Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Dựa trên quan điểm của hệ thống tài khoản quốc gia, đánh giá tình hình cân đối ngân sách nhà nước (thu – chi) của Việt Nam thời gian qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.94 KB, 9 trang )

Hệ thống tài khoản quốc gia - SNA
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA SNA
Đề tài: Dựa trên quan điểm của hệ thống tài khoản quốc gia, đánh giá tình
hình cân đối ngân sách nhà nước (thu – chi) của Việt Nam thời gian qua.
LỜI MỞ ĐẦU
Xử lý bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không
chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững
Hệ thống tài khoản quốc gia - SNA
của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như:
giá dầu tăng cao, khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới, tình trạng lạm phát diễn ra
nhiều nước trên thế giới, vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách không
chỉ ở Việt Nam. Vậy xử lý bội chi NSNN như thế nào để ổn định vĩ mô, thực hiện
hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội, tăng trưởng kinh tế
và kiềm chế lạm phát hiện nay là một vấn đề vô cùng cấp thiết
Dù ở những mức độ khác nhau nhưng bội chi NSNN là tình trạng đang diễn ra ở
hầu hết các quốc gia do số thu ngân sách có hạn trong khi nhu cầu chi tiêu của Nhà
nước lại không ngừng tăng lên, dẫn đến mất cân đối chi và thu, bội chi ngân sách xảy
ra. Bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển
mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất.
Bội chi xảy ra trong thời gian dài, quy mô lớn và tốc độ cao được coi là nguyên
nhân trực tiếp và quyết định gây ra lạm phát, đe dọa sự ổn định vĩ mô, do vậy khó duy
trì tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế, gây ảnh hưởng tới đời sống của dân cư,
làm tăng thêm gánh nặng nợ nần cho quốc gia. Thêm vào đó, bội chi ngân sách trong
thời gian dài còn làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chính sách điều hành kinh tế
vĩ mô của Chính phủ. Vì vậy, xử lý bội chi NSNN đang là bài toán nan giải.
I. TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA.
Giai đoạn trước năm 1986, tình hình tài chính nước ta trong tình trạng yếu kém, thu


không đủ chi thường xuyên, thâm hụt NSNN cao quá mức, chi tiêu Chính phủ chủ yếu
nhờ vào sự viện trợ của nước ngoài là chính. Đến giai đoạn từ năm 1986-1990, trước
tình hình khó khăn về kinh tế và chính trị, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã cắt
giảm dần viện trợ của họ cho nước ta. Trước tình hình khó khăn đó, Đảng ta tiến hành
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao
cấp sang cơ chế thị trường có định hướng XHCN. Với những bước đi chập chững ban
đầu, chính sách tài chính đã có đổi mới một bước. Tuy nhiên, thu NSNN càng không đủ
chi và bù đắp thâm hụt NSNN không chỉ phải vay trong và ngoài nước mà còn phải lấy
từ nguồn tiền phát hành.
Chính yếu kém về NSNN nêu trên, là một yếu tố quan trọng gây nên lạm phát trong
thập kỉ 80 của thế kỉ XX. Chi NSNN đã tăng cao tới mức bùng nổ ở trong những năm
1985-1988, đã gây ra thâm hụt NSNN trầm trọng vì không có sự tăng lên tương ứng về
Hệ thống tài khoản quốc gia - SNA
số thu. Giai đoạn từ năm 1986 – 1990, khi mà tỷ lệ tích luỹ nội bộ nền kinh tế rất thấp
(có thể nói là không đáng kể), làm không đủ ăn thì tỷ lệ chi đầu tư phát triển như ở đồ
thị 1 là quá lớn và nguồn bù đắp cho thâm hụt NSNN lại chủ yếu do tiền phát hành thì
lạm phát cao là điều khó tránh khỏi.
Trong thời gian 5 năm 1986 – 1990, 59,7% mức thâm hụt này được hệ thống Ngân
hàng thanh toán bằng cách phát hành tiền. Năm 1984, phát hành tiền để bù đắp thâm hụt
ngân sách là 0,4 tỷ đồng, năm 1985: 9,3 tỷ đồng, năm 1986: 22,9 tỷ đồng, năm 1987:
89,1 tỷ đồng, năm 1988: 450 tỷ đồng, năm 1989: 1655 tỷ đồng và năm 1990 là 1200 tỷ
đồng. Số còn lại được bù đắp bằng các khoản vay nợ và viện trợ của nước ngoài (so với
bội chi, khoản vay và viện trợ năm 1984 là 71,3%, năm 1985 là 40,8%, năm 1986:
38,4%, năm 1987: 32,1%, năm 1988: 32,6%, năm 1989: 24,9%, năm 1990 là 46,7%) và
một số nhỏ do các khoản thu từ bán công trái trong nước.
Mặc dù có nhiều cố gắng đáng kể trong năm 1989, nhưng tình trạng thiếu hụt NSNN
vẫn trầm trọng. Tổng chi đã tăng gấp đôi so với năm 1988, một phần do lạm phát
chuyển từ năm 1988 sang và đã làm tăng giá đáng kể một số mặt hàng và dịch vụ thiết
yếu do Nhà nước cung cấp. Tất cả những phân tích ở trên cho thấy, có nhiều nguyên
nhân gây ra lạm phát cao trong giai đoạn từ năm 1986-1990, trong đó có việc bù đắp

thâm hụt NSNN bằng sự phát hành tiền như ở đồ thị 1.
Bước vào giai đoạn từ năm 1991-1995, tình hình đất nước đã có nhiều chuyển biến
tích cực, sản xuất và lưu thông hàng hoá đã có động lực mới, tình trạng thiếu lương
thực đã được giải quyết căn bản, lạm phát siêu mã đã được đẩy lùi, nhưng lạm phát cao
vẫn còn. Cơ cấu chi NSNN đã dần dần thay đổi theo hướng tích cực. Nguồn thu trong
nước đã đủ cho chi thường xuyên, tình trạng đi vay hoặc dựa vào phát hành cho chi
thường xuyên đã chấm dứt. Trong giai đoạn này, chi đúng đối tượng, có hiệu quả, thúc
đẩy phát triển kinh tế – xã hội được đặt ra. Nhờ những giải pháp trên, số thâm hụt
NSNN đã giảm dần qua từng năm và được bù đắp bằng vay của dân và vay nước ngoài.
Trong giai đoạn từ năm 1991-1995, tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 1,4%
đến 4,17% (1991: 1,4%, 1992:1,5%, 1993: 3,9%, 1994: 2,2% và năm 1995 là 4,17%).
Như vậy, có thể thấy bội chi NSNN trong những năm 1991-1995 là rất thấp, thể hiện
chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ trong thời kỳ này và đây cũng là yếu tố rất
quan trọng góp phần kiềm chế lạm phát.
Giai đoạn từ năm 1996-2000, tình hình thu chi NSNN đã có nhiều chuyển biến tích
cực, thu không những đủ chi thường xuyên mà còn cho đầu tư phát triển, thâm hụt
Hệ thống tài khoản quốc gia - SNA
NSNN được khống chế ở mức thấp. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 1996-2000, do tác
động của khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam Á nên nền kinh tế có gặp không
ít khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm dần từ năm 1996 đến năm 1999 và đến
năm 2000, tốc độ này mới tăng lên chút ít, chặn đứng đà giảm sút. Trong những năm
này, tỷ lệ bội chi NSNN ở mức từ 3,0% GDP năm 1996 lên 4,95% GDP năm 2000
(năm 1996: 3%, năm 1997: 4,05%, năm 1998: 2,49%, năm 1999: 4,37%, năm 2000:
4,95%). Tỷ lệ bội chi bình quân 5 năm là 3,87% GDP, cao hơn mức bình quân năm
1991-1995 (2,63%). Năm 2000 có mức bội chi cao nhất là 4,95% GDP và năm 1998 có
mức bội chi thấp nhất là 2,49%. Đây là thời kỳ suy thoái và thiểu phát, nên mức bội chi
NSNN như trên không tác động gây ra lạm phát mà có tác động làm cho nền kinh tế
chuyển sang giai đoạn đi lên.
Giai đoạn từ năm 2001-2007, NSNN cũng đã có chuyển biến đáng kể. Tốc độ tăng
thu hằng năm bình quân là 18,8%. Tốc độ tăng chi bình quân hằng năm đạt 18,5%. Bội

chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản đuợc cân đối ở mức 5% GDP và thực hiện ở
mức 4,9%-5% GDP. Nếu chỉ xét ở tỷ lệ so với GDP, cũng thấy bội chi NSNN trong 7
năm trở lại đây tăng cao hơn các năm trước đó khá nhiều (bình quân khoảng 4,95%
GDP) vì giai đoạn năm 1991-1995, mức bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 2,63% và
giai đoạn từ năm 1996-2000 ở mức 3,87% so với GDP.
Nếu chỉ xem xét bội chi NSNN so với GDP thì chưa thấy hết sự tăng lên của nó
trong những năm gần đây; đặc biệt những năm gần đây, ngoài NSNN được cân đối, đã
có một lượng vốn lớn được đưa ra đầu tư các công trình giao thông và thuỷ lợi thông
qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ không cân đối vào NSNN. Ngoài ra, phải
kể đến lượng công trái giáo dục được phát hành để thu hút tiền cho đầu tư kiên cố hoá
trường lớp học cũng là một lượng tiền lớn cân đối ngoài NSNN. Nếu cộng cả hai loại
trên vào cân đối NSNN, bội chi NSNN trong những năm qua không phải chỉ 5% GDP
mà cao hơn (khoảng 5,8-6,2% GDP).
Thực tế trong 8 năm qua, từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng bội chi NSNN là khá
cao, ở mức 17-18%/ năm. Tốc độ này nếu trừ đi yếu tố tăng trưởng thì còn cao hơn tỷ lệ
lạm phát hằng năm (năm 2001: 0,2%; năm 2002: 1,6%; năm 2003: 9,7%; năm 2004:
8,1%; năm 2005: 9,0%; năm 2006: 11,1%; năm 2007: 7,8%).
Thực tế trong những năm gần đây, mặc dù chúng ta đã kiểm soát bội chi NSNN từ hai
nguồn là vay nước ngoài và vay trong nước nên sức ép tăng tiền cung ứng thêm ra thị
Hệ thống tài khoản quốc gia - SNA
trường là không có, nhưng sức ép tăng chi tiêu của Chính phủ cho tiêu dùng thường
xuyên và cho đầu tư là tăng lên.
Có thể thấy, chính sách tài khoá trong những năm qua có phần nới lỏng như
những năm chúng ta đang phải kích cầu đầu tư. Nếu so sánh tổng chi NSNN so với
GDP trong những năm qua cho thấy, NSNN đã chi một khối lượng lớn tiền tệ không chỉ
ở số tuyệt đối mà cả ở số tương đối.
Như trên đã phân tích, bội chi NSNN tăng cao thể hiện chính sách tài khoá lỏng lẻo, nói
lên sự chi tiêu của Chính phủ cho đầu tư và thường xuyên vượt quá mức có thể của nền
kinh tế. Nếu như bù đắp bội chi NSNN bằng phát hành thêm tiền thì trực tiếp tác động
gây ra lạm phát, vì đã làm tăng cung tiền tệ nhiều hơn cầu tiền tệ trên thị trường như

giai đoạn từ năm 1986-1990. Tuy nhiên, việc bù đắp thâm hụt NSNN bằng nguồn huy
động từ bên ngoài và từ trong nước về cơ bản, cũng tăng cung tiền vào thị trường trong
nước. Điều này, có thể giải thích là do phần huy động từ vay nước ngoài đã làm tăng
cung lượng tiền vào thị trường trong nước, vì số tiền vay nước ngoài về để bù đắp thâm
hụt NSNN phải đổi ra VND để chi tiêu trên cơ sở bán cho NHNN là chính, mà NHNN
lại phát hành tiền ra để mua ngoại tệ là cơ bản. Đây chính là phần làm cho lạm phát
tăng lên nếu lượng vay từ bên ngoài vào bù đắp thâm hụt NSNN quá lớn. Thực tế trong
những năm qua, lượng vay tiền từ bên ngoài vào bù đắp thâm hụt NSNN chiếm khoảng
1/3 số thâm hụt, tức là khoảng 1,5%-1,7% so với GDP. Nếu cộng thêm cả phần vay về
cho vay lại, lượng tiền từ bên ngoài vào nền kinh tế nước ta qua bù đắp thâm hụt NSNN
khoảng 2%-2,5% GDP. Đây chính là một nguyên nhân gây ra lạm phát cao của nước ta
trong năm 2007 và các tháng đầu năm 2008. Qua đồ thị 5 cho thấy, chi NSNN đã tăng
từ 27% GDP năm 2001 lên 40,4% năm 2007 là một con số khá lớn trong chi tiêu của
Chính phủ.
Còn phần bù đắp thâm hụt NSNN từ nguồn vay trong dân về cơ bản, chỉ thu tiền
từ trong lưu thông vào NSNN và sau đó, lại chuyển ra lưu thông nên không làm tăng
lượng tiền cơ bản trên thị trường mà chỉ làm cho vòng quay tiền tệ có thể tăng nhanh
hơn, tạo ra hệ số nở tiền cao hơn mức cần thiết. Điều này, cũng tạo ra tăng cung tiền tệ
do vòng quay tiền tệ lớn, có tạo ra tác động một phần gây ra lạm phát, nhưng không lớn
bằng trực tiếp phát hành tiền ra và vay vốn từ bên ngoài để bù đắp thâm hụt NSNN.
Nhìn lại quá trình những năm trước đây có thể thấy, chúng ta đã thực hiện một chính
sách tài khoá lỏng lẻo thể hiện tỷ lệ bội chi NSNN bằng khoảng 5% GDP hằng năm,
cộng với đó là phát hành trái phiếu, công trái giáo dục cho đầu tư. Hơn nữa, chúng ta

×