người con gái ở Nam Xương hoặc những người phụ nữ sống phá cách như Nhị
Khanh trong Chuyện cây gạo hay Đào Hàn Than trong Nghiệp oan của Đào Thị
25

×