Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn kim lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.53 KB, 104 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM








KHỔNG THỊ MINH HẠNH





CÁI NHÌN, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN













THÁI NGUYÊN, NĂM 2012



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







KHỔNG THỊ MINH HẠNH





CÁI NHÌN, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T.S MAI THỊ NHUNG







THÁI NGUYÊN, NĂM 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Mai Thị Nhung, người đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Ngữ văn,
khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Viện Văn học, trường
Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Sở giáo dục-Đào tạo tỉnh Yên Bái,
trường THPT Lê Quý Đôn -Trấn Yên - Yên Bái, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về
mọi mặt trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
những người đã động viên khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012



Khổng Thị Minh Hạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình luận văn này là sự nỗ lực hết mình của tôi
trong quá trình nghiên cứu. Những tư liệu thống kê hoàn toàn do tôi tự nghiên
cứu. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình.


Tác giả luận văn



Khổng Thị Minh Hạnh


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 11
Chƣơng 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
KIM LÂN 11
1.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật 11
1.2. Cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân 15
1.2.1. Cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu về cuộc sống, con người
làng quê Việt Nam 15
1.2.2. Cái nhìn độc đáo về những phong tục, sinh hoạt văn hóa cổ
truyền ở làng quê Việt Nam 34
Chƣơng 2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
KIM LÂN 43
2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật 43
2.2. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim lân 48

2.2.1. Không gian bối cảnh trong truyện ngắn Kim Lân 49
2.2.2. Không gian sự kiện trong truyện ngắn Kim Lân 59
2.2.3. Không gian tâm lý trong truyện ngắn Kim Lân. 63
Chƣơng 3. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
KIM LÂN 69
3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật 69
3.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân 74
3.2.1. Thời gian sự kiện trong truyện ngắn Kim Lân 74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
3.2.2. Thời gian tâm lý 80
3.2.3. Thời gian sinh hoạt trong truyện ngắn Kim Lân 87
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, mỗi nhà văn có một số phận.
Có người phải thiên kinh vạn quyển mới được hậu thế nhớ đến. Có người chỉ
nhẩn nha viết, nhẩn nha in, rất ít, nhưng lại không thể không nhớ tới. Kim Lân
là một nhà văn như thế.
Kim Lân là một nhà văn không có nhiều đầu tác phẩm, nhưng những
tác phẩm ít ỏi mà ông để lại mãi mãi neo đậu trong tâm hồn con người. Nó để

lại dấu ấn lâu bền trong lòng độc giả, thôi thúc trái tim ta hướng về nơi quê
hương nguồn cội. Bởi văn Kim Lân được chắt ra từ cuộc đời của chính nhà
văn, từ sự hội tụ của những yếu tố của quê hương, cộng đồng và thời đại.
Nhà văn Lân sinh ngày 01/8/1920 mất ngày 20/7/2007 tên khai sinh là
Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, Huyện Từ Sơn, Tỉnh
Bắc Ninh. Quê hương ông là một làng quê nổi tiếng bởi truyền thống văn hóa
yêu nước, cách mạng với nhiều danh nhân đỗ đạt. Miền quê ấy vốn là một
vùng văn vật có tiếng của đất Kinh Bắc. Con người nơi đây có thể nghèo túng
nhưng luôn giữ vẻ tài hoa, nền nếp. Không đi đâu xa, nhưng họ luôn khéo léo,
hay trọng sĩ diện, trọng vẻ ngoài đến mức thành một tiêu chuẩn sống. Cốt
cách đó cũng ngấm vào máu Kim Lân từ nhỏ, hun đúc ở ông tình yêu quê
hương đến máu thịt.
Bằng tất cả lòng ham thích say mê văn chương, nhà văn đã có lần tâm
sự: “Viết văn trước tiên tôi viết cho mình, cho những mơ ước gửi gắm của
chính mình. Sau nữa đó là những lời bộc bạch, tâm sự với bạn đọc những
điều đang nhức nhối, đang thôi thúc” [21,tr.263].
Nhà văn Kim Lân là người kín tiếng, sống lặng lẽ, có lẽ vì thế mà
chúng ta hiểu tại sao ông lại chọn cách sống thu mình và khiêm nhường trong
văn chương lẫn trong cuộc đời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
1.2. Gia tài của Kim Lân không nhiều. Từ truyện ngắn đầu tay “Đứa
con người vợ lẽ” đăng ở báo Trung Bắc chủ nhật số 120 ngày 26/7/1942, đến
những tập truyện ngắn tiêu biểu“Nên vợ nên chồng”, “Con chó xấu xí” đã
xếp ông thuộc vào số ít nhà văn có thể minh chứng cho chân lí “quý hồ tinh
bất quý hồ đa” trong nghệ thuật. Với một đời văn khá dài hơn năm mươi năm
cầm bút, ông chỉ vẻn vẹn trình làng trên ba mươi tác phẩm. Nhưng khi kể ra
những gương mặt làm nên bản sắc văn xuôi Việt Nam trong nhiều chục năm

trở lại đây thì khó có thể bỏ sót tên tuổi Kim Lân.
Về góc độ này, nhà văn Nguyễn Khải viết: "Về văn xuôi là cái nghề
của tôi, trước sau, tôi thán phục có ba người là các ông Nguyễn Tuân, Nam
Cao, và Kim Lân. Sau này viết lách được cái gì thường cũng lấy vào văn của
ba ông ấy làm chuẩn " [22,tr.628].
1.3. Bằng vốn sống và sự hiểu biết của mình, nhà văn Kim Lân đã đem
lại cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu về cuộc sống, con người làng quê
Việt Nam mà ông đã gắn bó, gần gũi, thương yêu đến máu thịt. Và cái nhìn
độc đáo, hấp dẫn về những phong tục sinh hoạt văn hóa cổ truyền ở làng quê
như chọi gà, thả chim, đánh vật, được gọi là những “thú đồng quê”, “phong
lưu đồng ruộng” khiến ông là một nhà văn một lòng đi về với “đất’’ với
“người” với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn.
1.4. Tiếp cận và nghiên cứu văn học từ góc độ thi pháp luôn đem đến
cho người nghiên cứu văn học những khám phá nghệ thuật độc đáo, hiệu quả.
Bởi hình thức là phương thức tồn tại và biểu hiện của nội dung giúp ta hiểu
trọn vẹn, thấu đáo nội dung của tác phẩm. Chính mối quan hệ giữa nội dung
và hình thức trong nghệ thuật đã qui định cách tiếp cận của thi pháp học. Để
việc nghiên cứu của mình có hiệu quả, chúng tôi chọn đề tài luận văn: “Cái
nhìn, không gian, thời gian, nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân”. Hy vọng
kết quả của đề tài góp thêm tiếng nói vào việc nghiên cứu một nhà văn tài hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
của nền văn học hiện đại Việt Nam. Đồng thời luận văn có thể làm tài liệu
tham khảo cho giáo viên, học viên, sinh viên giảng dạy, nghiên cứu, học tập
văn học Việt Nam ở các trường Trung học phổ thông, Cao đẳng và Đại học.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Kim Lân là nhà văn được bạn đọc trân trọng yêu mến trong mấy chục
năm qua bởi chính đời người, đời văn ông đã sống. Cuộc đời và sự nghiệp

sáng tác của nhà văn Kim Lân đã khơi nguồn sáng tạo cho nhiều nhà nghiên
cứu qua các công trình khoa học. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi
hệ thống những ý kiến nhận định nổi bật về tác giả và những ý kiến có liên
quan trực tiếp đến đề tài.
Nhà văn Nguyên Hồng có viết “Từ giữa năm 1943-1944 ấy, tôi đọc
được mấy truyện của Kim Lân…thoạt tiên tôi chẳng những không để ý mà
còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy…Nhưng rồi chỉ bập vào
mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, mà
trái lại có một cái gì chân chất của đời sống và con người nghèo hèn, khổ
đau, giọng văn nhiều rung cảm, thắm thiết” [61,tr.82], nhận định chân thành
của người bạn văn thân thiết thật xác đáng về nội dung và nghệ thuật truyện
ngắn Kim Lân.
Cũng gần nhận xét trên của Nguyên Hồng, nhà nghiên cứu Lại Nguyên
Ân cũng đưa ra quan điểm của mình về thế giới nhân vật trong truyện ngắn
của Kim Lân: “Đọc văn xuôi Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới của những
người dân nghèo vốn là hạng “hạ lưu” ở xã hội cũ: Những người dân miền
xuôi mất nhà, mất đất, xiêu dạt lên miền ngược, táp vào một xóm chợ, bến
sông, một góc phố hay ven một đồn điền, một xóm trại, tiếp tục vật lộn với
miếng sống sơ đẳng hàng ngày. Đã có lúc nhà văn gọi những nhân vật thân
thuộc ấy của mình là “những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp xó xỉnh cuộc
sống” [4,tr.638].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong cuốn “Nhà văn Kim Lân - chân
dung văn học” thật có lý khi khái quát rằng: “hình như những mẫu người đầu
thừa đuôi thẹo đã gửi một đại diện của họ vào văn học và Kim Lân đã làm
việc này một cách đàng hoàng chững chạc”. [47,tr. 5]
Trong Tổng tập văn học Việt Nam giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh một lần

nữa bộc lộ cái nhìn về số phận của những kiếp người thấp cổ bé miệng trong
xã hội cũ và cái nhìn về phong tục tập quán, những thú vui, trò chơi nơi thôn
dã: “Đó là những trang số phận của các đầu thừa đuôi thẹo được đưa từ các
xó xỉnh tối khuất lên mặt giấy trắng chứa chất nhân thế, nhân tình, hoặc
những trang tuy nghiêng nhiều về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú
chơi lành mạnh nhưng vẫn biểu hiện được một phần vẻ đẹp tâm hồn của
người nông dân trước Cách mạng tháng Tám - những người sống vất vả, khổ
nghèo những vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoa” [40,tr.11].
Không những thế, Nguyễn Đăng Mạnh còn có những nhận xét thật sắc
sảo về những phong tục tập quán mà Kim Lân đã thể hiện trong truyện ngắn:
“Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là
“thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”. Để làm rõ hơn tác giả tiếp tục
giải thích: “Sở dĩ có sự hấp dẫn, không phải vì ở đấy, những tập quán ngộ
nghĩnh kì lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kì được trình bày cặn kẽ, mà
chính là nhờ nhà văn đã thể hiện lên được những con người ở làng quê Việt
Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [41,tr. 23].
Nguyễn Khải- một trong những tác giả nổi tiếng của nền văn học Việt
Nam hiện đại đã khái quát lại toàn bộ truyện ngắn Kim Lân: “Nếu nhìn một
cách hệ thống từ những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm Kim Lân viết trước
cách mạng đến các tác phẩm sau này, người đọc dễ dàng nhận ra nét riêng
của Kim Lân là: Một ngòi bút sâu lắng, cẩn trọng, tỉ mẩn, luôn luôn cố gắng
để đi tới tận cùng nỗi niềm, tâm trạng từng con người, từng số phận riêng, để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
từ đó góp một tiếng nói riêng vào trang sử chung về tâm tư tình cảm con
người Việt Nam của văn học Việt Nam hiện đại” [22,tr.5].
Lữ Huy Nguyên trong lời giới thiệu Tuyển tập Kim Lân cũng nhấn mạnh:
“Qua những truyện viết về các thú chơi, những cái thuộc về đời sống phong tục,

tinh hoa văn hóa dân gian vùng Kinh Bắc cũ, ta sẽ bắt gặp ở đó một Kim Lân
hào hoa, mã thượng trong không khí văn chương sang trọng” [45,tr.6].
Trần Ninh Hồ trên báo Văn nghệ số 34 ngày 24/8/1991 đã khẳng định
tầm vóc, vị trí nhà văn Kim Lân qua những trang truyện ngắn của ông viết về
con người: “ Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác nhưng Kim Lân cũng
là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người
khó mà diễn đạt thành lời… Mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy, ta lại cảm
thấy không một bước ngoặt, một chặng đường nào của con người Việt Nam
trong gần nửa thế kỷ qua mà Kim Lân không đả động tới dẫu chỉ bằng sự
chạm trổ hết sức khiêm tốn: truyện ngắn” [19,tr. 3].
Vũ Dương Quỹ trong Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông
(Nhà Xuất bản Giáo dục-1997) đã nhận xét: “Những truyện ngắn Kim Lân
viết trước Cách mạng tháng Tám, bên những thân phận con người lam lũ vất
vả, vẫn phập phồng trái tim yêu đời, những mong muốn tuy mơ hồ nhưng da
diết, con người đối xử với nhau bao dung nhân hậu hơn” [52,tr.10].
Nhận xét về văn Kim Lân tác giả Hoài Việt trong cuốn Kim Lân “Nhà
văn trong nhà trường-NXBGD-1999” có viết: “Văn Kim Lân không đao to,
búa lớn, chữ chữ hàng hàng chân chất như củ khoai củ sắn, lời văn trong lối
kể cũng không ồn ào cứ rỉ rả, rỉ rả mà lại thánh thót mới “tài” chứ-Kim Lân
không ưa đánh bóng, mạ kền con chữ, hàng chữ. Ông có cái nhìn, cái óc nghĩ,
cái lối diễn đạt của người xứ quê. Nó bình dị, chất phác pha chút hóm hỉnh
nữa” [61,tr.90].
Kim Lân đã thành công trong một loạt truyện về các thú chơi, đặc biệt
nổi tiếng với các truyện viết về phong tục làng quê khiến nhà nghiên cứu Lữ
Quốc Văn đã gọi ông“là nhà tiểu thuyết phong tục hạng nhất của Việt Nam” .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Các tác giả trong cuốn Từ điển văn học đã đánh giá về cái nhìn làng

quê trong truyện ngắn Kim Lân sau cách mạng: “Kim Lân vẫn tiếp tục viết về
làng quê Việt Nam. Ông thường viết về những cảnh tội nghiệp, cuộc sống
khốn khó đến cùng cực của người nông dân dưới chế độ cũ và sự đổi đời của
họ nhờ cách mạng [12,tr.98].
Tác giả Hà Minh Đức đã nhận xét: “Kim Lân là một trong những cây
bút viết truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân đã tạo
được một cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều nhưng
những sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc” [9, tr.23].
Giáo sư Phong Lê trong cuốn Đến với tiến trình văn học Việt Nam hiện
đại, NXB Hội Nhà văn - 2009 trong bài “Kim Lân và những phận người bé
mọn” đã khẳng định: “Ông là người cùng thế hệ và là người cùng hoạt động
với Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài…Những tên tuổi trên, đã cùng ông gắn
với sự khởi đầu cho nghiệp viết vào thời kỳ cuối của văn học hiện thực 1945;
và sau này có quan hệ gắn bó với nhau trong từng khu vực công việc hoặc
phạm vi nghề nghiệp, vì một nền văn nghệ mới. Tất cả đều là chứng nhân, là
đại diện cho cả một hành trình lớn của văn học Việt Nam hiện đại (thế kỷ
XX), đi qua mốc lịch sử 1945; và ông là thuộc trong số rất ít người đi trọn
cuộc hành trình đó để vượt sang thế kỷ XXI- ở tuổi ngót 90” [39,tr. 185-186].
Nhà thơ Lê Đạt đã ca ngợi tài năng của nhà văn Kim Lân trong khi tiễn
biệt ông: “Tôi quý anh như một nhà văn ngồi nhầm lớp đặc biệt trong giới
văn học Việt Nam. Anh ở cấp đại học ngồi nhầm ghế trung học. Anh có
cách tự học độc đáo. Văn hóa của một nhà văn không dựa vào bằng cấp.
Người ta chê Kim Lân viết ít, đó là một nhận xét không đúng. “Người anh
em” chỉ muốn trình làng những tác phẩm mà ông lượng định là đáng trân
trọng xem nhất. Đó là một thái độ lễ phép với công chúng và sự lễ phép
đáng trân trọng”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

Nhân dịp kỷ niệm tròn bốn năm ngày nhà văn Kim Lân qua đời, Nhà
xuất bản Kim Đồng đã cho ra mắt tập sách Kim Lân- Ẩn sỹ giữa làng văn như
một nén nhang thơm tưởng nhớ đến người nghệ sĩ tài hoa – Nhà văn của những
“thú phong lưu đồng quê”, của những truyện ngắn nổi tiếng Làng, Vợ nhặt
Ngày 5/1/2012 phát biểu tại buổi lễ khánh thành “ Nhà lưu niệm Nhà
văn Kim Lân" tại Hà Nội, ông Hồ Quang Lợi-Trưởng Ban Tuyên giáo Thành
ủy Hà Nội nhận định: “Gia tài sáng tác của nhà văn Kim Lân không thật
nhiều về số lượng nhưng là tinh hoa quý báu. Hầu hết các tác phẩm của ông
đều trụ lại với thời gian".
Nhà thơ Hữu Thỉnh-Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhận xét: "Văn Kim
Lân luôn mang đậm hồn quê, sự kế tục ngôn ngữ, phong tục của người Việt.
Ông là một trong những nhà văn đầu tiên tham gia tổ chức Văn hóa cứu quốc.
Trong Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Kim Lân đã có công lao xây dựng Hội
Nhà văn Việt Nam bằng công việc xây dựng các thế hệ nhà văn tiếp nối".
Như vậy là cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Kim Lân đã được giới
nghiên cứu phê bình bàn luận đánh giá với nhiều ý kiến xác đáng. Các nhà
nghiên cứu đều nhận thấy tài năng, sở trường, thế mạnh của Kim Lân, song
chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu Cái nhìn, không gian, thời gian
nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân.
Bên cạnh các ý kiến nhận định của các nhà nghiên cứu phê bình là
không ít luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu về sáng tác của nhà văn Kim Lân:
Năm 2005 tác giả Đặng Thị Huy Lam trong luận văn “Đặc điểm truyện
ngắn Kim Lân” đã dành một chương để khảo sát về người lao động nghèo ở
làng quê và tấm lòng của nhà văn Kim Lân.
Năm 2006 tác giả Nguyễn Quốc Thanh trong luận văn “Cảm hứng chủ
đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân” đã viết về cảm
hứng yêu thương và trân trọng con người, cảm hứng về những sinh hoạt văn
hóa ở vùng thôn quê.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
Tác giả Nguyễn Thị Nha Trang trong luận văn “Phong cách văn xuôi
nghệ thuật Kim Lân” đã giành chương 2 xác định một cách hiểu về phong
cách nghệ thuật của Kim Lân về con người và phong tục văn hóa làng quê.
Tác giả Vũ Tú Anh trong luận văn: “Văn hóa làng trong truyện ngắn
Kim Lân” đã nghiên cứu vấn đề đặt ra rất độc đáo, hấp dẫn.
Có thể khẳng định rằng các bài viết, các công trình nghiên cứu về nhà
văn Kim Lân khá dày dặn và sâu sắc. Yêu quý, trân trọng sáng tạo nghệ thuật
của Kim Lân, chúng tôi chọn đề tài “Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ
thuật trong truyện ngắn Kim Lân” nhằm góp một tiếng nói khiêm nhường bên
cạnh những công trình đã nghiên cứu về Kim Lân.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn không đi sâu nghiên cứu tất cả những vấn đề thi pháp truyện
ngắn Kim Lân mà chỉ tập trung vào ba phương diện: Cái nhìn nghệ thuật,
không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đối tượng khoa học nói trên, phạm vi khảo sát, nghiên cứu của luận
văn là 33 truyện ngắn của Kim Lân. Trong quá trình triển khai, phân tích,
chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào một số tác phẩm tiêu biểu để làm rõ nội
dung nghiên cứu.
Chúng tôi khảo sát và nghiên cứu từ các nguồn tư liệu sau:
- Tuyển tập Kim Lân, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội -1996
- Kim Lân truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn học - 2010
- Kim Lân-Tác phẩm chọn lọc, Nhà xuất bản Hội Nhà văn -Hà Nội-2004
- Truyện Cô Dí, Cô Vịa, Truyện chó chết, do chúng tôi sưu tầm được từ
các báo Trung Bắc chủ nhật và báo Văn nghệ.
Để có một cái nhìn sâu sắc, luận văn so sánh các phương diện nghiên
cứu với một số tác giả văn học Việt Nam hiện đại để làm nổi bật nét đặc sắc

của nhà văn Kim Lân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Cái
nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân” nhằm
hướng tới các mục đích sau:
- Hiểu sâu sắc cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu về cuộc sống,
con người làng quê Việt Nam và cái nhìn độc đáo, hấp dẫn về những phong
tục sinh hoạt văn hóa cổ truyền trong truyện ngắn Kim Lân. Đồng thời thấy rõ
hơn vẻ đẹp truyện ngắn Kim Lân qua chân lý “quý hồ tinh bất quý hồ đa”
trong nghệ thuật.
- Khai thác phương diện thi pháp không gian, thời gian nghệ thuật
trong truyện ngắn Kim Lân để thấy rõ hiệu quả của thi pháp học đối với việc
tiếp cận văn bản - tác phẩm văn học.
- Từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về đóng góp của nhà văn Kim Lân
cho nền văn học Việt Nam hiện đại thế kỷ XX.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu một số phương diện: cái nhìn, không gian, thời gian nghệ
thuật trong truyện ngắn của Kim Lân.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, luận văn vận
dụng các quan điểm và thao tác nghiên cứu thi pháp học, sử dụng và phối hợp
các phương pháp nghiên cứu văn học sau:
- Phương pháp thống kê, khảo sát
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp hệ thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được triển khai thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân
Chƣơng 2: Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân
Chƣơng 3: Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN

1.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật
Trong quá trình phản ánh đời sống, các nhà văn luôn thể hiện cái nhìn
chủ quan của mình đối với các sự vật, hiện tượng, con người và từ đó bộc lộ ý
nghĩa của đời sống. Do vậy, cái nhìn nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong
sáng tạo nghệ thuật. Nhận thấy vai trò to lớn của cái nhìn nghệ thuật, Viện sĩ
Nga M.B.Khrapchenko xác nhận: “Chân lý cuộc sống trong sáng tác nghệ
thuật không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế
giới vốn có ở từng nghệ sĩ thực thụ, không tồn tại bên ngoài các đặc điểm về
tư duy hình tượng, bút pháp sáng tác nghệ sĩ” [23, tr.106].
Phạm trù cái nhìn nghệ thuật đã được các nhà thi pháp Nga đề xuất từ
đầu thế kỷ XX, sau được M.Bakhtin nâng cao và ngày nay đang trở thành tài

sản của thi pháp học hiện đại.
Nhà văn Pháp Mácxen Prutxt khi nói về tầm quan trọng của cái nhìn
cũng khẳng định: “Đối với nhà văn cũng như nhà họa sĩ, phong cách không
phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn”. Do vậy, cái nhìn là một
phương diện biểu hiện tài năng và cá tính riêng của tác giả. Cái nhìn thể hiện
trong tri giác, cảm quan, quan sát, từ đó nó có thể phát hiện cái đẹp, cái xấu,
cái hài, cái bi…Cái nhìn xuất phát từ một cá thể, mang thị hiếu và tình cảm
yêu ghét. Cái nhìn gắn với liên tưởng, tưởng tượng, cảm giác nội tâm, biểu
hiện trong ví von, ẩn dụ… Cái nhìn có thể đem các thuộc tính xa nhau đặt bên
cạnh nhau hoặc đem tách rời thuộc tính khỏi sự vật một cách trừu tượng.
Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, GS Trần Đình Sử quan niệm: “Cái
nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, nó có thể thâm nhập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu sự toàn
vẹn thẩm mĩ của sự vật, do đó cái nhìn được vận dụng muôn vẻ trong nghệ
thuật’’ [55,tr.106].
Sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với một tư tưởng nhất định.
Tư tưởng đó tập trung thể hiện qua cái nhìn của tác giả-một phẩm chất đặc
biệt của nhà văn. Hay nói một cách khác, trong khi phản ánh đời sống, người
nghệ sĩ không thể không có một cái nhìn nghệ thuật riêng. Nhận thức rõ yếu
tố quan trọng này, GS Trần Đình Sử khẳng định: Thiếu quan tâm đầy đủ đến
cái nhìn nghệ thuật của tác giả, người phê bình dễ không đánh giá đúng cái
phong phú của sáng tác.
Trong tác phẩm nghệ thuật, cái nhìn thể hiện trong chi tiết nghệ thuật,
bởi chi tiết là điểm rơi của cái nhìn. Như vậy “Chi tiết không đơn thuần chỉ là
một vật đã được quan sát. Chi tiết nghệ thuật mang nặng tính tổng quát. Đối
với những nghệ sĩ chân chính, chi tiết thuộc vào hệ thống của nghệ thuật. Nó

nói lên đặc điểm, nhận thức của người nghệ sĩ đối với thế giới bên ngoài, cái
quan điểm riêng của người nghệ sĩ về môi trường xung quanh, cái bản chất
nghệ sĩ của anh ta (…) nhờ có chi tiết mà nhà văn mới phát hiện được những
quan hệ mới, những đặc điểm mới, những màu sắc mới. Chi tiết tức là bút
pháp vậy” [23,tr.12].
Như vậy chi tiết rất có ý nghĩa trong việc thể hiện cái nhìn của nhà văn.
Khi nhà văn tập trung thể hiện một phương diện nào đó trong cuộc sống thì
điều đó có nghĩa là họ đã có một cái nhìn sâu sắc, có sự am hiểu thực thụ. Khi
ta nhận thấy nhà văn này chú ý cái này, nhà văn kia chú ý cái kia tức là ta đã
nhận ra thế mạnh của tác giả.
Chẳng hạn chi tiết kết thúc tác phẩm Chí Phèo sau khi Chí Phèo đâm
chết Bá Kiến rồi tự sát. Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và đột nhiên Thị thấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
thoáng hiện ra cái lò gạch bỏ không xa nhà cửa và vắng người qua lại. Chi tiết
này phản ánh một hiện thực xã hội cũ – sự bế tắc tuyệt vọng của người nông
dân, đồng thời cũng cho ta thấy cái nhìn sâu sắc của Nam Cao trước hiện thực
xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Đúng là chi tiết nghệ thuật đã
góp phần làm rõ cái nhìn của nhà văn. Nói như văn hào Banzắc: “Chi tiết nhỏ
làm nên nhà văn lớn”, chi tiết là lá, hình tượng là cành. Hiểu như vậy ta thấy
chi tiết độc đáo và giàu ý nghĩa nói trên đã dệt nên màu sắc cho hình tượng
Chí Phèo và góp phần làm rõ cái nhìn nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.
Cái nhìn nghệ thuật là yếu tố làm nên hình tượng tác giả. Giáo sư Trần
Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học đã khẳng định: “Theo một cách
nhìn hợp lý thì hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu ở cách nhìn riêng, độc
đáo, nhất quán có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức, thị hiếu” [55, tr.105].
Cái nhìn độc đáo của nhà văn về thế giới không những thể hiện qua nội
dung tư tưởng tác phẩm mà còn thể hiện một cách chân thực phong cách riêng

của nhà văn đó. Cái nhìn nghệ thuật về con người trong thi pháp học cũng
chính là quan niệm nghệ thuật về con người. Đó là nguyên tắc lý giải, cảm thụ
của chủ thể sáng tác. Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả biểu hiện con
người. Dù miêu tả thần linh, ma quỷ, miêu tả đồ vật, hoặc giản đơn là miêu tả
con vật, tác phẩm văn học đều gửi gắm những giá trị nhân sinh. Hai chữ
“nhân học” có một hàm nghĩa hết sức phong phú. Tất cả những gì liên quan
đến con người, thuộc về con người đều nằm trong phạm vi biểu hiện của văn
học. Từ các mặt xã hội đến các thuộc tính tự nhiên, từ hữu thức đến vô thức,
từ dã man đến văn minh, từ tội ác đến đạo đức, từ quá khứ đến tương lai, từ
thất vọng đến hi vọng tất cả những gì liên quan đến con người thì văn học
quan tâm thể hiện. Sự phong phú đó là cội nguồn cho quan niệm đa dạng về
con người trong văn học. Mặt khác xét về mặt sáng tác, người ta không thể
miêu tả về con người nếu như không hiểu biết, cảm nhận và có các phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
tiện biện pháp biểu hiện nhất định. Mặt thứ hai này tạo thành chiều sâu, tính
độc đáo của hình tượng con người trong văn học. Quan niệm nghệ thuật về
con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân
thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người
trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân
vật. Quan niệm nghệ thuật về con người chi phối hoạt động sáng tác và tiếp
nhận văn học, vì vậy nó là một phạm trù nghiên cứu cơ bản của thi pháp học.
Trong sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn có một cái nhìn khác nhau.
Dưới cái nhìn của Nguyễn Tuân, con người luôn được cảm nhận ở phẩm chất
tài hoa, tài tử. Điều này người đọc nhận thấy rõ qua hình tượng nhân vật Huấn
Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù hay hình tượng người lái đò trong tác
phẩm Người lái đò Sông Đà trích tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân.
Dưới cái nhìn của Tô Hoài, con người không phải là một thánh nhân

mà có cả xấu-tốt, thiện-ác; thậm chí còn có cả những phần đen tối lẩn khuất
trong tâm hồn. Trong cái nhìn của ông, con người cũng có những khổ đau, bất
hạnh, nhưng họ biết vươn lên cho dù phải vật lộn với cuộc sống khó khăn, vất
vả và thiếu thốn.
Còn Kim Lân, vốn là “Con đẻ của đồng ruộng” ở vùng Kinh Bắc. Kim
Lân đã dành trọn cuộc đời viết văn khá thầm lặng của mình để tái hiện sức
sống hiền hòa của nông thôn Việt Nam và những khát vọng nhân bản của
người nông dân với bao nhiêu vận động thầm kín mà dữ dội trong tâm trạng
từng số phận. Từ đó tạo nên cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu về cuộc
sống, con người làng quê Việt Nam mà ông đã gắn bó gần gũi yêu thương đến
máu thịt và cái nhìn độc đáo hấp dẫn về những phong tục tập quán, những thú
vui đồng quê nơi thôn dã.
Cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân thể hiện qua nhiều bình
diện: Bình diện xã hội, bình diện cá nhân, bình diện văn hóa khu vực, và bình
diện tính dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
1.2. Cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân
1.2.1. Cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu về cuộc sống, con người
làng quê Việt Nam
Cái nhìn nghệ thuật của nhà văn được bắt đầu từ hiện thực cuộc sống.
Song mỗi nhà văn lại có cái nhìn hiện thực theo cách riêng của mình. Đến với
văn chương trước tiên nhà văn Kim Lân đã quan niệm rất sâu sắc về nghề viết
để từ đó tạo nên cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu về cuộc sống và con
người làng quê Việt Nam. Quan niệm ấy có lần chính nhà văn đã nói: “Tôi
nghĩ nhà văn cũng là một con người như mọi người, cũng đầy những khuyết
tật những cá tính riêng nhưng khi đã là người viết văn, ngồi trước trang giấy
trắng thì hình như lúc ấy mình sống, mình nghĩ đẹp hơn. Hình như mình vượt

khỏi những thói tật hàng ngày của mình” [21,tr.265]. Văn chương chỉ thật sự
mang ý nghĩa khi nó làm cho lòng người trong sạch và thanh cao hơn, hướng
ta tới những điều cao đẹp và thiêng liêng trong cuộc sống.
Hơn nữa “Ông thấy văn chương như một thứ đạo làm người, như một
thứ tôn giáo, mà tôn giáo nào chẳng đòi hỏi sự thương yêu giữa con người
với con người, đòi con người có quyền làm người, bình đẳng tự do bác ái”
[21,tr.267]. Do vậy, Kim Lân đã có cái nhìn thật nhân hậu và trách nhiệm.
Xưa nay những người có tài, như tài cầm bút, viết văn, làm thơ đôi khi
có phô mình ra một cách tự nhiên, có ý thức nghề nghiệp như là một sự trơn
tay ngẫu hứng thì cũng có thể hiểu được. Và đôi khi, chính trạng thái tự nhiên
này đã khiến cho trang viết ở họ sinh động hơn, đưa đến cho bạn đọc sự thú
vị hơn. Song điều đó lại không đúng với nhà văn Kim Lân trong sáng tác.
Kim Lân không phải viết ít là do ông không muốn viết. Nhà văn cũng
đã từng vật vã nhiều đêm, từng sắp sẵn giấy bút, phòng văn nhưng cuối cùng
vẫn cứ ngồi im lặng trước trang giấy. Bởi ông thấu hiểu, văn chương cũng
như mọi sáng tạo nghệ thuật khác, cái chính là chất, chứ không phải là lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Và hình như chính vì quan niệm ấy mà văn chương đối với Kim Lân là một
cái gì rất thiêng liêng. Không vì lẽ gì buộc được Kim Lân cầm bút khi đó
không phải là máu thịt của mình. Ông chỉ viết được những gì ông thân thuộc
và thấy thế là phải với đạo lý lẽ đời. Chính điều đó đã đem đến cho nhà văn
Kim Lân một cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu trước hiện thực cuộc
sống và con người. Bởi vinh quang và nhọc nhằn của nghề văn là phải tạo ra
được ấn tượng, găm được vào tâm trí người đọc những ý tưởng, những nỗi
niềm thông qua hình tượng mà mình đã chưng cất lên từ cái nhìn nghệ thuật
giàu rung cảm của nhà văn trước hiện thực cuộc sống.
1.2.1.1. Cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu về cuộc sống làng quê

Việt Nam
Để tạo ra cái nhìn nghệ thuật chân chính, Kim Lân đã sống hết mình
với những cảnh đời lầm than đau khổ. Cảnh đời đó nằm ngay trong đời ông,
trong những con người gần gũi thân thiết với ông. Suốt một đời cầm bút, Kim
Lân đã chắt lọc ra những gì mình sống, mình biết để viết thành văn. Do vậy
những tác phẩm của ông sống mãi với kí ức bản thân và neo đậu vĩnh hằng
trong trái tim người đọc.
Sinh ra, lớn lên và tắm mình trong mảnh đất giàu truyền thống văn hóa
Kinh Bắc, Kim Lân đã cảm nhận mảnh đất đầy phù sa màu mỡ của đồng quê
Sông Hồng mộc mạc mà đằm thắm. Nhà văn không khỏi xao động trong
những câu ca dao:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Miền quê ấy đã đem đến cho Kim Lân cái nhìn cuộc sống với những
cảnh đời lam lũ “lặn lội thân cò”, một nắng hai sương trong cái nghèo khó vất
vả muôn đời của người nông dân Việt Nam. Cái nhìn của Kim Lân về cuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
sống làng quê bắt nguồn từ tiếng gọi đồng dao của miền quan họ vùng Kinh
Bắc với câu hát giao duyên:
Tiền xinh em đi chợ Giầu
Mua trầu cánh phượng mua câu tự tình.
Làng Phù Lưu tắm mình trong truyền thống văn hóa Kinh Bắc. Chính
văn hóa cộng đồng làng đã in đậm trong tâm trí Kim Lân. Cái nhìn của nhà
văn được tạo bởi bằng truyền thống, bằng phong tục đất lề quê thói, bằng
những tích truyện xưa, bằng cái chất văn minh thương nghiệp và cả bằng
đồng tiền sấp ngửa hai mặt, lạnh lùng không mùi vị. Dấu ấn văn hoá trong cái
nhìn của Kim Lân còn là nơi sinh hoạt đình làng. Đình làng ông với kiến trúc

bề thế được xếp là một trong những ngôi đình có giá trị lịch sử quý hiếm của
cả nước. Hơn thế làng Phù Lưu của ông còn nổi bật với Ba khu Ngõ Mái.
Khu một cư trú dân Phù Lưu gốc phần nhiều buôn thúng bán mẹt, nào
trầu không vỏ quạch, gáo và muôi. Làm bằng sọ dừa, rổ rá, giần sàng, nồi đất,
người dân quanh năm mặc váy đụp, vá một miếng vải dày ở mông cho lâu
rách. Chợ làng đường xa mưa trơn, xảy chân ngã vỡ vài ba chiếc nồi đất,
nước mắt tiếc của chảy cùng nước mưa, cuộc sống người dân không ăn bơ
làm biếng nhưng vẫn bần hàn cơ cực.
Khu hai chụm lại dân ngụ cư nghèo hèn dẫu đã ở mấy đời cũng vẫn là
ngụ cư. Nhiều lệ làng ràng buộc không được đến chốn đình chung bàn việc
cộng đồng, không được mua chức sắc dù chỉ là cái tên rỗng tuếch như ông
Nhiêu, ông Đồ, nghĩa là không có tiếng nói, không có vị trí tham gia vào gì
cả. Số này khá đông, nhận làng ruộng khoán nộp sản phẩm thóc tính thành
tiền. Chủ ruộng xa xưa do tổ tiên người làng Phù Lưu khai khẩn rừng Báng,
rừng Sặt tạo lập thành ấp. Họ bỏ ruộng đi buôn, khá giả lập phố xây nhà gạch
ngói, rồi nhà tầng bê tông cốt thép, mở cửa hiệu buôn bán.
Khu ba cũng dân ngụ cư phần nhiều làm tạp dịch. Có chút vốn theo
nghề bán rong các thứ bánh tự chế biến từ bánh đúc chấm tương, bánh đa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
khoai lang, bánh trôi, chay… cho đến khoai sọ luộc xiên thành que chấm
muối vừng. Rồi may vá áo quần, khâu tay, chăm sóc người già ốm yếu, đi thế
chân phu phen, gánh nước thuê. Việc hèn mọn dành cho cùng đinh khố rách
áo ôm, từ đào huyệt bốc mộ, rửa xương thay áo, mõ làng, đòi nợ thuê.
Cuộc sống bần hàn cơ cực và trăm ngàn khốn khó của người dân nơi
đây đã lắng đọng trong tâm hồn Kim Lân một nỗi buồn day dứt. Hơn nữa đời
sống riêng tư của Kim Lân cũng thua thiệt trăm bề. Sinh ra và lớn lên trong
cảnh vợ lẽ con thêm đầy cay đắng nhọc nhằn, Kim Lân đã sớm ý thức được

những gì mình đã trải, đã sống. Hoàn cảnh đó đưa đến cho nhà văn một cái
nhìn cuộc sống đầy sắc sảo, chứa chan nhân tình.
Cái nhìn hiện thực của Kim Lân được thể hiện trước hết qua cái đói,
cái rét đè nặng lên cuộc sống của người nông dân làng quê. Kim Lân đã vào
đời bằng tác phẩm đầu tay Đứa con người vợ lẽ mang tính chất tự truyện kể
về chính mình. Người đọc không khỏi dưng dưng cảm động trước trang
truyện viết về hiện thực cái đói đè nặng lên cuộc sống của mẹ con Tư.
Trong cái nhìn của Kim Lân thanh niên có sức khỏe mà không có việc
làm thì luôn bị nỗi nhục giày vò: “Tư nằm dán mình trên giường, đầu anh
nặng trĩu trên chiếc gối bông cáu ghét…. Tư đói quá, đói lả người đi. Đã hai
hôm nay rồi, anh chưa có hột cơm nào trong bụng.” [ 37,tr.11]
Trong hoàn cảnh trớ trêu ấy, anh ta hiểu ra cái lẽ đời ít nhất là đối với
mình: “Tư là con vợ ba. Thầy mẹ anh lấy nhau không phải là đôi bên bác mẹ
gả bán, không phải nhà hiếm hoi, không phải tình yêu, cha anh hơn mẹ anh
đến ba mươi tuổi, mẹ già anh lấy mẹ anh về để có người cáng đáng việc
đồng, Thầy anh mất năm trước, mẹ già anh mất năm sau. Nhà không làm
ruộng nữa các anh Tư đều đi chợ trên, Tư phải thôi học ở nhà. Hai mẹ con
lâm vào cảnh thất nghiệp. Ruộng không có mà làm; đi buôn- buôn xùng buôn
xằng thôi cũng không có vốn…” [ 37,tr.12].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
Trong sự khốn cùng đó, người ta chỉ còn biết nương nhờ vào tình ruột
thịt, thân thiết. Với Tư thì ngược lại: “Anh em họ mạc thì thờ ơ lạnh nhạt, họ
coi hình như không có mẹ con Tư trong gia đình nữa” [37,tr.13]. Mỗi lần
người anh trưởng đi chợ xa cùng vợ về, anh Tư trở thành kẻ sai vặt. Một hôm
đói đến vàng mắt, nằm dài ra, bụng ép da lưng phải độn bụng một cái gối. Anh
trưởng xui đi mua phở, phải mang theo hai cái đĩa một cái bát chiết yêu loe
miệng, đĩa nhỏ để bát bưng tránh nóng. Tay bưng bát phở, mùi phở phả ra qua

kẽ đĩa thơm ngon phổng lỗ mũi, anh thèm quá. Anh muốn nếm một chút xíu
nước suýt cũng chịu không dám. Nỗi nhục con thêm, con nếm bao bọc lấy anh.
Đó là những trang văn đầy sức ám ảnh người đọc trước hiện thực cuộc
sống làng quê qua cái nhìn của Kim Lân. Điều đáng quý là, cái nhìn của nhà
văn không chỉ nghiêng hẳn về một chiều mà trong khổ đau bất hạnh của con
người, nhà văn vẫn nhìn thấy ánh sáng của tình đời, tình người. Sự có mặt của
anh Thân- một người bạn đã an ủi Tư, đã giúp đỡ Tư những lúc khó khăn tuyệt
vọng nhất. Người bạn ấy đã cho Tư ăn để Tư qua được những ngày đói rét.
Cái nhìn cuộc sống của Kim Lân thật trĩu nặng yêu thương trong mọi
nỗi khốn khó khôn cùng của người nông dân sau lũy tre làng.
Trong bối cảnh đời sống Việt Nam những năm 1930-1945 của thế kỷ
trước, đói là một hiện tượng xã hội, một thực tế khổ đau mà con người phải
ghánh chịu lúc đó và còn gây ấn tượng mạnh cho đến tận bây giờ. Trước thực
tế ấy, nhiều nhà văn đã viết với cảm hứng phổ biến là tố cáo, lên án thực dân
phong kiến đã làm cho người ta đói và qua đó đặt vấn đề thay đổi trật tự xã
hội để khẳng định rằng cách mạng là tất yếu. Còn truyện Đứa con người vợ lẽ
của Kim Lân lại khác, ở đây ông không chỉ phơi bày nỗi khổ, nỗi cơ cực bần
hàn của con người là cái đói, cái rét hoành hành mà nhà văn còn đi sâu miêu
tả những con người do hoàn cảnh mà bị coi khinh, coi thường. Viết về cảnh
đời như vậy chắc hẳn Kim Lân không chỉ xót xa cho những cảnh đời lầm than

×