ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***
ĐỖ THỊ NGỌC LAN
CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TRONG VĂN XUÔI
HIỆN ĐẠI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái)
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
HÀ NỘI – 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***
ĐỖ THỊ NGỌC LAN
CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TRONG VĂN XUÔI
HIỆN ĐẠI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái)
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN NAM
HÀ NỘI - 2009
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Văn Nam (Khoa
Văn học) - người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này cùng các
thầy, cô giáo trong Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn Hà Nội đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người thân, gia đình
và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2009
Tác giả
Đỗ Thị Ngọc Lan
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới có dung lượng phản ánh rộng
lớn hết sức sinh động. Bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc, sự nghiên cứu nghiêm túc
đối tượng phản ánh, các tác giả đã dựng lại những bức tranh chân thực và rộng
lớn với tất cả sự đa dạng của hiện thực phong phú và phức tạp. Ma Văn Kháng,
Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái là các nhà văn có đóng góp to lớn trong nền văn học
hiện đại thời ký đổi mới. Trong sáng tác của họ, muôn mặt của bức tranh xã hội
được miêu tả, được phản ánh một cách sâu sắc, đa chiều, đáp ứng được yêu cầu
khách quan của cuộc sống, giúp người đọc nhìn rõ bản chất của hiện thực.
Luận văn được nghiên cứu xuất phát từ sự yêu mến và cảm phục của tác
giả đối với những dòng tư tưởng chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc của ba nhà
văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái. Đây là các nhà văn có nhiều
thành tựu trong việc dùng văn chương để đấu tranh cho cái thiện, cái chính
nghĩa của cuộc sống. Với nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết có giá trị hiện thực,
các tác giả này đã ý thức được sứ mệnh viết văn là để bảo vệ và khẳng định
những giá trị chân chính của con người; thể hiện sự quan tâm tới việc hình thành
đạo đức và nhân cách con người, thể hiện sự hiểu biết sự định hình tính cách con
người Việt Nam hiện đại với những mặt mạnh, mặt yếu của nó.
Luận văn nghiên cứu cách nhìn đa chiều, mới mẻ về con người và cuộc
sống trong thời kỳ hậu chiến của các nhà văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ
Anh Thái qua đó làm sáng tỏ những tác động và ảnh hưởng của một hiện thực
còn ngổn ngang đến cuộc sống của con người như thế nào. Qua đây, luận văn
cũng làm sáng tỏ cảm hứng chủ đạo của các nhà văn được thể hiện qua các tác
phẩm, đó là cảm hứng phê phán mang tính tích cực để gióng lên những hồi
chuông để cảnh tỉnh con người tránh xa tội ác, lừa lọc, phản trắc để xây dựng
một xã hội với những con người có phẩm chất cao đẹp, sống có nghĩa tình, nhân hậu.
6
2. Lịch sử vấn đề
Tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái rất phong phú
về nội dung. Các bài viết nghiên cứu về những tác phẩm của ba tác giả đã khai
thác nhiều vấn đề như đặc điểm cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách
thức trần thuật, nghệ thuật tự sự…Tuy nhiên, vấn đề cảm hứng phê phán chưa
được đề cập tới một cách kỹ lưỡng trong các tác phẩm nghiên cứu.
Ma Văn Kháng thành công cả về thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Từ
những năm 80 trở lại đây, các tác phẩm của Ma Văn Kháng thu hút sự quan tâm
của nhiều bạn đọc. Thể loại sáng tác của ông đa dạng hơn, hình thức nghệ thuật
phong phú, nhân vật được xây dựng với nhiều tính cách điển hình cho con người
thời đại mới với tư tưởng hiện đại, tiến bộ. Ở mảng tiểu thuyết thế sự đời tư của
nhà văn, giới nghiên cứu phê bình đánh giá rất cao về những đóng góp của Ma
Văn Kháng bởi ý tưởng sáng tạo và ý thức đổi mới tư duy của tác giả. Ông đã
cho ra mắt bạn đọc 11 cuốn tiểu thuyết, 20 tập truyện ngắn và 3 tập truyện viết
cho thiếu nhi. Năm 2008, tập truyện ngắn mới nhất của Ma Văn Kháng mang tựa
đề Trốn nợ (NXB Phụ nữ - 2008) bao gồm 18 truyện ngắn đã ra mắt và gần đây
(tháng 9-2009), cuốn hồi ký “năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương”
được xuất bản đã giành được nhiều tình cảm của bạn đọc.
Với trên 40 năm lao động nghệ thuật, Ma Văn Kháng ý thức được sứ
mệnh là viết để bảo vệ và khẳng định những giá trị chân chính của con người,
của cuộc sống. Các tiểu thuyết viết về mảng thế sự đời tư của Ma Văn Kháng đã
khẳng định được những giá trị nhất định: Các tiểu thuyết “Mưa mùa hạ”, (1982),
“Mùa lá rụng trong vườn” (1985), “Côi cút giữa cảnh đời” (1989), “Đám cưới
không có giấy giá thú” (1988), “Chó Bi đời lưu lạc” (1992), “Ngược dòng nước
lũ” (1999) của ông đã thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều độc giả.
Phong Lê nhận định trong Vẫn chuyện văn và người (NXB Văn hoá thông
tin - 1989): “Cuốn sách của Ma Văn Kháng đã vục vào cái sự thật tối tăm oan
khổ như nhiều cuốn sách khác. Nhưng thật lạ, anh lại đưa con người vào quỹ đạo
7
những tình cảm nhân hậu, tốt lành, có thể nói đó là một hiệu quả thanh lọc, tẩy
rửa tâm hồn con người. Cái hiệu quả thanh lọc dành cho nghệ thuật, và dường
như cũng chỉ có nghệ thuật đích thực, nghệ thuật cao hơn cuộc đời mới làm nổi bật”.
Tác phẩm Đám cưới không có giấy giá thú (1988) thực sự là một đổi mới
mạnh mẽ của Ma Văn Kháng. Các bài viết: Phải chăng đời là một vại dưa hỏng
của Vũ Dương Quý, Nếu đám cưới không có giấy giá thú của Nguyễn Văn Lưu;
Đám cưới không có giấy giá thú có tính chất luận đề về mối quan hệ giữa những
giá trị văn hoá với đời sống con người của Mai Thục và cuộc thảo luận về Đám
cưới không có giấy giá thú do Báo Văn nghệ tổ chức… đều đưa ra những nhận
xét khá lý thú, bổ ích và công bằng về giá trị đích thực của đời sống cũng như
những mặt còn hạn chế về mọi phương diện của tác phẩm, cả về mặt nội dung và
nghệ thuật.
Về cuốn tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ (1999), Hồ Anh Thái nhận xét:
“Cảm hứng phê phán mỗi ngày mạnh hơn cảm hứng trữ tình…Dường như tập
hợp đầy đủ mọi thói tật nhỏ nhen đố kỵ, mọi mưu chước công chức hành chính ở
đây. Văn chương cũng bị đẩy theo cảm hứng phê phán mà rậm hơn, xổng xểnh,
lan man hơn”. Trong bài viết Ngược dòng nước lũ - cuộc khám phá mới đầy tiềm
năng vào nguồn văn chương, vào dòng đời cuộn chảy, Lã Duy Lan đã nhận xét:
“Ngược dòng nước lũ sẽ đi vào đời sống xã hội như sự định hình vững chãi địa
vị của văn chương trong kinh tế thị trường, mở ra cuộc khám phá đầy tiềm năng
vào tận nguồn mạch văn chương, tận tầng sâu của dòng đời cuộn chảy, mà ở tác
giả nội lực đã được chuẩn bị kỹ từ nhiều chục năm trước” [64].
Ngoài các bài viết trên, chúng ta có thể kể đến một số bài viết về tác phẩm
của Ma Văn Kháng như: Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn
Kháng những năm 80 của Nguyễn Thị Huệ; Hỏi chuyện nhà văn Ma Văn Kháng
của Lê Kim Vinh; Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng của Đỗ
Hải Ninh; Sống rồi mới viết của Ma Văn Kháng… và các luận văn thạc sĩ gần
đây như: Nhân vật trí thức với sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng
trong tiểu thuyết sau 1980 - Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Kim; Quan
8
niệm nghệ thuật về con người tự nhiên trong sáng tác của Ma Văn Kháng sau
năm 1975 - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Cẩm Giang; Cảm hứng bi kịch
nhân văn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng - Luận văn thạc sĩ của Bùi Lan
Hương…
Đề cập đến cảm hứng phê phán trong sáng tác của Ma Văn Kháng, tác giả
Nguyễn Văn Xuất có công trình nghiên cứu luận án Phó tiến sĩ văn học mang đề
tài Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết hiện đại (qua một số tiểu thuyết ở Liên
Xô và Việt Nam). Đây là công trình nghiên cứu về cảm hứng phê phán trong một
số tác phẩm văn xuôi Liên Xô và Việt Nam. Trong luận án này, tác giả đã nghiên
cứu về cảm hứng phê phán trong tác phẩm Đám cưới không có giấy giá thú của
Ma Văn Kháng dưới tư duy tiểu thuyết của nhà nghiên cứu Đôxtôiepxki.
Trong mảng phê bình nghiên cứu về các tác phẩm thế sự đời tư của Hồ
Anh Thái đáng kể đến là những bài viết của các tác giả Nguyễn Thị Minh Thái,
Nguyễn Anh Vũ, Ngô Thị Kim Cúc, Vân Long, Nguyễn Thị Phương, Trần Duy
Hiển, Phạm Chí Dũng, Hoài Nam, Tuyền Lâm…Trong bài viết Hơn cả sự thật,
Nguyễn Anh Vũ cho rằng: “Với Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái đã
khai thác triệt để khả năng phản ánh một cách trọn vẹn và sinh động hiện thực
đời sống của thể loại tiểu thuyết. Đọc tiểu thuyết này, ta không khỏi lo ngại trước
lối sống của một bộ phận thanh niên trong xã hội hôm nay. Đó là một lối sống
thực dụng, buông thả, ích kỷ, với những ham muốn điên loạn, cuồng loạn. Rõ
ràng, họ không đại diện cho thế hệ trẻ đang tràn đầy sức sống, tài năng và nhiệt
huyết trong xã hội ngày nay. Thế nhưng, ta vẫn không khỏi xót xa, ngậm ngùi
cho những cảnh sống vô hồn, không hoài bão, lý tưởng đó. Nếu không cảnh báo,
ngăn chặn, rất có thẻ đó sẽ là “mảnh đất màu mỡ” cho cái ác nảy mầm, tồn tại và
phát triển” [38, tr 285-286]. Bàn về tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, tác giả Hoài
Nam nhận định: “Bằng tiếng cười, tác giả Mười lẻ một đêm đã phanh phui cái
nhẽ ra không có quyền tồn tại song lại nghiễm nhiên đang tồn tại trong cuộc
sống, và mặt khác, nhà văn cũng buộc người đọc phải nhận thức một sự thật:
cuộc sống này, ở đây, bây giờ đều đang ngổn ngang, và chắc hẳn để có một trật
9
tự tương đối, sẽ phải không mất ít thời gian và nỗ lực cho nó”.
Cho đến nay, mặc dù chưa có chuyên luận nào viết về Hồ Anh Thái
nhưng đã có một số luận văn viết về tác phẩm của anh. Đó là các luận văn của
Nguyễn Thị Vân Nga (2004): Về tiểu thuyết cõi người rung chuông tận thế của
Hồ Anh Thái; Ngô Thị Thu Hương (2007): Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Anh Thái
qua 3 tác phẩm “Người và xe chạy dưới ánh trăng, Cõi người rung chuông tận
thế, Mười lẻ một đêm”, Võ Anh Minh (2005) Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ
quan điểm nghệ thuật vì con người…
Tạ Duy Anh là một tác giả mới của văn học đương đại, được nhiều bạn
đọc yêu mến. Xuất hiện vào những năm 80 của thế kỷ 20, Tạ Duy Anh có thời
gian sáng tác chưa thật dài so với các nhà văn khác. Chính vì vậy, các công trình
khoa học nghiên cứu sâu về tác phẩm của Tạ Duy Anh chưa có nhiều. Tác giả
Bùi Việt Thắng trong bài viết Hiện trạng tiểu thuyết Việt Nam đã đưa ra nhận
định một cách khái quát về tác phẩm của Tạ Duy Anh: “Tạ Duy Anh sau Khúc
dạo đầu còn chưa thoát khỏi lối ghi chép tiểu thuyết đã cho ra mắt Lão Khổ -
một cuốn sách mặn chát vị đời và lừng lững con người thời đại… Không ít tiểu
thuyết hướng tới những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội như Lão Khổ, Ăn
mày dĩ vãng, Gót đỏ quyền uy…Trong tiểu thuyết hôm nay, con người được
trình bày như một ẩn số. Bản chất con người là gì? Nó sống ra sao trong thời
hiện tại…Lữ Quán của Hà Phạm Phú, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Lão Khổ của
Tạ Duy Anh…đã gây một niềm tin tưởng rằng chúng ta đang được văn học như
một phương tiện linh điệu để hiểu rõ con người” [43,tr. 14-15].
Tác giả Việt Hoài trong bài viết Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác đã
nhận định: “Vẫn là chuyện làng quê Bắc Bộ nhưng thời gian rộng hơn: từ những
năm 1940-1990, dung lượng tiểu thuyết lớn hơn truyện ngắn và nhà văn cũng già
dặn từng trải và kỹ thuật nên Lão Khổ được đồng nghiệp và bạn đọc nhìn nhận
như một bước tiến dài của Tạ Duy Anh …Thiên thần sám hối khiến ai đọc cũng
có thể tìm thấy mình trong đó và hầu hết là giật mình, không tự vấn lương tâm
thì cũng tự xấu hổ mà âm thầm đỏ mặt, nhưng nó cũng không quá nghiệt ngã,
10
ráo riết mà vẫn mở đường cho nhân vật - người đọc một lối thoát lương tâm [57].
Trong bài viết này, tác giả cũng đưa ra một số nhận định về nhân vật trong tiểu
thuyết Tạ Duy Anh: “Nhân vật của Tạ Duy Anh không có sự trung gian, nhờ
nhờ, xam xám về ngoại hình (…) Nhưng bản chất con người thì luôn luôn ở lằn
ranh giới thiện - ác. Nhân vật nào cũng luôn luôn bị đặt trong trạng thái lựa chọn
- đấu tranh với xã hội, với môi trường, với kẻ thù, với người thân, với chính bản
thân mình. [58].
Ngoài ra, nghiên cứu về tác phẩm của Tạ Duy Anh có bài viết: “Tạ Duy
Anh - gương mặt nổi bật của văn đàn 2004” của Nguyên Trường, cuốn sách: Thế
giới nghệ thuật Tạ Duy Anh của Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương,
Võ Thị Thanh Hà, NXB Hội Nhà văn 2007. Bên cạnh đó có một số luận văn đã
đề cập đến vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh.
Qua khảo sát kết quả của những người đi trước, có thể nhận thấy những
bài viết nghiên cứu về 3 tác giả Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh và Ma Văn Kháng
chủ yếu liên quan đến những vấn đề về nghệ thuật tự sự, nghệ thuật xây dựng
nhân vật, nghệ thuật xây dựng cốt truyện…Tuy có đề cập đến những vấn đề còn
tồn tại ngổn ngang trong xã hội nhưng những tác phẩm nghiên cứu chưa đề cập
sâu sát đến vấn đề cảm hứng phê phán.
Bằng cách phân tích và tham khảo các ý kiến về tác phẩm của 3 tác giả,
chúng tôi bước đầu nghiên cứu về vấn đề cảm hứng phê phán được thể hiện qua
các tác phẩm nhằm làm sáng tỏ tư tưởng nhân văn tích cực mà các tác giả muốn
gửi gắm tới độc giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích của đề tài
- Phân tích, đánh giá và làm nổi bật được cảm hứng phê phán được thể
hiện qua các tác phẩm của 3 tác giả.
- Chứng minh rằng sự phản ánh hiện thực cuộc sống của các tác giả không
chỉ dừng lại ở việc miêu tả những bề bộn của thế sự - đời tư con người, không
chỉ dừng lại ở việc tố cáo cái xấu cái ác, không phê phán phủ định sạch trơn mà
11
các tác giả luôn nhìn nhận cuộc sống với niềm tin vào lẽ phải và cái thiện và do
đó sáng tác của họ có tác dụng hướng con người đến với những giá trị đạo đức
tốt đẹp của cuộc sống.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Khảo sát kỹ lưỡng nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của Ma
Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái để chỉ ra được cảm hứng chủ đạo của
các tác phẩm.
- Vận dụng các phương pháp nghiên cứu văn xuôi hiện đại để thấy được
những đóng góp của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái trong việc đổi
mới tư duy nghệ thuật trong nền văn học hiện đại thời kỳ đổi mới.
4. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi xin được phép chọn ra những
tác phẩm tiêu biểu viết về mảng thế sự đời tư của các tác giả. Cụ thể là các tác
phẩm: Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989),
Ngược dòng nước lũ (1999) của Ma Văn Kháng; Lão Khổ (1992), Đi tìm nhân
vật (2004), Thiên thần sám hối (2005) của Tạ Duy Anh; Người và xe chạy dưới
ánh trăng (1986), Cõi người rung chuông tận thế (2002), Mười lẻ một đêm
(2006) của Hồ Anh Thái.
5 . Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, quy
nạp, so sánh, phương pháp thống kê, hệ thống, phương pháp thi pháp học với
mong muốn tiếp cận tới cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương I: Chân dung cái xấu trong diện mạo những con người cụ thể.
Chương II: Tính nhân văn trong cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng,
Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái.
Chương III: Nghệ thuật biểu hiện cảm hứng phê phán của Ma Văn
Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái.
12
Chương 1
CHÂN DUNG CÁI XẤU TRONG DIỆN MẠO
NHỮNG CON NGƯỜI CỤ THỂ
1.1. Nhu cầu bức thiết của việc vạch trần cái xấu trong cuộc sống
Một trong những chức năng cao đẹp, thanh khiết của văn học chính là
nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người, hướng con người đến những điều đẹp đẽ
của cuộc sống. Lịch sử luôn luôn biến động không ngừng, mỗi giai đoạn văn học
lại gắn với những nội dung phản ánh khác nhau. Nếu như dòng văn học cách
mạng trước đây thiên về cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, vẻ
đẹp tâm hồn anh dũng bất khuất của con người Việt Nam thì nền văn học hậu
chiến lại dành nhiều trang viết để tiếp cận những mảng khuất của cuộc sống,
những dòng chảy tâm lý bên trong, những nỗi đau nhân thế âm ỉ dai dẳng đã và
đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật.
Trong bất cứ giai đoạn xã hội nào đều tồn tại song hành hai thái cực trái
ngược nhau đó là tốt - xấu, chính - tà, thiện - ác. Nhìn nhận và phản ánh về hai
thái cực ấy trong mỗi giai đoạn văn học lại có những biểu hiện khác nhau. Trong
giai đoạn văn học hiện đại, nhà văn đã có được độ lùi xa của khoảng cách thời
gian để nhìn lại một cách toàn diện và sâu sắc hơn những sự kiện, biến cố dồn
dập của quá khứ xa cũng như gần, và phần lớn những trang viết đã đề cập đến
những mảng khuất của cuộc sống vẫn đang ngày đêm âm ỉ sôi trào.
Cảm hứng phê phán trong văn học Việt Nam là vấn đề xuất hiện mạnh mẽ
nhất trong giai đoạn văn học 1930- 1945 dựa trên những mâu thuẫn dân tộc và
những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội một cách sâu sắc lúc bấy giờ. Trước
những năm 30 của thế kỷ XX, những tiền đề của chủ nghĩa hiện thực phê phán
đã xuất hiện, trước hết là trong thơ trào phúng của Tú Xương, Nguyễn Khuyến,
Học Lạc, Nguyễn Thiện Kế và sau đó là văn xuôi của Phạm Duy Tốn, Vũ Đình
13
Long, Hồ Biểu Chánh, Trọng Khiêm, Nam Xương….Tuy nhiên, bản thân những
truyện, những tiểu thuyết và kịch của các tác giả nói trên chưa phải là những tác
phẩm mang cảm hứng phê phán rõ rệt. Một số nhà văn còn mang nặng quan
niệm văn dĩ tải đạo, thường dùng nhân vật làm phát ngôn cho những lý thuyết về
số kiếp, về quả báo. Trong giai đoạn những năm 30 của thế kỷ XX, xã hội thực
dân phong kiến ở nông thôn cũng như thành thị ngày càng bộc lộ những vấn đề
nhức nhối đang tấy lên trầm trọng. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới
(1929-1933) và thoái trào cách mạng, khuynh hướng lãng mạn xuất hiện và
chiếm ưu thế trên đàn văn học công khai. Tuy nhiên, những tác phẩm của
Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao vẫn lần lượt ra đời
khẳng định vị trí của văn học hiện thực phê phán.
Cảm hứng chung của văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 là
vạch trần bộ mặt xấu xa của xã hội thực dân phong kiến thối nát, phê phán một
cách gay gắt các thế lực thống trị xã hội trên cơ sở cảm thông, yêu thương trân
trọng con người đặc biệt là những con người bị vùi dập, chà đạp. Trong những
trang viết về hiện thực xã hội thời kỳ 1930-1945, ta thấy hiện lên một cách sinh
động không chỉ là cuộc sống của người nông dân mà còn là thân phận của những
người trí thức tiểu tư sản nghèo với số phận đầy trắc trở, khó khăn và bế tắc.
Trong thời kỳ mặt trận dân chủ, văn học hiện thực phê phán phát triển rực rỡ hơn
bao giờ hết, lực lượng sáng tác ngày càng đông đảo hơn. Ngoài Nguyễn Công
Hoan, Ngô Tất Tố, Tú Mỡ, Vũ Trọng Phụng còn có thêm Nguyên Hồng, Nguyễn
Đình Lạp…Nếu như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,
Nguyên Hồng là những nhà văn tiêu biểu cho văn xuôi hiện thực phê phán
những năm 1930-1939 thì Nam Cao lại là ngọn cờ tiên phong của văn xuôi trong
những năm chiến tranh thế giới thứ hai. Cùng với Nam Cao, xuất hiện hàng loạt
các cây bút trẻ như Tô Hoài, Bùi Hiển, Mạnh Phú Tư, Kim Lân…
Nối tiếp dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945 là trào lưu văn học
hiện thực xã hội chủ nghĩa xuất hiện ở Việt Nam từ sau năm 1945. Trong một
14
khoảng thời gian dài tồn tại và phát triển, dòng văn học này đạt được những
thành tựu rực rỡ với những nhà văn có tầm cỡ như Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Đặng
Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi,
Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Khải, Anh Đức, Nguyễn Minh Châu,… Xã hội
mới ở nước ta từ sau Cách mạng Tháng Tám đã biến chuyển một cách hùng hậu
với các sự kiện to lớn diễn ra dồn dập, nhanh chóng vô cùng. Trong 30 năm
chiến tranh cách mạng xảy ra, biết bao con người đã sống chung trong một bầu
không khí tuy mất mát nhưng cũng hiển hách những chiến công vẻ vang nhất
trong lịch sử dân tộc. Khí thế cách mạng như làn sóng lan nhanh làm thay đổi bộ
mặt của từng vùng đất, từng số phận con người. Trong giai đoạn này, bản chất
anh hùng cách mạng được kết tinh một cách rực rỡ trong những hình tượng anh
hùng, chiến sĩ. Những con người đẹp có tâm hồn trong trẻo và hành động cao cả
đã tạo nên một sức hấp dẫn kỳ diệu đối với các nhà văn để chúng ta có thể thấy
được từng nét đẹp trong tâm hồn của những anh hùng chống thực dân Pháp ở
Tây Nguyên, những dũng sĩ diệt Mỹ ở Củ Chi, những nữ anh hùng như Út Tịch
ở Trà Vinh, Nguyễn Thị Hạnh ở Long An, Trần Thị Tâm ở Quảng Trị…và anh
hùng Trần Thị Lý, bà mẹ Suốt, Nguyễn Văn Trỗi, anh giải phóng quân, những
cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc… Tất cả họ đã trở thành những hình tượng mang vẻ
đẹp lý tưởng trong thơ Tố Hữu.
Hiện thực đấu tranh cách mạng trong giai đoạn cách mạng 1945-1975
cũng là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của thơ ca hiện thực xã hội chủ
nghĩa. Để chiến đấu cho lý tưởng “không có gì quý hơn độc lập tự do”, nhiều
thế hệ đã lên đường hành quân đi cứu nước. Hiện thực cao cả đó là đối tượng của
thi ca, đặc biệt là anh hùng ca. Cảm hứng về Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, về sự
thắng lợi tất yếu của cách mạng, đó là chất thép, là nguyên tắc cơ bản của thơ ca hiện
thực xã hội chủ nghĩa.
Văn học thời kỳ sau năm 1945 có đặc điểm và quy luật phát triển riêng do
yêu cầu của thời đại cách mạng - phản ánh kịp thời, ca ngợi nhiệt thành chủ
15
nghĩa anh hùng toàn dân, hướng tới miêu tả cái đẹp, cái cao cả. Nguyễn Khải là
tác giả với tư chất của một cán bộ chính trị, một quân nhân từng trải các vấn đề
nóng hổi của xã hội như vấn đề chủ nghĩa cá nhân khoác áo tập thể (Truyện ngắn
Tầm nhìn xa), vấn đề tôn giáo trong đời sống chung (truyện ngắn Xung đột), vấn
đề hạnh phúc cá nhân trong đời sống chung (truyện ngắn Mùa lạc). Trong tác
phẩm của mình, Nguyễn Khải thường phân tích sắc bén các mối quan hệ giữa
con người với con người, quan hệ đạo đức mới xã hội chủ nghĩa. Những nhân
vật của Nguyễn Khải có nhiều tỳ vết, khẳng định con người vẫn có thể là nô lệ
của thói kiêu ngạo, ham thích phô trương và chuộng hình thức. Ông khẳng định,
con người vẫn có thể mất tự do nếu còn đố kỵ, chỉ nhìn và tìm thấy cái xấu của
con người, nếu vị kỷ và thờ ơ trước số phận của người khác. Lối viết tỉnh táo, trí
tuệ của Nguyễn Khải dường như được viết thành các tuyến nhân vật đối lập
nhau: tốt - xấu hay còn gọi là tích cực – tiêu cực.
Văn học giai đoạn 1975-2000 phát triển phong phú, đa dạng và phức tạp
hơn nhiều so với giai đoạn 1945-1975. Nhờ có công cuộc đổi mới do Đảng Cộng
sản Việt Nam khởi xướng năm 1986, xã hội Việt Nam có những chuyển động
tích cực, tuy nhiên, văn học cũng đứng trước những thách thức mới trong cơ chế
kinh tế thị trường luôn song hành tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực. Trong giai
đoạn này, nổi bật những tác giả văn xuôi có tên tuổi như: Nguyễn Huy Thiệp, Lê
Minh Khuê, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị
Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Y Ban, Trầm Hương, Trần Thanh Hà, Như Bình,… Bên
cạnh đó, lớp nhà văn thời kỳ trước như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn
Kiên, Xuân Thiều…vẫn tiếp tục hăm hở viết bằng cảm xúc sâu lắng của mình.
Văn học sau 1975 chú trọng nghiên cứu thực trạng tinh thần xã hội Việt
Nam sau chiến tranh, đó là một hiện thực phức tạp, đa dạng, đan xen mặt sáng và
tối trong đời sống cũng như những thay đổi trong nhận thức và tình cảm con
người. Nhà văn nhờ ngọn gió lành của công cuộc đổi mới đã có thể nhìn thẳng
vào sự thật, viết về mọi sự thật. Sau năm 1980, trong văn học đương đại hình
16
thành khuynh hướng văn xuôi đời tư - thế sự, các nhà văn gọi là văn xuôi đời
thường cùng tồn tại như một dòng quan trọng bên cạnh văn xuôi sử thi. Văn học
có thể viết về mọi chuyện kể cả những điều phiền toái nhất của đời sống, văn
học nói chung đã có điều kiện nhìn sâu hơn vào thế giới sâu kín, những điều nhỏ
bé của con người, về các trạng huống tinh thần tinh tế của nó trong thế giới tâm
linh (truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh
Châu). Âm hưởng phê phán - sự phê phán trên tinh thần nhân văn, cầu thị vang
lên mạnh mẽ: truyện ngắn Người không đi cùng chuyến tàu của Nguyễn Quang
Thân, truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Gió từ miền
cát của Xuân Thiều…
Trong thời kỳ đổi mới, nhà văn nhìn lại một cách toàn diện và sâu sắc hơn
những sự kiện, biến cố dồn dập của quá khứ. Chính trong thời điểm đầy biến
động này của hiện thực cuộc sống đã giúp nhà văn nhìn rõ những nét bản chất
của hiện thực quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, nhà văn chỉ kịp thời phản
ánh được một vài khía cạnh của hiện thực, bộc lộ được một vài cảm xúc hoặc ca
ngợi, hoặc phê phán thì giờ đây, bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc, các tác giả đã có
thể dựng lại những bức tranh chân thực và rộng lớn với tất cả sự đa dạng của
hiện thực phong phú và phức tạp của đời sống với sự đan xen của cái cao cả và
cái thấp hèn, cái thiện và cái ác… Lúc này hiện thực cuộc sống đã được phản
ánh một cách đa diện, nhiều chiều mà trung tâm của nó là con người thời đại với
những số phận cụ thể gắn liền với vận mệnh của dân tộc, đất nước. Cảm hứng sự
thật được thể hiện là sự gắn kết của cảm hứng sử thi và cảm hứng đời thường.
Những tác phẩm viết theo xu hướng này đã đáp ứng được yêu cầu khách quan
của cuộc sống, giúp người đọc nhìn rõ bản chất của hiện thực trong bối cảnh
cuộc sống trắng đen lẫn lộn, thật giả khó phân tách, khó nhận biết.
Cảm hứng phê phán trong văn học là một vấn đề đã được bàn đến từ lâu
khi nói về văn học hiện thực XHCN và được xác định như một nhiệm vụ song
song bên cạnh nhiệm vụ khẳng định, ca ngợi cái đẹp, cái anh hùng. Đồng chí
17
Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Chúng ta cần khuyến khích sự phê phán và có
nhiệm vụ phê phán những cái xấu, cái không đúng còn tồn tại trong xã hội ta, để
loại trừ nó, để phá bỏ nó” (Xây dựng nền văn hóa văn nghệ ngang tầm vóc dân
tộc ta, thời đại ta, NXB Sự Thật, H. 1979, tr47). Nền văn học hiện thực XHCN
đã vượt qua văn học hiện thực phê phán ở nhiệm vụ lịch sử mới của nó là khẳng
định xu thế phát triển theo chiều hướng tiến bộ và chiến thắng của hiện thực mới
- hiện thực tốt đẹp của xã hội XHCN. Văn học hiện thực XHCN của chúng ta chỉ
thực sự là vũ khí đấu tranh cách mạng, đấu tranh cho những tư tưởng nhân văn
của con người khi nó đồng thời làm tốt hai nhiệm vụ phê phán và khẳng định
như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói là nó phải “phò chính trừ tà”.
Nhiều tác giả văn học thời kỳ hiện đại đã ngày đêm trăn trở, viết nhiều
trang sách để phản ánh chân thực sự phức tạp, bề bộn của cuộc sống. Bên cạnh
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp thì Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh và Hồ
Anh Thái là những tác giả tiêu biểu viết về đề tài này. Mỗi người một tâm sự,
một cảm nhận khác nhau, nhưng ở đó tất cả đều là nỗi đau nhân thế khi phải
chứng kiến sự thực cay nghiệt của cuộc sống. Sự xuống dốc trong quan niệm
sống, thói tư duy giáo điều máy móc, sự tôn thờ chủ nghĩa vật chất, sự coi trọng
quyền lực, con người sa đoạ, độc ác, giả dối… Muôn vàn những nhức nhối của
cuộc sống được miêu tả trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ
Anh Thái khiến ta thấm thía hơn bao giờ hết cái đa đoan, đa sự của cuộc sống
thường nhật hôm nay.
Viết không chỉ là phê phán thuần tuý, phủ định sạch trơn những mặt tiêu
cực còn tồn tại trong xã hội, viết nhiều về cái xấu, cái ác nhưng các tác giả đều
không hề mất đi niềm tin vào con người và cuộc sống. Khát khao hướng thiện và
xây dựng một cuộc sống tươi đẹp trong tâm hồn mỗi con người chính là thông
điệp mà các tác giả muốn gửi tới bạn đọc.
18
1.2. Những vấn đề nổi bật trong nội dung phản ánh cái xấu trong tác
phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái
1.2.1. Con người tha hoá vì chạy theo chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa
danh lợi
Macxim Goorky đã từng nói: “văn học là nhân học”, văn học luôn quan
tâm đến đời sống của con người, đến thân phận con người và có nhiều khám phá
mới về con người. Văn học nói chung và các sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ
Duy Anh, Hồ Anh Thái nói riêng đều quan tâm đến giá trị cá nhân trong cuộc
sống thường nhật. Cho nên, bên cạnh những khía cạnh ưu việt đáng được ca
ngợi, cổ vũ của xã hội thì cũng cần lên án, phê phán những khiếm khuyết, những
kẽ hở của xã hội đã tạo điều kiện cho cái xấu, cái ác nảy nở, hoành hành. Một
trong những điều nhức nhối mà văn học hiện đại đề cập đến chính là thực tế một
số không nhỏ con người đang ngày càng biến chất, tha hoá nhân cách vì mải mê
chạy theo chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa danh lợi. Trong cuộc sống hiện nay,
không ít “con người vì cái lợi vật chất đang hèn đi, tầm thường đi” (Ma Văn
Kháng). Nói đến những yếu tố khiến con người rơi vào tình trạng tha hoá nhân
cách thì không thể không kể đến sức mạnh của đồng tiền. Đồng tiền có sức mạnh
chi phối đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người. Đứng trước sự
cám dỗ của đồng tiền, con người không biết kìm hãm lòng tham và dễ dàng trở
thành nô lệ của đồng tiền, trở nên tha hoá nhân cách.
1.2.1.1. Nhân vật trí thức tha hoá về nhân cách
Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái là một trong số các tác giả
thường đi sâu khai thác về mảng đề tài thế sự đời tư của con người hiện đại. Qua
những tác phẩm của ba nhà văn, ta thấy một xã hội đa chiều, đa màu sắc được tái
hiện một cách sinh động dưới ngòi bút đậm tình người, với chiều sâu của tâm tư,
với khao khát cháy bỏng về một cuộc sống nhân ái, tốt đẹp. Trong tác phẩm của
Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, bên cạnh nội dung ca ngợi những trí
thức giàu phẩm chất, tâm huyết thì các tác giả còn chú trọng tới việc xây dựng
19
nên loại trí thức tha hoá về nhân cách. Trí thức tha hoá về nhân cách là những
con người vốn mang danh là trí thức nhưng nhân cách đã bị huỷ hoại mạnh mẽ
bởi đồng tiền, bởi danh vị, họ đã lợi dụng quyền lực của mình để gây ra bao nỗi
éo le, bi kịch cho những người có tài, có tâm, những con người có đạo đức trong
xã hội. Đáng tiếc và đau đớn nào bằng sự tha hoá của kẻ có học lại bắt nguồn, có
mầm, cõ rễ từ những ham hố cá nhân và trước sức mạnh của vật chất thì sự tha
hoá của người tri thức còn đáng sợ gấp ngàn lần hơn sự tha hóa của kẻ vô học.
Ma Văn Kháng bắt đầu đến với văn chương từ năm 1959 với truyện ngắn
Phố cụt trong thời điểm cuộc chiến tranh của dân tộc đang diễn ra cam go, khốc
liệt. Trong mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử, Ma Văn Kháng có quan niệm
khác nhau về con người. Trong sáng tác sử thi của Ma Văn Kháng, ông thường
viết với mạch cảm xúc chung của văn học cách mạng với sự phân định rõ ràng
của hai thái cực: tốt - xấu, ta - địch, bạn - thù. Sáng tác giai đoạn đầu của Ma
Văn Kháng chủ yếu ca ngợi con người mới của thời chiến tranh vệ quốc có đau
thương, mất mát mà hào hùng. Bước chân của ông nối tiếp nhà văn Tô Hoài,
Nguyên Ngọc, Mạc Phi…để khẳng định những giá trị cao đẹp trong tâm hồn của
con người miền núi nói chung và đồng bào Tây Bắc nói riêng. Bước sang giai
đoạn mới, cùng với sự chuyển mình của đất nước, dân tộc, thì văn học cũng có
những sự thay đổi lớn. Nếu các tác phẩm mang tính sử thi trọng tâm tạo dựng
bức tranh lịch sử hoành tráng về một thời đại chiến tranh có mất mát hy sinh mà
không kém phần hào hùng của các dân tộc vùng biên ải thì tiểu thuyết thời kỳ
đổi mới của Ma Văn Kháng nhiều khi khiến cho người đọc cảm thấy nhà văn
đang đối thoại với cuộc sống, đối thoại với con người, đối thoại với những dòng
chảy cảm xúc của nhân vật mà ông đang đào sâu, tìm tòi để thể hiện chiều sâu
cảm xúc của nhân vật. Những sự kiện đời sống trong tác phẩm của Ma Văn
Kháng là những sự kiện của cuộc sống đan kết bởi vô vàn điều bất ngờ, nhỏ
nhặt. Khác với cái quyết liệt trong đời sống chiến tranh, người ta có thể nhận
định rõ được ranh giới giữa hai thái cực tốt - xấu, trắng - đen, chính - tà của cuộc
20
sống, trong cuộc sống thời hậu chiến bề ngoài có vẻ như bình yên nhưng trong
lòng đầy mâu thuẫn đã trở thành cuộc chiến nội tâm dai dẳng hiện diện trong
mối con người, mỗi số phận, mỗi gia đình. Thật dễ hiểu vì sao sau chiến tranh,
con người không còn ở thế giằng co giữa sự sống và cái chết nhưng trong tâm
hồn luôn luôn cảm thấy chông chênh, lạ lẫm với chính mình.
Với giọng văn mềm mại, hiền lành nhưng quyết liệt, Ma Văn Kháng viết
về những mặt trái của xã hội với nội dung nhấn mạnh ma lực của đồng tiền đã
làm hoại suy ý chí, tình cảm và nhân cách của con người một cách mạnh mẽ. Ma
Văn Kháng đã từng khẳng định: “Lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền là một
hoàn cảnh lắm vi trùng làm cho con người ta bị nhiễm một thứ bệnh mất nhân
tính” (Mùa lá rụng trong vườn). Cũng như những nhà văn khác như Nguyễn
Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Ma Văn Kháng đã không ngần ngại nhấn mạnh giá
trị vật chất của đồng tiền ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân tính của con người. Một
trong những tác phẩm đề cập đến vấn đề này của ông là: Đám cưới không có
giấy giá thú (1988), Côi cút giữa cảnh đời (1989) và Ngược dòng nước lũ
(1999).
Đám cưới không có giấy giá thú (1988) ra đời được bạn đọc đón nhận một
cách nồng nhiệt. Đọc tiểu thuyết này, độc giả khó có thể quên được cảm giác xót
xa đến não nề dâng trào trong lòng mình bởi vô vàn những trái khoáy ập vào số
phận của từng nhân vật. Đây là một tác phẩm phản ánh sâu sắc hình ảnh những
con người bị cơn lốc ham muốn vật chất cuốn đi trong nền kinh tế thị trường có
vô vàn điều cám dỗ lòng người. Họ đã bị những dục vọng tầm thường, những
cơn lốc của ham muốn cuốn trôi một cách mạnh mẽ. Trước thực tế ấy, nhiều
người đã bị mất nhân cách, bản lĩnh của mình.
Ma Văn Kháng tập trung phản ánh hiện tượng những trí thức bị tha hoá,
tự đánh mất giá trị bản thân mình một cách sinh động với một tâm trạng buồn
đến da diết. Sự sùng bái đồng tiền trở thành biểu hiện bằng cuộc chạy đua đầy
cuồng vọng đuổi bắt những món lợi vật chất tầm thường hàng ngày. Sau những
21
năm tháng chiến tranh gian khổ, con người trở về với một cuộc sống bình yên
nhưng cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn. Đối mặt với mọi cám dỗ
của đồng tiền, nếu không kiên định, con người sẽ trở nên mất phương hướng, rơi
vào bóng tối của sự tha hoá biến chất là lẽ đương nhiên. Hình ảnh những nhân
vật trong Đám cưới không có giấy giá thú cho ta thấy được một bức tranh đủ
màu sắc về những con đường dẫn nhân cách người trí thức rơi vào bùn lầy. Ta
thấy ở đó bóng dáng của Xuyến, Trình, Quỳnh, Thảnh, Thầy Thuật. Đối với Ma
Văn Kháng, bên cạnh việc ca ngợi những trí thức được nâng lên thành kiểu mẫu
của giá trị thì ông còn tập trung bóc tách nhân cách của những trí thức bị tha hoá,
tự đánh mất bản ngã của mình. Với những cán bộ, thầy giáo, học sinh trong miêu
tả của ông phần nhiều bị chìm trong lối sống lạnh nhạt, thiếu tình người, một
cách sống thờ ơ và vô trách nhiệm với chính tư cách bản thân mình. Ma Văn
Kháng nhận ra và xót xa thốt lên một sự thật đau lòng: Học trò giờ lẫn lộn với
lưu manh. Cậu học trò Tuẫn - con trai Bí thư Lại đã cậy quyền lực của bố mà
hỗn láo, phỉ báng thầy trước mặt bạn bè. Thầy Tự phạt Tuẫn bằng một cái tát thì
hắn nói: đời ông từ nay khốn khổ rồi. Bên cạnh đó, cô nữ sinh Trình vốn là một
người ngoan ngoãn, chỉ vì bệnh tật và bị bỏ rơi, bị nghèo đói đã trở nên mất
niềm tin vào cuộc sống, trở nên đáo để, cong cớn, chụp giật để trả thù đời. Còn
Xuyến, vợ Tự, do ham muốn vật chất quá độ đã trở thành một người đàn bà đầy
bản năng, với một nguyện vọng là giàu có, sung sướng.
Nhân vật thầy Thuật trong Đám cưới không có giấy giá thú là một nhân
vật vừa đáng thương vừa đáng trách, anh bị cái lợi vật chất lôi đi dần xa những
giá trị cao quý của cuộc sống. Vốn là bạn thân của Tự và Kha, nhưng khác với
Tự và Kha là những con người tuy đối diện với sóng gió vùi dập của cuộc đời
nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao, Thuật lại rơi vào bi kịch của cơn lốc vị
kỷ tầm thường. Buồn vì sự thay đổi của bạn, Tự vẫn luôn tự hỏi vì sao: “Vậy thì
từ lúc nào Thuật đã cách xa anh?” Thuật là nạn nhân trong sự giả dối, sự lôi kéo
của Cẩm và Dương. Bị Dương và Cẩm vừa ra đòn dụ dỗ vừa ngấm ngầm hành
22
hạ, Thuật dần dần bị chìm trong cuộc sống mất niềm tin và bị lối sống bất cần,
ngạo mạn lôi kéo. Tài năng của Thuật bị xuống dốc bắt nguồn từ sự đố kỵ, mưu
chước, sự chèn ép ngáng chân của Cẩm và Dương. Anh trở nên suy đốn, trở
thành một kẻ “ngông ngạo khinh bạc và độc địa” [29,266], anh “lạm dụng uy tín
của thầy dạy giỏi, lao như điên vào các lớp dạy thêm, thoát ra khỏi cảnh túng
bấn” [29,256-257], và “chỉ nhăm nhăm kiếm tiền làm giàu gây bao tiếng xấu đến
thanh danh nhà trường, …gây ai oán cho bao gia đình học sinh”. [29,273]. Khi bị
kìm hãm quá mức, Thuật đã đánh mất giá trị và tài năng của một người thầy dạy
giỏi và đã phát điên chỉ trong một thời gian ngắn. Đau đớn thay và tiếc nuối cho
Thuật, từ một người trí thức có bản lĩnh, có tài năng, tâm huyết với nghề nghiệp
lại trở thành nạn nhân của thế giới biến động và quay đảo.
Khác với những nhà văn của thế hệ trước, Tạ Duy Anh đặc biệt quan tâm
thể hiện trạng thái tinh thần con người hiện đại với tất cả những mặt xấu - tốt của
nó. Đời sống hiện thực được phản ánh trong ba cuốn tiểu thuyết của anh: Lão
Khổ (1992), Đi tìm nhân vật (2004), và Thiên thần sám hối (2005) là muôn vàn
mặt trái, mặt mâu thuẫn và phức tạp của cuộc sống. Anh đã phản ánh trong tác
phẩm của mình hiện thực con người đối xử với nhau bằng sự nhẫn tâm, sự vô
tâm và vô ơn. Những dòng suy tưởng, những câu hỏi được đưa ra với sự chua
xót khôn nguôi: “Cuộc sống này tồn tại phải chăng bằng sự vờ vĩnh? Chao ôi,
bao giờ con người mới gỡ được chiếc mặt nạ phải đeo vào kể cả khi ngủ với tình
nhân? Đối với lão, ông Bùi bí thư huyện - chỉ là một thằng ăn cắp mạt hạng. Ông
ta ăn cắp từ cái dăm cối cho đến lòng tin của lão và hàng vạn người” [1,61]. “Ai
đó chết chứ không phải ta: thằng bé đánh giầy nào đó chết chứ không phải con
cháu ta…Thậm chí ý nghĩ ấy khiến chúng ta hoan hỉ, sự hoan hỉ của những
người đứng ngoài nỗi bất hạnh, hoặc không khỏi có lúc ta tặc lưỡi “cho chúng nó
chết đi, bọn lưu manh” [2,6]. “Đứa nào chết mặc mẹ chúng nó. Không thích sống
thì chết liên quan gì đến tôi! Buổi sớm ông đừng có nói chuyện chết chóc nghe
chưa? [2,10]. “Án mạng à? Thì đã sao? Liên quan gì đến con Miss của tôi?
23
[2,12]. “Cô sinh viên oằn mình móc trong túi ra những tờ giấy màu xanh mà tôi
đã kể. Ông bác sĩ lạnh lùng đếm lại rồi bỏ vào túi áo blu của ông ta. Khiếp cái
tay vừa lầy nhầy máu giờ đã lại trắng muốt. Những tờ giấy màu xanh khiến ông ta
phấn chấn hẳn lên, miệng huýt sáo một giai điệu rất nhộn” [3,18]. Chính sự thản
nhiên, vô tư, thờ ơ, ích kỷ của con người và lối đối xử vì đồng tiền đã dẫn đến những
hậu quả khôn lường, là nguồn gốc cho những bi kịch của số phận con người.
Đi tìm nhân vật là hành trình tìm kiếm chính mình, tìm kiếm bản chất của
con người và là tiểu thuyết mang đậm màu sắc triết lý, luôn đặt ra cho bản thân
và độc giả phải trả lời câu hỏi: Tôi là ai? Ai là tôi? Tôi là hắn? Hắn giết tôi?
Trong tác phẩm này, nhà văn đã đi tìm những mẫu nhân vật mới phù hợp với con
người hiện đại. Con người hiện đại đang có những thay đổi cơ bản và mạnh mẽ
cả về hình thức lẫn bản chất. Những thay đổi đến chóng mặt đã khiến cho chúng
ta không còn nhận ra mình là ai nữa. Có người nói rằng, tiểu thuyết Ði tìm nhân
vật của Tạ Duy Anh mở đầu như một tiểu thuyết trinh thám: một kẻ tình cờ vớ
được mẩu báo, vỏn vẹn mấy hàng: nạn nhân là thằng bé đánh giầy, quãng 10-12
tuổi bị một gã đàn ông đâm chết ngay tại chỗ. Hung thủ được tạm mô tả như kẻ
mắc chứng thần kinh, ăn mặc sang trọng. Việc truy bắt đang được tiến hành ráo
riết. Với sự mở đầu đầy tính nghi vấn như vậy, cả tác phẩm được mở ra với vô
vàn câu hỏi, câu hởi lớn nhất vẫn là câu hỏi về tình người.
Tác phẩm viết nhiều về nhân vật “tôi” - Chu Quý, nhưng nếu như nhân
vật “tôi” bị ám ảnh bởi những hận thù, thì nhân vật tiến sĩ N lại sống trong cảnh
huống tìm kiếm những vị kỷ cá nhân, đi theo sự chỉ đạo của “hắn”, một kẻ vô
hình nhưng có mặt ở khắp nơi, ở bất cứ chỗ nào con người có sự ganh ghét thù
hận. Có người ví tiến sĩ N trong Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh và nhân vật
Khuynh trong Người và xe chạy dưới ánh trăng của Hồ Anh Thái là một cặp anh
em sinh đôi được tách ra sống ở hai môi trường khác nhau nhưng lại có tính cách
tương đồng. Tiến sĩ N luôn sống trong hai trạng thái một là của con người an
nhiên, thành đạt trong cuộc đời giả và một kẻ cô đơn cực độ trong những suy
24
nghĩ về lẽ sống chết trong cuộc đời thật của mình. Bề ngoài là một con người
hết sức hoàn hảo “Ông là hình mẫu của một con người tự làm nên sự nghiệp,
một nhà khoa học tận tuỵ, một công chức mẫn cán, một người đàn ông điềm đạm
và đức độ. Ông biết nương theo thời thế để sống và hiến mình cho sự nghiệp
chung - một cách đánh giá phổ biến và chính xác” [2,128]. Vậy nhưng, tận sâu
trong tâm hồn, ông lại là một con người hoàn toàn khác. Tiến sĩ N vì muốn bảo
vệ lí lịch trong sáng của mình, muốn giữ cái địa vị mà mình đang có nên đã để
mặc đứa em trai của mình bị chết trong thê thảm. N đã bị ám ảnh bởi cái chết
của đứa em trai nên đã tìm ra chiến trường để tìm kiếm một cái chết nhưng đây
là hành động mang tính chất vụ lợi. "Không một ai hồi đó hiểu được động cơ
nhập ngũ của tôi. Tôi quyết định tìm kiếm một cái chết." (2,127) Tiến sĩ N càng
dằn vặt lương tâm thì hắn càng muốn xung trận để được chết nhưng đó là hành
động nhằm nguỵ trang cho những tham lam và dục vọng của ông. Nhưng “éo le”
thay, mọi người lại nghĩ đó là hành động dũng cảm và con người này cần được
gìn giữ. May cho N, hắn đã không phải ra trận mà còn được cử đi học ở nước
ngoài. Dường như đó cũng là một hình phạt dành cho hắn, N đã phải sống từ giả
dối này kéo theo giả dối khác, và giả dối đã được đẩy lên thành cực điểm trong
mối quan hệ với vợ mình. Ông nhận thấy mình thực sự là một con người đê tiện,
ngay cả khi ngủ với vợ, ông cũng phải sống giả dối để rồi khi đồng hồ điểm 4h
sáng, ông lại bước vào căn phòng làm việc và tự đối diện với chính mình với sự
dày vò day dứt khôn nguôi. Không thể chịu đựng được những cuộc “tra tấn tinh
thần” khi ông đặt chân vào phòng làm việc, vào 4h sáng của một ngày, tiến sĩ N
đã giết vợ và tự kết thúc cuộc đời, kết thúc cuộc sống dằng dặc cô độc và giả dối.
Viết về cái xấu trong xã hội, Hồ Anh Thái là một trong những tác giả tiên
phong của nền văn học hiện đại. Bắt đầu cầm bút từ khi là cậu sinh viên 17 tuổi
và thành danh khá sớm khi chưa đầy 20 tuổi, Hồ Anh Thái trở thành một trong
những hội viên Hội Nhà văn trẻ tuổi nhất vào thời điểm lúc bấy giờ. Từ những
tác phẩm đầu tiên, Hồ Anh Thái đã viết về những chủ đề sắc bén về các vấn đề
25
xã hội và nhân tình thế thái. Những sáng tác đầu tay của Hồ Anh Thái thường
gắn với chủ đề cuộc sống của lớp thanh niên trí thức trên con đường lựa chọn
hướng đi cho mình. Khi đất nước bước vào con đường mở cửa, Hồ Anh Thái lại
hướng về đề tài viết về những nỗi đa đoan của cuộc sống và con người miền đô
thị với bao trăn trở. Một trong những số đó là Người và xe chạy dưới ánh trăng,
Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm.
Người và xe chạy dưới ánh trăng có bối cảnh là khu nhà tập thể, một tổ
dân phố, là một bức tranh thu nhỏ của xã hội thời hậu chiến. Bên cạnh việc miêu
tả những con người có lối sống trong sáng, có nhân cách, có ý chí; thể hiện niềm
tin yêu của tác giả đối với thế hệ trẻ, tác giả đã khắc hoạ một cách chân thực chân
dung của những con người có lối sống tham lam, vị kỷ, chạy theo dục vọng cá
nhân nổi bật nhất là nhân vật Khuynh-Diệu. Khuynh là một nhân vật được Hồ
Anh Thái miêu tả cặn kẽ từ hình dáng đến tính cách. Tuổi thơ Khuynh đã mang
sự lọc lõi của một con người, “Khuynh sống một tuổi thơ sung sướng, những ý
thích oái oăm đều được thỏa mãn, và một thời thanh niên thoải mái, buông thả”
[36,172]. Để gột rửa tàn dư của những điều xưa cũ, “Khuynh đã lao vào cuộc
sống hừng hực khí thế mới của thủ đô giải phóng, nhiệt tình tham gia các hoạt
động của sinh viên, sau đó tình nguyện gia nhập quân đội” [36, 172]. Con người
lạnh lùng, thiếu tình người của Khuynh được tác giả miêu tả trong mối quan hệ
với người vợ cũ của Khuynh. Khi vào sâu trong tuyến lửa, “để lại vợ con tại hậu
phương, anh như cảm thấy trút được gánh nặng, vì đã để được vợ con ở lại.
Cũng lạ, trong suốt mấy năm ở tuyến lửa, Khuynh ít nghĩ đến họ” [36, 177]. Khi
từ tuyến lửa trở về, một ngày sau Khuynh mới hỏi đến thông tin về vợ con và
hay vợ con đã bị bom chết nhưng anh vẫn dửng dưng, chỉ cần một vài lời ngọt
nhạt dỗ dành của mẹ đã đủ giải thoát cho Khuynh nỗi day dứt, bất an về vợ con.
Khuynh, con trai bà, “nếu làm chồng, làm cha sẽ là một người chồng, người cha
dửng dưng lạnh lẽo. Nếu là một người yêu sẽ là một người yêu ích kỷ, không
bao giờ yêu hết mình, ngoại trừ nỗi đam mê xác thịt đến cuồng bạo” [36,179].
26