Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

nhà của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên từ 1945 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.82 KB, 86 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN





PHAN ĐÌNH THUẬN





NHÀ CỦA NGƢỜI NÙNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ -
TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ 1945 ĐẾN NAY


LUẬN VĂN THẠC SỸ


CHUYÊN NGÀNH : LỊCH SỬ VIỆT NAM











Thái Nguyên, năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4
1.Lý do chọn đề tài: 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3.Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. 5
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 6
5. Đóng góp của đề tài: 7
6. Cấu trúc đề tài: 7
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN 8
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 8
1.2. Lịch sử hành chính của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 13
1.3. Các thành phần dân tộc và ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên. 16
1.3.1. Các thành phần dân tộc huyện Đồng Hỷ 16
1.3.2. Ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 18
Chƣơng 2 : NHÀ CỦA NGƢỜI NÙNG HUYỆN ĐỒNG HỶ-TỈNH THÁI
NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1945 25
2.1. Các loại hình nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên 25
2.2. Giới thiệu về cấu trúc nhà sàn, nhà đất của ngƣời Nùng ở huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trƣớc năm 1945. 26
2.2.1. Cấu trúc nhà sàn của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên trƣớc năm 1945. 26

2.3. Quá trình xây dựng nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên. 32
2.3.1 Chọn đất và hƣớng nhà: 32
2.3.2 - Chọn vật liệu. 33
2.3.3 - Chọn tuổi làm nhà và ngày khởi công. 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.3.4 - Lễ phát mộc. 36
2.3.5 - Ngày dựng và cách thức dựng. 37
2.3.6. Lễ vào nhà mới 38
2.3.7. Những tín ngƣỡng khác liên quan đến ngôi nhà. 45
CHƢƠNG 3 NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ CẤU TRÚC NHÀ CỦA NGƢỜI
NÙNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1945 ĐẾN
NAY 48
3.1. Loại hình nhà và cấu trúc nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên từ năm 1945 đến nay. 48
3.1.1. Nhà sàn: 48
3.1.2. Nhà đất: 57
3.1.3. Nhà nửa sàn, nửa đất: 62
3.1.4. Kiến trúc công cộng: 63
3.2. Quá trình xây dựng nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên 68
2.3.1 Chọn đất và hƣớng nhà: 68
2.3.2 - Chọn vật liệu. 70
2.3.3 - Chọn tuổi làm nhà và ngày khởi công. 72
2.3.4- Ngày dựng và cách thức dựng. 74
2.3.5- Lễ vào nhà mới. 75
3.3. Nguyên nhân của sự thay đổi và một vài nhận xét nhà của ngƣời Nùng
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến nay. 76
KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngƣời xƣa có câu : "Có an cư mới lạc nghiệp", ngôi nhà có vai trò rất
quan trọng đến đời sống văn hoá của con ngƣời. Ngôi nhà không chỉ phục vụ
nhu cầu mà còn biểu hiện điều kiện sống, trình độ phát triển của một dân tộc
và nó mang ý nghĩa tâm linh trong văn hoá truyền thống tộc ngƣời.
Dân tộc nào cũng làm nhà để ở nhƣng tuỳ thuộc vào nghề nghiệp và điều
kiện tự nhiên, nhà của mỗi dân tộc khác nhau có nét khác nhau, mỗi dân tộc
có nét đặc trƣng riêng của dân tộc mình. Có các loại nhà: Nhà hầm, nửa hầm
ở phía Bắc Trung Quốc; có loại nhà đất, nhà sàn ở nƣớc ta Có nhà hình
vuông, hình chữ nhật, hình tròn, có nhà bốn mái hoặc 2 mái Cách xây dựng
và bố trí trong các ngôi nhà của các dân tộc ở các địa phƣơng có sự khác
nhau. Sự khác nhau đó chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
ở mỗi khu vực nhất định.
Nhà cửa truyền thống, hiện đại và nguyên nhân của sự biến đổi của đồng
bào các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam là một đề tài đƣợc nhiều ngƣời quan tâm.
Sự biến đổi đó là một trong những biểu hiện của trình độ phát triển đất nƣớc
trong thời kỳ đổi mới.
Chọn đề tài “Nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ- tỉnh Thái Nguyên
từ năm 1945 đến nay”. Chúng tôi mong muốn góp phần tìm hiểu thêm tính đa
dạng trong kiến trúc ngôi nhà của đồng bào Nùng ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh
Thái Nguyên và sự khác biệt so với đồng bào các dân tộc khác định cƣ ở
những khu vực khác.
Đề tài nghiên cứu quá trình biến đổi ngôi nhà của ngƣời Nùng, tác giả hy

vọng đây sẽ là một trong những tài liệu cần thiết cho quá trình học tập, nghiên
cứu các bộ môn: Dân tộc học, Lịch sử địa phƣơng, Cơ sở văn hoá Mặt khác,
đề tài còn là cơ sở để các cấp lãnh đạo, chính quyền và nhân dân địa phƣơng
có một cách nhìn đầy đủ hệ thống về kiến trúc địa phƣơng. Từ đó đồng bào
Nùng ở Đồng Hỷ biết giữ gìn và kế thừa nét đẹp văn hoá của dân tộc mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình làm đề tài, chúng tôi đƣợc thửa hƣởng một số kết quả
nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc. Tuy nhiên, những kết quả này chỉ mang
những nét chung, đặc điểm khái quát. Có thể kể đến các tác giả:
1. “Các dân tộc ít người ở Việt Nam" ( Các tỉnh Phía Bắc) ( 1975). Tác
phẩm nêu khái quát đặc điểm kinh tế – xã hội của các dân tộc ít ngƣời ở phía
Bắc nƣớc ta
2. Nguyễn Khắc Tụng ( 1978), " Nhà cửa các tộc ở trung du Bắc Bộ Việt
Nam" Tác phẩm nêu lên khái quát đặc điểm ngôi nhà của các dân tộc ít ngƣời ở
khu vực trung du Bắc Bộ
3. Các dân tộc ở Việt Nam, Viện Dân tộc học, Hà Nội ( 1992). Tác phẩm
đề cập khái quát nguồn gốc, đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam
4. Hoàng Nam ( 1992) " Dân tộc Nùng ở Việt Nam" Tác phẩm đề cập
khái quát nguồn gốc, đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc Nùng ở Việt
Nam
Ngoài ra, chúng tôi còn đƣợc nghiên cứu các tài liệu, tạp chí Dân tộc học
Viết về vấn đề dân tộc Nùng và kiến trúc nhà của đồng bào các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam.
Tất cả những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đề cập đến nhà của
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam; đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc
Nùng nhƣng ở mức khái quát. Cho đến nay, chƣa có công trình khoa học
nào đi sâu nghiên cứu "Nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái

Nguyên từ năm 1945 đến nay". Tuy nhiên, để hoàn thành đƣợc đề tài nghiên
cứu, những tài liệu trên đã giúp chúng tôi có một góc nhìn sâu sắc, toàn diện
về vấn đề nghiên cứu.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu:
Đề tài : " Nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên từ
năm 1945 đến nay" chúng tôi mong muốn góp phần bảo tồn, phát triển những
nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào Nùng ở địa phƣơng. Góp phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

phản ánh một cách khách quan về lịch sử phát triển ngôi nhà cũng nhƣ kỹ
thuật làm nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên. Từ đó
cũng thấy đƣợc bản sắc văn hoá và trình độ phát triển của ngƣời Nùng ở địa
phƣơng. Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi cũng hy vọng chính quyền và
đồng bào dân tộc Nùng ở địa phƣơng có những biện pháp bảo tồn và phát huy
những yếu tố văn hoá truyền thống phục vụ cho công cuộc xây dựng đời sống
văn hoá mới ở địa phƣơng.
- Đối tượng nghiên cứu:
Ngôi nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên (trƣớc
và sau năm 1945).
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ -
Tỉnh Thái Nguyên.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu:
+ Tƣ liệu thành văn bao gồm các tác phẩm nghiên cứu kiến trúc nhà ở; đời
sống văn hoá vật chất, tinh thần của dân tộc Nùng. Một số tạp chí Dân tộc học,
Lịch sử địa phƣơng cũng là nguồn tƣ liệu để chúng tôi kế thừa và sử dụng
trong đề tài.
+ Tƣ liệu điền đã:

Qua các đợt điền đã đến huyện đồng Hỷ - chúng tôi đƣợc quan sát kiến
trúc nhà cửa của ngƣời Nùng ở địa phƣơng và đƣợc tiếp xúc với các nhân mối
lịch sử để khai thác nguồn tƣ liệu.
- Phương pháp nghiên cứu :
Để hoàn thành đề tài, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp khai thác tƣ liệu
thành văn với phƣơng pháp điền dã dân tộc học. Mặt khác, khi nghiên cứu về
nhà cửa của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, chúng tôi đặt đối tƣợng nghiên
cứu trong quan hệ chung của kiến thức cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt
Nam, để tiến hành so sánh đối chiếu, Từ đó thấy đƣợc nét tƣơng đồng, giao
thoa và các yếu tố văn hoá mang đặc thù của địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5. Đóng góp của đề tài:
- Dựa trên những nguồn tƣ liệu đã khai thác, đề tài bƣớc đầu khôi phục hình
ảnh ngôi nhà, kỹ thuật làm nhà của ngƣời Nùng huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái
Nguyên.
- Mặt khác, đề tài góp phần chỉ ra những đặc điểm riêng trong cấu trúc
và kỹ thuật làm nhà của ngƣời Nùng ở địa phƣơng so với các địa phƣơng
khác.
- Đề tài là nguồn tƣ liệu tham khảo bổ ích cho quá trình học tập các bộ
môn Lịch sử địa phƣơng, Dân tộc học, Cơ sở văn hoá…Ngoài ra đề tài còn là
cơ sở để các cấp chính quyền và nhân dân địa phƣơng có những biện pháp giữ
gìn phát huy nét đẹp văn hoá dân tộc.
6. Cấu trúc đề tài:
Đề tài gồm 3 phần : Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.
Phần mở đầu : Gồm
Phần nội dung : Gồm 3 chƣơng
Chƣơng 1: Khái quát huyện Đồng Hỷ- Tỉnh Thái Nguyên
Chƣơng 2: Nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên trƣớc
năm 1945

Chƣơng 3: Những biến đổi cấu trúc nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng
Hỷ- tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến nay.
Phần kết luận:
Ngoài ra đề tài còn bao gồm phần mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Đồng Hỷ là một huyện miền núi cách trung tâm thành phố Thái Nguyên
3km về phía Tây Bắc.
.
Toàn huyện có 7 xã và 03 thị trấn, trong đó huyện lị
đƣợc đặt tại thị trấn Chùa Hang. Phía Bắc giáp với huyện Võ Nhai và tỉnh
Bắc Kạn; phía Nam giáp với huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên; phía
Đông giáp với tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp với huyện Phú Lƣơng và thành
phố Thái Nguyên.
Địa hình Đồng Hỷ chủ yếu là đồi núi thấp chạy theo hƣớng Bắc – Nam,
thấp dần từ Bắc xuống Nam. Bao quanh phía Tây Nam và phía Bắc là những
dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn.
Địa hình đồi núi của địa phƣơng chiếm ƣu thế, vì vậy tính phân bậc của
địa hình đƣợc thể hiện khá rõ nét hơn những vùng khác. Địa hình thƣờng
đuợc phân theo các bậc địa hình sau:
Bậc 1 (<15m): là bậc địa hình thấp nhất trong huyện, thƣờng kéo dài
thành dải hẹp, rộng 1- 2km( Huống Thƣợng, Đồng Bẩm…)
Bậc 2 ( 15 – 25m): phân bố rộng rãi dọc theo thung lũng sông Cầu
Bậc 3 (25 -75m) chiếm phần lớn diện tích khu vực Đông Bắc tiếp giáp
thành phố Thái Nguyên.
Bậc 4( 75 – 200m) chiếm phần lớn diện tích ở các xã phía Bắc và Tây

Bắc.
Bậc 5 (600 – 1.000m) chiếm diện tích nhỏ hơn tập trung ở Đông Bắc và
phía Bắc huyện.
Bậc 7 (1.000 – 1.500m) phân bố thành các cụm nhỏ thuộc dãy Tam Đảo.
Dựa trên đặc điểm hình thái, đặc biệt là dựa trên cơ sở phân tích hình
thái trắc lƣợng, mà trƣớc hết là các số liệu chia cắt sâu của địa hình có thể
chia ra 03 nhóm hình thái địa hình: đồng bằng, đồi và núi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Huyện Đồng Hỷ có địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, với
độ cao trung bình 80m so với mặt nƣớc biển. Trong đó, cao nhất là Lung
Phƣơng (xã Văn Lăng) và Mỏ Ba (xã Tân Long) trên 600m, nơi thấp nhất là
Đồng Bẩm, Huống Thƣợng 20m. Ở phía Bắc và Đông Bắc có địa hình núi
cao, chia cắt phức tạp có nhiều khe suối với độ cao trung bình là 120m. Địa
hình chủ yếu là những dãy đá vôi kéo dài và cấu tạo theo kiểu địa hình
Casstơ. Tuy nhiên, xen kẽ giữa các dãy núi là thung lũng thấp có điều kiện
thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Đặc điểm địa hình và khí hậu tạo ra cho
địa phƣơng có thế mạnh phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp.
Đồng Hỷ có diện tích đất tự nhiên 52.085 ha với nhiều loại đất khác
nhau. Trong đó, đất núi chiếm 49% với độ cao trung bình 200m. Đất đồi
chiếm 36%; đất ruộng bãi chiếm 10% đƣợc phân bố dọc theo sông suối, chịu
tác động của chế độ thuỷ văn Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên
520,59km2. Trong đó đất lâm nghiệp chiếm 50,8%, đất nông nghiệp 16,4%,
đất thổ cƣ 3,96%, đất cho các công trình công cộng 3,2%, và đất chƣa sử
dụng chiếm 25,7%.
Núi Chùa Hang – xƣa còn gọi là núi đá Hoá trung, núi Long Tuyền nằm
trên đất thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ ngày nay. Chùa Hang là một
trong những danh thắng nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên.
Núi Voi, còn có tên là núi Thạch Tƣợng, núi Tƣợng Lĩnh ở xã Hoá
Thƣợng. Thế núi hiểm trở, giống hình con voi. Cuối thế kỷ XVI, nhà Mạc lấy

núi làm căn cứ chống quan quân nhà Lê – Trịnh.
Đồng Hỷ nằm ở phía bắc của đồng bằng Bắc Bộ, là huyện thuộc vùng
đồi núi có nhiều kiểu địa hình khác nhau.
Cũng nhƣ các địa phƣơng khác thuộc Thái Nguyên, chế độ nhiệt ở huyện
Đồng Hỷ có hai mùa rõ rệt, mùa nóng và mùa lạnh. Nhiệt độ trung bình năm
khoảng 22
0
C - 23
0
C. Ở các vùng đồi núi cao khoảng 600m trị số này giảm
xuống 20
0
C và từ 900 – 1000m trở lên nhiệt độ trung bình năm chỉ còn từ
18
0
C trở xuống. Hàng năm có 3 tháng (từ tháng12 đến tháng 2) nhiệt độ trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

bình dƣới 18
0
C (ở các vùng đồi núi từ 400m trở lên có thể có tới 5 tháng).
Tháng 1 là tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình khoảng 15 - 16
0
C ở vùng thấp;
ở vùng núi là dƣới 9
0
C. Mùa lạnh ở Thái Nguyên dài hơn các tỉnh Đồng bằng
Bắc Bộ 10 – 15 ngày, các huyện miền núi dài hơn các huyện miền xuôi 5 – 7
ngày. Những đợt không khí lạnh tràn về làm nhiều ngày nhiệt độ trung bình
xuống dƣới 15

0
C. Ba tháng nhiệt độ lạnh nhất trong năm là tháng 12, 1, 2
nhiệt độ trung bình dƣới 17
0
C. Mùa Đông nhiệt độ đã thấp lại có sự dao động
mạnh mẽ gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.Mùa nóng từ tháng 4
đến tháng10. Vào mùa nóng, ở vùng thấp có 5 tháng nhiệt độ trung bình vƣợt
quá 25
0
C, là các tháng từ tháng 5 đến tháng 9. Ở vùng có độ cao trên dƣới
500m chỉ còn 3 tháng có nhiệt độ trung bình vƣợt quá 25
0
C. Vùng thấp, tháng
nóng nhất là tháng 7 nhiệt độ trung bình khoảng 28 - 29
0
C. Mùa nóng ở
huyện Đồng Hỷ nói riêng Thái Nguyên nói chung ngắn hơn ở Hà Nội, dài hơn
ở Cao Bằng, vùng thấp mùa nóng kéo dài 5 tháng, lên miền núi chỉ còn 4 – 5
tháng. Ở đây vào mùa hè cũng có những ngày nóng gió Tây rất có hại cho
con ngƣời, vật nuôi và cây trồng.
Theo "Đại nam nhất thống chí" có chép: "Có huyện Tư Nông, Đồng Hỷ,
Phú Lương, Bình Xuyên khí hậu lam chướng hơi nhẹ". Nhƣ vậy, Đồng Hỷ
chịu ảnh hƣởng khá mạnh của gió mùa đông Bắc.
Lƣợng mƣa trung bình hằng năm từ 2000 - 2100mm. Chế độ mƣa có thể
phân biệt thành 2 mùa, mùa mƣa nhiều và mùa mƣa ít. Mùa mƣa trùng với
mùa nóng, thời kỳ có lƣợng mƣa tháng vƣợt 100mm kéo dài 7 tháng, từ tháng
5 đến tháng 10, chiếm 80% đến 90% lƣợng mƣa cả năm. Mùa mƣa ít trùng
với mùa lanh, từ tháng 11 đến tháng 3 lƣợng mƣa chỉ từ 200 đến 400mm,
bằng 10% đến 15% lƣợng mƣa cả năm.
Ở Đồng Hỷ thời kỳ khô với lƣợng mƣa tháng nhỏ hơn 50mm, thƣờng bắt

đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau.
Độ ẩm tƣơng đối trung bình khá cao, trung bình năm đạt khoảng 82%
đến 84%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Hƣớng gió thay đổi theo mùa rõ rệt phù hợp với sự thay đổi của hệ thống
hoàn lƣu. Mùa Đông gió thịnh hành có thành phần Bắc chủ yếu, chiếm tới
40%. Mùa hè gió mùa Đông Nam chiếm tỷ lệ hơn 50%. So với các địa
phƣơng khác, tốc độ gió ở Đồng Hỷ nhỏ hơn 0,5 – 1 m/giây. Phía Nam của
huyện địa hình bằng phẳng, tốc độ gió lớn hơn các huyện miền núi. Phía Tây
gió thổi mạnh vào tháng 4, tháng 5. Phía Đông gió thổi mạnh vào tháng 1,
tháng 2. Những vùng địa hình nhỏ hơn 100m tần suất lặng gió chiếm khoảng
15% – 20%, vùng núi 25% – 30%. Tần suất lặng gió mùa Đông và mùa hè
xấp xỉ nhau. Gió lạnh thƣờng xuất hiện khi có đông lạnh tràn về, có khi gió
đạt cấp 8 (17m/giây). Bão vào mùa hè, gió có thể đạt vận tốc từ 20 –
30m/giây.
Sự phân hoá theo mùa của khí hậu có ý nghĩa rất quan trọng về mặt thực
tiễn. Nó quyết định trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống kinh tế – xã hội của
địa phƣơng.
Hoàn lƣu gió mùa ảnh hƣởng đến tiểu vùng khí hậu này, mỗi năm có 22
đợt gió mùa đông bắc làm xuất hiện không khí lạnh và ít mƣa vào mùa Đông.
Mặt khác, do ảnh hƣởng của đặc điểm địa hình núi cao, nên tính chất nóng ẩm
của khí hậu tăng, lƣợng mƣa tƣơng đối nhiều, có mùa đông lạnh nhƣng không
ổn định. Khí hậu ở địa phƣơng đƣợc chia làm 02 mùa rõ rệt (mùa nóng từ
tháng 4 đến tháng 10; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau). Tháng 7
là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm. Ngƣợc lại, tháng 1 là
tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất.
Sông suối ở Đồng Hỷ nhìn chung đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía
Bắc và Đông bắc chảy vào Sông Cầu. Mật độ sông suối trung bình là
0,2km/km

2
. Sông Cầu là sông lớn nhất chảy theo hƣớng Bắc Nam, nằm ở biên
giới phía Tây huyện Đồng Hỷ dài 47 km. Sông là nguồn cung cấp nƣớc chính
của huyện, cho phép khai thác vận tải đƣờng thuỷ với tỉnh Bắc Kạn, Bắc
Giang, Bắc Ninh, Hải Dƣơng. Tuy nhiên, chế độ dòng chảy thất thƣờng, về
mùa mƣa thƣờng gây úng lụt, mùa khô nƣớc sông xuống thấp gây hạn hán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Ngoài ra, huyện còn có nhiều sông suối: Khe Mo, Ngàn Me và nhiều hồ
nƣớc nhỏ để phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Giao thông đƣờng bộ của huyện Đồng Hỷ tƣơng đối phát triển. Tổng
chiều dài đƣờng bộ 729,8km, trong đó đƣờng 1B từ Thái Nguyên đi Lạng Sơn
qua huyện 15,5km. Điều đó tạo thuận lợi cho huyện có thể giao lƣu văn hoá,
thƣơng mại với các tỉnh lân cận.
Đồng Hỷ nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, tài nguyên
thiên nhiên khoáng sản rất phong phú. Sách "Đại nam nhất thống chí" có ghi
"Vàng mỏ vàng Bảo Nang mỗi năm nộp thuế 6 lạng. Sắt ở các huyện Phổ
Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương Mỏ Bảo Nang mỗi năm nộp thuế 2.500 cân".
Ngoài ra còn có các tài nguyên khác rất phong phú " Cỏ tranh, lá cọ, các loại
mây, hậu phát, sa nhân, tre nứa, tre gai, tre hoa, gỗ lim, gỗ sến, gỗ đinh, gỗ
tấu, gỗ xoan các thứ ở trên đều sản ở các Châu: Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú
Lương". Do đặc trƣng địa hình đồi núi và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên địa
phƣơng có điều kiện phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp. Ngành nông
nghiệp của huyện Đồng Hỷ chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi nằm ở vị trí thứ
yếu. Diện tích lâm nghiệp của địa phƣơng chỉ tập trung các loại rừng tái sinh,
ít gỗ quý hiếm, diện tích rừng chỉ có ý nghĩa trong việc sử dụng làm đồ sinh
hoạt gia đình và làm nhà. Diện tích rừng đầu nguồn thƣờng xuyên bị xâm
phạm do khai thác gỗ, củi bừa bãi và việc đốt nƣơng làm rẫy vẫn chƣa đƣợc
ngăn chặn triệt để làm cho đất trống, đồi trọc vẫn còn một diện tích không
nhỏ.

Đất rừng, đồi núi của huyện Đồng Hỷ chiếm 85% diện tích tự nhiên.
Phần lớn rừng bị nghèo kiệt. Tốc độ tăng trƣởng ngành lâm nghiệp từ năm
1991 đến 1998 giảm bình quân 4,7% do rừng đang ở thời kỳ phục hồi và chủ
trƣơng đóng cửa rừng của Nhà nƣớc. Trong những năm gần đây, huyện đã có
chính sách về rừng nên tốc độ phục hồi khá mạnh. Ngoài rừng tái sinh đƣợc
chăm sóc bảo vệ, mỗi năm bình quân toàn huyện trồng đƣợc 150 ha rừng. Xét
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

về tiềm năm lâu dài tiềm năng kinh tế lâm nghiệp của huyện Đồng Hỷ là rất
lớn.
Trƣớc nguy cơ rừng bị tàn phá, các cấp lãnh đạo không ngừng đổi mới
công tác quản lý nhằm xã hội hoá công tác bảo vệ tài nguyên rừng, trong đó
đáng kể nhất là việc tổ chức giao đất, giao rừng cho dân từ năm 1995 đến
1998; việc phủ xanh đất trống, đồi trọc bằng chƣơng trình PAM, 327, 611 đã
trồng mới nhiều diện tích đất rừng. Đặc biệt, việc khai thác bừa bãi đƣợc lực
lƣợng Kiểm lâm ngăn chặn. Hiện tƣợng cháy rừng giảm hẳn. Theo nhận xét
của các nhà Sinh vật học, Lâm học cho thấy số họ, loại, giống sinh vật đã có
những biến động đáng kể. Một số loài thực vật quý hiếm bị giảm và mất nhiều
nhƣ: đinh, lim, sến, tấu, de, dổi, lát, chò chỉ…gần nhƣ không còn. Tóm lại, tài
nguyên thực vật của địa phƣơng đã bị con ngƣời làm cạn kiệt do nạn phá rừng
làm nƣơng rẫy.
Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái
Nguyên tƣơng đối phong phú, đa dạng là khu vực thuộc vùng trung du miền
núi phía bắc nên điều kiện tự nhiên của địa phƣơng chỉ thuận lợi cho việc phát
triển nông nghiệp, lâm nghiệp và khai thác khoáng sản. Điều kiện tự nhiên
trên đây đã ảnh hƣởng trực tiếp, gián tiếp đến đời sống văn hoá của cƣ dân địa
phƣơng, đặc biệt là loại hình nhà cƣ trú của đồng bào dân tộc thiểu số.
1.2. Lịch sử hành chính của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
Huyện Động Hỷ đƣợc đặt từ thời nhà Trần. Năm 1469, dƣới triều vua Lê
Thánh Tông đổi thành Đồng Hỷ; sau đổi thành huyện Đồng Gia, rồi lại đổi

thành Đồng Hỷ. Theo sách " Đại Nam nhất thống chí", dƣới triều đại Lê thời
vua Hồng Đức(1460 - 1497), huyện Đồng Hỷ nằm trong phủ Phú Bình thuộc
xứ Thái Nguyên, do phiên thần họ Ma nối đời cai trị. Đời Nguyễn Gia Long
vẫn giữ nguyên nhƣ thế. Lỵ sở đặt tại xã Nhẫm Quang. Đến năm Minh Mệnh
thứ 16(1835), triều Nguyễn định ra chế độ “lưu quan”, lỵ sở chuyển về xã
Huống Thƣợng. Vào thời ấy, huyện Đồng Hỷ gồm 9 tổng 33 xã; từ Đông
sang Tây cách nhau 41 dặm Nam - Bắc cách nhau 97 dặm; phía Đông đến tận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

địa giới huyện Tƣ Nông ( nay là huyện Phú Bình), phía Tây đến địa giới
huyện Phú Lƣơng ( thuộc phủ Tùng Hoá), phía Nam đến địa giới huyện Phổ
Yên, phía Bắc đến địa giới huyện Võ Nhai.
So với các huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên, Đồng Hỷ luôn xáo động
về địa dƣ hành chính, nhất là thế kỷ XX mà nửa cuối thế kỷ này gần nhƣ thập
kỷ nào cũng có biến động.
Năm 1901 Chính quyền thực dân Pháp cúng với việc điều chỉnh địa giới
cấp tỉnh, bỏ cấp phủ, đặt cấp châu, huyện trực thuộc tỉnh đã cắt đất 3 tổng
Vân Lăng, Thƣợng Nùng, Linh Sơn về châu Võ Nhai. Tách xã Thịnh Đán, Sa
Kiệt (Sa Kệ – Sa Cả) khỏi tổng Túc Duyên để thành lập tổng Thịnh Đán. Đổi
tổng Đồng Bang thành tổng Cam Giá, tách xã Lƣu xá của tổng Túc Duyên về
tổng Cam Giá, tách xã Vân Hán khỏi tổng Cam Giá để thành lập tổng mới
Vân Hán. Nhƣ vậy, ở đầu thế kỷ XX Đồng Hỷ còn 7 tổng là Túc Duyên,
Thịnh Đán, Niệm Cuông (Niệm Quang), Hoá Thƣợng, Cam Giá, Huống
Thƣợng và Vân Hán.
Năm Gia Long thứ 12(1813), thành trấn Thái Nguyên (cũng là trấn lỵ, từ
năm 1831 là tỉnh lỵ) đƣợc đặt ở làng Đồng Mỗ huyện Đồng Hỷ; Dinh tuần
phủ Thái Nguyên cũng đặt ở Đồng Mỗ (nay là đất phƣờng Trƣng Vƣơng);
huyện lỵ Đồng Hỷ ở xã Huống Thƣợng, đầu thế kỷ XX mới chuyển lên Đồng
Mỗ. Cách mạng tháng Tám thành công (1945), thị xã Thái Nguyên chính thức
trở thành một đơn vị hành chính, chính quyền cách mạng của thị xa ra đời -

đô thị tỉnh lỵ Thái Nguyên mới trở thành thị xã tỉnh lỵ Thái Nguyên, tách ra
khỏi huyện Đồng Hỷ.
Năm 1957, theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, xã Mỏ Sắt thuộc
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang chuyển giao về huyện Đồng Hỷ (xã Mỏ Sắt
sau đổi là xã Hợp Tiến). Huyện Đồng Hỷ lúc này có 29 xã là Hợp Tiến, Cây
Thị, Nam Hoà, Tân Lợi, Huống Thƣợng, Văn Hán, Minh Lập, Khe Mo, Linh
Sơn, Cao Ngạn, Hoá Thƣợng, Hoá Trung, Phúc Hà, Thịnh Đán, Phúc Xuân,
Phúc Trìu, Tân Cƣơng, Thịnh Đức, Tích Lƣơng, Tân Quang, Bá Xuyên, Bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Sơn, Phúc Tân, Quang Vinh, Đồng Bẩm, Đồng Quang, Túc Duyên, Gia Sàng,
Cam Giá.
Năm 1958, Chính phủ quyết định lấy một phần đất của các xã Đồng
Bẩm, Cao Ngạn, Hoá Thƣợng để thành lập thị trấn Núi Voi và tiểu khu Chiến
Thắng trực thuộc thị xã Thái Nguyên. Cho đến trƣớc năm 1962, Đồng Hỷ bao
gồm 29 xã (trong đó có xã Hợp Tiến của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang). Từ
ngày 19-10-1962, theo quyết định Số 114 của Phủ Thủ tƣớng, thị xã Thái
Nguyên đƣợc nâng cấp trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Sáu
xã của Đồng Hỷ (Gia Sàng, Cam Giá, Đồng Mỗ, Đồng Quang, Quang Vinh,
Đồng Bẩm) đƣợc giao về thành phố Thái Nguyên.
Tháng 7 - 1985, thực hiện Quyết định Số 102 của Hội đồng Bộ trƣởng,
huyện Đồng Hỷ lại cắt 2 xã ( Bá Xuyên và Tân Quang) để thành lập thị xã
Sông Công, giao 2 xã ( Bình Sơn và Phúc Tân) cho huyện Phổ Yên và tiếp tục
cắt về thành phố Thái Nguyên 7 xã ( Tân Cƣơng, Thịnh Đức, Phúc Trìu,
Thịnh Đán, Phúc Xuân, Phúc Hà, Tích Lƣơng); đồng thời nhận lại các xã
Đồng Bẩm, Trại Cau, Chiến Thắng và nhận thêm 4 xã của huyện Võ Nhai (
Hoà Bình, Văn Lăng, Tân Long, Quang Sơn).
Từ năm 1985, huyện Đồng Hỷ bao gồm 17 xã, 3 thị trấn ( Chùa Hang,
Trại Cau, Sông Cầu); diện tích tự nhiên khoảng 50.000ha, trong đó diện tích
canh tác hơn 5000 ha. Huyện lỵ đặt tại xã Đồng Bẩm. Về phía Đông, huyện

Đồng Hỷ giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp huyện Phú Lƣơng; phía Bắc
giáp huyện Võ Nhai; phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú
Bình.
Sau khi tiếp nhận tiểu khu Chiến Thắng và thị trấn Núi Voi huyện đã hợp
nhất hai đơn vị này thành thị trấn Chùa Hang – thị trấn huyện lỵ.
Tháng 12 năm 2005 huyện Đồng Hỷ có 20 đơn vị hành chính (17 xã, 3
thị trấn) gồm 240 xóm, 58 tổ dân phố. Xã Văn Lăng có 16 xóm, xã Hoà Bình
có 7 xóm, Xã Tân Long có 9 xóm, xã Quang Sơn có 15 xóm, xã Hoá Thƣợng
có 17 xóm, xã Hoá Trung có 13 xóm, xã Minh Lập có 19 xóm, xã Cao Ngạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

có 17 xóm, xã Đồng Bẩm có 10 xóm, xã Khe Mo có 15 xóm, xã Văn Hán có
17 xóm, xã Linh Sơn có 14 xóm, xã Nam Hoà có 22 xóm, xã Tân Lợị có 10
xóm, xã Cây Thị có 8 xóm, xã Hợp Tiến có 10 xóm, xã Huống Thƣợng có 10
xóm, thị trấn chùa Hang có 42 tổ dân phố, thị trấn Sông Cầu có 11 xóm, thị
trấn Trại Cau có 16 tổ dân phố.
1.3. Các thành phần dân tộc và ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên.
1.3.1. Các thành phần dân tộc huyện Đồng Hỷ
Đồng Hỷ tuy là huyện có mật độ dân cƣ không lớn, nhƣng là nơi tụ họp
của nhiều dân tộc cùng sinh sống. "Sống xen kẽ là một trong những đặc điểm
quan trọng của các dân tộc ít người trên đất nước ta" [9, tr247]. Theo điều tra
dân số năm 1999 Đồng Hỷ có trên 40 dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong
đó dân tộc Nùng giữ vị trí đông đảo trong cộng đồng cƣ dân địa phƣơng.
Bảng thống kê các dân tộc ở Đồng Hỷ năm 1999
TT
Dân tộc
Số ngƣời
Tỷ lệ %
1

Kinh
68.914
62,02
2
Tày
2.644
2,38
3
Nùng
14.651
13,19
4
Sán Dìu
15.245
13,72
5
Dao
5.224
4,7
6
Sán Chay
2.010
1,81
7
Các dân tộc khác
2.427
2,18
Tổng
111.108
100


(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên 1999)

Nhƣ vậy, trong tổng số trên 40 dân tộc cƣ trú ở Đồng Hỷ thì dân tộc
Nùng chiếm 13,19%. Hiện nay, ngƣời Nùng đang sống xen kẽ với các dân tộc
khác, tập trung chủ yếu ở xã Văn Lăng, Tân Long, Minh Lập, Quang Sơn,
Hoà Bình Đặc biệt, xã Tân Long có 2.315 ngƣời chiếm 42,3% trong tổng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

số 5.343 nhân khẩu Tính đến tháng 12/2006 huyện Đồng Hỷ có số dân
124.722ngƣời gồm 29.471 hộ, trong đó dân tộc Kinh chiếm 63,3%, Nùng
13,2%, Dao 4,4%, Tày 2,5%, HMông khoảng 1,6%, còn lại các dân tộc khác
4,74%. Dân số nông thôn 59,29%, đô thị 13,71%, số ngƣời trong độ tuổi lao
động 42%, trong đó lao động nông nghiệp 73,5%.
Tốc độ tăng trƣởng dân số Đồng Hỷ ở thập kỷ cuối thế kỷ XX có xu thế
giảm dần: năm 1991 là 2,09%, năm 1995 là 2%, năm 1998 là 1,86%.
Mật độ dân cƣ của huyện 215 ngƣời/km2 (toàn tỉnh 303 ngƣời/km2).
Phân bố dân cƣ trên lãnh thổ không đều, có sự chênh lệch tƣơng đối lớn, cao
nhất là thị trấn Chùa Hang 2966 ngƣời/km2, thấp nhất là xã Hợp Tiến 53
ngƣời/km2.
Cƣ dân Đồng Hỷ gồm nhiều bộ phận hợp thành. Một bộ phận là dân bản
địa, có mặt từ lâu đời. Một bộ phận là dân phu đƣợc tuyển mộ từ các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ đến làm trong các đồn điền, hầm mỏ của các chủ ngƣời
Pháp, ngƣời Việt ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Một bộ phận nhân dân ở
các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hƣng Yên, Thái Bình…ở thập kỷ 60 và 70 của
thế kỷ XX đƣợc vận động lên Đồng Hỷ tham gia phát triển kinh tế – văn hoá.
Cùng thời gian này Nhà nƣớc mở nhiều công trƣờng, nông trƣờng, xí nghiệp
trên địa bàn huyện, hàng ngàn ngƣời ở khắp các miền đất nƣớc đã về đây lao
động sinh sống.
Từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, tình hình biên giới phía Bắc có những

diễn biến phức tạp, gần 2000 đồng bào H’Mông từ các tỉnh biên giới đã di
chuyển về Đồng Hỷ làm ăn, sinh sống. Đây là tộc ngƣời di cƣ đến Đồng Hỷ
muộn nhất. Tuy địa phƣơng có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống nhƣng
giữa các dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. “Trong sinh hoạt, trong
lao động sản xuất, trong đấu tranh chống thiên nhiên và đấu tranh xã hội mối
quan hệ giúp đỡ nhau ngày càng được tăng cường và mối tình đoàn kết gắn
bó giữa các dân tộc ngày càng bền chặt. Do vậy ngoài nét đặt thù trong văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

hóa của các dân tộc ở mỗi địa phương còn có sự giao thoa văn hoá ảnh
hưởng lẫn nhau”[9, tr 247].
1.3.2. Người Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Chiếm tỷ lệ đa số và tập trung ở hầu hết khắp các xã của huyện, dân tộc
Nùng giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động chính trị - kinh tế - xã hội của
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Trong toàn huyện ngƣời Nùng có 14.651
nhân khẩu, song gồm 03 nhóm cơ bản: Nùng An, Nùng Phanslinh và Nùng
Cháo. Trong đó, ngƣời Nùng Phanslinh chiếm đa số.
Khi nói về ngƣời Nùng có thể xác định, tộc danh Nùng bắt nguồn từ tên
của dòng họ Nùng - một trong bốn dòng họ có thế lực dƣới thời Đƣờng (618
- 905) ở Quảng Tây, Trung Quốc. Bao gồm: Hoàng, Nùng, Chu, Vi. Tộc
Nùng ngày càng mở rộng thế lực, mở rộng địa bàn cƣ trú về phía Đông, Tây
và Nam.
Ngƣời Nùng ở Việt Bắc nói chung và ở huyện Đồng Hỷ nói riêng họ di
cƣ từ Quảng Tây sang cách đây khoảng 9 - 10 đời ngƣời (tức khoảng 200 -
300 năm).
Nguyên nhân những cuộc thiên di ồ ạt của ngƣời Nùng từ Quảng Tây,
Trung Quốc sang Việt Nam là do ách áp bức, bóc lột của các thế lực phong
kiến Trung Quốc. Mặt khác do loạn lạc cƣớp bóc cùng nạn thiếu ruộng đất
canh tác cũng là điều buộc họ phải đi tìm kế sinh nhai ở vùng đất mới.
Ngƣời Nùng Phanslinh ở huyện Đồng Hỷ có nguồn gốc từ Châu Vạn

Thành- Quảng Tây, Trung Quốc; ngƣời Nùng Cháo có nguồn gốc từ Long
Châu di cƣ sang.
Do vậy các học giả từ cổ đại đến nay, đều cho rằng ngƣời Nùng họ có
nguồn gốc từ khối Bách Việt thời cổ đại. Đây là nguyên nhân khiến ngƣời
Nùng ở huyện Đồng Hỷ và ngƣời Nùng ở Việt Bắc đƣợc ngƣời Trung Quốc
gọi là " Xứ Nùng".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.3.2.1 Hoạt động kinh tế:
Nông nghiệp:
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất chính của huyện Đồng Hỷ.
Do vậy, hoạt động kinh tế của đồng bào Nùng ở địa phƣơng chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp. Cây lúa nƣớc là nguồn sống chủ yếu của đồng bào Nùng.
Giống lúa đƣợc đồng bào ở địa phƣơng thƣờng trồng là lúa bao thai và tạp
giao. Hàng năm ở địa phƣơng tiến hành sản xuất đƣợc 02 mùa vụ. Ngoài lúa
nƣớc cƣ dân địa phƣơng còn trồng trọt một số loại cây công nghiệp nhƣ chè,
lạc Nhìn chung kết quả sản xuất nông nghiệp còn thấp. Nông nghiệp chăn
nuôi chƣa đƣợc chú ý phát triển. Mục đích chăn nuôi chủ yếu nhằm cung cấp
sức kéo và phân bón. Nền sản xuất mang tính tự cung tự cấp. Do đặc thù sinh
sống ở các triền núi, đồng bào thƣờng vào rừng khai thác một số thực phẩm:
Thu hái các loại rau, măng rừng, hoa quả, nấm trên cạn và bắt một số động
vật ở dƣới nƣớc. Điều này làm cho đời sống kinh tế của cƣ dân địa phƣơng
thêm đa dạng. Công cụ làm đát của ngƣời Nùng ở địa phƣơng gồm có : cày,
bừa (răng sắt và răng gỗ), trục lăn đất, cuốc bàn, cuốc bƣớm, mai, xẻng,
cào…Cày làm đất của ngƣời Nùng trƣớc đây là kiểu cày chìa vôi. Bừa có 2
loại bừa răng sắt mua của ngƣời Kinh và bừa răng gỗ tự làm.
Ruộng cấy lúa đƣợc bón lót bằng phân chuồng, phân xanh…Những năm
gần đây việc bón thúc, bón đón đòng bằng phân lân, phân N – P – K đã trở
thành phổ biến. Ruộng lúa của họ làm cỏ 2, 3 lần bằng tay hoặc cào cỏ cải
tiến. Theo kinh nghiệm của họ, vào vụ mùa, khi lúa đã chắc hạt thì tháo cạn

nƣớc trên ruộng để tiện thu hoạch và cày ải; vụ chiêm xuân ruộng luôn giữ
nƣớc để sau khi thu hoạch cày giầm rạ và ngâm đất.
Để đảm bảo đủ nƣớc cho việc làm ruộng, ngƣời Nùng làm mƣơng, phai,
lái, lịn, cọn…những khu ruộng cao gần sông, suối không tạo đƣợc hệ thống
mƣơng phai, họ dùng hệ thống cọn để đƣa nƣớc lên cao, dẫn vào ruộng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Ngƣời Nùng thu hoạch lúa chiêm vào tháng 4, tháng 5; lúa xuân vào
tháng 5, tháng 6 và lúa mùa vào tháng 9, tháng 10 âm lịch. Dụng cụ thu hoạch
phổ biến là liềm, hái, quang gánh.
Ngƣời Nùng làm nƣơng dốc trên triền núi và nƣơng bằng trên đồi, dọc
bãi sông, suối hay hốc đá. Cách thức làm nƣơng của họ cũng giống nhƣ ngƣời
Tày, Sán Dìu, Sán Chay và các dân tộc khác trong tỉnh. Với nƣơng rẫy, cái
khác của ngƣời Nùng so với các dân tộc khác là ở các nghi lễ nông nghiệp
liên quan đến hoạt động mƣu sinh này. Họ thƣờng tìm đất làm nƣơng vào
tháng Chạp hoặc tháng Giêng. Theo kinh nghiệm họ chọn những đám rừng
ẩm, cây xanh tốt, rừng già để làm nƣơng trồng lúa. Họ cho rằng, nếu nơi nào
nhiều lá mục thì đất tốt, độ ẩm cao, họ không chọn nơi có nhiều thứ cỏ mọc
nhanh. Phƣơng thức canh tác trên nƣơng gồm các công đoạn: phát, đốt, dọn,
gieo hạt…
Chăn nuôi của ngƣời Nùng là hoạt động kinh tế mang tính hỗ trợ trồng
trọt. Tuy nhiên, đối với mọi gia đình ngƣời Nùng, đây là hoạt động kinh tế
không thể thiếu. Chăn nuôi cung cấp sức kéo, thực phẩm cho các dịp ma
chay, cƣới hỏi, lễ tết và còn là nguồn thu nhập nhất định góp phần giải quyết
nhu cầu trang trải, chi tiêu trong gia đình.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Đây là ngành kinh tế ra đời từ rất sớm trong hoạt động kinh tế của địa
phƣơng, nhƣng nhìn chung ngành nghề thủ công vẫn chƣa tách khỏi nông
nghiệp trồng trọt. Về cơ bản các ngành nghề thủ công vẫn đƣợc xem là nghề
phụ của ngƣời nông dân. Đồng bào địa phƣơng chủ yếu làm nghề thủ công

vào những lúc nhàn rỗi và phục vụ nhu cầu gia đình hơn là nhu cầu xã hội. Do
vậy, ở địa phƣơng chỉ tồn tại một số nghề thủ công nhƣ: Đan lát, dệt, rèn
Nghề thủ công gia đình của ngƣời Nùng so với một vài chục năm trƣớc
đã có những thay đổi. Một số nghề có cơ hội phát triển nhƣ nghề mộc, nề, làm
ngói, gạch, làm chè…, song cũng có nhiều nghề đã mai một do nhiều nguyên
nhân nhƣ trồng bông, dệt vải, làm đƣờng phên…Nhìn chung, đến nay thủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

công nghiệp gia đình của ngƣời Nùng vẫn chỉ mang tính hỗ trợ, tự cung, tự
cấp cho sinh hoạt gia đình và hoàn toàn mang tính mùa vụ, tranh thủ những
khi nông nhàn. Sản phẩm thủ công trở thành hàng hoá không nhiều và phần
lớn chỉ bán ở chợ trong các làng bản. Việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
hoàn toàn mang tính gia đình. Họ tự lo lấy nguyên vật liệu, mẫu mã và bao
tiêu sản phẩm. Tuy có một số ngƣời làm mộc hoặc đan lát giỏi (hơn những
ngƣời khác trong bản), nhƣng kỹ xảo nghề nghiệp của họ vẫn còn ở trình độ
thấp.
Từ năm 2000, Đồng Hỷ tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở
xác định 4 cụm công nghiệp chính phù hợp với tiềm năng thế mạnh của từng
vùng, động viên, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế đầu tƣ cho sản xuất.
Nghề truyền thống đƣợc duy trì, phát triển; tạo thêm nghề mới, sản phẩm làm
ra đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp tăng từ 25,5%
năm 2000 lên 34,7% năm 2006, đƣa cơ cấu kinh tế của huyện từ “nông, lâm
nghiệp – công nghiệp – dịch vụ” (năm 2000) sang cơ cấu “công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp – nông lâm nghiệp – dịch vụ” (năm 2006) với tỷ lệ tƣơng
ứng 36,9% - 24,0% và 39,1%. Tốc độ tăng trƣởng thời kỳ 2002 - 2006 của
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bình quân đạt 17,4%.
Thương nghiệp:
Hệ thống chợ ở các khu vực cƣ trú của ngƣời Nùng khá phát triển.
Ngƣời Nùng tới chợ không chỉ để mua bán, mà họ còn tham gia nhiều sinh

hoạt văn hoá, giao tiếp khác. Vì thế, khi đi chợ họ hay tập trung thành nhóm
gồm nhiều ngƣời trong một bản. Các loại sản phẩm họ mang bán tại các chợ
trong vùng gồm: Sản phẩm mộc, đan: Hòm đựng thóc, tủ, quạt hòm, bàn ghế,
cót, mẹt…Sản phẩm chăn nuuôi gia súc, gia cầm; sản phẩm trồng trọt; sản
phẩm thu hái tự nhiên; các mặt hàng họ mua tại chợ bao gồm nông cụ, quần
áo, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày và thực phẩm…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Việc đi chợ trong các gia đình ngƣời Nùng không phân biệt lứa tuổi, giới
tính, nghĩa là ai cũng có thể tới chợ nếu cần thiết. Tuy nhiên, việc mua bán
hàng hoá tại chợ phần lớn thuộc về ngƣời đàn ông chủ của gia đình. Vợ con
họ có thể đi cùng, nhƣng ít khi đảm nhiệm việc mang vác hàng hoá và tham
gia các hoạt động khác. Ngƣời Nùng tới chợ bao giờ cũng mang theo chiếc
tay nải bên hông. Đi chợ ở miền núi đã thành một hoạt động quan trọng
không chỉ trong đời sống kinh tế mà còn cả trong đời sống tinh thần của
ngƣời Nùng cũng nhƣ các cƣ dân khác trong vùng.
Do đặc trƣng của nền kinh tế và chịu ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên
nên nền kinh tế của địa phƣơng chủ yếu là tự cung tự cấp. Việc trao đổi buôn
bán ít nhộn nhịp (trừ trung tâm thị trấn Chùa Hang và những vùng phụ cận
thành phố Thái Nguyên). Mạng lƣới thƣơng mại – dịch vụ đƣợc mở rộng
xuống đến từng thôn xóm. Các cơ sở kinh doanh, bao gồm cả chợ khu vực
đƣợc nâng cấp, mở rộng, mặt hàng đa dạng, phong phú, đảm bảo chất lƣợng,
nâng cao giá trị phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân các xã vùng cao
và miền núi. Nhìn chung, thị trƣờng Đồng Hỷ những năm gần đây có bƣớc
phát triển mạnh và lành mạnh. Gía trị mức bán lẻ năm 2006 đạt 198,912 tỷ
đồng. Toàn huyện có 1527 hộ gia đình kinh doanh dịch vu.
Một số chợ chính: Chợ Chùa Hang( thị trấn Chùa Hang), chợ Trại Cau
(thị trấn Trại Cau), chợ Trại Cài (xã Minh Lập), chợ Khe Mo (xã Khe Mo),
chợ Văn Hán (xã Văn Hán)…
Mức sống dân cƣ, theo kết quả điều tra của huyện năm 2006: tỷ lệ hộ

giầu 20,50%, hộ trung bình 59,55%, hộ nghèo 20%, không còn hộ đói. 90%
số hộ vùng thấp có nhà xây, hầu hết các gia đình có phƣơng tiện nghe nhìn,
25% số hộ có xe máy. Toàn huyện có 7158 máy điện thoại cố định.
1.3.2.2 .Đời sống vật chất và tinh thần
Để phù hợp với điều kiện sinh hoạt và sản xuất ngƣời Nùng thích quây
quần thành từng bản, ít thì dăm ba nhà, nhiều thi vài chục nhà.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Nhà là công trình văn hoá, đồng thời là nơi tụ họp các sinh hoạt văn hóa
của gia đình. Mặt khác đây là một hình ảnh thu nhỏ của văn hoá dân tộc. Ngôi
nhà truyền thống tiêu biểu cho dân tộc là ngôi nhà sàn lợp ngói máng. Nguyên
liệu để làm là gỗ, tre, ngói là những vật liệu có sẵn tại chỗ, kỹ thuật làm
nhà của ngƣời Nùng là kỹ thuật thủ công thông qua phƣơng pháp: Cắt , cƣa,
bào, đục lỗ về thiết kế mặt bằng nhà của ngƣời Nùng có chiều sâu lớn hơn
chiều rộng (theo công thức 3x4)
Quần áo, khăn mũ, dày dép là khuôn mặt là tâm hồn của dân tộc, đồng
bào Nùng tự sản xuất quần áo cho riêng mình. Nguyên liệu làm quần áo là sợi
thực vật, sợi bông Ngƣời Nùng rất thích mặc các loại quần áo màu chàm.
Cách cắt quần áo là cơ sở đầu tiên để tạo dáng và góp phần phia các loại áo
theo chức năng xã hội nhƣ : Quần áo thƣờng ngày, quần áo cƣới, quần áo
nam, nữ, trẻ em Điển hình trong trang phục của phụ nữ Nùng là áo năm
thân, trong đó có 4 thân dài và 1 thân hụt nằm ở phía ngực bên phải. Đặc biệt,
áo phụ nữ Nùng rất rộng phần thân áo và tay áo, do vậy chiều dài của áo
thƣờng để trùm mông.
Đồng bào Nùng có rất nhiều đồ trang sức, đặc biệt là phụ nữ. Ngƣời
Nùng rất thích đồ trang sức làm bằng kim loại. Kim loại tiêu biểu làm đồ
trang sức chủ yếu là bằng bạc. Đồ trang sức gồm : Vòng cổ, vòng chân, xà
tích, khuyên tai… Đồ trang sức không chỉ có ý nghĩa tôn thêm vẻ đẹp cho
ngƣời phụ nữ, đây còn là đồ vật đảm bảo sức khoẻ cho họ.
Văn học dân gian của dân tộc Nùng rất phong phú về nội dung và đa

dạng về hình thức. Nội dung cơ bản là phản ánh ƣớc mơ của cộng đồng trong
đấu tranh xã hội, đấu tranh tự nhiên. Bao gồm nhiều thể loại: Thần thoại,
truyện cổ, thơ ca Không chỉ vậy, trong văn học dân gian Nùng có một kho
tàng tục ngữ, thành ngữ giữ vai trò rất quan trọng. Những thành ngữ nhƣ
những định lý, định luật của xã hội mà đồng bào đã tổng kết qua thực tiễn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Bên cạnh đó ngƣời Nùng có hệ thống tri thức dân gian rất phong phú.
Chẳng hạn trong lĩnh vực dự đoán thời tiết, đặc biệt là những tri thức về chữa
bệnh bằng các loại thuốc dân gian
Những ngày lễ tết trong năm của ngƣời Nùng: Tết Nguyên Đán, Tết
mùng 3/3; Mùng 5/5; mùng 6/6; Rằm tháng 7; Tết ăn cơm mới Có thể nói
văn hoá của ngƣời Nùng khá phong phú và đặc sắc. Những giá trị văn hoá
truyền thống đã đƣợc đồng bào địa phƣơng kế thừa và phát triển, tạo nên tính
đa dạng trong văn hoá các cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Chƣơng 2
NHÀ CỦA NGƢỜI NÙNG HUYỆN ĐỒNG HỶ-TỈNH THÁI
NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1945

2.1. Các loại hình nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên.
Nhà ở là một tổ hợp về sinh hoạt và văn hoá của cƣ dân mỗi dân tộc. Nó
phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của dân tộc đó, đồng thời phản
ánh chiều hƣớng phát triển kinh tế của họ gắn liền với hoàn cảnh, thiên nhiên
xung quanh, những đặc điểm về phƣơng thức sinh hoạt của họ.
Theo nghĩa rộng “danh từ nhà có thể bao gồm tất cả mọi kiến trúc chiếm
một không gian nhất định mà loài người dùng để thoả mãn thứ nhu cầu về
kinh tế - văn hoá - xã hội và sinh hoạt. Nhà cùng với công cụ sản xuất, lương

thực, quần áo, nhiên liệu đều là của cải vật chất của con người…” [3,tr.185]
Con ngƣời sinh ra và lớn lên cần phải có một tổ ấm gia đình để chia sẻ
niềm vui và nỗi buồn.Thuở thiếu thời con cái đƣợc chăm sóc, che chở dƣới
tình yêu thƣơng của bố mẹ, lúc trƣởng thành họ phải có vợ, có chồng để bắt
đầu cuộc sống mới. Trong chu kỳ đời ngƣời, nếu nhƣ hôn nhân là việc trăm
năm thì làm nhà cũng là việc đặc biệt quan trọng.
Trong quan niệm của ngƣời Nùng, con trai sau khi cƣới vợ vẫn ở chung
với bố, mẹ và anh chị em. Tuy nhiên, khi mọi chuyện đã ổn định thì việc tách
ra thành một đơn vị sinh hoạt độc lập trở nên cần thiết. Đây là nguyên nhân
một căn nhà mới đƣợc dựng lên.
Ngôi nhà đƣợc dựng có thể là nhà cũ hay nhà mới làm song đây là mốc
đánh dấu sự kiện trọng đại của một đời ngƣời. Do vậy, việc dựng nhà, làm
nhà luôn đƣợc đồng bào chuẩn bị kỹ lƣỡng và chu đáo.
Xây dựng ngôi nhà lớn hay bé, đẹp hay không tuỳ thuộc vào điều kiện
kinh tế vật chất của mỗi gia đình. Những gia đình có điều kiện thì làm ngôi
nhà đẹp và vững chắc, thời gian làm nhà có thể kéo dài. Tuy nhiên, những gia

×