Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NÔNG THỊ NGỌC
THEN KỲ YÊN CỦA NGƢỜI TÀY
Ở BẮC QUANG, HÀ GIANG - TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ
VĂN HỌC DÂN GIAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN - NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NÔNG THỊ NGỌC
THEN KỲ YÊN CỦA NGƢỜI TÀY
Ở BẮC QUANG, HÀ GIANG - TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ
VĂN HỌC DÂN GIAN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Nguyễn Hằng Phƣơng
THÁI NGUYÊN, NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám hiệu, khoa Sau đại học, Ban chủ nhiệm, quý thầy, cô giáo khoa
Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý thầy, cô giáo trực
tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng
dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hằng Phương, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới ông Hoàng Định, người đã cung cấp tư
liệu và nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và
đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành luận văn này
Tác giả
Nông Thị Ngọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nông Thị Ngọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 10
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TỘC NGƢỜI TÀY, THEN TÀY VÀ
THEN KỲ YÊN Ở BẮC QUANG, HÀ GIANG 10
1.1. Tổng quan về tộc người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang 10
1.1.1. Vài nét về cộng đồng người Tày ở Hà Giang 10
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, diện mạo văn hoá
của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang 11
1.2. Khái quát về Then Tày 17
1.2.1. Khái niệm Then 17
1.2.2. Nguồn gốc của Then 20
1.3. Then kỳ yên ở Bắc Quang, Hà Giang 23
1.3.1. Then trong đời sống văn hoá tín ngưỡng của người Tày ở Bắc
Quang, Hà Giang 23
1.3.2. Khảo sát và phân loại 25
1.3.3. Hình thức diễn xướng trong Then kỳ yên 29
1.3.4. Các bước của một nghi lễ Then kỳ yên ở Bắc Quang, Hà Giang 33
Chƣơng 2. NỘI DUNG THEN KỲ YÊN CỦA NGƢỜI TÀY Ở BẮC
QUANG, HÀ GIANG 40
2.1. Then kỳ yên phán ánh đời sống tâm linh của người Tày 40
2.1.1. Then là sự sinh động hoá quan niệm về thế giới ba tầng của người Tày 40
2.1.2. Quan niệm con người có hồn vía, số mệnh 43
2.1.3. Phản ánh tục thờ cúng tổ tiên của người Tày 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
2.2. Then kỳ yên phản ánh xã hội của người Tày trong quá khứ 48
2.2.1. Phản ánh chân thực cuộc sống của người dân miền núi 48
2.2.2. Phán ánh ước mơ về cuộc sống no đủ, yên vui của nhân dân lao động . 53
2.2.3. Phê phán những thói tật của con người trong xã hội, đề cao phẩm
chất tốt đẹp của người lao động 57
2.2.4. Phê phán những thế lực cường hào ác bá, bóc lột sức lao động
của những người dân nghèo 61
2.3. Then kỳ yên phản ánh những truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Tày 64
2.3.1. Coi trọng đạo lí nhân cách, sống chan hoà tình nghĩa 65
2.3.2. Khuyên con người chăm chỉ trong lao động, sản xuất 68
2.3.3. Khuyên con người biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau 70
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT THEN KỲ YÊN CỦA NGƢỜI TÀY Ở
BẮC QUANG, HÀ GIANG 73
3.1. Thể thơ trong Then kỳ yên 73
3.1.1. Thể thơ thất ngôn 73
3.1.2. Thể thơ ngũ ngôn 77
3.2. Một số biện pháp tu từ nghệ thuật trong Then kỳ yên 80
3.2.1. Liệt kê 80
3.2.2. Điệp ngữ 84
3.2.3. Thủ pháp hư cấu kì ảo 89
3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật trong Then kỳ yên 93
3.3.1. Thời gian nghệ thuật 93
3.3.2. Không gian nghệ thuật 96
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 115
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống,
mỗi dân tộc ở từng vùng, miền lại có những nét độc đáo riêng về văn hoá tinh
thần và văn hoá vật chất. Chính những nét riêng độc đáo của mỗi dân tộc đó
đã tạo nên một nền văn hoá Việt Nam đa dang, phong phú nhưng thống nhất.
Cùng nằm trong vùng văn hoá Việt Bắc, nhắc đến Hà Giang người ta nghĩ
ngay đến những làn điệu, câu hát trữ tình mượt mà như: Sli, Lượn, Coi, Iếu,
Then, Quan làng , đã làm xao xuyến, đắp say biết bao tâm hồn bao chàng
trai, cô gái dù chỉ một lần được nghe. Trong những làn điệu, câu hát mượt mà
đó phải kể đến hát Then, không chỉ là loại hình sinh hoạt văn hoá - văn nghệ
quần chúng mà Then còn là loại hình sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng. Do vậy,
tìm hiểu văn học dân gian của dân tộc Tày nói chung và loại hình hát Then
của người Tày là công việc hữu ích, góp phần phát huy và gìn giữ bản sắc văn
hoá của dân tộc.
Thực tế cho thấy, Then của người Tày ở Hà Giang chủ yếu là do những
người làm nghề cúng bái sử dụng trong quá trình "hành nghề" của mình. Còn
các nhà nghiên cứu dân gian và các nghệ nhân sưu tầm, dịch và biên soạn
thành những công trình khoa học với số lượng còn hạn chế. Tuy nhiên, cho
tới nay chúng tôi thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách
chuyên biệt, hệ thống về nội dung và nghệ thuật của loại hình dân ca nghi lễ
phong tục này ở Bắc Quang. Vì thế, để bảo tồn, phát huy và giữ gìn bản sắc
văn hoá của dân tộc Tày, chúng ta cần quan tâm, khai thác, nghiên cứu Then
một cách khoa học, có hệ thống nhằm phát huy những thế mạnh, hạn chế
những mặt bảo thủ lạc hậu của Then trong đời sống hiện đại.
Là người con của dân tộc Tày hiện nay đang sinh sống và giảng dạy
Ngữ văn ở một huyện miền núi của tỉnh Hà Giang, nơi có nhiều người Tày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
sinh sống. Việc tìm hiểu về Then ngay chính mảnh đất quê hương mình, là
việc làm có ý nghĩa không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu mà còn góp phần
khẳng định, gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc Tày
nơi đây và các dân tộc thiểu số nói chung trên con đường tìm về với bản sắc
dân tộc. Điều này phù hợp quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta khi
chủ trương xây dựng một nền văn hoá Việt Nam "tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc".
Hiện nay do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan đội ngũ những
người làm Then ngày càng thưa vắng và đang có nguy cơ mất dần ở một số
địa phương, những nghi lễ Then diễn ra cũng đã bị cắt bớt đi một số chặng,
đoạn, các bước và cắt bớt đi một số thủ tục , nên không còn giữ được nguyên
vẹn như trước nữa.
Từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn “Then kỳ yên của người Tày ở
Bắc Quang, Hà Giang - Tiếp cận từ góc độ văn học dân gian” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình. Với mong muốn khám phá những khía
cạnh độc đáo của Then và cùng đồng bào Tày lưu giữ vốn văn hoá quý báu
của dân tộc mình trước những biến thiên của lịch sử.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình nghiên cứu về Then nói chung
Then là một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian mang tính tổng hợp
gồm lời ca, múa, nhạc và hội hoạ , ngoài ra Then còn gắn với văn hoá tín
ngưỡng lâu đời của người Tày ở miền núi phía bắc Việt Nam. Vì lẽ đó mà
Then đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu dân gian.
Theo dòng thời gian một số công trình sưu tầm, khảo cứu có liên quan đến đề
tài nghiên cứu xuất hiện:
Công tác sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu văn hoá dân gian Việt Bắc đã
được nhen nhóm từ sau khi cách mạng tháng Tám thành công, đặc biệt từ sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Hội nghị bàn về công tác sưu tầm văn hoá văn hoá dân gian ở miền Bắc được
tổ chức vào tháng 2 năm 1964. Hưởng ứng phong trào này, các nhà sưu tầm,
nghiên cứu đã đi điều tra, điền dã ở khu vực Việt Bắc, kết quả nhận được là
những cuốn sách Then viết bằng chữ Nôm Tày - Nùng lưu truyền ở một số
địa phương của các tỉnh. Cũng trong thời gian này có một số bài viết về Then
được công bố trên sách, báo, tạp chí, nhưng ở khía cạnh nghệ thuật biểu diễn
trên sân khấu, qua làn sóng phát thanh truyền hình. Như vậy, Then đã được
chú ý nhưng mới chỉ ở góc độ nghệ thuật biểu diễn.
Sang thập niên 70 của thế kỉ XX việc nghiên cứu Then mới thực sự
khởi sắc ở các địa phương Việt Bắc. Công trình đầu tiên sưu tầm và nghiên
cứu về Then là cuốn Lời hát Then của Dương Kim Bội do Sở văn hoá thông
tin Việt Bắc xuất bản năm 1975 [3] đã giới thiệu đôi nét về nguồn gốc của
Then, mối quan hệ của Then với Mo, Tào, chức năng lề lối hát Then, nội
dung một số lời Then ở Việt Bắc bằng nguyên văn tiếng Tày. Song vì mục
đích chính của công trình là sưu tầm nên tác giả mới chỉ dừng lại ở việc giới
thiệu lời của Then.
Tiếp đến là cuốn Mấy vấn đề về Then Việt Bắc (Nxb Văn hoá dân tộc,
1978) [34], là kết quả của "Hội nghị sơ kết công tác sưu tầm, nghiên cứu về
Then" được tổ chức tại Sở văn hoá thông tin khu tự trị Việt Bắc. Cuốn sách
tập hợp những báo cáo, tham luận, nghiên cứu về Then của các nhà nghiên
cứu văn hoá dân gian. Là công trình nghiên cứu, khảo sát về Then trên phạm
vi rộng và xem xét Then dưới góc độ là một hình thức diễn xướng dân gian
mang tính tổng hợp. Nhiều vấn đề khác của Then đã được đề cập trong cuốn
sách như: nguồn gốc, loại hình, nghệ thuật, giá trị văn hoá, vai trò của Then
trong đời sống tinh thần của các dân tộc Việt Bắc.
Tác giả Vi Hồng trong công trình nghiên cứu: Sli lượn dân ca trữ tình
Tày Nùng xuất bản năm 1979 [9] cũng đã gián tiếp giới thiệu về Then, so sánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Then với các hình thức tín ngưỡng dân gian khác và xem xét mối quan hệ
giữa Then với Sli lượn. Tuy chủ yếu nghiên cứu về hình thức dân ca trữ tình
song tác giả cũng có đôi điều gợi ý cho công trình nghiên cứu về Then.
Từ năm 1980 đến năm 1990, tuy số lượng sách xuất bản và các bài viết,
đề tài nghiên cứu về Then ở giai đoạn này không nhiều, nhưng các vấn đề về
Then đã được đề cập tương đối có hệ thống, tập chung và mang tính gợi mở,
bước đầu đã giúp cho người đọc hình dung được diện mạo của Then và hình
thức diễn xướng Then. Từ sau năm 1990 trở lại đây nhiều công trình nghiên
cứu về Then được giới thiệu ở dạng in ấn xuất bản và dạng bản thảo gửi dự
xét thưởng Hội văn nghệ dân gian Việt Nam. Các công trình sưu tầm văn bản
Then đã được xuất bản như: Khảm Hải - Vượt biển của Vi Hồng [10], Bộ
Then tứ bách của Lục Văn Pảo [37], Then và những khúc hát [2] và Lễ hội
Dàng Then [1] của tác giả Triều Ân , đây là các công trình tập hợp những
khúc hát Then hành lễ có kèm theo những lời giới thiệu về nội dung, nghệ
thuật, ý nghĩa và đặc điểm nghi lễ gắn với khúc hát Then, những công trình
này rất hữu ích cho việc tìm hiểu các dòng Then.
Cố tác giả Hoàng Đức Chung với Lẩu Then Bjoóc mạ của người Tày
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (1999) [5] đã nghiên cứu công phu với cái
nhìn toàn diện về lễ cấp sắc trong Then ở Hà Giang, đây là công trình góp
phần vào gìn giữ những đặc sắc trong Then ở Hà Giang nói chung. Tuy nhiên,
tác giả chỉ nghiên cứu ở lĩnh vực mang tính văn hoá, chưa đi sâu vào tìm hiểu
phần nội dung văn học.
Các luận văn Nghệ thuật hát Then của người Tày ở Lạng Sơn của
Dương Thị Lâm [24] và Khảo sát nghi lễ Then "Hắt khoăn" (giải hạn) của
người Tày huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn của Nguyễn Thị Hoa bảo vệ năm
2002 [15], và Khảo sát phần lời ca trong Then cầu tự của người Tày Cao
Bằng của Nguyễn Thanh Hiền bảo vệ năm 2007 [12] đã góp phần làm rõ sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
đa dạng, phong phú của Then tại các địa phương khác nhau ở Việt Bắc, đặc
biệt là luận văn nghiên cứu về Văn hoá tâm linh của người Tày qua lời hát
Then của Hà Anh Tuấn bảo bệ năm 2008 [54] cho thấy tâm linh có một vị trí
quan trọng trong đời sống tinh thần của người Tày, giúp người Tày có niềm
tin trong cuộc sống. Các luận văn nghiên cứu về Then ở những khía cạnh
khác nhau, nhưng cũng đã cung cấp một cái nhìn đầy đủ về những giá trị vốn
có trong Then.
Cuốn Nét chung và nét riêng của âm nhạc trong diễn xướng Then Tày
Nùng của tác giả Nông Thị Nhình xuất bản năm 2004 [30] là công trình khảo
cứu công phu về âm nhạc của Then, góp phần khẳng định xu hướng nghiên
cứu Then từ nhiều góc độ hiện nay. Tuy nhiên công trình này vẫn chưa có
được sự so sánh một cách cụ thể âm nhạc Then với các loại hình âm nhạc
cúng bái có liên quan khác của người Tày, Nùng như Tào, Mo, đặc biệt là Pụt.
Năm 2010 với Then Tày của T.S Nguyễn Thị Yên [58], cuốn sách được
xem xét khá toàn diện những vấn đề liên quan đến nghiên cứu Then, diễn
xướng nghi lễ Then cấp sắc, bản chất tín ngưỡng và sự hình thành biến đổi
trong Then, giá trị của Then và yếu tố Shaman giáo trong Then. Công trình
nghiên cứu này đã giúp người đọc có cái nhìn khá sâu sắc về Then và Then
cấp sắc - một loại Then tiểu biểu của người Tày. Tuy nhiên, đây là công trình
nghiên cứu có tính chất tổng hợp chủ yếu nghiên cứu về Then cấp sắc, nên tác
giả chưa có điều kiện tìm hiểu sâu về nội dung cũng như nghệ thuật của Then
dưới góc độ văn học.
Như vậy, ở từng thời điểm khác nhau đặc biệt là trong giai đoạn hiện
nay, ngoài những công trình nghiên cứu về Then kể trên còn có nhiều công
trình nghiên cứu, sưu tầm và các bài viết về Then đăng trên các sách, báo, tạp
chí từ nhiều góc nhìn khác nhau (văn hoá dân gian, văn học dân gian, dân tộc
học, âm nhạc dân gian ). Tuy nhiên, nghiên cứu về một dòng Then cụ thể ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
từng vùng, miền của Hà Giang từ trước đến nay chưa có công trình nào
chuyên sâu tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của Then Tày nơi đây.
Đây cũng chính là lí do để chúng tôi chọn làm để tài nghiên cứu của mình,
những công trình nghiên cứu trên là cơ sở gợi dẫn quý báu, bổ ích cho chúng
tôi tiếp cận và triển khai đề tài.
2.2. Những công trình sưu tầm, nghiên cứu Then ở Bắc Quang, Hà Giang
Đối với dân tộc Tày ở Bắc Quang hát Then vừa là một loại hình sinh
hoạt văn hoá, văn nghệ quần chúng vừa là loại hình sinh hoạt văn hoá tín
ngưỡng lâu đời của người Tày nơi đây. Những bài hát Then cổ và những bài
Then dùng trong nghi lễ được người dân lưu truyền qua nhiều thế hệ ở khắp
các địa phương có người Tày sinh sống. Trải qua năm tháng Then vẫn luôn
sống mãi trong lòng những người yêu thích loại hình sinh hoạt văn hoá này.
Dù đã được biết đến, nhưng Then của dân tộc Tày vẫn còn là mảnh đất
nguyên sơ chưa được nhiều người quan tâm, nghiên cứu.
Hiện nay, tư liệu về Then chủ yếu là do những người là nghề cúng bái
cao tuổi lưu giữ (nhưng rất ít), chữ viết chủ yếu lại bằng chữ Nôm Tày nên
nhiều người không đọc được. Những người có "căn số" làm Then khi ngồi
trước mâm hương nghi ngút khói là họ tự nhớ, tự thuộc nếu có đến nhà thầy
Then để học chủ yếu bằng con đường truyền khẩu. Điều đó cho thấy, nguy cơ
mai một của hình thức sinh hoạt văn hoá độc đáo này.
Người có công sưu tầm, nghiên cứu về Then kỳ yên ở Bắc Quang là ông
Hoàng Định (80 tuổi) là người Tày ở Bắc Quang, cán bộ công tác trong ngành
văn hoá nay đã nghỉ hưu. Công trình sưu tầm, nghiên cứu này chuẩn bị in
thành sách, dài 2.078 nghìn câu Then, qua những chuyến đi điền dã chúng tôi
chưa thấy có thêm công trình nghiên cứu nào về Then ở Bắc Quang. Do nhiều
lí do khác nhau mà cho đến nay việc sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu về Then
ở Bắc Quang nói riêng ở Hà Giang nói chung chưa được chú ý. Do vậy, việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
tìm hiểu Then của người Tày ở địa phương Bắc Quang (từ góc độ văn học dân
gian) là một việc làm thiết thực trong đời sống hiện nay, góp phần bảo tồn,
gìn giữ và phát huy nền văn học nghệ thuật vô cùng quý giá của cả dân tộc.
3. Mục đích nghiên cứu
- Mục tiêu bao trùm luận văn là tìm hiểu đặc điểm Then kỳ yên của
người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang trên bình diện là tiếp cận từ góc độ văn
học dân gian. Qua đó phân tích, nhận diện được những nét độc đáo, mang
đậm bản sắc của văn hoá Tày ở một địa phương cụ thể.
- Bước đầu tìm hiểu, lí giải cội nguồn của Then trên cơ sở tổng quan
văn hóa của dân tộc Tày ở Bắc Quang - Hà Giang.
- Gợi ra hướng nhằm bảo tồn, phát huy những nét đẹp vốn có của Then.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, thống kê, phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản
Then kỳ yên với tư cách là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
- Trong điều kiện có thể, chúng tôi sưu tầm, tìm hiểu thêm về Then và
một số loại hình văn hoá tín ngưỡng có liên quan đến đề tài từ các góc độ nhìn
nhận, đánh giá.
- Bước đầu nêu một số suy nghĩ về bảo tồn, phát huy những giá trị văn
hoá của Then trong đời sống đương đại và những hạn chế nhất định về Then.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là những bài hát Then đã
được sưu tầm chưa xuất bản của những nghệ nhân ở một số vùng khác nhau,
đặc biệt là văn bản Then kỳ yên của tác giả Hoàng Định trực tiếp sưu tầm và
biên dịch, ngoài ra còn có một số bài hát Then do chính tác giả luận văn thu
thập qua những chuyến đi điền dã.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong điều kiện và khuôn khổ của luận văn,
chúng tôi đi sâu tìm hiểu những giá trị tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật
trong Then kỳ yên của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Trên bình diện phương pháp luận là tiếp cận theo quan điểm Ngữ văn
học, tức là dựa vào các thành tố ngôn từ, cụ thể là những lời ca trong Then kỳ
yên để phân tích. Tuy nhiên, Then là loại hình diễn xướng tổng hợp và tồn tại
không tách rời khỏi đời sống văn hoá của người Tày. Do vậy, tiếp cận vấn đề
nghiên cứu theo quan điểm văn hoá học là rất cần thiết, song cần phải nghiên
cứu theo quan điểm tiếp cận liên ngành, xem xét đối tượng từ nhiều góc độ,
ngành khoa học khác nhau.
- Để hoàn thành đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
+ Phương pháp điền dã văn học
+ Phương pháp nghiên cứu liên ngành
+ Phương pháp khảo sát, thống kê
+ Phương pháp phân tích tổng hợp
+ Phương pháp đối chiếu so sánh
7. Những đóng góp của luận văn
- Là công trình nghiên cứu đầu tiên một cách có hệ thống về những giá
trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong Then kỳ yên của người Tày ở Bắc
Quang, Hà Giang. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc giữ gìn và phát
huy nét đẹp văn hoá của dân tộc Tày.
- Trong quá trình điền dã, khảo sát, nghiên cứu tác giả đề tài cũng thu
thập được một số lượng nhất định về những lời hát Then cổ, bài cúng sử dụng
lời Then trong các nghi lễ còn đang lưu truyền trong đời sống dân gian ở Bắc
Quang và một số địa phương lân cận của tỉnh Hà Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
- Từ kết quả khảo sát thực tế trên cơ sở khoa học, tác giả luận văn bước
đầu đề xuất hướng bảo tồn và phát huy, gìn giữ những nét đẹp, giàu bản sắc văn
hoá dân tộc Tày nói chung trong đó có dân tộc Tày ở Bắc Quang, Hà Giang.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung của luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Tổng quan về tộc người Tày, Then Tày và Then kỳ yên ở
Bắc Quang, Hà Giang
Chương 2: Nội dung Then kỳ yên của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật Then kỳ yên của người Tày ở Bắc
Quang, Hà Giang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TỘC NGƢỜI TÀY, THEN TÀY VÀ THEN KỲ YÊN
Ở BẮC QUANG, HÀ GIANG
1.1. Tổng quan về tộc ngƣời Tày ở Bắc Quang, Hà Giang
1.1.1. Vài nét về cộng đồng người Tày ở Hà Giang
Dân tộc Tày là một cộng đồng người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.
Ở Việt Nam, người Tày có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số, cư trú
chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía đông bắc Việt Nam, là cư dân bản địa sống
lâu đời trên đất nước Việt Nam. Họ cùng các cư dân Tày - Thái khác là một
trong những chủ nhân đầu tiên lập lên nhà nước Văn Lang của các vua Hùng,
nhà nước Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương. Như vậy, ngay từ buổi
bình minh của lịch sử, dân tộc Tày đã là một thành viên trong đại gia đình các
dân tộc Việt Nam.
Ở Hà Giang theo các nguồn tài liệu lịch sử, khảo cổ học từ trước năm
1945 cho đến nay đã phát hiện những hiện vật từ thời đồ đá cũ cho đến thời
đại đồ đồng, đồ sắt, báo hiệu quá khứ xa xưa con người đã cư trú trên mảnh
đất nơi địa đầu của tổ quốc. Điều đó chứng tỏ phần nào Hà Giang là vùng đất
cổ có các cư dân sinh sống, trong đó có dân tộc Tày. Cụ thể là tấm bia ở chùa
Sùng Khánh (huyện Vị Xuyên) dựng năm 1367 khắc ghi công lao của quan
phủ đạo người Tày họ Nguyễn là Nguyễn Thiếp đã có công bảo vệ giới phía
Bắc, xây dựng làng xã ổn định phát triển, là nơi tin cậy của triều đình ở vùng
biên viễn xa xôi.
Trong số 22 dân tộc anh em cùng sinh sống ở Hà Giang, thì người Tày
cư trú lâu đời, sống chủ yếu tập trung ở những vùng thấp, thung lũng nơi gần
nguồn nước. Theo tổng điều tra dân số năm 2009 thì dân tộc Tày có 168.719
nghìn người chiếm 27% dân số trong toàn tỉnh, là dân tộc đông thứ hai sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
dân tộc Mông (31%) [7]. Người Tày sống rải rác ở 10 huyện thị trong tỉnh,
nhưng tập trung đông nhất là ở huyện Vị Xuyên, Bắc Quang. Quan hệ xã hội
giữa các cư dân Tày mang tính chất cộng đồng thuần nhất, họ luôn giữ được
truyền thống đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau trong lao động
sản xuất, chung tay, góp sức làm những việc lớn của thôn xóm, làng xã
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cùng với người Tày trên cả nước,
người Tày ở Hà Giang chẳng những góp phần quan trọng vào sự nghiệp dựng
nước và giữ nước mà còn sớm hình thành một nền văn hoá đặc sắc, làm
phong phú thêm cho nền văn hoá truyền thống của các dân tộc Việt Nam.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, diện mạo văn hoá
của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Bắc Quang là một huyện vùng thấp, huyện cửa ngõ của tỉnh Hà Giang,
nằm trên quốc lộ số 2, cách thành phố Hà Giang 60km về phía Bắc. Toàn
huyện có 23 đơn vị hành chính gồm 21 xã và 2 thị trấn, có tổng diện tích tự
nhiên là 108.366 ha, số dân là 102.293 người, với 19 dân tộc anh em cùng
chung sống. Trong đó, người Tày chiếm 50% dân số của cả huyện [7]. Là một
huyện nằm ở vùng núi thấp nên Bắc Quang được thiên nhiên ưu đãi, tạo cho
vùng đất này những bãi bồi phù sa mầu mỡ dọc theo hệ thống sông Lô, sông
Ngòi Sảo, sông Bạc thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp lúa nước
và các loại cây hoa màu khác. Tuy nhiên, nơi đây được coi là nơi mưa nhiều
nhất so với cả nước, nên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống con
người. Ngoài ra Bắc Quang còn được thiên nhiên ban tặng những thắng cảnh
đẹp như Thác Thuý, Hồ Quang Minh
Điều kiện tự nhiên nói trên, về cơ bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho
Bắc Quang phát triển kinh tế, xã hội cũng như tạo nên những nét đặc trưng
riêng về văn hoá vật chất lẫn tinh thần của đồng bào nơi đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế và đời sống xã hội:
- Hoạt động kinh tế truyền thống:
Là cư dân nông nghiệp lúa nước, từ xa xưa người Tày ở Bắc Quang đã
có tập quán định canh, định cư với nguồn sống chính trồng trọt và chăn nuôi,
là huyện nằm ở vùng núi thấp, được thiên nhiên ban tặng cho những cách
đồng lúa phù sa mầu mỡ, rất thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ. Trải qua
hàng ngàn năm gắn bó với mảnh đất này, đồng bào đã khai khẩn các thung
lũng ven các con sông Lô, sông Bạc, Ngòi Sảo, ven các con suối thành những
cánh đồng bậc thang bằng phẳng, mỗi năm cho từ 1 đến 2 vụ lúa, nơi đây
được coi là vựa thóc của toàn tỉnh. Bên cạnh cây lúa nước được trồng từ rất
sớm và đạt trình độ canh tác cao, đồng bào còn trồng thêm lúa nương và các
loại cây ăn quả và cây hoa màu khác
Cư dân Tày ở Bắc Quang cũng rất chú trọng phát triển chăn nuôi, từ lâu
đồng bào đã chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm như: trâu, bò, lợn, gà,
ngan , để lấy sức kéo, làm nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống,
mỗi nhà thường có một đến hai cái ao thả các loại cá để làm thức ăn quanh
năm. Do cuộc sống mang tính tự cung, tự cấp nên các ngành nghề thủ công
cũng được phát triển, đồng bào tự làm lấy những thứ cần thiết cho cuộc sống
như: đan lát, làm đồ gỗ, nuôi tằm dệt vải, làm nghề rèn , các chợ phiên ở
nông thôn được mở ra để mua bán, trao đổi những mặt hàng thiết yếu.
Nhờ vào môi trường tự nhiên thuận lợi, đã tạo cho đồng bào nơi đây nhiều
khả năng phát triển kinh tế toàn diện, một nền kinh tế đa dạng, kết hợp giữa
nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển lâu dài và bền vững.
Nhìn chung, hoạt động kinh tế của người Tày Bắc Quang đã dần thoát
khỏi tình trạng tự cung, tự cấp, ngày càng phát triển toàn diện hơn, góp phần
cùng với các dân tộc anh em xây dựng một Bắc Quang văn minh, giàu đẹp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
- Đời sống xã hội:
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, đời sống xã hội của người Tày ở
Bắc Quang còn gặp nhiều khó khăn bởi sự thống trị của chế độ thực dân
phong kiến, gọi là chế độ "quăng" (thổ ty), bị thực dân phong kiến lợi dụng,
khiến đồng bào nơi đây bị bóc lột nặng nề về kinh tế, áp bức về chính trị.
Nhưng từ sau Cách mạng tháng Tám, cùng với sự đổi thay chung của cả dân
tộc, cuộc sống của đồng bào Tày Bắc Quang có nhiều biến đổi lớn lao. Chế
độ phu phen, tạp dịch được xoá bỏ, nhân dân các dân tộc trong toàn huyện đã
ra sức khôi phục, phát triển kinh tế, văn hoá, cải thiện đời sống để phục vụ
đắc lực cho hai cuộc kháng chiến. Đời sống của đồng bào những ngày đầu tuy
còn khó khăn nhất định nhưng dần từng bước đã được nâng lên, những hủ tục,
tập quán lạc hậu, mang nặng yếu tố mê tín, dị đoan đang dần được xoá bỏ.
Hiện nay đời sống xã hội của người Tày Bắc Quang đang có những chuyển
biến rất mạnh, con em đồng bào ngày càng được nâng cao về trình độ, nhiều
cán bộ người Tày được cử đi đào tạo, nâng cao về chuyên môn và giữ những
trọng trách quan trọng trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền của huyện, góp
phần xây dựng Bắc Quang ngày càng phát triển giàu mạnh, nhân dân được ấm
no, hạnh phúc.
1.1.2.3. Diện mạo văn hoá
- Văn hoá tổ chức đời sống vật chất:
Cũng như người Tày ở những địa phương khác, người Tày ở Bắc
Quang có một đời sống văn hoá văn chất lẫn tinh thần hết sức đa dạng và giàu
bản sắc.
Về Nhà ở, nhà của người Tày nơi đây thường xây dựng theo thế đất:
phía sau dựa vào núi, phía trước nhìn ra cách đồng, sông suối, bên cạnh có
máng nước và ao cá. Hướng nhà căn cứ vào tuổi gia chủ, có vận dụng thuyết
phong thuỷ trong tìm đất, tìm hướng để làm nhà. Nhà người Tày thường có ba
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
loại chính: nhà sàn, nhà đất và nhà phòng thủ. Nhà sàn là loại nhà phổ biến
nhất của người Tày, thường làm bằng cột gỗ kê đá, mái lập lá cọ hoặc ngói
âm dương, phên vách và dát nhà thường làm bằng nứa đan, ván xẻ hoặc bằng
cây tre, cây mai được băm và phơi rất kĩ để tránh mối, mọt. Nhà sàn của
người Tày là loại hình nhà tổng hợp, gian giữa thường để bài thờ tổ tiên, bếp
lửa; gian đầu nơi cầu thang lên là nơi tiếp khách nam, các gian phía trong là
chỗ ngủ của các thành viên trong gia đình, bếp nấu ăn và cũng là nơi tiếp
khách của nữ giới, trong nhà còn có gác để thóc, ngô và các đồ dùng gia đình
khác , nhà sàn của người Tày thường làm số gian lẻ là 3, 5, 7 gian hoặc 3
gian 2 trái. Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện môi trường, xã hội, nhiều ngôi
nhà sàn hiện nay đang dần được thay thế bằng những ngôi nhà đất hoặc xây,
nhất là những nơi gần trung tâm xã, thị trấn, ven đường quốc lộ.
Bản của người Tày ở Bắc Quang thường có khoảng từ 25 đến 30 nhà,
bản lớn có tới 60 đến 70 nhà, thậm chí tới 100 nhà. Có bản chỉ có người Tày,
nhưng cũng có bản sống xen kẽ nhiều dân tộc anh em, chủ yếu là Nùng, Giáy,
Mông, Dao Nhìn chung cư dân sống xen kẽ trong một bản là hiện tượng phổ
biến của người Tày ở Bắc Quang, ở các khu như trung tâm xã, thị trấn cư dân
đông đúc, nhà san sát nhau, trông không khác gì những vùng trù mật ở miền
xuôi. Bà con trong thôn bản sớm tối có nhau, giống như câu tục ngữ Tày đã
ví: " Pí noọng tam tó bố táy pi noọng xó rườn" (anh em ở xa không bằng anh
em làng xóm ở gần). Tính cộng đồng của làng bản xưa kia đóng vai trò quan
trọng trong đời sống của đồng bào Tày, nay vẫn được giữ gìn và phát huy.
Trang phục nam, nữ Tày ở đây thường nhuộm vải màu chàm để may
quần áo. Trang phục cổ truyền của nam giới Tày gồm áo năm thân buông
chùm qua cạp quần xuống đến đầu gối; quần cạp rộng, ống rộng, buông trùng
đến mắt cá chân, khăn đội đầu nhỏ, dài, quấn hay chít khăn kiểu chữ Nhân
trên trán. Trang phục của nữ nhiều loại và kiểu cách phức tạp hơn, vào những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
dịp lễ tết, hội hè , chị em mặc áo dài năm thân, trùng đến mắt cá chân, ống
tay hẹp, xẻ nách phải, cài năm khuy, được thắt eo bằng một dải dây lưng bằng
vải lanh hay đũi màu xanh, đỏ dài khoảng hai sải tay để tăng thêm vẻ duyên
dáng, nhất là đối với thanh nữ. Thường ngày thì mặc áo ngắn bốn thân, cổ
tròn, xẻ ngực cài cúc, có túi nhỏ ở hai vạt áo, may bó tạo eo; ống quần nhỏ
hoặc váy dài đến mắt cá chân. Khăn đội đầu là một vuông vải chàm, không
thêu, buộc theo vấn tóc, chân đi giày vải hoặc dép, đầu đội nón tự làm. Ngoài
quần áo, khăn, thắt lưng, chị em còn đeo thêm vòng cổ, vòng tay và mang xà
tích bằng bạc, vàng để làm đồ trang sức. Trang phục cổ truyền của đồng bào
Tày nơi đây đang có xu hướng hiện đại hoá, nam giới, trẻ em hầu như không
mặc y phục truyền thống nữa, thay vào đó là những trang phục như người
Kinh do đồng bào tự may hoặc mua ở chợ, chỉ còn trang phục nữ còn giữ
được khá nguyên vẹn.
Ẩm thực của người Tày rất phong phú, trước kia ở một số vùng đồng
bào ăn cơm nếp là chính, lúc giáp hạt cũng có thể ăn ngô, khoai, sắn, nay cơm
tẻ là thứ dùng hàng ngày. Thức ăn của đồng bào thường là rau các loại, mùa
nào thức ấy, còn thực phẩm như cá, gà, thịt lợn Ngày xưa, vào dịp tết
Nguyên đán, tết rằm tháng 7, các gia đình thường mổ lợn to từ 70 - 100kg,
thịt để gói bánh trưng, làm cỗ, còn toàn bộ mỡ được rán sau đó cho vào hũ
buộc kín để ăn quanh năm, phần thịt còn lại đồng bào ủ làm mắm để ăn dần.
Hiện nay do thịt, mỡ, dầu ăn có nhiều nên đồng bào không phải tích trữ như
trước nữa. Ngoài ra phụ nữ Tày còn biết làm rất nhiều loại bánh ngon từ gạo,
khoai, sắn , nơi đây có truyền thống rất mến khách, khi khách đến nhà được
cả gia đình đón tiếp chu đáo.
- Văn hoá tinh thần
Tôn giáo, tín ngưỡng: Do sản sinh trên cơ sở của một nền nông nghiệp
nghèo nàn lạc hậu, mang tính chất tự cung tự cấp, cho nên những tàn dư của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
các tín ngưỡng nguyên thuỷ còn tồn tại trong đời sống tâm linh của người Tày
nơi đây: tiêu biểu nhất là thờ cúng tổ tiên, bắt nguồn từ thờ cúng gia tộc, thị
tộc ở thời kì trước. Thờ cúng tổ tiên vừa để tỏ lòng biết ơn đối với cha ông đã
sinh ra mình, vừa nhắc nhở con cháu phải giữ gìn tôn thống và cầu mong tổ
tiên phù hộ cho con cháu được khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt. Bàn thờ tổ tiên
trong nhà người Tày được đặt ở gian giữa, có vị trí trang trong nhất và được
trang hoàng đẹp nhất, bàn thờ viết bằng chữ Nho phải chọn thầy Tạo viết chữ
đẹp để viết, bàn thờ thường để ở trên cao, ngang xà nhà và được quét dọn
sạch sẽ, thắp hương và cúng bằng chè, rượu. Mỗi khi gia đình có việc lớn như
làm nhà mới, cưới xin, sinh đẻ, tang ma, hoặc làm lễ giải hạn, cầu an đều
phải thắp hương, cúng mời tổ tiên về chứng giám.
Ở mỗi làng, bản của người Tày còn thờ Thổ công (Cốc Bản), Thổ địa,
thờ các vị thần thánh trong vùng mà họ gọi là "Thấn" (Thần) được cúng vào
dịp tết nguyên đán và rằm tháng bảy. Hệ thống điện thờ của người Tày đã
phát triển khá cao, có đủ mặt các vị thần từ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu,
mẹ Hoa (mẹ Bjoóc) , đến thần sông, thần núi, thần sấm, thần sét , cho tới
các loại thần thánh, ma quỷ ở địa phương. Người Tày còn quan niệm con
người có hồn, có vía, có ma lành và ma dữ. Ma lành thì được thờ phụng để
phù hộ, ma dữ nếu quấy nhiễu thì phải cúng tế, tống chúng đi. Công việc này
được thông qua hệ thống các thầy cúng, thầy bói như thầy Tào, thầy Mo, thầy
Then, Pụt Ở Bắc Quang vẫn duy trì được lễ hội Lồng tồng (xuống đồng)
được tổ chức khoảng từ mùng 4 đến 15 tháng giêng hàng năm, để cầu mưa
thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Ngoài phần lễ long trọng là phần hội tưng
bừng với các trò chơi dân gian đặc sắc và những câu hát giao duyên Lượn,
Iếu, Cọi , làm đắm say bao tâm hồn từ người già đến người trẻ. Sau khi ăn
tết xong các gia đình chọn được ngày lành đến mời thầy Then về nhà làm lễ
với mục đích là giải hạn hay cầu chúc cho một năm mới mọi người trong gia
đình được khoẻ mạnh, làm ăn thuận buồm xuôi gió, mùa màng tốt tươi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Bên cạnh những yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng mang ý nghĩa tích cực, vẫn
còn không ít những rơi rớt lạc hậu từ chế độ cũ cần được hạn chế xoá bỏ.
Văn học, nghệ thuật dân gian:
Nếu gạt sang một bên những yếu tố tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo, ta
sẽ thấy những yếu tố lành mạnh, trong sáng như những hạt ngọc lấp lánh chứa
đựng các thể loại văn học nghệ thuật dân gian của dân tộc Tày, là vốn quý cần
được sưu tầm, khai thác, phát huy trong thời đại ngày nay. Vốn quý đó, một
phần nhỏ được lưu giữ qua các tài liệu mà các nhà nghiên cứu văn học nghệ
thuật dân gian sưu tầm, phần lớn được lưu giữ qua các "nghệ sỹ" dân gian,
tiêu biểu như: truyện cổ tích, truyện thơ, truyện kể địa danh, tục ngữ , ngoài
ra còn có một số thể loại nữa cần chú ý tới đó là hát Then, hát Lượn cọi, hát
Iếu, hát quan làng, đọc phong thư Đây là những thể loại văn học nghệ thuật
đặc sắc của người Tày. Trong xã hội hiện đại, các hình thức sinh hoạt văn
hoá, nghệ thuật dân gian không còn được phổ biến như xưa nữa mà được diễn
xướng xen kẽ trong các đợt sinh hoạt tập thể, lễ hội, lễ cầu yên, giải hạn,
mừng nhà mới, đám cưới
Nhìn chung, hệ thống văn học nghệ thuật dân gian của người Tày đã
thực hiện xuất sắc chức năng phục vụ đời sống, nhu cầu sinh hoạt văn hoá,
đời sống tâm tư tình cảm của đồng bào Tày. Đến với Bắc Quang hôm nay vẫn
thấy bản sắc văn hoá Tày còn in đậm trong lối sống, nếp sinh hoạt, phong tục
tập quán của con người nơi đây. Đây cũng chính là những cơ sở cần thiết để
chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Khái quát về Then Tày
1.2.1. Khái niệm Then
Trong kho tàng văn nghệ cổ truyền của các dân tộc Việt Bắc, Then là
một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời của hai dân tộc Tày - Nùng được quần
chúng nhân dân ưa thích. Then khác với các loại hình dân ca khác, nó vừa có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
tính chất sinh hoạt văn nghệ quần chúng, nhưng mặt khác nó cũng mang khá
rõ tính chất tôn giáo, mê tín. Then là gì cho đến nay những người yêu thích
nghệ thuật Then, ngay cả những người làm Then cũng chưa định nghĩa được
thật rõ ràng về Then. Nhưng tất cả những các cách giải thích đều đi đến khái
niệm chung gần thống nhất.
- Dương Kim Bội trong cuốn Lời hát Then quan niệm về Then: "cho dù
chưa có cách định nghĩa, giải thích một cách thoả đáng, cứ coi nó như một
danh từ riêng để chỉ một loại hình mê tín" [3, tr.10]
- Cuốn Mấy vấn đề về Then Việt Bắc (nhiều tác giả), trong bài viết của
ông Nông Văn Hoàn lại cho rằng: "Then là tiên (có nơi gọi sliên), là người
của trời. Họ là người giữ mối liên hệ giữa người trần gian với Ngọc hoàng và
Long vương" [34, tr.14]
- "Then là một loại hình nghệ thuật dân gian mang tính chất tổng hợp
và có phần tôn giáo, mê tín" [34, tr.12]
- "Then là những khúc hát thuộc về thờ cúng (chant cultued) do những
Then làm nghề (chan-teuse cultuelle) hát trong nghi lễ" [2, tr.7]
- Từ điển Tiếng Việt định nghĩa Then là: "1. Lực lượng siêu tự nhiên
sáng tạo ra thế giới, theo quan niệm của một số dân tộc thiểu số miềm Bắc
Việt Nam. 2. Người làm nghề cúng bái (thường là nữ) ở vùng các dân tộc
thiểu số nói trên. Bà Then, làm mo, làm Then. 3. Loại hình nghệ thuật tổng
hợp gồm đàn, hát, múa gắn liền với tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số nói
trên. Hát Then, múa Then." [38, tr.931]
Qua các công trình nghiên cứu về Then ở trên, chúng tôi thấy Then là
một trong những hình thức tín ngưỡng dân gian tiêu biểu của dân tộc Tày, nó
không chỉ chi phối đời sống tâm linh của người dân, mà còn để lại những dấu
ấn sâu đậm trong đời sống văn hoá nghệ thuật của dân tộc. Vì thế Then sản
sinh và tích hợp các giá trị văn hoá nghệ thuật và trở thành thứ "sân khấu tâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
linh" thoả mãn nhu cầu tâm linh và thưởng thưởng thức văn hoá nghệ thuật
của quần chúng.
Từ góc độ nghiên cứu của mình, trên cơ sở tham khảo ý kiến của các
nhà nghiên cứu và qua khảo sát thực tế ở địa phương, chúng tôi bước đầu đưa
ra cách hiểu về Then như sau: Then là một hình thức sinh hoạt văn hoá tín
ngưỡng lâu đời của người Tày miền núi phía Bắc Việt Nam, là tên gọi một
hình thức nghi lễ có sử dụng nhạc cụ (đàn tính, chùm nhạc xóc) và những
khúc hát thờ cúng. Then còn là tên gọi chỉ hình thức hát dân ca của người
Tày là hát Then, thường được diễn ra trong những ngày lễ trọng đại của gia
đình hay làng xã như: lễ hội lồng tồng (xuống đồng), lễ hội nàng hai (nàng
trăng), lễ cầu an ,giải hạn, cầu có con nối dõi, cầu công thành danh toại
Nội dung Then phản ánh nhiều vấn đề liên quan đến đời sống xã hội của
người Tày trong quá khứ. Nghệ thuật Then có sự kết hợp hài hoà giữa âm
nhạc, múa, hội hoạ và lời ca trong một môi trường diễn xướng đậm mầu sắc
tín ngưỡng linh thiêng của con người.
Nằm trong chuỗi hệ thống Then, có một loại Then mà phần lời ca chủ
yếu là những lời cầu chúc, chúc mừng, mang tính chất vui vẻ đó Then kỳ yên.
Kỳ yên theo những người làm Then chuyên nghiệp, lâu năm cho rằng:
kỳ yên là cầu an báo phúc, nghĩa là cầu mong "phước lộc". Làm Then kỳ yên
theo khảo sát của chúng tôi ở khu vực Bắc Quang thường có ba loại:
+ Kỳ yên chỉ làm vào dịp đầu năm từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch
+ Kỳ yên cáp hết khoăn
+ Kỳ yên cáp hết giải (giải hạn)
Then kỳ yên cáp hết khoăn là vào lúc gia đình nào có ông, bà, bố mẹ đã
lên lão mới mời Then về làm.
Then kỳ yên cáp hết giải (giải hạn) được tổ chức vào bất kì ngày tháng
nào trong năm, theo tình hình cấp bách của gia chủ. Loại then này làm xuất