Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

nghiên cứu sự phối hợp của các tổ chức kinh tế - xã hội trong hoạt động khuyến nông huyện lương tài - tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.92 KB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN HƯƠNG TÂN

NGHIấN CỨU SỰ PHỐI HỢP CỦA CÁC TỔ CHỨC
KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NễNG
HUYỆN LƯƠNG TÀI - TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 31 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Mai Thanh Cúc
HÀ NỘI - 2011
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
i
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
ii
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Đời sống của nhân dân nói chung và của nông dân nói riêng có những cải thiện
rõ rệt. Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khới xướng, việc chuyển đổi cơ chế
quản lý, yờu cầu thích ứng với cơ chế thị trường, người nông dân thiếu những
thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề trong sản xuất của họ. Mặt khác họ
cũng cần được đào tạo, rèn luyện tay nghề để nâng cao kiến thức và kỹ năng
phát triển sản xuất. Những thành tựu khoa học, những kỹ thuật tiến bộ cần được
chuyển tải cho nông dân để giúp họ sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt
là nông dân vựng sõu, vựng xa trình độ thâm canh cây trồng, vật nuôi còn thấp,


đời sống cũn nghốo. Để giải quyết các vấn đề đặt ra như trên, Chính phủ ban
hành Nghị định 13/CP ngày 2/3/1993 về công tác khuyến nông (Nghị định có
hiệu lực hiện hành là Nghị định 56/2005/NĐ - CP của Chính phủ ban hành ngày
26/4/2005 thay cho Nghi định 13/CP). Trong 15 năm qua, khuyến nông đã nhận
được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp, ủng hộ
của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con nông dân. Công
tác khuyến nông đã thực sự góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ cả về số
lượng và chất lượng sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp, đóng vai trò quan
trọng trong công cuộc xoỏ đúi, giảm nghèo và xây dựng nụng thụn mới
Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành TW Đảng khoá IX đã ra Nghị quyết số
15/NQ/TW ngày 18/3/2002, trong đó chỉ rõ: "Đẩy mạnh nghiờn cứu và ứng
dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản xuất…thực hiện xã hội hoá
khuyến nông để mở rộng hệ thống khuyến nông đến cơ sở". Hiện nay, đất nước
1
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
ta đang ngày càng hội nhập sõu hơn với nền kinh tế thế giới và trong quá trình
hội nhập này, nông dân là người chịu thiệt thòi hơn cả. Trong WTO thỡ nụng
nghiệp Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, năng suất thấp, chất lượng kém. Vấn
đề đặt ra hiện nay là làm sao huy động được lực lượng, tập trung sức dân để
nâng cao dõn trí và nâng cao năng lực cán bộ trực tiếp giúp nông dân, trong đó
có đội ngũ những người làm công tác khuyến nông, bằng cách có một chương
trình đào tạo mới cho cán bộ cơ sở, tạo ra môi trường mới cho nông dõn để họ
cùng tham gia những hoạt động mang tính cộng đồng như hợp tác xã (HTX),
doanh nghiệp (DN), các tổ chức khuyến nông cơ sở. Công tác khuyến nông phải
đáp ứng được đòi hỏi đa dạng của nhà nông, giúp họ sản xuất, kinh doanh có
hiệu quả cao hơn, giảm thiểu rủi ro, cùng nhau hợp lực phát triển nền nông
nghiệp vượt qua những thử thách mới, đứng vững trong thế cạnh tranh quyết
liệt trong cơ chế thị trường của nền kinh tế thế giới đang toàn cầu hoá, đảm bảo
phát triển bền vững trong tương lai. Với đặc điểm nông nghiệp, nông thôn, nông
dõn nước ta hiện nay chúng ta rất cần có sự phối hợp chặt chẽ và linh hoạt giữa

các ban ngành đoàn thể và các tổ chức kinh tế xã hội với hoạt động khuyến
nông.
Lương Tài là một huyện nằm ở cuối tỉnh Bắc Ninh, giáp với tỉnh Hải
Dương nên không có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Ở đây sản
xuất nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế của
huyện. Khuyến nông là một bộ phận rất được quan tâm ở đây. Khuyến nông có
vai trò rất quan trọng là cầu nối giữa bốn nhà Nhà nông, Nhà nước, Nhà doanh
nghiệp và Nhà khoa học.
Ngày 01/01/2007, huyện Lương Tài đã kiện toàn đội ngũ cán bộ khuyến
nông viên cơ sở. Tuy nhiên công tác khuyến nông của huyện vẫn còn nhiều hạn
chế. Một trong những hạn chế đó là sự phối hợp giữa khuyến nông với các ban
2
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
ngành đoàn thể của huyện, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện còn chưa
được thường xuyên và kịp thời.
Xuất phát từ tình hình thực tế tôi quyết định chọn đề tài: “ Nghiên cứu sự
phối hợp của các tổ chức kinh tế - xã hội trong hoạt động khuyến nông huyện
Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh” làm vấn đề nghiờn cứu của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu về sự phối hợp của các tổ chức kinh tế - xã hội trong hoạt động
khuyến nông, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong
công tác khuyến nông ở huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sự phối hợp trong hoạt động
khuyến nông.
- Đánh giá về sự phối hợp giữa các tổ chức kinh tế - xã hội với hoạt động
khuyến nông tại huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nõng cao hiệu quả trong công tác
khuyến nông.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
+ Nghiên cứu về sự phối hợp của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp với
các hoạt động khuyến nông.
+ Nghiên cứu về sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể với các hoạt động
khuyến nông.
+ Nghiên cứu về sự phối hợp của các doanh nghiệp với các hoạt động
khuyến nông.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
3
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
a) Phạm vi khụng gian: Đề tài được nghiên cứu và triển khai trên địa bàn
huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh.
b) Phạm vi thời gian: Để tìm hiểu về sự phối hợp của các tổ chức kinh tế -
xã hội trong hoạt động khuyến nông của huyện, đề tài được thực hiện trong thời
gian cụ thể sau.
+ Số liệu thứ cấp được lấy trong báo cáo tổng kết của Phòng thống kê
huyện, xã, báo cáo tổng kết của Trạm khuyến nông huyện trong 3 năm từ 2008
đến 2010.
+ Thông tin sơ cấp được khảo sát trong thời gian từ 15/8/2010 đến ngày
31/11/2010.
+ Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 15/8/2010 đến ngày
15/8/2011.
c) Phạm vi về nội dung: Do thời gian nghiên cứu có hạn nên trong phạm vi
nghiên cứu, chúng tôi xin giới hạn ở việc tập trung nghiên cứu về sự phối hợp
giữa các ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp và các hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp với các hoạt động khuyến nông, tìm hiểu những mặt được và chưa được
của việc phối hợp mà trong các hoạt động khuyến nông đang gặp phải, từ đó đưa
ra những khuyến nghị để giải quyết những khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả
trong công tác khuyến nông.

4
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Một số lý luận về đề tài nghiên cứu
2.1.1 Lý thuyết về khuyến nông
2.1.1.1 Khái niệm khuyến nông
Khuyến nông (agricultural extention) là một thuật ngữ khú xỏc định thống
nhất bởi vì để đạt được mục tiêu cơ bản sao cho phát triển nông nghiệp, nông
thôn các nước khác nhau, các nhà khuyến nông khác nhau, nông dân khác nhau
hiểu khuyến nông theo nghĩa có khác nhau, bởi vì:
- Mỗi quốc gia khác nhau có những cách tổ chức khuyến nông khác nhau.
Mục tiêu cụ thể khuyến nông đối với nước phát triển với nước nông nghiệp,
nước nông nghiệp lạc hậu có sự khác nhau.
- Khuyến nông phục vụ cho nhiều mục đích: Phát triển trồng trọt, chăn
nuôi, bảo quản chế biến nông sản, thú y, bảo vệ thực vật, tổ chức quản lý
- Mỗi tầng lớp nông dân khác nhau hiểu khuyến nông theo nghĩa khác
nhau: người nghèo cần khuyến nông huấn luyện và tài trợ, người giàu, trình độ
dân trí cao cần thông tin và kinh nghiệm sản xuất.
Có hai cách hiểu khuyến nông, đó là hiểu theo nghĩa hẹp và theo nghĩa
rộng.
Theo nghĩa hẹp: Khuyến nông chỉ là công việc khi có những kỹ thuật tiến
bộ do các cơ quan nghiên cứu, cơ quan đào tạo, các nhà nghiên cứu tìm ra và
làm thế nào để nông dân biết đến và áp dụng hiệu quả, nghĩa là khuyến nông là
chuyển giao kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.
Theo nghĩa rộng: khuyến nông hoạt động trên nhiều lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn, cho nhiều đối tượng khác nhau.
5
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về khuyến nông, ví dụ:

- Khuyến nông là cách đào tạo thực nghiệm cho những người dân sống ở
nông thôn, đem lại cho họ những lời khuyên và những thông tin cần thiết giúp
họ giải quyết những vấn đề khó khăn, trở ngại của họ. Khuyến nông cũng nhằm
mục đích nâng cao năng suất, phát triển sản xuất. Hay nói một cách khái quát là
làm tăng mức sống của người nông dân [Peter Oakley và Cristopher ].
- Khuyến nông là ý tổng quát chỉ mọi công việc liên quan đến phát triển
nông thôn. Đó là hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, trong đó người lớn và trẻ
em được học bằng cách thực hành [Thomas].
Ở Inđụnờxia khuyến nông được quan niệm là:" Giúp nông dân có được tay
nghề và kiến thức tốt hơn, nâng cao nhận thức đúng đắn để hướng tới đổi mới và
tạo niềm tin cho họ trong sản xuất và trong cuộc sống. Quan điểm cơ bản là giúp
người nông dân tự lo được cho mình để họ có thể giải quyết những vấn đề của
chính họ bằng áp dụng tốt hơn trong sản xuất nông nghiệp và hoạt động kinh
doanh" [ Trần Văn Hạnh, 2005].
Ở Việt Nam, năm 2000 Cục khuyến nông Việt Nam tổng hợp từ nhiều khái
niệm khuyến nông của các quốc gia, các tác giả và đúc kết thực tiễn hoạt động
khuyến nông nước ta đã đề xuất khái niệm khuyến nông như sau: “Khuyến nông
là cách đào tạo rèn nghề cho nông dân, đồng thời giúp cho nông dân, đồng thời
giúp cho họ hiểu được những chủ trương chính sách về nông nghiệp, những kiến
thức về kỹ thuật, kinh nghiệm, quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường để
họ có đủ khả năng tự giải quyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy
mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát
triển nông thôn mới “ [Giáo trình khuyến nông, 2005]
6
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
2.1.1.2 Mục tiêu của khuyến nông
Theo điều 2, Nghị định 56/CP của Chính phủ ngày 26/4/2005, Mục tiêu
của khuyến nông, khuyến ngư:
1) Nõng cao nhận thức về chủ trương, chính sách pháp luật, kiến thức,
kỹ năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho người sản xuất.

2) Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn; nõng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo
hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, góp phần
thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3) Huy động nguồn lực từ cá nhõn, tổ chức trong và ngoài nước tham gia
khuyến nông, khuyến ngư.
2.1.1.3 Vai trò của khuyến nông
a) Cầu nối
Mối quan hệ giữa Nhà nước, cơ quan nghiên cứu, khuyến nông và nông
dân được thể hiện ở sơ đồ sau:





Nguồn: Tổng hợp điều tra
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa nhà nước, khuyến nông và người dân
7
Nhà nước
Cơ quan
nghiên cứu
- Viện
- Trường
- Trung tâm
- Doanh nghiệp
Khuyến nông
- KN nhà nước
- KN phi chính
phủ
- KN công ty, DN

Người dân
- Nông dân
- Công
nhân
- Tiểu
thương
Nhu cầuNhu cầu
Tiến bộ KT, CS Tiến bộ kỹ thuật
Chính sách
sỏch
Nhu cầu của người dân

Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
Thông qua hệ thống khuyến nông, các chủ trương chính sách, pháp luật
của Đảng, Nhà nước sẽ được chuyển tải đến nông dân và được nông dân đón
nhận, thực hiện và ngược lại. Thông qua hệ thống khuyến nông những nhu
cầu, nguyện vọng của nông dân được phản ánh đến các cơ quan nhà nước.
Trên cơ sở đó Nhà nước có những chủ trương chính sách và biện pháp phù
hợp.
Cơ quan nghiên cứu khoa học là nơi tạo nguồn tiến bộ khoa học kỹ thuật
để khuyến nông chuyển giao cho nông dân. Ngược lại, khuyến nông là trung
tâm phản hồi những yêu cầu của nông dân đến cơ quan nghiên cứa khoa học để
định hướng nghiên cứu cho phù hợp với thực tế sản xuất, đáp ứng yêu cầu của
nông dân.
Kỹ thuật là sản phẩm của nghiờn cứu, khuyến nụng là hệ thống phổ
biến, chuyển giao cũn nụng dừn là người sử dụng. Đây là mối liên kết hữu cơ
có tác động tương trợ lẫn nhau, làm tăng hiệu quả hoạt động.
b) Hướng dẫn, chuyển giao
Vai trò khuyến nông là vận động, tuyên truyền, hướng dẫn và giúp đỡ
nông dân trong việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đây là nhiệm vụ

quan trọng trong công tác khuyến nông. Việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất là cả một quá trình, đòi hỏi người cán bộ khuyến nông không chỉ
giỏi về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải giỏi cả về nghiệp vụ khuyến
nông. Có như vậy mới có thể vận động, lôi cuốn nông dân tham gia, không
những thế còn giúp cho nông dõn, tạo điều kiện cho nông dân tổ chức sản
xuất tốt hơn, góp phần xây dựng nông thôn mới Như vậy, vấn đề chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật, kiến thức cho nông dân đang là nhu cầu bức xúc hiện
nay.
c) Xúa đúi, giảm nghèo
Dân cư đúi nghốo phần lớn là nông dân, ở nông thôn và làm nghề nông.
8
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
Do vậy, bản thân hoạt động khuyến nông hướng vào chuyển giao kiến thức,
đào tạo kỹ năng, trợ giúp điều kiện vật chất cho nông dân để họ vươn lên
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần nâng cao dõn trớ… đó là trực
tiếp tham dự vào xoá đói giảm nghèo.
Căn cứ vào nguyện vọng của người dân, những khó khăn mà họ gặp
phải, khuyến nông sẽ tư vấn giúp họ vượt qua khó khăn, bày cho họ cách
làm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ để họ thu được thêm nhiều sản
phẩm hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn trên cơ sở đó tăng thu nhập cho gia
đình họ, từng bước vươn lên cuộc sống no đủ hơn. Đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay, nhiều hộ nông dân tuy đã có đủ vốn, lao động, kinh nghiệm sản
xuất, song chưa nắm được những kiến thức cơ bản về sản xuất hàng hoá, về
thị trường tiêu thụ,… do vậy khuyến nông cần phải trang bị cho họ những
kiến thức này để họ tự tin bước vào thị trường mới.
d) Phối hợp với các tổ chức xã hội
Lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật ở các Viện, trường, trung tâm
nghiên cứu khoa học, các trường đào tạo không những có trình độ chuyên môn
cao mà còn có tõm huyết với nghề nghiệp. Đây là lực lượng cơ bản tạo ra
nguồn khoa học công nghệ mới để cho khuyến nông chuyển tải đến nông dân,

đồng thời là lực lượng trực tiếp tham gia vào hoạt động khuyến nông. Nhất là
lực lượng cán bộ khoa học được đào tạo về nghề nghiệp đang nghỉ hưu hoặc
chưa có việc làm cần phải tham gia vào hoạt động khuyến nông, chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, giúp đỡ nông dân đẩy mạnh phát triển sản
xuất.
e) Phối hợp với người nông dân
Nền nông nghiệp nước ta mang tính tự túc tự cấp, manh mún nên hiệu
quả còn thấp. Chính vì vậy nhiều hộ nông dõn tự thấy cần phải phối hợp với
nhau trong từng thôn bản, nhóm sở thích, dòng họ để cùng nhau đẩy mạnh
9
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
sản xuất. Thực hiện chính sách đổi mới trong nông nghiệp đã phát huy được
tính sáng tạo, khắc phục sự ỷ lại, trông chờ của nông dân và hạn chế được
những tiêu cực phát sinh ở nông thôn.
Từ khi có tổ chức khuyến nông, nhất là khuyến nông cơ sở thì các cõu
lạc bộ khuyến nông, các nhúm cựng sở thích được hình thành và đi vào hoạt
động có hiệu quả. Đó là nơi tập trung, hội tụ nông dân cùng nhau trao đổi
kinh nghiệm, kỹ thuật, giúp đỡ nhau về công lao động, vốn và cũng từ đây
giữa những nụng dõn có mối quan hệ càng gắn bó, tình làng nghĩa xóm ngày
càng tốt đẹp hơn.
f) Người thầy, người bạn, người học trò của nông dõn
Nhiệm vụ của khuyến nông là chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông
dân, do vậy cán bộ khuyến nông phải thực sự là người "thầy" của nông dân,
biết được nguyện vọng, tâm tư của nông dân, truyền đạt kiến thức của mình
để họ có thể hiểu và làm được. Đồng thời, cán bộ khuyến nông phải gần gũi
nông dân, cùng nông dân tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, giúp đỡ chỉ
bảo nông dân tận tình, trở thành người bạn trung thành của nông dõn.
Mỗi vùng, mỗi địa phương đều có những kinh nghiệm quớ bỏu. Thông
qua các cuộc tiếp xúc, việc làm với nông dân, cán bộ khuyến nông phải học
tập, lĩnh hội những kinh nghiệm sản xuất, những sáng tạo trong sản xuất của

nông dân để truyền đạt lại cho nông dân khỏc, vựng khỏc và khi đó khuyến
nông trở thành người học trò của nông dõn.
Tóm lại một cán bộ khuyến nông thực thụ sẽ có những vai trò rất quan
trọng đối với nông dân về 12 mặt sau đây:
1. Người đào tạo 5. Người cố vấn 9. Người cung cấp
2. Người tổ chức 6. Người bạn 10. Người thông tin
3. Người lãnh đạo 7. Người tạo điều kiện 11. Người hành động
4. Người quản lý 8. Người môi giới 12. Người trọng tài
(Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông
10
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
quốc gia, tài liệu tập huấn phương pháp khuyến nông, nhà xuất bản Nông
nghiệp, năm 2007)
2.1.1.4 Những nguyên tắc hoạt động của khuyến nông, khuyến ngư
Theo điều 3 Nghị định 56/CP của Chính phủ ngày 26/4/2005:
1) Xuất phát từ nhu cầu của người sản xuất và yêu cầu phát triển nông
nghiệp, thuỷ sản.
2) Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh
nghiệp với người sản xuất và giữa người sản xuất với nhau.
3) Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.
4) Dõn chủ, công khai, có sự tham gia tự nguyện của người sản xuất.
5) Các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phải phù hợp và phục vụ
chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn, ưu tiên vùng sõu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn, vùng sản xuất hàng hoá phục vụ cho yêu cầu xuất
khẩu.
2.1.1.5 Chức năng và nội dung hoạt động khuyến nông
a) Chức năng của khuyến nông
Chức năng cơ bản của khuyến nông không những là truyền bá thông tin
và huấn luyện nông dân mà còn biến những thông tin, kiến thức được truyển
bá, những kỹ năng đó đào tạo thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và

đời sống.
- Đào tạo, tập huấn nông dõn: Tổ chức các khóa tập huấn, xõy dựng mô
hình, tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân.
- Thúc đẩy, tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất các ý tưởng sáng
kiến của họ. Phát triển các hình thức phối hợp của nông dõn nhằm mục tiêu
phát triển nông lõm nghiệp và nông thôn.
- Trao đổi truyền bá thông tin: Bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông
11
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
tin cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân giúp
họ cùng nhau chia sẻ và học tập.
- Giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phương: Tạo điều
kiện giúp họ có thể phát hiện, nhận biết và phân tích được các vấn đề khó
khăn trong sản xuất, đời sống và bàn bạc cùng nông dân tìm biện pháp giải
quyết. Phát triển các chương trình khuyến nông, khuyến lõm với các phương
pháp và cách tiếp cận thích hợp. Trên cơ sở cùng người dân, cộng đồng phân
tích thực trạng địa phương, xây dựng kế hoạch, thực hiện các chương trình
khuyến nông khuyến lõm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của
nhiều đối tượng người dân trong cộng đồng.
- Giám sát và đánh giá hoạt động khuyến nông. Đây là một nội dung rất
quan trọng, nếu làm tốt được công việc giám sát đỏnh giá, có nghĩa là chúng
ta đã cụ thể hóa được quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác dân chủ
ở cơ sở : ‘‘Dõn biết, dõn bàn, dõn làm, dõn kiểm tra, dõn quản lý và hưởng
thụ''.
- Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật mới,
hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện
trường từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng.
- Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển
sản xuất quy mô trang trại.
- Tìm kiếm và cung cấp cho nông dõn các thông tin về giá cả, thị trường

tiêu thụ sản phẩm.
b) Nội dung của hoạt động khuyến nông
Thông tin, tuyên truyền
- Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,
tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến
12
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh, phát triển nông
nghiệp, thuỷ sản.
- Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng
các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển
lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác.
Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
- Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao
kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong nông nghiệp, thuỷ sản.
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động
khuyến nông, khuyến ngư.
- Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngoài nước
Xõy dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ
- Xõy dựng mô hình trình diễn về các tiến bộ khoa học công nghệ phù
hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất.
- Xõy dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ
sản.
- Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra
diện rộng.
Tư vấn và dịch vụ
- Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về: đất đai, thuỷ sản, thị trường,
khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý,
kinh doanh về phát triển nông nghiệp, thuỷ sản.
- Dịch vụ trong các lĩnh vực: pháp luật, tập huấn, đào tạo, cung cấp

thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường,
giá cả đầu tư, tín dụng, xây dựng dự án, cung cấp vật tư kỹ thuật, thiết bị và
các hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản theo quy định của
13
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
pháp luật.
- Tư vấn, hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa lập dự án đầu tư
phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn, tìm kiếm mặt
bằng sản xuất, tuyển dụng, đào tạo lao động, huy động vốn, phù hợp với quy
hoạch phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn theo vùng,
lãnh thổ và địa phương.
- Tư vấn, hỗ trợ, phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến
nông lâm, thuỷ sản, nghề muối.
- Tư vấn, hỗ trợ quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi
trường nông thôn.
- Tư vấn, hỗ trợ đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ
giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, của tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn.
Hợp tác quốc tế về khuyến nông, khuyến ngư
- Tham gia các hoạt động về khuyến nông, khuyến ngư trong các chương
trình hợp tác quốc tế.
- Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông, khuyến ngư với các tổ chức, cá
nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
- Các nhu cầu kinh tế xã hội mới của nông dõn đặt ra với các dịch vụ
khuyến nông trong kinh tế thị trường.
2.1.1.6 Nguồn kinh phí khuyến nông, khuyến ngư
Theo điều 13 chương IV Nghị định 56CP:
a) Kinh phí khuyến nông, khuyến ngư trung ương được hình thành từ
các nguồn:
- Ngân sách nhà nước cấp theo dự toán ngân sách hàng năm được duyệt

của Bộ.
14
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
- Thu từ thực hiện hợp đồng khuyến nông khuyến ngư với người sản
xuất.
- Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài
nước.
- Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
b) Kinh phí khuyến nông khuyến ngư địa phương được hình thành từ các
nguồn:
- Ngân sách do UBND tỉnh, thành phố, theo dự toán ngân sách hàng năm
được duyệt của địa phương.
- Thu từ thực hiện hợp đồng với tổ chức khuyến nông khuyến ngư Trung
ương.
- Thu từ thực hiện hợp đồng dịch vụ khuyến nông, khuyến ngư với
người sản xuất.
- Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước.
- Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2.1.1.7 Các phương pháp khuyến nông
Theo từ điển tiếng Việt, “phương phỏp” là một hệ thống các cách sử dụng
để tiến hành một hoạt động nào đó. Vì vậy có thể hiểu phương pháp khuyến
nông là cách làm về khuyến nông để đạt được mục tiêu mà khuyến nông đó đề
ra.
a) Phương pháp khuyến nông cá nhõn
Phương pháp cá nhân (tiếp xúc trực tiếp với nông dân) là phương pháp
được sử dụng phổ biến nhất trong khuyến nông. Người cán bộ khuyến nông
đến thăm nhà nông dân, hoặc gặp gỡ họ ngoài đồng, trên nương để thảo luận
những chủ đề mà hai bên cùng quan tâm và cung cấp cho họ thông tin hoặc
những lời khuyên. Những cuộc gặp gỡ này thường rất thoải mái và ít khi phải

15
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
câu nệ điều gỡ.
Nó biểu hiện sự quan tâm của cán bộ khuyến nông đối với từng người
dân cho nên nó là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc củng cố lòng tin và
tình cảm giữa người dân và khuyến nông. Có thể dùng nhiều hình thức khác
nhau trong phương pháp cá nhân như: thăm nông dân trên hiện trường, nông
dân đến thăm cơ quan khuyến nông, gọi điện thoại, gửi thư riêng
b) Phương pháp khuyến nông nhóm
Hội họp
Mời nông dân đến họp là một trong những phương pháp khuyến nông
theo nhóm phổ biến nhất hiện nay. Cuộc họp là nơi để khuyến nông truyền
đạt cho nông dân các chính sách của Nhà nước về phát triển nông thôn,
những cách làm ăn mới, những biện pháp kỹ thuật mới. Đồng thời nông dân
cũng có thể thảo luận công khai những vấn đề của họ hoặc đưa ra những đề
xuất mới, những quyết định mới.
Tuy nhiên mỗi cuộc họp đều có mục đích và nội dung riờng. Cú những
cuộc họp như sau:
+ Họp thông báo: Đó là cuộc họp phổ biến cho nông dân một chỉ thị
hoặc một thông tin mới nào đó cần cho họ và thu thập ý kiến của dân đối với
những điều thông báo.
+ Họp lập kế hoạch: Cuộc họp thảo luận về một vấn đề cụ thể nào đó để
đưa ra các giải pháp và quyết định những công việc cần làm tiếp theo.
+ Họp nhúm có chung lợi ích/ Nhóm sở thích: Đây là cuộc họp của
những nhúm cú chung lợi ích để truyền đạt và thảo luận những chủ để riêng
của nhóm.
+ Họp chung cộng đồng: Là cuộc họp toàn thể cộng đồng để nghe phổ
biến và thảo luận những vấn đề chung.
16
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B

Trình diễn
- Trình diễn phương pháp: là một phương pháp đào tạo thực hành nhằm
chỉ cho nông dân biết cách làm một thao tác hay một hoạt động cụ thể nào
đó, nhằm trả lời câu hỏi: Làm như thế nào? Vì thế trình diễn phương pháp là
phương pháp huấn luyện hiện trường, nông dân phải thực hiện những công
việc, thao tác cụ thể. Trình diễn phương pháp có nghĩa là hướng dẫn cho
nông dân cách làm một công việc gì đó.
- Trình diễn kết quả: là một phương pháp huấn luyện nhằm chứng minh
và chỉ cho nông dân những kết quả thực tiễn của hoạt động sản xuất nào đó
cũng như thuyết phục nông dân chấp nhận và làm theo kỹ thuật khuyến cáo.
Hội thảo đầu bờ
Hội thảo đầu bờ (hay còn gọi là hội thảo trên hiện trường) là một hình
thức huấn luyện bằng việc trao đổi kinh nghiệm để đánh giá và giải quyết các
vấn đề ngay tại hiện trường. Đây là hình thức đào tạo chuyển giao kỹ thuật
tiến bộ mang lại kết quả ở cả hai mặt: nâng cao kiến thức kinh nghiệm cho
nông dân và giải quyết các vấn đề ngay trên hiện trường để có thể mở rộng
các kết quả đã trình diễn trong cộng đồng.
Vì vậy, hội thảo đầu bờ là quá trình học hỏi kinh nghiệm giữa những
nông dõn với nhau trong cộng đồng, là phương pháp khuyến nông “từ nông
dân đến nụng dõn” dưới sự hỗ trợ của một hay nhiều chuyên gia, đó là cán bộ
khuyến nông hay giáo viên đến từ bên ngoài cộng đồng.
Tham quan
Nông dân thường rất muốn đi thăm các cơ sở sản xuất khác để tìm hiểu
xem người dân ở những nơi đó họ làm ăn ra sao, họ trồng cây gi, nuôi những
con gì, họ gặp những khó khăn gì, sinh kế ra sao,
Đi tham quan còn giúp nông dõn so sánh cách làm ăn của mình với
người khác và trao đổi kinh nghiệm với nhau. Do vậy, điều quan trọng là nơi
được chọn đến tham quan phải có những điều kiện canh tác tương tự với địa
17
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B

phương của người đi tham quan.
Đi tham quan là một biện pháp tốt trong khuyến nông nhằm tạo điều
kiện cho nông dân “trăm nghe không bằng một thấy”, “đi một ngày đàng học
một sàng khụn” và khuyến khích họ trao đổi kinh nghiệm, học được các bài
học bổ ích từ những địa phương khác nhau.
c) Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng
Phương tiện thông tin đại chúng là phương pháp truyền bá kỹ thuật
thông tin bằng các phương tiện thông tin đại chúng như: nhóm truyền thanh
(đài, băng cỏt - sột), nhúm kết hợp nghe nhìn (phim, tivi, video) và nhóm ấn
phẩm (báo chí, tranh ảnh và những tờ rơi).
Phương pháp thông tin đại chúng cú cỏc lợi ích sau đây:
- Phục vụ được nhiều người trong cùng một lúc
- Linh hoạt trong mọi nơi
- Truyền thông tin nhanh
- Chi phí thấp.
2.1.1.8 Xã hội hoỏ cụng tỏc khuyến nông
a) Khái niệm xã hội hoá
Xã hội hoá là quá trình chuyển giao dịch vụ và xõy dựng các quan hệ
của nhà nước cho các tổ chức xã hội dõn sự và tư nhân, trong đó Nhà nước
chuyển sang thực hiện các chức năng quản lý và trợ giúp. Chuyển từ dịch vụ
công sang dịch vụ trả tiền, tăng cường khả năng tham gia của người sử dụng.
b) Mục tiêu của xã hội hoá
- Cải tiến hiệu quả việc cung cấp dịch vụ
- Tăng sự minh bạch của hoạt động cung cấp dịch vụ
- Tăng trách nhiệm đối với người sử dụng.
c) Xã hội hóa công tác khuyến nông
Xã hội hóa cụng tác khuyến nông được thể hiện trong Nghị định
18
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
13CP/1993 và Nghị định 56 CP/2005. Các đơn vị tham gia công tác khuyến

nông có thể xếp vào 3 khối:
Khối nghiên cứu, đào tạo : có ưu thế là có lực lượng, có trình độ nờn quỏ
trình chuyển giao mô hình khuyến nông cõy, con và tập huấn nông dõn có nhiều
thuận lợi, mang lại kết quả cao. Tham gia công tác khuyến nông nhiều điều kiện
thuận lợi để chuyển giao nhanh các kết quả nghiên cứu của mình vào sản xuất,
đồng thời thúc đẩy, hỗ trợ trở lại công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo.
Khối hội, đoàn thể, câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích: là nơi tập
hợp, đoàn kết, động viên nông dân trong quá trình thực hiện, triển khai các
chương trình khuyến nông, góp phần chuyển giao mô hình cõy, con, và đào
tạo tập huấn cho nông dân, làm phong phú và đa dạng các hoạt động khuyến
nông. Thông qua các chương trình phối hợp hoạt động về khuyến nông góp
phần khẳng định một hướng đi đúng trong quá trình đổi mới phương thức
hoạt động của các hội, đoàn thể. Đó là gắn việc hoạt động với việc hỗ trợ hội
viên nông dân trong quá trình phát triển sản xuất, nõng cao năng lực tổ chức
sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hội viên.
Khối thông tin đại chúng: có thế mạnh là thông tin nhanh tới số đông
nông dân và có hiệu quả thiết thực, động viên kịp thời, góp phần thúc đẩy
nhanh phát triển nông nghiệp – nông thôn và công tác khuyến nông.
2.1.1.9 Các tổ chức khác tham gia vào công tác khuyến nông
- Hội nông dõn những người cùng sở thích
Về nguyên tắc tham gia cũng giống như CLBKN: Tự nguyện, dõn chủ,
cùng có lợi. Tổ chức thường theo quy mô làng xóm, cũng có thể theo quy mô
lớn hơn. Nội dung hoạt động chỉ tập trung ở một lĩnh vực sản xuất nhất định.
Hiệu quả hoạt động của Hội phụ thuộc ý thức trách nhiệm, sự nhiệt tình, sáng
tạo của cán bộ lãnh đạo Hội, mức độ hoạt động, hình thức hoạt động, sự quan
tõm giúp đỡ cũng như tác động tương hỗ của khuyến nông, của chính quyền,
các đoàn thể, các tổ chức xã hội, dịch vụ hỗ trợ.
19
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
- HTX những người cùng sở thích

Đõy là hình thức tổ chức có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp hàng hoá. Nó mang tính chất truyền thống, văn hoá của một dõn tộc
cao nên Đảng và Chính phủ ta rất coi trọng duy trì và phát triển. Nguyên tắc
hoạt động cũng là tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi. Về quy mô sản xuất,
HTX những người cùng sở thích có quy mô lớn hơn CLB những người cùng
sở thích, thông thường là lĩnh vực sản xuất chủ yếu ở địa phương, đôi khi
mang tính ngành nghề truyền thống.
Ngoài ra còn nhiều tổ chức khác tham gia vào công tác khuyến nông
như: Hội nông dõn, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, các
doanh nghiệp…
2.1.2 Lý thuyết về phối hợp
2.1.2.1 Khái niệm phối hợp
Phối hợp là một trong những hình thức hợp tác ở trình độ cao của con
người trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Phối hợp đã xuất hiện từ lõu, xã
hội càng phát triển, trình độ hợp tác của con người trong xã hội cũng ngày
càng được nâng cao và chuyển hoá thành các hình thức phối hợp phong phú
và đa dạng. Chớnh cỏc mối quan hệ phối hợp đó đưa đến cho con người
những cơ hội để nhận được những lợi ích lớn hơn, an toàn hơn và nhân văn
hơn.
Phối hợp kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ
xuất phát từ những lợi ích kinh tế khác nhau của từng chủ thể kinh tế cũng
như quá trình vận động phát triển tự nhiên của lực lượng sản xuất.
Phối hợp kinh tế là những quan hệ kinh tế đạt tới trình độ gắn bó chặt
chẽ, ổn định, thường xuyên lâu dài thông qua những thoả thuận, hợp đồng từ
trước giữa các bên tham gia.
Phối hợp kinh tế là quá trình làm xích lại gần nhau và ngày càng gắn kết
với nhau trên tinh thần tự nguyện giữa các bên tham gia. Quá trình này vận
20
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
động, phát triển qua những nấc thang từ quan hệ hợp tác, liên doanh đến liên

hợp, liên minh, hợp nhất lại.
Phối hợp kinh tế là những hình thức hoặc những biểu hiện của sự hành
động giữa chủ thể phối hợp thông qua những thoả thuận, những giao kèo, hợp
đồng, hiệp định, điều lệ nhằm thực hiện tốt những mục tiêu nhất định trong
tất cả các lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh tế (đầu tư, sản xuất kinh
doanh ).
Tóm lại, phối hợp là sự hợp tác tự nguyện giữa các đơn vị kinh tế, giữa
các khu vực khác nhau để giúp nhau cùng phát triển, đem lại lợi ích cho các
bên tham gia.
2.1.2.2 Nội dung phối hợp
Phối hợp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có rất nhiều các hoạt động,
từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Các hoạt động này
thể hiện ở mọi khía cạnh khác nhau:
Phối hợp trong việc mua bán nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất
như (giống, phân bón, thuốc trừ sõu…), quá trình mua bán các nguyên liệu
đầu vào thường là sự phối hợp giữa hộ nông dân với các công ty, đại lý, HTX
DVNN hay các cửa hàng bán lẻ tại xã, huyện, tỉnh Phối hợp để việc trao đổi
các nguyên liệu đầu vào được dễ dàng hơn, chất lượng tốt hơn và tạo ra sự tin
tưởng lẫn nhau hơn;
Phối hợp trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật như (các
giống mới, kỹ thuật chăm sóc mới, hay công thức luân canh cây trồng
mới…), lĩnh vực này, phối hợp thể hiện ở sự liên kết của các trường, viện
nghiên cứu của các cơ quan nhà nước hay các công ty tư nhân với nông dân
thông qua các cơ quan đoàn thể tại địa phương. Các cơ quan đoàn thể tại địa
phương thường là HTX, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niờn,…để đưa
các tiến bộ khoa học kỹ thuật tới nông dân. Các trường, viện nghiên cứu của
các cơ quan nhà nước đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật này đến với nông
21
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
dân thường dựa vào chủ trương của nhà nước là ngày càng nâng cao trình độ

cũng như kỹ thuật canh tác của nông dân đê góp phần tăng thu nhập nâng cao
mức sống của họ. Công tác này thường mang tính chất hỗ chợ là chính nông
dân không phải mất phí để tiếp thu nhưng tiến bộ mới này. Bên cạnh các cơ
quan của nhà nước thì các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp cũng muốn phối hợp với nông dân thông qua việc tuyên truyền, quảng
bá các giống, phân bón, thuốc trừ sõu,… mới cũng như các kỹ thuật chăm sóc
mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Người dân tiếp nhận hình thức chuyển giao khoa học kỹ thuật mới này
thường phải mất một lượng chi phí nhất định. Khi áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới này mà phù hợp với điều kiện của vùng thì chắc chắn sẽ
gớp phần nõng cao giá trị thu nhập cho người dân.
Phối hợp trong việc chế biến sản phẩm hay phối hợp trong việc tiêu thụ
sản phẩm. Đây là một hình thức góp phần làm nõng cao giá trị của sản phẩm.
Sự phối hợp này thường diễn ra giữa cơ sở chế biến với hộ nông dân thông
qua một tổ chức đại diện cho nông dân tại địa phương như Trạm Khuyến nông,
HTX, đội sản xuất hay câu lạc bộ sản xuất. Thường khi phối hợp trong hoạt động
nay thì yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm cao hơn cũng như thời hạn
giao hàng khắt khe hơn. Bù lại đó thì nông dõn nhận được một mức giá cao hợp lý
và tiêu thụ ổn định hơn với số lượng cũng nhiều hơn.
Hiện nay đại đa phần người nông dân muốn phối hợp trong khâu tiêu thụ
sản phẩm vì mục đích cuối cùng của hộ sản xuất là làm sao bán được sản
phẩm của mình làm ra và thu được lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Mà muốn
thu được lợi nhuận nhiều nó phụ thuộc vào giá bán và lượng hàng mình bán
ra với độ dễ dàng hay khó khăn như thế nào.
2.1.2.3 Vai trò của việc phối hợp
Phối hợp là một yêu cầu bức thiết đối với thời đại ngày nay. Nhà nông
và nhà doanh nghiệp đều rất cần phối hợp với nhau một cách lõu bền trong
22

×