Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

chuyển biến về kinh tế - xã hội của huyện bạch thông tỉnh bắc kạn (1986 - 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 139 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
…………………


CHU HUY HƢNG



CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HUYỆN BẠCH THÔNG TỈNH BẮC KẠN (1986 - 2010)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG NGỌC LA







Thái Nguyên: 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



2

MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn dề tài 4
2. Lịch Sử nghiên cứu vấn đề 5
3. Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 7
3.1 Đối tượng nghiên cứu 7
3.2 Phạm vi nghiên cứu 7
3.3 Nhiệm vụ đề tài 8
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 8
4.1 Nguồn tư liệu 8
4.2 Phương pháp nghiên cứu 8
5. Đóng góp của luận văn 8
6. Kết cấu luận văn 9
NỘI DUNG
Chƣơng 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BẠCH THÔNG
TRƢỚC 1986.
1.1 Khái quát huyện Bạch Thông 12
1.1.1 Điều kiện tự nhiện 12
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội. 17
1.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Bạch Thông trước 1986. 20
1.2.1 Tình hình kinh tế 20
1.2.2 Tình hình xã hội 31









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Chƣơng 2: CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ HUYỆN BẠCH THÔNG
TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 - 2010)
2.1 Huyện Bạch Thông trong thời kì đổi mới đất nước. 37
2.1.1 Bối cảnh lịch sử 37
2.1.2 Đường lối đổi mới của Đảng 38
2.2 Chuyển biến về kinh tế huyện Bạch Thông. 40
2.2.1 Nông nghiệp, lâm nghiệp 40
2.2.2 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 58
2.2.3 Thương mại, dịch vụ 62
2.2.4 Tài chính, ngân hàng 66
2.2.5 Xây dựng cơ sở hạ tầng 73
Chƣơng 3: CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI HUYỆN BẠCH THÔNG TRONG
THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 - 2010).
3.1 Giáo dục - đào tạo, văn hóa - thông tin - thể thao 82
3.2 Y tế - môi trường 96
3.3 Lao động - việc làm 103
3.4 Thu nhập - đời sống 106
3.5 Thực hiện các chính sách xã hội 109
3.6 Công tác an ninh - quốc phòng. 113
KẾT LUẬN 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO 125
PHỤC LỤC 133










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế được coi là thước đo trình độ phát triển của mọi quốc gia trên thế
giới. Chính vì thế mà tất cả các quốc gia trên thế giới dù đi theo thể chế xã hội
nào cũng đều có những chiến lược để phát triển kinh tế của đất nước.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975),
nước ta chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã
hội. Trong 10 năm đầu (1976 - 1986) đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai kế
hoạch nhà nước 5 năm do Đại hội IV (12/1976) và Đại hội V (3/1982) của Đảng
đề ra, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm, chúng ta gặp không ít khó khăn,
yếu kém, cả sai lầm, khuyết điểm. Khó khăn của ta ngày càng lớn, sai lầm chậm
được sửa chữa, đưa đến khủng hoảng, trước hết về kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải
được đổi mới.
Đường lối đổi mới của Đảng đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12/1986),
được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6/1991), Đại hội VIII
(6/1996), Đại hội IX (4/2001). Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, đất nước ta
đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn: Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, bước
vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bạch Thông là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, là nơi sinh sống của
nhiều dân tộc anh em, có nhiều lợi thế để phát triển một nền kinh tế đa dạng.
Cách thị xã Bắc Kạn khoảng 18 km về phía bắc với hệ thống đường giao thông
tương đối phát triển. Trừ một số xã nằm sâu giữa vùng núi non hiểm trở ở hai
phía đông và tây, các tổng và các xã còn lại đều nằm dọc các thung lũng, giao
thông liên lạc khá thuận tiện. Bạch Thông có tiểm năng là một thị trường lớn về
cung cấp và tiêu thụ.
Trải qua 25 năm (1986 - 2010) thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,
Bạch Thông đã có nhiều chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội. Điều đó đã
khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
hợp với hoàn cảnh địa phương của nhân dân Bạch Thông. Tuy nhiên bên cạnh
những thành tựu vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế và khó khăn.
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của
huyện Bạch Thông trong giai đoạn (1975 - 2010) không chỉ có ý nghĩa về mặt
khoa học mà cả về mặt thực tiễn.
Thông qua các nguồn tài liệu, luận văn dựng lên bức tranh về chuyển biến
kinh tế - xã hội huyện Bạch Thông từ (1975 - 2010), trên cơ sở đó rút ra những
bài học thành công cùng những hạn chế chủ quan và khách quan. Đồng thời,
mong muốn góp ý kiến nhỏ bé vào việc gợi mở một số giải pháp và phương
hướng phát triển của huyện trong tương lai.
Nghiên cứu về đề tài này còn để làm rõ hơn truyền thống lịch sử, văn hóa
của nhân dân Bạch Thông trong quá khứ và hiện tại. Từ đó, giáo dục thế hệ trẻ
của huyện thêm trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó. Một số
nội dung của luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy
lịch sử địa phương.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn vấn đề “ Chuyển biến về kinh tế

- xã hội của huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Cạn 1975 - 2010” làm đề tài luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của cá nhân, tập thể, các tổ chức viết
về đề tài kinh tế - xã hội.
Liên quan đến đề tài là các văn kiện nghị quyết của Đảng, nhất là văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), VII(1991), VIII(1996), IX (2001),
X (2006). Trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có nêu lên hai
nội dung rất quan trọng mang tính chất định hướng cho sự phát triển là “Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005” ; đặc biệt là “Chiến lược ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000” của Ban chấp hành trung ương
Đảng do nhà xuât bản sự thật - Hà Nội xuất bản năm 1991.
Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước
viết về vấn đề đổi mới như: “Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
đại” của Trường Chinh, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1992; hai cuốn của
Nguyễn Văn Linh là: “Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực”, nhà xuất
bản Sự Thật, Hà Nội 1987 và “Đổi mới để tiến lên”, Nhà xuất bản Sự Thật Hà
Nội 1991….Những tài liệu trên đã nêu lên yêu cầu và định hướng đổi mới kinh
tế - xã hội cho cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng.
Phản ánh quá trình vận động cách mạng, xây dựng, bảo vệ tổ quốc của
Đảng ở tỉnh Bắc Kạn, có: “Đảng cộng sản Việt Nam, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc
Kạn (1930 - 1975) tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2000. Cuốn sách đã
phản ánh công cuộc chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền ở tỉnh Bắc Kạn, trong đó có huyện Bạch Thông.
Đảng cộng sản Việt Nam, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn (1975 - 2005),
tập 2, tỉnh ủy Bắc Kạn xuất bản năm 2005. Cuốn sách đã nói về sự lãnh đạo của

Đảng bộ giai đoạn (1975 - 2005), nêu lên những thành tựu phát triển kinh tế - xã
hội dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ trong thời kì đổi mới (1986 - 2005). Bạch
Thông là một trong những huyện có vị trí, vai trò to lớn của tỉnh Bắc Kạn được
cuốn sách đề cập khá tỷ mỷ về sự phát triển kinh tế - xã hội Bạch Thông từ năm
1975 - 2005.
Lịch sử Đảng bộ huyện Bạch Thông (1930 - 1975), Huyện ủy Bạch Thông
xuất bản năm 1996. Cuốn sách viết về lịch sử Đảng bộ trong cuộc vận động cách
mạng tháng tám 1945, kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Sự phát
triển kinh tế - xã hội trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Lịch sử Đảng bộ huyện Bạch Thông (1975 - 2005), Huyện ủy Bạch Thông
xuất bản năm 2007. Cuốn sách phản ánh vai trò lãnh đạo của Đảng bộ đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội huyện Bạch Thông giai đoạn (1975 - 2005), về công
tác xây dựng Đảng của Đảng bộ. Đây là cuốn sách có nhiều tư liệu liên quan đến
đề tài, đề cập khá toàn diện về sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bạch
Thông giai đoạn này.
Báo cáo Chính trị của của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Bạch Thông
khóa IV, V, VI, VIII, IX, X, XI đã đề cập đến các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh, quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
quốc, các đoàn thể nhân dân. Các báo cáo đó đã nêu lên những thành tựu, hạn
chế, chỉ ra được nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện nghị
quyết Đại hội đại biểu khóa trước, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và
những giải pháp cho nhiệm kì tiếp theo nhằm đưa huyện phát triển toàn diện,
vững chắc.
Báo cáo tổng kết hàng năm (từ năm 1975 - 2010) của Ủy ban nhân dân
huyện Bạch Thông nêu lên kết quả đạt được về công nghiệp, nông nghiệp, thủ
công nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn

hóa, giáo dục, y tế, môi trường. Trên cơ sở đó, có những đánh giá chung tình
hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm của huyện.
Hệ thống niên giám thống kê của cục thống kê tỉnh Bắc Kạn và phòng
thống kê huyện Bạch Thông cũng phản ánh tình hình kinh tế - xã hội hàng năm
của huyện.
Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu sự
chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Bạch Thông từ năm 1975 đến năm 2010
là một vấn đề mới mẻ và cấp thiết.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Bạch
Thông trong thời kì năm 1975 - 2010.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ 1975 đến 2010. Tuy nhiên để làm
sáng tỏ sự chuyển biến kinh tế của huyện, luận văn còn đề cập khái quát tình
hình kinh tế - xã hội trước đổi mới.
Về không gian: Luận văn nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện
Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn. Huyện Bạch Thông gồm 16 xã và 01 thị trấn.





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
3.3 Nhiệm vụ của đề tài.
Thứ nhất, Khái quát về huyện Bạch Thông: Điều kiện tự nhiên, vị trí địa
lí, tài nguyên thiên nhiên, thành phần dân tộc, tình hình kinh tế - xã hội của
huyện trước 1986.

Thứ hai, Nghiên cứu hệ thống, toàn diện những chuyển biến về kinh tế -
xã hội của huyện từ 1975 - 2010. Qua đó, rút ra mặt mạnh và những hạn chế của
huyện Bạch Thông trong phát triển kinh tế - xã hội từ 1975 - 2010.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu:
4.1 Nguồn tƣ liệu.
Luận văn sử dụng các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài gồm: Các văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết, báo cáo của Đảng
bộ tỉnh Bắc Kạn, Huyện ủy Bạch Thông, Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông,
các số liệu thống kê của các cơ quan kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh và
huyện Bạch Thông.
Luận văn còn kế thừa các nguồn tư liệu, các kết quả nghiên cứu khoa học
đăng trên các sách chuyên khảo, bài viết, bài nghiên cứu về đổi mới kinh tế - xã
hội đăng trên báo và tạp chí, đặc biệt là các cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn
và lịch sử Đảng bộ huyện Bạch Thông.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các tài liệu điều tra thực địa.
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgic. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như:
Thống kê, so sánh, điều tra, điền rã, phân tích.
5. Đóng góp của luận văn.
- Luận văn trình bày hệ thống, sinh động quá trình phát triển, chuyển biến
kinh tế - xã hội của huyện Bạch Thông trong giai đoạn từ 1975 - 2010, trọng tâm
là thời kỳ đổi mới (1986-2010).
- Luận văn có thể làm tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

6. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Tình hình kinh tế - xã hội huyện Bạch Thông trước 1986.
Chương 2: Chuyển biến về kinh tế huyện Bạch Thông trong thời kì đổi mới
(1986 - 2010).
Chương 3: Chuyển biến về xã hội huyện Bạch Thông trong thời kì đổi mới
(1986 - 2010).






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN BẠCH THÔNG









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
CHƢƠNG 1
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BẠCH THÔNG
TRƢỚC 1986

1.1 Khái quát về huyện Bạch Thông
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Bạch Thông là huyện miền núi nằm ở vùng phía bắc tỉnh Bắc Kạn, trong
tọa độ địa lý từ 22
0
06
'
- 22
0
19
'
vÜ ®é b¾c đến 105
0
39
/
- 106
0
kinh ®«ng: Phía

đông giáp huyện Na Rì, phía tây giáp giới huyện Chợ Đồn, phía nam giáp huyện
Chợ Mới và thị xã Bắc Kạn, phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn. Độ dài từ đông
sang tây cách nhau 36 km, từ bắc đến nam 20 km, điểm cao nhất so với mặt biển
1.241m [79,tr.2].
Từ đời nhà Trần về trước, Châu Bạch Thông là một huyện có tên gọi là
Vĩnh Thông. Thời thuộc Minh, huyện Vĩnh Thông thuộc phủ Thái Nguyên. Đời
Lê đổi thành Châu Bạch Thông, do phiên thần họ Hoàng nối đời cai quản. Đầu
đời Nguyễn Gia Long vẫn giữ như vậy, đến năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) đặt
chế độ lưu quan, gồm 9 tổng, 60 xã.
Châu lỵ Bạch Thông được dựng vào năm Minh Mệnh thứ 16, đặt tại xã
Dương Quang. Thành lũy được đắp bằng đất, cao 5 thước (khoảng 1,66m) chu
vi là 58 trượng (khoảng 192,56m).
Sau khi đánh chiếm và đặt bộ máy cai trị trên địa phận Thái Nguyên, chính
quyền thực dân pháp đã nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính tỉnh này nói chung
và châu Bạch Thông nói riêng.
Theo nghị định của toàn quyền Đông Dương, ngày 10-10-1892 tỉnh Thái
Nguyên được tách khỏi các đạo quân sự và kể từ ngày 1-11-1892 được lập thành
3 phủ, 8 huyện, 2 châu. Phủ Thông Hóa gồm các Châu Bạch Thông và huyện
Cảm Hóa. Châu Bạch Thông cho tới lúc này vẫn bao gồm cả bộ phận Chợ rã
(huyện Ba Bể ngày nay và huyện Chợ Đồn) [41,tr. 6].
Ngày 11- 04 - 1900 toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh
Bắc Kạn, gồm các châu: Bạch Thông, Chợ rã, Thông Hóa (về sau đổi thành Na
rì), Cảm Hóa (về sau đổi thành Ngân Sơn).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Ngày 25 - 06 - 1901, toàn quyền Đông Dương ra nghị định rút tổng Yên
Đĩnh khỏi huyện Phú Lương (Thái Nguyên) nhập vào Châu Bạch Thông (Bắc
Kạn). Đến ngày 08-06-1916 (theo nghị định của thống sứ Bắc kỳ) một số tổng

thuộc châu Bạch Thông và châu Chợ Rã được tách ra lập thành châu Chợ Đồn.
Từ đây cho đến cuối thời Kỳ Pháp thống trị, Bạch Thông là một trong năm châu
thuộc tỉnh Bắc Kạn, gồm có 5 tổng và 26 xã.
Do bị chia cắt, nên diện tích châu Bạch Thông bị thu hẹp lại rất nhiều. Tuy
nhiên Bạch Thông vẫn là một châu lớn nhất ở Bắc Kạn. Với chiều dài gần 100
km dọc theo thung lũng sông cầu, Bạch Thông bao gồm hầu như toàn bộ phần
đất thuộc trung tâm tỉnh Bắc Kạn cả về điều kiện tự nhiên và xã hội.
Từ năm 1965 đến 1975, Bạch Thông là một huyện miền núi phía Bắc tỉnh
Bắc Thái, phía Đông giáp Na Rì, Phía Tây giáp Chợ Đồn, phía Nam giáp huyện
Phú Lương, phía Bắc giáp 2 huyện Ngân Sơn và Ba Bể.
Bạch Thông có diện tích tự nhiên là 94.784 ha, được chia thành 2 vùng
khác nhau. Vùng cao gồm các xã: Tân Sơn, Cao Sơn, Dương Phong, Đôn
Phong, Quang Thuận, Mai Lập, Sỹ Bình, Vũ Muộn, Mỹ Thanh, Nguyên Phúc,
Lục Bình. Vùng thấp gồm các xã: Vi Hương, Phương Linh, Phủ Thông, Tân
Tiến, Tú Trí, Hà Vị, Cẩm Giàng, Quân Bình, Hòa Mục, Cao Kỳ, Thanh Vận,
Thanh Mai, Nông Hạ, Nông Thịnh, Thanh Bình, Yên Đĩnh, Như Cố, Quảng
Chu, Bình Văn, Yên Hãn, Yên Cư [41,tr. 8].
Hiện nay, huyện Bạch Thông có diện tích 54.649 km², gồm có 16 xã và 1
thị trấn (Phương Linh, Vy Hương, Sỹ Bình, Vũ Muộn, Đôn Phong, Tú Trĩ, Tân
Tiến, Lục Bình, Nguyên Phúc, Quân Bình, Cao Sơn, Hà Vị, Cẩm Giàng, Mỹ
Thanh, Quang Thuận, Dương Phong) và thị trấn Phủ Thông. Năm 2010 theo số
liệu thống kê huyện Bạch Thông có 30.370 người, mật độ 55,57 người/km²
[79,tr.5].
Về địa hình: Nằm trong hệ thống kiến tạo hình thành địa hình của tỉnh Bắc
Kạn, huyện Bạch Thông thuộc phần cuối của cánh cung Ngân Sơn. Cho nên đồi
núi Bạch Thông có độ cao vừa phải, ngoài một số núi đá vôi phần nhiều là đồi
núi thấp được cấu tạo bằng các loại sa phiến thạch, sườn thoải, dạng đồi bát úp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
hoặc đã được khai phá thành các ruộng bậc thang như hiện nay. Địa hình Bạch
Thông chia thành hai vùng rõ rệt : Các xã ở khu vực phía Bắc thuộc vùng núi, có
địa hình phức tạp, đi lại gặp nhiều khó khăn, thảm thực vật dầy, diện tích tán che
phủ rộng phần nhiều là rừng xanh quanh năm. Các xã phía Nam huyện thuộc
dạng địa hình vùng núi thấp và đồi. Vì thế, địa hình của Bạch Thông độ cao
giảm dần từ bắc xuống nam.
Là một huyện nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Bắc Kạn, có thị xã, thị trấn,
phố chợ, nên nhìn chung mạng lưới giao thông ở Bạch Thông tương đối phát
triển. Trừ một số xã nằm sâu giữa vùng núi non hiểm trở ở hai phía đông và tây,
các tổng và các xã còn lại đều nằm dọc các thung lũng, giao thông liên lạc khá
thuận tiện.
Quốc lộ số 3 là con đường giao thông huyết mạch chạy dọc theo chiều dài
của huyện Bạch Thông. Nhờ con đường này, từ Bạch Thông người ta có thể đi
lại môt cách dễ dàng về phía nam xuống thủ đô Hà Nội, lên phía bắc đến tận
Cao Bằng. Cùng với quốc lộ số 3, Bạch Thông có nhiều đường đất, đá, đáng chú
ý là đường Thác Giềng - Na Rì, dài 50 km, đường đi Chợ Đồn dài 40 km, đường
Phủ Thông - Chợ Rã, dài 60 km… Ngoài ra còn một thống đường mòn tạo
thành một mạng lưới giao thông phục vụ nhu cầu đời sống, kinh tế và văn hóa
xã hội của nhân dân các dân tộc trong vùng.
Về khí hậu: Bạch Thông nằm trong khu vực gió mùa xích đạo, hàng năm
chia làm 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Mùa hạ trùng với gió mùa đông nam, từ
tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 25˚C đến 27˚C. Mùa đông có gió
mùa đông bắc, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tiết trời giá rét, nhiều khi có
sương muối, gây ảnh hưởng xấu đến độ sinh trưởng của cây trồng và gia súc. Sự
chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa nóng, lạnh tương đối lớn. Nhiệt độ trung bình
ở tháng nóng nhất (tháng 7) là 27˚C, ở tháng lạnh nhất 13,7˚C.
Tài nguyên thiên nhiên ở huyện Bạch Thông khá phong phú. Rừng là
nguồn tài nguyên lớn nhất. Xưa kia, rừng trải rộng hầu khắp bề mặt đất Bạch
Thông và xanh tốt quanh năm. Đặc biệt trong những thung lũng núi đá vôi có

nhiều loại gỗ nghiến, táu, sến, lim, trai… ở đây thường có nhiều loại cây to với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
đường kính từ 1m đến 1,5m và còn có vô số các loại tre, vầu, nứa, trúc……Càng
xuống thấp thì rừng cây càng rậm rạp bởi nhiều tầng thực vật và dây leo chằng
chịt, độ ẩm cao, lớp thảm mục dày, tỷ lệ mùn trong đất khá cao, thuận lợi cho sự
phát triển của cây trồng [41,tr.11].
Trong các khu rừng, cách đây vài chục năm ngoài hổ, báo, hươu, nai, còn
có các loại gà gô, gà lôi và các đặc sản quý như, mật ong, sa nhân, nấm
hương….Hàng năm nhân dân địa phương lên rừng khai thác và đem ra chợ bán.
Sử cũ chép rằng: “Chợ Hà Hiệu, chợ Quảng Khê, chợ Bắc Phấn, chợ Dương
Quang (có phố), chợ Yên Đĩnh (phố xá trù mật, người Thanh, người Thổ, người
Kinh, người Nùng ở lẫn lộn) đều ở châu Bạch Thông” [41,tr.12-13] Tiếc rằng do
khai phá núi đồi bừa bãi, cho nên không chỉ các loại gỗ, mà cả các loài thú rừng
và chim quý ở đây vơi cạn dần và cho đến nay một số loài gần như không còn.
Trong những năm gần đây với phong trào trồng cây gây rừng, các đồi bãi trọc ở
Bạch Thông đang được trả lại màu xanh. Nhận rõ thế mạnh của huyện nhà, từ
những năm 80 của thế kỷ XX, Đảng bộ Bạch Thông chủ trương tập trung sức
mạnh của tất cả các ngành, các cơ sở, khai thác những tiềm năng sẵn có về rừng,
đất nông nghiệp, giải quyết vững chắc vấn đề lương thực. Mở mang kinh tế
vườn rừng để làm giàu cho huyện, tiến tới xây dựng huyện thành đơn vị có cơ
cấu kinh tế lâm - nông - công nghiệp. Đến năm 1985, Bạch Thông đã trồng được
3340 ha cây mỡ, bồ đề, 1000 ha cây trẩu nay chuyển sang trồng mơ, cam quýt,
hồi quế. Việc giao đất rừng đã tiến hành được 18 trong tổng số 25 xã. Trong
lòng đất là nguồn khoáng sản quý hiếm, đáng chú ý là mỏ quặng sắt xã Sỹ Bình
[41,tr.12].
Về đất đai: Đất Bạch Thông có nhiều loại: Đất Feralit màu vàng nhạt trên
núi, chủ yếu trên các dẫy núi cao, có độ ẩm ướt lớn, ôn độ thấp hơn so với các

nơi khác, tỷ lệ mùn cao. Loại đất này thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp.
Đất Feralit màu đỏ nâu phát triển trên đá vôi chủ yếu ở các xã Vũ Muộn, Cao
Sơn, Tân Sơn, Xuất Hóa, Hòa Mục. Loại đất này có khả năng trồng các loại đậu
tương, ngô, mía, lạc……đất Feralit màu vàng có ở các xã Lục Bình, Đôn Phong,
Quang Thuận. Một vài nơi có địa thế tương đối thuận lợi được đồng bào địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
phương khám phá làm nương rãy, cây trồng chủ yếu là ngô, lúa nương,
sắn….nhìn chung loại đất này sử dụng vào việc trồng cây gây rừng. Đất phù xa
sông cầu rải dọc theo các xã Dương Quang, Huyền Tụng, Mỹ Thanh, Cao Kỳ là
loại đất thích hợp các loại rau xanh và nhất là cho việc trồng lúa và hoa màu.
Bên cạnh đó, đất phù xa ngòi, suối ở các xã Phương Thông, Tân Tiến, Vi
Hương, Tú Trĩ, Quân Bình, Lục Bình cũng rất hợp với việc trồng lúa nước, ngô,
lạc, mía [41,tr.8-9].
Bảng 1.1: Tình hình phân bố đất đai huyện Bạch Thông năm 2010.
Loại đất
Tổng số
Nông
nghiệp
Lâm
nghiệp
Chƣa sử dụng
và sông suối
núi đá
Đất ở (nông
thôn và thành
thị)
Diện tích

(ha)
54.649
3.591,66
42.693,84
7.142,52
174,62
Tỉ lệ %
100
6
78
13
3
Nguồn: [79]
Bạch Thông có sông, suối và được phân bố đều khắp. Dòng sông Cầu bắt
nguồn từ Bằng Viễn (Chợ Đồn), chảy vào đất Bạch Thông qua địa phận các xã
Dương Phong, Quang Thuận, Dương Quang, Huyền Tụng, Mỹ Thanh, Xuất
Hóa, Hòa Mục, Cao Kỳ, rồi đổ về phía nam. Hàng năm dòng sông này bồi đắp
cho các xã dọc lưu vực một lớp phù xa khá mầu mỡ. Ngoài tác dụng đó, sông
Cầu còn đáp ứng một phần quan trọng sự thông thương nguồn hàng giữa huyện
nhà với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Hệ thống sông ngòi, khe suối
cũng là một tiềm lăng để xây các trạm thủy điện như suối Na Cù, suối Nậm Cắt,
suối Đôn Phong. Từ năm 1982, Bạch Thông khởi công xây dựng trạm thủy điện
Nậm Cắt với công suất 514 KW. Ngoài ra còn có nhiều con suối nhỏ len lỏi
trong các làng bản, bảo đảm nước sinh hoạt và phục vụ cho sản xuất của đồng
bào [41,tr.9-10].




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17
Bảng 1.2 Tình hình sử dụng đất ở huyện Bạch Thông - Bắc Kạn (từ năm
2005 đến năm 2010).

2005
2007
2008
2009
2010
Tổng diện tích
54.649
54.649
54.649
54.649
54.649
1. Đất nông nghiệp
3.571,3
3.571,3
3.586,68
3.591,66
3.591,66
2. §Êt dïng vµo l©m
nghiÖp
42.681,72
42.681,72
42.695,15
42.689,48
42.693,84
3. §Êt chuyªn dïng

(xây dựng, đường
giao thông, thủy lợi)
395,63
395,63
422,73
428,06
428,06
4. §Êt khu d©n c-
294,38
294,38
294,38
294,38
294,38
5. §Êt ch-a sö dông
7.214,64
7.214,64
7.143,73
7.142,52
7.142,52
(Nguồn: thống kê phòng tài nguyên và môi trường huyện Bạch Thông 2010)
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Đặc điểm kinh tế:
Do diện tích canh tác ít ỏi và chật hẹp, không đủ thỏa mãn nhu cầu đời
sống, nhân dân địa phương khai phá cả sườn đồi, sườn núi để làm nương rẫy.
Trải qua bao đời, trồng trọt vẫn là nguồn sống chính của cư dân bản địa. Việc
cấy lúa được đặt lên hàng đầu. Ngô là cây lương thực được sản xuất nhiều vào
loại thứ hai sau lúa. Bạch Thông đã từng nổi tiếng về nghề làm đồ trúc. Các kiểu
bàn, ghế trúc, cần câu trúc vv với những dáng vẻ đẹp và chắc chắn, do bàn tay
những người thợ lành nghề chế tạo, không những được nhân dân địa phương tín
nhiệm, mà các địa phương khác cũng rất ưa thích. Khi bước vào thời kì quá độ

lên CNXH, trong nhiều năm trước đây, Bạch Thông đã từng sản xuất một số mặt
hàng xuất khẩu, như cần câu, sào nhảy, gậy trượt tuyết.
Các nghề dệt vải, rèn đúc ….cùng với hoạt động thương mại cũng khá phát
triển. Ngoài các vật phẩm đem ra buôn bán tại các chợ địa phương, đồng bào
các dân tộc còn lên rừng khai thác gỗ, tre, nứa đóng thành bè mảng chở về xuôi.
Thời thuộc pháp, các nhà buôn người Pháp, Việt và Hoa cũng lên tận Bạch
Thông để mua các loại lâm sản quý, như củ nâu, sa nhân, song, mây, qủa ép dầu,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
vỏ ăn trầu, mật ong, nấm hương. Ngày nay, hoạt động thương mại ở Bạch
Thông phát triển thành một mạng lưới rộng khắp, với nhiều cơ sở dịch vụ và
nhiều mặt hàng rất phong phú.
Đặc điểm xã hội:
So với các huyện thuộc Bắc Kạn (cũ), Bạch Thông có số dân đông nhất.
Vào năm 1932, Bạch Thông có 15220 người, trong đó dân tộc Tày là 11600
người, Kinh 1840 người, Dao 1400 người, Hoa 300 người và Nùng 80 người.
Tính đến tháng 4-1989, dân số Bạch Thông là 58.391 người, thuộc 14 dân tộc
anh em. Hiện nay, các dân tộc trong huyện thường sống và canh tác xen kẽ
nhau. Việc hôn nhân giữa các dân tộc khác nhau đã trở thành bình thường
[41,tr.13-14].
Bảng 1.3: Thống kê các dân tộc ở huyện Bạch Thông - Bắc Kạn năm 2010.
STT
Dân tộc
Số ngƣời
Tỷ lệ % so với tổng số dân
Ghi chú
1
Tày

18.057
81,7

2
Dao
4.896
22,1

3
Kinh
3.624
16,3

4
Nùng
3.448
15,6

5
Hoa (Hán)
98
3,2

6
Sán Dìu
28
0,09

7
HMông

22
0,072

8
Mường
16
0,05

9
Ngái
11
0,036

10
Sán Chay
7
0,02

11
Thái
6
0,19

12
Khơ me
1
0,003

13
Thổ

1
0,003

14
Bru vân
kiều
1
0,003

Tổng cộng
30.216
100

(Nguồn: Ủy ban dân số huyện Bạch Thông năm 2010)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
Trừ người kinh và người Hoa ở nhà đất, thường sinh sống dọc đường giao
thông và các thị trấn, hầu hết các dân tộc đều làm nhà sàn. Sống gần gũi với
thiên nhiên, người dân Bạch Thông rất yêu thiên nhiên và rất thạo nghề săn bắt,
đan lát. Đàn ông sử dụng thành thạo chài lưới, cung nỏ và súng kíp. Họ tỏ ra rất
can đảm và mưu trí trong việc tổ chức vây bắt thú rừng. Phụ nữ rất khéo tay
trong việc thêu thùa, đan lát. Đã có một thời, vải thổ cẩm của Bạch Thông - với
những nét hoa văn trang trí, màu sắc rực rỡ, hài hòa - từng nổi tiếng trên thị
trường trong và ngoài tỉnh. Phụ nữ Bạch Thông rất cần cù, chịu khó trong mọi
công việc, từ việc nội trợ gia đình cho đến việc đồng ruộng, nương rãy.
Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán khác nhau. Một số phong
tục tập quán tốt được hình thành và phát huy qua các thời kì, trở thành truyền
thống quý báu. Đó là tính cộng đồng, tình đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn

nhau trong cuộc sống, trong sản xuất. Mỗi khi gia đình nào có việc ma chay,
cưới xin, cho đến làm nhà v.v….,bà con các dân tộc trong cùng thôn bản đều rủ
nhau đến làm giúp. Điều đó được mọi người coi như một lẽ tự nhiên để tồn tại
và phát triển.
Dưới chế độ cũ, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu còn rất nặng nề. Việc
cưới xin, ma chay trước đây rất tốt kém. Đám cưới được tiến hành theo những
thủ tục phiền phức, từ ăn hỏi, treo lễ, xem số và dẫn cưới bằng tiền hoặc hiện vật
của nhà trai đưa cho nhà gái [41,tr.14-15].
Cư dân Bạch Thông có đời sống văn hóa tinh thần phong phú đa dạng. Họ
có tục thờ cúng tổ tiên, thờ thổ công và các vị thần, kết hợp với các tín ngưỡng
dân gian. Cư dân Bạch Thông có rất nhiều lễ hội trong năm như: Tết nguyên
đán, lễ hội khai xuân, cầu mùa, tết thanh minh. Từ sau Cách mạng tháng tám,
nhất là khi xây dựng chủ nghĩa xã hội, đời sống mọi mặt của nhân dân các dân
tộc được tăng lên. Nhờ đó, các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan được xóa bỏ từng
bước.
Bên cạnh đó, phải nói tới những giá trị tinh hoa, tích cực được thể hiện
trong các điệu múa, bài hát then, hát lượn, cho đến những câu truyện cổ tích mà
quần chúng đã sáng tác trong quá trình lao động sản xuất. Những bài ca, điệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
múa ấy nói lên khát vọng của người dân được sống tự do, hạnh phúc, ca ngợi
cảnh đẹp của quê hương và mối tình chung thủy lứa đôi, đồng thời nó lên án
những thói hư, tật xấu, đả kích mạnh mẽ vào sự bất công, thối nát của xã hội
đương thời.
Từ sau Cách mạng tháng Tám và nhất là trong thời kì cách mạng xã hội
chủ nghĩa, những yếu tố tích cực của văn hóa dân tộc lại càng được vun đắp,
phát triển mạnh mẽ.
1.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Bạch Thông trƣớc năm 1986.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
nhân dân ta, giải phóng miền Nam. Thắng lợi vĩ đại này đã đưa đất nước ta bước
vào kỉ nguyên mới: Độc lập - Thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Trước mắt cả
nước ta khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội,
ổn định đời sống nhân dân, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Phấn khởi và tự hào trước những thắng lợi của dân tộc, thực hiện các chỉ
thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc
huyện Bạch Thông đã hăng hái bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển
kinh tế, góp phần cùng nhân dân tỉnh Bắc Kạn thu được nhiều thành tựu trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mặc dầu vậy,
với nền kinh tế mang nặng tính chất tự cung, tự cấp và cơ chế quản lý cũ, lại
chịu hậu quả nặng nề hai cuộc chiến tranh của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, sự
phá hoại của các thế lực thù địch, nên bước vào thời kì lịch sử mới Bạch Thông
vẫn là huyện nghèo, kinh tế - xã hội chậm phát triển. Là huyện miền núi, trong
những năm 1975 - 2010, Bạch Thông có 16 xã và 1 thị trấn, đời sống vật chất và
văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc còn gặp rất nhiều khó khăn [42,tr.8].
1.2.1 Tình hình kinh tế
Trong hoàn cảnh lịch sử mới, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Bắc Thái, Đảng
bộ huyện Bạch Thông tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ III, họp
vào tháng 4 năm 1975.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa II khẳng định
những thành tích đạt được trên các mặt kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của
huyện dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa II, góp phần
quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Đại hội đề ra
phương hướng, nhiệm vụ mới trong hai năm 1975 - 1977 là: Đẩy mạnh sản xuất,

phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới, tổ chức, sắp xếp lại lao động,
nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển ngành nghề, nhằm giải quyết
vấn đề lương thực, bảo đảm đời sống, đồng thời ra sức phát triển văn hóa, giáo
dục, xây dựng nếp sống mới, củng cố an ninh qốc phòng, tăng cường hơn nữa
vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về mọi mặt [42,tr.9].
Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa III đã nhanh chóng triển khai nghị
quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ III đề ra.
Về nông nghiệp: Lãnh đạo Huyện ủy đã quán triệt nghị quyết 24 - NQ/TW
tháng 8 - 1975 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III “Về nhiệm vụ
của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới” và nghị quyết số 33 - NQ/TU
của tỉnh ủy Bắc Thái Về đẩy mạnh sản xuất, củng cố hợp tác xã. Nhờ đó,
phong trào lao động sản xuất ở huyện Bạch Thông có những bước phát triển
mới.
Các hợp tác xã nông nghiệp thực hiện thâm canh cây lúa, đưa giống lúa
mới (nông nghiệp 8, bao thai lùn….) vào sản xuất cả hai vụ, đạt 85% diện tích.
Sản xuất vụ đông - xuân gặp thời tiết khắc nghiệt, rét đậm kéo dài, lúa và mạ bị
chết, phải gieo lại nhiều lần tốn trên 70 tấn thóc giống, nhưng vẫn không đạt kết
quả. Không lùi bước, Huyện ủy đã chỉ đạo các hợp tác xã áp dụng kĩ thuật gieo
thẳng trên 70% diện tích. Với một số tổ, đội lao động, đây là công việc mới mẻ,
song nhờ nhanh chóng nắm bắt được kĩ thuật gieo thẳng, với tinh thần quyết tâm
giành vụ chiêm xuân thắng lợi, các hợp tác xã đã hoàn thành kế hoạch đề ra.
Tranh thủ thời tiết ấm, cây lúa phát triển nhanh, các hợp tác xã đẩy mạnh
chăm sóc đồng ruộng, áp dụng khoa học kĩ thuật làm cỏ, sục bùn. Tận dụng
nguồn phân bón các loại, đồng bào đã thu gom trên 3.920 tấn cho đồng ruộng,
bước đầu đáp ứng yêu cầu thâm canh. Công tác thủy lợi trong năm 1976, ngoài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
514 thanh niên và dân quân đi tham gia xây dựng kênh mương hồ núi cốc - là

công trình thủy lợi vào loại lớn của tỉnh Bắc Thái, toàn huyện có 17 đội thủy lợi
thường xuyên tu sửa kênh mương, chăm sóc đồng ruộng. Một số xã phong trào
thủy lợi tốt như Dương Quang, Quân Bình. Trong 2 năm 1975 - 1976, huyện đã
hoàn thành các đập đá: Phai Ngược (xã Xuất Hóa) và Nặm Lẩu (xã Sĩ Bình).
Nhờ có nước, diện tích vụ đông - xuân năm 1975 cấy được 1.077,13 ha bằng
101,4% kế hoạch tỉnh giao, cả hai vụ đông xuân và mùa cấy đạt gần 3.471 ha,
đồng thời góp phân đẩy mạnh thâm canh [42,tr.11].
Năng suất bình quân 2 vụ lúa đạt trên 22 tạ/ha, trong đó, năng suất lúa vụ
mùa đạt trên 26 tạ/ha, bằng 108,3% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực (riêng
thóc) năm 1975 đạt gần 8.460 tấn, bằng 103,4% kế hoạch tỉnh giao, tăng 4,12%
so với năm 1974.
So với năm 1974, sản xuất lương thực năm 1975, cả 3 chỉ tiêu: diện tích,
năng suất và sản lượng đều tăng. Nhìn chung các địa phương đều cấy hết diện
tích, riêng vụ mùa có các xã Sĩ Bình, Vũ Muộn vì thiếu nước nên 13 ha ruộng
chuyển sang trồng đậu tương. Toàn huyện có 10 hợp tác xã và 29 đội đạt năng
suất trên 5 tấn/ha. Sản xuất hoa màu có nhiều tiến bộ, một số địa phương, hợp
tác xã trồng ngô lai và đậu tương xuống ruộng và ở các soi bãi đạt kết quả tốt,
diện tích trồng sắn tăng gấp 4 lần so với năm 1974. Tổng sản lượng lương thực
quy ra thóc năm 1975 đạt 10.482 tấn, cao hơn năm 1974 là 937 tấn. Năm 1976
phong trào thi đua lao động sản xuất lập thành tích chào mừng thắng lợi của
cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất, chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IV của Đảng diễn ra sâu rộng trong toàn huyện.
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tháng 10 năm 1976 đã
khẳng định những cố gắng của các hợp tác xã trong sản xuất: “Nông nghiệp đi
vào thâm canh hai vụ lúa, mùa và chiêm xuân… tận dụng ruộng một vụ, đất soi
bãi để trồng ngô, dong riềng, đậu tương tại các xã Sĩ Bình, Vũ Muộn, Cao sơn”.
Nhưng, do hạn hán, năng suất, sản lượng lúa và hoa màu không cao, tổng sản
lượng lương thực quy ra thóc năm 1976 mới đạt 9.272 tấn, tuy có vượt kế hoạch,
nhưng vẫn giảm so với năm 1975 [42,tr.12-13].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
Từ ngày 14 đến ngày 20 tháng 12 năm 1976, Đảng cộng sản Việt Nam tiến
hành Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội đã đề ra phương hướng,
nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980). Nghị
quyết chỉ ra nhiệm vụ: “phát triển và cải tạo kinh tế, văn hóa, phát triển khoa
học kĩ thuật”. Nhằm xây dựng một bước cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã
hội, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước, mà bộ phận chủ yếu
là cơ cấu công - nông nghiệp, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa
tinh thần của nhân dân lao động.
Đại hội còn đề ra nhiệm vụ cụ thể, hàng đầu trong kế hoạch 5 năm nhằm
giải quyết vững chắc nhu cầu về lương thực, thực phẩm và một phần quan trọng
hàng tiêu dùng cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của
nhân dân, tạo tích lũy cho công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa [42,tr.25-26].
Quán triệt nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV, phương
hướng nhiệm vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II, căn cứ vào điều kiện
cụ thể của địa phương, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bạch Thông khóa IV đã
đề ra phương hướng nhiệm vụ mới góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm
(1976 - 1980) của Đảng.
Mục tiêu chung là “Phát huy mọi khả năng trong huyện phấn đấu xây
dựng huyện Bạch Thông nhanh chóng trở thành huyện có cơ cấu kinh tế lâm -
nông - công nghiệp phát triển toàn diện và giàu mạnh, bảo đảm tự túc lương
thực, thực phẩm cho toàn huyện”. Nghị quyết Đại hội còn đưa ra những chỉ tiêu
phấn đấu cụ thể trên các lĩnh vực từ năm 1977 đến năm 1980 nhằm nhanh chóng
tạo ra những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Về nông nghiệp, tập trung cao độ lực lượng giải quyết vấn đề lương thực,
thực phẩm, phấn đấu đạt tổng sản lượng lương thực quy thóc là 10.450 tấn,
trước mắt phấn đấu đến năm 1978 đạt 9010 tấn thóc, bảo đảm mức ăn bình quân
quy thóc cho mỗi người một tháng là 25 kg, riêng khu vực sản xuất nông, lâm

nghiệp là 30kg [42,tr.30].
Sự nỗ lực làm thủy lợi liên tục trong mấy năm liền, đã tạo điều kiện vụ mùa
năm 1979 Bạch Thông gieo cấy đạt trên 2.420 ha, bằng 97,5% kế hoạch, tuy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

24
nhiên do bị hạn trên diện rộng, vẫn còn hơn 150 ha thuộc các xã Sĩ Bình, Cao
Sơn, Nguyên Phúc không có nước phải chuyển sang trồng màu.
Từ năm 1976 đến năm 1980, năng suất, sản lượng lương thực năm sau đạt
khá hơn năm trước. Về lúa mùa năm 1977, năng suất đạt 24,41 tạ/ha, sản lượng
thóc đạt gần 5.830 tấn. Năm 1979, năng suất lúa xuân toàn huyện đạt 20,14
tạ/ha, sản lượng vụ xuân đạt trên 2.576 tấn. Năng suất vụ mùa toàn huyện đạt 26
tạ/ha, tiêu biểu có hợp tác xã Vi Hương năng suất lúa mùa bình quân đạt trên 40
tạ/ha. Sản lượng lúa vụ mùa toàn huyện đạt 6.293 tấn, tổng sản lượng thóc cả
năm 1979 đạt hơn 8.869 tấn.
Thực hiện Nghị quyết số 49 - NQ/TU ngày 1/3/1977 của ban thường vụ
tỉnh ủy Về phát động chiến dịch trồng sắn, ngoài trồng các loại cây hoa màu
ngắn ngày như ngô, khoai lang đậu, các hợp tác xã và hộ gia đình tận dụng mọi
diện tích đất ruộng, soi bãi, ven đồi để trồng sắn, góp một phần lương thực đáng
kể cho người và làm thức ăn gia súc. Năm 1979, trong khi sản lượng thóc tăng
lên, Bạch Thông vẫn có diện tích sắn là 1.260 ha.
Từ năm 1977 đến 1979, năng suất và sản lượng lương thực lúa và màu
(chủ yếu là sắn) có tăng nhưng tốc độ tăng chậm, tổng sản lượng quy thóc trung
bình trong 3 năm (1977 - 1979) là 12600 tấn, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch Đại hội
đại biểu Đảng bộ huyện khóa IV đề ra. Vấn đề lương thực trở nên bức xúc trong
đời sống đồng bào các dân tộc, nhất là ở vùng cao. Bình quân lương thực quy
thóc theo kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) của Đảng bộ với khu vực sản xuất nông,
lâm nghiệp mỗi người đạt 30 kg/tháng, phấn đấu đến năm 1980 vẫn chưa đạt
được chỉ tiêu đề ra [5,tr.4]. Liên tục trong 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển

kinh tế, huyện Bạch Thông đã xây dựng mới và hoàn thành nhiều công trình
thủy lợi nhỏ và vừa. Riêng năm 1979, toàn huyện đầu tư vốn 350.000 đồng cho
thủy lợi, xây 9 công trình loại nhỏ, một số công trình loại vừa, duy trì 17 trạm
bơm dầu, chủ động bảo đảm nước tưới cho vụ đông - xuân 1271 ha và vụ mùa
2.425 ha. Với quy mô hợp tác xã toàn xã, huyện Bạch Thông có 12 đội thủy lợi
ở các hợp tác xã, với 350 đội viên và một đội chủ lực tham gia xây dựng nhiều
công trình thủy lợi ở trong huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

25
Về chăn nuôi, chủ trương của Đảng bộ huyện là khắc phục tình trạng chậm
phát triển, phát huy mọi tiềm năng của địa phương. Những năm 1976 - 1978 đàn
trâu mỗi năm duy trì gần 8000 con, đến năm 1979, tăng trưởng nhanh hơn các
năm trước, đàn trâu có 8.845 con, bò 100 con, ngựa 150 con. Các hợp tác xã
kinh doanh nghề cá, năm 1979, nuôi, thả cá trên diện tích 69 ha mặt nước ao hồ,
xây dựng ao cá Bác Hồ ở xã Cao Kỳ. Về chăn nuôi lợn, Huyện ủy chủ trương
phát triển ở cả 3 khu vực kinh tế quốc doanh, tập thể và hộ gia đình. Trại lợn
quốc doanh Cẩm Giàng (200 con nái) đưa vào sản xuất, theo kế hoạch sẽ cung
cấp cho các cơ sở mỗi năm trên 1000 con lợn con, chăn nuôi lợn tập thể ở các
hợp tác xã được củng cố, trại lợn giống hợp tác xã Huyền Tụng (quy mô 100
con nái) năm 1980 hoàn thành xây dựng, bắt đầu cung cấp lợn con giống cho
các hợp tác xã. Đàn lợn không ngừng tăng lên về số lượng, toàn huyện năm
1978 có 17.200 con, năm 1979, vì dịch bệnh và ảnh hưởng chiến tranh đàn lợn
có giảm, nhưng vẫn còn giữ mức 16.600 con. Về chất lượng cũng có thay đổi
nuôi giống lợn lai ngày càng chiếm ưu thế [5,tr.6].
Để tạo sự đột phá trong sản xuất nông nghiệp, tiếp theo thông báo số 22-
TB/TW ngày 21/10/1980 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Về một số công tác
trước mắt trong việc củng cố hợp tác xã nông nghiệp và những vấn đề liên
quan đến khoán sản phẩm trong các hợp tác xã nông nghiệp, ngày 13 tháng 1

năm 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 100-CT/TW Về cải tiến
công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động”
trong các hợp tác xã nông nghiệp. Chỉ thị nêu rõ mục đích khoán sản phẩm là
đảm bảo phát triển sản xuất, củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa ở nông thôn, không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống xã viên, tăng
tích lũy cho hợp tác xã, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. Cải tiến công tác
khoán là khuyến khích mạnh mẽ lợi ích chính đáng của người lao động, làm cho
mọi người gắn bó với sản phẩm cuối cùng. Vấn đề đặt ra là phải hoàn chỉnh chế
độ “ba khoán” (khoán chi phí sản xuất, khoán công điểm và khoán sản phẩm)
sao cho hợp lý, đến tận nhóm và người lao động, tránh tình trạng “khoán trắng”.
Chỉ thị đã đáp ứng được nguyện vọng, quyền lợi và quyền chủ động sản xuất

×