Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

thương mại và dịch vụ tỉnh lạng sơn trong thời kỳ đổi mới (1986-2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 115 trang )











ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM






NÔNG VĂN DŨNG




THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤTỈNH LẠNG SƠN
TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 – 2010)




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ






Thái nguyên, 2012



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM





NÔNG VĂN DŨNG



THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤTỈNH LẠNG SƠN
TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 – 2010)

Chuyên ngành: Lịch Sử Việt Nam
Mã ngành: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc La






Thái nguyên, 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thày cô giáo
trong tổ Lịch Sử Việt Nam khoa Lịch Sử trường Đại Học Sư Phạm Đại Học Thái
Nguyên, Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn khoa học Tiến Sĩ Hoàng Ngọc La đã chỉ
bảo tận tình , động viên khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Trong thời gian thực hiện luận văn, Tác giả đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lạng Sơn, sở Công thương Lạng Sơn,
sở văn hóa, thể thao và du lịch Lạng Sơn, sở Giao thông vận tải Lạng Sơn
cùng các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh Lạng Sơn đã cung cấp tư liệu, để
tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý
báu đó .
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.

Thái Nguyên, ngày … tháng …. năm 2012
Tác giả luận văn




Nông Văn Dũng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn


Nông Văn Dũng



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
Danh mục các bảng iii
MỞ ĐẦU 1


Chương 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
TỈNH LẠNG SƠN TRƯỚC THỜI KÌ ĐỔI MỚI 1986 7

1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên 7

1.2. Tiềm năng phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn 9

1.2.1. Tiềm năng phát triển kinh tế thương mại 9

1.2.2. Tiềm năm phát triển dịch vụ 14

1.3. Tình hình thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trước 1986 20

Chương 2: KINH TẾ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỈNH LẠNG
SƠN TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986-2010) 23

2.1. Chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và của tỉnh Lạng Sơn đối
với kinh tế thương mại và dịch vụ trong thời kì đổi mới 23

2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta với thương
mại và dịch vụ 23

2.1.2. Quan điểm chỉ đạo thương mại và dich vụ của Đảng bộ tỉnh
Lạng sơn thời kì đổi mới 25
2.2. Kinh tế thương mại của tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới (1986-2010) 26

2.2.1. Trong những năm đầu thực hiện đổi mới (1986 – 1990) 26

2.2.2. Trong việc thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước và chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn (1991 – 1995) 34

2.2.3. Trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(1996 – 2010) 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
2.3. Kinh tế dịch vụ 62

2.3.1. Dịch vụ du lịch 62

2.3.2. Dịch vụ vận tải 67

Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH
VỤ ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH LẠNG SƠN TRONG
THỜI KÌ ĐỔI MỚI 72

3.1 Tác động của kinh tế thương mại và dịch vụ đối với sự phát triển kinh tế
tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới 72

3.1.1. Kinh tế thương mại và dịch vụ tác động mạnh đến chuyển dịch
cơ cấu kinh tế tỉnh Lạng Sơn 72

3.1.2. Tác động của kinh tế thương mại và dịch vụ đối với sản xuất
nông nghiệp và chăn nuôi 73

3.1.3. Tác động của kinh tế thương mại và dịch vụ đối với sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 77


3.2 Tác động của kinh tế thương mại và dịch vụ đối với xã hội tỉnh Lạng
Sơn trong thời kỳ đổi mới 78

3.2.1. Kinh tế thương mại và dịch vụ tạo thêm nhiều việc làm, tác
động đến cơ cấu lao động 78

3.2.2. Kinh tế thương mại và dịch vụ làm cho quá trình đô thị hóa
ngày càng nhanh 79

3.3. Tác động tiêu cực không mong muốn của kinh tế thương mại và dịch
vụ tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới 81

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Biểu 2.1. Một số mặt hàng bán lẻ chủ yếu thời kỳ 1986 – 1990 29

Biểu 2.2 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng ở Lạng sơn thời kì 1986 – 1990 33

Biểu 2.3. Mặt hàng chủ yếu do thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã
bán ra 36


Biểu 2.4: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ theo thành phần
kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 [18, tr.4] 47

Biểu 2.7: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ theo thành phần kinh tế
giai đoạn 2006 - 2010 [21, tr.239] 51

Biểu 2.9: Kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh thời kỳ 2001-2005 57

Biểu 2.10: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung
Quốc thời kỳ 2001-2005 [60, tr.5] 58

Biểu 2.11: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Trung
Quốc [60, tr.5] 59

Biểu 2.12: Kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh thời kỳ 2006-2010
[63, tr.25-26] 60

Biểu 2.13: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung
Quốc thời kỳ 2006-2010 [63, tr.26] 61

Biểu 2.14 Hiện Trạng khách du lịch đến Lạng Sơn và các tỉnh phụ cận
Thời kỳ 1993 – 1996 62
Biểu 3.1 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của địa phương 75



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đại thắng mùa xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh,
đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất tổ quốc. Thắng lợi đã mở ra
thời kì phát triển mới của lịch sử dân tộc, cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa thực
hiện nhiệm vụ xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.
Từ 1986, Đảng ta thực hiện đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có
đổi mới về thương mại và dịch vụ. Sự đổi mới đã góp phần thúc đẩy kinh tế -
xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng có bước phát triển
mạnh mẽ tạo thế và lực để nước ta vững bước vào thời kì công nghiệp hóa
hiện đại hóa.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, có nhiều cửa khẩu thông
thương với Trung Quốc, có các tuyến đường sắt, đường bộ rất thuận lợi và
nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Ninh, là một trong những cầu nối quan trọng giữa hai thị trường rộng
lớn Trung Quốc với ASEAN. Trong những năm thực hiện đổi mới đã có sự
phát triển vượt bậc về kinh tế nhất là ngành thương mại và dịch vụ.
Thực hiện chủ chương “Mở cửa biên giới” ngày 02/05/1989 của Ban Bí
thư trung ương Đảng. Đảng bộ Lạng Sơn đã chỉ đạo nhân dân toàn tỉnh thực
hiện đổi mới trong cách nghĩ và cách làm, ưu tiên và tập trung mọi tiềm lực
phát triển kinh tế cửa khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng, chú
trọng phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ đưa ngành kinh tế này trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Sau 24 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2010) nhân dân Lạng
Sơn đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, kinh tế thương mại và dịch vụ đã phát
huy được thế mạnh và tiềm lực của tỉnh biên gới. Ngày nay kinh tế thương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



2

mại và dịch vụ không chỉ được các hoạt động kinh tế và các nhà kinh tế quan
tâm mà ngay cả lịch sử và văn hóa cũng đặc biệt quan tâm, chính vì lẽ đó tôi
đã chọn đề tài “Thương mại và dịch vụ Lạng Sơn trong thời kì đổi mới (1986-
2010)” làm luận văn thạc sĩ lịch sử.
Nội dung chính của luận văn tái hiện lại bức tranh sinh động về sự phát
triển kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới từ
giai đoạn (1986 – 2010).
Luận văn góp phần khảng định sự đúng đắn trong chủ trương, đường
lối đổi mới của Đảng và nhà nước thông qua việc nghiên cứu thực tế thực
hiện đường lối đổi mới ở một địa phương miền núi biên giới. Đồng thời
nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần cung cấp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu,
biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương cũng như góp phần giáo dục truyền
thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn.
Xuất phát từ lí do trên tôi chọn vấn đề nghiên cứu: “Kinh tế thương mại
và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới (1986-2010)” làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nói chung, kinh tế thương
mại và dịch vụ nói riêng được nêu lên thành đường lối mang tính định hướng
trong các văn kiện của Đảng và Nhà Nước như văn kiện Đại Hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI (1986), VII (1991), VIII(1996), IX(2001), X(2006). Các cuốn
sách “ Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của nhà nước và của thời đại” của đồng
chí Trường Chinh, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội, 1987; “Đổi mới sâu sắc và
toàn diện trên mọi lĩnh vực” của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Nhà xuất bản sự
thật, Hà Nội, 1987; “Sự nghiệp đổi mới và chủ nghĩa xã hội” của đồng chí Đỗ
Mười, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội, 1992… Các văn kiện của Đảng cũng

như các cuốn sách của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã nêu lên những
yêu cầu, định hướng đổi mới kinh tế xã hội của nước ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3

Tác phẩm “Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên
xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh” của đồng chí Lê Duẩn, Nhà xuất
Bản sự thật, Hà Nội, 1968 đã nói rõ vị trí, vai trò của kinh tế địa phương đối
với sự phát triển kinh tế đất nước thời kì đổi mới.
Liên quan đến vấn đề kinh tế xã hội nói chung, kinh tế thương mại và
dịch vụ nói riêng trong thời kì đổi mới đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học, một số kết quả nghiên cứu đã được công bố như: “ Lịch sử Việt
Nam từ năm 1975 đến nay – Những vấn đề lí luận và thực tiễn của chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998; “Đổi mới
kinh tế - xã hội thành tựu, vấn đề và giải pháp” của Phạm Xuân Nam, Nhà
xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1991.
Kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới
được đề cập trong hệ các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh và các nghị
quyết của Tỉnh ủy từ 1986 đến năm 2010, trong đó nêu lên những thành tựu
hạn chế của kinh tế thương mại và dịch vụ.
Báo cáo tổng kết hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn từ
1986 đến năm 2010 đã nêu lên những kết quả đạt được về các hoạt động trong
lĩnh vực kinh tế thương mại và dịch vụ như tình hình nội thương và ngoại
thương; tình hình phát triển của các dịch vụ.
Tài liệu niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn đã cung
cấp những số liệu trong quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh Lạng Sơn về
kinh tế thương mại và dịch vụ, tuy chưa thật đầy đủ song đã phản ánh được
những nội dung cơ bản tình hình kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn

trong thời kì đổi mới (1986 – 2010).
Cuốn “ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1955 - 1985)” và “ Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1986 - 2000)” đã nêu lên một cách tổng quát về sự
phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh trong những năm trước và trong
thời kì đổi mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4

Tất cả những công trình trên đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về
kinh tế xã hội nói chung, kinh tế thương mại và dịch vụ nói riêng của tỉnh Lạng
Sơn dưới nhiều góc cạnh khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình
đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về kinh tế thương mại và dịch vụ
tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới (1986 - 2010). Vì vậy, đây là một vấn dề
khá mới mẻ và cần thiết đối với địa phương. Chúng tôi xác định các công trình
nghiên cứu trên là nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng tôi đi sâu vấn đề.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn
trong thời kì đổi mới từ 1986 đến năm 2010.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: đề tài giới hạn trong tỉnh Lạng Sơn bao gồm 11
huyện thị.
- Giới hạn về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển
kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986, khi đất nước
chuyển sang thời kì đổi mới đến năm 2010.
3.3 Nhiệm vụ đề tài
Nghiên cứu làm rõ bức tranh kinh tế thương mại và dịch vụ của tỉnh
Lạng Sơn, những thành tựu và hạn chế cần khắc phục. Đánh giá vị trí, vai trò

của kinh tế thương mại và dịch vụ trong sự phát triển tỉnh Lạng Sơn và đề
xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của
kinh tế thương và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Để hoàn thành luận văn, chúng tôi dựa vào các tư liệu sau:
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết,
báo cáo tổng kết của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn trong thời gian từ 1986 đến năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5

2010, các số liệu bảng biểu của Trung tâm lưu trữ, Cục thống kê tỉnh Lạng
Sơn, Sở thương mại và du lịch tỉnh Lạng Sơn và các sở, ban ngành liên quan.
Các sách, báo, bài viết, các công trình nghiên cứu về kinh tế thương
mại và dịch vụ, các bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo tỉnh về tình hình
phát triển của kinh tế thương mại và dịch vụ.
Đó là những nguồn tư liệu quan trọng giúp dựng lại bức tranh lịch sử
về quá trình phát triển của kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn từ
năm 1986 đến năm 2010 một cách trung thực, khách quan nhất.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các tài liệu thu thập được qua các đợt
điều tra điền dã tại địa phương.
Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên nhiều tài liệu về tình hình
về kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay bị thất
lạc, rách nát. Các tư liệu chủ yếu là số liệu tổng kết hàng năm nên còn rời rạc,
thiếu tính tổng hợp, khái quát. Đó là những khó khăn trong việc sử dụng tư
liệu nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Chúng tôi đã cố gắng sưu tầm, khai
thác tư liệu nhiều nguồn, phân tích, so sánh đối chiếu để có được những tư
liệu đáng tin cậy, khách quan nhất, song trong quá trình nghiên cứu sẽ không

tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Là một đề tài lịch sử địa phương, đứng trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, vận dụng phương pháp luận sử học Macxít, chúng tôi sử dụng
phương pháp lịch sử là chủ yếu nhằm khôi phục lại bức tranh về tình hình
kinh tế thương mại và dịch vụ của tỉnh Lạng Sơn từ 1986 đến năm 2010. Kết
hợp với phương pháp lôgic để thực hiện yêu cầu của luận văn.
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp điều tra điền dã, thống kê, so
sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ nội dung của đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6

5. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày hệ thống, chân thực về tình hình kinh tế thương mại
và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến năm 2010.
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn nêu lên đặc điểm, thành tựu, ưu điểm
cũng như những hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển kinh tế thương mại
và dịch vụ của tỉnh Lạng Sơn, đồng thời đề cập đến những tác động của kinh
tế thương mại và dịch vụ đối với kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn trong thời
kì đổi mới (1986 – 2010).
Luận văn có thể làm tư liệu giáo dục truyền thống lịch sử địa phương
Lạng sơn trong thời kì đổi mới, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở
khu kinh tế cửa khẩu biên giới.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phục lục, nội dung
của luận văn được chia thành 3 chương.
Chương 1 Tình hình kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trước
năm 1986

Chương 2 Kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới
(1986 - 2010)
Chương 3 Tác động của kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trong
thời kì đổi mới







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7

Chương 1
TÌNH HÌNH KINH TẾ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
TỈNH LẠNG SƠN TRƯỚC THỜI KÌ ĐỔI MỚI 1986

1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc của Tổ
quốc, có diện tích tự nhiên 8305,21 km
2
. Phía đông bắc giáp khu tự trị dân tộc
Choang, Quảng Tây, Trung Quốc ; phía nam giáp tỉnh Bắc Giang ; Phía đông
nam giáp tỉnh Quảng Ninh ; phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn ; phía tây nam giáp
tỉnh Thái Nguyên.
Vị trí địa lí là là một thế mạnh nổi bật của tỉnh Lạng Sơn, tuy là tỉnh
miền núi biên giới nhưng độ cao trung bình so với mặt nước biển chỉ là 251m,

nằm trọn trong lòng máng trũng nối Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với Việt
Nam và các nước ASEAN, từ trung tâm tỉnh lị Lạng Sơn đến thủ đô Hà Nội
chỉ có trên 150km và đến thành phố Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây –
Trung Quốc trên 200km.
Tất cả 11 huyện, thành phố của tỉnh đều có các tuyến quốc lộ quan
trọng đi qua, đó là các quốc lộ 1A (Lạng Sơn – Mũi Cà Mau), 1B (Lạng Sơn
– Thái Nguyên), 4A (Lạng Sơn – Cao Bằng), 4B (Lạng Sơn – Quảng Ninh).
Vị trí giao thông thuận lợi đã cho phép Lạng Sơn mở rộng giao lưu kinh tế
không chỉ với các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, đặc biệt là với các tỉnh
vùng kinh tế trọng điểm mà còn thông qua thủ đô Hà Nội và cảng Cái Lân, tới
khắp mọi miền của Tổ quốc và các châu lục trên thế giới.
Bên cạnh đó tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng -
Bắc Kinh (Trung Quốc) chạy qua địa phận Lạng Sơn đã tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển thương mại và dịch vụ trên địa bàn Tỉnh.
Do ưu thế về giao thông đường bộ và đường sắt, đồng thời là những tuyến
đường ngắn nhất về thủ đô Hà Nội qua hệ thống đường xuyên Á, để từ đó có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8

dễ dàng, nhanh chóng lưu chuyển hàng hoá, khách du lịch đi các vùng khác
trong cả nước cũng như các nước trong khu vực. Lạng Sơn ngày càng có vị trí
quan trọng đối với thị trường trong nước và ngoài nước. Mặt khác, các tỉnh phía
Tây, Tây Nam Trung Quốc cũng có nhu cầu vận chuyển hàng hoá, khách du lịch
qua các vùng Đông Bắc để đi ra biển Đông và theo đường biển tới các nước trên
thế giới. Đây là 1 trong những cơ hội thuận lợi phục vụ chiến lược phát triển
kinh tế hướng ngoại của vùng Đông Bắc và của Lạng Sơn.
Về khí hậu, do đặc điểm của địa lí, địa hình nên có thể chia Lạng Sơn
thành 3 vùng khí hậu chính : Vùng khí hậu núi cao Mẫu Sơn ; vùng khí hậu

núi vừa phía Bắc và Đông ; vùng khí hậu núi thấp phía Nam.
Nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn là Á nhiệt đới, có nền nhiệt không
quá cao, trung bình tổng nhiệt độ từ 7600 – 7800 độ, có mùa đông kéo dài
thường 5 tháng, khí hậu lạnh lẽo kèm theo mưa phùn nên độ ẩm thường cao
trên 82%. Lượng mưa trung bình ở Lạng Sơn thấp, đạt khoảng 1400 – 1450
mm/năm, với số ngày mưa là 135 ngày.
Tuy nhiên khí hậu Lạng Sơn cũng tương đối khắc nghiệt, do nằm trong
lòng máng trũng đón gió mùa đông bắc nên mùa đông thường lạnh và khô,
ảnh hưởng khá lớn đến cơ cấu mùa vụ và sự sinh trưởng của các loại cây
trồng. Đặc điểm khí hậu của Lạng Sơn cũng có nhiều nét thuận lợi, là điều
kiện phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới. Đây
là nét đặc trưng khí hậu riêng biệt của Lạng Sơn, tạo điều kiện phát triển trồng
các loại rau bốn mùa như ở Mẫu sơn, quanh năm cung cấp cho thị trường các
sản phẩm rau phục vụ cho các ngành dịch vụ và du lịch. Thảm thực vật Lạng
Sơn cũng tương đối phong phú, đa dạng có nhiều chủng loại quý hiếm là điểm
du lịch sinh thái hấp dẫn của du khách khi đặt chân lên Xứ Lạng.
Về địa hình, Lạng Sơn có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, độ phân
tằng lớn hình thành giữa hai dãy núi chính là Mẫu Sơn có đỉnh núi cao 1.541m
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9

so với mực nước biển và cánh cung đá vôi Bắc Sơn có hướng Tây Bắc – Đông
Nam nằm phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp trung bình giữa hai dãy
núi. Địa hình chia cắt, độ phân tầng lớn nên phân đai cao thấp khá rõ rệt, trong
đó độ cao từ 150m – 250m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh.
Do đặc điểm địa hình phức tạp nên hệ thống sông suối cũng đa dạng
trong đó có 7 hệ thống sông đó là : Sông Kỳ Cùng ; sông Thương ; sông
Trung ; sông Hóa ; sông Bắc Giang ; sông Bắc Khê ; sông Lục Nam. Trong

đó sông Kỳ Cùng là sông lớn nhất tỉnh, bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao
1166m, sông chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc qua Lộc Bình, thành phố
Lạng Sơn, Na Sầm và đến Thất Khê sông uốn khúc và chuyển hướng Tây Bắc
– Đông Nam qua biên giới đổ và đất Trung Quốc. Diện tích lưu vực 6.660 km
với chiều dài dòng chính (tính từ biên giới Việt – Trung) 243km. Lòng sông
Kỳ Cùng rất dốc, nhiều thác ghềnh và lưu vực hẹp ngang, có nhiều sông suối
nhỏ đổ vào, nên có tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ kết hợp tích
nước, điều tiết thủy lợi cho sản xuất và phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển
hàng hóa bằng đường thủy.
Vị trí địa lí – chính trị của Lạng Sơn đối với vùng Đông Bắc và cả nước
là ưu thế có lợi hơn hẳn so với các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong điều kiện
hội nhập kinh tế thế giới sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho Lạng Sơn phát triển kinh
tế thương mại và dịch vụ.
1.2. Tiềm năng phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn
1.2.1. Tiềm năng phát triển kinh tế thương mại
- Kinh tế nội địa là một thế mạnh của tỉnh
Lạng Sơn là một trong ít tỉnh miền núi phía Bắc mang đặc điểm khí hậu
á nhiệt đới, đây là điểm riêng biệt do thiên nhiên mang lại nên tỉnh Lạng Sơn
có thể trồng được những loại cây đặc sản như hồi, quýt, đào, mác mật và một
số cây trồng có giá trị kinh tế cao: quế, thạch đen, thông, na, hồng, mơ, chè,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10

thuốc lá sợi vàng… ngoài ra còn trồng các cây nông sản lúa, ngô, đậu, lạc…
các sản phẩm nông, lâm sản không những đảm bảo cho nhu cầu lương thực
của người dân trong tỉnh mà một số mặt hàng nông sản, cây công nghiệp còn
hướng tới xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước trên thế giới. Trong các
loại cây trồng ở Lạng Sơn thì cây hồi là cây có gí trị kinh tế cao được đồng

bào dân tộc Tày, Nùng, Dao ở Lạng Sơn trồng từ hàng thế kỉ nay. Hồi Lạng
Sơn có tới trên 30.000 ha, chiếm gần 80% diện tích hồi cả nước, phân bố chủ
yếu ở các huyện Văn Quan, Cao Lộc, Bình Gia, Tràng Định, Bắc Sơn. Chất
lượng sản phẩm từ cây hồi xứ Lạng đã được đánh giá là độc nhất vô nhị, mỗi
năm hồi cho thu hoạch 2 vụ: Vụ tháng 4 - 5 và vụ tháng 10 - 11. Cây hồi bắt
đầu bói quả ở 7- 8 năm tuổi, cho nhiều quả nhất ở độ tuổi 20 - 60 tuổi. Ở
Lạng Sơn, năng suất hồi trung bình đạt 1500 - 3000kg quả khô/ha/năm. [8,
tr.1] Năm 1999, toàn tỉnh có 17.000 ha rừng hồi, cho sản lượng 15.000 tấn
quả tươi, trị giá ước tính 40 tỷ đồng.
Cây hồi là một trong những thế mạnh của Lạng Sơn mang lại giá trị
kinh tế lớn nên hàng năm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm là rất lớn không chỉ là
đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn tiêu thụ ra ngoài nước, Trung Quốc là
một thị trường có sức mua lớn và giàu tiềm năng.
Ở Lạng sơn ngoài cây hồi ra thì cây quýt cũng là cây trồng đặc sản
mang lại giá trị kinh tế cao, quýt được trồng chủ yếu ở huyện Bắc Sơn với
diện tích khá lớn, tổng diện tích lên đến 1.500 ha, sản lượng hàng năm ước
đạt 10.000 tấn quả, quýt được cung ứng cho các tỉnh trong cả nước và đang có
hướng mở rộng diện tích trồng quýt để xuất khẩu. [7,tr.1]
Cây chè ở Đình Lập được trồng trên diện tích 800 ha, sản lượng
2.000 tấn chè khô/năm. Thuốc lá sợi vàng có diện tích 3.500 - 4.000 ha
với sản lượng 400 nghìn tấn/ha được trồng tại Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi
Lăng, Cao Lộc,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11

Trong các loại cây trồng lấy gỗ ở Lạng Sơn thì cây thông có diên tích
lớn nhất, trong các năm 2001 - 2009 tổng diện tích rừng được trồng mới là
103.565 ha, cây thông trồng mới 46.060 ha đưa diện tích rừng thông toàn

tỉnh lên 88.560 ha. Lạng Sơn mỗi năm khai thác khoảng 92.400 m3 gỗ các
loại; khai thác nhựa Thông 12.000 – 13.000 tấn/năm. Hàng năm các sản
phẩm từ gỗ thông và nhựa thông được xuất khẩu sang Trung Quốc với số
lượng rất lớn.
Một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lạng Sơn nữa là chăn nuôi đại
gia súc, gia cầm. Chăn nuôi đại gia súc, gia cầm đã được đồng bào các đân
tộc ở Lạng Sơn duy trì từ lâu đời. Ngày nay chăn nuôi đại gia súc như ngựa,
trâu, bò không chỉ dùng làm sức kéo trong nông nghiệp, vận chuyển hàng hóa
mà còn để lấy thịt phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân và
cho xuất khẩu. Trong những năm gần đây lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đặc biệt
chú ý khuyến khích người dân phát triển trăn nuôi đại gia súc, gia cầm nhờ đó
số lượng đàn gia súc gia cầm đã không ngừng tăng lên để đáp ứng cho các
ngành dịch vụ ăn uống với các món ăn nổi tiếng như lợn quay, vịt quay… và
xuất khẩu sang Trung Quốc.
Là tỉnh miền núi, ngoài tiềm năng to lớn về nông - lâm nghiệp, Lạng Sơn
còn có nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp. Vùng đất này ẩn chứa
nhiều tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn như: đá vôi, than nâu, than bùn,
bôxít, Than nâu ở Na Dương (huyện Lộc Bình) có trữ lượng khoảng 100
triệu tấn được khai thác để phục vụ Nhà máy nhiệt điện Tần Sôi, công suất
100 MW. Than bùn ở Bình Gia trữ lượng 100 nghìn tấn phục vụ cho sản xuất
phân vi sinh. Bôxít có ở các huyện Cao Lộc, Văn Quan, Văn Lãng, Chi Lăng,
với trữ lượng 20 triệu tấn dùng để luyện nhôm và phụ gia cho sản xuất xi
măng. Đá vôi ở Lạng Sơn có chất lượng tốt để sản xuất xi măng, làm vật liệu
xây dựng, trữ lượng hàng trăm triệu tấn. Đất sét có nhiều loại, dùng làm gạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12

ngói ở huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Quan, Hữu Lũng hay đất sét cao lanh

làm gốm có nhiều ở các huyện Lộc Bình, Tràng Định, Hữu Lũng.
Trong những năm qua công nghiệp khai khoáng giữ vị trí hàng đầu, giá trị
sản xuất chiếm 55% - 60% GDP ngành công nghiệp của tỉnh. Ngoài việc đáp
ứng nhu cầu sản xuất trong nước còn xuất khẩu sang Trung Quốc, các mặt
hàng chủ yếu như than, quặng…
- Lạng Sơn là đầu mối trung truyển thương mại
Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên
giới với Trung Quốc. Tuyến đường bộ 1A khởi đầu từ cửa khẩu quốc tế Hữu
Nghị chạy dài theo đất nước, hàng ngày vận chuyển một khối lượng hàng hóa
lớn của các vùng miền xuất khẩu sang Trung Quốc.
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn chính thức được thành
lập tháng 10/2008 theo Quyết định 138/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ. Với hạt nhân chủ đạo là thành phố Lạng Sơn và Khu hợp tác kinh tế biên
giới Đồng Đăng - Bằng Tường, khu kinh tế cửa khẩu này được quy hoạch
thành một nút trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội -
Hải Phòng, thành một động lực kinh tế của tỉnh Lạng Sơn, vùng Đông Bắc
Việt Nam và sau năm 2010 trở thành một cực của tứ giác kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ (Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Khu kinh tế cửa
khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được thành lập mở ra cơ hội lớn để Lạng Sơn
phát huy lợi thế vị trí “đắc địa”, một trong những “cầu nối” quan trọng của
khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN.
Các chợ ở Lạng Sơn có vai trò rất quan trọng trong việc trung chuyển
và mua bán trao đổi hàng hóa. Một số chợ có từ lâu đời, đã đi vào ca dao,
huyền thoại nổi danh trong cả nước như chợ Đồng Đăng, chợ Kỳ Lừa.
Trong điều kiện hiện nay với vị thế đang hình thành của một trung tâm
thương mại quan trọng của khu vực phía Bắc, truyền thống kinh doanh được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13


phát huy đã tạo nên sự gắn kết hài hoà giữa tiềm năng thương mại và dịch vụ
góp phần tô đậm nét văn hoá, chợ của Lạng Sơn.
Chợ Kỳ Lừa: có nhiều phần độc đáo hơn so với các chợ miền xuôi và
cả các chợ ở những tỉnh miền núi. Chợ Kỳ Lừa hiện nay còn mở cửa cả ban
đêm, tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách đến với Lạng Sơn. Hàng hóa bày
bán chủ yếu là các sản vật địa phương: các loại bánh trái, hoa quả, đồ ăn
thức uống; các loại hàng nông, lâm thổ sản và những mặt hàng từ vùng
xuôi đưa lên. Hiện đang có phương án xây dựng lại chợ và khu vực phố
chợ theo hướng bảo tồn truyền thống dân tộc kết hợp với hiện đại.
Chợ Đồng Đăng: Nằm ở thị trấn biên giới Đồng Đăng. Phiên chính
họp vào ngày mùng 1, mùng 6 âm lịch. xưa kia đây là trung tâm buôn bán
trâu, bò lớn nhất tỉnh và những vùng lân cận được dắt về đây, tụ tập trong
ngày chợ phiên. Các lái buôn ở xuôi lên mua cả đàn lùa về bán cho các tỉnh
đồng bằng sông Hồng. Ngày nay chợ sinh hoạt không theo nếp xưa nữa.
Sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, chợ bị phá hủy hoàn toàn. Năm
1992 được xây dựng lại để đáp ứng nhu cầu buôn bán ngày càng nhộn
nhịp, gia tăng ở vùng cửa khẩu biên giới. Hàng hoá của Trung Quốc được
bày bán rất phong phú, đa dạng về chủng loại. Hiện đang có phương án xây
dựng lại chợ để nơi đây trở thành một trung tâm kinh tế - thương mại ở
vùng biên.
Chợ Đông Kinh: Chợ Đông Kinh với những nét kiến trúc độc đáo,
mang sắc thái địa phương, với tổng số vốn đầu tư theo kế hoạch là 45 tỉ đồng.
Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1993. Tổng diện tích chợ gồm
11.400m2, đủ chỗ cho trên 1000 sạp hàng. Đây là chợ đầu tiên của tỉnh được
trang bị hệ thống thang máy với 8 cầu thang cuốn, khách đến Lạng Sơn du
lịch, công tác, tìm kiếm cơ hội làm ăn đều ghé thăm chợ vì hàng hoá ở đây rất
phong phú, đa dạng giá lại tương đối rẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



14

- Thị trường nội địa dọc tuyến biên giới Lạng Sơn rất phát triển.
Trải qua hàng ngàn đời do nhu cầu đi lại, giao thoa về văn hóa nên việc
giao lưu trao đổi hàng hóa của người dân vùng biên đã diễn ra rất tấp nập và
hình thành những khu chợ ở vùng biên để trao đổi buôn các sản phẩm giữa
người dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Ngày nay việc trao đổi buôn
bán các mặt hàng của người dân càng phong phú hơn, việc trao đổi hàng hóa
qua các con đường mòn, đường tiểu ngạch đã thu hút một lượng lao động lớn
gồm những người dân ở dọc khu vực biên giới tham gia đã tạo nên một thị
trường nội địa rất sôi động dọc tuyến biên giới.
1.2.2. Tiềm năm phát triển dịch vụ
Lạng Sơn - mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, từ lâu đã được biết đến và
nổi tiếng với Hữu Nghị Quan, với "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa có Nàng Tô
Thị có chùa Tam Thanh ", với nguồn tài nguyên nhân văn phong phú như ải
Chi Lăng, thành Nhà Mạc, di chỉ Bắc Sơn Lạng Sơn còn là một vùng quê
xinh đẹp, với con nước xanh biếc của dòng sông Kỳ Cùng thơ mộng Vị trí
địa lý của Lạng Sơn khá thuận lợi, với hệ thống đường bộ, đường sắt tương
đối phát triển, nối liền với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Nguồn tài nguyên
thiên nhiên của Lạng Sơn rất phong phú và đa dạng bao gồm cả rừng núi,
đồng bằng, sông ngòi Lạng Sơn có bề dầy lịch sử lâu đời và có truyền thống
yêu nước có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm Những tiềm năng
giàu có trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Lạng Sơn một nền kinh tế tổng
hợp, đa ngành, trong đó Du lịch được đánh giá là một trong những ngành có
vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá hiện đại hoá.
Tuy Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới nhưng rất gần Thủ đô
Hà Nội, có 250 km đường biên tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.
Với điều kiện, tiềm năng như vậy, có thể nói Lạng Sơn rất thuận lợi cho việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15

phát triển du lịch, đặc biệt là Du lịch biên giới. Trong những năm qua Du lịch
Lạng Sơn phát triển khá mạnh tốc độ tăng trưởng ổn định, góp phần giải
quyết việc làm cho người lao động, tăng thu cho ngân sách Lạng sơn là tỉnh
miền núi, có đường biên giới tiếp giáp với Trung quốc, có 02 cửa khẩu quốc tế,
02 cửa khẩu quốc gia và các cặp chợ đường biên, hệ thống giao thông thuận lợi
cả về đường sắt và đường bộ nối liền giữa các tỉnh trong nước với nước ngoài,
từ khi quốc lộ 1A mới đưa vào sử dụng càng tạo thuận lợi cho du khách đến
Lạng sơn tham quan du lịch. Thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và Nhà
nước, với những điều kiện thuận lợi trên Lạng sơn trở thành một trong những
đầu mối quan trọng của cả nước về giao lưu buôn bán và phát triển kinh tế -
văn hoá - xã hội, thúc đẩy ngành du lịch Lạng sơn ngày càng phát triển.
Với lợi thế liền kề với một thị trường tiềm năng du lịch rộng lớn đó là
thị trường du lịch Trung Quốc, hướng khai thác của ngành du lịch Lạng Sơn
là tập trung khai thác thị trường du lịch Trung Quốc. Vì có nhiều thuận lợi
như sự gần gũi về địa lý, văn hoá, phong tục tập quán khai thác tốt nguồn
khách du lịch từ đất nước đông dân nhất thế giới này, du lịch Lạng Sơn sẽ có
cơ hội vươn lên. Là một trung tâm buôn bán thương mại và du lịch sôi động,
sự giao lưu trong nước với quốc tế diễn ra ngày càng nhộn nhịp - Lạng sơn đã
trở thành điểm hẹn của du khách trong nước và nước ngoài. Mặt khác, khi đến
Lạng Sơn hầu hết khách du lịch Trung Quốc đều muốn nối Tour đi tham quan
những địa danh nổi tiếng của Việt Nam như: Hà Nội - Hải Phòng và đặc biệt
là Vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Cùng với sự phát triển
ngành du lịch cả nước, Du lịch Lạng Sơn đã tạo ra một luồng sinh khí mới để
thu hút khách du lịch Trung Quốc.
Khi đặt chân lên Xứ Lạng du khách sẽ không thể bỏ qua các danh

lam thắng cảnh và những di tích lịch sử văn hóa đã đi vào thi ca, trong đó
phải kể tới:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16

- Quần thể du lịch Nhị - Tam Thanh và tượng đá Tô Thị Vọng Phu
Từ thế kỷ XVIII nhà thơ, nhà chính trị Ngô Thì Sĩ đã từng gọi Nhị -
Tam Thanh là một trong những “ Trấn doanh bát cảnh” của Xứ Lạng.
Động Tam Thanh là thắng cảnh tự nhiên với muôn trùng nhũ đá thiên
tạo, trong động có hồ Cảnh (hay còn gọi là hồ Âm Ty), nước trong xanh
quanh năm không bao giờ vơi cạn. Gần cửa sau của động, cửa Thông Thiên
hướng thẳng lên đỉnh núi. Qua bao thăng trầm đến nay động Tam Thanh vẫn
xứng với lời văn bia tiền nhân đã khắc ghi: Động này là kỳ quan do trời đất
tạo ra, nơi đây là thắng cảnh của vùng đất thiêng, người giỏi, thực khó mà mô
tả, tô vẽ được. Ngoài ra, chùa Tam Thanh nằm trong động Tam Thanh là danh
thắng mang giá trị văn hoá, nghệ thuật. Nổi bật nhất trong chùa là hệ thống
văn bia ghi lại quá trình tôn tạo chùa và cảm xúc của các văn nhân, thi sĩ qua
nhiều thời kỳ lịch sử.
Nằm cạnh động - chùa Tam Thanh là động Nhị Thanh với chùa Tam
Giáo. Một trong bát cảnh mà Ngô Thì Sĩ có công phát hiện, tôn tạo để làm
“Trấn đốc Lạng Sơn” giai đoạn 1777 - 1780. Động Nhị Thanh là một hang
đá tự nhiên, phía trên là các hòn đá với nhiều hình dáng kỳ vĩ, phía dưới
là con suối dài 500m, nước chảy róc rách. Trước đây, động là nơi đàm
đạo, thưởng ngoạn của các tao nhân. Đến nay, động Nhị Thanh còn lưu lại
dấu tích “Thạch Miên am”(tức Am ngủ trên đá), “Thụy Tiền hiên”(tức
Hiên ngủ bên suối). Điều quý giá nhất ở động Nhị Thanh là 20 bia Ma
Nhai tạc trên vách đá, ghi bút tích của các danh nhân, thi sĩ, quan lại qua
các thời kỳ. Chính giữa động lưu giữ tượng truyền thần của Ngô Thì Sĩ

tạc từ năm 1779, có giá trị mỹ thuật - lịch sử cao. Tượng đá nàng Tô Thị
với truyền thuyết về tấm lòng son sắt của người phụ nữ Việt Nam đã được
đại thi hào Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều đã để lại bài thơ “Đá vọng
phu” với 2 câu kết:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17

Bốn trời đồi núi mênh mông
Riêng người phụ nữ gương lành treo cao.
Ngay dưới chân núi Tô Thị là một eo núi còn lưu giữ 2 đoạn tường
thành xây bằng đá với nhiều lỗ châu mai. Đó là dấu tích của thành nhà Mạc,
một di tích kiến trúc quân sự phản ánh một thời kỳ nội chiến tương tàn trong
lịch sử Việt Nam. Thành nhà Mạc ở Lạng Sơn là căn cứ quân sự hiểm yếu,
trấn giữ con đường độc đạo nối giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Đền Kỳ Cùng
Đền Kỳ Cùng ở phố Đầu Cầu, phường Quang Trung, Thành phố Lạng Sơn.
Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết: Đền Kỳ Cùng ở xã Vĩnh Trại, châu Thoát
Lãng, nơi tả ngạn sông Kỳ Cùng có thần Giao Long, đền rất linh hiển, được lịch
triều phong tặng, khi sứ bộ đi qua đây trước sửa lễ cáo yết sau mới sang đò
Phía trước đền là bến đá Kỳ Cùng (Kỳ Cùng Thạch Độ) từng được Ngô
Thì Sĩ xếp là 1 trong 8 cảnh đẹp của Xứ Lạng từ thế kỷ 18 (Trấn doanh bát cảnh).
Trước đây khi đền được xây dựng để thờ thần Giao Long(Thần sông)
nhưng qua quá trình biến đổi của tự nhiên cũng như của xã hội, dưới tác động
của các sự kiện lịch sử, đền đã thay việc thờ thần Giao Long bằng thờ quan
Tuần Tranh, một vị tướng nhà Trần. Theo truyền thuyết của nhân dân Xứ
Lạng ông là người có thân thế và sự nghiệp gắn với khu di tích này. Bên cạnh
còn có điện thờ Thánh Mẫu theo tín ngưỡng dân gian người Việt. Đền còn lưu
giữ được một số hiện vật quý liên quan đến đền: Bia trùng tu đền (Trùng tu bi

tư) tạc tháng 2 năm 1931; Các hoành phi - Đại tự có niên đại thời Lê(1784) và
Nguyễn (Bảo Đại, Khải Định ).
Lễ hội đền Kỳ Cùng được tổ chức ngày 22- 27 tháng giêng. Đền Kỳ
Cùng đã được Bộ văn hoá - Thông tin xếp hạng là di tích quốc gia năm 1993.
- Di tích lịch sử Ải Chi Lăng
Ải Chi Lăng thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) nằm trên
đường 1A Hà Nội - Lạng Sơn, cách Hà Nội chừng 110km và cách biên giới
Việt - Trung 60km.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


18

Ải Chi Lăng là một thung lũng hẹp hình bầu dục, xung quanh bốn bề núi
cao, có sông Thương chảy qua và nhiều núi lô nhô giữa lòng thung lũng hẹp.
Ải Chi Lăng có 2 cửa: cửa phía Bắc gọi là Quỷ môn quan tức là cửa ải con
quỷ vì bọn giặc phương Bắc tràn sang nước ta thường qua cửa này. Cửa phía
Nam gọi là Ngõ Thề vì ông cha ta xa kia đã thề xả thân giết giặc cứu nước,
không cho chúng lọt qua cửa ải này.
Tại Ải Chi Lăng này, năm 981 Lê Hoàn đã phá quân Tống giết chết bọn
tướng cầm đầu. Năm 1076, phò mã Thân Cảnh Phúc đã chặn đánh 30 vạn
quân Tống do tướng Quách Quỳ cầm đầu. Năm 1285, Nguyễn Địa Lê đã giết
chết tên việt gian Trần Kiệm trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông
lần thứ hai. Năm 1427 của nghĩa quân Lam Sơn chém Liễu Thăng, tóm cổ
Hoàng Phúc, giết 10 vạn quân Minh, đập tan ý đồ xâm lược của chúng.
Hiện nay bên cạnh Ải Chi Lăng đã được xây dựng khu bao tàng có kiến
trúc đẹp mà vẫn giữ được những nét bản sắc dân tộc. Do nằm sát quốc lộ 1A
nên rất thuận tiện cho du khách ghé thăm và tìm hiểu những trang sử vẻ vang
của dân tộc. khu di tích này đã được Bộ văn hoá thông tin xếp hạng di tích
quốc gia từ năm 1962.

- Khu du lịch Mẫu Sơn
Từ xa xưa Mẫu Sơn đã có huyền thoại kỳ bí nay trở thành điểm du lịch
hấp dẫn của khách thập phương bởi môi trường sinh thái trong lành.
Dẫy núi Mẫu Sơn cao trên 1.500m so với mặt biển. Khi lên tới đỉnh núi
du khách có thể thả hồn chiêm ngưỡng sự bao la, hiền hoà của đất trời và
ngắm nhìn thành phố Lạng Sơn bằng mắt thường cách xa khoảng 20km theo
đường chim bay. Đặc biệt, ở Mẫu Sơn khi nhiệt độ dưới O độ C, thậm chí âm
6 độ C, băng tuyết xuất hiện là lúc Mẫu Sơn trở nên trắng xoá.
Lên Mẫu Sơn, du khách còn được tìm hiểu nét văn hoá độc đáo của các
dân tộc Dao, Mông, Nùng hay thưởng thức các món ăn dân tộc vùng cao như
“rau sạch”, đặc sản ếch Hương, quả đào Mẫu Sơn thơm ngon Thú vị hơn,
du khách có thể vừa ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, vừa thưởng thức ly rượu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×