Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đề tài Đánh giá việc đảm bảo các nhu cầu cơ bản của Việt Nam thời gian qua ( từ 1993 đến nay ) theo các chí HDI qua đó đánh giá trình độ phát triển con người Việt Nam hiện nay.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.08 KB, 28 trang )

Thảo luận nhóm
Kinh tế phát triển
Đề tài: ĐÁNH GIÁ VIỆC ĐẢM BẢO CÁC NHU CẦU CƠ BẢN CỦA VIỆT
NAM THỜI GIAN QUA (TỪ 1993 ĐẾN NAY) THEO CÁC TIÊU CHÍ HDI,
QUA ĐÓ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VIỆT NAM
HIỆN NAY
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện :
TS. Ngô Thắng Lợi
Chu Hoàng Ngọc Bích
Nguyễn Thọ Chung
Nguyễn Hồng Dương
Nguyễn Mai Hiền
Vũ Tùng Lâm
Trần Đức Trung Tiến
Nguyễn Anh Tuấn
1
Đề tài nhóm 3: Đánh giá việc bảo đảm các nhu cầu cơ bản của Việt Nam thời gian
qua (từ 1993 đến nay) theo các tiêu chí HDI, qua đó đánh giá trình độ phát triển con
người của Việt Nam hiện nay.
Lời mở đầu:
1. Mục tiêu nghiên cứu
Tài sản thực sự của một quốc gia là con người và mục đích của phát triển là tạo môi trường
cho phép người dân được hưởng thụ một cuộc sống trường thọ, mạnh khỏe và sáng tạo.
Phát triển con người vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của phát triển kinh tê. Các quôc
gia đều đặt trọng tâm vào phát triển con người.
Chỉ số phát triển con người (HDI) là khái niệm do UNDP (chương trình phát triển của Liên
hiệp quốc) đưa ra, với một hệ thống cơ sở lý luận và phương pháp tính nhằm đánh giá và
so sánh mức độ phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên phạm vi thế
giới. Từ khi xuất hiện khái niệm HDI thì đây được xem là chỉ số để xếp hạng các nước
theo trình độ phát triển kinh tế xã hội thay thế chỉ số GNP bình quân đầu người mà trước


đó người ta vẫn thường coi là thành công hay thất bại của sự điều hành nền kinh tế.
HDI quan niệm, phát triển con người chính là và phải là sự phát triển mang tính nhân văn.
Ðó là sự phát triển vì con người, của con người và do con người. Quan điểm phát triển con
người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều kiện để họ thực
hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do). Những lựa chọn quan trọng nhất là được sống
lâu và khỏe mạnh, được học hành và có được một cuộc sống ấm no. Năm đặc trưng của
quan điểm phát triển con người là: Con người là trung tâm của sự phát triển; người dân vừa
là phương tiện vừa là mục tiêu của phát triển; việc nâng cao vị thế của người dân (bao hàm
cả sự hưởng thụ và cống hiến); chú trọng việc tạo lập sự bình đẳng cho mọi người dân về
mọi mặt: tôn giáo, dân tộc, giới tính, quốc tịch...; tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người
dân về: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...
Thực tế trên cho thấy, HDI của nước ta đang ở tình trạng có các chỉ số thành phần vận
động không đều: Chỉ số tuổi thọ và chỉ số kinh tế có tăng lên, song trong giai đoạn 2001-
2005, chỉ số giáo dục giảm đi bằng 3/5 mức tăng của chỉ số kinh tế. Lấy giá trị HDI mà ta
đang đạt năm 2005, đem so sánh với một số nước gần ta chothấy: Malaysia đạt giá trị này
trước ta 17 năm, Philippines trước 17 năm, Thái Lan trước 14 năm, Trung Quốc trước 6
2
năm. Điều này cho thấy, trong khi ta cố gắng vươn lên thì các quốc gia khác cũng vươn lên
với tốc độ không những không kém, mà còn có xu hướng nhanh hơn ta.
Với tầm quan trọng như vậy của phát triển con người, chúng ta phải nghiên cứu vấn đề này
nhằm hiểu thêm và nắm rõ được các yếu tố phát triển con người cũng như tìm ra các giải
pháp nâng cao chỉ số HDI, nâng cao trình độ phát triển con người ở Việt Nam.
2. Giới hạn nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đề cập đến việc bảo đảm các nhu cầu cơ bản của
Việt Nam thời gian qua (từ 1993 đến nay) theo các tiêu chí HDI, qua đó đánh giá trình độ
phát triển con người của nước ta hiện nay. Đánh giá các chỉ số phát triển con người là một
việc làm hết sức cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của một quốc gia
văn hóa có những nét đặc thù độc đáo như Việt Nam. Trong nghiên cứu cũng như trong
giải quyết những vấn đề thực tiễn, việc so sánh chỉ số phát triển con người của Việt Nam
với các Quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, từ đó tìm ra những thế mạnh cần phát

huy và những điểm yếu cần khắc phục, từng bước cải thiện chỉ số phát triển con người…
luôn là một công việc có ý nghĩa quan trọng.
3. Kết cấu nội dung nghiên cứu
Đáp ứng mục tiêu, nội dung nghiên cứu đã đặt ra, kết quả nghiên cứu của đề tài được trình
bày trong 3 phần:
Phần 1: Lý luận chung về phát triển con người
Phần 2. Thực trạng và đánh giá các tiêu chí phát triển con người tại Việt Nam
từ năm 1993 đến nay
Phần 3: Kết luận về trình độ phát triển con người tại Việt Nam hiện nay và những
kiến nghị
3
Phần 1: Lý luận chung về phát triển con người
1.1 Định nghĩa phát triển con người
Con người luôn được đặt vào vị trí trung tâm của phát triển xã hội. Theo nghĩa rộng, khái
niệm phát triển con người bao trùm tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của mọi cá nhân,
từ tình trạng sức khỏe tới sự tự do về kinh tế và chính trị. Báo cáo Phát triển con người
năm 1990 của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã nhấn mạnh "Phát triển
con người là mục đích cuối cùng, tăng trưởng kinh tế là phương tiện"; đồng thời chỉ rõ
“Mục tiêu căn bản của phát triển là tạo ra một môi truờng khuyến khích con người được
hưởng cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và sáng tạo” và định nghĩa phát triển con người như
là “một quá trình mở rộng phạm vi lựa chọn của người dân”.
Phát triển con người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều
kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do). Những lựa chọn quan trọng
nhất là được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có được một cuộc sống ấm no.
Năm đặc trưng của phát triển con người là:
i. Con người là trung tâm của sự phát triển.
ii. Người dân vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của phát triển.
iii. Việc nâng cao vị thế của người dân (bao hàm cả sự hưởng thụ và cống hiến).
iv. Chú trọng việc tạo lập sự bình đẳng cho mọi người dân về mọi mặt: tôn giáo, dân
tộc, giới tính, quốc tịch...

v. Tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người dân về: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...
1.2 Thước đo phát triển con người HDI
1.2.1 Các chỉ số thước đo:
Sự phát triển con người có thể được thể hiện qua nhiều khía cạnh trong xã hội như là
những yếu tố rời rạc hay bằng các chỉ số tổng hợp. Tuổi thọ trung bình, thu nhập bình quân
đầu người, tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục là những phương
diện thể hiện sự phát triển con người của mỗi quốc gia và cũng là những chỉ số thước đo.
Công thức tính các chỉ số thước đo
4
Để tính các chỉ số trên cần có các giá trị tối thiểu và tối đa (các giá trị biên) được chọn và
quy định cho từng chỉ số. Mỗi chỉ số thước đo tính được cho một giá trị nằm trong khoảng
từ 0 đến 1 khi áp dụng công thức tính chung sau:
Chỉ số thước đo =
Giá trị thực – giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất
Các giá trị biên để tính chỉ số thước đo
Giới hạn trên Giới hạn dưới
- Tuổi thọ (năm) 85 25
- Tỷ lệ người lớn biết chữ (%) 100 0
- Tỷ lệ nhập học của các cấp GD (%) 100 0
- GDP thực tế đầu người (PPP$) 40 000 100
- Chỉ số thu nhập
Chỉ số thu nhập tính được khi sử dụng số liệu GDP thực tế bình quân đầu người điều chỉnh
theo phương pháp sức mua tương đương (PPP$) phản ánh mức sống hợp lý của con người.
Công thức tính:
Chỉ số thu nhập đầu người =
log(GDP/người) – log(100)
log(40000) – log(100)
- Chỉ số tuổi thọ
Chỉ số tuổi thọ bình quân đo thành tựu tương đối về tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh của

một quốc gia, giúp phản ánh cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.
Công thức tính:
Chỉ số tuổi thọ trung bình =
Tuổi thọ trung bình – 25
85 – 25
- Chỉ số giáo dục
5
Chỉ số giáo dục đo thành tựu tương đối của một quốc gia trên cả hai thước đo về tỷ lệ
người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục: tiểu học, trung học và đại học.
Công thức tính:
Chỉ số giáo dục = 2/3 tỉ lệ số người lớn biết chữ + 1/3 tỉ lệ nhập học cấp giáo dục
1.2.2 HDI – Chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển con người
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI) là thước đo tổng hợp
về sự phát triển của con người phản ánh các thành tựu chung của một quốc gia theo 3
ba phương diện của sự phát triển con người:
- Một cuộc sống dài lâu và khoẻ mạnh, được đo bằng tuổi thọ trung bình tính từ lúc
sinh.
- Kiến thức, được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (với quyền số 2/3) và tỷ lệ nhập
học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học (với quyền số 1/3).
- Một mức sống hợp lý, được đo bằng GDP thực tế đầu người (PPP$).
Để tính được chỉ số HDI, cần phải tính từng chỉ số cho ba phương diện trên. Chỉ số HDI
tính được là giá trị trung bình của các chỉ số thước đo:
6
HDI =
3
INEA
III ++
Trong đó:
A
I

: chỉ số đo tuổi thọ
E
I
: chỉ số đo giáo dục
IN
I
: chỉ số đo thu nhập (mức sống)
HDI nhận các giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Trong thực tế, giá trị HDI của một nước chỉ ra
khoảng cách giữa mức độ tiến bộ trong phát triển con người đã đạt được với giá trị cao
nhất có thể (là 1). Thách thức đặt ra đối với mỗi nước là tìm ra các giải pháp để rút ngắn
khoảng cách đó.
HDI từ 0,8 – 1 được coi là cao, từ 0,5 – 0,8 được coi là trung bình và từ 0 – 0,5 được coi là
thấp.
Phần 2. Thực trạng và đánh giá các tiêu chí phát
triển con người tại Việt Nam từ năm 1993 đến nay
7
2.1 Đánh giá các tiêu chí cấu thành HDI
2.1.1 Tiêu chí thu nhập
-Mức độ thu nhập:
GDP bình quân đầu người trên cơ sở cân bằng sức mua (PPP USD) và GDP bình
quân đầu người thực tế (USD) từ năm 1990-2009
Gần 20 năm phát triển (1990-2008)
tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN
liên tục giữ ở mức cao, tốc độ tăng
GDP bình quân giai đoạn 1990-
2008 là 7,56%/năm. Tốc độ tăng
kinh tế cao, trong khi tốc độ tăng
dân số được kìm hãm, đã dẫn đến
mức thu nhập GDP bình quân trên
đầu người mỗi năm một tăng. Nếu

năm 1990, GDP trên đầu người của
VN chỉ khoảng trên 100 USD, thì
đến năm 2007, GDP/người đã đạt
835 USD, tăng trên 8 lần. Năm
2008, GDP trên đầu người đạt 1.024
USD/người, với mức thu nhập này,
VN lần đầu tiên thoát ra khỏi nhóm
nước nghèo (nhóm nước có thu
nhập thấp nhất: GDP/người dưới
935 USD). GDP trên đầu người năm
2009 đạt 1.060 USD, Việt Nam
phấn đấu GDP trên đầu người năm
2010 đạt 1.200 USD.
-Các thành tựu đạt được:
Theo tính toán từ các số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP bình quân đầu người tính bằng
USD, nếu năm 1995 nước ta mới đạt 288 USD, đứng thứ 10 khu vực, thứ 44 châu Á, thứ
177 thế giới, tức là còn là một trong hơn 20 nước có mức GDP bình quân đầu người thấp
nhất thế giới, thì đến năm 2003 đã đạt 492 USD, tương ứng đứng thứ 7, thứ 39, thứ 142.
8
Năm
GDP bình quân đầu
người
(PPP USD)
GDP bình quân đầu
người
thực tế (USD)
1990 1.000
105
1993 1.100
-

1994 1.250
-
1995 1.010
288
1996 1.040
-
1997 1.208
-
1998 1.236
-
1999 1.630
-
2000 1.689
391
2001 1.860
413
2002 1.996
440
2003 2.070
492
2004 2.300
552
2005 2.490
636
2006 2.745
723
2007 3.071
835
2008 3.331 1.024
2009 3445 1.060

Đến nay, với con số hơn 1.000 USD/người, năm 2008 đã đánh dấu mốc phát triển của nền
kinh tế VN chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp nhất sang nhóm nước có thu nhập trung
bình dưới với GDP bình quân đầu người khoảng từ 936 đến 3.705 USD.
Ngày 14/4/2010, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố đánh giá của Nhóm đánh giá độc
lập (IEG) của WB, trong đó cho rằng những thành tựu phát triển của Việt Nam trong nhiều
năm qua là "rất ấn tượng". Năm 2009, Việt Nam đã chuyển từ nước nghèo sang nước có
thu nhập trung bình. IEG cho rằng với tốc độ tăng trưởng trung bình 7,2%/năm trong thập
kỷ trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009, khoảng 35 triệu người Việt
Nam đã thoát nghèo.
-Những vấn đề còn tồn tại
Mặc dù, năm 2008 là năm đánh dấu Việt Nam thoát ra khỏi nhóm nước nghèo nhưng theo
xếp hạng của Ngân hàng thế giới tháng 10/2008 thì Việt Nam đứng hạng 170 về thu nhập
bình quân đầu người tính theo tỷ giá VNĐ/USD, và đứng thứ 156 về thu nhập bình quân
tính đầu người theo phương pháp sức mua tương đương (PPP) trong tổng số 207 nước,
vùng lãnh thổ. Quy mô GDP, qui mô xuất khẩu chiếm tỷ trọng tương ứng là 0,34% và
0,3% so với tổng giá trị nền kinh tế và xuất khẩu của toàn thế giới. Các chỉ số xếp hạng về
môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, tham nhũng và chỉ số phát triển giáo dục của
Việt Nam đều có vị trí xếp hạng thấp trong các nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, do bị ảnh
hưởng bởi lạm phát nên GDP trên đầu người tính theo sức mua tương đương ở Việt Nam
còn cao hơn nhiều so với thực tế. Lạm phát đã làm giảm sức mua của người nghèo và làm
tăng bất bình đẳng về thu nhập.
Số liệu về mức chêch lệch năm 1993 phản ánh phân bố thu nhập theo vùng là di sản từ
nhiều năm nay. Tính lịch sử này có lẽ do phân bố tài nguyên thiên nhiên phục vụ nông
nghiệp không đồng đều, và do nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của các vùng cho
đến nay. Hiện tượng đô thị hóa gia tăng, đặc biệt với thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội,
Hải Phòng và Đà Nẵng cũng rất đáng lưu tâm.
CHÊNH LỆCH THU NHẬP GIỮA CÁC VÙNG:
Phân bố thu nhập đầu người theo vùng – 1993
Vùng Thu nhập đầu người Số dân thành thị Số dân nông thôn Tỉ số thu nhập đầu
người nông thôn so

9
(1000 đồng) (100000 người) (100000 người)
với thành thị
1 1258 1576,5 10532,8 0,16
2 1811 2385,6 11429,2 0,15
3 1215 936,2 8580,7 0,17
4 1444 1704,9 5669,8 0,32
5 1364 671,5 2232,0 0,43
6 4524 4008,1 4684,8 0,18
7 1818 2364,5 13167,1 0,36
Cả
nước
1949 13647,3 56296,4 0,20
Vùng 1 : Trung du Bắc bộ
Vùng 2 : Đồng bằng sông Hồng (gồm những thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...)
Vùng 3 : Khu bốn cũ
Vùng 4 : Duyên hải miền Trung
Vùng 5 : Tây Nguyên
Vùng 6 : Đông Nam bộ (gồm TP Hồ chí Minh, Gia Định, Biên Hòa, Vũng Tàu...)
Vùng 7 : Đồng bằng sông Cửu Long
CHÊNH LỆCH THU NHẬP GIỮA THÀNH THỊ - NÔNG THÔN
Sự chêch lệch thu nhập thành thị và nông thôn cũng là một sự kiện thường thấy ở những
nước nông nghiệp. Từ những thập niên vừa qua, giá quốc tế những mặt hàng nhóm một
(nông, lâm sản, nguyên liệu thô, sơ chế) giảm đi so với giá những mặt hàng công nghiệp.
Vì công nghiệp thường có địa bàn hoạt động trong thành thị và vùng lân cận, mức thu nhập
của dân thành thị tăng lên so với dân ở nông thôn. Ngoài ra, những tiến bộ kỹ thuật trong
nông nghiệp và công nghiệp chế biến khiến mức cầu lao động nông nghiệp giảm, lượng
cung lao động vượt cầu, gây thêm tác động tiêu cực trên mức thu nhập của người dân ở
10
nông thôn. Ngày nay, với sự phát triển của khâu dịch vụ cũng chủ yếu là ở thành thị, sự

chêch lệch thu nhập này lại càng tăng thêm.
Thu nhập ở thành thị và nông thôn của các vùng - 1993
Vùng Tổng thu nhập

(tỉ đồng)
Thu nhập đầu
người nông
thôn
(nghìn đồng)
Tổng thu nhập
nông thôn
(tỉ đồng)
Thu nhập đầu
người thành thị

(nghìn đồng)
Tổng thu
nhập thành
thị
(tỉ đồng)
1 15233533 747,25 7870700 4670,35 7363807
2 25008100 915,0 10452777 6100,00 14552160
3 11563155 820,8 7043039 4828,04 4519973
4 10649066 968,3 5490261 3025,8 5158989
5 3960374 1044,0 2330208 2427,8 1630268
6 39327132 1459,2 6836060 8106,4 32491261
7 28236450 1430,1 18830126 3972,5 9392976
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học vừa công bố tại Hội nghị cập nhật nghèo do Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức cuối tháng 3 năm 2007: khoảng cách giữa các nhóm
người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất đang bị nới rộng một cách liên tục và đáng kể.

Cụ thể là: năm 1993, chi cho tiêu dùng bình quân đầu người của gia đình giàu nhất cao gấp
5 lần so với gia đình nghèo nhất thì tỷ lệ này tăng lên 6,3 lần vào năm 2004. Do vậy, tỷ lệ
chi tiêu bình quân đầu người của nhóm giàu nhất trong tổng chi tiêu dùng xã hội tăng từ
41,8% lên 44,7%, trong khi đó nhóm nghèo nhất lại giảm từ 8,4% xuống còn 7,1% ở cùng
thời kỳ. Mặc dù đời sống của người dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo giảm, nhưng chỉ số bất
bình đẳng về thu nhập (Gini) ở Việt Nam còn cao, và tăng qua các năm (năm 2004 Gini là
0,423, năm 2006 hệ số này là 0,425). Hệ số Gini cao thể hiện phân hóa thu nhập, phân hóa
giàu nghèo cao giữa các tầng lớp dân cư.
-Kết luận:
Khi thu nhập tăng, mức sống của dân cư được đảm bảo các mặt về thể lực, trí lực và tinh
thần được quan tâm tích cực và ngược lại, khi thu nhập giảm mức độ chi tiêu của dân cư sẽ
giảm tác động tiêu cực đến chất lượng dân số. Sự bất bình đẳng trong thu nhập và phân
phối thu nhập đang có xu hướng gia tăng, người giàu càng giàu thêm, các khu đô thị thành
11

×