Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thị xã chí linh, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 129 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

0

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





PHẠM BÁ HUY




BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN
CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THỊ XÃ CHÍ LINH TỈNH HẢI DƢƠNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học: Gs.Ts NGUYỄN QUANG UẨN






THÁI NGUYÊN - 2012



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều
tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy giáo, cô
giáo trong Ban Giám hiệu, khoa Quản lý giáo dục, phòng Quản lý khoa học, thư
viện Trường Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong học tập và công tác
quản lý của mình, nhất là trong quá trình tiến hành đề tài luận văn.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Quang
Uẩn, người thầy đã hướng dẫn giúp đỡ tôi trong việc định hướng về nội dung đề tài,
phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình
nghiên cứu để tôi hoàn thành được luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo
Hải Dương, Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo 04 trường THPT trên địa bàn thị xã
Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi có
được các thông tin cần thiết để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác là vô cùng phong
phú, sinh động và có nhiều vấn đề cần giải quyết; bản thân dù đã cố gắng rất nhiều,
song chắc chắn luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các
thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp thông cảm, giúp đỡ, đưa ra những chỉ

dẫn quý báu cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn !

Tác giả

Phạm Bá Huy


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU
TRƢỞNG TRƢỜNG THPT TẠI THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƢƠNG
6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
6
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài.
6
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước.
7
1.2. Một số khái niệm cơ bản của luận văn.
10
1.2.1. Khái niệm quản lý.
10
1.2.2. Quản lý giáo dục.
11
1.2.3. Quản lý nhà trường.

12
1.3. Lý luận về quản lý tổ chuyên môn của hiệu trƣởng trƣờng THPT.
13
1.3.1. Lý luận về hoạt động của tổ chuyên môn.
13
1.3.2. Quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng.
18
1.3.2.1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ và vai trò của hiệu trưởng
18
1.3.2.2. Quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng.
20
1.3.2.3. Mối quan hệ giữa hiệu trưởng với các bộ phận khác trong nhà trường
24
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng
24
* Tiểu kết chương 1
29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU
TRƢỞNG Ở TRƢỜNG THPT TẠI THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƢƠNG
30
2.1. Vài nét về tình hình Kinh tế - Xã hội, Giáo dục và Đào tạo tại thị xã
Chí Linh.
30
2.1.1. Tình hình Kinh tế - Xã hội tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
30
2.1.2. Tình hình Giáo dục tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
30
2.1.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THPT tại thị xã Chí Linh
31
2.1.4. Chất lượng học sinh về học lực, hạnh kiểm ở các trường THPT

32
2.2. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trƣờng THPT tại thị xã
Chí Linh
33
2.2.1. Thực hiện các quy chế chuyên môn về dạy học ở các tổ chuyên môn
33
2.2.1.1. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá nhận thức mức độ cần thiết và
đánh giá mức độ thực hiện quy chế chuyên môn về dạy học ở các tổ chuyên môn
33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
2.2.1.2. Kết quả ý kiến nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ
thực hiện quy chế chuyên môn về dạy học ở các tổ chuyên môn lát cắt vị trí
công tác
35
2.2.2. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học của giáo viên tại các tổ chuyên môn
36
2.2.2.1. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy
học của giáo viên tại các tổ chuyên môn.
36
2.2.2.2. Ý kiến đánh giá quản lí hoạt động dạy học của giáo viên tại các tổ
39
2.2.3. Thực trạng vấn đề tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên
40
2.2.3.1. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng vấn đề tuyển dụng,
đánh giá
40
2.2.3.2. Kết quả ý kiến đánh giá thực trạng vấn đề tuyển dụng, đánh giá

43
2.2.4. Thực trạng kết quả thực hiện chính sách giáo viên
44
2.2.4.1. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng kết quả thực hiện
chính sách
44
2.2.4.2. Thực trạng kết quả thực hiện chính sách giáo viên lát cắt vị trí
công tác
47
2.2.5. Thực trạng kết quả thực hiện các biện pháp quản lí của hiệu trưởng
đối với
48
2.2.5.1. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng thực hiện các biện pháp
48
2.2.5.2. Đánh giá thực trạng kết quả thực hiện các biện pháp quản lí của
hiệu trưởng đối với các tổ chuyên môn theo lát cắt vị trí công tác
49
2.2.6. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động của các tổ chuyên môn ở
51
2.3. Thực trạng quản lí tổ chuyên môn của hiệu trƣởng các trƣờng THPT
52
2.3.1. Quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn
52
2.3.1.1. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá hoạt động quản lí sinh hoạt tổ
52
2.3.1.2. Thực trạng ý kiến đánh giá hoạt động quản lí sinh hoạt tổ
chuyên môn
54
2.3.2. Chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện chương trình dạy học
56

2.3.2.1. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá hoạt động chỉ đạo lập kế hoạch.
56
2.3.2.2. Kết quả ý kiến đánh giá hoạt động chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện.
59
2.3.3. Quản lí khâu chuẩn bị lên lớp của hiệu trưởng đối với các tổ chuyên môn
60
2.3.3.1. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá khâu chuẩn bị lên lớp của hiệu trưởng
60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.3.3.2. Kết quả ý kiến đánh giá khâu quản lí chuẩn bị lên lớp của hiệu trưởng
64
2.3.4. Quản lí của hiệu trưởng đối với việc thực hiện giờ lên lớp, nề nếp
dạy học
65
2.3.4.1. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá hoạt động quản lí của hiệu trưởng
65
2.3.4.2. Kết quả ý kiến đánh giá hoạt động quản lí của hiệu trưởng
67
2.3.5. Quản lí của hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn về hoạt động học của
học sinh
68
2.3.5.1. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá việc quản lí của hiệu trưởng
đối với
68
2.3.5.2. Kết quả ý kiến đánh giá việc quản lí của hiệu trưởng đối với các tổ
70
2.3.6. Quản lí của hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn về việc kiểm tra,

đánh giá
71
2.3.6.1. Các biện pháp kiểm tra đánh giá giờ dạy
71
2.3.6.2. Quản lí các khâu thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập
74
2.3.7. Thực trạng quản lí của hiệu trưởng đối với các tổ chuyên môn về việc
đánh giá.
78
2.3.7.1. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng quản lí của hiệu trưởng
78
2.3.7.2. Kết quả ý kiến đánh giá thực trạng quản lí của hiệu trưởng đối với
80
2.4. Nhận định chung về thực trạng quản lí tổ chuyên môn của hiệu trƣởng
81
2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến biện pháp quản lí các tổ chuyên môn
82
Tiểu kết chương 2
83
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ TỔ
CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG THPT TẠI THỊ XÃ
CHÍ LINH
85
3.1. Cơ sở định hƣớng cho việc đề xuất các biện pháp.
85
3.2. Các nguyên tắc của việc đề xuất các biện pháp.
89
3.3. Các biện pháp quản lý việc kiểm tra,đánh giá tổ chuyên môn của
hiệu trƣởng
92

3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và các lực lượng
92
3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ và đồng bộ giữa
Hiệu trưởng
94
3.3.3. Biện pháp 3: Thực hiện dân chủ hóa trong quản lý các tổ chuyên môn.
96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.3.4. Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát từ phía Hiệu
trưởng
98
3.3.5. Biện pháp 5: Phối hợp các lực lượng giáo dục quản lý tổ chuyên môn
99
3.3.6. Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện điều kiện phục vụ
100
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất.
101
3.5. Kết quả khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và mức độ khả thi
102
* Tiểu kết chương 3
104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
106
PHỤ LỤC.
113



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ban chấp hành
: BCH
Cán bộ quản lý
: CBQL
Công nguyên
: CN
Điểm lát cắt
: ĐLC
Điểm trung bình
: ĐTB
Mức độ cần thiết
: MĐCT
Mức độ thực hiện
: MĐTH
Quản lý giáo dục
: QLGD
Trung học cơ sở
: THCS
Trung học phổ thông
: THPT
Trung ương
: TW





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm học sinh năm 2010 - 2011
32
Bảng 2.2: Kết quả tổng hợp ý kiến nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức
độ thực hiện quy chế chuyên môn về dạy học ở các tổ chuyên môn
33
Bảng 2.3: Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ
thực hiện
34
Bảng 2.4: Kiểm định sự khác biệt giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá
34
Bảng 2.5: Kết quả ý kiến nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ
thực hiện
35
Bảng 2.6: Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy học
37
Bảng 2.7: Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ
thực hiện
38
Bảng 2.8: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá giữa mức độ cần thiết và
mức độ
38
Bảng 2.9: Ý kiến đánh giá quản lý hoạt động dạy học của giáo viên tại các
tổ chuyên

39
Bảng 2.10: Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng vấn đề tuyển dụng,
đánh giá
40
Bảng 2.11: Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ
thực hiện
41
Bảng 2.12: Kiểm định sự khác biệt giữa mức độ cần thiết và mức độ thực hiện
42
Bảng 2.13: Kết quả ý kiến đánh giá thực trạng vấn đề tuyển dụng, đánh giá,
sử dụng
43
Bảng 2.14: Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng kết quả thực hiện
chính sách
45
Bảng 2.15: Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ
thực hiện
45
Bảng 2.16: Kiểm định sự khác biệt nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá
mức độ
46
Bảng 2.17: Thực trạng kết quả thực hiện chính sách giáo viên lát cắt vị trí
công tác
47
Bảng 2.18: Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng thực hiện các biện
pháp quản lí
48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


viii
Bảng 2.19: Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ
thực hiện
48
Bảng 2.20: Kiểm định sự khác biệt giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh
giá mức độ
49
Bảng 2.21: Đánh giá thực trạng kết quả thực hiện các biện pháp quản lí của
hiệu trưởng
50
Bảng 2.22: Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá hoạt động quản lí sinh hoạt tổ
chuyên môn
52
Bảng 2.23:Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ
thực hiện
53
Bảng 2.24: Kiểm định sự khác biệt kết quả giữa nhận thức mức độ cần thiết
và đánh giá
54
Bảng 2.25: Kết quả ý kiến đánh giá hoạt động quản lí sinh hoạt tổ chuyên
môn lát cắt
55
Bảng 2.26: Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá hoạt động chỉ đạo lập kế hoạch
thực hiện
56
Bảng 2.27: Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ
thực hiện
57
Bảng 2.28: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa nhận thức mức độ cần thiết
58

Bảng 2.29: Kết quả ý kiến đánh giá hoạt động chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện
59
Bảng 2.30: Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá khâu chuẩn bị lên lớp của các tổ
61
Bảng 2.31: Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ
thực hiện
62
Bảng 2.32: Kiểm định sự khác biệt giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh
giá mức độ
63
Bảng 2.33: Kết quả ý kiến đánh giá khâu chuẩn bị lên lớp của các tổ chuyên môn
64
Bảng 2.34: Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá hoạt động quản lí của hiệu
trưởng với
65
Bảng 2.35: Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ
thực hiện hoạt động quản lí của hiệu trưởng đối với việc thực hiện
giờ lên lớp
66
Bảng 2.36: Kiểm định sự khác biệt giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá
67
Bảng 2.37: Kết quả ý kiến đánh giá hoạt động quản lí của hiệu trưởng đối với
67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix
việc thực hiện giờ lên lớp, nề nếp dạy học, dự giờ, rút kinh nghiệm
giờ dạy của giáo viên
Bảng 2.38: Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá việc quản lí của hiệu trưởng đối với

68
Bảng 2.39: Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ
thực hiện
69
Bảng 2.40: Kiểm định sự khác biệt giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh
giá mức độ
70
Bảng 2.41: Kết quả ý kiến đánh giá việc quản lí của hiệu trưởng đối với các
tổ chuyên môn về hoạt động học của học sinh theo lát cắt vị trí
công tác
71
Bảng 2.42: Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá việc quản lí của hiệu trưởng đối với
72
Bảng 2.43: Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ
thực hiện
72
Bảng 2.44: Kiểm định sự khác biệt giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá
73
Bảng 2.45: Kết quả ý kiến đánh giá việc quản lí của hiệu trưởng đối với tổ
chuyên môn về các biện pháp kiểm tra đánh giá giờ dạy theo lát
cắt vị trí công tác
74
Bảng 2.46: Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá quản lí của hiệu trưởng đối với
các tổ chuyên môn về các khâu thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập học sinh
74
Bảng 2.47: Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ
thực hiện
75
Bảng 2.48: Kiểm định sự khác biệt giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá

76
Bảng 2.49: Thực trạng quản lí của hiệu trưởng đối với các tổ chuyên môn về
các khâu thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo lát cắt vị trí
công tác
76
Bảng 2.50: Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng quản lí của hiệu
trưởng đối với các tổ chuyên môn về việc đánh giá, tuyển chọn, sử
dụng và bồi dưỡng chuyên môn
78
Bảng 2.51: Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ
thực hiện
79
Bảng 2.52: Kiểm định sự khác biệt giữa nhận thức mức độ cần thiết và
đánh giá
79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

x
Bảng 2.53: Kết quả ý kiến đánh giá thực trạng quản lí của hiệu trưởng đối
với các tổ chuyên môn về việc đánh giá, tuyển chọn, sử dụng và
bồi dưỡng chuyên môn
80
Bảng 2.54: Các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp quản lí các tổ chuyên môn
của hiệu trưởng các trường THPT thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
82
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các
biện pháp
102
Bảng 3.2: Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi

104


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1 : Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THPT
15
Sơ đồ 2 : Mối quan hệ giữa các biện pháp
75




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc cải tạo
và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt giáo dục là nhân tố quyết định
chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục có thể đào tạo nguồn nhân lực với trình độ
trí tuệ ngang tầm thời đại, tích lũy nguồn chất xám đủ để luôn đổi mới sản xuất,
nâng cao năng suất lao động, phát triển các hoạt động dịch vụ… Vì vậy, việc đầu
tư cho giáo dục để nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực cần được
ưu tiên hàng đầu.
Để giáo dục thực hiện được sứ mạng của mình thì trước hết cần nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo. Quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với giáo dục đào tạo

là tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp
dạy và học, hệ thống trường lớp, hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hóa,
hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Chất
lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động dạy và học, phụ thuộc vào
phương pháp giáo dục đào tạo, các hoạt động và phương pháp quản lý giáo dục và
nhiều yếu tố khác. Như vậy, đổi mới quản lý giáo dục là một trong các biện pháp
nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Tuy nhiên, trong nhiều năm thực hiện đổi mới giáo dục đã trôi qua, ngoài
những kết quả đạt được về quy mô, về đa dạng hoá các loại hình đào tạo, về xây
dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học…thì chất lượng giáo dục
vẫn là một vấn đề làm cho chúng ta vẫn phải băn khoăn nhiều nhất. Hiệu quả của
đổi mới phương pháp giáo dục ở nhiều nơi còn quá chênh lệch và không cao mà
nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức và đổi mới phương pháp quản lý tổ chuyên
môn của hiệu trưởng còn chưa đề cập nhiều về đổi mới phương pháp giảng dạy “thi
thế nào thì học thế ấy”.
Hiện nay, do nhiều lí do mà việc quản lý tổ chuyên môn trong các trường
phổ thông chưa được chặt chẽ, hiệu trưởng chưa đề cao đến việc quản lý tổ chuyên
môn đặc biệt là giáo viên trong lĩnh vực nhận thức của học sinh Theo các nhà
nghiên cứu giáo dục thì cái quan trọng nhất trong việc đào tạo ở THPT là dạy cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
học, do vậy việc nâng cao mức độ đánh giá cần được quán triệt khi chọn nội dung
quản lý cũng như hình thức quản lý và đặc biệt cần phải bảo đảm nguyên tắc.
Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chỉ đạo đổi
mới công tác quản lý trường học như: đổi mới hệ thống quản lý giáo dục, nội
dung, phương pháp và hình thức quản lý giáo dục bước đầu đã có những tác động
tích cực đáng kể đến chất lượng giáo dục; đổi mới quản lý các hoạt động của
trường phổ thông nói chung, trong trường THPT nói riêng đã có tác động trực tiếp

đến chất lượng giảng dạy và học tập, quyết định đến chất lượng giáo dục và đào
tạo của nhà trường.
Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ chốt tham gia các hoạt
động giáo dục. Qua hoạt động của tổ chuyên môn, nhà trường bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy cụ thể như: xác định đúng trọng
tâm chương trình môn dạy, bài dạy; bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và đổi mới
phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới của nội dung, chương trình; bồi dưỡng
cho giáo viên về kỹ thuật, kỹ năng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng
thiết bị hiện đại vào giảng dạy; bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá theo chuẩn đối
với cả giáo viên và học sinh.
Để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THPT,
để hoạt động của tổ chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, đáp
ứng được yêu cầu đổi mới dạy học thì hiệu trưởng cần phải có chỉ đạo kịp thời, có
biện pháp quản lý nội dung và hình thức hoạt động của tổ chuyên môn một cách
hợp lý. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của hiệu trưởng trường THPT. Đề ra những biện pháp quản lý tốt sẽ góp phần
tháo gỡ những hạn chế về chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn.
Chí Linh là một thị xã miền núi của tỉnh Hải Dương thuộc vùng Đông Bắc
của Tổ Quốc. Đến nay, Chí Linh đã có nhiều thay đổi và đang trong giai đoạn được
đầu tư phát triển. Các trường THPT tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương do việc
quản lý các tổ chuyên môn cũng có những thuận lợi và những khó khăn hạn chế.
Nhà trường chưa có hệ thống những chuẩn mực rõ ràng để làm cơ sở cho quản lý tổ
chuyên môn của hiệu trưởng, chủ động từng bước nâng cao chất lượng dạy - học,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
phát huy tối đa tiềm lực có thể có của các nhà trường. Xuất phát từ những lý do
trên, tôi chọn đề tài là: “Biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường
THPT thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương”.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và khảo sát thực tế việc quản lý các tổ
chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT, đề xuất các biện pháp tăng cường quản
lý các tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT tại thị xã Chí Linh tỉnh Hải
Dương, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý các tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT thị xã
Chí Linh tỉnh Hải Dương.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý các tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT thị xã
Chí Linh tỉnh Hải Dương.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động quản lý các tổ chuyên môn của hiệu trưởng ở các trường THPT
hiện nay đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng hiệu quả chưa cao, do nhiều
nguyên nhân trong đó có các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhà trường chưa
hữu hiệu. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hợp lý và đồng bộ thì kết quả
quản lý các tổ chuyên môn của hiệu trưởng được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý các tổ chuyên môn của hiệu trưởng
trường THPT thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý các tổ chuyên môn của hiệu trưởng
trường THPT thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương, lý giải nguyên nhân của thực trạng.
5.3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp quản lý các tổ chuyên môn của hiệu
trưởng trường THPT thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài

6.1. Về địa bàn và thời gian nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu ở 04 trường THPT thuộc thị xã Chí Linh trong năm
học 2011 - 2012.
6.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Khảo sát thực trạng về đề xuất biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu
trưởng ở các trường THPT.
6.3. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Ban giám hiệu, Bí thư Chi bộ, tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch Công đoàn,
cán bộ Thanh tra giáo dục và một số giáo viên các nhà trường trên địa bàn thị xã
Chí Linh cụ thể như sau:
- 11 Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường THPT tại thị xã Chí Linh
tỉnh Hải Dương.
- 20 tổ trưởng chuyên môn, 04 bí thư Chi bộ, 04 Chủ tịch Công đoàn, 06 cán
bộ Thanh tra giáo dục.
- 90 giáo viên ở các trường THPT tại thị xã Chí Linh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá
các tài liệu lý luận, các văn bản, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi.
Bằng phiếu hỏi dành cho Ban giám hiệu, Bí thư Chi bộ, tổ trưởng chuyên
môn, Chủ tịch Công đoàn, cán bộ Thanh tra giáo dục và một số giáo viên các nhà
trường trên địa bàn thị xã Chí Linh, để tìm hiểu thực trạng quản lý tổ chuyên môn
của hiệu trưởng các trường THPT (mẫu phiếu hỏi ).
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu (mẫu biên bản phỏng vấn).
Thiết kế các câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên về các
biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THPT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu sản phẩm hoạt động giảng dạy, hoạt động chuyên môn của tổ
chuyên môn và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, các sản phẩm hoạt động
quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng.
7.2.4. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng, hoạt động giáo
dục của các tổ chuyên môn ở nhà trường THPT.
7.2.5. Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến các chuyên gia quản lý, chuyên gia giáo dục, các hiệu trưởng và giáo
viên có kinh nghiệm về việc quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT.
7.2.6. Phương pháp khảo nghiệm nhận thức của các khách thể (cán bộ quản lý và
giáo viên)
7.2.7. Phương pháp thực nghiệm
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để phân tích dữ liệu cần nghiên
cứu như: Sử dụng công thức tính điểm trung bình, tính xác suất, độ lệch chuẩn, xếp
thứ bậc, công thức tính các hệ số tương quan.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
các phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý các tổ chuyên môn của hiệu trưởng
trường THPT tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý các tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường
THPT tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Chƣơng 3: Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý các tổ chuyên môn
của hiệu trưởng trường THPT tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN
CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG THPT TẠI THỊ XÃ CHÍ LINH,
TỈNH HẢI DƢƠNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Ngay từ thời cổ đại, vấn đề dạy học đã được nhiều nhà Triết học và các nhà
giáo dục học ở phương Đông hay phương Tây đề cập đến. Có thể kể đến các tư
tưởng và công trình chủ yếu dưới đây:
- Trước Công nguyên, Xôcrat (469 - 339 trước CN) đã quan niệm giáo dục
phải “Giúp con người tìm thấy, tự khẳng định chính bản thân mình” và để nâng cao
hiệu quả dạy học cần có phương pháp “Giúp thế hệ trẻ từng bước khẳng định, tự
phát hiện tri thức mới mẻ, phù hợp với chân lý”.
- Platon (427 - 347 trước CN), tuy các quan điểm của ông còn hạn chế về
mặt bình đẳng trong giáo dục, nhưng ông khẳng định “Vai trò tất yếu của giáo dục
trong xã hội, tính quyết định của chính trị đối với giáo dục”. Các tư tưởng đó phần
nào nói lên tầm quan trọng của thể chế xã hội đối với giáo dục nói chung và dạy học
nói riêng.
- Khổng Tử (551 - 479 trước CN) có quan điểm về phương pháp dạy học của
ông là “Dùng cách gợi mở, đi từ xa đến gần, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn
đòi hỏi người học vẫn tích cực suy nghĩ”, “Đòi hỏi học trò phải luyện tập, phải hình
thành nền nếp, thói quen trong học tập” và “Học không biết chán, dạy không biết
mỏi”. Những dẫn chứng trên chứng tỏ muốn mang lại hiệu quả dạy học phải đề cao
các quy định về nền nếp dạy học, nâng cao trình độ người dạy để họ lựa chọn được

những phương pháp dạy học theo hướng đề cao năng lực tự học, phát huy tinh thần
độc lập suy nghĩ và sáng tạo của người học.
- Từ cuối thế kỷ XIV, khi chủ nghĩa tư bản bắt đầu xuất hiện, vấn đề dạy học
và quản lý dạy học, quản lý chuyên môn đã được nhiều nhà giáo dục thực sự quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
tâm, nổi bật nhất là J.A Cômenxki (1592 - 1670) với việc đưa ra các nguyên tắc dạy
học như nguyên tắc trực quan, nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc đảm bảo tính khoa
học và tính hệ thống… và “rất nhiều nguyên tắc dạy học vẫn được sử dụng”. Qua
đó thể hiện gián tiếp rằng hiệu quả dạy học có liên quan đến chất lượng người dạy
trong việc vận dụng có hiệu quả các nguyên tắc quản lý.
- Đến khoảng thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khoa học giáo dục thực sự có sự
biến đổi về chất. Những vấn đề chủ yếu trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa
Mác -Lê nin đã định hướng cho hoạt động giáo dục là các quy luật về “sự hình
thành cá nhân con người”, về “tính quy định Kinh tế - Xã hội đối với giáo dục…”.
Các quy luật đó đặt ra yêu cầu đối với quản lý giáo dục và tính ưu việt của xã hội
đối với giáo dục.
- Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, nhiều nhà khoa học Xô
Viết đã có các thành tựu khoa học đáng trân trọng về quản lý giáo dục và quản lý
dạy học.
- Gần đây, năm 2000, thông qua dự án Việt - Bỉ về quản lý nhà trường, tác
giả Peter Van Petegem (Trường đại học Tổng hợp - Vương quốc Bỉ) đã đưa ra quan
điểm đánh giá hiệu quả trường học bằng việc xem xét kết quả định tính của 11 nhân
tố: Cùng chung mục tiêu và tầm quan trọng, không gian học tập, sự tăng cường tích
cực, sự tập trung vào học tập và giảng dạy, theo dõi sự tiến bộ, tổ chức học tập, sự
lãnh đạo chuyên nghiệp, quan hệ giữa gia đình và nhà trường, hoạt động giảng dạy
có mục đích, kỳ vọng cao, quyền lợi và trách nhiệm của học sinh.
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước

Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”, toàn xã hội đều có
ý thức chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Vì giáo dục đã tạo nên nguồn lực con người
phục vụ cho sự phát triển Kinh tế - Xã hội. Công cuộc đổi mới, Công nghiệp hóa -
Hiện đại hóa đất nước đặt ra cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo một sứ mệnh hết
sức vẻ vang, cùng với những thách thức hết sức nặng nề, trong đó nhiệm vụ hàng
đầu thuộc về những nhà quản lý giáo dục các cấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Quản lý tổ chuyên môn là một nghề thuộc lĩnh vực đặc biệt, tinh tế và khó khăn
của ngành giáo dục nói chung và của mỗi trường THPT nói riêng: nghề lãnh đạo, tổ
chức con người trên mặt trận Giáo dục và Đào tạo, có tác động trực tiếp tới vị thế và
vận mệnh của quốc gia dân tộc trong cả trước mắt và lâu dài. Vì thông qua quản lý
tổ chuyên môn của hiệu trưởng mà việc thực hiện các chủ trương chính sách giáo
dục quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, chú ý thực hiện các mục tiêu
giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, mới được triển khai, thực hiện có hiệu
quả. Quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng là khâu then chốt đảm bảo sự thắng lợi
của mọi hoạt động giáo dục.
Quản lý chuyên môn ở các trường phổ thông là quản lý nhiều nội dung, nhiều
mảng hoạt động. Vì vậy, đây là hướng nghiên cứu rộng hơn và gần gũi với đề tài
quản lý hoạt động tổ chuyên môn hơn. Các công trình nghiên cứu theo hướng này đã
bám sát nội dung và phương pháp quản lý chuyên môn của trường phổ thông để
nghiên cứu thực trạng và đánh giá thực trạng theo từng nội dung đó. Về cơ bản, các
công trình đã tìm ra các biện pháp quản lý chuyên môn hiệu quả, khắc phục được
những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ, tài chính. Theo hướng nghiên cứu này, có
công trình đề cập đến quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là một nội dung quản lý
chuyên môn của hiệu trưởng. Tuy nhiên, việc đề xuất các biện pháp mang tính đổi
mới về nội dung và hình thức quản lý chuyên môn các nhà trường phổ thông chưa
được thể hiện rõ nét.

Tham khảo các công trình theo hướng này có thể kế thừa ý tưởng hay trong
chỉ đạo thực hiện hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng, đặc biệt là các khâu quản lý
việc thực hiện các hoạt động đó. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu theo hướng
nghiên cứu này:
Một số giáo trình, tài liệu của các tác giả như: Trần Kiểm - Khoa học quản lý
giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 2004. Phạm Minh Hạc - Một số vấn đề về
QLGD và Khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. M.I. Kônđakôp - Cơ
sở lý luận của KHQLGD, Nguyễn Ngọc Quang - Những khái niệm cơ bản về lý
luận quản lý giáo dục, Trường CBQL TWI, Hà Nội, 1989. Trần Kiểm - Bùi Minh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Hiền - Quản lý và Lãnh đạo nhà trường, Trường ĐHSP, Hà Nội, 2006. Bùi Minh
Hiền - Đặng Quốc Bảo - Vũ Ngọc Hải - QLGD, Nhà xuất bản ĐHSP, Hà Nội, 2006
. Phạm Khánh Tường: Một số biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng đối với
giáo viên mới vào nghề của một số trường THPT ở Hải Phòng, 2003. Nguyễn Nho
Hòa: Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Bắc Ninh đối với các trường THPT ngoài công lập, 2004. Nguyễn Đức Lợi: Một
số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THPT ở huyện Đồng
Hỷ tỉnh Thái Nguyên, 2007. Phạm Văn Kính: Một số biện pháp quản lý chuyên môn
của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT chuyên Hạ Long
tỉnh Quảng Ninh, 2004. Nguyễn Thu Hà: Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên
môn của hiệu trưởng trường THCS huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, 2008, đã được
ứng dụng rộng rãi và mang lại một số hiệu quả nhất định trong quản lý nói chung,
quản lý giáo dục, quản lý trường học nói riêng.
Đứng trước nhiệm vụ đổi mới Giáo dục & Đào tạo nói chung và đổi mới nội
dung, phương pháp dạy học nói riêng, nhiều người nghiên cứu trong đó có những
nhà giáo dục học, tâm lý học đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề đổi mới nội dung dạy
học theo phương pháp nâng cao tính hiện đại và gắn khoa học với thực tiễn sản xuất

và đời sống, vấn đề lấy học sinh làm trung tâm trong hoạt động dạy học (Trần Hồng
Quân, Phạm Minh Hạc, Phan Trọng Luận, Đỗ Đình Hoan, Phạm Viết Vượng, Đặng
Thành Hưng),…
Quản lý tổ chuyên môn hiện nay thực sự là vấn đề bức xúc đã được quan tâm
nghiên cứu và đang tiếp tục được nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
trong nhà trường. Quản lý tổ chuyên môn là quản lý hoạt động trung tâm của người
hiệu trưởng, đồng thời cũng là khâu quản lý cơ bản, quan trọng nhất trong công tác
quản lý trường học. Vì vậy, vấn đề quản lý tổ chuyên môn luôn được các nhà
nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục đề cập tới trong các công trình nghiên cứu
khoa học. Trong giáo trình giảng dạy của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên,
Học viện Quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều công trình
nghiên cứu và giảng dạy về chuyên đề quản lý hoạt động dạy học của người hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
trưởng. Trong các luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục cũng đã có một
số tác giả viết về đề tài biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng hay biện
pháp quản lý dạy học như: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học đối với
trường tiểu học của phòng giáo dục huyện Gia Viễn - Ninh Bình của tác giả Nguyễn
Công Bằng; đề tài Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường
THPT huyện Ứng Hoà tỉnh Hà Tây của tác giả Vũ Trí Thức; đề tài Một số biện
pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của
giáo viên THPT huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây của tác giả Nguyễn Văn Khôi. Các
công trình nghiên cứu, các luận văn thạc sỹ chủ yếu chỉ nghiên cứu về mặt lý luận ở
mức vĩ mô, mang tính định hướng, chỉ đạo, chưa đề cập nhiều đến yêu cầu đổi mới
giáo dục ở từng trường THPT, nhất là những trường ở địa bàn huyện khi được quy
hoạch chuyển lên thị xã hoặc thành phố
1.2. Một số khái niệm cơ bản của luận văn
1.2.1. Khái niệm quản lý

F.W Taylor cho rằng: Quản lý và biết chính xác điều muốn người khác làm
và sau đó thấy họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.
H.Koontz đã khẳng định: Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo
phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm.
Các Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung
nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo
để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát
sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những
khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình,
còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”[38].
Quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành
động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn.
Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hành
động, chúng tôi tán thành định nghĩa sau về quản lý: “Quản lý là sự tác động có tổ
chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu
đề ra”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Mục tiêu của quản lý: Là cần tạo dựng một môi trường mà trong đó mỗi
người có thể hoàn thành được mục đích của mình, của nhóm với thời gian, tiền bạc,
vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít nhất.
Đối tượng của quản lý: Là các quan hệ quản lý, tức là quan hệ giữa người và
người trong quản lý, quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý. Quản lý nghiên cứu
các mối quan hệ này nhằm tìm ra quy luật và cơ chế vận dụng những quy luật đó
trong quá trình tác động lên con người, thông qua đó tác động lên các yếu tố vật chất
và phi vật chất khác. Quản lý là một khoa học, là một nghệ thuật và là một nghề.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Ở Việt Nam, quản lý giáo dục cũng là một lĩnh vực được đặc biệt quan tâm.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khoá VIII đã viết: “Quản lý giáo dục
là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa ra hoạt
động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu
quả nhất”.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý giáo dục thực chất là tác
động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục
thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính
chất trường THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự
kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới”.
Những định nghĩa nêu trên về quản lý giáo dục tuy có những cách diễn đạt
khác nhau nhưng đều thể hiện một quan điểm chung, đó là:
+ Quản lý giáo dục là một hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có
mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý.
+ Quản lý giáo dục là sự tác động lên tập thể giáo viên, học sinh và các lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp, tác
động tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt mục tiêu đã đề ra.
Từ những vấn đề trên có thể khái quát như sau:
Quản lý giáo dục chính là quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý
giáo dục trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch
nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
1.2.3. Quản lý nhà trường
* Khái niệm nhà trường: Nhà trường là một thiết chế xã hội thể hiện chức
năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội, thiết
chế chuyên biệt này hoạt động trong tính quy định của xã hội và theo những dấu
hiệu phân biệt nói trên.
* Khái niệm quản lý nhà trường:

Về khái niệm quản lý nhà trường có nhiều tác giả đề cập đến như: Tác giả Phạm
Minh Hạc viết: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm
vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để
tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ
và từng học sinh”.
* Mục tiêu quản lý nhà trường:
Mục tiêu của quản lý nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái đang có, tiến
lên một trạng thái phát triển mới. Bằng phương thức xây dựng và phát triển mạnh
mẽ các nguồn lực giáo dục và hướng các nguồn lực đó vào phục vụ cho việc tăng
cường chất lượng giáo dục. Các nguồn lực giáo dục bao gồm: Nhân lực; cơ sở vật
chất, trang thiết bị và ngân sách.
Mục đích cuối cùng của quản lý giáo dục đối với nhà trường là tổ chức quá
trình giáo dục có hiệu quả để thực hiện được sứ mạng của một nhà trường.
* Nội dung quản lý nhà trường:
Công tác quản lý trong nhà trường bao gồm các nội dung sau:
- Quản lý toàn bộ các cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường nhằm phục vụ tốt
nhất cho việc giảng dạy, học tập và giáo dục học sinh.
- Quản lý tốt nguồn tài chính hiện có của nhà trường theo đúng nguyên tắc
quản lý tài chính của Nhà nước. Đồng thời biết động viên, thu hút các nguồn tài
chính khác nhằm xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị phục vụ các hoạt động
giáo dục và dạy học.
- Quản lý đội ngũ các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên và tập thể học sinh
thực hiện tốt các nhiệm vụ trong chương trình công tác của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
- Chỉ đạo tốt các hoạt động chuyên môn theo chương trình giáo dục của Bộ,
của Nhà trường tổ chức tốt việc tự giám sát, tự kiểm tra của các bộ phận, các tổ
chức chuyên môn là biện pháp quản lý tốt và có hiệu quả nhất.

- Quản lý nhà trường cũng có ý nghĩa là chăm lo đến đời sống vật chất và
tinh thần của tập thể giáo viên, công nhân viên.
- Quản lý tốt việc học của học sinh theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tóm lại: Quản lý nhà trường là một bộ phận của quản lý giáo dục. Thực chất
của quản lý nhà trường suy cho cùng là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho nhà trường vận hành theo
đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của
nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt nam mà điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục
thế hệ trẻ.
1.3. Lý luận về quản lý tổ chuyên môn của hiệu trƣởng trƣờng THPT
1.3.1. Lý luận về hoạt động của tổ chuyên môn
* Khái niệm, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ tổ chuyên môn:
Theo Điều 16 - Điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều
cấp học quy định về tổ chuyên môn như sau:
1. Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức
thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo
môn học hoặc nhóm môn học. Mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng và một hoặc hai
tổ phó chịu sự quản lý của hiệu trưởng, do hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ
vào đầu năm học. Trong các nhà trường tổ chuyên môn được kiện toàn sau mỗi năm
học, căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường mà hiệu trưởng quyết định tổ
chuyên môn cho phù hợp.
2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: Xây dựng kế hoạch hoạt động
chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế
hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế
hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, tham
gia đánh giá xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

×