Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 163 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM




ĐỖ MINH HẢI







VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI THÁI
Ở HUYỆN THUẬN CHÂU TỈNH SƠN LA








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM











THÁI NGUYÊN 2011


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



ĐỖ MINH HẢI







VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI THÁI Ở HUYỆN

THUẬN CHÂU TỈNH SƠN LA




CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.54



Người hướng dẫn khoa học
PGS – TS NGUYỄN CẢNH MINH










THÁI NGUYÊN 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3

MỤC LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 6
5. Đóng góp của luận văn 7
6. Bố cục của luận văn 7
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THUẬN CHÂU (SƠN LA) 8
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 8
1.2. Quá trình hình thành thành huyện Thuận Châu 9
1.3. Tình hình kinh tế 11
1.4. Tình hình văn hóa - xã hội 14
1.5. Khái quát về ngƣời Thái ở huyện Thuận Châu 18
1.5.1. Nguồn gốc, tên gọi và lịch sử cƣ trú của ngƣời Thái ở
Thuận Châu 18
1.5.1.1. Nguồn gốc 18
1.5.1.2. Tên gọi 19
1.5.1.3. Lịch sử cƣ trú 19
1.5.2. Vài nét về văn hóa vật chất của ngƣời Thái ở
huyện Thuận Châu 20
Tiểu kết chƣơng 1 26
Chương 2. VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI THÁI Ở HUYỆN
THUẬN CHÂU 28
2.1. Tín ngƣỡng, tôn giáo 28
2.1.1. Quan niệm về thế giới “Phi” 28


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
2.1.1.1. Phi khuôn 30
2.1.1.2. Phi Mƣờng, Phi Bản 32
2.1.1.3. Phi hƣơn 33
2.1.1.4. Phi Pá Heo 35
2.1.1.5. Phi Pá 36
2.1.2. Quan niệm về Then và tín ngƣỡng “Phi Then” 37
2.1.3. Tục thờ cúng 40
2.1.3.1. Thờ cúng trời đất, mƣờng bản 41
2.1.3.2. Thờ cúng tổ tiên 43
2.2. Phong tục, tập quán 44
2.2.1. Hôn nhân 44
2.2.1.1. Giai đoạn tìm hiểu 45
2.2.1.2. Giai đoạn cƣới xin 46
2.2.2. Gia đình 53
2.2.3. Tang ma 57
2.3. Luật tục 64
2.3.1. Luật tục Thái 64
2.3.2. Nội dung của luật tục Thái Thuận Châu 66
2.3.3. Giá trị của luật tục Thái 68
2.4. Lễ hội 69
2.4.1. Lễ tết Nguyên đán 69
2.4.2. Lễ hội “Muôn lảu nó” 71
2.4.3. Lễ hội lên nhà mới 73
2.4.4. Lễ hội ném Còn 75
2.4.5. Lễ hội cầu mƣa ("Xên Xó Phốn") 77
2.4.6. Hạn Khuống 79


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
2.5. Văn học 82
2.5.1. Văn học thành văn 82
2.5.2. Văn học dân gian truyền miệng 89
2.5.3. Văn học tiếp thu các tác phẩm văn học của các dân tộc khác
ở Sơn La 97
2.6. Nghệ thuật 98
2.6.1. Nghệ thuật trang trí điêu khắc gỗ, đan, mây, tre, giang 98
2.6.2. Nghệ thuật trang trí họa tiết trên vải 99
2.6.3. Nghệ thuật múa hát, âm nhạc 100
2.7. Chữ viết, lịch pháp và giáo dục 103
2.7.1. Chữ viết 103
2.7.2. Lịch pháp 104
2.7.3. Giáo dục 105
2.8. Đặc điểm về đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Thái ở huyện
Thuận Châu (Sơn La) 105
Tiểu kết chƣơng 2 108
Chương 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH
THẦN CỦA NGƢỜI THÁI Ở HUYỆN THUẬN CHÂU (SƠN LA) 109
3.1. Những biến đổi về phong tục, tập quán của ngƣời Thái ở huyện
Thuận Châu (Sơn La) hiện nay 109
3.2. Những biến đổi về giáo dục, văn học, nghệ thuật của ngƣời Thái ở
huyện Thuận Châu (Sơn La) hiện nay 112
3.3. Mối quan hệ giao lƣu văn hoá và ảnh hƣởng qua lại giữa văn hóa
Thái ở huyện Thuận Châu với các dân tộc khác 116
3.4. Sự khác biệt về văn hóa của ngƣời Thái ở huyện Thuận Châu (Sơn
La) với ngƣời Thái ở một số địa phƣơng khác 121


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Tiểu kết chƣơng 3 124
KẾT LUẬN 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn hóa gắn liền với quá trình phát triển của mỗi dân tộc, những di sản
văn hóa ở nước ta được sáng tạo, bảo vệ bởi bàn tay khối óc và cả xương máu
của nhân dân các dân tộc. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc được hình thành
và phát triển qua sự sáng tạo của chính dân tộc đó. Muốn bảo vệ dân tộc phải
giữ gìn, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong sự nghiệp đổi mới
đất nước, nhận thức về văn hóa và vai trò của văn hóa đã được nâng lên đúng
tầm của nó. Chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt nam “tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc” của Đảng và Nhà nước nhằm bảo tồn, phát huy truyền
thống văn hóa của 54 dân tộc anh em sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam là một
chủ trương đúng đắn.
Trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc, do hoàn cảnh và điều kiện
khác nhau dẫn đến sự phát triển văn hóa không đều nhau. Tuy nhiên dù ở mức
độ nào thì các yếu tố như: lịch sử, địa lí, chế độ kinh tế - xã hội cũng không
tách rời yếu tố văn hóa. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm
cao và chiều sâu phát triển của mỗi dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp
nhất trong quan hệ giữa con người với con người, với xã hội, với thiên nhiên.
Nó vừa là động lực thúc đẩy, vừa là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi
dân tộc trên đất nước ta dù ở miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay miền
núi, trong quá trình phát triển đều sáng tạo nên nền văn hóa có bản sắc và giá
trị riêng của mình. Bản sắc đó được biểu hiện trong lĩnh vực văn hóa vật chất
và văn hóa tinh thần.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, xu thế hòa hợp
dân tộc luôn gắn liền với sự giao lưu về kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc, xu
thế này diễn ra liên tục, thường xuyên đã tạo điều kiện hình thành nên một nền
văn hóa đa dạng, phong phú, nhiều tính cách trong một thể thống nhất. Mỗi
dân tộc với bản sắc văn hóa độc đáo của mình đã góp phần tạo nên một nền
văn hóa Việt Nam đa dạng như một vườn hoa nhiều hương sắc. Trải qua
những thăng trầm của lịch sử, cho dù phong kiến ngoại bang hay đế quốc tìm
cách chia rẽ các dân tộc, nhưng các dân tộc vẫn giữ vững được truyền thống
đoàn kết và giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc mình, đồng thời vẫn
giao lưu và tiếp thu những giá trị văn hóa của các dân tộc khác.
Việc nghiên cứu văn hóa các dân tộc nói chung và văn hóa của người
Thái nói riêng đang là vấn đề đặt ra không chỉ trong nhận thức về tầm quan
trọng của di sản văn hóa dân tộc, mà còn là đòi hỏi cấp bách của chiến lược
đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
hiện nay. Phải nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học toàn bộ các mặt của đời
sống từng dân tộc, nắm vững đặc điểm từng dân tộc để đánh giá đúng di sản
văn hóa truyền thống từng dân tộc, lấy đó làm xuất phát điểm để đi lên công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghiên cứu về dân tộc Thái ở nước ta trước hết là để
đáp ứng yêu cầu đó.
Huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La là nơi cư trú của hơn 10 dân tộc, trong
đó dân tộc Thái chiếm tới 74% dân số và là một trong những dân tộc định cư
sớm nhất ở vùng này. Lịch sử phát triển của huyện gắn liền với lịch sử phát
triển của dân tộc Thái. Do đó muốn tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển
của huyện Thuận Châu phải tìm hiểu dân tộc Thái, muốn tìm hiểu dân tộc
Thái ở đây không thể bỏ qua lĩnh vực văn hóa tinh thần. Việc nghiên cứu, tìm
hiểu đời sống văn hóa tinh thần của người Thái ở huyện Thuận Châu tỉnh Sơn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
La, không chỉ cho chúng ta thấy đầy đủ hơn, sâu sắc hơn diện mạo văn hóa,
truyền thống lịch sử của dân tộc Thái ở vùng đất này, mà còn góp phần bổ
sung một số tư liệu về văn hóa dân tộc Thái ở Việt Nam, đồng thời cũng góp
phần bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Đây là một trong những vùng đất gắn liền với sự phát triển của dân tộc
Thái, song từ trước đến nay do nhiều lí do khác nhau việc nghiên cứu về dân
tộc Thái, đặc biệt là về đời sống văn hóa tinh thần của người Thái ở đây còn
chưa được quan tâm một cách đúng mức và chưa có tính hệ thống.
Với lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Văn hóa tinh thần của ngƣời
Thái ở huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
Tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của người Thái ở Thuận Châu, trong
tổng thể nền văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, ta thấy rõ hơn đó là: nền
văn hóa đặc thù của cư dân ruộng nước ở vùng thung lũng miền nhiệt đới đã
tỏ ra sức sống mãnh liệt như thế nào trong trường kì lịch sử, nền văn hóa ấy
không chỉ là chất dinh dưỡng nuôi sống và đảm bảo cho dân tộc Thái tồn tại
và phát triển. Hơn thế nữa còn tác động đến đời sống văn hóa tinh thần của
các dân tộc anh em.
Nghiên cứu đời sống văn hóa tinh thần của người Thái ở huyện Thuận
Châu, ta còn tìm thấy một kho tàng văn hóa dân gian phong phú. Đó là một
nền văn học dân gian với nhiều thể loại: truyện cổ, tục ngữ, thành ngữ, dân
ca Một nền nghệ thuật đặc trưng với các điệu vũ nổi tiếng: xòe, múa quạt,
múa xạp các tập tục tang ma, cưới gả, những trang phục độc đáo. Đó còn là
một nền văn hóa ẩm thực độc đáo mang đậm chất Tây Bắc.
Qua tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của người Thái ở Thuận Châu,
sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc, toàn diện hơn đời sống văn hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
tinh thần phong phú, đậm đà bản sắc của dân tộc Thái ở Thuận Châu nói
riêng, ở nước ta nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy vốn văn hóa của các dân tộc, trong đó
có dân tộc Thái trong những năm qua đã thu hút được sự quan tâm chú ý của
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về người Thái nói chung đã có một số
công trình, tác phẩm có giá trị như:
+ Tác phẩm “Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở
Việt Nam” của Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
1968, có đề cập tới lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc Thái ở Việt Nam
nói chung.
+ Tác phẩm “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam”, tác giả Cầm Trọng, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, là tác phẩm viết khá đầy đủ về đời sống vật
chất và tinh thần của dân tộc Thái, đặc biệt là khu vực Tây Bắc, nơi họ sinh
sống và tập trung đông nhất.
+ Tác phẩm “Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt
Nam”, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1990, tập hợp những bài phát biểu,
những báo cáo tham luận của một số nhà lãnh đạo, các chuyên gia, những nhà
văn hóa trong và ngoài nước tại Hội nghị quốc tế về văn hóa của các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam. Trong đó có một số bài viết về văn hóa Thái.
+ Tác phẩm “Sơ lược truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt
Nam” của Vũ Ngọc Khánh, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1995, đề cập về truyền
thống văn hóa của các dân tộc thiểu số, có phần giới thiệu về văn hóa Thái nói
chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
+ Tác phẩm “Văn hóa Thái Việt Nam” của Cầm Trọng, Phan Hữu Dật,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 1995, đề cập chủ yếu tới đời sống, loại hình văn
hóa dân tộc Thái cũng như mối quan hệ giữa văn hóa Thái với văn hóa các
dân tộc khác sử dụng ngôn ngữ Môn – Khơme ở Tây Bắc và một số tộc người
ở miền Bắc Việt Nam.
+ Tác phẩm “Luật tục Thái ở Việt Nam” của Cầm Trọng, Ngô Đức
Thịnh, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1999, chủ yếu tập trung vào các phong
tục tập quán đã trở thành luật lệ của bản mường mà tất cả mọi người đều phải
tuân theo và thực hiện trong sinh hoạt hàng ngày như cưới hỏi, tang ma, cúng
bái
+ Tác phẩm “Dân tộc Xinh Mun ở Việt Nam” của Trần Bình, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội, 1999, có đề cập tới người Thái Tây Bắc.
+ Tác phẩm “Dân tộc Khơ Mú ở Việt Nam” do Khổng Diễn chủ biên,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1999, chủ yếu giới thiệu về dân tộc Khơ Mú,
song cũng đề cập đến văn hóa Thái và ảnh hưởng của nền văn hóa này đối với
tộc người Khơ Mú ở Tây Bắc.
+ Tác phẩm “Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam”, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005, là tác phẩm mới nhất của Cầm Trọng. Trong tác phẩm
này, tác giả trình bày khá rõ ràng về tất các các mặt của đời sống văn hóa vật
chất cũng như tinh thần của người Thái.
Qua các tác phẩm trên, ta thấy hầu hết các tác giả đã đề cập khá đầy đủ
và toàn diện lịch sử, xã hội cũng như truyền thống văn hóa dân tộc Thái, song
còn ở phạm vi rộng, mang tính khái quát. Cho đến nay, vẫn chưa có một công
trình nghiên cứu về người Thái ở Thuận Châu (Sơn La) một cách toàn diện, để
từ đó có cái nhìn khái quát về sự phát triển của người Thái ở huyện Thuận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13

Châu (Sơn La). Luận văn này nhằm góp phần bổ sung cho sự khiếm khuyết
đó.
3. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Nguồn tƣ liệu
Đề hoàn thành luận văn này, tôi đã cố gắng sưu tầm, tập hợp tư liệu từ
nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
+ Nguồn tư liệu thành văn gồm:
Các tác phẩm, các sách chuyên khảo: Đó là các tác phẩm viết về dân tộc
Thái như “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam”, tác giả Cầm Trọng, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1978; Tác phẩm “Văn hóa Thái Việt Nam” của Cầm
Trọng, Phan Hữu Dật, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1995; Tác phẩm “Luật
tục Thái ở Việt Nam” của Cầm Trọng, Ngô Đức Thịnh, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội, 1999; Tác phẩm “Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam”, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Các tác phẩm về Sơn La, về Thuận Châu
như “Vài nét về người Thái ở Sơn La” của tác giả Vi Trọng Liên, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội, 2002. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La, Lịch sử Đảng bộ
huyện Thuận Châu, Một số luận văn, đề tài nghiên cứu cấp cơ sở về phong
tục, tập quán của người Thái ở Sơn La.
+ Nguồn tư liệu địa phương:
Đây là nguồn tư liệu chủ yếu thông qua những đợt điền dã về các xã, bản
vùng cao. Luận văn có sử dụng một số bản chữ Thái cổ bao gồm một số
truyện thơ, tục ngữ, ca dao, truyện cổ Thái còn lại. Nội dung khai thác được ở
nguồn tư liệu này là phong tục tập quán, đời sống tâm linh của người Thái.
+ Nguồn tư liệu hiện vật:
Nhà sàn Thái, trang phục, các đồ cúng lễ vv
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14

Để nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp như: Phương pháp
lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp khảo sát dân tộc học, phương pháp
so sánh, đối chiếu, phương pháp tường thuật, miêu tả.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đời sống văn hóa tinh thần của người Thái.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Huyện Thuận Châu (Sơn La).
+ Về thời gian: Từ khi người Thái định cư ở huyện Thuận Châu đến nay.
4.2. Nhiệm vụ của đề tài
+ Ngiên cứu để làm rõ đời sống văn hóa tinh thần của người Thái ở
huyện Thuận Châu (Sơn La) trên các khía cạnh: Tín ngưỡng, tôn giáo, phong
tục, tập quán, luật tục, lễ hội, văn học, nghệ thuật, chữ viết, lịch pháp và giáo
dục.
+ Nêu lên được sự chuyển biến trong đời sống văn hóa tinh thần của
người Thái ở huyện Thuận Châu từ ngày đất nước đổi mới đến nay.
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên, toàn diện và có hệ thống về đời
sống văn hóa tinh thần của người Thái ở huyện Thuận Châu (Sơn La).
5.2. Trên cơ sở đó nêu lên những đặc điểm trong đời sống văn hóa tinh thần
của người Thái ở huyện Thuận Châu và sự chuyển biến trong đời sống văn
hóa tinh thần của người Thái ở Thuận Châu hiện nay.
5.3.Luận văn góp phần tìm ra sự khác biệt giữa văn hóa truyền thống của
người Thái ở huyện Thuận với người Thái ở một số địa phương khác, sự giao
lưu văn hóa giữa dân tộc Thái với một số dân tộc khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
5.4. Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và biên soạn về lịch

sử văn hóa của người Thái, biên soạn bài giảng lịch sử ở địa phương.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục,
nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chƣơng I: Khái quát về huyện Thuận Châu (Sơn La).
Chƣơng II: Văn hóa tinh thần của ngƣời Thái ở huyện Thuận Châu.
Chƣơng III: Những biến đổi trong đời sống văn tinh thần của ngƣời
Thái ở huyện Thuận Châu (Sơn La).



Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THUẬN CHÂU (SƠN LA)
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Huyện Thuận Châu nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La, nằm dọc trên
đường quốc lộ 6 (Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La- Điện Biên), cách Thành phố
Sơn La 34 Km, cách huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên 52 Km. Toạ độ địa lý:
21o12’ đến 21o 41’ vĩ độ bắc, 103o 20’đến 103o 59’ kinh độ đông.
Phía Đông giáp huyện Mường La và Thành phố Sơn La tỉnh Sơn La.
Phía Tây giáp huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Ảng và huyện Tuần
Giáo tỉnh Điện Biên. Phía Nam giáp huyện Mai Sơn và huyện Sông Mã tỉnh
Sơn La. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Nhai và huyện Mường La tỉnh Sơn La.
Địa hình Thuận Châu bị chia cắt, cao và dốc, có đỉnh núi Copia cao
1.817 m, trên địa bàn có 2 con sông Đà, Nậm Mu chảy qua, có nhiều dãy núi
đá vôi nối tiếp trung điệp, nhiều dãy núi cao, vách dựng đứng có hang động.
Những dãy núi dất xen kẽ các thung lũng, đồng ruộng, khe suối, đất đai tương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
đối màu mỡ tạo ra các tiểu vùng thích hợp với nhiều loại hình sản xuất nông -

lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát triển nghề rừng.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 154.126 ha, trong đó đất nông
nghiệp 91.195,54 ha chiếm 59,17%, đất phi nông nghiệp 3.143,93 ha chiếm
2,04%, đất chưa sử dụng 59.786,53 chiếm 38,79%.
Khí hậu ở huyện Thuận Châu thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm
hai mùa rõ rệt. Mùa hè trùng với mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch,
mưa nhiều, độ ẩm cao, lượng mưa trung bình/năm phổ biến từ 1400 mm đến
1800 mm. Mùa đông trùng với mùa khô lạnh, ít mưa, khô hanh từ tháng 10
năm trước đến tháng 3 năm sau theo âm lịch. Trong mùa khô này còn chịu ảnh
hưởng của gió Lào. Nhìn một các khái quát khí hậu Thuận Châu có hai mùa,
nhưng nhìn vào khí hậu của một ngày ta thấy rõ nét sự riêng biệt của khí hậu
núi rừng. Ban ngày có thể cảm nhận theo mùa, nhưng từ khoảng 12 giờ đêm
đến sáng, hầu như quanh năm là mùa đông. Yếu tố khí hậu đã có ảnh hưởng
đến văn hóa. Để thích nghi, dân tộc Thái Thuận Châu đã biết trồng bông, dệt
vải và ngủ đệm. Trong ăn uống, họ sử dụng nhiều chất nóng cay, các loại gia
vị ớt, mắc khén, giềng, gừng, tỏi, xả và đặc biệt là rất thích uống rượu.
1.2. Quá trình hình thành thành huyện Thuận Châu
Thuận Châu tên địa phương còn gọi là Mường Muổi là một mảnh đất
hình thành từ rất sớm. Một loạt các di chí khảo cổ thuộc loại hình di chỉ thềm
sông, hang động, mái đá được phát hiện ở Thuận Châu cho ta thấy những đặc
điểm cư trú của các bộ lạc săn bắn, hái lượm của thời đại đá mới, điều đó
chứng tỏ nơi đây đã có người Việt cổ sinh sống.
Trước năm 1479, phần lớn tỉnh Sơn La ngày nay (gồm thành phố Sơn La,
huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu) là lãnh thổ của
Vương Quốc Bồn Man (gồm Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoa,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hóa, tỉnh Hủa Phan của Lào và phần lớn

Sơn La).
Năm 1479, Sơn La được sáp nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông,
thuộc xứ Hưng Hóa.
Dưới thời Pháp thuộc, có một thời gian Thuận Châu bị đặt dưới chế độ
quân quản.
Ngày 24/5/1886, châu Sơn La được thành lập, thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh
Hưng Hoá.
Năm 1895, Thuận Châu thuộc tỉnh Vạn Bú (được tách từ tỉnh Hưng Hoá)
Năm 1904, tỉnh Vạn Bú đổi thành tỉnh Sơn La.
Từ năm 1948-1953, Thuận Châu thuộc Liên khu Việt Bắc.
Từ năm 1953-1955, Thuận Châu thuộc khu Tây Bắc.
Đến năm 1955, thành lập khu Tự trị Thái - Mèo, bỏ cấp tỉnh, Thuận Châu
trực thuộc khu Tự trị.
Ngày 27/12/1962, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá II đã ra Nghị quyết đổi
tên khu Tự trị Thái - Mèo thành khu tự trị Tây Bắc, lập lại 2 tỉnh Sơn La, Lai
Châu và thành lập tỉnh Nghĩa Lộ; huyện Thuận Châu thuộc tỉnh Sơn La.
Sau khi khu tự trị Tây Bắc giải thể, Thuận Châu là huyện thuộc tỉnh Sơn
La. Đến năm 2003 toàn huyện có 34 xã và 1 thị trấn, huyện lỵ đặt tại Thị trấn
Thuận Châu. Thực hiện Nghị quyết số 43/2002/NQ - HĐND ngày 11/1/2002
của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khoá XI - kỳ họp thứ 5, về xây dựng
phương án điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện, xã của tỉnh do ảnh
hưởng di dân tái định cư xây dựng nhà máy Thuỷ Điện Sơn La đã điều chỉnh
chuyển 6 xã thuộc huyện Thuận Châu sáp nhập vào huyện Quỳnh Nhai. Hiện
nay huyện Thuận Châu 29 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn
Thuận Châu (huyện lỵ) và 28 xã: Phổng Lái, Thôm Mòn, Bon Phặng, Mường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Khiêng, Bản Lầm, Noong Lay, Co Tòng, Liệp Tè, Muổi Nọi, Bó Mười, Púng

Tra, Tông Lệnh, Chiềng Pha, É Tòng, Chiềng Ngàm, Mường É, Co Mạ, Pá
Lông, Tông Cọ, Mường Bám, Chiềng La, Nậm Lầu, Chiềng Pấc, Long Hẹ,
Phổng Lăng, Chiềng Bôm, Chiềng Ly, Phỏng Lập.
Thuận Châu là địa bàn sinh sống của các dân tộc: Thái (74,05%),
H’Mông (11,16%), Kinh (9,32%), Kháng (2,57%) và các dân tộc khác
(2,94%). Ở Thuận Châu có 100% số xã có đường ô tô, điện lưới quốc gia, trên
90% dân số được nghe đài, 70% số hộ được xem truyền hình. Trên địa bàn
Thuận Châu có quốc lộ 6, tỉnh lộ 107, 108 chạy qua.
Đất đai ở Thuận Châu thích hợp trồng các loại cây như: chè, cà phê, cao
su, sắn, đậu tương, mía, hồng không hạt, nhãn, đào, xoài, lúa, ngô, hành, tỏi
… và chăn nuôi trâu, bò, cá, gia cầm.
Đến Thuận Châu, du khách có thể khám phá rừng Copia, đèo Pha Đin,
khu căn cứ du kích Long Hẹ, di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu, bãi đá cổ Pá
Màng, khu bảo tồn thiên nhiên Copia
1.3. Tình hình kinh tế
Người Thái ở huyện Thuận Châu nói riêng, ở Tây Bắc nói chung đều làm
kinh tế nông nghiệp. Ruộng của họ được chia theo nguồn nước: Ruộng nước
mưa và ruộng nước ngâm. Ruộng nước mưa thường thấy ở khu vực vùng đất
cao, hoặc ven các sườn và chân đồi, hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nước
mưa. Ruộng loại này chỉ cấy được một vụ. Ruộng nước ngâm thường tập
trung ở các thung lũng, dọc theo ven sông, ven suối, khi canh tác, đồng bào
chủ động được nguồn nước tưới. Loại ruộng này cho phép canh tác một năm
hai vụ.
Như thế: “Trong trồng trọt thì điều kiện tự nhiên đã dẫn dắt con người tới
việc thiết chế đồng ruộng. Theo con đường đó, người Thái là một cộng đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
tộc người sớm có nền văn hóa lúa nước ở trong các cánh đồng thung lũng,

lòng chảo”. [65;55]
Giống lúa nước của người Thái canh tác trước đây chủ yếu là lúa nếp.
Việc trồng lúa tẻ chỉ phổ biến từ 1954 đến nay. Thời vụ sản xuất nông nghiệp
thường bắt đầu từ tháng 5, 6 (tháng 11,12 theo lịch Thái) với quy trình: tháng
5, 6 cày bừa, gieo mạ, tháng 7, 8 cấy xong, tháng 9, 10, 11 thu hoạch lúa.
Công cụ sản xuất nông nghiệp ruộng nước của người Thái Thuận Châu
cũng giống như các cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở các nơi khác. Họ
sớm biết chế tác và sử dụng một số công cụ như: cày, cuốc, hái, liềm, mai
chiếc cày là công cụ không thể trong công việc đồng áng, tiếng Thái gọi là
“Thay”, được làm bằng gỗ, lưỡi sắt. Hình ảnh chiếc cày đối với dân tộc Thái
không chỉ thân quen trong lao động sản xuất, mà còn chiếm lĩnh một phần
quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Sau vụ cày cấy, người ta thường
dựa cày vào bên vách gian cúng tổ tiên. Trong lễ khai trương nhà mới, có nghi
lễ chủ gia đình cầm bắp cày đẩy đi, đẩy lại ba vòng trên gian Hoóng tượng
trưng cho việc cày ruộng, nhằm biểu đạt sự thỉnh cầu làm ăn phát đạt.
Người Thái rất giỏi và có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng nguồn
nước tưới tiêu cho đồng ruộng và sinh hoạt bằng các loại cọn, guồng nước, hệ
thống mương, phai, lai
Người Thái ở Thuận Châu cũng phát rừng làm nương rẫy, trồng lúa cạn
và các loại hoa màu khác, phổ biến là ngô, khoai, sắn, các loại rau đậu, bầu
bí Do điều kiện đất đai, tập tục, nên trong sản xuất kinh tế nông nghiệp,
ruộng nước vẫn mang tính chất quyết định, nhằm giải quyết vấn đề lương
thực. Kinh tế nông nghiệp nương rẫy chiếm vị trí thứ yếu, chỉ mang tính chất
hỗ trợ cho kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước. Ý thức về tầm quan trọng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
ruộng nước đối với người Thái khá rõ ràng, thể hiện qua câu ngạn ngữ:
“Nương hút tầm mắt không bằng ruộng một thửa”. [5;25]

Công cụ làm nương gồm có: dao, rìu, cuốc công cụ gieo hạt là chiếc
gậy vót nhọn dùng để chọc lỗ. Nơi được chọn làm nương là những cánh rừng
già hoặc rừng bãi, độ dốc không lớn lắm thuận lợi cho việc gieo trồng và thu
hoạch. Thời gian đốt nương thường là vào mùa khô tháng 1, 2 âm lịch (tháng
7, 8 lịch Thái). Qua quá trình thời gian, người Thái đã đúc rút kinh nghiệm:
“Cá tẳng lao hay đông, cá phông lao hay đầu” (Bông gianh nở phát nương
rừng già, bông gianh rụng phát nương rừng bãi).
Sau khi phát nương xong đợi cho cây cỏ khô mới đốt. Ngô và lúa là hai
cây trồng chính. Lúa nương thường được tra vào khoảng tháng 3 âm lịch
(tháng 9 lịch Thái). Họ dùng gậy chọc lỗ, mỗi lỗ tra từ 3 đến 4 hạt lúa, ngô thì
mỗi lỗ tra một hạt. Sau khi tra hạt xong là mùa mưa, một tháng sau lúa, ngô
lên cao thì có thể vun gốc và làm cỏ. Mỗi mảnh nương thường chỉ canh tác tối
đa là 3 năm, sau đó bỏ hoang vài năm mới quay trở lại làm tiếp.
Canh tác nương rẫy có mặt tích cực là bổ sung nguồn lương thực, giải
quyết nạn đói trong những năm mất mùa, đặc biệt giải quyết đất canh tác cho
những người nghèo không có ruộng nước (trước đây trong xã hội phong kiến
Thái, bọn thống trị đã chiếm hết ruộng nước). Luật tục xã hội Thái thừa nhận
nương là đất tự do của người lao động. Tuy nhiên canh tác nương rẫy lại có
mặt tiêu cực là con người gần như hoàn toàn lệ thuộc vào thiên nhiên đến
90%, hiệu quả kinh tế thấp, rừng bị tàn phá, đời sống của những cư dân sống
bằng nương rẫy không ổn định. Vì thế tục ngữ Thái có câu nói về những
người làm nương rẫy “Pí đẩy quai, pí khai luk” (Năm được trâu, năm bán
con).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng giữ vai trò quan trọng trong đời sống
kinh tế của dân tộc Thái. Trước đây việc chăn nuôi chỉ dừng lại ở quy mô gia
đình và còn mang nặng tính chất tự nhiên, vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, ngựa,

dê, lợn, gà, vịt, ngan. Đa số các loại gia súc được nuôi theo hình thức thả rông,
ngoài ra còn có dê, lợn, gà, vịt, ngan được nuôi để lấy thịt và trứng.
Cá được thả trong ruộng kết hợp với trồng lúa, cá ăn sâu bọ và sục bùn
giúp cho lúa tốt, khi lúa chín tháo nước ruộng để bắt cá. Những bản người
Thái ở ven sông, suối còn biết đánh bắt cá bằng chài, lưới đan bằng sợi gai,
bắt bằng tay, chém cá ngủ vào ban đêm, hay ruốc cá bằng các loại lá độc, lá
đắng như than mat, cây cơi.
Trong mỗi gia đình người Thái ở Thuận Châu đều có những nghề phụ
phục vụ cho canh tác và sinh hoạt như rèn, đan lát, dệt vải không thấy xuất
hiện nghề gốm. Rừng ở đây có nhiều tre, nứa, giang, song Từ nguồn nguyên
liệu tự nhiên sẵn có này, người Thái ở đây đã tạo ra các sản phẩm như gùi đi
nương, ghế ngồi, ếp, các đồ đựng trong gia đình
Rèn công cụ là nghề có từ lâu trong xã hội cổ truyền Thái. Khi các dân
tộc ở Đông Nam Á bước vào thời kỳ đồ đồng, đồ sắt, thì người Thái cũng biết
sử dụng và rèn kim khí, thời gian chênh lệch không đáng kể. Người Thái trao
đổi sắt với dân tộc Kinh, Hoa. Kĩ thuật rèn sắt của người Thái còn kém, họ
chưa có kĩ thuật nấu, đúc, khoan, mà chỉ biết rèn, gò ở trình độ thô sơ, không
lấy gì làm đặc sắc lắm. [65;98]
Một số người đã biết chế tạo súng kíp, làm mỹ nghệ, chế tác các loại cúc
bướm, xà tích, vòng tay, hoa tai. Công việc này cũng chỉ tập trung ở một vài
bản với số thợ ít ỏi.
So với các dân tộc khác cùng cư trú trên địa bàn, dân tộc Thái là dân tộc
có nghề dệt phát triển nhất. Họ trồng bồng và cây chàm để phục vụ cho việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
nhuộm sợi và dệt vải. Hiện nay mặc dù vải vóc được bán trên thị trường nhiều,
song đồng bào Thái vẫn duy trì nghề dệt. Ngoài việc dệt vải, họ còn dệt thổ
cẩm, khăn Piêu, túi xách

Việc trao đổi lưu thông sản phẩm được tiến chủ yếu theo phương thức
vật đổi vật với tính chất trao đổi sản phẩm dư thừa. Chợ chỉ có ở trung tâm
của huyện, họp theo phiên định kỳ, đồng bào Thái đem sản phẩm địa phương
đổi lấy các nhu yếu phẩm như muối, vải. Trước kia vật ngang giá là bạc móng
ngựa hay bạc hoa xòe thời Pháp thuộc, sau này là tiền giấy. [5;25]
Trong nền kinh tế truyền thống của người Thái còn thấy phổ biến một số
hình thức hái lượm các sản phẩm trong thiên nhiên hay săn bắt. Hái lượm chất
bột (củ sắn, củ mài) thay cho lương thực vào những năm thiếu ăn, tìm các loại
rau, măng, quả cây làm thực phẩm, thu hái các cây thuốc để chữa bệnh.
Trong lao động có sự phân công theo giới tính, đàn ông làm các việc
nặng, phụ nữ làm các việc nhẹ như dệt vải, nội trợ.
Tóm lại nền kinh tế của người Thái ở huyện Thuận Châu trước Cách
mạng tháng Tám 1945 là nền kinh tế mang nặng tính chất tự cung, tự cấp và
còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên.
1.4. Tình hình văn hóa - xã hội
Về mặt ngôn ngữ, tiếng Thái thuộc ngữ hệ Tày – Thái, gần với các thứ
tiếng Lào, Thái Lan. Về chữ viết, đồng bào Thái có chữ viết từ thời cổ.
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, tình hình giáo dục ở Thuận Châu
cực kì kém phát triển. Việc học của người Thái chỉ là học chữ Thái và chỉ
nằm trong phạm vi gia đình bọn quý tộc, chúa đất phìa tạo. Suốt cả thời kỳ
phong kiến ở đây không có trường học, không có người đỗ đạt.
Cuối năm 1961, Trường Sư phạm cấp II Khu Tự trị Thái - Mèo chuyển
địa điểm từ châu Mường La về thị trấn Thuận Châu

(lúc đó là Thủ phủ của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
Khu Tự trị Thái - Mèo). Năm 1981, nâng cấp Trường Sư phạm cấp II Tây Bắc

thành Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc. Đến năm 2001, trên cơ sở Trường
Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc, Chính phủ ra quyết định thành lập Trường Đại
học Tây Bắc. Năm học 2007 – 2008, trường đã chuyển về Sơn La, chỉ còn một
số ngành đào tạo tại Thuận Châu.
Hiện nay hầu hầu hết các xã đều có trường phổ thông cơ sở và trường
tiểu học, số học sinh phổ thông tăng gấp nhiều lần, trình độ dân trí của đồng
bào cũng được nâng cao.
Cũng như dân tộc Thái nói chung, người Thái ở Thuận Châu có nền văn
học dân gian phong phú (câu đố, tục ngữ, truyện thơ, các làn điệu dân ca), có
các lễ hội, các loại hình nghệ thuật dân gian phong phú như ném còn, Hạn
Khuống, các điệu xòe
Về tín ngưỡng, tôn giáo, người Thái ở Thuận Châu hầu như không chịu
ảnh hưởng hay theo một tôn giáo nào. Tín ngưỡng của họ là tín ngưỡng đa
thần, vạn vật hữu linh. Hệ thống tín ngưỡng này vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Thuận Châu là địa bàn sinh sống của các dân tộc: Thái (74,05%),
H’Mông (11,16%), Kinh (9,32%), Kháng (2,57%) và các dân tộc khác
(2,94%).
Xã hội của người Thái trước Cách mạng tháng Tám 1945 thuộc “thời kỳ
đầu của chế độ phonh kiến” [53;25]. Khi thực dân Pháp đô hộ, cùng với cả
nước, Tây Bắc mang thêm ách thuộc địa, và người Thái ở Thuận Châu cũng
không nằm ngoài quy luật đó.
Người Thái trước năm 1945 sống trong những Mường có tính chất như
những lãnh địa phong kiến. Mỗi mường có một mường trung tâm gọi là
“Chiềng” hay “Mường phìa trong” và các mường xung quanh gọi là “Mường
phìa ngoài”, là đơn vị hành chính ngang cấp, song Mường phìa trong bao giờ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

24
cũng là hàng thứ nhất, các Mường phìa ngoài ở hàng thứ hai. Mường phìa lớn

thường có đơn vị trực thuộc là “Lộng”, Lộng nhỏ gọi là “Quen”. Ở châu
mường người Thái, dưới Mường, Phìa, Lộng, Quen còn có đơn vị gọi là
“Xổng”. Mỗi “Xổng” có từ 5 đến 6 bản, có khi có đến hàng chục bản nằm rải
rác trong vùng thung lũng ven các sông, suối.
Xã hội của người Thái trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 có các
tầng lớp sau:
Tầng lớp thống trị
Bao gồm những chúa đất và họ hàng nhà chúa, cùng các chức dịch trong
bộ máy chính quyền và thần quyền. Chúa đất chiếm hữu đất đai và cai quản
mọi việc trong mường, các chức dịch cao cấp và họ hàng nhà giàu giúp chúa
cai trị và điều hành.
Tầng lớp bị trị
Bao gồm ba bộ phận chủ yếu với những thân phận khác nhau:
Nông dân tự do: chiếm khoảng 80% dân số lao động. Họ được thừa nhận
là những thành viên chính thức và bình đẳng, được nhận ruộng công do chúa
đất chia cho. Họ có quyền được bàn bạc và tham gia các buổi tế lễ và các hoạt
động khác của bản, mường, đồng thời họ phải gáng vác việc của Mường, mà
thực chất là phục vụ giai cấp thống trị bằng tô hiện vật, tô lao dịch cho chúa
đất, đi lính khi có giặc. Nhưng nếu vì lí do nào đó, họ cũng có quyền không
nhận ruộng và được phép khai phá đất hoang trong lãnh thổ của Mường để
sinh sống.
Nông dân nửa tự do (tiếng Thái gọi là Cộng nhốc): là những nông dân
nghèo phải sống dựa vào chúa và không được hưởng quyền lợi chia ruộng như
nông dân tự do. Họ làm ruộng cho chúa đất và được chúa chia lại cho một ít
ruộng từ ruộng của chúa. Hàng năm họ phải ruộng làm ruộng cho chúa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

25
khoảng 200 ngày, số ngày còn lại chúa giành cho họ cày cấy phần đất chúa

cho mượn mà sinh sống. Chúa đất coi họ là một thứ của cải riêng, có thể bán
họ hoặc chia họ cùng với ruộng đất cho các chức dịch hay họ hàng của chúa.
Tuy vậy họ được phép có nhà riêng, có công cụ sản xuất, tài sản riêng và có
quyền được chuộc mình bằng tiền hay sản phẩm để trở thàng nông dân tự do.
Người nhà (Côn hươn): hoàn toàn phụ thuộc vào chúa, sống ngay trong
nhà chúa (nên mới gọi là người nhà), phải làm bất kỳ việc gì mà chúa sai bảo.
Chúa có quyền bán, giết, bắt lấy vợ, lấy chồng theo ý chúa. Họ không được
công nhận là thành viên và cũng không được tham gia vào các công việc
chung của bản, mường.
Trong xã hội của người Thái cổ truyền, chúa đất (Chảu mường, Pú chải,
Á nha) cai quản, gọi mường là Hàng Châu, có ranhg giới nhất định, được triều
đình công nhận, có bộ máy cai trị, có luật lệ và các nghi thức tôn giáo riêng.
Chảu mường là người đại diện cho quyền lực của một dòng họ quý tộc trong
mường, đại diện cho nhà vua điều khiển và quyết định mọi hoạt động của
châu mường theo luật định. Chảu mường còn kiêm chức “Thổ tù” tượng tưng
cho linh hồn toàn mường để giao tiếp với trời đất, quỷ thần, tổ tiên để giữ cho
bản mường được yên vui. Như vậy vương quyền kết hợp chặt chẽ với thần
quyền, Chảu mường phải là người thuộc dòng dõi quý tộc làm thủ lĩnh, được
tập toàn quý tộc trong mường coi là bậc cha anh. Chảu mường là tộc trưởng
và cũng là người nắm tộc quyền, được quyền chỉ định các chức dịch, tập hợp
bô lão trong toàn mường. [5;28]
1.5. Khái quát về ngƣời Thái ở huyện Thuận Châu
1.5.1. Nguồn gốc, tên gọi và lịch sử cƣ trú của ngƣời Thái ở Thuận Châu
1.5.1.1. Nguồn gốc

×