Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Dựa trên hệ thống tài khoản quốc gia đánh giá về nợ nước ngoài Việt Nam thời gian qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.94 KB, 10 trang )

Đề bài: Dựa trên hệ thống tài khoản quốc gia đánh giá về nợ nước ngoài
Việt Nam thời gian qua.
Bài làm
1. Sơ lược về nợ nước ngoài
Muốn nắm rõ khả năng trả nợ nước ngoài của nền kinh tế, ta cần biết
tổng nợ nước ngoài của nền kinh tế, tức là gồm nợ của chính phủ cộng thêm
nợ của doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh dù được nhà nước bảo
lãnh hay không. Tuy nhiên những con số nợ mà không được nhà nước bảo
lãnh là tương đối khó khăn trong việc cập nhật thông tin. Vậy ở đây tôi chỉ
xin đề cập đến nợ của chính phủ và các doanh nghiệp được chính phủ bảo
lãnh. Mà đặc biệt là khoản nợ mà chính phủ đi vay.
Để phân tích khả năng trả nợ của nhà nước, ta cần chú ý đến nợ công.
Phạm vi của nó rộng hơn là nợ nước ngoài. Nó bao gồm nợ của chính phủ và
toàn bộ nợ của doanh nghiệp quốc doanh, gồm cả nợ nước ngoài lẫn nợ trong
nước, cũng như nợ của doanh nghiệp tư nhân mà nhà nước bảo lãnh.
Chính phủ mất khả năng trả nợ khi việc trả nợ đòi hỏi tỷ lệ thu thuế vượt
ngoài khả năng chịu đựng của dân chúng và doanh nghiệp, và do đó nhà nước
thường dùng các biện pháp thu thuế ngầm (không qua biểu quyết của quốc
hội) là phát hành tiền để tiêu, tạo ra lạm phát, và làm mất ổn định nền kinh tế.
2. Tiêu chuẩn đánh giá nợ
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, cán cân thanh toán
thường là thâm hụt, các khoản vay nợ nước ngoài gia tăng. Vì vậy, rất cần chú
ý đến khả năng trả nợ nước ngoài của chúng ta. Khả năng này thường được
xem xét qua các chỉ tiêu:
- Tổng nợ đến cuối năm/GDP (ETD/GDP)
ETD/GDP<50% => Chấp nhận được
50%<ETD/GDP<100% => Rủi ro
ETD/GDP>100% => Rủi ro lớn
- Tổng nợ đến cuối năm/tổng kim ngạch xuất khẩu
ETD/EX<150% =>Chấp nhận được
ETD/EX>200% => Tình trạng báo động


Thường các nhà phân tích cho rằng tỷ lệ nợ công so với GDP dưới 60 %
là ở ngưỡng an toàn. Ít nhất đây là ngưỡng mà các nước thành viên trong Liên
hiệp châu Âu ký kết với nhau trong Hiệp ước Maastricht vào năm 1992.
Riêng tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP ở mức 30 % là thuộc ngưỡng an
toàn. Ngưỡng được coi là an toàn chỉ là dựa vào kinh nghiệm của quá khứ và
không thể áp dụng nó một cách cứng nhắc để phân tích kinh tế mọi nước. Một
nước có đồng tiền chuyển đổi, được chấp nhận rộng rãi và được dùng làm tiền
dự trữ như đồng Mỹ, đồng Euro hay đồng Yen thì các nhà nước này có thể có
tỷ lệ nợ rất cao mà không ảnh hưởng gì đến khả năng trả nợ vì họ có thể bán
trái phiếu dễ dàng trên thị trường thế giới, thay vì phải in tiền, hay phải tăng
thuế ngay để trả nợ. Những nước như Việt Nam hay Hy Lạp và Ireland thì
không thể làm thế vì nếu mất khả năng trả nợ thì kinh tế sẽ khủng hoảng ngay.
3. Đánh giá về nợ nước ngoài của Việt Nam thời gian qua.
3.1. Xét tổng nợ của chính phủ
Nợ nước ngoài của Việt Nam tính đến 30/6/2010 là trên 29,002 tỷ USD
(áp dụng tỷ giá quy đổi tại thời điểm cuối kỳ), tăng 3,84% so với cuối năm
2009, tương đương với 1,073 tỷ USD tăng thêm. Theo bản tin tài chính số 6 ta
có bảng số liệu sau:
Tổng dư nợ của chính phủ giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị: Tỷ USD
Năm 2006 2007 2008 2009 30/6/2010
Tổng dư nợ 15,641 19,252 21,816 27,928 29,002
Nợ của chính phủ 14,610 17,270 18,916 23,942 25,097
Nợ được chính phủ bảo lãnh 1,031 1,982 2,900 3,986 3,905
(Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài số 6)
Trong con số trên 29 tỷ USD, nợ nước ngoài của Chính phủ là gần 25,1
tỷ USD, tăng 4,82% so với cuối năm 2009; nợ được Chính phủ bảo lãnh là
trên 3,9 tỷ USD, giảm 2,05%. Như vậy, số nợ nước ngoài tăng thêm trong nửa
đầu năm 2010 chủ yếu đến từ nợ Chính phủ.
Tốc độ tăng nợ nước ngoài của chính phủ

2006 2007 2008 2009 Trung bình năm
Tổng nợ nước ngoài 12% 21% 17% 43% 22%
Nhìn vào bảng trên ta thấy tốc độ tăng nợ nước ngoài trong năm 2009
tăng vượt bậc là 43%, tốc độ tăng trung bình cả giai đoạn là 22% (tăng cao
hơn so với tộc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa bình quân giai đoạn 16%).
Đây là dấu hiệu không tốt về chất lượng đầu tư và chất lượng quản lý kinh tế
của chính phủ.
3.2. Xét theo cơ cấu lãi suất
Không kể các khoản nợ được bảo lãnh, nợ nước ngoài của Chính phủ chỉ
tăng nhẹ ở các khoản vay có lãi suất dưới 1%; giảm nhẹ ở mức lãi suất 1 đến
dưới 3%; nhưng tăng tới 11,65% ở khoản vay lãi suất 3 đến dưới 6%; và tăng
gấp đôi ở khoản vay lãi suất 6-10%. Các con số trên được thể hiện bằng bảng
tổng hợp sau đây:
Cơ cấu dư nợ nước ngoài của chính phủ phân theo lãi suất vay giai
đoạn 2006 – 30/6/2010 (Áp dụng tỷ giá quy đổi tại thời cuối kỳ)
Triệu USD
Năm 2006 2007 2008 2009 30/6/2010
Tổng cộng
Lãi suất cố định
0% - 0,99%
1% - 2,99%
3% - 5,99%
6% - 10%
Lãi suất thả nổi
14.610
14.362
239
11.443
1.521
1.157

247
17.270
16.839
299
13.917
1.492
1.1130
430
18.916
18.294
257
15.553
1.557
925
621
23.942
22.029
281
19.325
1.502
919
1.913
25.097
23.177
296,77
19.313
1.678
1.888
1.920
(Nguồn: Bản tin tài chính số 6)

Các khoản vay có lãi suất càng cao càng tăng mạnh là tín hiệu xấu,
chúng ta cần tăng trưởng, nhưng ổn định và hiệu quả quan trọng hơn nhiều.
Vào năm 2009, các khoản vay nước ngoài của Việt Nam đa số đều có lãi
suất thấp, trong đó vay ODA chiếm tỷ trọng 74,67%; vay ưu đãi chiếm
5,41%; vay thương mại 19,92%. Đến năm 2010, trong tổng số dư nợ nước
ngoài Chính phủ gần 25,097 tỷ USD, có đến 19,313 tỷ USD lãi suất từ 1-
2,99%; trên 1,678 tỷ USD lãi suất từ 3-5,99%; 1,888 triệu USD ở mức lãi suất
6-10%. Ngoài ra, hơn 1,9 tỷ USD dư nợ còn lại được áp lãi suất thả nổi theo
lãi suất liên ngân hàng của thị trường London (LIBOR).
Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, lãi suất trung bình nợ nước
ngoài của Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên 1,9%/năm
trong năm 2009 và năm nay đạt tới 2,1%/năm.
Nhưng điều này chưa đáng lo ngại vì thường thì nợ của chính phủ từ các
nguồn vay chính thức, như từ các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước phát
triển cao đều có thời gian phải trả nợ dài đến 10 năm hay dài hơn nhiều. Tỷ lệ
nợ này cao thì áp lực chi trả thấp và nước vay mượn có thể tính toán trước về
khả năng trả vì lãi suất cố định. Trường hợp Việt Nam là rất thuận lợi. Vào
năm 2009, tỷ lệ vay chính thức lên tới 86 % và phần vay tư nhân là 14 %.
Hơn nữa, 72 % tổng số nợ này chịu lãi suất thấp dưới 6 %, trong đó 60 % số
nợ có lãi suất dưới 3 %.
Như vậy, các khoản vay có lãi suất thấp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn. Tuy
nhiên, đã có những chuyển biến về các khoản vay dần dịch chuyển sang các
khoản vay có lãi suất cao. Các khoản viện trợ và cho vay ưu đãi cũng dần
giảm xuống do tốc độ phát triển của nước ta đã tiến thêm được một bậc, lại
gia nhập WTO. Chính vì vậy chúng ta vẫn cần có những chính sách cẩn trọng
trong vấn đề nợ nước ngoài.
3.3. Xét theo cơ cấu loại tiền
Cơ cấu đồng tiền cũng có thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng vay bằng
USD và giảm ở các đồng tiền mạnh khác. Tỷ trọng vay bằng USD từ mức gần
17% vào cuối năm 2009 đã tăng lên xấp xỉ 23% vào giữa năm 2010

Cùng thời gian này, các khoản vay bằng đồng Yên đã giảm tỷ trọng từ
39,63% xuống còn 38,25%; SDR (quyền rút vốn đặc biệt - đơn vị tiền tệ quy
ước của một số nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF) giảm từ 29,29%
xuống 26,64%; vay bằng đồng Euro từ 10,78% còn 9,21%...
Cụ thể, lớn nhất là các khoản vay bằng đồng Yên, chiếm 41,96%; SDR
(quyền rút vốn đặc biệt - đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên
Quỹ Tiền tệ Quốc tế) chiếm 27,39%; vay theo đồng USD chiếm 16,61%; vay
bằng đồng Euro chiếm 10,68%;

×