Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 149 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







TRỊNH THỊ HOÀI GIANG




VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƢỜI CƠ LAO ĐỎ
Ở TÚNG SÁN, HOÀNG SU PHÌ, HÀ GIANG








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN










THÁI NGUYÊN - NĂM 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





TRỊNH THỊ HOÀI GIANG



Văn học dân gian của ngƣời Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán, Hoàng Su Phì,
Hà Giang



CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

MÃ SỐ: 60.22.34



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Nguyễn Hằng Phƣơng






THÁI NGUYÊN, NĂM 2012



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc nhất của mình tới PGS.TS Nguyễn Hằng Phƣơng, người đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong Ban giám hiệu; Khoa sau đại
học; Ban chủ nhiệm; Quý thầy, cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình

học tập, nghiên cứu khoa học.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Bảo tàng tỉnh Hà Giang, Thư viện tỉnh Hà
Giang, Phòng văn hóa- thông tin huyện Hoàng Su Phì, Ủy ban xã Túng Sán, Trường
PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang. Cảm ơn các ông bà, cô chú, anh chị và bạn bè ở xã
Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang- những người đã giúp tôi trong quá
trình sưu tầm tư liệu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng yêu thương và biết ơn sâu sắc đến gia đình,
đồng nghiệp- những người đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên tác giả trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2012
Tác giả


Trịnh Thị Hoài Giang





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu trích
dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn




Trịnh Thị Hoài Giang


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 9
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG - CƠ SỞ TÌM HIỂU VĂN HỌC
DÂN GIAN CỦA NGƢỜI CƠ LAO ĐỎ Ở HOÀNG SU PHÌ, HÀ GIANG 9
1.1. Tổng quan về người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang 9
1.1.1. Vài nét về cộng đồng người Cơ Lao ở Hà Giang 9
1.1.2. Vài nét về cộng đồng người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang 14
1.1.3. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa của
người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang. 15
1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên: 15
1.1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 16
1.1.3.3. Đời sống văn hoá 18
1.2. Văn học dân gian của người Cơ Lao 24
1.2.1. Thực trạng tồn tại của Văn học dân gian Cơ Lao 24
1.2.2. Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang 25
1.2.2.1. Loại hình tự sự 26

1.2.2.2. Loại hình trữ tình 27
1.2.2.3. Thể loại câu đố 28
1.3. Vài nét về việc sưu tầm và khảo sát Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ
ở Hoàng Su Phì, Hà Giang 29
Chƣơng 2. TRUYỀN THUYẾT VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGƢỜI CƠ
LAO ĐỎ Ở HOÀNG SU PHÌ, HÀ GIANG 32
2.1. Về nội dung 32
2.1.1. Truyền thuyết 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
2.1.1.1. Truyền thuyết phản ánh những nhân vật lịch sử 34
2.1.1.2. Truyền thuyết giải thích phong tục tập quán, các dòng họ 38
2.1.2. Truyện cổ tích 41
2.1.2.1. Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các lực lượng trong xã hội 43
2.1.2.2. Truyện cổ tích thần kỳ giải thích phong tục, tín ngưỡng. 46
2.2. Về hình thức nghệ thuật 49
2.2.1. Truyền thuyết 49
2.2.1.1. Cốt truyện 49
2.2.1.2. Nhân vật 51
2.2.1.3. Một số Môtif tiêu biểu 53
2.2.2. Truyện cổ tích 56
2.2.2.1. Cốt truyện 56
2.2.2.2. Nhân vật 59
2.2.2.3. Một số Motif tiêu biểu 64
Chƣơng 3. DÂN CA VÀ CÂU ĐỐ CỦA NGƢỜI CƠ LAO ĐỎ Ở HOÀNG
SU PHÌ, HÀ GIANG 68
3.1. Về nội dung 68
3.1.1. Dân ca 68

3.1.1.1. Dân ca người Cơ Lao Đỏ phản ánh quan niệm về tình yêu, hôn nhân 68
3.1.1.2. Dân ca người Cơ Lao Đỏ phản ánh các cung bậc, trạng thái tình
cảm yêu thương 75
3.1.2. Câu đố 79
3.1.2.1. Câu đố phản ánh nhận thức về vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên 79
3.1.2.2. Câu đố phản ánh nhận thức về thực vật 81
3.1.2.3. Câu đố phản ánh nhận thức về loài vật 83
3.1.2.4. Câu đố phản ánh nhận thức về đồ vật 85
3.1.2.5. Vật đố là con người và các hoạt động của con người 90
3.2. Về hình thức nghệ thuật 92
3.2.1. Dân ca 92
3.2.1.1. Thể thơ 92

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
3.2.1.2. Không gian và thời gian nghệ thuật 94
3.2.1.3. Các biện pháp nghệ thuật 99
3.2.2. Câu đố 103
3.2.2.1. Cấu trúc song đôi 103
3.2.2.2. Các kiểu gieo vần 104
3.2.2.3. Biện pháp tu từ nhân hóa 105
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Dân tộc Việt Nam là một cộng đồng bao gồm nhiều dân tộc. Bên cạnh dân
tộc Việt là dân tộc chủ thể, còn có các dân tộc thiểu số khác sống dải rác trên mọi
miền đất nước. Từ buổi đầu dựng nước cho đến nay, các dân tộc thiểu số đã đóng
góp đáng kể trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng truyền thống lịch sử,
văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Văn học dân gian các dân tộc thiểu
số có những thành tựu độc đáo với những sắc thái riêng biệt. Diện mạo Văn học dân
gian được nhìn nhận đầy đủ, chính xác hơn trên mối quan hệ tổng thể Văn học dân
gian các dân tộc. Việc tìm hiểu Văn học dân gian các Dân tộc thiểu số còn thể hiện
đường lối dân tộc và đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng ta, đó là bình đẳng dân
tộc, phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc anh em trong đại gia đình
dân tộc Việt Nam, nhằm góp phần vào việc xây dựng nền văn hoá văn nghệ Việt
Nam thống nhất và mang tính chất dân tộc phong phú. Văn kiện hội nghị lần thứ 5
BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá 8) đã nêu rõ: “coi trọng và bảo
tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng phát triển những giá trị mới
về văn hoá văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ vô cùng cấp
bách” [14, tr. 63].
Mỗi khi tới mảnh đất Hà Giang, một tỉnh biên giới phía Bắc của Tổ quốc
Việt Nam, chúng ta không chỉ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của những
dãy núi uốn lượn trập trùng, mà còn được chiêm ngưỡng một bức tranh văn hoá vô
cùng đa dạng của nhiều dân tộc sinh sống ở đây, trong đó có dân tộc Cơ Lao, là một
thành viên trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hà Giang cũng là quê hương khá
lâu đời của dân tộc Cơ Lao. Hoà chung bản sắc văn hoá phong phú, đa dạng của
cộng đồng 22 dân tộc anh em ở Hà Giang, dân tộc Cơ Lao là một trong những dân
tộc có nét đậm đà bản sắc riêng. Nguồn văn hoá phi vật thể của người Cơ Lao nói
chung và người Cơ Lao Đỏ nói riêng đã và vẫn là mạch nguồn nguyên sinh cần
được khám phá, gìn giữ và phát triển. Dưới góc chiếu của chuyên ngành Văn học
dân gian, thực hiện đề tài là một việc làm thiết thực để góp phần khai thác, khẳng định,

bổ sung cho Văn học dân gian Việt Nam thêm phong phú, lung linh, ngời sáng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Văn học dân gian là một thành tố quan trọng của Văn hoá dân gian, là di sản
văn hoá quý báu của dân tộc nói chung và dân tộc Cơ Lao nói riêng còn ít người
biết tới. Do vậy, việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá
trị của văn hoá dân tộc Cơ Lao là sự trăn trở của nhiều người có tâm huyết với việc
giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
1.2. Từ trước đến nay, đã có một số công trình hoặc bài viết nghiên cứu về người
Cơ Lao nói chung và người Cơ Lao Đỏ nói riêng, cho ta biết đôi nét về nguồn gốc,
cư trú, phong tục và văn hoá truyền thống của người Cơ Lao. Các công trình, bài
viết cung cấp khá đầy đủ về một số khía cạnh dân tộc học, văn hoá học. Nhưng
chưa có công trình nào tìm hiểu về Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ. Thêm
vào đó, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã đến điền dã và sưu tầm Văn
học dân gian của người Cơ Lao Đỏ lưu truyền trong dân gian với số lượng đáng kể
ở một số loại hình Văn học dân gian. Với đề tài này, người nghiên cứu hy vọng
được nâng cao tầm hiểu biết về lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu Văn học dân
gian, đặc biệt nghiên cứu Văn học dân gian của dân tộc ít người ở Việt Nam. Từ đó
tạo điều kiện thuận lợi cho công việc giảng dạy của bản thân người nghiên cứu
trong tương lai trên chính quê hương mình. Thực hiện đề tài còn là nguyện vọng
chính đáng của chúng tôi bởi bản thân người nghiên cứu đang công tác và giảng dạy
môn văn học tại miền núi- nơi có nhiều người Cơ Lao sinh sống. Vì vậy việc nghiên
cứu, tìm hiểu Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở Hà Giang sẽ giúp tôi hiểu
rõ hơn về văn hoá tinh thần của người Cơ Lao Đỏ. Từ đó có ý nghĩa thiết thực trong
việc nâng cao chất lượng giảng dạy Văn học dân gian của các dân tộc thiểu số.
Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu cùng lý do nghiệp vụ trên, chúng tôi chọn
đề tài nghiên cứu cho luận văn là: Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở Túng
Sán, Hoàng Su Phì, Hà Giang.

2. Lịch sử vấn đề
Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá đặc thù riêng, những giá trị văn hoá
đậm bản sắc đó đã tạo nên nền văn hoá thống nhất mà đa dạng Việt Nam. Nghiên
cứu Văn học dân gian của các Dân tộc thiểu số là nhằm gìn giữ và phát huy các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
giá trị văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu để bảo tồn và
phát triển bền vững Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ có ý nghĩa thiết thực
với địa phương. Trong nhiều thập kỉ qua, đã có không ít nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu về người Cơ Lao nói chung và người Cơ Lao Đỏ Hà Giang nói riêng.
Cho đến nay, dường như chúng ta còn chưa biết nhiều về dân tộc Cơ Lao, bởi lẽ dân
tộc này là một trong những dân tộc ít người ở nước ta (tính thời điểm 01/04/2009 có
2.301 người, Niêm giám thống kê năm 2009 tỉnh Hà Giang). Thư tịch viết về họ còn
rất ít ỏi. Các công trình, bài viết đã đề cập đến một vài khía cạnh về nguồn gốc, cư
trú, phong tục, văn hóa truyền thống và khái quát về một số loại hình Văn học dân
gian của người Cơ Lao ở Hà Giang. Có thể kể đến một số công trình, bài viết tiêu
biểu sau:
2.1. Giữa thế kỉ XX, nhà nghiên cứu dân tộc học Nguyễn Văn Huy với Bƣớc
đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhóm Cơ Lao ở Hà Giang, [19, tr.76- 89] đã
đến điền dã, nghiên cứu giới thiệu sơ lược dân tộc Cơ Lao ở Hà Giang, tác giả khái
quát những đặc điểm cơ bản về văn hoá của dân tộc này như: lịch sử di cư, sinh hoạt
văn hoá - bố trí nhà cửa trong xóm, y phục của phụ nữ các nhóm, phong tục tập quán,
tôn giáo, nghi lễ cúng tổ tiên cũng như nghi lễ hiến tế nói chung (…) và một số các từ
vị có mối quan hệ gần gũi các phương ngôn của ba nhóm Cơ Lao (Cơ Lao Đỏ, Cơ
Lao Trắng, Cơ Lao Xanh).
Năm 1978, cuốn Các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam [63] đã giới thiệu chi tiết
về đời sống kinh tế - trồng trọt, chăn nuôi, thủ công gia đình, văn hoá dân tộc - cấu
tạo nhà ở, trang phục của người Cơ Lao ở Hà Giang. Cuốn sách là một nguồn tư

liệu quý nghiên cứu về kinh tế, văn hoá, xã hội của người Cơ Lao, chưa chú ý đến
Văn học dân gian của người Cơ Lao.
Lò Giàng Páo với bài viết Có một dân tộc ít đƣợc nhắc nhở đến ở nƣớc ta
[48] đã giới thiệu khái quát người Cơ Lao ở nước ta với chi tiết chú ý, người Cơ
Lao chỉ có ở Hà Giang, dân số hiện có trên 1.500 người, chủ yếu cư trú ở huyện
Đồng Văn, Hoàng Su Phì và rải rác ở các huyện Yên Minh, Bắc Quang, Vị Xuyên,
Mèo Vạc, Quản Bạ, gồm 3 nhóm địa phương với các tên gọi đó là : Cơ Lao Đỏ, Cơ
Lao Xanh, Cơ Lao Trắng. Trong đó nhóm Cơ Lao Xanh có dân số ít nhất sống xen

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
kẽ với 2 nhóm trên và các dân tộc khác. Người Cơ Lao làm nương rẫy và thổ canh
hốc đá, nghề thủ công nổi tiếng của họ là đan lát, làm đồ gỗ, rèn, …
2.2. Đầu thế kỉ XXI, nhiều tài liệu viết về người Cơ Lao ở nước ta lần lượt được
công bố.
Năm 2001, Lý Hành Sơn với bài viết Văn hoá vật chất của ngƣời Cơ Lao
ở Việt Nam [53] và Nhà cửa của ngƣời Cơ Lao ở Đồng Văn, Hà Giang [54] đã
đề cập tương đối chi tiết văn hoá vật chất của người Cơ Lao tỉnh Hà Giang nói
chung và người Cơ Lao ở xóm Mã Chề, xã Sính Lủng, huyện Đồng Văn nói riêng.
Tuy nhiên, tác giả 2 bài viết trên mới đề cập tới những nét cơ bản về văn hoá dân
tộc, chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu những nét đặc thù về văn hoá,
đặc biệt là Văn học dân gian của từng địa phương.
Trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu của các học giả đi trước, năm 2003
nhóm tác giả do PGS.TS Phạm Quang Hoan (chủ biên) đã có một công trình khá
dày dặn về Dân tộc Cơ Lao ở Việt Nam truyền thống và biến đổi . Có thể thấy
đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về dân tộc Cơ Lao ở Hà Giang, công trình
nghiên cứu đề cập khá toàn diện, đầy đủ hơn và có hệ thống về các đặc điểm văn
hoá của người Cơ Lao cũng như sắc thái riêng của mỗi nhóm, cuốn sách gồm 6
chương trong đó chương 3 có giới thiệu vài nét khái quát về Văn học dân gian của

người Cơ Lao “Hiện nay, có địa phương, như người Cơ Lao Đỏ ở xã Túng Sán, chỉ
sử dụng tiếng Hán làm phương tiện giao tiếp và truyền đạt các yếu tố văn hoá cổ
truyền của mình, trong đó có các bài hát, truyện kể, câu đố (…). Mặc dù vậy, kho
tàng văn học dân gian của đồng bào vẫn có nhiều nét đặc trưng riêng” [20, tr.194-
195]. Tuy nhiên Văn học dân gian mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một vài nét rất
sơ lược về một số loại hình Văn học dân gian (như truyện kể, dân ca, câu đố ) đang
được thịnh hành ở vùng nhóm người Cơ Lao Đỏ. Cuốn sách đã có những gợi ý cho
tác giả đề tài tìm hiểu về Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán,
Hoàng Su Phì, Hà Giang.
Năm 2004, cuốn sách Các dân tộc ở Hà Giang của Lê Duy Đại- Triệu Đức
Thanh, đã giới thiệu đầy đủ và kỹ lưỡng về các dân tộc trong tỉnh, trong đó có giới
thiệu một cách hệ thống đến nhiều phương diện của dân tộc Cơ Lao như: tên gọi và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
lịch sử tộc người, hoạt động kinh tế, văn hoá vật chất, văn hoá ứng xử, văn hoá tinh
thần. Trong cuốn sách, tác giả có giới thiệu về văn nghệ dân gian đa dạng về loại
hình “Kho tàng văn học truyền miệng của họ khá phong phú với các thể loại như
truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ, câu đố, dân ca [16, tr.248]. Tuy nhiên, tác giả mới
chỉ khái quát về loại hình văn học dân gian của người Cơ Lao.
Gần đây nhất năm 2010, cuốn sách Văn hoá truyền thống của tộc ngƣời
Cơ Lao ở Hà Giang của nhóm tác giả ở Hà Giang do Hoàng Thị Cấp chủ biên,
trong sách tác giả có đề cập Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ “những bài hát
dân ca, câu đố, truyện thơ, được lưu truyền miệng trong cộng đồng người Cơ Lao
Đỏ (…) chủ yếu được lưu truyền qua các nghệ nhân dân gian hoặc các bậc cao
niên (…) theo thống kê, hiện có khoảng trên 60 bài hát dân ca và các thể loại câu
đố, truyện thơ, truyền thuyết, được các nghệ nhân người Cơ Lao Đỏ xã Túng Sán
thuộc theo kiểu truyền khẩu ” [9, tr. 27].
Như vậy, luận văn của chúng tôi sẽ là công trình đầu tiên tìm hiểu Văn học

dân gian của người Cơ Lao Đỏ trong tính chỉnh thể của nó. Nghĩa là luận văn sẽ
tìm hiểu những vấn đề cụ thể về một số thể loại thuộc loại hình tự sự, trữ tình và thể
loại trung gian của Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ, Túng Sán, Hoàng Su
Phì, Hà Giang.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi lựa chọn khám phá một số thể loại tiêu biểu thuộc loại
hình tự sự (truyền thuyết, truyện cổ tích), thể loại thuộc loại hình trữ tình (dân ca) và
thể loại câu đố nhằm khám phá những giá trị văn hoá, văn học đặc sắc của dân tộc.
Trong điều kiện cho phép, chúng tôi có liên hệ so sánh giữa Văn học dân
gian của người Cơ Lao Đỏ với Văn học dân gian của các dân tộc anh em, từ đó thấy
được nét độc đáo riêng biệt của đối tượng nghiên cứu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích của đề tài, trước tiên cần tìm hiểu và nắm vững những
vấn đề lí luận và thực tế có liên quan đến đề tài làm nền tảng khoa học cho việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
nghiên cứu. Chúng tôi đặc biệt quan tâm xem xét điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh
tế - xã hội và đời sống văn hoá của người Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán, Hoàng Su Phì,
Hà Giang, bởi đó là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời và phát triển Văn
học dân gian Cơ Lao Đỏ.
Trên cơ sở đó, chúng tôi phân loại, khảo sát các thể loại Văn học dân gian,
phân tích và rút ra kết luận khoa học về những giá trị văn hoá - văn học dân gian
quý báu của người Cơ Lao Đỏ ở các thể loại này.
Thực hiện điền dã sưu tầm cũng nhằm hoàn thành mục đích khoa học của đề tài.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khi thực hiện công việc, chúng tôi sẽ đặt trọng tâm vào đối tượng chính: Văn

học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán, Hoàng Su Phì, Hà Giang đã được
sưu tầm.
Những thể loại Văn học dân gian của các dân tộc anh em được liên hệ so
sánh chỉ nhằm làm sáng tỏ thêm vấn đề của mục đích nghiên cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn của đề tài luận văn, người nghiên cứu chỉ tìm hiểu một số thể
loại thuộc loại hình tự sự (truyền thuyết, truyện cổ tích), thể loại trữ tình (dân ca) và
thể loại câu đố của người Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán, Hoàng Su Phì, Hà Giang.
Để đạt được mục đích của đề tài, chúng tôi khoanh vùng tư liệu mới sưu tầm
của người Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán, Hoàng Su Phì, Hà Giang từ tháng 4 năm 2011
đến tháng 1 năm 2012 như sau: Truyền thuyết : 8 văn bản; Truyện cổ tích: 21 văn
bản; Câu đố: 56 câu; Dân ca : 151 văn bản.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã kết hợp vận dụng nhiều phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Trên cơ sở quan sát thực tế và nghiên
cứu những văn bản một số thể loại tự sự, thể loại trữ tình và thể loại trung gian hiện
có, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa văn học với lịch sử
học, dân tộc học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
- Phương pháp điền dã: Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để thu thập
tư liệu về một số thể loại Văn học dân gian được người Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán,
Hoàng Su Phì, Hà Giang yêu thích.
- Phương pháp khảo sát thống kê: Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để
cung cấp số liệu chính xác về các thể loại Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở
Túng Sán, Hoàng Su Phì, Hà Giang, tạo cơ sở thực tế tin cậy cho những nghiên cứu
tiếp theo.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ kết quả khảo sát thống kê, chúng tôi

tiến hành phân tích và đưa ra những nhận xét đánh giá về giá trị nội dung cũng như
nghệ thuật của các thể loại Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán,
Hoàng Su Phì, Hà Giang.
- Phương pháp đối chiếu so sánh: Chúng tôi tiến hành đối chiếu so sánh để
thấy rõ sự giống và khác nhau giữa các thể loại Văn học dân gian của người Cơ Lao
Đỏ với các thể loại Văn học dân gian của các dân tộc anh em khác.
6. Đóng góp của luận văn
Từ việc chỉ ra những nội dung, hình thức nghệ thuật của một số thể loại văn
học thuộc loại hình tự sự (truyền thuyết, truyện cổ tích), thể loại thuộc loại hình trữ
tình (dân ca) và thể loại câu đố của người Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán, Hoàng Su Phì, Hà
Giang, luận văn sẽ góp phần dựng lên diện mạo Văn học dân gian của người Cơ Lao
Đỏ. Kết quả đó cũng sẽ góp phần vào việc giữ gìn và phát triển vốn văn học cổ truyền
của dân tộc Cơ Lao nói chung.
Kết quả điền dã sẽ đóng góp những tư liệu thực tế về môi trường sinh thành
và phát triển của những di sản văn hoá phi vật thể đang có nguy cơ mai một, từ đó
đưa ra những đề xuất về bảo tồn và phát huy những di sản quý báu đó.
Mặt khác, kết quả điền dã cũng có thể cung cấp thêm một số thể loại Văn
học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán, Hoàng Su Phì chưa được sưu tầm
và công bố. Dù còn ít và lời lẽ văn bản còn thô mộc, giản dị, nhưng những văn bản
ấy chính là minh chứng sinh động cho sinh hoạt văn hoá rất đặc trưng của người Cơ
Lao Đỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Một số vấn đề chung - cơ sở tìm hiểu Văn học dân gian của người Cơ
Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang

Chƣơng 2: Truyền thuyết và truyện cổ tích của người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì,
Hà Giang
Chƣơng 3: Dân ca và câu đố của người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

NỘI DUNG
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG - CƠ SỞ TÌM HIỂU VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA
NGƢỜI CƠ LAO ĐỎ Ở HOÀNG SU PHÌ, HÀ GIANG

1.1. Tổng quan về ngƣời Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang
1.1.1. Vài nét về cộng đồng người Cơ Lao ở Hà Giang
Hà Giang là tỉnh cực Bắc của Tổ quốc, có toạ độ địa lý từ 22
0
10’ đến 23
0
22’
vĩ độ Bắc và 104
0
20’ đến 105
0
34’ kinh độ Đông, có đường biên giới Việt- Trung
dài trên 274 km, phía Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, phía Nam giáp
tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng và phía Tây giáp hai tỉnh Lào Cai
và Yên Bái.
Hà Giang có tổng diện tích 7831,1 km
2

. Nằm trên khu vực núi cao, khối núi
granit thượng nguồn sông Chảy. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Nơi đây có sự
góp mặt của những dải núi lớn với các đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2419 m và Puthaca
cao 2274 m. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, tương đối mát mẻ về mùa hạ và khô lạnh về
mùa đông. Ở vùng núi cao, vào mùa đông nhiều lần còn thấy tuyết rơi. Sự chia cắt
địa hình đã tạo nên một Hà Giang vô cùng hấp dẫn với những thắng cảnh tự nhiên
tuyệt đẹp. Đầu tiên là hồ Quang Minh trong xanh nằm giữa một vùng đồi núi thấp
tại địa bàn huyện Bắc Quang- huyện cửa ngõ của tỉnh. Rồi đến khu du lịch sinh thái
suối khoáng Thanh Hà, hang Tùng Bá, hang Nậm Má ở huyện Vị Xuyên và một
khu đô thị mới đang trên đà phát triển- cửa khẩu Thanh Thuỷ. Qua thành phố Hà
Giang, ngược lên phía Bắc là khu nghỉ mát Tam Sơn nằm giữa lòng thị trấn Quản
Bạ với khí hậu trong lành, quanh năm mát mẻ. Đến Đồng Văn là đến với đỉnh Lũng
Cú uy nghi, với Nhà Vương cổ xưa và với cao nguyên đá hoang sơ. Từ Đồng Văn
sang Mèo Vạc, ai cũng muốn dừng chân ở đỉnh Mã Pì Lèng với độ cao 1800m so
với mực nước biển, để ngắm nhìn dòng sông Nho Quế uốn lượn bên dưới. Có thể
nói, thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Giang thật nhiều điều kì thú, tạo nên một Hà
Giang đi vào lòng du khách mỗi khi có dịp ghé thăm. Song Hà Giang vẫn là một
tỉnh còn khó khăn. Ở đây, mật độ dân cư thưa thớt, sự phân bố dân cư không đều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Người dân phần lớn tập trung ở thành phố, huyện, ở các vùng cao, xa xôi hẻo lánh,
người dân thưa thớt. Mức thu nhập bình quân của cả tỉnh là 3,2 triệu/người/năm.
Tuy nhiên, ở các địa phương vùng sâu, vùng xa thì con số này còn thấp hơn rất
nhiều (2,6 triệu/người/năm) chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh và chất lượng cuộc sống của người dân.
Hà Giang là nơi quy tụ của hơn 20 dân tộc. Đó là các dân tộc H’mông, Tày,
Dao, Nùng, La Chí, Pà Thẻn, Bố Y,…Trong đó người H’mông chiếm số lượng
đông nhất, đứng vị trí thứ hai sau người H’mông là dân tộc Tày. Trong đại gia đình

hơn 20 dân tộc anh em sinh sống ở Hà Giang, không thể không kể đến dân tộc Cơ
Lao là một trong những dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú và tập trung sống chủ yếu
ở tỉnh Hà Giang, là một trong những dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Ka- Đai, ngữ hệ
Thái- Ka-Đai. Người Cơ Lao cư trú chủ yếu ở xã Sính Lủng, huyện Đồng Văn -
vùng núi đá phía Bắc, gắn liền với địa hình cảnh quan có nhiều núi đá vôi, đá tai
mèo, nhiều vách núi hiểm trở, ít sông suối và ở xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì -
vùng núi đất phía Tây thuộc địa hình cảnh quan núi đất nhưng có độ dốc lớn, độ
chia cắt mạnh và cũng khá hiểm trở. Ngoài các yếu tố địa hình, khí hậu, thuỷ văn có
tính đại diện của Hà Giang, hai huyện Đồng Văn và Hoàng Su Phì còn có đặc điểm
tự nhiên rất khác biệt. Chính sự khác biệt ấy đã tạo ra những cách thích ứng khác
nhau giữa các nhóm Cơ Lao. Huyện Đồng Văn mang những đặc điểm địa hình, khí
hậu, thuỷ văn (…) của vùng núi đá sơn nguyên và là một trong những huyện có điều
kiện tự nhiên khắc nghiệt nhất ở Hà Giang. Người Cơ Lao cư trú tập trung ở xã
Sính Lủng, đây là xã nằm ở phía Đông Bắc của Đồng Văn, giáp huyện Mèo Vạc.
Nếu đi từ thành phố Hà Giang lên, qua huyện Quản Bạ, huyện Yên Minh, cách thị
trấn Đồng Văn 12 km, rẽ sang phải, theo con đường đá dân sinh 9-10 km là tới Sính
Lủng. Nằm trọn trong vùng núi đá tai mèo, cao vút. Toàn xã có 9 làng, trong đó có
2 làng Mã Chề và Cá Ha là địa bàn cư trú của người Cơ Lao, 7 làng còn lại là của
người H’mông. Huyện Hoàng Su Phì, người Cơ Lao cư trú tập trung ở xã Túng Sán.
Cư dân trong xã thuộc 6 dân tộc: Cơ Lao, H’mông, Dao, Nùng, La Chí, Hoa, trong
đó dân tộc Cơ Lao là chủ yếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Những kết quả thống kê dân số được công bố trong các thập niên cuối của
thế kỷ XX cho thấy, dân số của người Cơ Lao có sự gia tăng theo từng thời kỳ.
Theo điều tra dân số năm 1974 của tỉnh Hà Giang, người Cơ Lao có 973 người, bao
gồm 476 nam và 497 nữ. Đến năm 1989 dân số người Cơ Lao là 1.462 người và
mười năm sau (năm 1999) lên tới 1.822 người, trong đó có 932 nam, 890 nữ. Hiện

nay (theo Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009),
người Cơ Lao có 2.301 người. Tại đây, họ phân bố tập trung ở huyện Hoàng Su Phì
(860 người: nam: 448; nữ 412), Đồng Văn (568 người: nam: 294; nữ: 274). Ngoài
ra, họ còn sinh sống rải rác tại Vị Xuyên, Bắc Quang, Quản Bạ, Yên Minh, Xí Mần
và Thành phố Hà Giang.
* Về tộc danh và ngôn ngữ
Về tộc danh, dân tộc Cơ Lao có rất nhiều tên gọi, hơn nữa mỗi nhóm lại có
tên tự gọi của mình. Những tài liệu đầu tiên đề cập đến dân tộc này, xuất hiện vào
những năm đầu thế kỷ XX là của các sĩ quan người Pháp như Lunet de Lajonquiere
và Bonifacy. Đến năm 1942 nhà ngôn ngữ học P.K. Benedict tiếp tục nghiên cứu về
ngôn ngữ Cơ Lao. Trong các tài liệu đó tên gọi và tên tự gọi của người Cơ Lao
được ghi lại không thống nhất. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huy, cho đến
giữa thập kỷ 40 của thế kỷ trước, người Cơ Lao tự nhận mình là Thư. Người Cơ Lao
ở Việt Nam có quan hệ tộc thuộc với dân tộc Ngật Lão ở Trung Quốc. Nhà dân tộc
học Trung Quốc Hoa Tây cho rằng, muộn lắm đến đời Hán ở vùng Quí Châu, Tây
Nam - Tứ Xuyên, Vân Nam đã có tổ tiên người Cơ Lao cư trú và họ có tên gọi là
người Lão, sau này phát triển thành tên gọi Cơ Lao. Đến đời Đường, Tống (thế kỷ
VII- thế kỷ XII) tên gọi đó được ghi là Ngật Lão. Về sau tên Cơ Lao được phiên âm
và viết theo những cách khác nhau như: Cách Liêu, Lát Liêu, Ngật Liêu, Ngật Lão.
Ngày nay được gọi là Ngật Lão.
Ở Việt Nam, người Cơ Lao được gọi theo âm Hán- Việt là Kel Lao từ những
chữ Cách Liêu, Cách Lão (…) sau này đọc chệch từ Kel Lao thành Cơ Lao. Người
Cơ Lao hiện đang sinh sống tại xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì thì vẫn gọi dân
tộc mình là Kê Lau theo phiên âm Hán ngữ là Kưa Lảo tức Ngật Lão.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Ở Trung Quốc, người Cơ Lao tự gọi là Quốc Lão hoặc Cách Lão. Theo
Nguyễn Văn Huy, mỗi nhóm Cơ Lao còn tự gọi tên theo nhóm và tên gọi thể hiện rõ

đặc trưng về y phục hay phong tục của mỗi nhóm, nhóm Cơ Lao Trắng tự gọi là Tứ
Đư pộ ộ (pộ ộ: trắng), nhóm Cơ Lao Xanh tự gọi là Ho Ki xí ngu (xí ngu: xanh),
nhóm Cơ Lao Đỏ tự gọi là Tứ Đư p’làn đày (p’làn đày: đỏ).
Năm 1979, Tổng cục thống kê ra Quyết định ngày 02 tháng 03 năm 1979 v/v
ban hành Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam và dân tộc Cơ Lao xếp thứ tự
số 47 trong danh mục, như vậy tên gọi Cơ Lao là tên gọi chính thức của dân tộc
này. Căn cứ vào các tên tự gọi và tên gọi, các nhà Dân tộc học cũng gọi người Cơ
Lao theo nhóm: Voa đề là nhóm Cơ Lao Đỏ, Tứ Đư là nhóm Cơ Lao Trắng, Ho Ki
là nhóm Cơ Lao Xanh. Sở dĩ có tên gọi Cơ Lao Trắng vì theo phong tục của người
Cơ Lao Trắng, nhóm này phải dùng khăn trắng để chịu tang người chết, gọi Cơ Lao
Xanh vì trước đây đàn ông của nhóm này mặc áo dài xanh, gọi Cơ Lao Đỏ vì trước
đây phụ nữ nhóm này mặc váy thân dệt bằng chỉ đỏ. Người ta thường dùng ngôn
ngữ của mình để giao tiếp, nhưng do sống xen kẽ trong vùng có dân tộc có ngôn
ngữ được dùng làm tiếng phổ thông cho cộng đồng làng bản, nên khi giao tiếp với
người dân tộc khác, người Cơ Lao phải sử dụng tiếng phổ thông của vùng làm ngôn
ngữ phổ thông, như người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì đều dùng tiếng Hán làm
ngôn ngữ phổ thông, ở Đồng Văn sử dụng tiếng H’mông. Có thể nói, việc phải
dùng ngôn ngữ khu vực của vùng để giao tiếp là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ
đồng hoá tự nhiên về ngôn ngữ dân tộc Cơ Lao ở Hà Giang.
* Về nguồn gốc tộc người
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu (của GS.Trần Quốc Vượng, PGS.TS. Phạm
Quang Hoan, Nguyễn Văn Huy,…) và qua thực tế điền dã khảo sát nghiên cứu, qua
những câu chuyện kể của người già, các bài cúng ma của người Cơ Lao thì có thể
khẳng định chắc chắn rằng nguồn gốc của người Cơ Lao ở Hà Giang được di cư từ
Trung Quốc sang. Trên cơ sở thư tịch cổ Trung Quốc, một số nhà nghiên cứu Trung
Quốc và Việt Nam cho rằng, tổ tiên của người Cơ Lao là người Cổ Lão
Về quê hương cổ xưa của người Cơ Lao, các nhà nghiên cứu đều thống nhất
cho rằng: Quý Châu là quê hương của họ (trong bài cúng ma có chi tiết đưa hồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
người chết về với tổ tiên ở Quý Châu). Phần lớn các dòng họ người Cơ Lao đều có
câu chuyện mang tính truyền thuyết kể về nhân vật Chảo Lù Chín người dẫn dân tộc
Cơ Lao di cư đến Việt Nam. Để hiểu rõ hơn, xin dẫn lời kể của một số người Cơ
Lao: Ông Chéng Sử Diu, ở làng Phìn Sư Chải, xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì
cho biết, dòng họ ông trước khi vào Việt Nam cư trú ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc,
đến xã Túng Sán được 7 đời (nếu tính mỗi đời là 25 năm thì đến nay ở Việt Nam
được 175 năm). Theo gia phả của gia tộc ông Min Hồng Sài, xã Túng Sán, huyện
Hoàng Su Phì có ghi chép, vào đời vua Đồng Trị năm thứ III, chiến tranh liên tục
xảy ra, mất mùa đói kém, đất đai bạc màu khiến nhân dân lâm vào cảnh đói kém,
vua đã đồng ý cho các tộc họ người Cơ Lao đi đến nơi khác để kiếm sống, lập
nghiệp. Theo lời ông kể, đoàn người Cơ Lao di cư xuống phía Nam là do ông Chảo
Lù Chín dẫn đầu, địa điểm dừng chân lập nghiệp sinh sống là thôn Tà Chải, xã
Túng Sán, Hoàng Su Phì ngày nay.
Về thời điểm thiên di của người Cơ Lao, căn cứ vào gia phả của các dòng họ
cũng như những truyền thuyết dân gian, các nhà Dân tộc học đều cho rằng, người
Cơ Lao bắt đầu có mặt ở Hà Giang khoảng 120-125 năm, cách ngày nay, muộn hơn
so với dân tộc Lô Lô và La Chí. Bộ phận Cơ Lao ở Đồng Văn đến Việt Nam sớm
hơn so với bộ phận Cơ Lao ở Hoàng Su Phì. Nhóm Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì
thậm chí có mặt sau cả người Nùng và người Hoa. Như vậy, quá trình di cư của các
nhóm Cơ Lao vào Việt Nam diễn ra làm nhiều đợt, thời gian di cư sớm nhất cách
ngày nay khoảng 7 đến 8 đời. Trong quá trình di cư các nhóm đã tách ra và cư trú ở
nhiều địa phương khác nhau. Mặc dù sinh sống ở cách xa nhau về mặt địa lý, và có
một số khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán, nhưng các nhóm Cơ Lao đều
nhớ rất kỹ quê hương cổ xưa của mình là ở Quý Châu (Trung Quốc). Có thể thấy
rằng, người Cơ Lao là con cháu của một cư dân cổ đại ở Trung Quốc, họ đã di cư
vào Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau (loạn lạc, thiếu đất đai, bị Nhà nước phong
kiến Trung Quốc bóc lột). Dân tộc Cơ Lao là một thành viên trong đại gia đình các
dân tộc Việt Nam, luôn đoàn kết, kề vai sát cánh với các dân tộc khác trong công

cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14

1.1.2. Vài nét về cộng đồng người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang
Tại Hoàng Su Phì, người Cơ Lao Đỏ cư trú tập trung ở xã Túng Sán. Đây là
xã nằm ở góc Đông Bắc huyện Hoàng Su Phì. Phía Đông Túng Sán giáp huyện Vị
Xuyên, phía Bắc giáp biên giới Việt - Trung. Từ ngã ba Bắc Quang đi huyện Xí
Mần (cách Hà Giang 50 km, về phía Nam), cách thị trấn Hoàng Su Phì 5 km, rẽ vào
con đường đất dân sinh phía bên phải, đi tiếp 18 km thì tới UBND xã Túng Sán.
Nằm trong khu vực núi đất rất cao dốc, sát Tây Côn Lĩnh, phía Nam giáp xã Bản
Nhùng, phía Bắc giáp xã Thèn Chu Phìn và phía Tây giáp xã Tân Tiến. Cư dân
trong xã cư trú rải rác khắp các sườn núi cao, không thành thôn làng. Độ cao trung
bình của xã so với mực nước biển là 1.052m trong đó, có đỉnh núi cao nhất của dải
núi Tây Côn Lĩnh (2.032m so với mực nước biển), có nhiều khe lạch chảy qua Túng
Sán đổ về suối Nậm Khúc, đáng chú ý là khe Phìn Sư Chải và Túng Quá Lìn. Xã có
8 thôn, trong đó có 4 thôn của người Cơ Lao Đỏ: Hợp Nhất, Tả Chải, Phìn Sư Chải
và khu Trù Sán. Cư dân người Cơ Lao Đỏ hiện nay là 140 hộ- 860 khẩu. Tại một số
thôn có người Cơ Lao Đỏ, có một số dân tộc sống xen kẽ như: H’mông, Dao tiểu
bản, Hoa Hán, song hầu hết các gia đình thuộc các thành phần dân tộc khác nhau
đều chung sống hoà đồng, giữa các dân tộc đều có sự giao thoa văn hoá với nhau
thể hiện ở ngôn ngữ, kiến trúc nhà ở và một số tập quán kiêng kị khác. Ví dụ: mèn
mén là món ăn truyền thống của người H’mông nhưng hiện nay một số gia đình
người Cơ Lao Đỏ sử dụng món ăn này trong bữa ăn hằng ngày. Cách bài trí không
gian trong các ngôi nhà của người Cơ Lao Đỏ như: Vị trí bàn thờ, bếp nấu,… gần
giống cách bài trí của người Hoa Hán. Họ tiếp thu nuôi cá ruộng của người Tày.
Một số bài hát dân ca cổ của người H’mông hoặc người Dao cũng được nhiều nghệ
nhân dân gian người Cơ Lao Đỏ sử dụng trong các dịp lễ tết và ngược lại.

Tìm hiểu lịch sử phát triển của nhóm người Cơ Lao Đỏ xã Túng Sán cho
thấy cuộc sống du canh du cư đã theo suốt chiều dài lịch sử. Cuộc sống du canh du
cư nay đây mai đó, sống phụ thuộc vào thiên nhiên đã bó chặt các cá nhân trong
cộng đồng (làng bản, họ tộc) vào một mối, tập trung quyền lực vào các trưởng họ
hoặc thầy cúng- là những người được coi là có quyền năng, sức mạnh khác người.
Đặc biệt, dù sinh sống ở các thôn bản khác nhau nhưng nhóm người Cơ Lao Đỏ đều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
thờ chung nhân vật là Hoàng Vần Thùng. Hiện nay, tại thôn Tà Chải xã Túng Sán
có một ngôi miếu thờ nhân vật này, được mọi gia đình người Cơ Lao Đỏ tổ chức
cúng tế vào dịp tháng 7 âm lịch hàng năm với quy mô cộng đồng. Có thể nói, lễ
cúng Hoàng Vần Thùng là một trong những biểu hiện rõ nét nhất về tính cố kết
cộng đồng của nhóm người Cơ Lao Đỏ xã Túng Sán.
1.1.3. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa của
người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang.
1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên:
Hoàng Su Phì là huyện vùng cao biên giới núi đất phía Tây cách trung tâm
tỉnh lỵ 120 km theo đường tỉnh lộ Bắc Quang - Hoàng Su Phì - Xí Mần, nằm trên
lưu vực thượng nguồn sông Chảy và sông Bạc với tổng diện tích tự nhiên là
63.303,34 ha. Địa hình chủ yếu núi đất thuộc dãy núi Tây Côn Lĩnh do vậy, độ dốc
rất lớn, mức độ chia cắt địa hình mạnh, diện tích trồng trọt ít, chủ yếu đồi núi trọc
bạc mầu, mùa mưa thường xảy ra sạt lở, đi lại khó khăn. So với Đồng Văn, Hoàng
Su Phì có đất đai, khí hậu thuận lợi hơn cho phát triển trồng cây công nghiệp (chè,
thảo quả), nghề rừng và chăn nuôi. Rừng ở Hoàng Su Phì còn nhiều, phong phú
chủng loại động, thực vật. Rừng giàu ở đây chiếm 21,5% diện tích rừng, tập trung
trên đỉnh Tây Côn Lĩnh. Loại rừng này có hệ sinh thái đa dạng, lá rộng xanh nguyên
sinh, thứ sinh nhiều tầng, hoặc rừng hỗn giao lá rộng và lá kim (thông 3 lá, sa mộc).
Có nhiều loại gỗ quý: Ngọc am, pơ mu, hoàng đàn, sồi, dẻ, trám,… Rừng trung bình

chiếm tỉ lệ thấp hơn rừng giàu: 10,6%, phân bố trên các đỉnh cao, xa, đầu
nguồn,…có tác dụng phòng hộ là chính. Ngoài các loại gỗ quý giàu chủng loại, hệ
động vật phong phú hàng trăm loài, có nhiều loại lâm sản quý như: song, mây, mộc
nhĩ, nấm, các loại cây thuốc ba kích, sơn thục, thảo quả,… Đây chính là môi trường
thuận lợi cho nghề rừng, hoạt động chiếm đoạt tự nhiên (săn bắt, hái lượm) tồn tại
và phát triển.
Tại Hoàng Su Phì, người Cơ Lao Đỏ cư trú tập trung ở xã Túng Sán. Tổng
diện tích tự nhiên của xã là 4.760 ha. Người Cơ Lao Đỏ sinh sống chủ yếu ở những
nơi địa hình phức tạp gồm nhiều dải núi đồi dốc, núi cao, vực sâu độ cao tuyệt đối
phổ biến từ 1.200m – 1.500 m so với mực nước biển, độ dốc bình quân 35
0
– 40
0
.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Do địa hình phức tạp nên giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, đường liên thôn,
liên xã đều là đường mòn, hoặc đường mòn dân sinh mới mở băng qua các sườn núi
đất dốc đứng, nhiều khe lạch, có suối Nậm Khúc chảy dọc xã. Trên các đỉnh núi,
sườn núi có nhiều mó nước, mạch nước chảy quanh năm. Tuy không đủ nước để
làm ruộng về mùa khô, song các khe lạch, mó nước đã đáp ứng nhu cầu ăn uống,
tắm giặt của cư dân trong xã. Lợi dụng các sườn núi đất, người Cơ Lao Đỏ đã đào
mương, bắc máng dẫn nước về nhà chứa vào các ao nuôi cá giống và trồng trọt,
nhất là trồng lúa về mùa mưa. Mặc dầu vậy, nhu cầu nước tưới cho lúa trên các thủa
ruộng bậc thang vẫn phải dựa vào mưa là chính. Cũng nhờ có nước, cư dân ở đây đã
phát triển việc nuôi cá trên ruộng bậc thang vào mùa mưa. Đất đai được chia ra làm
các loại: Rừng và đất rừng (xá cưng sư chải lau sán khâu), núi đất (tả cấu sán), núi
đá (cấu pau pâu). Là loại đất, trên đó có rừng che phủ, với nhiều loại gỗ, lâm sản

quý và nhiều muông thú. Cũng trên những sườn núi đất họ đã khai phá thành nương
rẫy, ruộng bậc thang để trồng cây lương thực, rau màu, chè, thảo quả, chăn nuôi gia
cầm, gia súc. Ở những nơi khó khăn về nước, người Cơ Lao Đỏ khai phá thành
nương trồng chè (sư khá na), trồng ngô và trồng sắn. Những nơi có thể dẫn nước từ
nguồn về, hoặc có thể giữ được nước về mùa mưa, khai phá thành ruộng bậc thang
(nấu thi thén) để trồng lúa màu.
Như vậy, mặc dù địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh, độ dốc lớn, giao thông
khó khăn, song xã Túng Sán có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề rừng, chăn
nuôi, trồng cây lương thực, chè và một số loại cây dược liệu khác. Những đặc điểm
tự nhiên đó đã tác động và in những dấu ấn lớn trong tập quán hoạt động kinh tế xã
hội của người Cơ Lao Đỏ. Chính sự thuận lợi của tự nhiên đã tạo cho người Cơ Lao
Đỏ có hoạt động kinh tế phong phú hơn, có đời sống khá giả hơn những người đồng
tộc của họ.
1.1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Người Cơ Lao Đỏ coi nông nghiệp trồng trọt là cơ sở kinh tế chính. Các
ngành kinh tế khác như chăn nuôi, thủ công nghiệp gia đình hay hái lượm chỉ đóng
vai trò bổ trợ. Trước đây, nền kinh tế này mang tính tự túc, tự cấp nên các ngành
kinh tế bổ trợ có vai trò đặc biệt quan trọng. Ngày nay, khi hệ thống thương mại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
mậu dịch phát triển, đã có những thay đổi nhất định trong quan niệm về các ngành
kinh tế này. Bộ phận Cơ Lao Đỏ phân bố ở Hoàng Su Phì, nơi có nhiều núi đất và
thung lũng chủ yếu canh tác ruộng nước, ruộng bậc thang, cây trồng chính là cây
lúa. Kỹ thuật làm ruộng của họ cũng giống như người Hoa, Nùng, Dao trong vùng.
Để canh tác lâu dài đảm bảo năng suất, người Cơ Lao nơi đây còn làm hệ thống
thuỷ lợi. Đồng bào thường chọn những sườn đồi có độ dốc thấp, đỉnh bằng và có
rừng để làm ruộng bậc thang. Ngoài trồng lúa người Cơ Lao Đỏ còn biết trồng cây
chè, đậu tương, thảo quả,…trong đó chè và thảo quả là hai loại cây trồng phù hợp

nhất với môi trường tự nhiên, với truyền thống canh tác của họ và cho thu nhập cao.
Mọi hoạt động trồng trọt của người Cơ Lao Đỏ ở đây diễn ra trong mùa mưa, nóng
là chính (từ tháng 3 đến tháng 10). Đối với khu vực có điều kiện thuận lợi, người
Cơ Lao Đỏ còn phát triển chăn nuôi gia súc, chủ yếu là trâu, ngựa, lợn, gà (chỉ là
một hoạt động kinh tế phụ, hỗ trợ cho trồng trọt). Tuy nhiên, đối với mọi gia đình
Cơ Lao Đỏ, đây là hoạt động kinh tế không thể thiếu. Chẳng những nó cung cấp sức
kéo để làm đất, cung cấp thực phẩm cho các dịp ma chay, cưới xin, lễ tết,…mà còn
là nguồn cung cấp hàng hoá quan trọng phục vụ trao đổi, mua bán. Tiếp thu kinh
nghiệm các dân tộc khác trong thôn (Tày, Dao,…), người Cơ Lao Đỏ biết nuôi cá
ruộng khá sớm, cá nuôi ở ruộng chỉ có một giống duy nhất: cá chép (thèn zì). Nhìn
chung, chăn nuôi của người Cơ Lao Đỏ vẫn chưa thoát khỏi tình trạng của một hoạt
động kinh tế phụ, hỗ trợ cho trồng trọt, nhưng vai trò của nó ngày càng trở nên quan
trọng hơn trong đời sống kinh tế của mỗi gia đình. Cũng như trồng trọt, chăn nuôi,
thủ công gia đình của người Cơ Lao Đỏ cũng đơn giản như nhiều dân tộc khác,
gồm: dệt, rèn sắt, đồ gỗ, đan lát. Nhưng hiện nay do sự phát triển của khoa học kỹ
thuật đáp ứng nhu cầu cuộc sống, các nghề thủ công trên của đồng bào hầu như
không duy trì nữa và đang dần bị mai một. Hái lượm cũng là một trong những hoạt
động kinh tế còn tồn tại khá phổ biến ở cộng đồng người Cơ Lao Đỏ nhằm cung cấp
thêm thức ăn hàng ngày với các loại rau, củ, quả,…và khai thác một số lâm thổ sản:
nấm hương, mộc nhĩ, măng, thảo quả.
Trong đời sống xã hội của người Cơ Lao Đỏ hiện vẫn còn một số luật lệ, tập
tục được cộng đồng dân tộc quy ước bất thành văn như: mỗi làng đều có ranh giới
phân biệt, thường là một hòn đá, một gốc cây to, một con suối hoặc một khe núi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Cũng giống như nhiều dân tộc, làng đều có tên gọi riêng, thường dựa theo các đặc
điểm tự nhiên nơi cư trú: Túng Quá Lìn (tên một loài cây), Phìn Sư Chải (làng có
bãi bằng ). Đôi khi người ta đặt tên làng dựa theo quy mô dân số của làng: Tả Chải

(làng lớn - đông người). Mặc dù có mối quan hệ ràng buộc giữa các thành viên
trong tộc họ nhưng việc phân chia ngôi thứ giữa các thành viên trong tộc họ người
Cơ Lao Đỏ lại dựa trên cơ sở về tuổi tác. Ví dụ: Con của anh ruột sinh sau con của
em chú theo ngôi thứ vẫn là em. Nói cách khác, người Cơ Lao Đỏ có quan niệm cứ
ai sinh trước được coi là bề trên cho dù người đó có nhân thân như thế nào. Ngoài
ra , người Cơ Lao Đỏ còn có cách đặt tên đệm tương đối phức tạp đối với nam giới.
Cách đặt tên đệm của mỗi họ lại khác nhau. Ví dụ: Họ Min theo thứ tự chữ cái có
nghĩa tiếng Hán như sau: Tề Hùng (số phận tốt); Phà (Fa - Phát triển); Diu (Hữu -
có); Zhử (Tự - con cái) sau đó lại quay trở lại thứ tự ban đầu, còn đối với họ Vàng
theo thứ tự từ một đến mười như sau: Chẩn (Trượng - cao lớn); Cò (Quốc); Chín
(Chấn - kinh thành); Chá (Gia); Pắng (Giúp đỡ); Mìn (Minh); Thàng (Đường); Shu
(Thụ); Ngán (Yên lành); Kháng (Uy - uy tín). Với họ Cáo thì lại theo thứ tự từ một
đến bốn là: Chẩn, Phà, Phủ, Diu (…) sau đó lần lượt quay về thứ tự ban đầu. Còn
đối với nữ giới đều có chung tên đệm là Seo (Tiểu - tức là nhỏ).
Về tố chức làng bản : Đứng đầu trong các thôn bản của người Cơ Lao Đỏ có
Già làng (Seo phâu), là người có uy tín giải quyết những khúc mắc của cộng đồng
người, là người có quan hệ rộng rãi, hiểu biết với những dân tộc khác. Ngoài ra,
trong cộng đồng người Cơ Lao Đỏ còn có thầy cúng (Mấu cung), cũng là người có
uy tín được nhân dân tôn trọng. Trong quy ước về hôn nhân, quan hệ nam nữ trước
hôn nhân bị phát hiện đưa ra dòng họ hay già làng giải quyết, trường hợp trai gái đã
thành hôn, nhưng vì một lí do nào đó khiến họ phải li dị. Nhưng bất luận trong
trường hợp nào, khi li dị, người vợ sẽ không được gia đình họ hàng công nhận là
thành viên của nhà mình, cũng không được tham gia vào các nghi lễ, hội hè, đặc
biệt khi chết không được đưa ma tại nhà bố mẹ đẻ, họ hàng thân thích.
1.1.3.3. Đời sống văn hoá
* Về văn hoá vật thể:
- Về nhà ở: Nhìn phía ngoài, nhà ở của người Cơ Lao Đỏ có dáng vẻ giống
như những ngôi nhà của người Việt, là loại nhà đất có cấu trúc 3 gian 2 trái, mái

×