Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.69 KB, 117 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM









LƢƠNG THỊ HẢI




PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN NGỌC TƢ








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN












THÁI NGUYÊN, NĂM 2012



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







LƢƠNG THỊ HẢI



PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN NGỌC TƢ


CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Trịnh Bá Đĩnh







THÁI NGUYÊN, NĂM 2012



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội
dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn



Lƣơng Thị Hải




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn,
phòng Quản lý và Đào tạo sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
đã tạo điều kiện cho tôi học tập.

Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS Trịnh Bá Đĩnh, người trong
suốt thời gian qua đã tận tình giúp đỡ và động viên rất nhiều để tôi có thể
hoàn thành luận văn này.
Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã động viên,
khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn



Lƣơng Thị Hải



















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. KHÁI NIỆM PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ CƠ SỞ
XÃ HỘI VĂN HÓA HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NGUYỄN
NGỌC TƢ 11
1.1. Lý luận về phong cách 11
1.1.1. Phong cách là gì? 11
1.1.2. Các bình diện của phong cách 12
1.2. Văn hóa Nam Bộ và quá trình hình thành phong cách Nguyễn Ngọc Tư 14
1.2.1. Vùng văn hóa Nam Bộ-một số nét đặc sắc 14
1.2.2. Trong “đội ngũ” các nhà văn Nam Bộ 18
1.2.3. Quan niệm văn học của Nguyễn Ngọc Tư 27
Chƣơng 2. NHÂN VẬT “CON NGƢỜI ĐỜI THƢỜNG” VÀ CÁI
NHÌN NHÂN ÁI VỀ CON NGƢỜI CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ 32
2.1. Nhân vật văn học 32
2.1.1. Khái niệm nhân vật văn học 32
2.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học 33
2.2. Nguyễn Ngọc Tư với cảm quan đời thường trong xây dựng nhân vật
văn học 34
2.2.1. Người nghệ sĩ miệt vườn 34
2.2.2. Người nông dân Nam Bộ 39
2.2.3. Chất thơ của vẻ đẹp tâm hồn 47

2.2.4. Nhân vật với những bi kịch đời thường 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ii
2.3. Cái nhìn nhân ái của Nguyễn Ngọc Tư trong truyện ngắn 57
2.3.1. Những khuynh hướng quan niệm về con người trong văn học
trẻ đương đại 57
2.3.2. Cái nhìn nhân ái về con người của Nguyễn Ngọc Tư 59
Chƣơng 3. ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN 72
VÀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 72
3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 72
3.1.1. Khái niệm cốt truyện 72
3.1.2. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư với cốt truyện - dòng tâm trạng 73
3.2. Giọng điệu 77
3.2.1. Quan niệm về giọng điệu 77
3.2.2. Một giọng văn “điềm đạm mà thấu đáo” 78
3.3. Ngôn ngữ Nam Bộ đặc trưng 91
3.3.1. Lối diễn đạt Nam Bộ 91
3.3.2. Đặc trưng hệ thống từ vựng địa phương 95
3.3.3. Lớp từ gợi ấn tượng về “văn hóa sông nước” 97
3.3.4. Sáng tạo và biến ngôn ngữ “đời thường” của người bình dân
thành ngôn ngữ văn học 99
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Phong cách nhà văn là một quá trình vận động, phát triển không
ngừng qua mỗi giai đoạn sáng tác. Nhưng mặc dù vậy, cái riêng độc đáo có
giá trị mang tính thẩm mỹ - cốt lõi phong cách, dù ở điều kiện hoàn cảnh nào
cũng ổn định, thống nhất. Bản sắc thẩm mỹ riêng ấy phải có những yếu tố
“lặp đi lặp lại” một cách có hệ thống và luôn bị chi phối bởi cái nhìn độc đáo
của nhà văn. Nó thường xuyên ở thế vận động, phát triển và chịu ảnh hưởng
của thế giới quan, môi trường xã hội và xu thế chung của thời đại, nhưng dù ở
môi trường nào, xu thế xã hội ra sao, yếu tố thường xuyên được lặp lại ấy vẫn
tồn tại cho dù chúng ngầm ẩn. Nhiệm vụ của người nghiên cứu phê bình khi
tìm hiểu một nhà văn là chỉ ra đặc sắc riêng, tức phong cách nhà văn đó.
1.2. Nguyễn Ngọc Tư - nhà văn trẻ mới xuất hiện trên văn đàn hơn
mười năm nay đã trở thành một “hiện tượng” đặc biệt, làm nóng văn đàn, trở
thành đề tài trong một số cuộc tranh luận văn chương và được bạn đọc rất chú
ý. Là một nhà văn trẻ nhưng chị là chủ nhân của của nhiều giải thưởng có uy
tín, tiêu biểu là: Giải Nhất cuộc vận động sáng tác "Văn học tuổi 20 lần II" do
Nhà xuất bản Trẻ, Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ tổ
chức năm 2000 với tập truyện "Ngọn đèn không tắt"; Giải của Hội Nhà văn
Việt Nam các năm 2001, 2004, 2006; Giải Ba cuộc thi sáng tác truyện ngắn
2003-2004 của báo Văn Nghệ với truyện ngắn "Đau gì như thể…"; Giải
thưởng văn học ASEAN năm 2008; Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ của Uỷ
ban Toàn quốc liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Chị là một
trong "Mười gương mặt tiêu biểu năm 2003" do TW Đoàn trao tặng và là một

trong những Hội viên trẻ nhất của Hội nhà văn Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



2
Liên tiếp các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư được tái bản. Bạn đọc
Việt Nam thuộc nhiều thế hệ, tầng lớp khác nhau trong và ngoài nước đón
nhận nồng nhiệt. Truyện ngắn của chị được dịch ra tiếng Hàn Quốc, Tập
truyện “Cánh đồng bất tận-những truyện ngắn hay và mới nhất” trở thành
cuốn sách Best-seller (Bán chạy nhất) của văn học Việt Nam trong năm 2006.
Năm nghìn bản in lần thứ nhất bán hết trong một tuần, số lượng phát hành lên
đến 25.000 bản, số ấn bản cao nhất trong năm. Sự lay động và sức ám ảnh của
chị đã đánh thức một bộ phận không nhỏ những người đọc đang thờ ơ và quay
lưng với văn học. Với lối viết truyền thống lại bằng một giọng điệu hóm hỉnh,
tưng tửng và đặc chất Nam Bộ, tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư khẳng định được
vị trí trên văn đàn. Giáo sư Trần Hữu Dũng đã lập “Tủ sách Nguyễn Ngọc Tư”
trên trang web của ông. Phạm vi bạn đọc và ảnh hưởng của Nguyễn Ngọc Tư
ngày càng được rộng mở hơn trên các kênh phương tiện thông tin khác.
1.3. Trong bối cảnh văn chương Việt Nam đang loay hoay làm mới văn
xuôi thì Nguyễn Ngọc Tư như cô gái tỉnh lẻ vẫn giữ nguyên cái tạng chân
chất của mình. Chị thuộc kiểu nhà văn theo lối viết truyền thống, cổ điển. Văn
chị đứng ngoài khuynh hướng “hiện đại”, “cách tân”. Nhưng như một nhà
nghiên cứu từng nhận định, việc bứt phá khỏi quỹ đạo truyền thống là một nỗ
lực đáng ghi nhận, trân trọng nhưng trụ vững trên cái nền tảng của truyền thống
mà vẫn tạo được dấu ấn của mình, điều đó cũng thể hiện cái tầm của người
viết. Dấu ấn lớn nhất của Nguyễn Ngọc Tư nằm ở “quặng văn” của chị. Đó
trước hết là sự hồn hậu, nhân hậu, là cái nhìn nhân ái về con người, về cuộc đời
sau nữa là bản sắc vùng văn hóa nơi chị sinh ra, sống và viết. Nhà văn Dạ Ngân

còn cho rằng đó là cái thế mạnh, là cái mạnh nhất của Ngọc Tư, đó sẽ là cái còn
lại, dù sau này có thể Ngọc Tư sẽ viết về những vấn đề gay gắt hơn. Điều này
làm nên sự thành công và khác biệt của văn Nguyễn Ngọc Tư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



3
Năm 2005, tác phẩm “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư đã tạo
nên làn sóng tranh luận sôi nổi trong và ngoài giới phê bình văn học. Nhiều ý
kiến trái ngược nhau, có những bài phê bình gay gắt, lại có bài ca ngợi hết lời.
Những ý kiến này đề cập đến nhiều phương diện, đặc biệt là những quan niệm
khác nhau về cuộc sống, cách nhìn nhận về con người trong sáng tác của chị.
Dù đã có khá nhiều bài phê bình khác nhau song công trình nghiên cứu một
cách hệ thống về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là chưa nhiều. Đặc biệt, vấn
đề phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư trong truyện ngắn vẫn là một
đề tài còn chưa được xem xét thấu đáo.
1.4. Chúng tôi nhận thấy ở Nguyễn Ngọc Tư một tài năng thiên bẩm,
một khả năng vươn lên mạnh mẽ, sự tự học và trải nghiệm đáng kính nể. Chị
xứng đáng được xem là hiện tượng văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI. Trong
giới hạn luận văn, chúng tôi muốn thể hiện lòng yêu mến đối với một tài
năng trẻ bằng cách dành tâm trí để tìm hiểu “Phong cách truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư”.
2. Lịch sử vấn đề
Nói tới phong cách nghệ thuật Nguyễn Ngọc Tư đã có nhiều bài viết đề
cập đến các khía cạnh riêng lẻ, ở đây chúng tôi đề cập đến một số bài tiêu
biểu, có ít nhiều liên quan đến luận văn này. Tác giả Nguyễn Trọng Bình có
một số bài viết, chẳng hạn“Phong cách truyện ngắn Nguyễn ngọc Tư nhìn từ
phương diện quan niệm nghệ thuật về con người” đã nêu lên: qua truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tư, ở đây tác giả chỉ ra một “mô hình” về con người rất độc
đáo trong cái nhìn riêng của chị. “Mô hình” ấy vừa có sự kế thừa vừa có sự
sáng tạo mang phong cách riêng của Nguyễn Ngọc Tư. Đó là “mô hình” con
người hướng thiện - kiểu tư duy nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư. Có
thể nói, kế thừa truyền thống quan niệm nghệ thuật về con người của các thế
hệ đi trước, bằng sự trải nghiệm và sáng tạo của bản thân, Nguyễn Ngọc Tư
đã trình ra một “cái nhìn”, một cách “lý giải” về con người rất mới mẻ và độc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



4
đáo, đem đến cho người đọc một sự thích thú, bạn đọc ngày một yêu mến
truyện ngắn của chị hơn. Đây chính là dấu ấn riêng góp phần làm nên phong
cách truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.[6.1]
Bài “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa” đưa ra nhận
định: truyện của Nguyễn Ngọc Tư có những đặc trưng văn hóa đồng bằng
sông Cửu Long! Qua những sáng tác của chị, độc giả không những được
thưởng thức câu chuyện thắm đượm tinh thần nhân văn mà còn được cung
cấp thêm những cứ liệu văn hóa về vùng quê sông nước đồng bằng sông Cửu
Long rất bổ ích. Đó là một khuynh hướng thẩm mĩ trong sáng tạo nghệ thuật
của Nguyễn Ngọc Tư - khuynh hướng mang vào tác phẩm những bản sắc và
giá trị văn hóa của dân tộc, của quê hương (cụ thể ở đây là những nét đẹp văn
hóa nơi vùng đất cực Nam của Tổ quốc).[7.1]
Hay trong “Giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”
nhà phê bình cũng cho rằng: Qua khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư,
chúng tôi nhận thấy nếu xem giọng điệu như một yếu tố nhằm thể hiện nội
dung và chủ đề của tác phẩm thì giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư là Giọng buồn nhưng không chán chường, ủ dột. Còn như

xem giọng điệu từ góc nhìn nhằm thể hiện thái độ, quan điểm của tác giả
trong quá trình trần thuật, thì giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư là giọng điềm nhiên, trầm tĩnh [5.1]. Tất cả những vấn đề
này, ở góc độ nào đó chính là những nét riêng, độc đáo góp phần tạo nên
phong cách của Nguyễn Ngọc Tư ở thể loại truyện ngắn.
Bài “Nguyễn Ngọc Tư - đặc sản miền Nam”của GS. Trần Hữu Dũng là
một bài viết rất thú vị. Ông đã xem xét truyện ngắn của chị một cách tường
tận và thấu đáo trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Trần Hữu
Dũng đặc biệt đề cao tài năng sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ của Nguyễn Ngọc
Tư, ông đánh giá đó là một cái riêng đặc sắc không thể trộn lẫn với bất kì nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



5
văn nào khác, như là một “đặc sản miền Nam”. Bằng tất cả sự yêu mến chân
thành, Trần Hữu Dũng cũng không quên cảnh báo những nguy cơ có thể
khiến tác giả trẻ này đi vào lối mòn trong sáng tác bên cạnh sự nhìn nhận tán
thưởng tài năng của chị [13.1]. Nói chung, các ý kiến nhấn mạnh đến bản sắc
Nam Bộ trong sáng tác của nhà văn này là khá nhiều.
Huỳnh Công Tín với bài viết “Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn trẻ Nam
Bộ” cũng dành cho Nguyễn Ngọc Tư những lời khen tặng xứng đáng. Ông
đánh giá cao khả năng xây dựng những không gian Nam Bộ trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư và thừa nhận: “Đặc biệt vùng đất và con người trong
sáng tác của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn
phong nhiều chất Nam Bộ của chị”. [52.1]. Huỳnh Công Tín cũng đánh giá
cao khả năng miêu tả tâm lý người và vật hết sức sắc sảo của Nguyễn Ngọc
Tư, ông cũng yêu cầu chúng ta cần có cái nhìn thông cảm hơn khi những vấn
đề quan tâm còn nhỏ nhặt và chưa có tầm bao quát. Ông cũng khẳng định cái

đáng quý cần phát huy ở chị chính là chất Nam Bộ trong sáng tác.
Bài viết của Trần Phỏng Diều với tựa đề “Thị hiếu thẩm mĩ trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”. Với cách hiểu “đi tìm thị hiếu thẩm mỹ trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhận diện văn chương chị một khía cạnh khác,
thực chất là đi tìm những hình tượng văn học trong sáng tác của tác giả. Các
hình tượng văn học này cứ trở đi trở lại và trở thành một ám ảnh khôn nguôi,
buộc người viết phải thể hiện ra tác phẩm của mình.”[11.1] Trần Phỏng Diều
đã chỉ ra thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thể hiện qua
ba hình tượng: hình tượng người nghệ sĩ, hình tượng người nông dân và hình
tượng dòng sông. Sau khi phân tích vẻ đẹp của từng hình tượng, anh cũng
đánh giá rất cao văn phong mộc mạc, cách viết như nói của Nguyễn Ngọc Tư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



6
Theo anh, nếu chị đánh mất đi vùng thẩm mỹ này thì đồng thời cũng làm mất
đi rất nhiều giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm của mình.
Ngoài ra, chúng tôi cũng thu thập được hai bài viết tìm hiểu một số
khía cạnh về không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tư. Đó là bài viết “Không gian sông nước trong truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” của Thụy Khuê và bài viết “Thời gian huyền
thoại trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư” của Mai
Hồng cùng được đăng trên trang web “Viet-studies”. Nhìn chung, Thụy Khuê
thống nhất ý kiến cho rằng Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng được một không
gian Nam Bộ với ruộng đồng sông nước đặc sắc trong tác phẩm của mình,
góp phần to lớn vào việc phục vụ cho ý đồ nghệ thuật của tác giả. Việc chỉ ra
kiểu thời gian huyền thoại trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” cũng là
một góc nhìn mới lạ của Mai Hồng trong việc tìm hiểu về truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tư ở nước ta hiện nay.
Điểm qua một số bài viết mang tính “học thuật” như thế để hiểu thêm
về tình hình nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tư ở nước ta hiện nay nói chung là
chưa nhiều và ít có cái nhìn hệ thống mang tính học thuật, đáp ứng việc hiểu
và giảng dạy Nguyễn Ngọc Tư trong nhà trường. Đa phần các bài viết đều
được đăng tải trên các báo, chưa có một công trình nghiên cứu chính thức
được in thành sách. Ngoài ra, hầu hết các bài viết đều trên tinh thần giới thiệu
một tập truyện của chị vừa xuất bản, hay phê bình một truyện ngắn cụ thể nào
đó. Chiếm đa số trong những tài liệu chúng tôi thu thập được là những bài
phỏng vấn Nguyễn Ngọc Tư, những bài viết kể lại những kỉ niệm hay những
lần gặp gỡ chị ở Cà Mau. Chúng tôi nhận thấy có rất ít những bài phê bình
truyện ngắn của chị trên bình diện khái quát mà đa số tập trung vào truyện
ngắn “Cánh đồng bất tận”. Những bài viết ấy phần lớn đều là khen chê một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



7
cách cảm tính, chủ yếu là những bài báo với tư cách tranh luận trên diễn đàn
nhiều hơn là công trình nghiên cứu khoa học thật sự. Thế nhưng, chúng tôi rất
coi trọng những ý kiến đánh giá nghiêm túc và đúng đắn của các nhà văn và
nhà phê bình như Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Khắc Phê, Nguyên Ngọc, Dạ
Ngân,…những ý kiến này đã giúp chúng tôi tỉnh táo và vững vàng hơn trong
việc nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Đề tài của luận văn này là tìm hiểu phong cách nghệ thuật truyện ngắn
của một tác giả trẻ, do đó dĩ nhiên chưa thể có những công trình nghiên cứu
dày dặn và thấu đáo để người viết tham khảo. Các nguồn tư liệu chủ yếu được
thu thập trên các trang web văn học như: Viet-studies, E-văn, Vietnamnet, Văn
nghệ Sông Cửu Long…, trên các tờ báo giấy uy tín như: Văn nghệ, Tuổi Trẻ,

Thanh Niên, Người lao động, Tiền Phong, Công an nhân dân…và chúng tôi còn
tham khảo trên các diễn đàn văn học, blog cá nhân của tác giả và những nhà văn,
nhà nghiên cứu khác để có thêm tư liệu. Không thể nói tư liệu về Nguyễn Ngọc
Tư ít ỏi, nhưng trước sự đa dạng của các ý kiến cũng như các nguồn tư liệu,
chúng tôi buộc phải cân nhắc khách quan để “gạn lọc” mong để tìm ra những tư
liệu, những bài viết có giá trị nhằm phục vụ tốt cho luận văn này.
Ngoài ra đã có nhiều luận văn nghiên cứu tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư
như: Đặc điểm truyện ngắn hai cây bút nữ Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn
Ngọc Tư (Ngô Thị Diễm Hồng); Quan niệm nghệ thuật về con người trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Phạm Thái Lê); Thế giới nhân vật trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Lê Hồng Tuyến); Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy
nhìn từ phương diện văn học - văn hóa (Dương Thị Kim Thoa); Thế giới nghệ
thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Nguyễn Thị Kiều Oanh) Chúng
tôi có kế thừa một số kết quả của các luận văn này.
Chúng tôi nhận thấy chưa có một luận văn, luận án nào nghiên cứu toàn
diện phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, do vậy, chúng tôi đã tìm được
khoảng trống để thực hiện đề tài này. Các công trình nghiên cứu của những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



8
người đi trước sẽ là gợi dẫn bổ ích và quý báu cho chúng tôi tiếp cận và triển
khai đề tài.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã xuất bản gồm:
1. “Ngọn đèn không tắt” (Tập truyện - NXB Trẻ - 2000)
2. “Ông ngoại” (Tập truyện thiếu nhi - NXB Trẻ - 2001)

3. “Biển người mênh mông” (Tập truyện - NXB Kim Đồng - 2003)
4. “Giao thừa” (Tập truyện - NXB Trẻ - 2003)
5. “Nước chảy mây trôi” (Tập truyện và kí - NXB Văn nghệ TP.HCM - 2004)
6. “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” (Tập truyện - NXB Văn hóa sài
gòn - 2005)
7. “Cánh đồng bất tận” (NXB Trẻ 2005)
8. “Gió lẻ và 9 câu chuyện khác” (NXB Trẻ - 2008)
9. “Khói trời lộng lẫy” (NXB Thời đại - 2010)
Đề tài tập trung nghiên cứu phong cách nghệ thuật Nguyễn Ngọc Tư
trong truyện ngắn qua những tập truyện mang tính dấu mốc, cụ thể là các tập
truyện ngắn sau:
- “Giao thừa”, Nhà xuất bản Trẻ, 2003
- “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, NXB Văn hoá, 2005
- “Cánh đồng bất tận”, NXB Trẻ, 2005
- “Gió lẻ và 9 câu chuyện khác”, NXB Trẻ, 2008
Tuy nhiên việc nghiên cứu phong cách không thể tách rời nghiên cứu
cả chặng đường sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư nên chúng tôi có sử dụng
những tác phẩm trong cả quá trình sáng tác để thấy được sự vận động trong
truyện ngắn của chị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



9
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này trong phạm vi xác định là phương diện
nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư về tư liệu có khảo
sát thêm những tranh luận về nghệ thuật xung quanh tác phẩm của chị.
Từ phong cách nghệ thuật truyện ngắn, được biểu hiện qua thế giới

nhân vật, ngôn ngữ, nghệ thuật kể chuyện. Vì vậy, chúng tôi đi vào phong
cách nghệ thuật Nguyễn Ngọc Tư trong truyện ngắn ở ba phương diện: cơ sở
văn hóa hình thành phong cách nghệ thuật Nguyễn Ngọc Tư; nhân vật “con
người đời thường” và cái nhìn nhân ái về con người của Nguyễn Ngọc Tư;
đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và sử dụng ngôn ngữ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu phối hợp sử dụng những
phương pháp sau:
4.1. Phương pháp phân tích.
Đi vào phong cách nghệ thuật của một tác giả, luận văn sử dụng
phương pháp phân tích tác phẩm để tìm ra các đặc điểm riêng có giá trị, ý
nghĩa của tác phẩm ở các cấp độ khác nhau, từ đó làm sáng tỏ những luận
điểm của luận văn.
4.2. Phương pháp tổng hợp - so sánh.
Để thấy được phong cách riêng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng như
sự đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư cho nền văn học Việt Nam đương đại,
trong quá trình nghiên cứu người viết có tiến hành so sánh đối chiếu Nguyễn
Ngọc Tư với một số cây bút truyện ngắn khác nhất là một số nhà văn nữ cùng
thế hệ như: Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y
Ban,…ở từng vấn đề có liên quan để thấy được những nét tương đồng và dị
biệt, từ đó thấy rõ hơn đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
4.3. Phương pháp nghiên cứu lịch sử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



10
Chúng tôi đặt Nguyễn Ngọc Tư vào bối cảnh lịch sử để nghiên cứu.
Những giá trị truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được đánh giá trong mối

tương quan với thành tựu văn học đương thời sau đổi mới. Nét mới, nét độc
đáo được nhìn nhận trong thời điểm nó ra đời.
4.4. Phương pháp hệ thống.
Để hiểu được phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư trong truyện
ngắn, luận văn chú trọng tìm ra được yếu tố tạo nên tính chỉnh thể và quy luật
cấu trúc của nó. Mọi đối tượng, vấn đề khảo sát được chúng tôi đặt trong hệ
thống, trong quy luật của cấu trúc này.
5. Đóng góp của đề tài
Với đề tài “Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, luận văn sẽ
xem xét đặc sắc của sáng tác truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên mọi khía
cạnh: tư tưởng, hình tượng, nghệ thuật kể chuyện làm nổi bật tính riêng,
không trộn lẫn của lối viết Nguyễn Ngọc Tư nhằm khẳng định tư tưởng nghệ
thuật của nhà văn, từ đó xác nhận vị trí của Nguyễn Ngọc Tư trong văn học
Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XXI.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm ba phần chính: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận; phần
Nội dung được chia làm ba chương:
Chương 1: Khái niệm phong cách nghệ thuật và cơ sở xã hội văn hóa
hình thành phong cách Nguyễn Ngọc Tư.
Chương 2: Nhân vật “con người đời thường” và cái nhìn nhân ái về
con người của Nguyễn Ngọc Tư
Chương 3: Đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và sử dụng ngôn ngữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



11

Chƣơng 1

KHÁI NIỆM PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
VÀ CƠ SỞ XÃ HỘI VĂN HÓA HÌNH THÀNH PHONG CÁCH
NGUYỄN NGỌC TƢ

1.1. Lý luận về phong cách
1.1.1. Phong cách là gì?
Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại, với các đại biểu xuất sắc như
Platon, Aristore, khái niệm phong cách đã được nêu lên, cho đến thế kỉ XIX,
đặc biệt là thế kỉ XX, khái niệm phong cách ngày càng được quan tâm sâu
sắc. Chỉ ngay ở Liên Xô, viện sỹ M.B Khrapchenko trong cuốn Cá tính sáng
tạo của nhà văn và sự phát triển văn học đã thống kê tới gần 20 cách hiểu
khác nhau về phong cách. Ngoài ra còn phải kể đến công trình của V. V.
Vinôgrađôp, của D. X. Likhatsep các công trình của M.B Khrapchenko
Trong lý luận văn học phương Đông cách nói Văn ư kỳ nhân (Văn tức
là người), cũng là nhằm nói đến phong cách văn học, nó tương tự như cách
nói ở phương Tây “Le style, c‟est l‟homme?”
Cụ thể, Trung Quốc, cách thời đại chúng ta gần 1.500 năm, Lưu Hiệp
trong Văn tâm điêu long đã có hai chương bàn luận rộng rãi những vấn đề liên
quan đến sáng tác văn chương và tác giả: trong 49 chương trình bày lý luận cơ
bản về sáng tác, phê bình, phần thứ 3 bao gồm 24 chương cuối, tác giả bàn về
phong cốt, tình thái
Ở nước ta, tuy muộn màng hơn, nhưng những năm gần đây, các nhà lý
luận nghiên cứu văn học đã dành nhiều công sức tìm hiểu vấn đề phong cách.
Từ những sách công cụ như: Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần
Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ biên. Các nhà lý luận, nghiên cứu văn học
nước ta cũng đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu nội hàm thuật ngữ phong cách.
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ
văn học trên cơ sở thừa nhận hai phạm trù phong cách ngôn ngữ và phong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12
cách nghệ thuật, đã định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm
mỹ, chịu sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các
phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của
một nhà văn, trong một tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học
dân tộc”. Và khẳng định: “Trong chỉnh thể “nhà văn” (hiểu theo nghĩa là các
sáng tác của một nhà văn), cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện
tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ
thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy”.
Thống nhất với quan điểm đó, các tác giả cuốn Lý luận văn học (NXB
Giáo dục,1987) xác định: “Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng nghệ thuật
có phẩm chất thẩm mỹ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú”.
Từ những quan niệm về phong cách của các tác giả trong nước và ngoài
nước, chúng tôi cũng đưa ra một quan niệm về phong cách như sau: Phong
cách là một phạm trù thẩm mĩ, một chỉnh thể nghệ thuật, mang đậm cá tính
sáng tạo của nhà văn. Nó bao gồm những đặc điểm cả về nội dung và hình
thức, thể hiện sự độc đáo, đặc trưng mang tính thống nhất, ổn định xuyên suốt
các sáng tác của mỗi nhà văn.
Phong cách nhà văn là một quá trình vận động, phát triển không ngừng
qua mỗi giai đoạn sáng tác. Mặc dù vậy, cái riêng độc đáo mang tính thẩm mĩ -
cốt lõi phong cách, dù ở điều kiện hoàn cảnh nào cũng ổn định, thống nhất.
1.1.2. Các bình diện của phong cách
Có bốn kiểu quan niệm khác nhau về các bình diện của phong cách
nghệ thuật:
(1) Phong cách chỉ thuần túy là vấn đề kỹ thuật hay cách thức biểu đạt,
biểu hiện ở hình thức của tác phẩm.
(2) Phong cách chủ yếu và trước hết biểu hiện qua ý thức nghệ thuật,

qua cái nhìn, qua cách cảm nhận thế giới độc đáo của nhà văn (phong cách chỉ
biểu hiện ở nội dung).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



13
(3) Phong cách biểu hiện cả ở nội dung, cả ở hình thức của tác phẩm.
(4) Phong cách biểu hiện thành những đặc điểm hình thức nhưng những
đặc điểm này có nguồn gốc trong ý thức nghệ thuật của nhà văn, tức là hình
thức có tính nội dung.
Chúng tôi nghiêng theo quan niệm thứ (4): “Tổng thể thẩm mỹ của tất
cả các phương diện và các yếu tố của tác phẩm làm nên một sự đặc sắc nhất
định.” Phong cách không phải là một yếu tố mà là một đặc tính của hình thức
nghệ thuật, nên nó không bị định vị (chẳng hạn như các yếu tố cốt truyện hay
chi tiết nghệ thuật), nó dường như tán phát trong toàn bộ cấu trúc hình thức.
Do vậy, nguyên tắc tổ chức của phong cách được thể hiện trong mọi khúc
đoạn văn bản, mỗi “điểm” văn bản đều mang trên mình dấu ấn của toàn thể.
Nhờ đó, ta nhận ra phong cách qua các khúc đoạn riêng lẻ: người đọc thành
thạo chỉ cần đọc một đoạn văn nhỏ trong tác phẩm của một nhà văn cũng đủ
tự tin gọi tên tác giả của nó” [Bản dịch của Trịnh Bá Đĩnh, từ cuốn Bách
khoa toàn thư văn học: các khái niệm và thuật ngữ, Viện Thông tin các
khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Moskva, 2001, tr 1031]. Theo
đó, phong cách chủ yếu được nhận diện qua các yếu tố hình thức mang tính
nội dung. Tuy nhiên, phong cách không chỉ là hình thức, nó còn bắt rễ sang
bình diện nội dung.
Trong luận văn này của mình, chúng tôi tập trung vào những nguyên
tắc nghệ thuật, những kiểu lựa chọn riêng trong các yếu tố cấu trúc phong
cách (cách xử lí, thế giới hình tượng, cốt truyện và ngôn ngữ…) để gọi tên

các phương diện nội dung của phong cách (quan niệm nghệ thuật về con
người, xã hội, tư tưởng nghệ thuật ). Chúng tôi cũng luôn ý thức làm rõ sự
gắn bó của các thành tố cấu trúc phong cách, các phương diện phong cách với
nhau và với chỉnh thể phong cách tác giả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



14
1.2. Văn hóa Nam Bộ và quá trình hình thành phong cách Nguyễn Ngọc Tƣ
Các nhà nghiên cứu văn học theo hướng tiểu sử học mà đại diện tiêu
biểu nhất là nhà nghiên cứu Pháp H. Taine cho rằng vùng đất với môi trường
văn hóa, địa lí, lịch sử của nó có ảnh hưởng rất lớn đến đặc tính sáng tác văn
học của nhà văn. Ở ta, Nguyễn Bách Khoa, Trần Thanh Mại và nhiều nhà
nghiên cứu khác nữa cũng vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu văn của
Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Trần Tế Xương và thu được nhiều kết quả.
Một số ý kiến có thể cực đoan song ảnh hưởng của vùng văn hóa đến phong
cách nhà văn là rõ ràng và được nhiều nhà nghiên cứu cũng như các nhà văn
xác nhận.
1.2.1. Vùng văn hóa Nam Bộ-một số nét đặc sắc
Mang đặc trưng đồng bằng sông nước rõ nét nhất, đồng thời cũng đa
dạng nhất so với tất cả các vùng miền khác. Cho nên, không ở đâu có nhiều
từ ngữ để chỉ các loại hình và hoạt động sông nước như ở vùng này: sông,
lạch, kinh, rạch, xẻo, ngọn, rọc, tắt, mương, rãnh, ao, hồ, đìa, hào, láng, lung,
bưng, biền, đầm, đìa, trấp, vũng, trũng, gành, xáng, vịnh, bàu ; nước lớn,
nước ròng, nước đứng, nước nhửng, nước rông, nước rặc, nước lên, nước
xuống, nước nhảy, nước chụp, nước rút, nước nổi, nước lụt, nước lềnh, nước
cạn, nước xiết, nước xoáy, nước ngược, nước xuôi Sông nước đã trở thành
một yếu tố cấu thành đặc trưng của văn hoá nơi đây.

Việc giao thương của vùng cũng mang đặc thù sông nước. Từ xưa, các
trung tâm giao thương lớn của vùng đều được hình thành ven bờ sông rạch,
thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá: Nông Nại Đại phố, Mỹ Tho Đại phố,
Sài Gòn, Cần Thơ Đặc biệt ở miền Tây còn có các chợ nổi mà toàn bộ hoạt
động đều diễn ra trên sông nước. Chợ nổi Long Xuyên (An Giang) là nơi
hàng trăm ghe xuồng tụ tập để buôn bán hàng hoá nông sản như bánh canh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



15
ngọt, lạt, bánh tầm, bánh bò, hủ tiếu, chè đậu đỏ, cà phê Chợ nổi Cái
Răng (Cần Thơ) tụ họp hàng trăm ghe từ tờ mờ sáng, bán đủ loại sản phẩm
miệt vườn được treo trên một cây sào cắm trước mũi ghe gọi là "cây bẹo".
Người mua chỉ cần nhìn vào "cây bẹo" là biết ngay ghe bán thứ gì. Tương tự
là chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang) Là nơi
"dân thương hồ" lui tới mưu sinh, chợ nổi đã trở thành một nét sinh hoạt văn
hoá rất đặc thù của miền Tây sông nước, và được ngành du lịch khai thác như
một sản phẩm du lịch độc đáo dành cho du khách.
Chúng ta cũng nói về một thú vui tinh thần rất quen thuộc của người
dân Nam Bộ, đó là xem hát bội, sau này với những cách tân được gọi là hát
cải lương. Theo cuốn “Cá tính miền Nam” của nhà văn Sơn Nam, “nếu năm
1906 tạm được xem là khởi điểm cho phong trào nói thơ, nói truyện lần hồi
lan rộng trong giới bình dân thì đó cũng là năm khởi điểm cho phong trào đờn
ca tài tử” cải lương. Đờn ca tài tử đã sống cùng với người dân Nam Bộ hơn
một thế kỷ nay và đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh
thần của người dân vùng sông nước chín rồng. Ta biết ngay chính nhà văn Lý
Văn Sâm khi còn trẻ cũng đã từng mơ trở thành một soạn giả, ông cũng đã
viết một số vở cải lương và rất thần tượng nhà viết kịch Trần Hữu Trang. Cải

lương ngày xưa có Tình anh bán chiếu, Dạ cổ hoài lang, Đời Cô Lựu, …còn
cải lương ngày nay bên cạnh những tích vở cổ thì còn đi vào cả đời sống hàng
ngày của người dân với những vấn đề sớm hôm họ phải giải quyết. Trong bài
Nhịp sống cải lương Nam Bộ của tác giả Lê Xuân có viết như thế này: “Ở
đồng bằng sông Cửu Long, các thuyền văn hóa, xe lưu động của các đội tuyên
truyền văn hóa quận, huyện, phường, xã vẫn tới nhiều địa điểm bến sông, bãi
chợ để ca vọng cổ và diễn các vở cải lương ngắn tuyên truyền các ngày lễ lớn
hay các cuộc vận động cho một chủ trương, đường lối chính sách nào đó của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



16
Đảng và Nhà nước. Chỉ cần ca hai câu vọng cổ là đã tập hợp được rất nhiều
quần chúng và sau đó các tuyên truyền viên mới vào cuộc…Tới các điểm du
lịch sinh thái ở miệt vườn hay tới các quán ca cổ ở đồng bằng sông Cửu Long
ta sẽ thấy không khí đờn ca tài tử rất sôi nổi và mùi mẫn. Về ẩm thực, món ăn
Nam Bộ đặc sắc ở chỗ nó được tạo ra, mang sắc thái riêng, hương vị ngọt
ngào riêng bởi hơi đất miệt vườn mênh mông, vị ngọt sông rạch ào ạt dâng
tràn mùa lũ, khí trời lồng lộng gió biển Tây Nam, cái uy nghi thâm u của lớp
lớp rừng già đồi núi nơi đây. Đó chính là “nguyên liệu” đầu tiên, chỉ có cho
ẩm thực vùng châu thổ này, nơi đã trở thành “đất lành chim đậu”, mưa thuận
gió hòa, ngày càng trù phú, phồn thịnh: “Ruộng đồng mặc sức chim bay/ Biển
hồ lai láng một bầy cá đua”. (Ca dao Nam Bộ).
Ẩm thực Nam Bộ (và Việt Nam) ẩn chứa sức mạnh văn hóa nặng lắm.
Nó không chỉ liên kết không gian, thời gian; truyền thống, hiện đại mà cả tâm
linh, tư tưởng con người nữa. Nói về tính cách cũng như cách đối nhân xử thế
của con người, có thể thấy điểm nổi trội nhất của người Nam Bộ là cách suy
nghĩ bộc trực, phóng khoáng; lối sống “xả láng sáng về sớm” và luôn “chơi

hết mình” vì người khác. (Thật ra về những những nét tính cách này của
người Nam Bộ, không phải người Việt Nam sống trên các vùng, miền khác
không có, nhưng ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đến những nét nổi trội và
ưu thế nhất góp phần làm nên cá tính riêng của con người ở mỗi vùng,
miền…trên lãnh thổ ta mà thôi). Bên cạnh đó, người Nam Bộ trong suy nghĩ
và lời nói cũng thể hiện một cái gì đó rất bộc trực và thẳng thắn. Nói như nhà
văn Sơn Nam đó là “tinh thần phóng khoáng thực tế, ghét những lí luận
quanh co. Cứ nói thẳng để xem chuyện đó ra sao. Muốn gì thì nói phứt nó ra.
Họ ghét những cuộc tranh luận về lí thuyết chính trị hoặc lí thuyết siêu hình,
và có thành kiến cho rằng kẻ dùng quá nhiều lí luận là “lẻo mép”, gian xảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



17
Họ thích nói chuyện vui, chuyện có đầu có đuôi, những giai thoại khôi hài.
Nói “lí luận” là “buồn ngủ”. Nói chuyện quanh co là kém thành thật” [4].
Người Nam Bộ, vì thế, trong giao tiếp ứng xử có người cho rằng họ nói
chuyện có khi “bụm miệng không kịp” vì chuyện gì cũng “huỵt tẹt” cũng
“bốp chát”, “rổn rảng”, “có sao nói vậy”… điều này đã góp phần hình thành
nên một thứ ngôn ngữ rất đặc trưng trong giao tiếp, nói năng của người Nam
Bộ. Những tính cách này của người Nam Bộ không thể nói là không có ảnh
hưởng đến văn Nguyễn Ngọc Tư. Cả về nhân vật, giọng văn, ngôn từ…trong
truyện Nguyễn Ngọc Tư dễ thấy bóng dáng “tính cách Nam Bộ”.
Nguyễn Ngọc Tư, ngay từ những trang viết đầu tiên, người đọc đã cảm
nhận được đây là nhà văn có giọng điệu Nam Bộ đặc sệt. Có nhà văn đã từng
nhận xét: “Văn của Ngọc Tư mang đậm chất Nam Bộ: hồn hậu, hào sảng.
Văn hóa tiểu vùng khác nhau, thì sản sinh những chất văn khác nhau, sản sinh
ra những tác giả khác nhau. Ở Bắc Hà không sinh ra văn của Ngọc Tư được,

mà ở Nam Bộ không thể sinh ra được văn của Y Ban và Tạ Duy Anh được,
tôi nghĩ thế.”[32.1]. Điều đó có thể lý giải bằng nhiều cách, nhưng có lẽ ngoài
việc sử dụng tối đa phương ngữ Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư còn là nhà văn
quan tâm đến những vấn đề số phận, con người của vùng đất nông thôn ở
Nam Bộ. Những câu chuyện của chị kể về những số phận, con người mang
đậm chất Mũi Cà Mau, mang một hơi thở, sức sống riêng của mảnh đất địa
đầu Tổ quốc.
Đọc truyện của chị, người đọc sẽ cảm nhận được chất Nam Bộ thể hiện
khái quát ở nhiều phương diện của tác phẩm. Đầu tiên là một không gian Nam
Bộ với nhiều loại cây quen thuộc của mảnh đất này: “mắm, đước, sú, vẹt, bần,
tra, tràm, choại, quao, ô rô, dừa nước…”; với những vàm, kinh, rạch chằng
chịt, mà tên gọi cũng gợi trí tò mò, tìm hiểu ở người đọc: “vàm Cỏ Xước,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



18
Vàm mắm, kinh Cỏ Chác, kinh Mười Hai, kinh Thợ Rèn, Rạch Mũi, Rạch
Ráng, Rạch Ruộng, Xẻo Mê, Xẻo Rô, Lung Lớn, Gò Cây Quao…”; hay
những tên ấp, tên làng, tên chợ nhiều chất Nam Bộ: “xóm Xẻo, xóm Rạch,
xóm Kinh Cụt, xóm Miễu, chợ Ba Bảy Chín, Cái Nước, Trảng Cò, Đất Cháy,
Mút Cà Tha…”. Nhân vật trong tác phẩm của chị cũng là những con người
Nam Bộ với những cái tên hết sức bình dị, chân chất, đặt tên theo thứ tự, và
cách xưng gọi thứ kết hợp với tên: Hai, Ba, Tư, Chín, Út…; Tư Nhớ, Năm
Nhỏ, Sáu Đèo…họ mang những tâm tư, nguyện vọng cũng hết sức nhỏ bé,
đời thường. Đó là những con người sinh sống bằng những ngành nghề cũng
gắn liền với quê hương sông nước Nam Bộ, như: nghề sông nước, nghề nuôi
vịt chạy đồng, nghề theo gánh hát,… ngoài những ngành nghề truyền thống:
làm ruộng, làm rẫy, đan lát…

Như vậy, có thể nói do được sống và lớn lên trên mảnh đất Nam Bộ,
những nét tính cách trong văn hóa ứng xử cũng như ngôn ngữ của cha ông đã
ăn sâu vào tiềm thức của Nguyễn Ngọc Tư. Vì thế, khi sáng tác, những nét văn
hóa “rặt Nam Bộ” ấy đã đi vào trang viết của chị một cách tự nhiên như một
điều tất yếu không thể nào khác được. Nó cũng là một phần làm nên sức hấp
dẫn của các tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư, tính truyền thống, giản dị, hồn hậu
nhưng có bản sắc rất riêng là điều ai cũng thấy ở truyện Nguyễn Ngọc Tư.
1.2.2. Trong “đội ngũ” các nhà văn Nam Bộ
Nguyễn Ngọc Tư thuộc vào số các nhà văn Nam Bộ. Các sáng tác của
họ hấp dẫn chị, và trong môi trường văn học ấy chị cũng có vị trí riêng của
mình. Ở đây lướt qua mấy nét về đội ngũ các nhà văn Nam Bộ, các nhà văn
thuộc một vùng văn hóa, văn học là những con chim bay ra từ cùng một tổ. Ở
phần này chúng tôi đề cập đến vài nét của phong cách văn học Nam Bộ tiêu
biểu qua Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Quang Sáng và Sơn Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



19
Thổ ngơi, mùi vị, cuộc sống, nếp sinh hoạt của vùng đồng bằng sông
Đồng Nai, sông Cửu Long là đề tài, là nguồn cảm hứng dường như không
bao giờ cạn cho những trang viết của Bình Nguyên Lộc, một nhà văn Nam Bộ
tiêu biểu. Ông từng nói: "Văn tôi bắt nguồn từ những cảnh đẹp với quê hương
và xuất phát từ lòng nhớ nhung tha thiết của tôi với nó " Tình cảm và "lòng
nhớ nhung tha thiết" mà nhà văn nhắc đến ấy còn là nguyên nhân để văn
chương ông hướng đến việc lưu giữ hình ảnh con người và những giá trị văn
hoá vùng đồng bằng Nam Bộ trong dòng chảy mải miết của thời gian.
Bình Nguyên Lộc hay viết về người nông dân nghèo gắn bó mật thiết
với mảnh đất, căn nhà lâu đời của mình. Nếu họ có lìa xa quê hương ra thành

phố, sống đời anh "công chức" hay sống bằng những nghề khác, thì trong
"căn bổn" họ cũng là người dân quê và sẵn sàng về quê như anh Thuần trong
truyện “Đất không chết”. Bà vợ ông giáo Quyền khi chuyển ra sống ở thành
phố cũng nhớ đất đến mang bệnh và cuối cùng cả nhà phải dời ra ngoại ô để
bà có đất trồng trọt, để đỡ nhớ mùi đất quê hương. Người trông coi nghĩa
trang thành phố cũng vậy. Anh ta chỉ ở lại, không bỏ về quê nữa vì tại đây
anh ta có đất để trồng bông vạn thọ, để trồng rau, để bận rộn với công việc
quen thuộc của mình (truyện “Thèm mùi đất”). Còn cha anh Sáu Nhánh
(truyện “Phân nửa con người”) dù đã tuổi cao bóng xế vẫn kiên quyết bỏ con
cháu, bỏ cuộc sống trên chiếc ghe thương hồ để lên bờ sống trên đất liền. Ông
thậm chí còn cho rằng tình nghĩa với đất còn sâu nặng hơn cả tình nghĩa vợ
chồng: "Vợ chồng chỉ ăn ở nhau ba bốn mươi năm là cùng, đất thì nó thấy
mình sinh ra lớn lên, già yếu, rồi nó lại ôm mình khi mình chết. Mình cũng
thấy nó từ lúc lững chững bước đi cho tới lúc chống gậy mà lê bước "
Trong mối liên hệ với tự nhiên bao gồm đất đai, sông nước, ruộng
vườn, cây cỏ, thời tiết nắng mưa , Bình Nguyên Lộc luôn cho rằng đất là tình

×