Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

phong cách nghệ thuật nguyễn khải trong tiểu thuyết sau 1980

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.33 KB, 120 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




LÊ VĂN GIANG



PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN KHẢI
TRONG TIỂU THUYẾT SAU 1980

(QUA BA TIỂU THUYẾT: THỜI GIAN CỦA NGƯỜI, MỘT CÕI
NHÂN GIAN BÉ TÍ, THƯỢNG ĐẾ THÌ CƯỜI)






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
















Thái Nguyên - Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Trang bìa phụ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




LÊ VĂN GIANG



PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN KHẢI
TRONG TIỂU THUYẾT SAU 1980

(QUA BA TIỂU THUYẾT: THỜI GIAN CỦA NGƯỜI, MỘT CÕI
NHÂN GIAN BÉ TÍ, THƯỢNG ĐẾ THÌ CƯỜI)



Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. TRỊNH BÁ ĐĨNH










Thái Nguyên - Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS-TS. Trịmh Bá Đĩnh
Người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau
đại học trường ĐHSP Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên em
trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình,

bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua.

Thái nguyên, ngày 10 tháng 8 năm 2011
Tác giả



Lê Văn Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Mục lục i
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 8
Chƣơng 1. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ SỰ THAY ĐỔI ĐỀ TÀI TRONG
TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI 8
1.1. Quan niệm về phong cách nghệ thuật 8
1.2. Sáng tác Nguyễn Khải trước 1975: “Sản phẩm của một thời lãng mạn” 12
1.3. Sáng tác Nguyễn Khải sau 1975: “Cảm hứng thế sự- Đời tư” 15
Chƣơng 2. XU HƢỚNG TRIẾT LUẬN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI
SAU 1980 25
2.1. Quan niệm của Nguyễn Khải về nghệ thuật và tiểu thuyết 25
2.1.1. Quan niệm về nghệ thuật của Nguyễn Khải 25
2.1.2. Quan niệm của Nguyễn Khải về tiểu thuyết 29
2.2. Sự thay đổi của ngòi bút Nguyễn Khải từ chính luận sang triết luận 35

2.3. Triết luận về các chủ đề “vĩnh cửu” 41
2.3.1 Khái niệm chủ đề 41
2.3.2. Thời gian cuộc đời mỗi người 42
2.3.3. Tôn giáo với chính trị 49
2.3.4. Cá nhân và dân tộc 52
2.4. Nhân vật tư tưởng trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 54
2.4.1 Nhân vật tư tưởng 54
2.4.2. Nhân vật “tôi” trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 59
Chƣơng 3. NGƢỜI KỂ CHUYỆN TƢỜNG MINH, NGÔN NGỮ CHỦ THỂ VÀ
GIỌNG VĂN TRIẾT LÍ 69
3.1. Nghệ thuật kể chuyện 69
3.1.1. Người kể chuyện 69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
3.1.2. Điểm nhìn nghệ thuật 82
3.2. Ngôn ngữ chủ thể 91
3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại nội tâm 91
3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại 94
3.3. Giọng văn triết lí 100
PHẦN KẾT LUẬN 108
THƢ MỤC THAM KHẢO 111


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii

DANH MỤ C CÁ C CHƢ̃ VIẾ T TẮ T


Chữ viế t tắ t
Nộ i dung
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
NXB
Nhà xut bản
TPHCM
Thành phố Hồ chí Minh
H
Hà Nội


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam sau 1980 với biết bao thách
thức, khó khăn để văn học nói lên tiếng nói đích thực của chính mình. Đứng
trước sứ mệnh của lịch sử đó, các nhà văn phải tìm ra con đường cho chính
mình phù hợp với công cuộc xây dựng đt nước và công cuộc Đổi mới xa hội.
Nguyễn Minh Châu - người mở đường tinh anh- đặt những du n quan trọng,
chọn đường cho các nhà văn, và tiếp sau là Nguyễn Khải. Với ngòi bút dồi
dào sinh lực và nhiệt huyết và con mắt tỉnh táo đến sắc lạnh, Nguyễn Khải đã
dựng lên một thế giới muôn màu muôn vẻ về con người, cuộc sống và xã hội
nước ta trong thời kì đổi mới đt nước.
2. Nguyễn Khải là nhà văn đa tài, sáng tác thành công ở nhiều thể loại

như: Truyện, tiểu thuyết, kịch, kí, tạp văn … Trong các tác phẩm của Nguyễn
Khải, người đọc nhận thy một mảng hiện thực rộng lớn có ý nghĩa tiêu biểu
cho đời sống cách mạng của đt nước. Đánh giá về Nguyễn Khải với các sáng
tác sau 1980 với những tìm tòi thể nghiệm, trăn trở và cảm hứng “tinh thần dân
chủ và nhân bản” các nhà nghiên cứu luôn đặt Nguyễn Khải ở vị trí hàng đầu.
Nguyễn Khải tự nhận mình là “giọt nắng nhạt”, những trang viết của
ông luôn đậm nồng hơi thở cuộc sống, kịp thời đem đến cho người đọc nhiều
lí giải đúng đắn và khêu gợi suy nghĩ về những vn đề xã hội đang đặt ra
trong cuộc sống. Vương Trí Nhàn viết: “Ông là một trong những nhà văn dẫn
đầu của thời đại (…). Muốn tìm hiểu con người và thời đại trong tất cả cái
hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu ý nghĩ của họ, đời sống tinh thần của
họ, phải đọc Nguyễn Khải”.
3. Nguyễn Khải cố gắng nhập cuộc thật sự như một con người có suy
nghĩ, đi vào dòng đời với ý định “qua sự việc hàng ngày” dày đặc, bề bộn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
phức tạp mà nhìn thy cái chân lí ở bề sâu đời sống. Dưới ngòi bút của nhà
văn, cuộc đời không hiện ra đơn điệu, phẳng lặng, dịu dàng, êm đẹp. Ông
muốn đi sâu vào cuộc sống thực với tt cả sự phong phú, sinh động, với tt cả
mộc mạc thô nhám, sù sì của nó. Ông không né tránh, ngược lại, nhiều khi
chủ động xông vào những hiện thực gai góc. Nguyễn Khải muốn đào xới,
phanh phui để từ đó tìm ra sự thật. Ông thâm nhập những mũi nhọn của cuộc
sống, nơi đang diễn ra những đu tranh gay gắt. Hiện thực trong tác phẩm của
Nguyễn Khải là hiện thực luôn “có vấn đề” là những “mảnh đất nóng” đang
sôi sục những sự kiện, hiện tượng phức tạp và đó là cuộc đu tranh trong con
người. Những mâu thuẫn xung đột trong tâm tư tình cảm, trong những mâu
thuẫn dằng dịt của xã hội. Tiểu thuyết Nguyễn Khải luôn có những “xung
đột” có “chiến trường” mặt trận tư tưởng giăng trải khắp nơi, ở đâu cũng có

hai thái cực, hai chiến tuyến hai phía đương đầu đối chọi nhau, hai giai cp,
hai đối thủ, hai quan hệ xã hội, hai thế lực, hai lối sống, hai đạo đức, hai
phương pháp tư tưởng.
4. Sớm hình thành một phong cách nghệ thuật, Nguyễn Khải luôn
“đón bắt những vấn đề đạt ra trong cuộc sống hôm nay của cái ngày mai
rất gần”. Ông không ngừng vươn lên chính mình “tự làm mới mình” trong
hành trình lao động nghệ thuật khắt khe trên quan điểm “Nghệ thuật là
khoa học thể hiện lòng người”. Vì vậy Nguyễn Khải là người được trao rt
nhiều giải thưởng văn học.
4. Nguyễn Khải là một trong những nhà văn có vị trí hàng đầu của đội
ngũ nhà văn cách mạng với hai “cuộc chiến” cách mạng và Đổi mới, là một
nhà văn có phong cách riêng, độc đáo ngay từ khi mới vào nghề. Tiểu thuyết
của Nguyễn Khải sau 1980 càng thể hiện rõ phong cách của Nguyễn Khải với
sự thay đổi nhưng vẫn luôn là Nguyễn Khải. Nghiên cứu “Phong cách nghệ
thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980”, xét về mặt ý nghĩa lí luận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
là góp phần tìm hiểu thi pháp nghệ thuật của Nguyễn Khải- một vn đề đang
được các nhà nghiên cứu lí luận phê bình hiện nay qua tâm. Đồng thời đề tài
“Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980” góp
phần quan trọng trong nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 mà còn
mang ý nghĩa lí luận khẳng định đúng cho một Nguyễn Khải đa dạng về
phong cách và giàu tính dân chủ, hiện đại , tiên tiến. Vì vậy đây là một đề tài
mang tính cp thiết, có ý nghĩa thực tiễn, góp phần tìm hiểu toàn diện hơn về
nhà văn Nguyễn Khải- Một nhà văn xut sắc của thời kì đổi mới; về ý nghĩa
sư phạm: Đề tài sẽ làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên trong việc
học tập và nghiên cứu về tác giả Nguyễn Khải.
Đây là lí do để chúng tôi chọn đề tài này.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về Nguyễn Khải và các sáng tác của Nguyễn Khải từ trước
đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu quan trọng. Chúng ta có thể kể
một số nhà nghiên cứu và phê bình quen thuộc như: Lại Nguyên Ân, Hà Minh
Đức, Phan Cự Đệ, Đào Thuỷ Nguyên, Nguyễn Văn Hạnh, Đoàn Trọng Huy,
Vương Trí Nhàn, Trần Đình Sử, Bích Thu, Chu Nga, Huỳnh Như Phương…
Tuy Nhiên các tác giả trên mới chủ yếu đi sâu vào vn đề Nguyễn Khải với
con người và các chặng đường sáng tác văn học gắn với dân tộc và thời đại,
cùng phong cách Nguyễn Khải và sức chinh phục sáng tác của Nguyễn Khải
đối với bạn đọc cũng như chuyện văn chuyện đời của ông.
Hầu như cho đến nay, chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu
về phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980. Nếu có chỉ
là những ý kiến riêng lẻ, những nhận xét khái quát, lẻ tẻ hay các bài viết về
phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải.
Công trình đầu tiên có tính “tổng quát” về tác gia Nguyễn Khải là:
“Đặc điểm của ngòi bút hiện thực Nguyễn Khải” của Chu Nga in trong tạp
chí văn học số 2 năm 1974. Sau đó là bài “Đặc điểm sáng tác Nguyễn Khải”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
in trong cuốn “Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại sau 1975”, Chu Nga đã
đánh giá một số đặc điểm sáng tác của Nguyễn Khải nhưng mới chỉ mang tính
nhận diện ban đầu.
Năm 1983, công trình nghiên cứu về tác gia Nguyễn Khải in trong cuốn
“Nhà văn hiện đại 1945-1975, tập 2” nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ khẳng
định: “Nguyễn Khải là cây bút trí tuệ luôn luôn suy nghĩ sâu lắng về những
vấn đề cuộc sống đặt ra và cố gắng tìm một lời giải đáp thuyết phục theo
cách riêng của mình. Cho nên trong tác phẩm của nhà văn, thông qua những
sự kiện xã hội, chính trị có tính chất thời sự nóng hổi, bao giờ cũng nổi lên

những vấn đề khái quát có ý nghĩa triết học nhân sinh ”. Phan Cự Đệ đã nêu
lên phong cách hiện thực tỉnh táo của ngòi bút Nguyễn Khải. Đồng thời, ông
cũng phát hiện ra loại nhân vật sắc sảo như một loại nhân vật riêng của nhà
văn, và lí giải những đặc điểm này.
“Tuyển tập Nguyễn Khải”(3 tập), nhà xut bản Văn học n hành 1996
do Vương Trí Nhàn tuyển chọn và giới thiệu, giúp người đọc hình dung khá
rõ nét tinh thần văn chương Nguyễn Khải. Đồng thời Nguyễn Khải được đánh
giá cao trong sự hòa nhập với dân tộc và thời đại, đặc biệt là sự tìm tòi ham
phá hiện thực.
Công trình nghiên cứu “Phương pháp tiếp cận sáng tác của Nguyễn
Khải trong giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại” của Đào Thủy Nguyên chủ
yếu tập trung khám phá thế giới nghẹ thuật của Nguyễn Khải qua ba cảm
hứng nghệ thuật đó là: Cảm hứng nghiên cứu - phân tích; Cảm hứng khẳng
định - ngợi ca; Cảm hứng chiêm nghiệm –triết lí. Công trình đã làm nổi bật
phong cách nghệ thuật Nguyên Khải.
Ngoài ra nghiên cứu về Nguyễn Khải còn có rt nhiều các bài viết có
cht lượng cao như: “Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải”
(Đoàn Trọng Huy); “Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết” (Nguyễn Thị Bình);
“Thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng phân tích” (Đào Thủy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Nguyên); “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn” (Lại
Nguyên Ân - Trần Đình Sử); “Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Khải từ những năm 1980 đến nay” (Bích Thu) Bên cạnh đó còn rt
nhiều các bài viết, bài phát biểu, nhận xét, đánh giá về tác phẩm của Nguyễn
Khải: “Mùa lạc, một thành công mới của Nguyễn Khải” (Thành Duy);
“Nguyễn Khải và Người trở về” (Hà Minh Đức); “Gặp gỡ cuối năm, một
tiếng nghệ thuật khẳng định cuộc sống” (Lê Thành Nghị); “Thời gian của

người, triết lí sống” (Nguyễn Văn Lưu); “Nguyễn Khải và Thời gian của
người” (Vũ Quần Phương) Đặc biệt trong những năm gần đây, nhiều luận
văn thạc sĩ và các luận án tiến sĩ khoa học ngữ văn đã chọn Nguyễn Khải làm
đối tượng nghiên cứu.
Nhìn chung những công trình và bài viết về Nguyễn Khải chỉ tập trung
vào quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật, hướng tiếp cận, nhân vật
trong sáng tác của Nguyễn Khải. Hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào
nghiên cứu riêng về phong cách tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980. Tuy
nhiên, những công trình nghiên cứu trên là những gợi ý quý báu cho chúng tôi
trong việc nghiên cứu và xác định một khuynh hướng tiếp cận mới với đề tài
“Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980”. Với hướng
tiếp cận này, chúng tôi muốn góp một tiếng nói vào sự khẳng định tài năng
nghệ thuật của Nguyễn Khải trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với đề tài “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau
1980”,chung tôi tập trung vào tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 (Thời gian
của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười). Nghiên cứu làm rõ
phong cách tiểu thuyết mang đậm phong cách thông tn, mang tính hiện thực
và gần gũi với cuộc sống hàng ngày, nhưng vẫn đề xã hội bức xúc đang đặt ra
trong cuộc sông. Đúng như nhà văn đã tuyên bố “Tôi thích cái hôm nay, cái
hôm nay ngổn ngang bề bộn bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
dãy những biến động, những bất ngờ mới là mảnh đát phì nhiều cho các cay
bút thả sức khai vỡ”(Gặp gỡ cuối năm).
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu và các vn đề phong cách nghệ thuật qua ba tiểu
thuyết sau 1980 của Nguyễn Khải, (Thời gian của ngƣời, Một cõi nhân gian

bé tí, Thƣợng đế thì cƣời). Các vn đề lí thuyết phong cách, các bình diện của
phong cách nghệ thuật trong tiểu thuyết.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi của luận văn, chúng tôi chủ yếu đề cập đến phong cách nghệ
thuật tiểu thuyết sau 1980 cụ thể là ba tiểu thuyết: (Thời gian của ngƣời,Một
cõi nhân gian bé tí, Thƣợng đế thì cƣời) . Ngoài ra trong chừng mực nào đó
cũng đề cập đến một số tập truyện ngắn của ông.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến việc giải quyết các vn đề cơ
bản sau:
- Tìm hiểu khái niệm phong cách nhà văn, mở rộng nội hàm khái niệm,
kết hợp với phong cách khác của Nguyễn Khải, xem đó là chìa khoá để mở
rộng đối tượng nghiên cứu nhận diện các tác phẩm của Nguyễn Khải.
- Khảo sát, thông kê, miêu tả phong cách tiểu thuyết Nguyễn Khải sau
1980, trên cơ sở đó đưa ra ý kiến bình luận đánh giá phong cách nguyễn Khải.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Phương pháp hệ thống
7.2 Phương pháp thống kê, phân loại
7.3 Phương pháp so sánh, phân tích
8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu phong cách tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980, góp phần
khẳng định phong cách tác giả một cách có cơ sở khoa học. Luận văn sẽ giúp
cho người đọc hiểu thêm về cái nhìn, lập trường, tâm lí, tư duy, quan điểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
của nhà văn đối với cuộc sống. Luận văn cũng là cơ sở cho các công trình
nghiên cứu về Nguyễn Khải về sau.
9. CẤU TRÖC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn sẽ được
triển khai trong ba chương:
Chương 1: Phong cách nghệ thuật và sự thay đổi đề tài trong tiểu
thuyết Nguyễn Khải.
Chương 2: Xu hƣớng triết luận trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980.
Chương 3: Ngƣời kể chuyện tƣờng minh, ngôn ngữ chủ thể và giọng
văn triết lí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ SỰ THAY ĐỔI ĐỀ TÀI
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI

1.1. QUAN NIỆM VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
Phong cách là khái niệm đã từ rt lâu trong sáng tác và nghiên cứu văn
học nghệ thuật. Ngay từ thời cổ đại, người Hi lạp đã dùng từ “style”, người
La Mã dùng từ “Stylus”, đến người Pháp dùng chữ “Style” chỉ dụng cụ để
viết (một đầu nhọn dùng để viết, đầu tù để xóa chữ viết trên một tm bảng).
Sau này “Style” được dùng chỉ nét bút, cách viết, và phong cách như nghĩa
của Buy phông mà Mác đã có lần nhắc tới “phong cách là người”.
Hiện nay phong cách là một khái niệm được sử dụng rộng rãi ở nhiều
lĩnh vực hoạt động của con người, trong đó có hoạt động sáng tác và nghiên
cứu văn học nghệ thuật. khái niệm về phong cách nghệ thuật được hiểu theo
nhiều cách khác nhau. Một số nhà nghiên cứu cứ xem phong cách như là hệ
thống những đặc điểm về mặt hình thức tạo nên tính độc đáo của tác phẩm

văn học. Có nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm nghiên cứu sâu vào hình thức
ngôn ngữ của tác phẩm văn học. Cho nên khi nghiên cứu phong cách của một
tác giả, họ chỉ tập trung sự chú ý vào phương diện ngôn ngữ. Ngoài ra còn có
những nhà nghiên cứu quan niệm phong cách nghệ thuật của nhà văn là tổng
hòa những đặc điểm cả về nội dung và hình thức, cả về tư tưởng nghệ thuật,
để từ đó tạo lập nét độc đáo của phong cách tác giả, tác phẩm.
Để đánh giá phong cách nghệ thuật của một nhà văn, tt nhiên cần phải
xem xét ở nhiều bình diện khác nhau, những yếu tố nội sinh và ngoại sinh cần
đặt trong sự giao thoa, cộng hưởng để tạo tính cht chỉnh thể của tác phẩm
nghệ thuật. V.Dneprov và Ya.Elxberg đều thống nht cho rằng phong cách là
sự tổng hợp, là hệ thống các phương tiện miêu tả và biểu đạt. Phong cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
được coi là hình thức toàn vẹn có tính cht nội dung. Cùng quan điểm này
Pospelov cho rằng: “Phong cách chỉ có ở hình thức hình tượng và biểu cảm
của tác phẩm, biểu hiện một cách hoàn thiện và trọn vẹn nội dung của nó,
hoàn toàn phù hợp với nội dung ấy”. Tác giả khẳng định: “Sự thống nhất
thẩm mĩ của mọi chi tiết hình tượng biểu cảm của hình thức tác phẩm, phù
hợp với nội dung của nó, đó là phong cách” [67,145].
Phong cách thường gắn liền với sự tiến triển về mặt sáng tạo hình
tượng nghệ thuật của nhà văn. Những yếu tố thế giới quan, tư tưởng nghệ
thuật, cảm hứng sáng tác… là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành
phong cách của nhà văn. Gớt viết: “Phong cách nằm trong những căn cứ sâu xa
của nhận thức, nằm trong chính bản thân của sự vật chừng nào ta có thể xác
định nó trong những hình tượng có thể nhìn thấy và sờ thấy được” [51,128].
M.B.Khrapchenko đã đưa ra nhiều ý kiến quan trọng về phong cách
nghệ thuật. Theo ông, khi nghiên cứu về cội nguồn và tính cht của sự thống
nht những hiện tượng văn học cần thy rằng phong cách là sự biểu hiện của

những đặc điểm của cá tính sáng tạo của nhà văn, sự hoàn chỉnh của nhận
thức nhà văn và cuộc sống và cái nhìn của nhà văn đối với thế giới. Với quan
niệm như vậy yêu cầu nhà văn thực sự có tài năng khi xây dựng tác phẩm của
mình phải đi tìm những biện pháp và phương tiện độc đáo để thể hiện những
tư tưởng và hình tượng nghệ thuật. Vì lẽ đó làm cho tư tưởng và hình tượng
nghệ thuật của nhà văn trở nên độc đáo, hp dẫn, lôi cuốn, gần gũi với đọc
giả. Điều đó đồng nghĩa với việc nhà văn đã tạo ra một phong cách riêng của
mình. Theo ông có thể định nghĩa ngắn gọn thì phong cách: “như thủ pháp
biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết
phục và thu hút độc giả” [51,154]. Về vn đề thống nht hai mặt nội dung và
hình thức tạo nên phong cách nghệ thuật nhà văn, ông khẳng định: “Trong sự
xây dựng phong cách của tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện về đặc thù

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
của hình thức mà còn thể hiện cả về đặc thù của những mặt nhất định của nội
dung”. Quan điểm này được các nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam đồng tình.
Vn đề phong cách nghệ thuật là tổng hợp nhiều yếu tố cu thành tác phẩm chứ
không chỉ một vài yếu tố đơn lẻ, vụn vặt. Tính độc đáo của sự sáng tạo văn học
và sự cảm thụ tinh nhạy, năng động của nhà văn đã hun đúc thành phong cách
nghệ thuật. Các yếu tố thế giới quan, cảm hứng sáng tạo, ngôn ngữ, giọng điệu,
sự độc đáo trong xây dựng hình tượng nghệ thuật đều tạo nên sự riêng biệt của
phong cách nghệ thuật nhà văn và những yếu tố đó là căn cứ để phân biệt phong
cách nhà văn này với phong cách nhà văn khác.
Lí luận văn học đưa ra định nghĩa về phong cách “phong cách là chỗ
độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện
trong sáng tác của những nhà văn ưu tú”. Tính độc đáo của tác phẩm văn học
được đề cao ở đây đó là vẻ riêng, cái ít thy ở các nhà văn khác nhưng lại xut
hiện thường xuyên trong nhà văn và có tính cht bền vững nht quán. Phong

cách mang tính độc đáo, nht quán bền vững nhưng phải hay. Do đó “phong
cách phải có phẩm chất thẩm mĩ, nghĩa là nó đem lại cho người đọc một sự
hưởng thụ thẩm mĩ dồi dào. Chính vì thế mà không phải nhà văn nào cũng có
phong cách mặc dù nhà văn nào cũng có đặc điểm riêng” [53,125].
Cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” định nghĩa phong cách: “Phong
cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ chỉ sự tương đối ổn định của hệ
thống hình tượng của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn
độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào
lưu văn học hay trong văn học dân tộc”[15].
Nhà nghiên cứu Văn học Nguyễn Văn Hạnh khi nói đến phong cách
cũng đề cao tính độc đáo của hiện tượng văn học, dó là một yêu cầu quan
trọng trong sáng tác nghệ thuật. Mỗi nhà văn cần phải có “khuôn mặt riêng”,
“giọng điệu riêng” để tạo nên một phong cách không lẫn vào đâu được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
“Phong cách luôn gắn với tài năng, với sức mạnh, chiều sâu sự suy nghĩ cảm
nhận của người nghệ sĩ để thể hiện dược vào tác phẩm cái gì là đặc sắc,sâu
xa nhất của mình. Phong cách thể hiện cá tính, tính cách, đặc điểm tài
năng,tâm hồn, cách nghĩ, cách cảm của người nghệ sĩ.” [16,64]
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cũng thừa nhận tính độc đáo trong sự kết
hợp các yếu tố hình thành phong cách nhà văn. Ông cho rằng: “nói đến phong
cách nghệ thuật, trước hết phải nói tính thống nhất của nó. Điều khó khăn
trong việc xác định phong các của một nhà văn, tác phẩm văn học, không
phải là xem nhà văn ấy có những đặc sắc gì về tư tưởng và hình thức nghệ
thuật ,mà là phát hiện ra tính độc đáo của sự kết hợp nét đặc sắc ấy” [56]
Quan điểm thừa nhận phong cách là sự kết hợp giữa hai yếu tố hình
thức và nội dung nghệ thuật, được nhiều nhà văn nhà nghiên cứu ở Việt Nam
tâm đắc. Nhà văn Sơn Tùng cho rằng: “Những tác phẩm của nhà văn thường

có những đặc điểm về tư tưởng và nghệ thuật khác nhau. Những đặc điểm này
biểu hiện sự lựa chọn và đánh giá những sự việc và nhân vật miêu tả ở bản
thân sự miêu tả, ở cách kết cấu tình tiết, khắc họa tính cách , vận dụng ngôn
ngữ thể tài tất cả những đặc điểm ấy tổng hợp lại thành phong cách của nhà
văn”. Ông khẳng định thêm: “phong cách của mỗi nhà văn là hiện tượng cố
định nó luôn phát triển và cải tiến, trở nên phong phú hơn với sự trưởng
thành về vốn sống tư tưởng nghệ thuật của nhà văn” [75].
Tôn Thảo Miên trong “Về khái niệm phong cách cá nhân của nhà văn”
thừa nhận: “phong cách là một hệ thống mà tất cả các yếu tố nằm lẫn nhau
trong sự thống nhất. Sự thống nhất của nội dung và hình thức là đặc trưng cơ
bản của phong cách”.
Như vậy, phong cách luôn là vn đề thời sự trong phê bình và được các
nhà văn, nhà nghiên cứu văn học rt mực quan tâm đến. Phong cách có thể
được hiểu theo nhiều cách tùy theo đặc điểm và hướng nghiên cứu của mỗi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
nhà nghiên cứu. Nó có thể được hiểu theo sự quan hệ với phương pháp sáng
tác và thế giới quan của nhà văn, có thể được hiểu thêm về yếu tố hình thức
cu tạo nên tác phẩm văn học, hoặc là sự kết hợp, thống nht hai yếu tố nội
dung và hình thức nghệ thuật. Quan điểm phong cách là sự kết hợp hai yếu tố
nội dung và hình thức nghệ thuật có sức thuyết phục và được nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước tán đồng hơn cả. Bởi vì nói đến phong cách
là nói đến khả năng chinh phục bạn đọc của nhà văn. Trong khi để tạo nên
một tác phẩm văn học có giá trị thực tế thì cần đến sự kết hợp, thống nht của
nhiều yếu tố chứ đâu chỉ cực đoan một vài yếu tố riêng lẻ, vụn vặt. Chính vì
vậy các nhà nghiên cứu đều thống nht phong cách là quy luật thống nht các
yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật.Trong
luận văn này cúng tôi xem xét văn học theo quan điểm lí thuyết này. Bên cạnh

đó phải thừa nhận rằng không phải nhà văn nào cũng có phong cách mặc dù
nhà văn nào cũng có nét riêng. Chỉ những nhà văn lớn có sự độc đáo trong cá
tính sáng tạo nghệ thuật mới có phong cách. Mặt khác, nói đến phong cách
của nhà văn, vai trò thế giới quan, phương pháp sáng tác riêng, tư tưởng nghệ
thuật có ảnh hưởng lớn tới phong cách nhà văn. Những vn đề như tâm lí, khí
cht, cá tính, tính dân tộc, tính thời đại, đều là những nhân tố quyết định đến
sự hình thành phong cách nhà văn.
1.2. SÁNG TÁC NGUYỄN KHẢI TRƢỚC 1975: “SẢN PHẨM CỦA MỘT
THỜI LÃNG MẠN”
Nguyễn Khải đến với cách mạng, được cách mạng cho làm người, làm
nghề. Trong bài “Nhìn lại những trang viết của mình”, ông đã thừa nhận “Đã
nhiều lần tôi tự hỏi nếu không có Cách mạng tháng Tám thì đời mình sẽ ra
sao nhỉ? Chắc chắn tôi vẫn là người lao động lương thiện nhưng tầm thường,
xoàng xĩnh hơn bây giờ nhiều”. Nguyễn Khải cũng công khai thừa nhận rằng
mình là người gặp thời, nhờ thời “Tôi là người có chí nhưng kém tài, may mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
được gặp thời, rồi được gặp thầy, gặp bạn mà nên sự nghiệp” [25]. Như vậy,
Nguyễn Khải đến với nhà văn, đến với cách mạng dường như không có sự
phiền phức nào. Với những yêu cầu của Đảng, của nhà nước, của cách mạng
được ông tiếp nhận một cách tự nguyện. Các sang tác trước 1980 Nguyễn
khải tập trung vào các chủ đề mang tính thời sự phục vụ dường lối cách mạng
của Đảng và dân tộc. Trong bài “Con đường dẫn tôi đến nhà văn” ông viết:
“Đối với mỗi con người viết về nghề viết hiện nay, thì người đỡ đầu quan
trọng nhất, có tác dụng quyết định nhất là cuộc sống (…) và Đảng cộng sản
thân yêu, nơi nương tựa vững chắc, tin cậy về đời sống tinh thần, phương
hướng của mọi suy nghĩ và hành động, là lẽ sống, là cội nguồn của những
đức tính tốt đẹp nhất của mỗi chúng ta”.

Tiểu thuyết Xung đột được viết từ tháng 3 năm 1957 đến tháng 4 năm
1961, đó là thời điểm đời sống xã hội có những xáo trộn phức tạp. Xung đột đã
đưa ra được nhiều vn đề có ý nghĩa. Đó là vn đề mê tín dị đoan và niềm tin
tôn giáo trong người nông dân bị lợi dụng. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính
trị, con đường mà tôn giáo chân chính và chủ nghĩa xã hội phải đi qua. Một vn
đề được đặt ra là lực lượng nào sẽ đứng lên chi phối xã hội? Nông thôn sẽ đi về
đâu? Tiếp tục đi theo con đường đã đi trong kháng chiến hay trở lại con đường
u tối do thực dân và các thế lực tôn giáo phản động khống chế? Đó là tt cả
những vn đề được Nguyễn Khải đặt ra trong tác phẩm này.
Năm 1958 - 1960, đề tài xây dựng quê hương mới và hàn gắn vết
thương chiến tranh, với lời kêu gọi của Đảng “xây dựng Tây Bắc thành một
hòn ngọc giàu đẹp của tổ quốc”. Nguyễn Khải cũng đã có mặt ở nông trường
Điện Biên vào những ngày y, và chính nơi từng là bãi chiến trường đẫm máu,
ngòi bút nhạy cảm của Nguyễn Khải đã cho ra đời những tác phẩm: Mùa lạc,
Đứa con nuôi, Ngƣời tổ trƣởng máy kéo… Trong những truyện này, Nguyễn
Khải phản ánh cuộc sống của những con người ở nông trường Điện Biên. Đó là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
những hình ảnh mới nht, điển hình nht của miền Bắc nước ta thời kì y. Tại
đây, những con người đã vượt lên trên mọi gian khổ khó khăn, hi sinh, nay lại
chung sức xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa. Những người chiến sĩ
cách mạng năm xưa cùng hàng ngàn hàng vạn thanh niên miền xuôi đang ra
sức xây dựng một xã hội mới bình đẳng, thân thiện. Những mối quan hệ tốt đẹp
giữa người với người đang từng ngày nảy nở hồi sinh.
Tầm nhìn xa lại là một vn đề khác nữa trong phong trào Cách mạng
xã hội chủ nghĩa được Nguyễn khải thể hiện kịp thời. Cốt truyện giản dị xoay
quanh công việc của đội ngũ lãnh đạo xã Đồng Tiến trong khoảng thời gian
thật ngắn ngủi từ khi công trường xây dựng hoàn thành. Thông qua nhận thức

và quan điểm chỉ đạo làm ăn của hợp tác xã mà thực ra là chủ nhiệm Biền và
ông phó chủ nhiệm phụ trách ngành nghề của hợp tác xã Tuy Kiền. Nguyễn
Khải đã đưa người đọc thy con đường đi lên xây dựng hợp tác xã không chỉ là
công việc khó khăn của nông thôn miền Bắc đi vào làm ăn tập thể mà còn thy
cả một quá trình đu tranh với những cái lạc hậu, cái xu xa cố hữu trong mỗi
con người. Đó là chủ nghĩa cá nhân, là thói hám lợi trước mắt, thy lợi và
giành ly cái lợi về cá nhân, gia đình, hợp tác xã mình, còn cái lợi tập thể, cái
lợi của nhà nước thì không phải ai cũng nhìn thy và hi sinh vì nó. Truyện tuy
không nhiều những chi tiết nhưng đã có giá trị nhận thức lớn, nó là bài học cho
một giai đoạn cách mạng miền Bắc, giai đoạn xây dựng lối sống tập thể đi lên
chủ nghĩa xã hội. Tầm nhìn xa không còn là tên của một truyện ngắn, của một
tập truyện mà trở thành nhận thức tư tưởng của một thời đại.
Tiếp theo là một thời kỳ mới của lịch sử, cũng là một đề tài mới rt thời
sự của ngòi bút Nguyễn Khải. Các tác phẩm Họ sống và chiến đấu, Đƣờng
trong mây (1970), Ra đảo (1971), Chiến sĩ (1973)… là những tác phẩm tiếp
theo của Nguyễn Khải viết về đề tài người chiến sĩ trên mặt trận chống đế quốc
Mĩ giải phóng Miền nam và công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Có thể nói hơn hai mươi năm từ khi trở thành người cầm bút chuyên
nghiệp, Nguyễn Khải đã miệt mài phn đu và trở thành nhà văn chiến sĩ theo
đúng nghĩa mà cách mạng đòi hỏi. Có mặt ở những điểm nóng của cuộc sống
thể hiện những vn đề thời sự nht. Đó là vùng công giáo ở Nam Định những
năm 1957 -1961, nơi diễn ra nhưng vụ lộn xộn sau cải cách ruộng đt. Đó là
mảnh đt Điện Biên, nơi nông trường số một của miền Bắc đang bắt đầu trong
cuộc chuyển mình từ vùng đt chiến tranh chết chóc đang từng ngày từng giờ
hồi sinh cho vùng đt mới và hồi sinh cho những kiếp người đã đánh mt xưa
kia. Đó là phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn miền Bắc điển

hình là Đồng Tiến tỉnh Phú Thọ. Đó là mặt trận Cồn Cỏ năm 1965, nơi rát lửa
chiến tranh. Nói chung Nguyễn Khải đã tới tt cả những điểm nóng nht của
đt nước để tìm hiểu thực tế và để viết. Những trang viết của ông đã đáp ứng
yêu cầu của đời sống và hình như ở mỗi nơi ông đến đều để lại những trang
sách có giá trị. Có thể nói chặng đường sáng tác trước 1975 của ông đã cơ bản
đáp ứng được yêu cầu của thời đại một nền văn học phục vụ chính trị, cổ vũ
chiến đu, một nền văn học hướng về đại chúng, một nền văn học mang tính
dân tộc, tính nhân dân sâu sắc và tràn đầy cảm hứng lạc quan.
1.3. SÁNG TÁC NGUYỄN KHẢI SAU 1975: “CẢM HỨNG THẾ SỰ
- ĐỜI TƢ”
Sau 1975, chiến tranh kết thúc, hòa bình, độc lập, được thực hiện trên
cả nước . Nhưng cuộc sống vốn không thuận chiều. Cả một dân tộc vốn quen
sống trong bao cp nay đứng trước một nền kinh tế mở với quy luật thị trường
khắc nghiệt nên không tránh được những khó khăn thách thức. Đã có lúc sự
khó khăn về kinh tế, sự mở của hội nhập vội vàng đã làm cho đời sống đt
nước có những thay đổi. Đã có lúc kinh tế và đồng tiền đã làm mt đi những
chân lí của một thời, những chuẩn mực đạo đức trong gia đình bị đảo lộn,
thuần phong mĩ tục bị phá vỡ… Cùng với những thay đổi lớn lao của đời sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
chính trị, kinh tế và xã hội của đt nước, lịch sử văn học bước sang một giai
đoạn mới. Khi nghiên cứu tiến trình vận động của văn học Việt Nam từ sau
1975, nhà nghiên cứu văn học La Khắc Hòa trong bài “Nhìn lại các bước đi,
lắng nghe những tiếng nói” cho rằng: “Có thể tạm chia các cuộc vận động đổi
mới của văn học Việt Nam sau 1975 thành ba chặng: 1975-1985, 1986-1991
và 1992 đến nay”. Và ở mỗi chặng đường, văn học lại có những đặc điểm riêng
mang đậm du n lịch sử.
Như trên đã trình bày, sáng tác của Nguyễn Khải giai đoạn trước

1980 là những sáng tác theo sát bước đi của lịch sử dân tộc, tập trung ca
ngợi thành tựu, sức mạnh và vẻ đẹp của xã hội mới. Mẫu người lí tưởng
của thời kì y là con người cống hiến, con người của tập thể, con người của
cộng đồng. Con người chỉ đẹp khi đứng trong cộng đồng mình, con người
cá nhân riêng tư bị coi nhẹ. Sau 1980 sáng tác của Nguyễn Khải cũng có
những thay đổi cùng với sự thay đổi của đt nước và yêu cầu của cuộc
sống. Trong một lần trả lời phỏng vn ông nói: “Từ 1955 đến 1977, tôi
sáng tác theo một cách, từ 1978 đến nay tôi sáng tác theo một cách
khác”(Báo văn nghệ ngày 16-12-1999).
Năm 1986, sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Nguyễn Khải có những thay
đổi hết sức quan trọng trong nhận thức nghệ thuật. Hóa ra, văn chương không
chỉ nhằm mục đích ngợi ca, văn chương vẫn còn là mảnh đt để trình bày tư
tưởng, quan niệm của một cá nhân. Và cuộc đời đâu có “lãng mạn” xuôi
chiều, nó là cả một vũ trụ thẳm sâu nht, chính là con người. Thế mà có thời,
cứ ngỡ là mình khôn ngoan, lọc lõi lắm. Nay, Nguyễn Khải chợt nhận ra:
“Vẫn là đất nước mình mà thêm mỗi bước đi là một bước lạ. Vẫn là con người
Việt Nam mình mà gặp thêm mỗi người mà lại tưởng như buộc mình lại phải
hiểu lại chút ít về con người” [25;152]. Hóa ra, xưa kia cũng đi vào thực tế
nhưng đi để khẳng định nhận thức tư tưởng của thời mình qua cái nhìn của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
mình. Hồi y, Nguyễn Khải thường đặt nhân vật của ông vào một thử thách
nào đy của cuộc đời rồi cho họ tự chọn ly con đường đi, thái độ sống, lối
sông của mình. Nhưng xem ra cũng là sự bày đặt, sắp xếp cả thôi, vì sự lựa
chọn của họ rút cục vẫn là do ông vẽ đường, mách nước cả. Giờ đây đi vào
thực tế mới thực sự là để tìm người, hiểu người, gắng nói tiếng nói của
người… Các sáng tác Nguyễn Khải từ năm 1980 đến những năm 1990, thế
giới nhân vật của Nguyễn Khải mới thật sự là bản thân chúng. Và cũng từ

giọng độc thoại đầy tự tin như muốn “đi guốc vào bụng thiên hạ” sang giọng
đối thoại nhũn nhặn, khiêm nhường, một cách nói lp lửng dè dặt và hạ giọng
trước cuộc đời. Thế giới nhân vật của Nguyễn Khải thời kì này thật phong
phú đa dạng: từ già đến trẻ, từ thông minh tháo vt đến vụng về, lạc thời bế
tắc… ở đó những con người trẻ tuổi đầy nhiệt tình với lí tưởng mà mình tin
yêu như Bình Gặp gỡ cuối năm, như Giang, Duy Vòng sóng đến vô cùng;
những con người giỏi tính toán cho việc làm ăn của mình như Định (Cái thời
lãng mạn, Lộc Chúng tôi và bọn hắn, Hải, Châu Một cõi nhân gian bé tí),
những người có tuổi như Hợp Ngƣời kể chuyện thuê, ông Ba Hai ông già ở
Đồng Tháp Mƣời… và còn có những con người những số phận bt trắc trớ
trêu, những người phụ nữ “suốt đời chỉ làm thôi, làm không biết mệt nhọc, đến
ốm đau, đến nguy hiểm” như chị Vách Đời khổ, Như hai ông cháu Ông cháu,
như chị Phúc Chúng tôi và bọn hắn… Đến thời kì này nhân vật trong các sáng
tác của ông là những người bình thường xung quanh mình, những người trong
gia đình, bạn bè đồng nghiệp. Một bà cô suốt đời chăm lo giữ gìn gia phong
cho một dòng họ Nếp nhà, Bà cụ tầm thường mà cách ứng xử lại danh giá
ngƣời của ngày xƣa…
Cách mạng mùa xuân 1975, đt nước thống nht, sau thiên kí sự mang
tên Tháng ba ở Tây Nguyên, tác phẩm như sự tổng kết cho đề tài về cuộc
kháng chiến giải phóng dân tộc, Nguyễn Khải lại có mặt ở “Những phòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
khách sang trọng ở thành phố Hồ Chí Minh”, đến với một hiện thực hoàn
toàn mới mẻ, đó là cuộc sống của miền Nam sau ngày giải phóng. Thắng lợi
của cuộc đu tranh ba mươi năm của dân tộc giờ đây không chỉ là chuyện Bắc
Nam xum họp, non sông thu về một mối, mà là đem lại sự đổi thay về mọi
phương diện đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và cả những thói quen trong
đời sống sinh hoạt hàng ngày. Sau những ngày hội non sông, sau cờ hoa của

ngày chiến thắng, cách mạng cũng đặt ra một nhiệm vụ cp bách trong việc
xây dựng một chế độ xã hội mới ở miền Nam. Đối với các tầng lớp nhân dân
và các giai cp ở xã hội miền Nam đây sẽ là cuộc thay đổi lớn trong suy nghĩ
và tình cảm của mỗi người. Đặc biệt là tầng lớp trí thức, quý tộc thượng lưu,
những tầng lớp, những gia đình, những con người đã gắn bó quá lâu, quá
quen thuộc với chế độ cũ sẽ là một cuộc đu tranh tư tưởng gay gắt và quyết
liệt. Với kinh nghiệm của những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội và đu
tranh trong cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, Nguyễn Khải đã phát
hiện ra một khía cạnh mới của hiện thực: Ý nghĩa của cuộc đu tranh tư tưởng
và thắng lợi trong nhận thức của những con người gắn bó sâu sắc với chế độ
cũ. Các tác phẩm Cách mạng (1977), Gặp gỡ cuối năm (1981, Thời gian
của ngƣời (1983) đã ra đời trong hoàn cảnh đó.
Kịch Cách mạng ra đời từ năm 1977, hai năm sau ngày giải phóng với
chủ đề: “Thái độ đối với cách mạng của những con người vốn có sự gắn bó
với cuộc sống của chế độ cũ”. Cách mạng như một thực tại mới thuộc về tt
yếu của lịch sử đòi hỏi họ phải có thái độ chp nhận hay không đối với việc
xây dựng một chế độ mới ở miền Nam sau ngày giải phóng. Quá lâu, quá
quen và hưởng ân huệ của chế độ cũ nay cố giữ không hợp tác với cách mạng,
với chế độ mới hay vận động chp nhận cái mới, cái tt yếu của lịch sử là một
câu hỏi lớn, là vn đè trăn trở của giai cp này. Chiến tranh kết thúc, cuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
cách mạng giải phóng dân tộc đã diễn ra trong my chục năm qua, nay đã
thắng lợi hoàn toàn. Nhìn từ bên ngoài thì tưởng như mọi chuyện thật êm
thm, song Nguyễn Khải lại quan tâm sâu sắc đến ý nghĩa lớn lao của cách
mạng trong nhận thức, trong tư tưởng tình cảm của mỗi con người, đặc biệt
trong nhận thức của những người, của tầng lớp đã gắn bó sâu sắc với chế độ
cũ. Làm sao để những con người y nhận thức đúng ý nghĩa nhân đạo và sự

cao đẹp của cách mạng và để họ tự nguyện xác nhận, sống chung và đóng góp
vào xây dựng cuộc sống mới.
Tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm, tiếp tục chủ đề lựa chọn trong kịch
Cách mạng. Ở đây là sự lựa chọn thái độ chính trị của những người đã từng
gắn bó quá sâu sắc với chế độ cũ. Có người gọi đó là cuộc đối thoại của
những người trí thức. Đúng, đây là cuộc đối thoại của những người vừa thông
minh vừa thạo đời, cùng hiểu biết về các vn đề của xã hội.
Bữa tiệc đêm cuối năm, do bà Hoàng tổ chức thật thịnh soạn, mà những
người khách được mời là những người rt khác nhau về lứa tuổi và khuynh
hướng chính trị. Chồng chị Hoàng - một giáo sư trường quốc gia hành chính;
Quý - một luật sư, viên chức Bộ ngoại giao trong chính quyền cũ; Chương -
viện trưởng đại học, Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, một thượng nghị sĩ; Quân-
một chiến sĩ tình báo cách mạng, Việt - một nhà văn cách mạng… Đó là thời
điểm năm năm sau ngày giải phóng, với những biến đổi của cả xã hội. Bà
Hoàng - một người đàn bà trong dư thừa no đủ, một người quen sống trong
rực rỡ và hào nhoáng của lời khen và sự tán tụng. Bây giờ, bà Hoàng phải
sống trong một xã hội mới không còn sự cưng chiều. Bao nhiêu dự định
không thành, người đàn bà quý phái đó đã đưa ra lời từ chối quyết liệt trước
trật tự mới, tuyên bố không nói chuyện chính trị, không hợp tác với chế độ,
không chp nhận chế độ mới: “Không một ai có thể sống nổi với tâm trạng bị
dồn thua mãi. Tôi đã quyết định đứng hẳn lại, đứng nguyên một chỗ không xê
dịch” [26;16].

×