Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Bài giảng những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 166 trang )

L/O/G/O
BÀI GIẢNG
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

GIẢNG VIÊN: HOÀNG TÙNG
CHƯƠNG II
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC

I. NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC
1. Nguồn gốc Nhà nước
2. Khái niệm Nhà nước
II. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
1. Bản chất của Nhà nước
2. Chức năng của Nhà nước
22/12/2012 2
I. NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC

1. Nguồn gốc nhà nước
1.1 Quan điểm phi Mác xít về nguồn gốc Nhà nước
1.2 Học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc Nhà nước
2. Khái niệm Nhà nước
2.1 Định nghĩa
2.2 Đặc điểm











I. NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC


1.1 Quan điểm phi Mác xít về nguồn gốc Nhà nước
22/12/2012 4
Thuyết
thần
học
Thuyết
gia
trưởng
Thuyết
tâm lý
Thuyết
khế ước
XH
Thuyết
bạo lực


I. NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC


1.1 Quan điểm phi Mác xít về nguồn gốc Nhà nước
Thuyết thần học:
 Nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật
tự chung.
 Nhà nước là lực lượng siêu nhiên và vĩnh cửu, sự

phục tùng quyền lực của toàn xã hội này là cần thiết
và tất yếu.

22/12/2012 5
Thuyết gia trưởng:
 Cho rằng Nhà nước là kết quả sự phát triển của gia
đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của đời sống con
người.
 Thực chất của thuyết này nhằm bảo vệ chế độ quân
chủ chuyên chế thời phong kiến, nó gắn liền với tôn
giáo, thần thánh hoá quyền lực quân chủ.

22/12/2012 6



I. NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC


Thuyết bạo lực:
Thuyết này cho rằng Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ
việc sử dụng bạo lực giữa thị tộc này với thị tộc khác
mà kết quả là thị tộc chiến thắng đã nghĩ ra một hệ
thống cơ quan đặc biệt để nô dịch kẻ chiến bại.

22/12/2012 7



I. NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC



Thuyết tâm lý:
Thuyết này cho rằng Nhà nước xuất hiện do tâm lý
của người nguyên thuỷ luôn muốn phụ thuộc vào các
thủ lĩnh, các giáo sĩ…Nhà nước là tổ chức do các siêu
nhân có sứ mạng lãnh đạo tổ chức ra.

22/12/2012 8



I. NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC


Thuyết khế ước xã hội:
 Cho rằng sự ra đời của Nhà nước là kết quả của một khế
ước (hợp đồng) được ký kết giữa những người sống
trong trạng thái tự nhiên không có Nhà nước.
 Nhà nước phản ánh và bảo vệ lợi ích của các thành viên
trong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu
Nhà nước phục vụ cho họ, bảo vệ lợi ích cho họ.
 Thuyết này chống lại sự chuyên quyền độc đoán của chế
độ phong kiến, nêu lên quyền bình đẳng của con người.
22/12/2012 9



I. NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC



1.2. Quan điểm Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước
Với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lê nin đã chứng minh
một cách khoa học rằng: Nhà nước không
phải là một hiện tượng vĩnh cửu, bất biến.
Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người
phát triển đến một giai đoạn nhất định. Nhà
nước luôn vận động, phát triển và sẽ tiêu
vong khi những điều kiện khách quan cho sự
tồn tại của nó không còn nữa.
22/12/2012 10
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC
a. Công xã nguyên thủy và tổ chức Thị tộc - Bộ lạc
- Cơ sở kinh tế: Chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất
- Cơ sở xã hội: Cơ sở cấu thành xã hội lúc này là Thị tộc
+ Cấu trúc xã hội
+ Quyền lực
+ Hội đồng thị tộc

22/12/2012 11
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC
b. Sự tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ và sự ra
đời của Nhà nước
Vào cuối thời kỳ Công xã nguyên thuỷ diễn ra 03 lần
phân công lao động xã hội.
Lần 1: Chăn nuôi trở thành ngành kinh tế độc lập
tách khỏi trồng trọt.
 Lần 2: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
 Lần 3: Thương nghiệp ra đời tách khỏi quá trình sản

xuất vật chất trực tiếp của xã hội.



NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI NHÀ NƯỚC

Nguyên nhân kinh tế:
 Với sự phát triển của lực lượng sản xuất cùng sự phân
công lao động xã hội đã tạo ra được của cải vật chất,
xuất hiện của cải dư thừa, xuất hiện sự chiếm đoạt tài
sản làm của riêng. Chế độ tư hữu xuất hiện.
 Do có sự phân công lao động nên việc lao động xã hội
không nhất thiết phải mang tính tập thể, chế độ hôn
nhân một vợ, một chồng xuất hiện, gia đình có cơ cấu
nhỏ thay cho gia đình có cơ cấu lớn và trở thành một
đơn vị tự chủ trong sản xuất, độc lập về kinh tế và tự
quyết định tài sản của mình.
22/12/2012 13
Nguyên nhân xã hội:
Do sự xuất hiện của chế độ tư hữu, xã hội phân chia
thành những giai cấp những tầng lớp có quyền và lợi ích
mâu thuẫn nhau, đối kháng với nhau, mâu thuẫn ngày
càng một gay gắt và quyết liệt đến nỗi không thể điều
hoà được.
NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI NHÀ NƯỚC

Nguyên nhân xã hội:

NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI NHÀ NƯỚC


CHỦ NÔ
NÔ LỆ
TƯ SẢN
NÔNG DÂN
VÔ SẢN
ĐỊA CHỦ
NHỮNG PHƯƠNG THỨC HÌNH THÀNH NHÀ
NƯỚC ĐIỂN HÌNH TRONG LỊCH SỬ
 Sự ra đời của Nhà nước Aten
 Sự ra đời của Nhà nước Giec manh
 Sự ra đời của Nhà nước Roma
 Sự ra đời của các Nhà nước Phương Đông cổ đại
22/12/2012 16
I. NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC
2. Khái niệm Nhà nước
2.1 Định nghĩa
Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị,
có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và quản lý xã
hội nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị và lợi ích
của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp.
I. NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC

2.2 Đặc điểm
 Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc
biệt, có bộ máy chuyên thực hiện cưỡng chế và quản lý
những công việc chung của xã hội.
 Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ
 Nhà nước có chủ quyền quốc gia
 Nhà nước ban hành pháp luật
 Nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế


II. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
1. Bản chất của Nhà nước
1.1 Tính giai cấp của Nhà nước
1.2 Vai trò xã hội của Nhà nước
1.3 Bản chất Nhà nước XHCN
2. Chức năng của Nhà nước
2.1 Định nghĩa
2.2 Phân loại chức năng
2.3 Hình thức và phương thức thực hiện chức năng
2.4 Chức năng Nhà nước XHCN (Đối nội và đối ngoại)

1. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC
1.1. Tính giai cấp của Nhà nước.
Tính giai cấp của Nhà nước, nội dung tính giai cấp đó là:
- Ra đời do mẫu thuẫn giai cấp gay gắt ko thể điều hòa được.
- Bảo vệ lợi ích, địa vị của giai cấp thống trị.
Làm rõ bản chất của Nhà nước tức là xác định được: Nhà nước đó
là của ai, do giai cấp nào tổ chức nên và lãnh đạo, phục vụ trước
hết cho giai cấp nào?
1. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC
1.2. Vai trò xã hội của Nhà nước.
Tính xã hội của Nhà nước được thể hiện bên cạnh bảo vệ lợi
ích của giai cấp thống trị, Nhà nước còn phải quan tâm tới
viêc bảo đảm, bảo vệ, giải quyết lợi ích của các tầng lớp, giai
cấp khác trong xã hội và các vấn đề chung của xã hội.
+ Giải quyết những vấn đề nảy sinh từ đời sống xã hội như:
đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, các vấn đề về môi trường,
chống thiên tai; các vấn đề về dân tộc, tôn giáo…
+ Bảo đảm trật tự chung, bảo đảm các giá trị chung của xã

hội để tồn tại và phát triển.

1. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC
1.3 Bản chất của Nhà nước XHCN
- Liên hệ vào Việt Nam. Bản chất của Nhà nước cộng hòa xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam được xác định tại Điều 2 Hiến pháp 1992:
“Nhà nước cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về
nhân dân, mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, nông dân
và tầng lớp trí thức”.
- Bản chất Nhà nước ta được thể hiện ở tính giai cấp công nhân
và tính chất xã hội sâu sắc.
+ Tính giai cấp công nhân: thể hiện ý chí và lợi ích của công
nhân.
+ Tính xã hội: Được thể hiện ở các hoạt động quản lý kinh tế,
văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ.

2. CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
2.1. Định nghĩa
Chức năng Nhà nước là những phương diện (mặt)
hoạt động chủ yếu của Nhà nước nhằm để thực hiện
những nhiệm vụ đặt ra trước Nhà nước. Chức năng
Nhà nước do bản chất, cơ sở kinh tế xã hội và cơ cấu
của xã hội quyết định.
Ví dụ: Nhà nước chiếm hữu nô lệ được xây dựng trên cơ
sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột nô lệ
cho nên chúng có chức năng cơ bản là bảo vệ chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất, đàn áp sự phản kháng của nô lệ.

Phân biệt chức năng với nhiệm vụ của Nhà nước.

Nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước là những vấn đề chủ yếu (về đối nội và đối
ngoại) mà Nhà nước cần phải giải quyết để đạt được những mục tiêu do
mình đề ra hay nói cách khác nhiệm vụ cơ bản Nhà nước là cái đích cần
phải đạt tới. Sự phân biệt được thể hiện.
+ Nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước là cái đích mà Nhà nước cần phải đạt
được, trong khi đó chức năng của Nhà nước là những phương pháp, những
con đường, cách thức, hình thức thực hiện để đạt (dẫn đến) cái đích đó.
+ Chức năng của Nhà nước thì mang tính thường xuyên, liên tục và ổn định
tương đối trong khi đó nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước mang tính lâu dài. Ở
đây ta cũng chú ý rằng nếu nhiệm vụ mang tính chất thời vụ nhưng nó tiến
tới một một mục đích xa hơn, trong một khoảng thời gian lâu dài thì đó là
chức năng.
VD: hai nhiệm vụ cơ bản mang tính chiến lược của Nhà nước CHXHCN
Việt nam là xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

2. CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
2.2 Phân loại chức năng
- Chức năng đối nội:
Là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong nội bộ
đất nước.
Ví dụ: An ninh quốc gia, vấn đề giáo dục, khoa học…
- Chức năng đối ngoại:
Thể hiện vai trò của Nhà nước trong quan hệ với các Nhà
nước và dân tộc khác.
Ví dụ: Hợp tác về kinh tế quốc tế, văn hóa, quốc phòng,
phòng thủ đất nước.

×