Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

biện pháp quản lý dạy học môn tiếng anh ở các trường thcs thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.05 KB, 97 trang )

S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn


Đại học thái nguyên
Tr-ờng đại học s- phạm
_________________






Nguyễn Văn Dũng


biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh
ở các tr-ờng THCS thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh






Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục












Thái Nguyên , Năm 2011


S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn

Đại học thái nguyên
Tr-ờng đại học s- phạm
_________________






Nguyễn Văn Dũng



biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh
ở các tr-ờng THCS thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số: 60. 14. 05




Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục


Ng-ời h-ớng dẫn khoa học : TS. D-ơng Thị Diệu Hoa









Thái Nguyên Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Sau đại học, khoa Tâm
lý Giáo dục trƣờng ĐHSP Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành chƣơng trình cao học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS Dƣơng Thị Diệu Hoa -
ngƣời thầy đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
triển khai đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô
giáo, các bậc phụ huynh, các em học sinh tại trƣờng THCS Nguyễn Văn Cừ và
các trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Từ Sơn - những ngƣời đã cung cấp cho tôi

những tƣ liệu cần thiết để hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Luận văn còn có những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 8 tháng 8 năm 2011
Tác giả


Nguyễn Văn Dũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BGH : Ban giám hiệu
CBQL : Cán bộ quản lý
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐH - CĐ : Đại học - Cao đẳng
ĐTB : Điểm trung bình
G : Giỏi
GD : Giáo dục
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
K : Kém
KH : Khá
NXB : Nhà xuất bản
QLGD : Quản lý giáo dục
TB : Trung bình
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TNKQ : Trắc nghiệm khách quan

UBND : Uỷ ban nhân dân
VD : Ví dụ
Y : Yếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

Nội dung
Trang
Mở đầu:
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
2
4. Giả thuyết khoa học
2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
3
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG THCS
5
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề
5

1.2. Một số khái niệm công cụ có liên quan đến đề tài
9
1.3. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động dạy học ngoại ngữ trong việc
nâng cấp chất lƣợng giáo dục học sinh ở trƣờng THCS
14
1.4. Cơ sở tấm lý học và giáo dục học của việc quản lý hoạt động dạy
và h ọc Tiếng Anh trong nhà trƣờng THCS
16
1.5. Mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động dạy và học tiếng
Anh trong trƣờng THCS
20
1.6. Vai trò của ngƣời giáo viên và nhà quản lý trong hoạt động dạy
tiếng Anh trong nhà trƣờng THCS
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾNG ANH Ở CÁC TRƢỜNG THCS THỊ XÃ TỪ SƠN
26
2.1. Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, văn hoá của thị xã Từ Sơn có ảnh
hƣởng đến hoạt động dạy
26
2.2. Quy mô trƣờng lớp, số học sinh cán bộ giáo viên các trƣờng
THCS của thị xã Từ Sơn năm học 2010 - 2011
26
2.3. Những yếu tố và điều kiện cho việc quản lý, tổ chức dạy tiếng
Anh ở các trƣờng thị xã Từ Sơn
27
2.4. Thực trạng quản lý dạy học tiếng Anh ở các trƣờng THCS thị xã
Từ Sơn

36
2.5. Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn và hiệu quả của
việc triển khai các biện pháp quản lý hoạt động dạy tiến Anh ở các
trƣờng thị xã Từ Sơn
45
Chƣơng 3:MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY TIẾNG ANH Ở CÁC
TRƢỜNG THCS THỊ XÃ TỪ SƠN
49
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
49
3.2. Đề xuất các biện pháp
49
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
64
3.4. Khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết các biện pháp đề xuất
65
3.5. Thực nghiệm sƣ phạm
71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
79


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

PHỤ LỤC
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ quản lý nhà trường)
Để nâng cao chất lƣợng dạy và học trong trƣờng THCS, xin đồng chí

cho chúng tôi biết một số thông tin sau:
Câu 1. Theo đồng chí để tổ chức tốt việc dạy học tiếng Anh đòi hỏi ở
ngƣời giáo viên năng lực và phẩm chất nào ? (Hãy xếp các năng lực và phẩm
chất theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần 1,2,3, ).
A. Giáo viên giỏi chuyên môn

B. Giáo viên có lòng nhiệt tình, say mê với công việc

C. Biết sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong giảng dạy nhƣ máy
chiếu, đài, máy vi tính

D. Có khả năng tổ chức ngoại khóa bộ môn (Đố vui, picnic, kịch hóa )

E. Nghiêm khắc với học sinh

Câu 2. Các yếu tố và điều kiện nào là quan trọng nhất đối với việc tổ chức
dạy học tiếng Anh. (Hãy đánh dấu X vào ô trùng với ý kiến của đồng chí).
A. Giáo viên giỏi chuyên môn

B. Quản lý dạy và học tốt

C. Trang thiết bị hiện đại

D. Quan tâm đến đời sống của giáo viên

E. Học sinh có ý thức học tốt

Yếu tố khác (Xin ghi cụ thể):

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Câu 3. Ở trƣờng đồng chí việc kiểm tra định kỳ năm học 2009 - 2010,
2010 – 2011 đã đƣợc tiến hành bằng hình thức nào ? (Đánh dấu

vào ô trùng
với ý kiến của đồng chí).
 Trắc nghiệm khách quan
 Tự luận
 Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận
 Kiểm tra vấn đáp.
Câu 4. Để nâng cao chất lƣợng dạy học tiếng An, đơn vị của đồng chí đã
sử dụng những biện pháp quản lý nào dƣới đây và mức độ nhƣ thế nào ?

TT
Tên biện pháp
Mức độ thực hiện
Chƣa
thực hiện
Tốt
Bình
thƣờng
Còn
hạn chế
1
Nâng cao năng lực lập kế hoạch cho cán
bộ quản lý và giáo viên





2
Tăng cƣờng tổ chức và quản lý hoạt
động ngoại khóa bộ môn




3
Khen thƣởng cao đối với giáo viên giỏi
và học sinh giỏi




4
Dự giờ thƣờng xuyên




5
Thực hiện các bài kiểm tra bằng hình
thức trắc nghiệm khách quan




6

Trao đổi kinh nghiệm quản lý giữa các




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

trƣờng
7
Tổ chức cho giáo viên đi tập huấn ở
nƣớc ngoài




8
Đầu tƣ cơ sở vật chất cho việc học ngoại
ngữ tốt




Xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân
- Nam
- Nữ
- Tuổi

- Số năm làm công tác quản lý

- Thâm niên công tác


- Trình độ chuyên môn


Xin cảm ơn đồng chí !









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho giáo viên nhà trường)
Để nâng cao chất lƣợng dạy và học trong trƣờng THCS, xin đồng chí
vui lòng cung cấp cho chúng tôi biết một số thông tin sau:
Câu 1. Để tổ chức tốt việc dạy học tiếng Anh đòi hỏi ở ngƣời giáo viên
năng lực và phẩm chất nào ? (Hãy xếp các năng lực và phẩm chất theo thứ tự
tầm quan trọng giảm dần 1, 2, 3 ).
A. Giáo viên giỏi chuyên môn

B. Giáo viên có lòng nhiệt tình, say mê với công việc

C. Biết sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong giảng dạy nhƣ máy
chiếu, đài, máy vi tính


D. Có khả năng tổ chức ngoại khóa bộ môn (Đố vui, picnic, kịch hóa )

E. Nghiêm khắc với học sinh

Câu 2. Các yếu tố và điều kiện nào là quan trọng nhất đối với việc tổ chức
dạy học tiếng Anh. (Hãy đánh dấu X).
A. Giáo viên giỏi chuyên môn

B. Quản lý dạy và học tốt

C. Trang thiết bị hiện đại

D. Quan tâm đến đời sống của giáo viên

E. Học sinh có ý thức học tốt

Yếu tố khác (Xin ghi cụ thể):



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Câu 3. Ở trƣờng đồng chí việc kiểm tra định kỳ năm học 2009 - 2010,
2010- 2011 đã đƣợc tiến hành bằng hình thức nào ?(Đánh dấu

vào ô phù hợp)
 Trắc nghiệm khách quan
 Tự luận
 Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận
 Kiểm tra vấn đáp

Câu 4. Đánh giá của đồng chí về mức độ thực hiện các công việc sau tại
trƣờng đồng chí công tác.

Công việc
Mức độ
Chƣa
làm
Tốt
Bình
thƣờng
Còn
hạn chế
A
Dự giờ thƣờng xuyên có báo trƣớc




B
Dự giờ đột xuất




C
Kiểm tra học sinh định kỳ





D
Kiểm tra giáo án, sổ điểm đột xuất




E
Khen thƣởng giáo viên giỏi




F
Mở các lớp tập huấn tại khu vực




G
Thăm hỏi hiếu, hỷ




H
Thực hiện ngày công cao





I
Tổ chức thi giáo viên giỏi




Câu 5. Đồng chí đi dự giờ đồng nghiệp bao nhiêu lần/ 1 năm học ?
(Hãy khoanh tròn vào số chọn)
1 2 3 4 5 6 7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Câu 6. Đồng chí đã đƣợc cán bộ quản lý, giáo viên trong tổ dự giờ mấy lần/
năm ?(Hãy khoanh tròn vào số chọn)
1 2 3 4 5 6 7
Câu 7 . Đồng chí có yên tâm với công việc mà mình đã lựa chọn ?
(Đánh dấu )
 Có  Không  Bình thƣờng  Chán nản
Câu 8. Theo đồng chí việc quản lý dạy học tiếng Anh ở trƣờng hiện nay
đƣợc thực hiện nhƣ thế nào ? (Đánh dấu )
 Tốt  Khá  Bình thƣờng  Còn nhiều hạn chế
Câu 9 . Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng để việc tổ chức dạy học tiếng
Anh tốt ? (Đánh dấu )
 Cán bộ quản lý  Giáo viên bộ môn  Học sinh
 Cơ sở vật chất  Tất cả đều quan trọng

Xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân
- Nam
- Nữ
- Tuổi


- Trình độ : Đại học
Cao đẳng
- Thâm niên công tác




Chân thành cảm ơn đồng chí !
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
( Dành cho học sinh )
Để nâng cao chất lƣợng dậy học ở trƣờng THCS, xin em vui lòng cho
chúng tôi biết một số thông tin sau:
Câu 1. Em thích học môn nào trong số các môn dƣới đây ? (Hãy đánh dấu
 vào ô phù hợp với ý kiến của em).
 Toán  Lý  Hóa  Sinh
 Văn  Sử  Địa  tiếng Anh
Câu 2. Việc học tiếng Anh có tác dụng nhƣ thế nào đối với bản thân em ?
(Hãy đánh dấu  vào trước câu chọn).
 Rèn luyện tính kiên nhẫn, rèn trí nhớ.
 Mở rộng tầm hiểu biết (Đất nƣớc, con ngƣời, phong cảnh)
 Khiến em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
 Tạo sự gắn bó, đoàn kết hơn với bạn bè
 Tác dụng khác ghi cụ thể
Câu 3. Ở trƣờng em việc tổ chức ngoại khóa bộ môn đƣợc tiến hành nhƣ
thế nào ? (Hãy đánh dấu  vào trước câu chọn).
 Thƣờng xuyên.
 Thỉnh thoảng
 Chƣa bao giờ.

Câu 4. Việc sử dụng máy chiếu, băng đài trong tiết tiếng Anh ở lớp em ra
sao ? (Hãy đánh dấu  vào trước câu chọn).
 Thƣờng xuyên.  Thỉnh thoảng  Chƣa bao giờ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Câu 5. Theo em để chất lƣợng học tiếng Anh của học sinh đạt kết quả tốt
thì cần những điều kiện nào dƣới đây từ phía nhà trƣờng, giáo viên, học sinh. (Đ
ánh dấu (+) v ào ô phù hợp với ý kiến của em ).


Điều kiện
Nhà trƣờng
Giáo viên
Học sinh
1
Có phòng nghe nhìn



2
Tăng cƣờng dạy phụ đạo



3
Giáo viên giỏi, nhiệt tình



4

Lớp học ít (sĩ số)



5
Tổ chức vui chơi



6
Học tập chăm chỉ



7
Làm bài trắc nghiệm khách quan



8
Tổ chức kiểm tra vấn đáp



9
Điều kiện khác





Xin em cho biết một vài thông tin cá nhân :
- Học sinh lớp:
- Trƣờng :
- Học lực
- Nam Nữ

Xin chân thành cám ơn em !

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
( Dành cho phụ huynh học sinh )
Để nâng cao chất lƣợng dậy học ở trƣờng THCS, xin bác vui lòng cho
chúng tôi biết một số thông tin sau:
Câu 1. Theo bác môn học nào là môn quan trọng nhất đối với các em ?
(Hãy đánh dấu  vào ô).
 Toán  Lý  Hóa  Sinh
 Văn  Sử  Địa  tiếng Anh
Câu 2. Việc thực hành các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết của các em đƣợc
thƣờng xuyên thể hiện qua :
 Nghe những bản nhạc bằng tiếng Anh
 Xem những bộ phim có phụ đề bằng tiếng Anh
 Giao lƣu với ngƣời nƣớc ngoài
 Không có điều kiện để thể hiện
Câu 3. Để nâng cao chất lƣợng môn tiếng Anh, nhà trƣờng mở lớp dạy
thêm và các hoạt động ngoại khoá cho các em vào các buổi chiều, xin bác cho
biết ý kiến ?
 Đồng ý  Không đồng ý
Câu 4. Để tạo sự công bằng, khách quan, trung thực trong việc kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh, xin bác cho biết ý kiến về hình thức kiểm

tra, thi TNKQ ?
 Đồng ý  Không đồng ý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Câu 5. Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng còn thiếu, xin bác vui
lòng cho biết ý kiến về các khoản đóng góp tự nguyện để xây dựng phòng chức
năng học tiếng Anh ?
 Đồng ý  Không đồng ý

Câu 6. Đầu tƣ cho việc học tiếng Anh nhiều để sau này các em sẽ xin đƣợc
việc làm rễ ràng hơn ?
 Đồng ý  Không đồng ý
Đề xuất ý kiến:





Xin bác cho biết một vài thông tin cá nhân :
- Phụ huynh học sinh lớp:
- Tuổi :
- Nghề nghiệp:


Xin chân thành cám ơn !



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngoại ngữ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống hàng
ngày của chúng ta nhất là tiếng Anh - Tiếng được sử dụng rộng rãi trên thế
giới. Trong nhiều năm qua, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp phổ
biến và là một trong các yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ một quốc gia
nào muốn hội nhập quốc tế.
Ở nước ta, hơn bao giờ hết ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh đã thực sự
là một phương tiện giao tiếp, một công cụ làm việc, góp phần to lớn trong
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giúp chúng ta vững bước
trên con đường hội nhập quốc tế.
Yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục đối với việc dạy và học ngoại ngữ là
phải đào tạo ra nguồn nhân lực lao động có chất lượng cao, trong đó có khả
năng sử dụng ngoại ngữ như là một công cụ để giao tiếp, nghiên cứu và học
tập.
Từ thực tế đó, trong những năm gần đây việc dạy và học ngoại ngữ đã
được chú trọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định ngoại ngữ là môn học
bắt buộc đối với học sinh THCS.
Nhiệm vụ của các trường THCS phải rèn luyện cho học sinh cả 4 kỹ
năng Nghe - Nói - Đọc - Viết để các em có vốn kiến thức nhất định để tiếp tục
học ở bậc học cao hơn.
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh có ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với việc nâng cao hiệu quả đào tạo trong nhà trường phổ thông.
Quản lý tốt sẽ giúp giáo viên và học sinh có những bước đi đúng đắn trong
từng khâu của quá trình dạy và học, như việc xây dựng kế hoạch năm học
của bộ môn của cá nhân, kế hoạch dự giờ, thăm lớp, vịêc chỉ đạo ra đề kiểm
tra, đề thi, các hình thức ngoại khoá bộ môn, hội thảo.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Các biện pháp này nhằm tác động trực tiếp đến người dạy và người học
để họ kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy và học, thực hiện đầy đủ, khoa
học quá trình kiểm tra, đánh giá trên cơ sở công bằng, khách quan đáp ứng
ngày càng đầy đủ và vững chắc các yêu cầu do mục tiêu giáo dục đề ra.
Trong thực tiễn giảng dạy hiện nay việc quản lý quá trình dạy học vẫn
còn nhiều bất cập, chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát
triển. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn
tiếng Anh ở các trƣờng THCS thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nguyên cứu lý luận và thực trạng việc quản lý hoạt động dạy
học tiếng Anh ở các trường THCS thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, chỉ ra những
hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý, từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt
động dạy học tiếng Anh để khắc phục những yếu kém, từng bước nâng cao
chất lượng dạy học tiếng Anh ở địa phương.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy
học tiếng Anh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học tiếng Anh ở các
trường THCS trên địa bàn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường THCS đóng một vai trò
hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức và quản lý hoạt động
dạy học tiếng Anh ở các trường THCS thị xã Từ Sơn còn nhiều hạn chế, chưa
đáp ứng được nhu cầu của thời đại, chậm đổi mới, kết quả chưa cao. Nếu có
những biện pháp quản lý phù hợp, nhà quản lý sẽ giúp học sinh có hứng thú
học tập và đạt kết quả cao, phát huy được tính tích cực, chủ động lĩnh hội
kiến thức của học sinh.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận việc quản lý và quản lý giáo dục của vấn
đề dạy học tiếng Anh ở trường THCS.
5.2. Nghiên cứu thực trạng việc tổ thức dạy học tiếng Anh ở các trường
THCS trên địa bàn thị xã Từ Sơn, đánh giá các ưu, nhược điểm trong công tác
tổ chức và quản lý hoạt động này và tìm ra nguyên nhân của thực trạng đó.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh
nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường THCS.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu việc dạy học tiếng Anh cho học sinh tại
14 trường THCS trên địa bàn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh ( THCS Từ Sơn,
THCS Đông Ngàn, THCS Tân Hồng, THCS Tam Sơn, THCS Đồng Nguyên,
THCS Đình Bảng, THCS Phù Chẩn, THCS Châu Khê, THCS Nguyễn Văn
Cừ, THCS H ương M ạc 1, THCS Hương M ạc 2, THCS Đồng K ỵ, THCS
Trang Hạ, THCS Tương Giang).
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu có liên quan
đến công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ( Văn bản chỉ đạo của Bộ
GD – ĐT; Luật giáo dục sửa đổi năm 2009; Điều lệ trường THCS; Hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học; Các chỉ thị của Bộ). Từ đó tìm ra các cơ sở
lý luận cho đề tài cần nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Chúng tôi sử dụng phối hợp
các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm thu thập thông tin
ngược từ phía các cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh về
việc tổ chức, quản lý dạy học tiếng Anh ở địa phương trên cơ sở đố đề xuất

các biện pháp quản lý phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
+ Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn các cán bộ quản lý
nhà trường và học sinh nhằm đánh giá đúng thực trạng tổ chức và quản lý
hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
+ Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình tiến hành viết luận văn tôi
thường xuyên xin ý kiến các chuyên gia về các lĩnh vực liên quan đến đề tài.
Từ đó rút ra kinh nghiệm quý báu trong quản lý dạy học tiếng Anh.
+Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết các kinh nghiệm quản lý
dạy học tiếng Anh.
+ Phương pháp thử nghiệm sư phạm: Thử nghiệm một số biện pháp
quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Phương pháp
được sử dụng trong quá trình xử lý các thông tin, xử lý các kết quả điều tra,
kết quả khảo nghiệm để so sánh các biện pháp khác nhau và đồng thời đánh
giá mức độ tin cậy của biện pháp.

8. Cấu trúc luận văn
Gồm các phần: Mở đầu, kết luận, kiến nghị và 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh
ở trường THCS.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các
trường THCS thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường
THCS thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG THCS

1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề:
1.1.1. Trên thế giới:
Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh là một phần quan trọng trong
chương trình phát triển giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Các hình thức
hoạt động dạy và học tiếng Anh diễn ra phong phú, đa dạng, nhằm mục đích
thúc đẩy quá trình hội nhập của các nước, phục vụ cho việc phát triển kinh tế
xã hội. Có thể điểm qua một số điển hình về hoạt động dạy và học tiếng Anh
ở một số quốc gia trên thế giới.
Singapore là một đất nước mới chỉ giành được độc lập từ năm 1965,
nền văn hóa không có gì là riêng biệt. Cả nước có 76% là người Hoa, 13.7%
là người Malaixia, 8.4% là người Ấn Độ và 1.9% là các dân tộc khác nhưng
giao tiếp hàng ngày trong cộng đồng đều bằng tiếng Anh. Việc học từ bậc tiểu
học lên đại học cũng đều bằng tiếng Anh. Việc quản lý dạy học ngoại ngữ đặc
biệt là tiếng Anh được thực hiện chặt chẽ không chỉ trong hệ thống giáo dục
nhà trường mà còn được thể hiện ở các trung tâm.
Hệ thống giáo dục phổ thông tại Singapore sử dụng tiếng Anh như là
ngôn ngữ bắt buộc bên cạnh tiếng Trung. Vì học toàn bằng tiếng Anh nên
nhiều gia đình ngoại quốc sẵn sàng gửi con em đến học ngay từ bậc tiểu học

với mức đóng góp học phí rất cao, giúp cho Singapore có khoản thu nhập
kinh phí lớn từ nguồn thu nhập này. Singapore đặc biệt chú ý đến chất lượng
đào tạo, ngoài việc không ngừng trang bị cơ sở vật chất hiện đại phục vụ dạy
và học, số lượng học sinh trong một lớp học cũng chỉ cho phép không quá 25
em.
Tại Trung Quốc việc dạy và học tiếng Anh cũng được hết sức chú
trọng. Chính phủ Trung Quốc cho rằng cần xem các hoạt động này là một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
phần quan trọng trong chương trình giáo dục chung của quốc gia. Để nâng
cao chất lượng và tăng cường số lượng người học tiếng Anh, Chính phủ đã
đưa ra các quy định về trách nhiệm của giáo viên và nhà trường, tăng cường
các nguồn lực và các điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động dạy và học
tiếng Anh. Để chuẩn bị cho các hoạt động đón Thế vận hội 2008 tổ chức tại
Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã phát động phong trào toàn dân học
tiếng Anh. Các trung tâm dạy tiếng Anh được mở ra với quy mô lớn và đặt
dưới sự quản lý của Nhà nước về nội dung, chương trình và công khai mức
thu học phí để đảm bảo quyền lợi cho người học.
Đối với hệ thống giáo dục quốc dân, sau một loại các cuộc cải cách nhỏ
tháng 2 năm 1993 “Đề cương về cải cách và phát triển giáo dục” của Trung
ương Đảng cộng sản Trung Quốc chính thức ra đời bắt đầu cuộc cải cách đổi
mới sâu rộng trong giáo dục, quy định tiếng Anh phải được đưa vào dạy chính
thức từ bậc tiểu học nhằm phục vụ thiết thực cho công cuộc hội nhập mạnh
mẽ trong mọi lĩnh vực. Trung Quốc trở thành thị trường khổng lồ cho việc
“xuất khẩu ngôn ngữ” của nước Anh. Chính phủ Anh cũng cho phép các sinh
viên Trung Quốc đang học tập tại các trường Đại học tại Anh được phép ở lại
và làm việc thêm một năm nữa sau khi tốt nghiệp.
Tại Nhật Bản, Chính phủ thể hiện rõ quyết tâm đẩy mạnh hoạt động

dạy và học tiếng Anh ứng dụng ở quy mô toàn bộ nền giáo dục. Cụ thể: Trong
vài năm gần đây tiếng Anh bắt đầu được đưa vào tiểu học, mục đích rèn kỹ
năng giao tiếp đơn giản bước đầu cho học sinh, tránh gò ép về ngữ pháp và từ
vựng. Đối với bậc THCS, tiếng Anh được coi là 1 trong 5 môn chính, được
đánh giá quan trọng ngang với môn Quốc ngữ, Toán, Xã hội, Lý, Hóa với thời
lượng 4 tiết/tuần, mỗi tiết 50 phút. Ở bậc THPT, tiếng Anh được coi như giáo
dục phổ cập, tỷ lệ theo học lên đến 95% . Tiếng Anh được dạy như một ngoại
ngữ duy nhất, rất ít trường dạy thêm các ngoại ngữ khác. Tại Nhật Bản nhiều
trường đang áp dụng mô hình thí điểm dạy các môn chính bằng tiếng Anh.
Việc dạy và học tiếng Anh được tiến hành liên thông lên bậc cao đẳng và đại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
học. Tiếng Anh được sử dụng làm ngôn ngữ chính trong nghiên cứu và giảng
dạy (nhiều trường đại học liên kết đào tạo với các trường đại học danh tiếng
của Mỹ và Anh, các giảng viên sử dụng tiếng Anh để giảng bài nên rất ít
trường sử dụng các ngôn ngữ khác). Bộ Giáo dục đã triển khai kế hoạch hành
động để đào tạo những người Nhật biết sử dụng tiếng Anh, trong đó có nêu:
"tiếng Anh với vai trò ngôn ngữ quốc tế, giữ vị trí trung tâm trong việc kết nối
các dân tộc khác ngôn ngữ. Để con em chúng ta vững bước vào thế kỷ XXI,
chúng ta không thể bỏ qua việc nâng cao vai trò giao tiếp bằng tiếng Anh với
vai trò là một ngôn ngữ chung quốc tế”.
Việc học tiếng Anh cũng rất phổ biến ở Ý, là nước xếp thứ 15 về tỉ lệ
số người nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 (second language). Các nước có
số người nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 nhiều nhất là Đan Mạch (79%),
Thụy Điển (76%) và Hà Lan (75%). Tiếng Anh là môn học bắt buộc ở bậc
học phổ thông ở các nước này. Thanh niên Ý học tiếng Anh để có cơ hội tìm
việc làm nhiều hơn. Tại các trung tâm Anh quốc, tiếng Anh nói ( Spoken
English) được nhiều người theo học nhất. Họ có chương trình quảng bá tiếng

Anh trên các xe buýt, tại các bến xe. Nhiều sinh viên Ý đã sang Mỹ làm thêm
nhân kỳ nghỉ hè để có cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh.
Tại Anh, người Anh tự hào vì ngôn ngữ của họ đã bao trùm cả thế giới,
việc dạy và học ngoại ngữ trong nhiều năm qua không được chú ý. Theo một
số kết quả khảo sát do Hội đồng Châu Âu thực hiện thì khoảng 66% người
dân Anh không nói bất kỳ thứ ngôn ngữ nào ngoài tiếng mẹ đẻ, đây là tỷ lệ
cao nhất trong số các nước Châu Âu được khảo sát.
Tại Hàn Quốc sau khi giải phóng đất nước khỏi sự chiếm đóng của
chính quyền Nhật Bản và sau cuộc chiến tranh năm 1953, Hàn Quốc đã nhanh
chóng xây dựng một cơ sở giáo dục hạ tầng, mở rộng cung ứng giáo dục, tạo
điều kiện cho sự phát triển giáo dục cơ sở và giáo dục bậc cao phục vụ cho
"chiến dịch phát triển hướng ngoại". Từ sau khi vượt qua khỏi cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 1997, Hàn Quốc tiếp tục thực hiện cuộc cải cách giáo dục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
để tiến vào thế kỷ 21 với tham vọng trở thành một nước có vốn giáo dục tốt
nhất thế giới. Chiến lược phát triển giáo dục của Hàn Quốc được hoạch định
theo yêu cầu của mục tiêu, xây dựng một quốc gia hiện đại hóa với ba đặc
trưng cơ bản đó là:
1. Một quốc gia phúc lợi, công bằng, ổn định, dân chủ.
2. Một xã hội phồn vinh, bình đẳng, công nghiệp hóa định hướng thông
tin cao.
3. Một hệ thống tự do, năng động của một xã hội mở và định hướng
toàn cầu.
Để phục vụ cho chiến lược đó Chính phủ Hàn Quốc đã tăng cường
mạnh mẽ việc dạy và học ngọai ngữ đặc biệt là tiếng Anh trong toàn bộ hệ
thống giáo dục quốc dân từ bậc tiểu học trở lên. Tiếng Anh thực sự là nhu
cầu cấp thiết trong quan hệ làm ăn, giao dịch của Hàn Quốc vì đối tác chủ yếu

của họ là Mỹ và các nước phương Tây.
1.1.2. Ở trong nƣớc.
Vào những năm đầu của thập kỷ 90, cùng với công cuộc đổi mới đất
nước, xu thế hội nhập quốc tế, phong trào học tiếng Anh ngày càng phát triển.
Việc quản lý dạy học tiếng Anh cũng đã được các cấp, ngành chú trọng nhằm
đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của toàn xã hội. Tiếng Anh đã được
đưa vào chương trình giáo dục phổ thông từ bậc tiểu học. Song tình hình dạy
học còn có nhiều vấn đề, chưa đáp ứng được mục đích, yêu cầu đề ra.
Muốn dạy học tiếng Anh đem lại kết quả tốt cần hội đủ các yếu tố như
số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, chương trình, sách giáo khoa, trang
thiết bị, phương pháp dạy học, cách thức kiểm tra đánh giá, tất cả được đặt
trong một cơ chế quản lý khoa học.
Tuy nhiên, cho tới nay ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu
chuyên biệt về quản lý dạy và học tiếng Anh ở trường phổ thông, người làm
công tác quản lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hoặc sự chỉ đạo rập khuôn từ

×