Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

giải pháp xây dựng và phát triển nông thôn mới của huyện chợ mới tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 179 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––



PHẠM KHẮC DŨNG





GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN MỚI CỦA HUYỆN CHỢ MỚI
TỈNH BẮC KẠN






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ










THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––



PHẠM KHẮC DŨNG





GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN MỚI CỦA HUYỆN CHỢ MỚI
TỈNH BẮC KẠN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN QUANG THIỆU







THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và hoàn toàn chua được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin chích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn


Phạm Khắc Dũng


















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi
lời cảm ơn đến TS. Đoàn Quang Thiệu - Người trực tiếp hướng dẫn và giúp
đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa kinh tế, phòng QL đào
tạo sau đại học, các thầy cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn Chi cục Thống kê huyện Chợ Mới, phòng nông nghiệp,
UBND huyện chợ mới, UBND, các tổ chức chính trị, xã hội thị trấn và các xã
trong huyện chợ mới đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi
hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin trân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế & QTKD - ĐHTN
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi theo học và hoàn thiện khóa học này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn
thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên
cứu đề tài.
Thái Nguyên, ngày …. tháng … năm 2012
Tác giả luận văn


Phạm Khắc Dũng



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
3. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Đóng góp mới của đề tài 3
5. Kết cấu của luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới 5
1.1.2. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông thôn ở một số nước
trên thế giới và ở Việt Nam 13
1.2. Phương pháp nghiên cứu 30
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu 30
1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu 30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở
HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH BẮC KẠN 34
2.1. Đặc điểm của huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn 34
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 34
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng nông thôn mới của
huyện Chợ Mới 44
2.2. Thực trạng nông thôn của huyện Chợ Mới 46
2.2.1. Kết quả phát triển nông thôn của huyện giai đoạn 2008 - 2010 46
2.2.2. Thực trạng nông thôn huyện Chợ Mới so với bộ tiêu chí Quốc gia
nông thôn mới 49
2.2.3. Một số kết luận về xây dựng và phát triển nông thôn mới của
huyện Chợ mới 69
2.2.4. Thực trạng nông thôn ở một số xã tiêu biểu ở các vùng 74
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN CHỢ MỚI,
TỈNH BẮC KẠN 123
3.1 Quan điểm về xây dựng và phát triển nông thôn mới 123
3.1.1. Xây dựng nông thôn mới phải phù hợp với chủ trương đường lối
của Đảng và nhà nước 123
3.1.2. Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo phát triển nông thôn
bền vững 123
3.1.3. Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm kế thừa những thành tựu
đã đạt được 124
3.1.4. Xây dựng nông thôn mới phải vừa hiện đại nhưng vẫn giữ gìn
bản sắc dân tộc 124
3.1.5. Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm phát huy mọi nguồn lực
để xây dựng với tốc độ nhanh 125
3.2. Phương hướng và mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở huyện
Chợ Mới 125
3.2.1. Phương hướng 125
3.2.2. Mục tiêu 126

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.3. Những giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới ở huyện Chợ Mới 126
3.3.1. Giải pháp chung các vùnh trong huyện 126
3.3.2. Giải pháp riêng cho từng vùng 135
3.3.3. Kiến nghị 139
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO 143
PHỤ LỤC 145


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC VIẾT TẮT

ANTQ
An ninh toàn quốc
CN - XD
Công nghiệp - xây dựng
CNH - HDH
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CN - TTCN
Công nghiệp - Tiêu thủ công nghiệp
ĐBSCL
Đồng bằng sông cửu long
GD - YT - VHTT
Giáo dục - Y tế - Văn hóa thể thao
GTVT

Giao thông vận tải
HTX
Hợp tác xã
NTM
Nông thôn mới
N - L - T
Nông lâm thủy sản
TM - DV
Thương mại - Dịch vụ
MTQG
Môi trường quốc gia
UBND
Ủy ban nhân dân
VH - TT - DL
Văn hóa thể thao du lịch



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 01: Tình hình sử dụng đất đai của huyện năm 2010 35
Bảng 02: Tình hình dân số huyện Chợ Mới 37
Bảng 03: Tình hình lao động huyện Chợ Mới 38
Bảng 04: Thống kê đường giao thông huyện Chợ Mới 39
Bảng 05: Tình hình cơ sở Giáo dục ở huyện Chợ Mới 40
Bảng 06: Hệ thống cơ sở y tế ở huyện Chợ Mới 40
Bảng 07: Thu nhập cơ cấu tự nhiên của huyện Chợ Mới qua 3 năm 41

Bảng 08: Phát triển xã hội của huyện qua 3 năm 43
Bảng 09: Kết quả phát triển kinh tế nông thôn của huyện qua 3 năm 46
Bảng 10: Kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện 47
Bảng 11: Tình hình phát triển xã hội nông thôn của huyện 48
Bảng 12: Tiêu chí quy hoạch và phát triển quy hoạch 50
Bảng 13: Thực trạng tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội 52
Bảng 14: Các nhân tố kinh tế và tổ chức sản xuất 60
Bảng 15: Nhóm nhân tố văn hóa - xã hội 63
Bảng 16: Nhân tố hệ thố ng chí nh trị - an ninh xã hộ i 68
Bảng 17: Tổng hợp kết quả thực hiện theo chỉ tiêu nông thôn mới của
huyện Chợ Mới 69
Bảng 18: Diện tích đất đai xã Thanh Bình 74
Bảng 19: Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch của xã Thanh
Bình so với bộ tiêu chí 75
Bảng 20: Thực trạng hạ tầng kinh tế - xã hội so với bộ tiêu chí 77
Bảng 21: Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất của xã so với bộ
tiêu chí 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
Bảng 22: Thực trạng Văn hóa - Xã hội - Môi trường của xã so với bộ
tiêu chí 85
Bảng 23: Thực trạng hệ thống chính trị của xã so với bộ tiêu chí 88
Bảng số 24: Diện tích đất đai xã Cao Kỳ 90
Bảng 25: Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch của xã so với
bộ tiêu chí 91
Bảng 26: Thực trạng hạ tầng kinh tế xã hội của xã so với bộ tiêu chí 93
Bảng 27: Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất xã so với bộ tiêu chí 100
Bảng 28: Thực trạng Văn hóa - Xã hội - Môi trường xã so với bộ
tiêu chí 102

Bảng 28: Thực trạng hệ thống chính trị của xã so với bộ tiêu chí 105
Bảng 29: Diện tích đất đai xã Mai Lạp 107
Bảng 30: Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch của xã so với
bộ tiêu chí 108
Bảng 31: Thực trạng hạ tầng kinh tế xã hội của xã so với bộ tiêu chí 109
Bảng 32: Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất của xã so với bộ
tiêu chí 115
Bảng 33: Thực trạng văn hóa - xã hội - môi trường của xã so với bộ
tiêu chí 117
Bảng 34: Thực trạng hệ thống chính trị của xã so với bộ tiêu chí 121


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 01: Tình hình dân số huyện Chợ Mới 38
Biểu đồ 02: Tình hình thu nhập của các ngành của huyện Chợ Mới 42
Biểu đồ 03: Thu nhập bình quân đầu người và hộ nghèo của huyện 43
Biểu đồ 04: Kết quả phát triển kinh tế nông thôn của huyện trong 3 năm 47
Biểu đồ 05: Kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông thôn huyện 48
Biểu đồ 06: Tình hình phát triển xã hội nông thôn của địa phương 49




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh
tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống ở
khu vực nông thôn chiếm gần 70% dân số cả nước. Vì vậy, phát triển nông
nghiệp, nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp nông
thôn. Ngày 05/08/2008 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/TW về nông nghiệp, nông dân nông thôn.
Mục tiêu của Nghị quyết, đến năm 2020: “… Giải quyết cơ bản việc làm,
nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay.
Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông
thôn thông qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới
khoảng 50%; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn…”
Để triển khai Nghị quyết số 26 - NQ/TW, với chủ trương đưa nông
thôn tiến kịp với thành thị, xây dựng mục tiêu hiện đại hóa nông thôn Việt
Nam vào cuối năm 2020, ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã
ra Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành bộ tiêu trí quốc gia về xây
dựng nông thôn mới. Trên cơ sở bộ tiêu chí nông thôn mới này, các địa
phương căn cứ để xây dựng, phát triển nông thôn. Ngày 2 tháng 2 năm 2010,
Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt chương trình
rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Ngày 4 tháng 6 năm 2010 Chính
phủ ra Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, với mục tiêu đến năm
2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới, đến năm 2020: 50% số xã đạt
tiêu chuẩn nông thôn mới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng ban
hành Thông tư số 54/2009/BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 về việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2

hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu trí quốc gia về nông thôn mới… Xây dựng nông
thôn mới được tất cả các tỉnh trên phạm vi toàn quốc quan tâm, là chủ đề của
nhiều hội thảo, hội nghị, theo báo cáo vấn đề nhằm thực hiện thắng lợi nghị
quyết của Đảng và Chính phủ.
Trên cơ sở các quyết định của Chính phủ, của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, các địa phương sẽ tiến hành rà soát và xây dựng chương
trình hành động để thực hiện thắng lợi xây dựng nông thôn theo bộ tiêu chí
mới. Cũng như các địa phương vùng núi phía Bắc khác, Bắc Kạn là một tỉnh
miền núi, còn nhiều khó khăn. Là một trong số những tỉnh nghèo nhất cả
nước, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Bắc Kạn nằm ở vị trí trung
tâm của các tỉnh thuộc khu Việt Bắc, gồm có 8 đơn vị hành chính, gồm 7
huyện và một thị xã. Để xây dựng nông thôn Bắc Kạn theo tiêu chí mới, đòi
hỏi phải có sự đánh giá một cách tổng quát, bên cạnh sự nỗ lực của toàn
Đảng, toàn dân và huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia vào
phát triển nông thôn.
Chợ Mới là một huyện vùng núi cao của tỉnh Bắc Kạn, kinh tế chủ yếu
dựa vào nông - lâm nghiệp. Nằm trên trục quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái
Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, Chợ Mới vẫn là một huyện phát triển dựa chủ
yếu vào nông nghiệp, nhưng đồng thời cũng có những thuận lợi nhất định để
phát triển và có cơ hội thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới. Tuy
vậy huyện Chợ Mới chưa có nghiên cứu nào đánh giá thực trạng và đề ra
những giải pháp khoa học nhằm xây dựng nông thôn mới góp phần phát triển
kinh tế xã hội địa phương đồng thời thực hiện thắng lợi nghị quyết của tỉnh
Đảng bộ Bắc Kạn. xuất phát từ thực tế khách quan đó đề tài “Giải pháp xây
dựng và phát triển nông thôn mới của huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn” là yêu
cầu đặt ra mang tính cấp thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn
mới, đánh giá và phân tích thực trạng tình hình nông thôn ở huyện Chợ Mới
tỉnh Bắc Kạn sẽ phát hiện những mặt mạnh, những tồn tại và những tiềm năng
từ đó đề ra những giải pháp có tính khoa học và khả thi nhằm xây dựng nông
thôn mới ở huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn góp phần thực hiện thắng lợi nghị
quyết Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn về xây dựng nông thôn mới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới;
- Đánh giá và phân tích thực trạng tình hình nông thôn ở huyện Chợ
Mới, tỉnh Bắc Kạn;
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng thành công nông thôn mới
ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
3. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
* Phạm vi về thời gian
Số liệu đánh giá thực trạng tình hình nông thôn ở huyện Chợ Mới được
thu thập chủ yếu trong 3 năm từ 2008 - 2010.
* Phạm vi về nội dung
Nội dung đề tài đặt trọng tâm vào những vấn đề chính những chỉ tiêu
chủ yếu về xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới. Do đề tài quá rộng nên tác giả chỉ tập trung vào phần giải pháp xây
dựng nông thôn mới.
4. Đóng góp mới của đề tài
Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng
nông thôn mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4

Hai là, đánh giá thực trạng nông thôn trong điều kiện để triển hai xây
dựng nông thôn mới, đặc biệt đối với huyện miền núi, điều kiện còn nhiều
khó khăn.
Ba là, Đề tài đưa ra các giải pháp khoa học có tính khả thi nhằm xây
dựng nông thôn mới, là tài liệu có giá trị cho các nhà quản lý địa phương
huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các huyện miền núi nói chung.
Đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho những người học tập nghiên
cứu và những người quan tâm đến xây dựng nông thôn mới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về xây dựng nông thôn mới và phương pháp
nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng phát triển nông thôn ở huyện Chợ Mới tỉnh
Bắc Kạn.
Chương 3: Giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát triển nông thôn
mới ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
1.1.1.1. Nông thôn và vai trò của nông thôn trong sự nghiệp phát triển đất nước
* Khái niệm về nông thôn
Theo từ điển tiếng Việt: Nông thôn là danh từ chỉ khu vực dân cư tập
trung chủ yếu làm nghề nông; phân biệt với thành thị.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cho rằng: Nông thôn Việt Nam là
danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó, người dân sinh

sống chủ yếu bằng nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số: 54/2009/TT -
BNNPTNT thì nông thôn được khái niệm: Nông thôn là phần lãnh thổ không
thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp
hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã.
Như vậy Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó tập
chung chủ yếu là nông dân, nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tập
hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường
trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh sự quản lý hành chính cơ sở
là UBND xã;
* Đặc điểm của nông thôn Việt Nam trong giai đoạn đổi mới
- Ở vùng nông thôn, các cư dân chủ yếu là nông dân, lao động và GDP
nông nghiệp chiếm tỷ cao trong kinh tế nông thôn. Nông thôn Việt Nam sau
những năm đổi mới đến nay đã có nhiều biến đổi theo xu hướng tích cực. Tuy
nhiên, lực lượng dân cư chủ yếu vẫn là nông dân, ngành nghề và nguồn thu
của hộ vẫn chủ yếu là nông nghiệp. Công nghiệp và dịch vụ đã có sự phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
triển, nhưng còn chiếm tỷ lệ nhỏ, và chủ yếu phát triển dựa trên sự phát triển
của nông thôn và phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp và đời sống người
nông dân là chính.
- Nông thôn có điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái đa dạng bao
gồm các tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng,sông suối, ao hồ, khoáng sản, hệ
động thực vật. Đây là điều kiện thuận để phát triển nông nghiệp, nông thôn,
nhưng đồng thời cũng là thách thức trong quá trình phát triển bền vững của
khu vực nông thôn nói riêng và cả nước nói chung.
- Dân cư nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ với
những quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình. Những người ngoài họ tộc
cùng chung sống luôn có tinh thần đòan kết giúp đỡ nhau tạo nên tình làng,

nghĩa xóm lâu bền.
- Nông thôn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa quốc gia như
phong tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, sản xuất nông nghiệp và
ngành nghề truyền thống, các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng
cảnh… Đây chính là nơi chứa đựng kho tàng văn hóa dân tộc, đồng thời là
khu vực giải trí và du lịch sinh thái phong phú và hấp dẫn đối với mọi người.
* Vai trò của nông thôn trong phát triển kinh tế xã hội
- Nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống
nhân dân.
- Cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp
- Cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu
- Cung cấp lao động cho công nghiệp và thành thị
- Là thị trường rộng lớn tiêu thụ những sản phẩm công nghiệp vả
dịch vụ.
- Phát triển nông thôn tạo điều kiện phát triển ổn định về kinh tế- chính
trị - xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
1.1.1.2. Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là nông thôn được xây dựng đạt được những
tiêu chí quy định và được công nhận của cấp có thẩm quyền.
Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng
cộng sản Việt Nam đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị
theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân
trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở
nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”;
Như vậy, Xây dựng nông thôn mới phải đạt những nội dung cơ bản

sau: làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phải phát triển
bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; đời sống về vật chất và tinh thần của
dân nông thôn ngày càng được nâng cao; bản sắc văn hoá dân tộc được giữ
gìn và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
Thực tế hiện nay trong quá trình chỉ đạo xã điểm triển khai xây dựng
nông thôn mới ở nước ta đang gặp phải 3 khó khăn lớn nhất: Đầu tiên là tăng
nhanh, bền vững thu nhập cho nông dân, mục tiêu đến 2020 thu nhập tăng gấp
2,5 lần hiện nay. Khó khăn tiếp theo là xây dựng hạ tầng nông thôn hiện đại,
trong điều kiện thực tế hạ tầng nông thôn quá lạc hậu nhất là miền núi, vùng
ĐBSCL, trong khi nguồn vốn đầu tư của Chính phủ rất hạn chế. Cuối cùng là
vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn, sao cho đến năm 2020
lao động nông nghiệp chiếm 30% lao động của xã hội (hiện nay gần 60%).
* Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay
Việt Nam là một nước nông nghiệp, tiến lên xây dưng nhà nước xã hội
chủ nghĩa, sự ổn định về chính trị - xã hội là nền tảng cơ bản để thực hiện
thành công mục tiêu này. Việt Nam, với dân số lao động nông nghiệp tính đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
năm 2010 là khoảng 27 triệu người, chiếm 60% tổng lao động xã hội, khu vực
nông thôn có vai trò rất lớn trong sự ổn định và phát triển về mặt kinh tế -
chính trị - xã hội.
Bên cạnh đó, nông thôn có vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế
nông nghiêp của Việt Nam; tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2006 - 2010
đạt 3,36% . Giá trị sản xuất toàn ngành từ ước tăng 4,69% trong năm 2010
bình quân 5 năm đạt 4,93% (mục tiêu kế hoạch là 4,5%); Tổng kim ngạch
xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn tính của năm 2010 (giá
trị đạt 19,15 tỷ USD; tăng 22.3% so vơi kế hoạch đề ra đầu năm). Xuất khẩu
nông sản góp phần cân bằng cán cân thương mại, đồng thời là tích lũy nguồn
vốn cho phát triển các mục tiêu khác của đất nước.

Với vai trò quan trọng như vậy, nhưng so với thành thị, nông thôn găp
phải rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ người nghèo lớn, và tập trung chủ yếu ở khu
vực này. Do đó, đòi hỏi phải có sự quan tâm và đầu tư thích đáng cho khu vực
nông nghiệp - nông thôn.
Trong nhưng năm qua, nguồn vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp,
nông thôn rất lớn, tuy nhiên đầu tư mang tính dàn trải và hiệu quả không cao.
Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là thiếu mục tiêu cụ thể trong
phát triển nông nghiệp - nông thôn.
Từ những vai trò, đóng góp, và hiện trạng đầu tư vào khu vực nông
thôn, đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh phát triển khu vực này. Chúng ta có
thể rút ra một số vấn đề sau:
Một là, phải tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp - nông thôn làm
cơ sở cho thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển đất nước, xây dựng thành
công nhà nước xã hội chủ nghĩa do dân và vì dân;
Hai là, phải đặt ra mục tiêu cụ thể cho phát triển khu vực nông nghiệp,
nông thôn làm bàn đạp, làm kim chỉ nam cho quá trình đầu tư và phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Ba là, nhanh chóng đưa khu vực nông thôn phát triển, theo kịp với sự
phát triển của khu vực thành thị.
Từ những nhận thức đó, đòi hỏi phải xây dựng được bộ tiêu chí về
nông thôn mới, làm kim chỉ nam cho quá đầu tư và phát triển nông thôn là rấ
cần thiết. Vì vậy, Chính phủ đã ra Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6
năm 2010 về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, mục tiêu về xây dựng nông thôn mới:
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước
hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp , dịch vụ; gắn phát triển nông thôn
với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định giàu bản sắc văn

hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững;
đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo
định hướng của xã hội chủ nghĩa.
* Lịch sử ra đời của mô hình nông thôn mới
Trong 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, sản xuất nông nghiệp và
kinh tế - xã hội nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, nông nghiệp
có tốc độ phát triển cao (4,25% năm), liên tục và ổn định, đã góp phần đưa đất
nước vượt qua cơn khủng hoảng, ổn định trính trị, tạo tiền đề phát triển và
thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Những thành tựu trong những năm đổi mới đã đưa nước ta từ một nước thiếu
lương thực trở thành nước xuất gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Trên cơ phát huy
lợi thế của các vùng sinh thái, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa gắn liền với quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa…, Dựa trên những thành công và kinh nghiệm
trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp của nhiều nước phát triển trên thế giới,
dựa trên những tình hình, điều kiện phù hợp của nước ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Ngày 05/08/2008 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/TW về nông nghiệp, nông dân nông thôn.
Mục tiêu của Nghị quyết, đến năm 2020: “… Giải quyết cơ bản việc làm,
nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay. Lao
động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn
thông qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng
50%; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn…”
Để triển khai Nghị quyết số 26 - NQ/TW, với chủ trương đưa nông
thôn tiến kịp với thành thị, xây dựng mục tiêu hiện đại hóa nông thôn Việt
Nam vào cuối năm 2020.
Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 491/QĐ-TTg , ngày 16 tháng

4 năm 2009 về việc ban hành Bộ tiêu trí quốc gia về xây dựng nông thôn mới
để các địa phương có căn cứ xây dựng, phất triển nông thôn. Ngày 2 tháng 2
năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt
chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Ngày 4 tháng 6 năm
2010 Chính phủ ra Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, với mục tiêu: đến
năn 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới, đến năm 2020: 50% số xã
đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng
ban hành thông tư số 54/2009/BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 về việc
hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu trí quốc gia về nông thôn mới… Xây dựng nông
thôn mới được tất cả các tỉnh trên phạm vi toàn quốc quan tâm.
1.1.1.3. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới
* Nội dung của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16
tháng 4 năm 2009 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Theo bộ tiêu chí chỉ tiêu quốc gia bộ tiêu chí có 3 cấp độ: xã nông thôn
mới, huyện nông thôn mới và tỉnh nông thôn mới, trong đó xã nông thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
mới có 19 tiêu chí cụ thể, còn đối với huyện nông thôn mới căn cứ vào tỷ
lệ số xã thuộc huyện đạt nông thôn mới (75% số xã đạt 19 tiêu chí nông
thôn mới) và tỉnh nông thôn mới căn cứ vào tỷ lệ số huyện thuộc tỉnh đạt
nông thôn mới (80% số huyện đạt tiêu chí nông thôn mới). 19 tiêu chí xây
dựng nông thôn mới bao gồm:
Nhóm tiêu chí về quy hoạch có 01 tiêu chí:
Tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch bao gồm: Quy hoạch sử
dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa,
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh
tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới; Quy hoạch phát triển các khu dân cư

mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn
được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
Nhóm tiêu chí về hạ tầng Kinh tế - Xã hội có 08 tiêu chí:
Tiêu chí Giao thông bao gồm: Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được
nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT; tỷ lệ
km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ
GTVT; tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; tỷ lệ
km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.
Tiêu chí Thủy lợi bao gồm: Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu
sản xuất và dân sinh; tỷ lệ km trên mương do xã quản lý được kiên cố hóa.
Tiêu chí Điện bao gồm: Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của
ngành điện; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.
Tiêu chí Trường học bao gồm: Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non,
mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia.
Tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa bao gồm: Nhà văn hóa và khu thể
thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL; tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể
thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL.
Tiêu chí Chợ nông thôn: Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Tiêu chí Bưu điện bao gồm: Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông; có
Internet đến thôn.
Tiêu chí nhà ở dân cư bao gồm: Nhà tạm, dột nát; Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt
tiêu chuẩn Bộ Xây dựng.
Nhóm tiêu chí về Kinh tế và tổ chức sản xuất có 04 tiêu chí:
Tiêu chí thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình
quân chung của tỉnh.
Tiêu chí hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo.
Tiêu chí cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong

lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất: Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt
động có hiệu quả.
Nhóm tiêu chí về Văn hóa - Xã hội - Môi trường có 04 tiêu chí:
Tiêu chí về giáo dục bao gồm: Phổ cập giáo dục trung học; tỷ lệ học
sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học
nghề); Tỷ lệ lao động qua đào tạo.
Tiêu chí về y tế bao gồm: Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo
hiểm y tế; Y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
Tiêu chí về văn hóa: Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn
làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL.
Tiêu chí về môi trường bao gồm: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp
vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia; Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi
trường; không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động
phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; Nghĩa trang được xây dựng theo quy
hoạch; Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
Nhóm tiêu chí hệ thống chính trị gồm 02 tiêu chí:
Tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh bao gồm: Cán bộ
xã đạt chuẩn; Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; Các tổ
chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
Tiêu chí an ninh, trật tự xã hội: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
(Chi tiết theo phụ lục số 01)
1.1.2. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông thôn ở một số nước trên
thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông thôn ở một số nước trên
thế giới

a. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông thôn ở Hàn Quốc
Nhờ hiệu quả của phong trào Saemaul Undong mà Hàn Quốc từ một
nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia giàu có, hiện đại
bậc nhất châu Á.
Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế nông thôn khi
thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962-1966) và thứ II (1966-1971) với
chủ trương công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4 năm 1970, Chính
phủ Hàn Quốc phát động phong trào Saemaul Undong. Mục tiêu của phong
trào này là "nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông
thôn mới: mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình
ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày
một giàu mạnh hơn".
Theo đó, Chính phủ vừa tăng đầu tư vào nông thôn vừa đặt mục tiêu
thay đổi suy nghĩ ỷ lại, thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cư nông
thôn. Điểm đặc biệt của phong trào NTM của Hàn Quốc là Nhà nước chỉ hỗ
trợ một phần nguyên, vật liệu còn nông dân mới chính là đối tượng ra quyết
định và thực thi mọi việc. Saemaul Undong cũng rất chú trọng đến phát huy
dân chủ trong xây dựng NTM với việc dân bầu ra một nam và một nữ lãnh
đạo phong trào. Ngoài ra, Tổng thống còn định kỳ mời 2 lãnh đạo phong trào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
ở cấp làng xã tham dự cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để trực tiếp lắng
nghe ý kiến từ các đại diện này. Nhằm tăng thu nhập cho nông dân, Chính
phủ Hàn Quốc áp dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông
nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản. Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh
nghiệp vay vốn đầu tư về nông thôn với lãi suất giảm 2% so với đầu tư vào
ngành nghề khác Năm 2005, Nhà nước ban hành đạo luật quy định mọi hoạt
động của các bộ, ngành, chính quyền phải hướng về nông dân. Nhờ hiệu quả
của phong trào Saemaul Undong mà Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp

nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia giàu có, hiện đại bậc nhất châu Á.
b. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc
Tháng 3/2006 Trung ương Đảng cộng sản và Quốc vụ viện (Chính phủ)
Trung Quốc công bố Bản “tài liệu số 1” Trung Quốc quyết tâm giải quyết vấn
đề nông thôn; chủ trương xây dựng “Nông thôn mới xã hội chủ nghĩa” là
nhiệm vụ chính của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Tài liệu này đề cập những
chiến lược cơ bản trong đó chú trọng đến “Điều chỉnh mối quan hệ trong phân
phối thu nhập, quy phạm, trật tự phân phối: thu nhập, tăng thu nhập cho tầng
lớp người có mức sống trung bình và thấp. Kiên trì “Cho nhiều, lấy ít, nuôi
sống” đặc biệt là áp dụng nhiều biện pháp trong việc “cho nhiều” đối với
nông dân; đồng thời đưa ra các giải pháp nhiều mặt về xây dựng nông thôn,
vấn đề xã hội và dân chủ, khác với tài liệu các năm trước nói đến các vấn đề
riêng biệt như sản xuất lương thực, thu nhập nông dân và khả năng sản xuất
nông nghiệp. Việc phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc đã vào một
thời kỳ mới.
Có 5 lý do để đặt vấn đề xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa mới:
Một là: Nông nghiệp chưa đạt mức có thể làm cơ sở cho việc phát triển
kinh tế xã hội và nâng cao sinh kế của nhân dân.
Hai là: Sản lượng lương thực đạt 484 triệu tấn năm 2005, chưa đủ thoả
mãn yêu cầu, so với năm cao nhất thấp hơn 30 triệu tấn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×