Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.42 KB, 42 trang )

 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
SKKN:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC
SINH LỚP 5
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO ĐỀ XUẤT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
iếng Việt là tiếng phổ thông của dân tộc Việt. Trong nhà trường tiểu học,
tiếng Việt là đối tượng mà học sinh cần chiếm lĩnh. Đồng thời, Tiếng Việt
cũng là một môn học: môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có
nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt
như nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động
lứa tuổi, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt còn cung cấp
cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt. Học tiếng Việt, học sinh
còn được bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
T
Trong chương trình Tiểu học mới, môn Tiếng Việt được chia thành các
phân môn, mỗi môn có nhiệm vụ rèn cho học sinh một số kĩ năng nhất định.
Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất. Phân môn
Tập làm văn rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó chú trọng vào các kĩ
năng nghe, nói, viết. Đối với phân môn này, học sinh phải được hình thành và
rèn luyện năng lực trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau.
Qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, tôi nhận thấy
phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong các phân môn của môn Tiếng
Việt. Để thực hiện được mục tiêu của phân môn Tập làm văn là xây dựng các
văn bản (nói và viết), học sinh cần huy động tất cả các kiến thức tiếng Việt tiếp
thu được qua việc học Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện… Trong
khi đó, học sinh nhà trường với gần ba phần tư là học sinh DTTS nên việc giúp


các em đạt được các yêu cầu trên là vấn đề nan giải. Học sinh thường rất ngán
học Tập làm văn.
Với học sinh lớp Năm, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh là
cần thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học sinh học tốt các
môn học khác ở Tiểu học và học lên lớp trên.
Đối với học sinh dân tộc thiểu số, việc giúp học sinh học làm được một
bài văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho các em,
giúp các em khám phá được cái đẹp qua việc xây dựng văn bản.

Trang 1
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy
học trong nhà trường nói chung, dạy học sinh lớp Năm học tốt văn miêu tả nói
riêng, tôi đã chọn đề tài:
Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học
sinh lớp Năm
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài, tôi không có nhiều tham vọng mà chỉ nhằm mục đích
góp một phần công sức của mình vào công tác giáo dục của nhà trường. Với
việc nghiên cứu đề tài, tôi mong muốn sẽ có được bài học kinh nghiệm để có
thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy môn Tập làm văn trong trường Tiểu học
Nguyễn Bá Ngọc nói riêng, ngành giáo dục nói chung. Điều này càng có ý
nghĩa nếu đề tài thành công sẽ đồng thời là chất lượng học tập của các em học
sinh dân tộc thiểu số được nâng lên.
Chỉ tiêu: Cuối năm học, 95% học sinh có thể làm được bài văn miêu tả
theo yêu cầu. Trên cơ sở các kiến thức, kĩ năng về văn miêu tả đã được học,
học sinh có thể vận dụng học tiếp lên lớp trên.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu

Nhằm đi sâu vào một vấn đề và chỉ dừng ở mức độ sáng kiến kinh nghiệm
nên tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu việc dạy học kiểu bài miêu
tả cho học sinh lớp Năm. Với phạm vi nghiên cứu hẹp như vậy, tôi hi vọng sẽ
thu được nhiều kết quả khả quan, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục của
một nhà giáo trong giai đoạn mới.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 5A và 5B trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thị xã Kon
Tum, tỉnh Kon Tum. Trong quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi có
chú ý phân loại đối tượng học sinh theo trình độ và đối tượng học sinh dân tộc
thiểu số.

Tổng số Dân tộc Nữ Nữ dân tộc Ghi chú
Lớp 5A 24 13 15 9
Lớp 5B 23 12 14 5
Tổng số 47 25 29 14
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Chọn đề tài này để nghiên cứu, tôi đề ra những nhiệm vụ cho từng giai
đoạn như sau:
1. Giai đoạn 1: (Năm học 2007 – 2008):

Trang 2
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
+ Điều tra phân loại đối tượng học sinh lớp Năm của nhà trường. Từ đó
mạnh dạn áp dụng những biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích và học tốt
kiểu bài miêu tả trong chương trình Tiếng Việt lớp Năm.
+ Trên cơ sở các giải pháp đã áp dụng, tôi sẽ rút ra những bài học kinh
nghiệm trong dạy học kiểu bài miêu tả cho học sinh lớp Năm.
2. Giai đoạn 2: (Năm học 2008-2009)
+ Phát triển sáng kiến kinh nghiệm thành đề tài nghiên cứu. Tiếp tục áp

dụng những biện pháp nhằm giúp học sinh lớp Năm, nhất là học sinh dân tộc
thiểu số yêu thích và học tốt kiểu bài miêu tả.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
*Đặc điểm tình hình trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
1. Thuận lợi
a. Giáo viên
- Đội ngũ giáo viên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua nhiều năm
thực hiện đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa.
b. Học sinh
- Học sinh dân tộc thiểu số được mượn sách, vở, dụng cụ học tập trong tủ
sách dùng chung. Đối với học sinh người Kinh thì phụ huynh quan tâm tới con
em mình nên có sự chuẩn bị cho con em đầy đủ về sách vở, dụng cụ học tập.
2. Những tồn tại
a. Giáo viên
+ Việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học chưa được
giáo viên vận dụng triệt để nên lượng kiến thức, kĩ năng cung cấp cho học sinh
trong một tiết Tập làm văn thường rất lớn, nhiều lúc dẫn đến tình trạng quá tải
trong tiết học.
+ Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học
nhưng đôi khi cũng ngại không dám thoát li các gợi ý của sách giáo khoa, sách
hướng dẫn vì sợ sai.
b. Học sinh
- Học sinh chưa vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học trong các
phân môn của Tiếng Việt, của các môn học khác, của các lớp dưới vào học tập
môn tập làm văn. Chẳng hạn khi dạy cho học sinh cấu tạo một bài văn tả cảnh,
giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản mẫu để rút ra nhận xét.
Trong khi đó, nếu dựa trên kiến thức đã học về văn miêu tả ở lớp Bốn để hình
thành cho học sinh cấu tạo bài văn tả cảnh ở lớp Năm rõ ràng là nhanh hơn.
- Học sinh của nhà trường đa số là học sinh dân tộc thiểu số (DTTS). Với

đối tượng này, việc học tập của các em gặp một số khó khăn sau:

Trang 3
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
+ Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của học sinh. Vốn tiếng Việt của các em
rất hạn chế. Trong khi đó, việc học kiểu bài miêu tả trong phân môn Tập làm
văn lớp Năm lại yêu cầu sử dụng vốn từ ngữ, năng lực tư duy rất lớn.
+ Vốn từ của học sinh chưa phong phú, các em chưa hiểu hết nghĩa của từ
nên việc vận dụng vào bài làm còn nhiều sai sót.
+ Chương trình tiếng Việt mới có rất nhiều ưu điểm trong việc phát huy
sáng tạo của học sinh nhưng lại tương đối nặng đối với đối tượng học sinh
DTTS.
+ Đôi lúc, do nhiều nguyên nhân, một số giáo viên vẫn lạm dụng phương
pháp làm mẫu đối với học sinh DTTS dẫn đến tình trạng học sinh nhìn nhau,
học thuộc bài văn mẫu.
+ Thời gian quy định đối với một tiết học cũng là một trong những nguyên
nhân ảnh hưởng đến việc dạy Tập làm văn trong nhà trường Tiểu học.
+ Trong các lớp vẫn còn rải rác một số học sinh học yếu, cá biệt có học
sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo. Đây là một trở ngại lớn cho việc dạy học
tập làm văn cho học sinh. Với số học sinh này, yêu cầu đặt từng câu văn rời rạc
còn khó, nói gì đến việc hướng dẫn các em đặt một đoạn văn theo yêu cầu.
+ Hầu hết học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em phải phụ giúp
với gia đình trong công việc đồng áng. Việc bảo đảm chuyên cần cho học sinh
DTTS rất khó. Các em rất hay nghỉ học vì nhiều lí do như ở nhà giúp gia đình,
đi mót mủ cao su, mót mì, đi chăn bò dê … hoặc nhiều khi chỉ vì “không muốn
đến lớp”. Đi học không đều, việc tiếp thu bài của các em chắc chắn sẽ bị ảnh
hưởng rất nhiều.
+ Kĩ năng làm văn miêu tả của học sinh DTTS hầu như không có. Các em
chưa biết cách quan sát, thực hiện làm một bài văn miêu tả chưa đúng quy

trình, chưa biết cách chọn lọc các chi tiết miêu tả đặc sắc để đưa vào bài văn
mà hầu như bê nguyên si cả những điều đã biết vào bài văn, tạo cho bài văn
thành một mớ hỗn độn của các chi tiết hoặc thành một bản liệt kê khoa học…
- Với học sinh người Kinh, việc dạy học tập làm văn cũng gặp một số tồn
tại sau:
+ Do trong lớp có nhiều đối tượng học sinh nên giáo viên thường sử dụng
phương pháp làm mẫu để giúp học sinh DTTS làm văn. Phương pháp này giúp
học sinh yếu có thể làm được bài bằng những gợi ý. Tuy nhiên, một số học sinh
học được lại thường hay bắt chước các câu, đoạn văn mẫu nên nhiều bài làm có
các câu, đoạn giống nhau.
+ Có sự chênh lệch rất lớn về trình độ của học sinh khá giỏi và học sinh
yếu nên người giáo viên rất khó sử dụng các phương pháp để có thể thực hiện
tốt nhiệm vụ giáo dục. Nếu chú ý đến số học sinh học trung bình và khá giỏi thì
sẽ bỏ qua số học sinh yếu, học sinh DTTS. Nhưng nếu tập trung đến số học
sinh yếu, học sinh DTTS, kiên trì giúp số học sinh này có được bài văn thì lại
ảnh hưởng đến sự phát triển của số học sinh khá giỏi.
+ Học văn miêu tả, làm văn miêu tả nhưng nhiều học sinh lại thiếu vốn
sống thực tế nên dẫn đến hai tình huống hay gặp trong dạy học tập làm văn
miêu tả. Đó là:

Trang 4
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
Học sinh không biết làm bài, bỏ giấy trắng.
Học sinh sử dụng các gợi ý của giáo viên, các đoạn văn mẫu để viết (theo
kiểu kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc). Sản phẩm của các em không nói chắc
chúng ta cũng có thể hình dung đó là những đoạn văn, bài văn khô cứng, không
cảm xúc, nếu không nói là vô vị.
+ Một khó khăn nữa là nhiều học sinh viết chữ chưa đẹp, nếu không nói là
rất xấu, sai chính tả. Nhiều bài văn có chữ viết lem nhem, đầy vết bẩn. Có bài

viết, số chữ sai chính tả nhiều hơn số chữ viết đúng. Với một bài văn đầy lỗi
chính tả, tẩy xóa thì việc đọc lại bài, trau chuốt câu văn, sửa ý, sửa từ quả là rất
khó.
c. Cha mẹ học sinh
+ Cha mẹ các em hầu như không quan tâm đến các em do phải vất vả mưu
sinh, do nhận thức chưa đúng về giáo dục, do trình độ không có…
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG NHẰM GIÚP HỌC SINH HỌC
TỐT KIỂU BÀI MIÊU TẢ TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP
NĂM.
1. Điều tra phân loại học sinh
Giáo viên điều tra phân loại học sinh, nắm chắc từng đối tượng học sinh:
học sinh năng khiếu, trung bình, học sinh yếu. Nắm chắc được đối tượng học
sinh, giáo viên sẽ đề ra được kế hoạch dạy học phù hợp, có những biện pháp
dạy học giúp vun xới, phát triển năng lực học văn của học sinh năng khiếu.
Đồng thời, giáo viên cũng có biện pháp phù hợp giúp học sinh yếu, học sinh
DTTS biết làm văn miêu tả, có thể vận dụng làm được một bài văn hoàn chỉnh.
2. Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát.
Quan sát theo trình tự từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ tổng quát đến cụ
thể… Ghi chép những điều đã quan sát được. Tổ chức cho học sinh quan sát cụ
thể đối tượng tả. Có thể hướng dẫn quan sát theo nhiều hình thức: quan sát trực
tiếp đối tượng (sân trường), quan sát ở nhà, ghi chép (ngôi nhà em đang ở),
quan sát qua phim ảnh (cảnh biển buổi sáng) …
3. Chọn đề tài gần gũi, quen thuộc đối với học sinh
- Học sinh tiểu học vùng thuận lợi có thể viết được những bài văn miêu tả
chỉ bằng quan sát qua tranh ảnh, phim… Nhưng đối với học sinh DTTS của
trường, những đề tài tương đối xa lạ là điều cần tránh. Các em đến trường học
tập bằng ngôn ngữ thứ hai với một vốn tiếng Việt tương đối hạn chế mà giáo
viên lại yêu cầu học sinh hình dung, đặt câu, viết một bài văn miêu tả một đối
tượng các em chưa nhìn thấy bao giờ thì đúng là điều quá sức các em. Ví dụ:
Đề bài trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 134: Tả một khu vui

chơi mà em thích. Với những đề bài như thế này, tôi mạnh dạn thay bằng đề bài
khác.

Trang 5
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
- Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không cho học sinh có cơ hội
phát huy trí tưởng tượng của mình. Trong một lớp học luôn có nhiều đối tượng
học sinh (Như đã nói ở phần đặc điểm tình hình học sinh). Khi ra đề cho học
sinh, người thầy luôn tạo cho các em quyền chọn lựa bằng cách ra nhiều đề (từ
2 đến 4 đề bài) để các đối tượng học sinh trong lớp đều có thể tự do chọn đề
bài, tránh sự áp đặt. Ra đề cho học sinh làm bài kiểm tra viết, tôi chọn ba đề
sau:
Tả một người thân trong gia đình em.
Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.
Tả một ca sĩ đang biểu diễn mà em thích.
Với ba đề bài trên, các em học sinh có thể chọn đối tượng tả là một nhân
vật quen thuộc, gần gũi. Nhưng với một vài học sinh khác, các em cũng có thể
chọn tả ca sĩ đang biểu diễn với rất nhiều chi tiết sống động mà các em đã có
dịp quan sát qua các đêm xem biểu diễn ca nhạc.
4. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
Đây là một việc làm khó. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lập dàn ý
trước khi làm thành một bài văn hoàn chỉnh. Có lập được dàn bài thì mới có thể
tìm ý, sắp xếp ý, viết thành một bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, ý văn trong
sáng.
5. Sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu:
Gợi ý cho học sinh khá giỏi làm bài, trình bày câu văn, đoạn văn. Cả lớp
theo dõi, nhận xét, giáo viên chốt lại và cho học sinh phát biểu. Nhưng điểm
mấu chốt là giáo viên phải chú ý từng đối tượng học sinh, sửa cho từng em,
động viên sự sáng tạo của các em, dù là rất nhỏ.

Dựa trên một đề văn cụ thể, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng các
kiến thức kĩ năng đã học về đề văn đó để làm nhiều bài khác nhau, nhất là với
đối tượng học sinh trung bình, yếu. Ví dụ:
+ Học bài văn tả người thân, học sinh tả ông nội. Khi gặp một đề văn yêu
cầu tả một người hàng xóm, học sinh có thể sử dụng thứ tự miêu tả, bố cục, các
biện pháp nghệ thuật đã sử dụng ở đề bài trước để thực hiện làm đề bài thứ hai.
Tất nhiên, giáo viên phải giúp học sinh tránh sự sao chép nguyên văn.
6. Cá thể hóa hoạt động dạy học
- Quan tâm đến đối tượng học sinh trung bình, yếu đồng thời vẫn đảm bảo
phát triển năng lực cảm thụ văn học đối với học sinh khá giỏi. Ví dụ:
+ Bài làm của một học sinh giỏi: Ngoài ngôi nhà thân yêu đã gắn bó với
tuổi thơ của em thì trường em chính là ngôi nhà thứ hai. Trường em mang tên
trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. Đi đâu xa, em nhớ nhà và mỗi khi về nhà thì
em lại nhớ đến ngôi trường thân yêu.
+ Bài của một học sinh trung bình: Trường em mang tên trường Tiểu học
Nguyễn Bá Ngọc thân yêu. Trường nằm bên con đường đất đỏ.
+ Bài của một học sinh yếu: Em học ở trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.

Trang 6
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
- Khi học sinh đặt câu nêu cảm nghĩ của mình ở phần kết bài, giáo viên
phải quan tâm đến từng em. Đối với học sinh DTTS, học sinh yếu, giáo viên có
thể hướng dẫn cụ thể cho các em bằng những gợi ý như:
Em hãy nói tình cảm của mình với ngôi trường (Yêu, ghét)? (Em rất yêu
ngôi trường.) Em thể hiện tình yêu đó bằng việc làm như thế nào? (Em trồng
cây, chăm sóc bồn hoa để trường em ngày càng đẹp hơn. Hay: Em không bao
giờ phá phách làm hỏng đồ đạc hay bẻ cây trong nhà trường.)
- Tuyệt đối không được hướng dẫn học sinh một cách đồng loạt để các em
có những câu văn chung chung, vô cảm kiểu như: “Cô giáo em có mái tóc đen

huyền, mượt như nhung. Đôi mắt cô đen trong và sáng long lanh. Nước da cô
trắng mịn như sữa.” Cô giáo hay người mẫu? Và đây là cô giáo nào?
Hay “Trường em mái ngói đỏ tươi. Cột cờ cao chót vót. Trên đỉnh cột cờ,
lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Giờ ra chơi, các bạn ùa ra khỏi sân trường
như đàn ong vỡ tổ.” Học sinh tả ngôi trường nào đây?
Phải hướng dẫn để học sinh tìm ra những nét đặc sắc của cảnh. Những nét
đặc sắc đó giúp người đọc hình dung được cảnh vật cụ thể mà không lẫn lộn
với cảnh vật khác. Ví dụ: Để hướng dẫn học sinh tả ngôi trường thân yêu, tôi
cho học sinh quan sát, tìm ý và chọn những chi tiết tả thực mà chỉ trường Tiểu
học Nguyễn Bá Ngọc mới có. Đó là những đoạn văn của học sinh:
“Trường em nằm trên một khu đất rộng. Mùa nắng, sân trường mát rượi
bóng cây. Mùa mưa, sau những ngày mưa kéo dài, sân trường biến thành một
hồ nước mênh mông. Vào giờ chơi, chúng em rất thích lội bì bõm trong nước.”
“Ngôi nhà em không giống bất cứ ngôi nhà nào của các bạn trong lớp.
Đó là một ngôi nhà xây nằm ven một cái ao. Mùa nào, ngồi trong nhà em cũng
nhận được những làn gió mát từ mặt ao đưa tới. Ngôi nhà này Nhà nước xây
cho gia đình em.”
“Bằng tuổi em nhưng bạn Y Thuyết đứng chỉ đến vai em. Bạn có nước da
ngăm ngăm của một người miền núi quen dãi đầ nắng mưa. Nhiều lúc, đi chăn
dê, Y Thuyết để đầu trần, đi chân không. Mái tóc bạn không đen như tóc em mà
vàng hoe, khen khét mùi nắng. Bạn có đôi mắt to rất đẹp với hàng lông mi dài,
cong.”
“Cô có đôi mắt to, đôi lông mày rậm và mái tóc để dài tự nhiên xõa
ngang vai, không duỗi. Điểm nổi bật ở cô là dáng cao nhất trường. Cô kể
chuyện hay nhất trường em nên được chọn đi thi kể chuyện đạo đức Bác Hồ
cấp thị.”
“Em học cô từ năm lớp Bốn. Cô thương em như con. Cô giáo em không
đẹp như hình chụp các cô người mẫu mà giống với mẹ em hơn, với nước da
ngăm ngăm, dáng người nho nhỏ, đẫy đà. Cô cũng có đôi bàn tay với ngón áp
út đeo nhẫn như mẹ em. Giống nhất là cả mẹ và cô đều mong em đạt danh hiệu

học sinh Giỏi vào cuối năm nay. Chỉ có khác là mẹ thì hứa thưởng cho em về
quê ngoại chơi còn cô thì chẳng hứa thưởng gì cả.”
7. Chấm bài thường xuyên.

Trang 7
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
Đồng thời với việc chấm bài là phải hướng dẫn học sinh sửa bài. Phải giúp
các em phát hiện ra những điểm hay, những điểm chưa đạt trong bài văn của
mình. Trên cơ sở đó, học sinh phải sửa lại bài làm của mình cho đúng hơn, hay
hơn.
Giáo viên cần tránh việc chê bai học sinh nhưng cũng không được lạm
dụng lời khen, tạo sự thờ ơ của học sinh đối với lời khen do được khen quá
nhiều, khen không đúng lúc. Kiểu như mỗi lần học sinh nói xong, nhiều lúc chỉ
là nhận xét bạn đã viết hoa đầu câu chưa, giáo viên đều nhận xét “Em giỏi
lắm”.
8. Làm giàu vốn từ cho học sinh
Nếu học kiểu bài kể chuyện học sinh chỉ tái hiện lại nội dung câu chuyện
đã nghe, đã đọc là có thể đạt được yêu cầu cơ bản của đề bài thì văn miêu tả đòi
hỏi phải có một vốn từ phong phú mới có thể làm bài. Thế giới quanh ta rất
phong phú đa dạng và không ngừng biến đổi. Người viết văn không thể “vẽ”
được một cảnh một người nếu bản thân người ấy thiếu vốn từ, vốn sống.
Làm giàu vốn từ cho học sinh có nghĩa là giúp cho các em nắm một số từ
gợi tả để có thể dùng trong miêu tả. Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các
từ ngữ gợi tả mái tóc (vàng hoe, đen nhánh, bạc phơ, hoe vàng, cháy nắng, óng
ả, rễ tre, xoăn tít…), khuôn mặt (bầu bĩnh, vuông chữ điền, trái xoan, khắc
khổ…), nước da (trắng trẻo, trắng hồng, ngăm ngăm, bánh mật, đen sạm…),
dáng người (nhỏ nhắn, gầy gò, đẫy đà, to khỏe, cao cao…), nụ cười (khành
khạch, mủm mỉm, ha hả, toe toét…).
Cho học sinh tìm từ bằng các hình thức như: quan sát thực tế (quan sát

bạn), quan sát tranh ảnh, xem phim, đọc sách truyện, nhất là qua các phân môn
của Tiếng Việt hoặc các môn học khác. Ví dụ: Dạy Luyện từ và câu bài từ đồng
nghĩa, giáo viên gợi ý cho học sinh tìm các từ gợi tả đồng nghĩa như bao la,
mênh mông, bát ngát.
Qua hình thức trò chơi như: tìm từ láy âm gợi tả hình ảnh
Học sinh chia làm nhóm 4, từng nhóm lần lượt nêu một từ láy âm gợi tả
hình ảnh rồi chỉ nhóm khác:
Mênh mông - nho nhỏ - đủng đỉnh – lung linh – mượt mà - đẫy đà - cứng
cáp – thướt tha - mơn mởn – cuồn cuộn – nhanh nhẹn – nũng nịu…
Trên cơ sở những từ láy tìm được, giáo viên tiếp tục cho học sinh xác định
những từ láy chỉ dùng để tả người: nho nhỏ - đủng đỉnh – mượt mà - đẫy đà -
cứng cáp – thướt tha - nhanh nhẹn - nũng nịu…
9. Giúp học sinh luyện viết câu
- Trước hết, mọi học sinh phải viết được câu văn đúng ngữ pháp. Đây là
yêu cầu cơ bản vì câu là đơn vị của lời nói. Đối với học sinh giỏi, giáo viên yêu
cầu học sinh đặt câu đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, lột tả được sắc thái riêng
của đối tượng miêu tả. Còn đối với học sinh yếu, học sinh DTTS, giáo viên
hướng dẫn học sinh đặt được câu đúng, thể hiện được ý cần nói. Ví dụ:
Với học sinh yếu: Tóc bạn Mi hơi vàng.

Trang 8
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
Với học sinh trung bình: Y Loan có mái tóc dài, đen, phủ kín vai. Bạn hay
kẹp tóc bằng cái kẹp có hình con bướm màu xanh.
Với học sinh khá giỏi: Bạn A … có mái tóc xoăn tự nhiên của người miền
núi không lẫn với bất cứ bạn nào trong lớp được. Bạn hay để đầu trần đi học,
đi chăn bò nên mái tóc của bạn không đen như tóc em mà hoe vàng và khen
khét mùi nắng.
- Biết dùng dấu câu đúng, nhất là dấu chấm và dấu phẩy. Ngắt câu đúng sẽ

diễn đạt rõ ràng, người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin. Việc dạy
cho học sinh sử dụng dấu câu đã được tiến hành từ các lớp dưới và phải được
thường xuyên ôn luyện cho học sinh. Giáo viên đưa ra các trường hợp sử dụng
dấu câu chưa đúng để cả lớp nhận xét:
Trong lớp em ai cũng mến bạn Hoa.
Cột cờ cao chót vót lá cờ đỏ sao vàng phất phới bay
Sân trường mát rượi bởi bóng của những cây bàng cây sữa
Học sinh trao đổi sửa chữa:
Trong lớp em, ai cũng mến bạn Hoa.
Cột cờ cao chót vót. Trên đỉnh cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng phất phới bay.
Sân trường mát rượi bởi bóng của những cây bàng, cây sữa.
10. Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn kiến thức văn học
- Tích lũy văn học là điều kiện tối thiểu để có thể học tốt môn tiếng Việt,
nhất là phân môn Tập làm văn. Giáo viên đã cho học sinh sử dụng sổ tay chính
tả để ghi chép những tiếng khó, ghi những trường hợp mắc lỗi chính tả đã được
sửa chữa. Trong môn Tập làm văn, đây cũng là một biện pháp tích cực để giúp
học sinh trau dồi vốn kiến thức văn học. Sổ tay văn học để cho học sinh ghi
chép các ý hay, câu đoạn văn hay. Việc ghi chép này không nhất thiết để cho
học sinh khi làm văn sẽ mở ra sử dụng nhưng trước hết, mỗi lần ghi chép, các
em sẽ được một lần đọc, ghi nhớ, bắt chước, lâu dần thành thói quen. Khi làm
bài, những từ ngữ, hình ảnh, ý văn sẽ tự động tái hiện, giúp học sinh có thể vận
dụng làm văn.

11. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, cảm nhận cái hay, cái đẹp của một
đoạn văn
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu để cảm nhận cái hay, cái đẹp qua việc đọc
một đoạn văn được giáo viên tiến hành qua nhiều tiết học. Cảm nhận được cái
hay, cái đẹp, các em sẽ hình thành những cảm xúc thẩm mĩ, giúp cho việc học
tập làm văn tốt hơn, nhất là văn miêu tả.
- Để hướng dẫn tìm hiểu cảm nhận cái hay, cái đẹp của đoạn văn, giáo

viên hướng dẫn học sinh hình thành thói quen suy nghĩ, tự đặt và ghi các câu
hỏi xoay quanh nội dung đoạn văn. Kết quả học sinh đặt ra các câu hỏi như:
Đoạn văn trên miêu tả đặc điểm gì của nhân vật?
Đoạn văn trên có những từ láy nào gợi tả hình ảnh của nhân vật?
Đoạn văn trên có những hình ảnh so sánh nào?
Em có suy nghĩ gì sau khi đọc đoạn văn trên? …

Trang 9
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
12. Rèn kĩ năng sắp xếp, diễn đạt ý
- Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân của em.
Học sinh quan sát, viết nhanh ra giấy những điều đã quan sát được:
+ Y Thuyết học chung lớp với em.
+ Bạn chơi thân với em từ năm lớp Ba.
+ Chúng em rất thân nhau.
+ Em sẽ cố gắng chân thành với Y Thuyết để tình bạn của chúng em mãi
mãi bền lâu.
+ Mỗi khi bạn nghỉ học, em cứ cảm thấy nhớ nhớ.
+ Bạn có nước da ngăm ngăm của một người miền núi quen dãi dầu nắng
mưa.
+ Thầy giáo rất hay khen bạn vì bạn hay phát biểu và hiểu bài rất nhanh.
+ Nhiều lúc, đi chăn dê, Y Thuyết để đầu trần, đi chân không.
+ Bạn rất hay cười.
+ Bạn có đôi mắt to rất đẹp với hàng lông mi dài, cong.”
+ Bằng tuổi em nhưng bạn Y Thuyết đứng chỉ đến vai em.
+ Mái tóc bạn không đen như tóc em mà vàng hoe, khen khét mùi nắng.
+ Thuyết viết chữ rất đẹp. Bạn đã được chọn dự thi viết chữ đẹp cấp cụm,
cấp thị và đã đạt giải khuyến khích.
+ Cô giáo hay lấy bạn làm gương cho chúng em noi theo để rèn chữ.

+ Mỗi khi bạn cười, hai lúm đồng tiền hiện rõ trên khuôn mạt ngăm đen.
+ Bạn không kình lộn với ai bao giờ.
Sau khi tìm ý, học sinh sẽ sắp xếp ý thành các đoạn mở bài, thân bài, kết
bài:
*Đoạn mở bài:
Em và Y Thuyết chơi thân với nhau từ năm lớp Ba. Chúng em rất thân
nhau, đi đâu chúng em cũng cặp kè bên nhau.
*Đoạn thân bài:
Bằng tuổi em nhưng bạn Y Thuyết đứng chỉ đến vai em. Bạn có nước da
ngăm ngăm của một người miền núi quen dãi dầu nắng mưa. Nhiều lúc, đi
chăn dê, Y Thuyết để đầu trần, đi chân không nên mái tóc bạn không đen như
tóc em mà vàng hoe, khen khét mùi nắng. Bạn rất hay cười. Mỗi khi bạn cười,
hai lúm đồng tiền hiện rõ trên khuôn mặt ngăm đen. Y Thuyết có đôi mắt to rất
đẹp với hàng lông mi dài, cong. Đôi mắt luôn ánh lên những tia nhìn hồn
nhiên, chất phác. Thuyết viết chữ rất đẹp. Bạn đã được chọn dự thi viết chữ
đẹp cấp cụm, cấp thị và đã đạt giải khuyến khích. Cô giáo hay lấy bạn làm
gương cho chúng em noi theo để rèn chữ. Mấy hôm nay, cô Huệ đi công tác,
thầy Hải dạy thay. Thầy giáo rất hay khen Y Thuyết vì bạn hiểu bài rất nhanh
và hay phát biểu. Em chưa bao giờ thấy Y Thuyết cãi nhau với ai.
*Đoạn kết bài:
Mỗi khi vắng Y Thuyết, em cứ cảm thấy nhớ nhớ. Em sẽ cố gắng chân
thành với Y Thuyết để tình bạn của chúng em mãi mãi bền lâu. Và nhất là em
phải cố gắng rèn chữ viết để có những trang chữ đẹp giống như bạn.

Trang 10
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh mục đích của từng đoạn văn. Đoạn mở
bài có tác dụng giới thiệu cho người đọc, người nghe biết xuất xứ nhân vật.
Đoạn thân bài là bức tranh vẽ bằng lời hình dáng, đường nét, cử chỉ hoạt động,

tính nết của nhân vật. Có chọn được những chi tiết đặc sắc, tiêu biểu ta mới vẽ
được một nhân vật mang những cá tính riêng. Bạn học sinh trong bài là một
học sinh miền núi với những đặc điểm riêng, cá tính riêng không lẫn với bất cứ
một bạn học sinh nào khác. Đoạn kết bài mang đậm dấu ấn cá nhân của người
viết. Không thể có đoạn kết bài chung cho mọi học sinh. Giáo viên cần hướng
dẫn học sinh nêu được cảm xúc tự nhiên, chân thật, không sáo rỗng kiểu như:
Em rất yêu quý bạn…
III. KẾT QUẢ
Sau một thời gian thực hiện, theo nhận định của tôi, chất lượng học tập
kiểu bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp Năm có sự chuyển biến rõ
rệt.

Kết quả khảo sát đầu năm - Môn Tiếng Việt - Năm học 2007 – 2008
Tổng
số
Nữ Dưới 5 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10
TS % TS % TS % TS %
Lớp 5A 24 5 14 58.33 9 37.50 0.00 1 4.17
Lớp 5B 23 4 9 39.13 7 30.43 4 17.39 3 13.0
4
Tổng số 47 9 23 48.94 16 34.04 4 8.51 4 8.51
Kết quả bài kiểm tra viết của học sinh trong tháng 03/2008
Đề bài: Em hãy tả một người bạn của em.

Số HS
làm bài
Điểm
Yếu Trung Bình Khá Giỏi
TS % TS % TS % TS %
Lớp 5A 24 9 37.50 11 45.83 3 12.50 1 4.17

Lớp 5B 23 7 30.43 8 34.78 6 26.09 2 8.70
Tổng số
47 16 34.04 19 40.43 9 19.15 3 6.38
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. MỨC ĐỘ, PHẠM VI TÁC DỤNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau một thời gian áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp Năm, qua các kết
quả kiểm tra, đề tài đã thu được một số kết quả nhất định. Học sinh có những
chuyển biến rõ rệt trong việc học kiểu bài miêu tả của chương trình Tập làm
văn lớp Năm. Đồng thời, bản thân tôi cũng rút ra được một số bài học kinh
nghiệm như sau:

Trang 11
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
1. Trước hết, người thầy giáo phải luôn có lòng yêu nghề, yêu người, có ý
thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp
dụng những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy.
2. Nhiệm vụ quan trong bậc nhất của người giáo viên tiểu học là phải nắm
vững đối tượng học sinh, hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích
của từng em cũng như tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. Phân loại được học sinh,
người giáo viên mới có thể áp dụng những pháp dạy học phù hợp với từng
nhóm đối tượng học sinh, với từng cá thể học sinh.
3. Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp, tham dự
đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn … để nắm bắt những thông tin về nội
dung, phương pháp của chương trình môn Tiếng Việt. Từ đó, giáo viên mới có
thể lập kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học một cách khoa học, có sự tích
hợp giữa kiến thức các môn học và các lớp học với nhau.
4. Dạy Tập làm văn theo quan điểm tích hợp kiến thức, kĩ năng giữa bài
trước với bài sau, giữa các phân môn Tiếng Việt với nhau, giữa lớp dưới với
lớp trên.

5. Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nhằm khuyến khích học sinh bộc
lộ trí tuệ và cảm xúc của mình trong các ngôn bản mà các em tạo lập:
+ Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Trên cơ sở các văn bản mẫu, học sinh
khai thác, nhận biết kết cấu bài văn, trình tự miêu tả.
+ Phương pháp trực quan: Học sinh phải được quan sát đối tượng miêu tả.
Các em có thể quan sát đối tượng tả trên thực tế ở lớp hoặc ở nhà, quan sát qua
phim ảnh. Vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tạo điều kiện cho học
sinh quan sát những đối tượng miêu tả không có ở địa phương để mở rộng hiểu
biết cho các em.
+ Phương pháp rèn luyện theo mẫu: Dựa vào văn bản mẫu, học sinh tạo
lập các văn bản mới theo nét riêng của các em.
+ Phương pháp thực hành giao tiếp: Tạo điều kiện cho mọi đối tượng học
sinh được trình bày sản phẩm của mình, được tranh luận để tìm ra cái mới.
II. KIẾN NGHỊ
Với những kết quả ban đầu thu được sau một thời gian áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp
Năm”, tôi đề nghị Nhà trường tổ chức khảo nghiệm và có ý kiến góp ý, chỉ đạo
để tôi tiếp tục hoàn chỉnh đề tài.
Nếu được công nhận, đề nghị Nhà trường tạo điều kiện cho tôi tiếp tục
triển khai đề tài trong nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng dạy học
Tiếng Việt nói riêng, chất lượng dạy học cho học sinh lớp Năm nói chung.
Kon Tum, Ngày 05 tháng 04 năm 2008
NGƯỜI VIẾT

Trang 12
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
Nguyeãn
Vaên Haûi




























Trang 13
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================





Trang 14
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
1. Quá trình thực hiện : ( Những việc đã làm, thời gian, điều kiện thực hiện,
phương pháp, biện pháp thực hiện)
2. Kết quả : ( Lưu ý có đối chứng với tình hình trước khi có SKKN hoặc đối
chứng song song với đối tượng tương ứng trong các hoàn cảnh tương tự)
1. Nêu mức độ, phạm vi tác dụng của SKKN
2. Kiến nghị về việc áp dụng, triển khai SKKN

Trang 15
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
+Bài làm của một học sinh giỏi: Lớp 5A của chúng em là một tập thể đoàn
kết, thương yêu nhau. Trong số những người bạn đáng yêu ấy, em hay chơi với
Bình.
+Bài của một học sinh trung bình: Trong những người bạn thân học chung
lớp 5A với em, em thường chơi với bạn Y Thuyết.
+Bài của một học sinh yếu: Em hay chơi với một người bạn tên là Y Loan.
- Hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học về văn miêu
tả
Trong thực tế giảng dạy để đạt được mục tiêu trên, người giáo viên gặp
không ít khó khăn, khó khăn từ cả giáo viên và học sinh. Có thể nói bản thân
môn Tập làm văn là phân môn khó dạy nhất trong tất cả các phân môn của môn
Tiếng Việt, bởi vì đa số học sinh ít ham thích học môn này. Đối với thể loại
văn kể chuyện lớp Bốn vì những câu chuyện khá quen thuộc, các em đã được
đọc, được nghe kể nhiều lần nên khi kể các em thường bám sát vào sách giáo

khoa, thiếu sáng tạo, các em chưa biết kể chuyện tự nhiên mà thường là đọc
thuộc câu chuyện. Đối với thể loại văn miêu tả đa phần học sinh chưa biết cách
quan sát, thiếu vốn sống thực tế chính vì vậy thiếu cảm xúc khi viết, học sinh
thường miêu tả như một bài khoa học, nặng liệt kê các bộ phận của sự vật. Về
giáo viên đôi khi cũng không dám thoát li sách giáo khoa, ngại dạy phân môn
Tập làm văn, bởi vì phải thường xuyên xử lí các tình huống khác nhau trong
tiết dạy.

Trang 16
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ.
Môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác, có nhiệm vụ cung cấp cho
học sinh 4 kĩ năng đó là: “nghe-nói-đọc-viết”. Trong đó môn Tiếng Việt có các
phân môn như: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập
làm văn…Trong đó, phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp
của các phân môn khác. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng
một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất
quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy-chiếm lĩnh tri
thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng
hợp tác trong cuộc sống lao động.
Ngôn ngữ (dưới dạng nói-ngôn bản, và dưới dạng viết-văn bản) giữ vai
trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn
cho học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó
phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn
Tập làm văn lớp 3 nói rêng. Vấn đề đặt ra là: người giáo viên dạy tập làm văn
theo hướng đổi mới như thế nào để đáp ứng được khả năng tiếp thu của học
sinh? Cách thức tổ chức, tiến hành tiết dạy Tập làm văn ra sao để đạt hiệu quả
như mong muốn.
Qua thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân

môn khó trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Do đặc trưng phân môn Tập
làm văn với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng
trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, kể
chuyện, viết thư, tường thuật, kể lại bản tin, tập tổ chức cuộc họp giới thiệu về
mình và những người xung quanh.Trong quá trình tham gia vào các hoạt động
học tập này, học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói. Nếu
bắt buộc phải nói, các em thường đọc lại bài viết đã chuẩn bị trước. Do đó, giờ
dạy chưa đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ thực tiễn đó, Ban giám hiệu trường Tiểu học Đằng Hải chỉ
đạo giáo viên chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm chuyên đề “Dạy
Tập làm văn lớp 3 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới”.

Trang 17
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
I . ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình dạy học là một quá trình tư duy sáng tạo – người giáo viên là
một kĩ sư của tâm hồn, hơn nữa còn là một nhà làm nghệ thuật. Và việc dạy
học ngày nay luôn dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
Chính vì thế nó đòi hỏi người giáo viên phải luôn có sự sáng tạo, tự cải tiến
phương pháp dạy học của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học.
Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của
trẻ, cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết. Phân môn Tập làm văn ở Tiểu
học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩ năng nói và viết. Thế nhưng hiện nay,
đa số các em học sinh lớp 4 đều rất sợ học phân môn Tập làm văn vì không biết
nói gì ? viết gì ? Ngay cả bản thân giáo viên đôi khi cũng không tự tin lắm khi
dạy phân môn này so với các môn học khác . Do đó khi đứng lớp tôi luôn chú ý
đến việc rèn luyện kĩ năng làm Tập làm văn cho học sinh lớp tôi phụ trách. Sau
đây, tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ của mình trong quá trình rèn kĩ
năng làm Tập làm văn cho học sinh cả lớp.

II . NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi:
- Hiện nay nhiều phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em
mình nên đã có sự chuẩn bị đầy đủ về sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh
khi đến lớp. Bên cạnh đó, một số phụ huynh còn tìm thêm sách tham khảo, tài
liệu học tập để học sinh đọc thêm.
- Học sinh biết tự tổ chức các hoạt động trong giờ học theo yêu cầu của
giáo viên.
- Học sinh phát huy được sự tự tin khi phát biểu ý kiến hoặc đưa ra nhận
xét của mình trước đám đông.
- Nhiều học sinh rất thích thú, phấn khởi khi tự viết được 1 đoạn văn hoặc
1 bài văn mạch lạc.
- Nội dung chương trình Tập làm văn giúp học sinh biết và có thể vận
dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hoặc ngược lại.
- Qua các tiết học Tập làm văn, học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp
của con người, thiên nhiên từ đó giáo dục và phát huy lòng yêu nước, yêu cái
đẹp, cái thiện ở học sinh.

Trang 18
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
1. Khó khăn:
1. Đối với Giáo viên:
* Người Giáo viên có vai trò rất quan trọngvà ảnh hưởng vô cùng to lớn đối
với HS vì họ là những người chủ đạo tổ chức việc học của HS, chính vì thế bản
thân người Giáo viên cần phải:

Luôn học hỏi đồng nghiệp và tự học để nâng cáo trình độ bản thân và
nâng cao tay nghề.


Phải đầu tư thật kĩ bài dạy trước khi lên lớp.

Phải hết sức nhạy bén và ứng xử kịp thời các tình huống phát sinh khi
giảng dạy bằng cách chú ý lắng nghe ý kiến của HS khi biểu đề tim ra ưu khuyết
điểm chính của học sinh để nhận xét tổ chức sửa chữa , góp ý đánh giá.

GV cũng cần rến cho HS kĩ năng nhận xét bài bạn để từ đó nhận biết
được những chỗ hay hoặc chưa hay khi làm bài của mình. Ví dụ chỉ cần rõ bài
ban hay là vì ban biết dùng từ ngữ liên kết câu, ban biết sử dụng các hình ảnh so
sánh, nhân hóa , bạn biết lồng cảm xúc của mình vào bài viết và điều quan
trọng là GV cần phải giúp HS chỉ rõ ra những từ ngữ, câu hay cho lớp tham
khảo. Điều này vừa động viên được những em làm bài hay, vừa khơi dậy chop
HS những ý tưởng, sáng tạo mới, HS cảm thấy có thêm nguồn động lựcđể thi
đua học tập, để bài của mình được cô và các bạn đọc trước lớp như vậy. Bên
cạnh đó những hạn chế trong bài của HS, GV cũng cần tế nhị khi nhận xét.
Tuyệt đối không dùng những câu đại loại; ý nghéo nàn qu1, bài đủ ý, bài yếu
hoặc em không có chuẩn bị bài sao Điều đó sẽ làm cho các em như bị dội gáo
nước lạnh vào mặt. Người GV cần thận trọng, trước tiên cần tìm cho bằng được
những ưu điểm trong bài làm của bé dù nó chỉ là nhỏ nhoi để tuyên dương trước
lớp rồi từ từ cho các em chỉnh sửa, bổ sung cho câu văn hay hơn, hoàn chỉnh
hơn.

Người GV cần thay đổi nhiều hình thức học tập để tạo cơ hội cho nhiều
HS cùng được tham gia trình bày ý kiến của mình.

Trang 19
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
VD: Tổ chức học nhóm 4 để các em được nói cho nhau nghe ý kiến của
mình ( vì có những em rất ngại nói trước lớp và ngại nói cho GV nghe, trái lại

khi cùng tham gia vói các bạn mình thì các em rất tích cực ). Trong lúc này GV
cần đến tận nơi, từng bàn để lắng nghe và gợi ý, định hướng cho các em xây
dựng bài Được tham gia phát biểu, dần dần những em nhút nhát sẽ cảm thấy
mạnh dạn và tự tin hơn khi đứng nói trước lớp. Bên cạnh đó phương tiện trực
quan, các hình thức tổ chức trò chơi, thi đua cũng không kém phần lôi cuốn
HS học tập tích cực hơn.

Khi chấm bài GV cũng cần có sự nhận xét cụ thể về những lỗi sai của
HS để định hướng cho HS khắc phục trong lần sau.

Nên tập cho các em có thói quenhọc tập các ý hay trong bài văn mẫu,
đoạn hay, bài làm hay của bạn, từ sách báo tham khảo và được tạo thói quen ghi
chép lại trong sổ tay văn học của mình.
2. Các giải pháp cụ thể:
a. Dạy Tập làm văn qua giờ Luyện từ & câu.
- Các em ít tham gia phát biểu trong giờ học TLV là do không biết thể hiện
ý tưởng của mình bằng những câu như thế nào bởi lẽ vốn từ của các em quá ít.
- Phạm vi vốn từ cần cung cấp cho học sinh ở tiểu học chủ yếu xoay quanh
các chủ đề về thế giớ xung quanh công việc của học sinh ở trường và ở nhà, tình
cảm gia đình và vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người chúng ta cần làm
giàu nhận thức, mở rông tầm mắt cho HS, giúp em nhận thấy vẻ đẹp của quê
hương, đất nước, con người, dạy các em biết yêu quí và trân trọng tình cảm đó.
- Ở chương trình SGK mới này không cung cấp sẵn vốn từ mới cho các em
mà thông qua hệ thống bài tập học sinh phải cùng suy luận và cùng nhau tìm tòi,
bổ sung và làm giàu vống từ cho mình. Sau đó GV có thể cung cấp thêm tư liệu
cho HS ( tư liệu cung capấ cần thực tế và gần gũi nằm trong sự hiểu biết của các
em ). Sau đó GV cũng cần giúp các em HS làm rõ một số từ cần thiết, đó là
nhiệm vụ sống còn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Việc dạy nghĩa từ được
tiến hành trên tất cả các giờ học, bất cứ ở đâu cũng cung cấp từ ngữ thì ở đó có


Trang 20
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
dạy nghĩa của từ đòi hỏi GV phải nắm rõ nghĩa của từ và giải thích cho phù hợp
với ngữ cảnh, với nội dung bài học với hoàn cảnh thực tế với đối tượng học sinh.
Tuy nhiên việc giải nghĩa hết tất cả các từ là không thể và khong cần thiết, GV
phải có sự chọn lọc từ để giải nghĩa. Những từ được chọn lọc phải là những từ
trung tâm có vai trò quan trọng trong hoạt động nói của HS trên một đề tài đã
xác định, phải để cho các em giải nghĩa lấy ( kích thích tư duy HS làm cho HS
lúc nào cũng cảm thấy mới lạ – Tạo hứng thú cho HS trong học tập ) cũng cần
lưu ý rằng: từ nào GV nắm rõ nghĩa thì hãy giải thích còn nếu từ nào chưa rõ
nghĩa thì không nên giải thích vì giải thích qua loa, sơ xài sẽ làm cho HS chán
nản vì không đáp ứng nhu cầu tò mò của trẻ thậm chí làm cho trẻ hiểu sai lệch
nghĩa của từ và khi vận dụng vào bài viết của mình sẽ không hiệu quả, làm sai
lệch ý muốn diễn đạt.
* GV có thể áp dụng một số phương pháp giải nghĩa của từ sau đây:
-
Giải nghĩa bằng trực quan: đưa ra các vật thật, hình ảnh,
sơ đồ
-
Giải nghĩa thông qua ngữ cảnh: GV cần được giải nghĩa
vào câu hoàn chỉnh để làm rõ nghĩa từ đó.
-
Giải nghĩa bằng cách đối chiếu: GV so sánh nghĩa từ cần
được làm rõ nghĩa với từ khác.
VD: giải nghĩa từ “ ao” bằng cách so sánh với từ “hồ” -> ao nhỏ hơn
hồ.
-
Giải nghĩa từ bằng cách tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa:
VD : Gần nghĩa với “lười biếng” là “biếng nhác”

Trái nghĩa với thông minh là “đần độn”
-
Giải nghĩa từ bằng cách phân tích từ thành các từ tố
( tiếng )
VD : giải nghĩa từ “tâm sự” – (tâm:lòng ; sự:nỗi ) -> tâm sự:nỗi lòng
của một người.

Trang 21
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
-
Giải nghĩa bằng định nghĩa: là biện pháp giải nghĩa bằng
cách nêu nội dung nghĩa, bằng một định nghĩa:
VD : Quê hương là nơi sinh mình ra và lớn lên.
b. Dạy tập làm văn qua giờ tập đọc:
Trong giờ tập đọc, GV phải làm cho HS hiểu nghĩa một số từ cần thiết
trong bài. Hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa “văn chương” của từ ngữ,
điều này sẽ có ích cho HS khi vân dụng từ. GV có thể kết hợp với những bài tập
điền từ thích hợp.
VD : chọn từ “náo nức” hay từ “rộn ràng” điền vào chỗ trống cho thích
hợp:
Chúng em chào đón ngày khai trường.
Trong phần tìm hiểu bài, GV gợi ý khuyến khích HS trả lời câu hỏi theo ý
mình, hạn chế dần cách trả lời rập khuôn câu văn trong SGK. Nhất là đối với
những bài học dãng thơ, nên cho HS sinh diễn đạt thành lời văn hoàn chỉnh
( nếu đề không yêu cầu tìm câu thơ ). Điều này tạo điều kiện cho HS vận dụng
tối đa vốn từ sẵn có của mình, đồng thời giúp GV lắm được lượng từ có được ở
mỗi HS để từ đó có biện pháp thích hợp cung cấp từ mới cho các em.
c. Dạy Tập Làm Văn qua giờ Chính Tả
Để viết đúng chính tả HS phải nắm được nghĩa của từ.

Học sinh phải phân biệt được nghĩa của từ “lượng” và “lượn”
-
Lượn : bay lượn, lượn lờ
-
Lượng : trọng lượng, khối lượng, chất lượng
Giáo viên nên vận dụng những bài tập để mở rọng vốn từ cho HS. Ví dụ
bài tập ghép từ.
VD : Tìm từ ghép với “ mến” : mến yêu, mến thương, thân mến
Trong những giờ dạy Chính Tả so sánh là lúc GV khai thác và cung cấp
thêm nguồn từ mới cho HS. Đối với dạng bài này, HS càng phải nắm rõ
nghĩa của từ để phân biệt các từ phát âm sai của địa phương so với chuẩn.

Trang 22
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
VD : Người Hà Nội phát âm thiếu chính xác các cặp từ có âm đầu là l/n ;
ch/tr; d/gi/r
d. Dạy tập làm văn qua giờ kể chuyện:
Khi nghe chuyện HS phải hiểu truyện, muốn thế trước hết HS phải hiểu từ.
Chỉ cố diễn đạt câu truyện qua giọng nói, điệu bộ không thì chưa đủ mà GV cần
cho HS nêu ra những từ ngữcác em chưa hiểu và hãy để các em đi tìm câu giải
đáp cho chính mình, tất nhiên phải có sự gợi ý của GV. Nếu là những từ có
nghĩa không rõ ràng GV có thể đưa vào ngữ cảnh để từ đó HS có thể nắm được
nghĩa của từ đó.
VD : Trong truyện “ Lời hứa của sâu róm” ( truyện đọc lớp 3 ), các
em cần hiểu nghĩa của các từ : sâu róm, kén, sửng sốt. GV có thể giải thích
nghĩa của từ “ sửng sốt” bằng cách đưa ra một câu trong đó có từ “ sửng
sốt”.
- Tôi vô cùng sửng sốt về kết quả học tập của cậu ấy.
Từ VD này, HS sẽ dễ hiểu hơn nghĩa của từ “sửng sốt”: hết sức ngạc nhiên,

lấy làm lạ
e. Vận dụng các phương pháp theo hướng chủ động khi dạy Tập Làm văn:
- Sử dụng mạng ý nghĩa trong viết đoạn: Học sinh sẽ tìm ý dưới dạng sơ đồ
hình tròn. Mạng ý nghĩa thường dùng trong giai đoạn trước khi viết văn. Những
từ ngữ học sinh tìm được thường tập trung ở phần thân bài nên đây là một lợi
điểm cho việc phát triển ý từ thành đoạn văn hoàn chỉnh.
Ví dụ: Lá rập rình lay động
Cao lớn
Từng cánh Thân sần sùi bạc
hoa rực lửa phếch theo tháng năm
- Sử dụng sơ đồ khung trong viết đoạn : Thường được dùng trong miêu tả cây
cối (tả bộphận hay tả từng giai đoạn phát triển). Sơ đồ khung sẽ giúp cho học
sinh dễ nhận ra cấu trúc của mỗi kiểu bài.

Trang 23
Cây
phượ
ng
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
- Dùng thẻ từ phối hợp với tranh ảnh : Thường được sử dụng khi học sinh
lựa chọn những chủ đề chưa tận mắt thấy hay chưa từng được quan sát.
- Trong bài “ Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật” thay vì trả lời đơn thuần các
câu hỏi:
+ Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điều gì?
+ Phần thân bài tả cái cối theo trình tự nào?

Giáo viên sẽ dùng những thẻ từ cho HS ghi vào đó những từ chỉ đặc
điểm của từng phần trước khi nêu ý nghĩa của các phần đó.
- Giáo viên có thể kết hợp sơ đồ khung để xác định bài văn miêu tả đồ vật.

- Chúng ta thường đặt câu hỏi “Vì sao lại có những bài văn giống
nhau?”ở đây chúng ta không bàn đến vấn đề GV bắt học sinh học thuộc mà
chúng ta sẽ phân tích theo hai sơ đồ dưới đây :
+ GV nêu từ

Gợi ý đặt câu mẫu

Sản phẩm của học sinh đa phần sẽ giống
nhau.
+ Học sinh tìm từ

Đặt nhiều câu khác nhau

Sẽ có nhiều đoạn văn
khác nhau.
- So sánh hai cách làm trên, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy việc làm mẫu
của giáo viên sẽ làm cho học sinh dễ hiểu nhầm đó là mẫu hay nhất. Tuy nhiên,
không vì thế mà giáo viên không làm mẫu, do đó phải yêu cầu và nhắc nhở học
sinh khi tả chọn mẫu câu, đề tài khác giáo viên.
- Giáo viên cần tập cho học sinh thí quen lập dàn ý trước khi viết bài và
cần phải viết nháp trước, sau đó chỉnh sửa trước khi viết bài hoàn chỉnh. Trên
thực tế, vì sợ thiếu giờ nên chính giáo viên không yêu cầu học sinh làm nháp.
Điều này dễ làm mất khả năng tư duy và khả năng nhớ của trẻ. Trong quá trình
làm bài nháp, giáo viên cần luôn nhắc học sinh chú trọng ý tưởng mới nảy sinh
không quá tập trung vào lỗi chính tả, ngữ pháp ở giai đoạn này.
- Quá trình chỉnh sửa nên tạo điều kiện cho học sinh làm theo nhóm đôi
(hoặc có thể làm theo trình độ của học sinh ) để các em phát huy hết khả năng
nhận xét, cũng như có điều kiện để giúp đỡ và học tập lẫn nhau. Học sinh được

Trang 24

 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
==================================================================
đọc nhiều đoạn văn khác, điều này cũng sẽ làm nảy sinh ý tưởng mới cho các em
khi được lắng nghe và đọc bài của bạn. Giai đoạn này cần được trau dồi về ngữ
pháp và trình bày bài viết để học sinh có thể lưu trữ sản phẩm của mình.
- Việc tổ chức các phong trào hỗ trợ cho việc viết văn như dành một góc
học tập để các em có thể trưng bày những sản phẩm của mình (những bài văn
hay) để cả lớp cùng tham khảo.
- Rèn cho học sinh kỹ năng nó trong Tập Làm Văn rất quan trọng. Giáo
viên cần khuyến khích HS “tự do nói”, nghĩ được điều gì thoải mái diễn đạt ra
điều ấy, điều này giúp HS mạnh dạn phát biểu đưa ra ý kiến của mình. Thường
thì các em mang nặng tâm lý đứng lên lỡ nói sai sẽ bị cô mắng hoặc các bạn chê
cười. Để giải tỏa gánh nặng tâm lý này, tôi thường để các em tự do đưa ra ý kiến
của mình dù cho ý kiến đó chưa sát với yêu cầu của câu hỏi đặt ra. Đừng bao
giờ phủ nhận sạch trơn những suy nghĩ của các em mà nên động viên để các em
tự tin hơn khi phát biểu.
Việc thực hiện “Sổ tay văn học” hay tạo “Thư viện nhỏ cho lớp” là rất cần
và thiết thực. Nó còn giúp các em hạn chế việc mắc lỗi chính tả khi làm bài. Có
nhiều giáo viên đặt ra câu hỏi tại sao có những em khi viết chính tả không hề
mắc lỗi nào nhưng khi viết bài văn lại sai nhiều lỗi như thế ? Nguyên nhân chính
là do khi viết bài văn các em không được nghe cô giáo phát âm từng tiếng như
khi viết chính tả mà bản thân các em phải vận dụng tư duy để diễn đạt lại thành
ý (Đối với lứa tuổi của các em, nhất là HS lớp 2, 3 cùng một lúc các em khó có
thể tập trung làm tốt được nhiều việc), do đó, đa số các em thường viết theo
những ngôn ngữ phát âm giao tiếp hằng ngày, hoặc cũng có khi do viết vội, viết
câu dài gặp những từ khó thì lười đánh vần từ đó viết sai chính tả. Nếu được
chuẩn bị bài trước ở nhà (các em có thời gian kiểm tra chính tả, không bị khống
chế thời gian làm bài) HS sẽ tự tin hơn và đỡ sai chính tả hơn khi làm bài.
* Để hỗ trợ cho HS, chúng ta cũng cần cung cấp thêm cho các em một số
từ (theo dạng chủ đề đang học) để các em tham khảo.

VD1: Đối với dạng văn tả người

Trang 25

×