Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 128 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
========









NGUYỄN THỊ KIM NHUNG









CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VIỆT
YÊN TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(1986-2005)








LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ












Thái Nguyên - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
========








NGUYỄN THỊ KIM NHUNG





CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VIỆT
YÊN TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(1986-2005)



Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.54



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ





Thái Nguyên - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên



LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm
ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Lịch sử,
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo
đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn GS-TS Nguyễn Ngọc Cơ, người đã
định hướng, trực tiếp hướng dẫn và đóng góp ý kiến cụ thể cho kết quả cuối
cùng để em hoàn thành luận văn này.
Cho phép em được gửi lời cảm ơn tới UBND tỉnh Bắc Giang, Huyện uỷ,
UBND huyện Việt Yên, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên
Môi trường, UBND các xã, các hộ gia đình, các chủ trang trại tại khu vực
nghiên cứu đã cung cấp số liệu, thông tin giúp tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn rằng, những hạn chế và thiếu
sót trong luận văn là không tránh khỏi. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy giáo cô giáo cùng toàn thể các bạn để luận văn này
được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 9 năm 2010
Tác giả


Nguyễn Thị Kim Nhung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên



LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới
sự hướng dẫn của GS-TS Nguyễn Ngọc Cơ. Các số liệu, tài liệu nêu ra
trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các
tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Th¸i Nguyªn, ngµy 27 th¸ng 9 n¨m 2010
Người cam đoan



Nguyễn Thị Kim Nhung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


1. CNXH (Chủ nghĩa xã hội)
2. HTX (Hợp tác xã)
3. UBND (Uỷ ban nhân dân)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 0
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài .................................. 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4
3.3. Nhiệm vụ của đề tài ................................................................................. 5
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 5
4.1. Nguồn tư liệu ........................................................................................... 5
4.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 6
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 6
6. Kết cấu luận văn ......................................................................................... 6
Chương 1. KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN TRƯỚC KHI
ĐỔI MỚI ...................................................................................................................... 7
1.1. Vài nét về huyện Việt Yên. ...................................................................... 7
1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình. ............................................................................ 7
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên . ....................................................................... 9
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. ...................................................................... 12
1.2.1. Đặc điểm kinh tế. ................................................................................ 12
1.2.2. Đặc điểm xã hội. ................................................................................. 13
1.3. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Việt Yên trước năm 1986. .................. 15
1.3.1. Kinh tế. ............................................................................................... 15
1.3.2 . Xã hội ................................................................................................ 23
Chương 2. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ HUYỆN VIỆT YÊN TỪ
1986 - 2005................................................................................................................ 30
2.1. Việt Yên trong thời kỳ đổi mới đất nước ............................................... 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

2.1.1. Bối cảnh lịch sử mới ........................................................................... 30
2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ Việt Yên ........ 31
2.2. Chuyển biến kinh tế huyện Việt Yên từ 1986 đến 2005 ......................... 34
2.2.1. Chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế ....................................................... 34

2.2.2. Trong nông nghiệp - lâm nghiệp ......................................................... 35
2.2.3. Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp................................................ 52
2.2.4. Thương mại, dịch vụ, du lịch .............................................................. 58
2.2.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng ...................................................................... 61
Chương 3. CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN TỪ NĂM 1986
ĐẾN NĂM 2005 ........................................................................................................ 67
3.1. Về dân số - lao động - việc làm ............................................................. 68
3.2. Công tác xoá đói, giảm nghèo ............................................................... 75
3.3. Về Văn hoá, Giáo dục, Y tế ................................................................... 87
3.4. Về vấn đề xã hội - an ninh quốc phòng .................................................. 98
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 105
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 114



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng trong sự vận động và phát
triển của mỗi quốc gia dân tộc. Bất cứ một quốc gia hay một chế độ chính trị
xã hội nào thước đo trình độ phát triển của chúng đều dựa trên những thành
tựu của nhiều yếu tố hợp thành, trong đó thành tựu kinh tế - xã hội giữ vai trò
quan trọng. Vì vậy tất cả các quốc gia, dân tộc đều tìm cho mình một con
đường phù hợp vươn lên trở thành một cường quốc về kinh tế, xã hội.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975) đã giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước, cả nước quá độ lên CNXH. Chống trả quyết liệt
CNXH, các thế lực thù địch đã tiến hành bao vây cấm vận một nước Việt

Nam còn mang đầy mình vết thương chiến tranh cũ lại phải gồng mình gánh
chịu vết thương mới do hai cuộc chiến tranh biên giới gây ra. Trong khi đó cả
nước thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng XHCN với một xuất phát điểm
thấp, trình độ tổ chức, quản lý xã hội còn nhiều hạn chế nên nửa đầu thập kỷ
80 ở thế kỷ XX, nền kinh tế xã hội Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm
trọng. Để thoát khỏi tình trạng đó Việt Nam cần phải có những bước đi mang
tính đột phá.
Đại hội VI của Đảng là mốc đánh dấu quan trọng có ý nghĩa bước ngoặt
trong đổi mới tư duy, lý luận về kinh tế - xã hội. Đại hội xác định phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo.
Trong sự phát triển chung của kinh tế quốc doanh, kinh tế địa phương được ví
như tế bào sống của quốc gia.
Vì vậy hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI
thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng do Đại hội lần thứ VI đề ra là: Cần tăng
cường chính sách trao đổi hàng hoá giữa nhà nước và nông dân, mọi quan hệ
trao đổi hàng hoá giữa nhà nước với hợp tác xã theo nguyên tắc bình đẳng
thuận mua vừa bán, bảo đảm củng cố liên minh công nông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

2
Như vậy, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong những
năm qua có ý nghĩa rất quan trọng nên việc đầu tư phát triển kinh tế địa
phương được Đảng xác định là nhiệm vụ hàng đầu, mang tính lâu dài và tất
yếu trên bước đường xây dựng, phát triển đất nước.
Thực tiễn cách mạng nước ta đã chỉ ra rằng không thành công trên lĩnh
vực kinh tế thì không giữ được con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để
làm được điều đó chúng ta cần xác định rõ bước đi cho quá trình phát triển,
việc nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội trong giai đoạn vừa qua.
Huyện Việt Yên là một vùng quê có truyền thống lịch sử và văn hoá lâu

đời. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử truyền thống ấy ngày càng được trân
trọng và phát huy.
Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Yên một
lòng theo Đảng làm cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng,
Đảng bộ và nhân dân Việt Yên đã cùng với cả nước đứng lên làm cuộc cách
mạng tháng Tám thành công, tiến hành các cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
Phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, bước vào thời kỳ đổi mới Đảng bộ
và nhân dân huyện Vịêt Yên đã tiếp nhận, vận dụng sáng tạo đường lối đổi
mới của Đảng do Đại hội VI tháng 12/1986 của Đảng đề ra.
Thực tiễn của hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Việt
Yên đã có những chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội. Sự chuyển biến
đó đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng cũng như sự vận dụng một
cách chủ động, sáng tạo đường lối của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt
Yên, nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của Việt Yên
nói riêng và Bắc Giang nói chung.
Tuy công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Yên trong
thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn song vẫn còn những hạn
chế cần phát huy được tiếp tục tổng kết rút kinh nghiệm nhằm đưa ra những
giải pháp thích hợp để phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

3
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Chuyển biến kinh tế - xã
hội huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2005)” làm
đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay vấn đề kinh tế - xã hội cả nước nói chung, ở các địa
phương nói riêng, không chỉ được các nhà lãnh đạo mà cả các nhà nghiên cứu
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội quan tâm.

Vấn đề kinh tế - xã hội nói chung đã được đề cập tới trong các văn kiện
của Đảng, từ văn kiện Đại hội lần thứ III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X. Trong
những văn kiện đó vấn đề kinh tế - xã hội đã được nêu lên thành đường lối
mang tính định hướng cho sự phát triển.
Đáng chú ý trong đó là tài liệu: Đảng cộng sản Việt Nam ( 1991), Chiến
lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 - Nxb ST, H.
Tác giả Ngô Đình Giao ( 1998), Chuyển dịch cơ sở kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
Những thông tin trên trang http:/Vietbao.vn/kinhte/nhìn lại nền kinh tế
Việt Nam qua 20 năm đổi mới.
Tác giả, Nguyễn Trọng Phúc ( 2000) trong cuốn “Một số kinh nghiệm
của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới”.
Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
Tác giả đã tổng kết một số chủ trương của Đảng và những thành tựu tiêu
biểu mà chúng ta đã đạt được, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm của
Đảng trong lãnh đạo.
Về kinh tế - xã hội huyện Việt Yên, các văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần
thứ XIV, XV, XVI, XVII, XVIII, XIX và một số tài liệu khác đã đề cập đến.
Năm 1996 ban thường vụ huyện uỷ đã cho xuất bản cuốn lịch sử Đảng
bộ huyện Việt Yên. Cuốn sách đã trình bày một cách đầy đủ về quá trình ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

4
đời và lãnh đạo nhân dân đấu tranh trong sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ
Việt Yên cũng như quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương từ năm
1945 - 1995.
Các báo cáo hàng năm, báo cáo trong những nhiệm kỳ đại hội về tình
hình kinh tế - xã hội của huyện Việt Yên từ năm 1986 đến năm 2005 của tỉnh
uỷ, UBND tỉnh Bắc Giang, huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên là sự

tổng kết tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, của huyện.
Hệ thống niên giám thống kê của cục thống kê tỉnh Hà Bắc (1985-1997)
tỉnh Bắc Giang (1997 - 2005) và phòng thống kê huyện Việt Yên đã phản ánh
tình hình kinh tế xã hội hàng năm. Tuy nhiên những công trình còn mang tính
chất thống kê.
Nhìn chung các công trình trên đây ở những khía cạnh khác nhau đã đề
cập đến vấn đề kinh tế - xã hội của huyện Việt Yên nói riêng. Song cho đến
nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế -
xã hội của huyện Việt Yên trong thời kỳ đổi mới từ 1986 - 2005. Tuy nhiên
những công trình trên đã giúp cho chúng tôi phương hướng tiếp cận để tiếp
tục đi sâu nghiên cứu vấn đề mà chúng tôi đặt ra.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chuyển biến kinh tế xã hội của huyện Việt Yên trong
thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2005.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài giới hạn trong huyện Việt Yên của tỉnh Bắc Giang
địa giới hành chính huyện gồm 17 xã 2 thị trấn.
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ, chính
quyền nhân dân huyện Việt Yên thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển
kinh tế xã hội từ năm 1986 đến năm 2005.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

5
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Thứ nhất: Thông qua các nguồn tư liệu hiện có chúng tôi dựng lại bối cảnh
lịch sử, tình hình kinh tế xã hội của huyện Việt Yên từ năm 1986 đến năm 2005.
Hai là: Từ việc nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế xã hội của huyện Việt

Yên từ 1986 đến năm 2005 chúng tôi rút ra những thành công và hạn chế
trong lãnh đạo thực hiện đổi mới của Đảng.
Ba là: Từ những thành công và hạn chế rút ra những bài học kinh
nghiệm và đề xuất những kiến nghị thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện ngày
càng phát triển.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành đề tài này chúng tôi đã sử dụng những nguồn tư liệu sau:
Một số văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc, các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng và Nhà nước về kinh tế - xã hội. Ngoài ra chúng tôi còn dựa vào các
văn kiện, các chỉ thị, nghị quyết, các báo cáo tổng kết của Đảng bộ tỉnh Bắc
Giang, Đảng bộ huyện Việt Yên từ năm 1975 đến nay. Đặc biệt là báo cáo
tình hình kinh tế xã hội của uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên từ năm 1986 đến
năm 2005.
Nguồn bảng biểu thống kê của các sở, ban ngành liên quan như Sở nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Sở văn hoá - thông tin, Sở giáo dục đào tạo,
Sở tài nguyên môi trường, Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, phòng Thống kê
huyện Việt Yên… Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, lịch sử Đảng bộ huyện
Việt Yên và các bài viết đề cập đến tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói
chung và của huyện Việt Yên nói riêng.
Ngoài ra chúng tôi còn đi khảo sát thực tế hỏi các nhân chứng lịch sử để
bổ sung, thẩm định cho các tư liệu lưu trữ.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

6
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Chuyển biến kinh tế xã hội của Việt Yên trong thời kỳ đổi mới từ năm
1986 đến năm 2005, trên cơ sở nguồn tư liệu đã thu thập được, chúng tôi dựa

trên quan điểm phương pháp luận Macxít trong nghiên cứu lịch sử và sử dụng
phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp
định lượng, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp và
khảo sát điền giả…
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống quá trình
chuyển biến kinh tế xã hội của huyện Việt Yên trong giai đoạn từ năm 1986
đến năm 2005.
Việc tập hợp và xử lý các nguồn tư liệu, luận văn làm rõ những thành
tựu cũng như hạn chế trong quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện
trong thời kỳ đổi mới. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục những
hạn chế và phát huy thế mạnh của huyện trên lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Luận văn còn cung cấp thêm nguồn tư liệu để phục vụ việc nghiên cứu
giảng dạy lịch sử ở địa phương.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được
cấu tạo thành 3 chương.
Chương 1: Kinh tế xã hội huyện Việt Yên trước khi đổi mới.
Chương 2: Chuyển biến kinh tế huyện Việt Yên từ 1986 đến 2005.
Chương 3: Chuyển biến xã hội huyện Việt Yên từ 1986 đến 2005.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

7
Chương 1
KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN
TRƯỚC KHI ĐỔI MỚI

1.1. Vài nét về huyện Việt Yên

1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Huyện Việt Yên thuộc vùng trung du của tỉnh Bắc Giang nằm giữa lưu
vực sông Cầu và sông Thương, trong khoảng 106
0
,01’ - 106
0
,07’ kinh tuyến
Đông, 21
0
,16’ - 21
0
,17’ vĩ tuyến Bắc, có diện tích 171,447km
2
.
So với các huyện khác, Việt Yên có vị trí tương đối thuận lợi, trung tâm
huyện cách thành phố Bắc Giang 12km.
Phía Bắc giáp huyện Tân Yên
Phía Nam giáp thành phố Bắc Ninh
Phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang
Phía Tây giáp huyện Yên Phong và huyện Hiệp Hoà.
Việt Yên thời Hùng Vương - An Dương Vương nằm trong bộ lạc Tây
Vu thuộc bộ Vũ Ninh của nước Văn Lang - Âu Lạc Có tên gọi là Yên Việt.
Thời Bắc Thuộc, Yên Việt vẫn thuộc bộ lạc Tây Vu quận Giao Chỉ. Thời Lý,
sau khi chiến thắng oanh liệt của quân dân ta chống quân xâm lược Tống trên
phòng tuyến sông Cầu 1076, một vùng dọc theo tả ngạn sông Cầu đối diện
với Thị Cầu, Vọng Nguyệt, Vạn Xuân được thành lập huyện Yên Việt thuộc
phủ Bình Lỗ, bộ Bắc Giang. Thời Lê, Yên Việt thuộc phủ Bắc Hà, trấn Kinh
Bắc. Đầu thời Minh Mệnh 1824, Yên Việt đổi thành Việt Yên. [2, tr.5]
Như vậy trong suốt quá trình hình thành và tồn tại Việt Yên được ghi nhận
như một tế bào, một chỉnh thể thống nhất trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Trải qua quá trình lịch sử, địa giới hành chính huyện Việt Yên cũng có
những thay đổi. Đến nay huyện Việt Yên có 19 đơn vị hành chính bao gồm 2
thị trấn và 17 xã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

8
Địa hình Việt Yên khá đa dạng có cả đồi núi và đồng bằng.
Địa hình đồi núi thấp thuộc một số xã phía Bắc và phía Nam của huyện,
có độ cao trung bình từ 6m-120m như: Việt Tiến, Thượng Lan, Minh Đức,
Nghĩa Trung, Trung Sơn, Tiên Sơn, Ninh sơn. Đỉnh cao nhất là đỉnh Mỏ Thổ
161m tại xã Minh Đức. Những đồi núi thấp này đa phần có độ dốc bình quân
15
0
(khoảng 20% diện tích có độ dốc bình quân dưới 15
0
)
Địa hình đồng bằng tập trung ở phía Đông đường quốc lộ 1A gồm các xã
Quang Châu, Vân Trung, Hoàng Ninh… và một số xã vùng giữa huyện ven
quốc lộ 37 như Hương Mai, Tự Lạn, Bích Sơn, Hồng Thái. Độ cao bình quân
80m so với mực nước biển là 2,5-5m.
Địa hình thấp ở một số xã phía Bắc của huyện và 3 xã Ninh Sơn, Trung
Sơn, Tiên Sơn. Độ cao trung bình từ 15-25m so với mực nước biển.
Độ dốc của địa hình theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây Bắc sang
hướng Đông Nam.
Địa hình như trên tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hoá cây
trồng, vật nuôi, phát triển một nền nông nghiệp phong phú. Tuy nhiên, địa
hình không đồng đều, cũng gây khó khăn cho huyện trong việc phân vùng sản
xuất, phát triển các vùng chuyên canh cây trồng trên diện rộng.
Là huyện Trung du, Việt Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió

mùa, với nhiệt độ bình quân năm từ 23-24
0
C, nhiệt độ lạnh dần từ màu thu sang
mùa đông đến mùa xuân (từ tháng 10 đến tháng 3), sau đó nóng vào những tháng
mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9). Các năm ít có sự thay đổi lớn về nhiệt độ.
Lượng mưa bình quân năm vào khoảng 1400-1500mm nhưng phân bố
không đều, thường tập trung vào các tháng 6,7,8. Lượng mưa trong thời gian
này thường chiếm tới 85% lượng mưa cả năm. Những trận mưa to có thể gây
úng lụt ở một số diện tích đất nông nghiệp ở vùng trũng và gây hiện tượng xói
mòn, rửa trôi ở những vùng đất cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và
chất lượng đất nông nghiệp. Về mùa khô, lượng mưa thấp, bình quân
22mm/tháng, chủ yếu là mưa phùn tập trung vào các tháng 1, 2và tháng 12.
Vì vậy tưới tiêu chủ động cho nông nghiệp trên địa bàn huyện là vấn đề cần
được quan tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

9
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu chế độ nhiệt độ trong năm
ĐVT:
0
C
Chỉ tiêu
Trung bình
cả năm
Mùa nóng Mùa lạnh
Nhiệt độ bình quân 23,4 24,5-27,3 15,9-23,6
Trung bình tối cao 26,9 28,7-31,1 19,5-26,6
Trung bình tối thấp 20,5 21,0-24,3 13,1-21,2
Biên độ nhiệt ngày đêm 6,4 6,8-7,3 5,0-7,8


[ 86, tr.18]
Lượng bốc hơi trên địa bàn huyện là 1.012mm/năm. Trong các tháng mùa
khô hanh (tháng 1,2,3,11,12) lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 2,3 - 4,8
lần gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân.
Hướng gió chủ đạo trên địa bàn huyện là gió Đông Bắc. Tốc độ gió
trung bình trong năm là 1,9m/s, tháng có tốc độ gió trung bình cao nhất là
tháng 8 (2,7m/s).
Nhìn chung khí hậu của huyện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông -
lâm nghiệp, đa dạng hoá cây trồng nhất là trồng lúa nước, các loại cây rau
màu và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương. Tuy nhiên chế độ khí
hậu của huyện cũng có một số hạn chế như úng lụt hay hạn hán nên ảnh
hưởng phần nào đến sản xuất của người nông dân. Vì vậy, công tác thuỷ lợi
cần được quan tâm thường xuyên.
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .
* Tài nguyên đất:
Huyện Việt Yên có tổng diện tích tự nhiên 17.144,70ha, với 9 loại đất
chính (theo phân hạng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp).
Trong các loại đất, nhóm đất phù sa chiếm khoảng 32,8% tổng diện tích
đất tự nhiên, được phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Đặc tính đất giàu
chất dinh dưỡng, chất đạm phù hợp với cây lúa và các loại cây hoa màu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

10
Nhóm đất xám bạc màu là loại đất có diện tích lớn nhất, khoảng 7.637ha
được phân bố hầu hết ở các xã huyện và các xã phía Bắc. Đất này được hình
thành trên mẫu chất đất phù sa cổ ở địa hình cao, thoát nước tốt, chủ yếu nằm
trên chân đất vàn nên phù hợp với các loại cây khoai lang, khoai tây, khoai sọ…
Những chân đất chủ động tưới đã được nhân dân khai thác trồng lúa, màu…

Bảng 1.2: Diện tích và có cấu các loại đất
Loại đất
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 17.144,70 100,00
1 Đất phù sa bồi hàng năm 202 2,26
2 Đất phù sa không bồi 456 4,49
3 Đất phù sa không bồi có tầng loang lổ 769 24,47
4 Đất phù sa úng nước 4.194,5 44,55
5 Đất xám bạc màu 7.637,82 4,16
6 Đất vàng nhạt trên đá cát 713 1,23
7 Đất nâu/vàng trên phù sa cổ 211 0,13
8 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa 22 5,97
9 Đất xói mòn 1.023 11,17
10 Đất không điều tra 1.916,48 1,18

[ 86, tr.11]
Đất vàng trên cát được phân bố ở các xã có nhiều đồi núi. Loại đất này
nằm ở độ dốc cấp III và IV, tầng dày mỏng, hàm lượng muối, lân nghèo. Diện
tích này chủ yếu trồng sắn, bạch đàn và một số cây ăn quả. Nhóm đất phù sa
úng nước chủ yếu là các ao hồ nằm rải rác trên địa bàn huyện. Một số diện
tích được tận dụng để cấy lúa nước, phần diện tích còn lại để nuôi trồng thuỷ
sản, chủ yếu là thả cá, ba ba, ếch…
Đất xói mòn trơ sỏi đá nằm trên đồi núi thấp có dộ dốc lớn, thảm che phủ
ít nên bị xói mòn, rửa trôi trong mùa mưa. Hiện nay, trên loại đất này, một số
xã đưa vào sử dụng trồng rừng để tái tạo thảm thực vật, phần diện tích còn lại
để trống không sử dụng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

11
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng
diện tích toàn huyện, được phân bố rải rác ở các xã vùng đồi. Loại đất này có
thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, mùn nghèo, đạm tổng số nghèo
đến trung bình, kali trung bình. Hiện nay, người dân trong huyện thường
trồng hai vụ lúa và 1 vụ màu trên loại đất này.
Đất đai huyện Việt Yên được chia làm 5 cấp với độ dốc tương ứng như sau:
Độ dốc cấp I (0-3
0
) có diện tích là 13.868,30ha, chiếm phần lớn với
80,93% tổng diện tích tự nhiên gồm 3 nhóm đất đỏ vàng, xám bạc màu, phù
sa nhưng chủ yếu là nhóm đất xám bạc màu và phù sa.
Độ dốc cấp II (3-8
0
) có diệnt ích 228ha, chiếm 1,33% tổng diện tích tự
nhiên, gồm 2 nhóm đất đỏ vàng và đất xói mòn trơ sỏi đá.
Độ dốc cấp III (8-15
0
): Có diện tích 261,36ha, chiếm 1,53% diện tích tự
nhiên gồm 2 nhóm đất đỏ vàng và đất xói mòn trơ sỏi đá.
Độ dốc cấp IV (15-20
0
): Có diện tích 748,3ha, chiếm 4,36% gồm đất đỏ
vàng và đất trơ sỏi đá.
Độ dốc cấp V ( trên 20
0
): Có diện tích 705,5ha chiếm 4,12% chủ yếu
thuộc nhóm, đất xói mòn trơ sỏi đá.

Tóm lại, tài nguyên đất ở Việt Yên đa dạng thích nghi nhiều loại cây
trồng như lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, lâm nghiệp. Tuy nhiên
lượng kali, lân, khoáng ở một số diện tích còn nghèo, vì vậy cần phải có
những biện pháp cải tạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường đầu tư theo
chiều sâu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
* Tài nguyên nước
Địa bàn huyện Việt Yên có Sông Cầu ở phía Nam với chiều dài qua
huyện là 22km, bề rộng trung bình 150-200m và ngòi Cầu Sim chảy qua phía
Bắc huyện khoảng 19km với lượng nước lớn. Thêm vào đó huyện còn có hệ
thống kênh dẫn nước của xí nghiệp thuỷ nông Sông Cầu. Ngoài ra huyện còn
có nhiều diện tích mặt nước ao, hồ nhỏ đáp ứng được nhu cầu nước cho sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ nước cho sinh hoạt của nhân dân
trong huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

12
* Tài nguyên rừng
Việt Yên không có rừng tự nhiên. Hiện nay toàn huyện có 1.066,41ha đất
rừng gồm 1.051,01ha đất rừng sản xuất và 15,40ha đất rừng đặc dụng tập
trung ở các xã Nghĩa Trung, Minh Đức, Việt Tiến, Vân Trung, Trung Sơn.
Diện tích rừng hàng năm không ngừng nhân rộng và phát triển, phong trào
trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc được đẩy mạnh. Diện tích rừng
trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Vì vậy diện tích, đất trống, đồi núi trọc
giảm dần. Việc sử dụng đất trên địa bàn huyện tiết kiệm và hợp lý hơn.
* Tài nguyên khoáng sản
Việt Yên là huyện có trữ lượng đất sét tương đối lớn làm nguyên liệu cho
sản xuất vật liệu xây dựng, chủ yếu dùng vào sản xuất gạch ngói. Huyện còn
có nguyên liệu gốm sứ chịu lửa, tuy nhiên chất lượng kém, ít có triển vọng.
Ngoài ra, Sông Cầu chảy qua huyện đã cung cấp một phần, lượng cát sỏi cho

xây dựng. Tuy nhiên, trữ lượng cát, sỏi không nhiều.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Với tổng diện tích là 17.144,70ha, với tiềm năng đất đai như vậy, nhân
dân cần cù lao động, giàu kinh nghiệm trong sản xuất Việt Yên có điều kiên
phát triển nông nghiệp trong đó lúa là cây lương thực chính. ở đây điều kiện
tự nhiên thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ, vừa có thể gieo trồng lúa nước,
vừa trồng các loại rau màu, ngô, khoai, đậu, lạc trồng dâu nuôi tằm, phát triển
chăn nuôi.
Ngoài việc cấy trồng cây lương thực, rau màu, Việt Yên có hàng trăm
hecta mặt nước ở vùng chiêm trũng có khả năng nuôi và đánh bắt thuỷ sản,
tạo thành một nguồn thu nhập quan trọng trong kinh tế gia đình.
Sản xuất nông nghiệp tuy còn khó khăn, phụ thuộc vào thiên nhiên nhưng
từ xưa tới nay Việt yên vẫn được coi là vựa lúa của tỉnh Bắc Giang.
Bên cạnh sản xuất nông nghiệp Việt Yên cũng có nhiều nghề thủ công,
đáng chú ý là nghề làm gốm ở Thổ Hà, rượu Vạn Vân, ngoài ra còn nghề đan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

13
lát ở Phúc Long, Phúc Tằng, Tăng Tiến nghề rèn sắt ở Ninh Khánh… ở rải
rác các xóm có nghề thợ nề, làm bún, làm bánh, ươm tơ, dệt lụa… những
nghề thủ công này đã góp phần làm cho kinh tế Việt Yên thêm đa dạng.
Huyện Việt Yên có đường quốc lộ 1A, quốc lộ 37 và tuyến đường sắt Hà
Nội - Lạng Sơn chạy qua nên rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và phát
triển thương mại, dịch vụ với các trung tâm kinh tế lớn của Miền Bắc. Đặc
điểm Việt Yên có vị trí thuận lợi cho việc hình thành các khu, cụm công
nghiệp của tỉnh nên tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển đặc biệt là khu
công nghiệp Đình Trám, Quang Châu…
Ngoài ra, huyện còn có các tuyến đường tỉnh lộ quan trọng chạy qua như

284, 272 (Phúc Lâm đi Tân Yên) 269 (Khả Lý - Chùa Bổ, đường 298A,
298B, đường thuỷ thuận tiện cho vận chuyển hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đi
lại, giao lưu và phát triển sản xuất.
Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
tỉnh và cả nước, các ngành kinh tế của huyện đã có bước phát triển đáng kể ở
hầu hết các ngành, các lĩnh vực từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đến
công nghiệp, xây dựng cơ bản, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ,
đặc biệt là nhóm ngành công nghiệp đã tạo đà cho quá trình hoà chung công
cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước. Đồng thời phát triển và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng tạo cơ sở cho sự phát triển các lĩnh vực
xã hội như giáo dục y tế, văn hoá… cải thiện đáng kể đời sống người dân
trên địa bàn.
1.2.2. Đặc điểm xã hội.
Nhân dân Việt Yên có tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc
ngoại xâm,. Mở đầu cho trang sử hào hùng này, theo truyền thuyết là chiến
công của Thạch Tướng Quân (người Tiên Lát) đánh đuổi giặc Mạn Khâu kéo
đến xâm chiếm nước Văn Lang vào đời vua Hùng Vương thứ 6. Suốt hàng
nghìn năm chống phong kiến phương Bắc, Việt Yên là nơi diễn ra nhiều trận
đánh, trận thắng lớn của quân và dân ta chống kẻ thù xâm lược. Phòng tuyến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

14
sông Cầu của Lý Thường Kiệt đã nhấn chìm và làm tiêu tan mộng tưởng xâm
lược của nhà Tống. Núi Tam Tầng nơi diễn ra những trận quyết chiến giữa
quân nhà Trần với quân Nguyên - Mông, giữa quân Tây Sơn với quân
Thanh… những địa danh ấy đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ mỗi khi nhắc tới.
“Từ giữa thế kỷ XVIII, nhân dân Việt Yên đã tham gia vào các cuộc khởi
nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu 1741 - 1751, Quận Tường 1866 - 1870, Đại Trân
1870 - 1875 chống lại chế độ phong kiến thối nát, đánh đuổi bọn thổ phỉ Ngô

Côn, Lý Dương Tài từ Trung Quốc tràn sang” [ 2, tr.11]
Trải qua bao thế kỷ đấu tranh để tồn tại và phát triển với truyền thống
đoàn kết, tương thân tương ái, tự lực tự cường, dũng cảm bất khuất trước mọi
thử thách của thiên nhiên và sự tàn bạo của kẻ thù, nhân dân Việt Yên đã
cùng với nhân dân cả nước viết lên trang sử vẻ vang trong quá trình dựng
nước và giữ nước, truyền thống đó là di sản quý báu và được phát huy cao
hơn trong công cuộc dựng nước và giữ nước từ khi có Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo. Truyền thống đó vừa là cơ sở, vừa là yếu tố tinh thần để
nhân dân Việt Yên tiếp tục phát triển về mọi mặt trong đời sống kinh tế -
xã hội ngày nay.
Dân cư huyện Việt Yên là người Kinh, với truyền thống cử nghiệp của
Việt Yên cũng được nhiều sách sử của triều đại phong kiến nhắc tới bởi mảnh
đất này đã đóng góp cho đất nước nhiều nhân tài.
“Tính từ triều đại nhà Lê đến triều đại nhà Nguyễn cả huyện có 18 người
đỗ tiến sĩ, trong đó phải kể đến Thân Nhân Trung, người khai khoa tiến sĩ đầu
tiên đem lại danh tiếng cho quê hương. Riêng làng Yên Ninh có 10 người đỗ
tiến sĩ, trong đó dòng họ của Thân Nhân Trung có 4 người.” [ 2, tr.13 ]
Việt Yên có nhiều công trình kiến trúc được Nhà nước xếp hạng như đình
Thổ Hà, chùa Bổ Đà… ngoài những công trình kiến trúc độc đáo này, đình
chùa ở các làng trong huyện đều có những kiến trúc độc đáo. Qua những công
trình kiến trúc này phần nào ta thấy được sức sáng tạo và tài hoa của người
Việt Yên nói riêng và người Kinh Bắc nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

15
Việt Yên là nơi có nhiều lễ hội và kho tàng văn học dân gian. Các hội
nghè Nếnh, hội chùa Bổ Đà, hội làng Thổ Hà, hội rước chạ, hội chùa… không
chỉ có khách địa phương mà còn thu hút khách các vùng đến vui chơi, tham
gia các sinh hoạt văn hoá và danh lam thắng cảnh của quê hương.

Việt Yên có 6 làng sinh hoạt dân ca quan họ như làng Hữu Nghi, Giá
Sơn, Nội Ninh, Mai Vũ, Sen Hồ, Thổ Hà. Nhiều làng hát ví, hát trống quân,
diễn tuồng… kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Yên rất phong phú, phản ánh
khá đầy đủ các mặt sinh hoạt kinh tế - xã hội.
1.3. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Việt Yên trước năm 1986
1.3.1. Kinh tế
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hoàn toàn độc lập và
thống nhất, cả nước bước sang một thời kỳ mới, Hội nghị Ban chấp hành
Trung Ương Đảng lần thứ 24 quyết định nhiệm vụ chiến lược của cả nước ta
là hoàn toàn thống nhất đất nước về mặt nhà nước, đưa cả nước đi vào chặng
đường đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH. hoà cùng không khí cả nước, nhân
dân Việt Yên phấn khởi, hào hứng bước vào phong trào thi đua lao động sản
xuất xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Với Việt Yên phát triển nông nghiệp vẫn là nhiệm vụ hàng đầu. Trong
những năm chống Mỹ cứu nước tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể,
song thực trạng nông nghiệp huyện Việt Yên vẫn còn nhiều mặt tồn tại cần
tiếp tục được giải quyết tốt hơn nữa. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nghèo
nàn, đặc biệt là vấn đề thuỷ lợi còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Cơ cấu cây
trồng mùa vụ tuy có bước chuyển biến đáng kể song cũng mới chỉ chiếm 60%
diện tích. Việc quản lý lao động gặp không ít khó khăn, chưa tạo được một
phong trào thi đua tập thể thật mạnh mẽ, đều khắp các HTX.
Để khắc phục những hạn chế trên, nhân dân Việt Yên đã thực hiện chỉ thị
của tỉnh uỷ, tháng 7/1976, Đại hội Đảng bộ huyện Việt Yên lần thứ XI (vòng
1) khai mạc. Đại hội thông qua phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm lần
thứ hai và những nhiệm vụ cụ thể trong năm 1976, Ban chấp hành Đảng bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

16
được Đại hội bầu ra gồm 23 uỷ viên chính thức, 2 uỷ viên dự khuyết đồng chí

Đỗ Huy Phương được bầu làm Bí Thư. Tiếp đó tháng 10/1979 Đảng bộ huyện
Việt Yên tiến hành Đại hội lần thứ XI (vòng 2). Đại hội tập trung thảo luận dự
thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV thông qua phương hướng,
nhiệm vụ mới. Đại hội đã nêu một số chỉ tiêu cụ thể về các loại cây trồng và
vật nuôi. Tăng cường các loại giống lúa và cây trồng có năng suất cao, tích cực
ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tiếp tục hoàn thiện quan
hệ sản xuất, tăng cường củng cố HTX nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Để lập thành tích chào mừng những sự kiện chính trị trọng đại trong năm
1976 như bầu cử, Quốc hội cả nước 25/4, kỷ niệm 1 năm ngày giải phóng
Miền Nam 30/4, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tháng 12/1976. Huyện uỷ
tổ chức phát động phong trào thi đua sôi nổi trong toàn thể cán bộ, đảng viên
và nhân dân đã giành được những thắng lợi bước đầu:
* Sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt
Năm 1976 trên toàn huyện có hơn 90% nông dân vào HTX, đây là thời
điểm nông dân vào HTX cao nhất so với các năm trước. Diện tích gieo trồng
và năng suất đều tăng.
“Năm 1976 tổng diện tích gieo trồng là 15.662ha, năng suất đạt 31.575
tấn thóc. Năm 1978 tổng diện tích gieo trồng là 18.020ha và năng suất đạt
32.337 tấn thóc”. [ 53, tr.2].
Quán triệt quan điểm hợp tác hoá đi liền với thủy lợi hoá và xác định rõ
công tác thủy lợi, thuỷ nông là một trong những biện pháp hàng đầu của sản
xuất nông nghiệp. Vì vậy hàng năm, huyện đều chỉ đạo các xã phát động
phong trào thi đua làm thủy lợi, huyện đã xây dựng được 63 đội gồm 1.526
đội viên và thành lập ban hoàn chỉnh thuỷ nông từ huyện đến cơ sở.
Năm 1976 khối lượng đào đắp đạt 109% kế hoạch, gấp 2 lần so với
những năm trước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


17
“Năm 1978 huyện phát động hai đợt cải tạo đất, đồng thời tu sửa, xây lát
những công trình trọng điểm và đắp đê chống lụt. Kết quả đắp đê được gần 30
ngàn m
3
đất, đạt 108% kế hoạch”. [ 54, tr.8 ]
Ở công trình Cầu Sơn đào đắp được 15.879m
3
đất, đạt 203,7% kế hoạch.
Các hợp tác xã đào đắp 256.242m
3
đất kênh mương và xây lạt được 42 cầu,
cống. Trạm bơm Trúc tay được xây lát xong, đồng thời tích cực thi công xây
dựng trạm bơm Đồn Lương (Bích Sơn), Núi Cao (Song Mai). Số kênh mương
làm mới được 81 cái, tu sửa 96 cái. Trong phong trào làm thuỷ lợi có 9 xã
hoàn thành vượt mức kế hoạch, huyện giao các tổ, đội thuỷ lợi chuyên trách
từng bước được củng cố vững mạnh với 65 đội gồm 1.444 người. Tổng khối
lượng đào đắp được 322.231m
3
đất, tăng hơn năm 1977 là 55.000m
3
.
Về thuỷ nông đã đảm bảo nước tưới vụ chiêm được 4.564ha, vụ mùa và
rau màu được 3.242ha, tiêu nước cho vụ mùa được 736ha. Nhờ những cố
gắng trên diện tích cấy lúa của Việt Yên ngày càng được mở rộng. Hệ thống
sử dụng ruộng đất từ 1,2 lần năm 1955 lên 1,9 lần năm 1980 trên cơ sở củng
cố hợp tác xã và tích cực làm thuỷ lợi đã góp phần đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp phát triển. Tình hình sản xuất tuy gặp nhiều khó khăn, do cơ sở vật
chất thiếu thốn, trình độ quản lý yếu, nhưng với khí thế cách mạng mới, xây
dựng và phát triển kinh tế theo tinh thần các nghị quyết của Đảng chính sách

của nhà nước với quyết tâm của cán bộ Đảng viên và nhân dân, một số mặt
sản xuất vẫn đạt được những thành quả đáng kể.
Bảng 1.3: Diện tích và sản lượng các loại cây trồng
Trồng trọt 1976 1978 1980
Tổng diện tích gieo trồng (ha) 18.230 18.194 17.360
Diện tích cây lương thực (ha) 15.662 15.503 14.059
Diện tích cây công nghiệp (ha) 1.252 1.348 1.646
Diện tích rau màu (ha) 1.316 1.343 1.655
Sản lượng lương thực quy ra thóc (tấn) 31.575 32.337 24.447
[ 80, tr.7]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

18
Thực trạng kinh tế xã hội nông thôn, nông nghiệp trong những năm 1979
- 1980 sa sút nghiêm trọng, nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra không thực
hiện được trước tình hình như vậy.
Hội nghị lần thứ IX của Ban chấp hành Trung ương (12/1980) đã quyết
định mở rộng việc thực hiện các hình thức khoán trong nông nghiệp, trên tinh
thần đó ngày 13/1/1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng Ban hành chỉ thị số 100
về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao
động trong hợp tác xã nông nghiệp.
Chỉ thị số 100 ra đời đã đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân dân các địa
phương, các ngành và nông dân phấn khởi đón nhận, nhanh chóng thực hiện ở
hầu khắp các cơ sở đã khơi dậy sinh khí mới cho nông thôn, nông nghiệp
ngăn chặn sa sút, tạo đà đi lên, gợi mở một hướng mới để tìm tòi, đổi mới cơ
chế quản lý trong nông nghiệp.
Thực hiện chỉ thị số 100 của Ban bí thư trung ương Đảng và chỉ thị số 05
của tỉnh uỷ Hà Bắc, hợp tác xã được tổ chức lại theo quy mô thích hợp.
Quy mô đội sản xuất cũng được sắp xếp lại để phù hợp với trình độ quản

lý của đội trưởng, từ 375 đội đã chia thành 517 đội, bình quân 1 đội sản xuất
có 64 lao động, 13 ha ruộng đất.
Đối với hợp tác xã yếu kém, huyện, xã đã chú ý củng cố, bồi dưỡng, kiện toàn
đội ngũ cán bộ từ hợp tác xã đến đội sản xuất và sửa chữa những sai lầm trong
việc chấp hành chính sách. Qua củng cố đã có nhiều hợp tác xã chuyển biến tốt.
Chủ trương sản xuất nông nghiệp của Việt Yên trong năm (1981 - 1985)
mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII (9/1979) và XIV (12/1982) đã đề ra là
tập trung thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích gieo trồng nhằm nâng cao hiệu
quả trên một đơn vị diện tích. Chú trọng đẩy mạnh chăn nuôi, từng bước cân
đối với trồng trọt, sản xuất lương thực là vị trí hàng đầu.
Trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1981 - 1985 bước đầu Việt Yên đã
đi vào khai thác chiều sâu về tài nguyên đất đai và tiềm năng lao động xã hội,
hình thành được các vùng chuyên canh như lúa cao sản ở 18 xã với tổng diện

×