Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

KHUNG LÝ THUYẾT VỀ FDI XANH VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.07 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
- 1 -
BẢNG TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỢC TỔNG QUAN
ST
T
Đề tài
Năm
xuất bản
Phương pháp
nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
1.
Nguyễn Thị Liên Hoa và cộng sự, Thu
hút FDI sạch cho phát triển bền vững
kinh tế Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát
triển thành phố Hồ Chí Minh
2010
Định tính,
nghiên cứu
trường hợp
(một số công
ty như Vedan)
- Đưa ra khái niệm và quan điểm FDI sạch
- Tác động của FDI
- Đưa ra chính sách thu hút FDI sạch cho
Việt Nam
2.
Lê Minh Tú, báo cáo nghiên cứu “Thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài hàm lượng
carbon thấp (Low-carbon FDI) cho phát
triển bền vững ở Việt Nam”, Đại học Kinh


tế - ĐHGQHN
2012
Định tính,
nghiên cứu
trường hợp
(Hà Nội)
- Khái quát ký thuyết về FDI hàm lượng
carbon thấp và phát triển bền vững
- Đưa ra tiêu chí xác định Low-carbon
FDI, dấu hiệu nhận diện LCF
- Đưa ra giải pháp thu hút LCF vào Việt
Nam
3.
Nguyễn Thị Nhung Anh và cộng sự, Báo
cáo nghiên cứu khoa học sinh viên: “Thu
hút FDI xanh gắn với mục tiêu phát triển
bền vững nền kinh tế Việt Nam”, ĐH
Kinh tế, ĐHQG Hà Nội
2013
Định tính,
nghiên cứu
trường hợp
(một số công
ty như Vedan)
- Định nghĩa FDI “xanh”
- Phân tích tác động của FDI xanh tới phát
triển bền vững
- Đưa ra một số giải pháp thu hút FDI
“xanh” gắn liền với phát triển bền vững
tại Việt Nam

4.
Ư
Stephen S. Golub, Céline Kauffmann and
Philip Yeres, Defining and Measuring
Green FDI: An exploratory review of
existing work and evidence, OECD
2011
Tổng hợp
phân tích
nhiều công
trình nghiên
cứu liên quan
- Định nghĩa FDI “xanh” và luận giải một
số phương pháp đo lường quy mô dòng
vốn này
- Nhận định một số yếu tố chính sách gây
cản trở việc tiếp nhận FDI “xanh”
- 2 -
5.
Felipe Calderón et al, Green Investment
Report: The ways and means to unlock
private finance for green growth, World
Economic Forum
2013
Định tính,
nghiên cứu
trường hợp
- Báo cáo đầu tiên về Đầu tư xanh của
Diễn đàn Kinh tế Thế giới
- Trình bày về dòng tài chính và năng

lượng sạch định hướng cho các nhà đầu
tư quyết định đầu tư
6.
United Nations, Promoting low-carbon
investment, Investment Advisory Series,
Series A, number 7
2013
Định tính,
nghiên cứu
trường hợp
(nước
Zambia)
- Đưa ra khái niệm Low-carbon FDI và
phân loại
- Việc thu hút LCF trở thành xu thế và là
yêu cầu cấp thiết đối với các nước đang
hướng tới phát triển bền vững
7.
Laura Alfaro, Foreign Direct Investment
and Growth: Does the Sector Matter?,
Harvard Business School
2003
Định lượng,
hồi quy, số
liệu tổng hợp
- Khảo sát tác động FDI tới năng suất lao
động ở nhiều ngành khác nhau tại 47
quốc gia trong 1981 – 1999
- 3 -
LỜI MỞ ĐẦU

Từ thực tế quá trình phát triển nền kinh tế trong những năm qua đã chứng
minh sự đóng góp tích cực của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. FDI không phải là khái niệm mới,
FDI được xem xét với nhiều khía cạnh tích cực, nó không chỉ bổ sung nguồn
vốn mà còn mang đến cho những nước nhận đầu tư công nghệ, kỹ thuật hiện đại,
kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạo thêm nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, qua
đó góp phần khai thác tốt hơn các nguồn lực trong nước, thúc đẩy tích cực
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trái lại,
FDI cũng đã và đang tạo ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững
của tăng trưởng và chất lượng cuộc sống. Gần đây đã xuất hiện hàng loạt vấn đề
gây bức xúc dư luận xã hội, trong đó nổi bật là chất lượng FDI thấp thiếu tính
bền vững, ô nhiễm môi trường trầm trọng gây ra không ít những ảnh hưởng xấu
tới nước nhận đầu tư về cả mặt kinh tế và xã hội. Những nước này đang phải đối
mặt với những thách thức phức tạp, đòi hỏi sự chuyển dịch sang một mô hình
tăng trưởng bền vững, bảo vệ môi trường, với việc thu hút nhiều hơn dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong đó ngày càng quan tâm đến dòng vốn
FDI “xanh”. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững phải song hành cùng
nhau và đầu tư xanh là điều kiện tiên quyết để thực hiện cả hai mục tiêu.
Vậy khái niệm FDI “xanh” là gì? Các tiêu chí gì để xác định tính “xanh”
của một dự án FDI?
FDI xanh là một chủ đề mới trên thế giới cả trong thực tiễn và trong
nghiên cứu khóa học. Việc xác định FDI nào là xanh, thân thiện với môi trường
là việc không dễ dàng. Nhóm nghiên cứu thực hiện tổng thuật lại các công trình
nghiên cứu, các bài viết, báo cáo trong và ngoài nước để xem xét, phân tích và
đánh giá cách tiếp cận về FDI “xanh” từ các góc độ khác nhau, những hạn chế
còn tồn tại. Từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra một định nghĩa FDI xanh đến một
mức cụ thể nhất có thể: FDI xanh gồm 2 khía cạnh: 1) FDI đầu tư vào sản xuất
- 4 -
hàng hóa và dịch vụ môi trường, 2) FDI đầu tư vào lĩnh vực khắc phục những
tổn hại môi trường, sử dụng năng lượng sạch hoặc tiêu hao ít năng lượng hơn.

Phân loại FDI xanh theo 2 hướng nghiên cứu nhỏ hơn là FDI sạch và FDI hàm
lượng carbon thấp. Do sự hạn chế về tài liệu ở cả nước ngoài và ở trong nước,
và những khó khăn trong việc xác định FDI xanh trong thực tiễn, nhóm cũng
chưa thể đưa ra được một phương pháp khả thi đo lường được quy mô dòng vốn
FDI xanh. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu có đề cập đến sự tác động của FDI xanh
đến phát triển bền vững. Cuối cùng, nhóm đưa ra một gọi ý về cách hiểu một
đơn giản nhất về FDI xanh, FDI nào phục vụ cho phát triển bền vững thì có thể
gọi là FDI xanh.
- 5 -
Phần 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Các công trình nghiên cứu khi tổng quan được sắp xếp theo ngôn ngữ:
tiếng Việt xếp trước, tiếng Anh xếp sau; theo thời gian: xuất bản trước xếp
trước, xuất bản sau xếp sau; và theo hướng nghiên cứu định tính xếp trước,
định lượng xếp sau.
1.1. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam
1.1.1. Nguyễn Thị Liên Hoa và cộng sự, Thu hút FDI sạch cho phát triển bền vững
kinh tế Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, 2010
Nguyễn Thị Liên Hoa và cộng sự (2010) đã nghiên cứu về thu hút FDI
sạch cho phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam. Nhóm tác giả nêu lên khái
niệm và quan điểm về FDI sạch, tác động tiêu cực và tích cực của FDI, từ đó
đưa ra một số biện pháp nhằm thu hút FDI sạch cho nền kinh tế Việt Nam.
Cũng theo nhóm nghiên cứu, một dự án FDI bền vững được đánh giá trên
những khía cạnh sau: nguồn vốn đầu tư phải là đầu tư kinh doanh, không nhằm
mục đích trục lợi nào khác, đem lại lợi ích cho cả 2 bên, có chính sách phát triển
lâu dài và thân thiện với môi trường sinh thái. Các dự án FDI không chỉ có
phương án đầu tư mà phải kèm theo phương án bảo vệ môi trường. Các nhân tố
có tính chất quyết định chủ yếu đến tính bền vững của FDI được kể đến như cơ
chế chính sách thông thoáng, khuyến khích đầu tư để thu hút và giữ chân nhà đầu
tư; có chính sách bảo vệ môi trường sinh thái; môi trường cạnh tranh, những cơ

hội và sức ép từ thị trường thế giới và thị trường nội địa; tầm nhìn mang tính dài
hạn của nhà đầu tư; và những sáng kiến và cam kết hợp tác quốc tế.
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp khi chỉ ra
một số trường hợp về FDI "chưa sạch" tại Việt Nam, trong đó điển hình như
công ty Vedan phá hoại môi trường Việt Nam suốt 14 năm. Việc xả thải không
qua xử lý xuống sông Thị Vải, việc trốn nộp phí môi trường suốt nhiều năm của
Vedan cũng được cho là một cách tiết kiệm để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp,
mà bỏ qua những quy chuẩn về môi trường. Hiện tại, số lượng doanh nghiệp tại
- 6 -
Việt Nam thực hiện các biện phát sản xuất sạch và tuân thủ luật bảo vệ môi
trường còn rất ít. Một phần do chính sách không rõ ràng, có doanh nghiệp bỏ ra
hàng tỷ đồng để đầu tư sản xuất sạch hơn, trong khi các doanh nghiệp khác tự do
xả các chất ô nhiễm ra môi trường và chỉ bị phạt hành chính với số tiền quá nhỏ.
Một số biện pháp thu hút FDI sạch cho phát triển bền vững nền kinh tế
Việt Nam đã được nhóm đề cập đến, cụ thể như sau:
− Hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý FDI sạch, trong đó hoàn thiện hệ
thống pháp luật bảo vệ môi trường.
− Có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư FDI sạch.
− Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước và sự tham gia của xã hội.
− Thúc đẩy, khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội.
− Quy định giới hạn ô nhiễm, kiểm soát ô nhiễm dựa trên thị trường bằng
cách ban hành hạn ngạch ô nhiễm, quy định lượng khí thải được thải ra
môi trường đối với các doanh nghiệp.
− Thu phí hoặc thuế các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
− Giải pháp trong quy trình đầu tư FDI: Trong lựa chọn đối tác đầu tư. Cần
ưu tiên chọn những đối tác doanh nghiệp FDI từ những nước phát triển có
các chuẩn môi trường cao, nơi có qui định chặt chẽ về công tác môi trường.
− Giải pháp về xúc tiến đầu tư: Cần tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư cho
các nhà đầu tư nước ngoài nhằm cung cấp thông tin về môi trường đầu tư,
đồng thời tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với các nhà đầu tư đang hoạt

động tạiViệt Nam về môi trường đầu tư của VN.
Báo cáo đã cho thấy chúng ta cần thiết phải có cái nhìn khách quan hơn ở
nhiều góc độ khác nhau đối với hiệu quả của dòng vốn FDI mang lai cho nền
kinh tế đất nước để từ đó có cách ứng xử phù hợp hơn, có được FDI “sạch hơn”
nhằm đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng bền vững nền kinh tế VN.
- 7 -
1.1.2. Lê Minh Tú, báo cáo nghiên cứu “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hàm
lượng carbon thấp (Low-carbon FDI) cho phát triển bền vững ở Việt Nam”,
2012
Điểm đóng góp nổi bật của nghiên cứu chính là đã đưa ra được lý thuyết
tổng quát về Low-Carbon FDI (LCF) và mối quan hệ giữa LCF với phát triển bền
vững; nhận biết LCF đối với phát triển bền vững tại Việt Nam từ năm 2000 đến
năm 2012, điển hình là Hà Nội; và đưa ra những đề nghị ban đầu về tăng cường
thu hút LCF cho phát triển bền vững ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Về khung khổ lý thuyết, bài nghiên cứu tập trung khái quát hai lý thuyết
về FDI hàm lượng carbon thấp và phát triển bền vững. Khái niệm LCF về cơ
bản gần giống với định nghĩa về FDI, điểm khác biệt duy nhất mà nghiên cứu đã
chỉ ra chính là LCF thông qua hoạt động sản xuất, hoặc tiêu dùng, hoặc cung cấp
các sản phẩm, dịch vụ của LCF nhằm giảm phát thải lượng khí nhà kính (GHG,
Green house Gase). LCF có thể giúp giảm phát thải khí nhà kính thông qua hai
phương pháp là quy trình sản xuất và quá trình tiêu thụ những sản phẩm và dịch
vụ low-carbon.
Bên cạnh đó, những tiêu chí để nhận diện LCF cũng được đưa ra gồm tiêu
chí xác định LCF, dấu hiệu để nhận diện LCF vào các nước đang phát triển cùng
một số tiêu chuẩn quốc tế khác. Dựa trên hệ thống cơ sở lý thuyết này, nghiên
cứu đã tập trung xem xét thực tiễn thu hút LCF vào Việt Nam, trường hợp Hà
Nội. Thông qua phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp hai nguồn số liệu thứ
cấp và sơ cấp, nghiên cứu đã đưa ra nhận định về nhóm ngành công nghiệp chế
tạo từ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội phần lớn thuộc nhóm không chiến
lược và rất dễ gây ô nhiễm môi trường và tăng phát thải GHGs. Nghiên cứu

cũng đã phát hiện một lượng nhỏ các dự án LCF mà Hà Nội thu hút được, cho
thấy dấu hiệu tích cực về chất lượng dòng FDI cũng như LCF.
Tuy nhiên, những phân tích trong bài nghiên cứu đều dựa trên góc độ chủ
quan của người nghiên cứu, vấn đề nhận diện và thực hiện các dự án LCF trên
- 8 -
thực tế vẫn chưa được đánh giá cụ thể. Nhưng cũng không thể vì những hạn chế
đó mà phủ nhận một số giải pháp cho Việt Nam nhằm thu hút LCF (dựa trên
chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam và định hướng chính sách thu hút
LCF) mà bài nghiên cứu đã đóng góp, bao gồm nhóm biện pháp liên quan đến
cơ chế chính sách, nhóm giải pháp về thuế, nhóm giải pháp thực hiện tạo nhân tố
kéo thu hút LCF, nhóm biện pháp quản lý dòng FDI.
1.1.3. Nguyễn Thị Nhung Anh và cộng sự, Báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên:
“Thu hút FDI xanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế Việt
Nam”, ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, 2013
Báo cáo nghiên cứu khoa học này có thể coi là công trình mới nhất nghiên
cứu về FDI “xanh” đối với phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo
đã đưa ra được khái niệm về FDI xanh, chỉ ra được vai trò của FDI đối với phát
triển kinh tế bền vững. Bên cạnh đó, thông qua nghiên cứu một số trường hợp cụ
thể, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút FDI “xanh” gắn
liền với phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam.
Với việc đưa ra khái niệm về FDI “xanh”, kinh tế xanh và phát triển bền
vững, cũng như phân tích được nội dung và mối quan hệ giữa FDI “xanh” với
phát triển bền vững, báo cáo đã nêu ra được một khung khổ lý thuyết khá cơ bản
cho FDI xanh và phát triển bền vững.
Để phân biệt giữa FDI “xanh” và FDI thông thường thì khái niệm FDI
“xanh” đã chỉ ra cụ thể hơn.
Báo cáo cũng đã nêu bật được vai trò và trách nhiệm của FDI trong bảo vệ
môi trường cũng như sự cần thiết phải thu hút FDI “xanh” đối với sự phát triển
bền vững kinh tế của Việt Nam. Dựa trên nguyên tắc của tăng trưởng bền vững,
báo cáo đã nhận định vai trò đặc biệt và mấu chốt của FDI “xanh” trong việc

thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Thông qua phương pháp nghiên cứu tình huống, dựa trên một số trường
hợp cụ thể như trường hợp công ty Vedan, công ty TungKuang hay công ty
- 9 -
TNHH Italisa Việt Nam là những trường hợp điển hình cho việc các công ty FDI
vì mục đích lợi nhuận, phớt lờ những quy định mà gây hậu quả nghiêm trọng
đến môi trường cũng như đời sống dân cư. Qua đó, báo cáo đã chỉ ra thực trạng
còn tồn tại tại một số doanh nghiệp FDI như thiếu ý thức, trách nhiệm bảo vệ
môi trường, bất chấp qiuy định xả thải bừa bãi trong quá trình sản xuất. Đồng
thời cũng chỉ ra nhưng thiếu xót, bất cập cùng sự quản lý lỏng lẻo của hệ thống
quản lý môi trường tại Việt Nam.
Từ nhận định những tác động tiêu cực của FDI tới các vấn đề kinh tế, xã
hội, môi trường, báo cáo đã đưa ra nhóm các giải pháp nhằm thu hút FDI “xanh”
gắn với phát triển bền vững nền kinh tế của Việt Nam. Đó là những nhóm giải
pháp về cơ chế chính sách, sự đồng bộ trong cơ cấu quản lý, nâng cao vai trò
quản lý của nhà nước, hoàn thiện quy trình đầu tư cùng với sự thúc đẩy quản lý
giảm sát, xử lý các hậu quả môi trường của các doanh nghiệp FDI.
Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng báo cáo khoa học đã đưa ra được cái nhìn
tổng quát về tình hình thu hút vốn đầu tư FDI “xanh” tại Việt Nam từ đó đưa ra
những giải pháp nhất định, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế
Việt Nam.
1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
1.2.1. Stephen S. Golub, Céline Kauffmann and Philip Yeres, Defining and
Measuring Green FDI: An exploratory review of existing work and evidence,
OECD, 2011
Báo cáo nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng lên một định
nghĩa cụ thể về FDI “xanh” và cách đo lường dòng vốn này, kiểm tra tính xác
thực của định nghĩa cũng như xác định các khó khăn về mặt chính sách có thể
gây hạn chế đối với dòng vốn FDI xanh.
Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp phân tích nhiều công trình

nghiên cứu về FDI, một số khái niệm được coi là có liên hệ đến FDI xanh, và một
số trường hợp thực tiễn về sự đóng góp của FDI tới môi trường. Có thể khẳng
định đây là báo cáo nghiên cứu đầu tiên của một tổ chức uy tín quốc tế nhằm xây
dựng một khung lý thuyết chuẩn về FDI xanh, do đó không tránh khỏi sự hạn chế
- 10 -
về nguồn tài liệu và trên thực tế, khái niệm “xanh” chưa được định nghĩa một
cách cụ thể, đồng thời việc xác định một quá trình hay hoạt động kinh tế nào đó
có “xanh” hay không cũng không phải là dễ dàng. Vì vậy, công trình này mới
dừng lại ở việc đưa ra một khái niệm mang tính chất gợi mở về FDI xanh và luận
giải về một số giả định có thể đo lường được quy mô dòng vốn FDI xanh.
Theo nhóm tác giả, FDI xanh có thể được xem xét trên 2 khía cạnh: 1)
FDI đầu tư vào sản xuất hàng hóa và dịch vụ môi trường (sản xuất trang thiết bị
xử lý nước, khí đốt sinh học bio-gas, năng lượng mới, năng lượng tái tạo,…), 2)
FDI đầu tư vào lĩnh vực khắc phục tổn hại môi trường, sử dụng công nghệ sạch
hoặc tiêu hao ít năng lượng (quản lý và xử lý rác thải, nước,…,). Báo cáo gợi ý
phương pháp đo lường dòng vốn FDI xanh cũng dựa trên 2 khía cạnh trên, tuy
nhiên do lý do khách quan như ở trên, kết quả vẫn chưa được khả quan và tính
chính xác không cao. Ngoài ra, báo cáo đã xác định được một số yếu tố chính
sách từ phía nhận đầu tư gây cản trở đến FDI xanh như sự giới hạn quyền sở
hữu nước ngoài, việc kiểm soát dựa trên đánh giá về lợi ích đem lại cho nước
chủ nhà, điều kiện của nước nhận đầu tư, và điều kiện về người quản lý dự án.
1.2.2. Felipe Calderón et al, Green Investment Report: The ways and means to
unlock private finance for green growth, World Economic Forum, 2013
Đây là bài báo cáo đầu tiên về Đầu tư xanh của Diễn đàn kinh tế Thế giới.
Báo cáo cung cấp tư liệu tham chiếu chung cho các nhà hoạch định chính sách,
các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư khi họ tìm hiểu và đương đầu với khoảng
cách toàn cầu trong đầu tư xanh. Báo cáo đã tổng hợp, phân tích về từng khía
cạnh trong đầu tư xanh và nghiên cứu những trường hợp điển hình nhất hiện nay
với nguồn dữ liệu thu thập từ các tổ chức hàng đầu như Bloomberg New Energy
Finance, Sáng kiến chính sách về khí hậu, Cơ quan năng lượng quốc tế, Tổ chức

Hợp tác Kinh tế và Phát triển, Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc, Ngân
hàng Thế giới và Viện Tài nguyên thế giới. Qua đó, báo cáo đưa ra thông điệp
quan trọng cho các bên liên quan. Phân tích mới này đưa ra những số liệu thống
kê về dòng tài chính trong lĩnh vực năng lượng sạch, và những phát hiện này có
- 11 -
thể được sử dụng để định hướng cho các quyết định và ưu tiên đầu tư trong các
lĩnh vực khác.
Kết quả nghiên cứu của báo cáo chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế xanh là
cách duy nhất để đáp ứng nhu cầu của dân số trên toàn thế giới hiện nay và sẽ
tăng lên 9 tỉ người vào năm 2050, thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng, giảm
phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính đồng thời tăng hiệu quả sử dụng của tài
nguyên thiên nhiên. Thực tế, những tiến bộ to lớn đang được thực hiện để
chuyển đổi nền sản xuất sang hướng tăng trưởng xanh. Đồng thời các nước đang
phát triển đóng vai trò ngày càng lớn trong mở rộng quy mô đầu tư xanh. Đầu tư
xanh diễn ra theo hướng Nam – Nam, Bắc – Nam, và không chỉ là đầu tư trong
nước mà còn cả đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những cải cách trong hoạt động
đầu tư xanh vẫn còn nhiều bất cập và còn gặp nhiều rào cản do suy thoái kinh tế
và do mục tiêu lợi nhuận của nhà đầu tư, do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được.
Nhưng trên tất cả, đầu tư xanh là điều kiện tiên quyết để đạt được tăng trưởng
bền vững và phát triển bền vững.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, tài chính công đóng vai trò chính trong đầu tư
xanh. Tuy nhiên, nguồn vốn tài chính công lại bị hạn chế nên những dự án đầu
tư xanh dựa vào vốn tài chính công thường bị thu hẹp. Do vậy, báo cáo đề xuất
những chính sách hỗ trợ của các chính phủ đề khuyến khích và thu hút đầu tư
xanh từ nguồn vốn tư nhân như bảo lãnh đầu tư, bảo hiểm, các ưu đãi đầu tư kết
hợp với hỗ trợ chính sách đúng đắn.
Báo cáo sử dụng phương pháp phân tích định tính và nghiên cứu trường
hợp. Dữ liệu sử dụng trong báo cáo gồm dự báo đầu tư đến năm 2030 trong bối
cảnh của hoạt động kinh tế thông thường với các chính sách hiện nay; dự báo đầu
tư trong bối cảnh 2°C với sự ưu tiên cho biến đổi khí hậu; dữ liệu dòng vốn đầu tư

hiện có. Nghiên cứu trường hợp sử dụng thông tin các dự án đầu tư vào Metrobus
tai Mexico City, Trạm phong điện ngoài khơi Walney tại Anh, Nhà máy điện năng
lượng mặt trời tập trung Ouarzazate tại Morocco, Chương trình Năng lượng hiệu
- 12 -
quả tại Thái Lan, Bình nước nóng năng lượng mặt trời tại Tunisia, Năng lượng
gió tại Uruguay, Dự án Bảo vệ nước đầu nguồn tại Ecuador và Columbia.
1.2.3. United Nations, Promoting low-carbon investment, Investment Advisory
Series, Series A, number 7, 2013
Báo cáo nghiên cứu hướng đến việc giúp các cơ quan xúc tiến đầu tư thúc
đẩy các dự án đầu tư low-carbon, hướng tới phát triển bền vững ở những nước
nhận đầu tư. Thông qua nghiên cứu, các nhà đầu tư có thể thấy được cơ hội cũng
như cách thức thực hiện các dự án low-carbon này.
Nghiên cứu đã đưa ra được khái niệm của Low-carbon FDI (LCF) và thành
ba nhóm: (i) Đầu tư vào quá trình sản xuất nhằm giảm GHG, (ii) Đầu tư vào năng
lượng sạch, (iii) Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và cơ sở vật chất để sản xuất
các sản phẩm giúp giảm GHG cũng như cung cấp các dịch vụ liên quan.
Việc thu hút LCF được coi là xu thế mới trong việc thu hút và nâng cao
chất lượng dòng vốn FDI bởi những lợi ích như giảm GHG, nâng cao hiệu quả
sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu, cải thiện cơ hội đầu tư, tạo lợi thế cạnh
tranh.
Tuy nhiên, vấn đề chi phí cao và việc phụ thuộc quá mức vào công nghệ
cũng như các sản phẩm và dịch vụ của các TNCs lại là điểm bất lợi của các dự
án LCF. Rất nhiều các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển đều gặp
phải khó khăn trong việc thu hút LCF. Những rào cản này có thể được chia
thành hai nhóm là những rào cản về thể chế, luật pháp và những rào cản có liên
quan đến tài chính, kinh tế xã hội. Đây cũng là các nhân tố chính ảnh hưởng đến
LCF và có thể được giải quyết thông qua chiến lược thúc đẩy đầu tư với những
chính sách và biện pháp trong việc thu hút LCF.
Đặc biệt, trong nghiên cứu này có đề cập đến chiến lược thu hút FDI
“xanh” của chính phủ Zambia, quốc gia đang bước vào thời kì bùng nổ các dự

án xây dựng cơ sở hạ tầng gồm mạng lưới giao thông và các tòa nhà. Do những
hạn chế về công nghệ xây dựng, quan ngại những ảnh hưởng xấu đến môi
trường, chính phủ Zambia đã chủ động tham gia vào chương trình liên kết kinh
- 13 -
doanh của UNCTAD. Tham gia vào chương trình này, Zambia được hưởng lợi
từ việc thu hút được những nhà thầu quốc tế với công nghệ xanh hiện đại, xây
dựng những tòa nhà sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, và sử dụng các vật
liệu low-carbon.
Việc thu hút LCF trở thành yêu cầu cấp thiết của những quốc gia đang
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, LCF có những tác động như
thế nào (cả tích cực và tiêu cực) đối với mục tiêu tăng trưởng bền vững quốc gia
vẫn chưa được lí giải và đo lường cụ thể. Hạn chế này của nghiên cứu khiến cho
các nhà đầu tư cũng như các quốc gia nhận đầu tư vẫn còn lúng túng trong việc
thay đổi chiến lược đầu tư và thu hút đầu tư. Đây mới chỉ là khúc dạo đầu đầy
tính mở trong việc hướng FDI đến một chặng đường mới bền vững hơn.
1.2.4. Laura Alfaro, Foreign Direct Investment and Growth: Does the Sector
Matter?, Harvard Business School, 2003
Laura Alfaro (2003) sử dụng phương pháp hồi qui với số liệu hỗn hợp
(panel data) để khảo sát mối quan hệ giữa FDI và năng suất lao động ở các
ngành khác nhau cho 47 nước trong giai đoạn 1981 – 1999. Nghiên cứu đi đến
kết luận, FDI có tác động tích cực tới năng suất của doanh nghiệp ngành chế
biến, nhưng đồng thời lại có tác động tiêu cực tới tăng trưởng của các ngành
nông nghiệp và khai khoáng. Tác động đến ngành dịch vụ vẫn còn khá mơ hồ.
Số liệu của bài nghiên cứu là giá trị trung bình trong khoảng thời gian
nghiên cứu (1981 – 1999), được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy, cụ thể
như sau:
- Mức sản phẩm đầu ra và tăng trưởng: phản ánh mức tăng trưởng của GDP bình
quân đầu người, nguồn số liệu được lấy từ World Bank Development Indicators
(2001)
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài: giá trị dòng vốn đầu tư nước ngoài, vốn FDI theo

ngành được lấy từ International Direct Investment Year Book (2001);
UNCTAD’s World Investment Directory.
- 14 -
- Tiêu dùng chính phủ, mức lạm phát (tỷ trọng thay đổi trong giảm phát GDP) và
chỉ số mở cửa thương mại được thu thập từ World Bank Development Indicators
(2001).
- Chất lượng thể chế (INSTQUAL): là giá trị trung bình của 12 chỉ số phụ rủi to
chính trị, nguồn từ International Country Risk Guide (ICRG).
Để đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế, đầu tiên, bài nghiên
cứu đánh giá tác động của dòng FDI đến các nhân tố quyết định tăng trưởng,
bao gồm thu nhập ban đầu, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển tài chính, đầu tư, và
chất lượng thể chế, sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính:
GROWTH
i
= β
0
+ β
1
INITIAL GDP
i
+ β
2
CONTROLS
i
+ β
3
FDI
i
+ v
i

Tất cả các hồi quy bao gồm những biến liên tục, được ước lượng bằng
phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS), kiểm đinh White và
khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi, trong ngoặc đơn là t-giá trị.
Mô hình kinh tế lượng cho kết quả như sau:
- 15 -
Từ kết quả bảng trên, bài nghiên cứu chỉ ra rằng viêc FDI tạo ra các yếu
tố ngoại vi dưới hình thức chuyển giao công nghệ, bí quyết quản lý, và tiếp cận
thị trường. Nhìn chung FDI tác động tích cực đến tăng trưởng, chỉ là mức độ tác
động chưa thật sự rõ ràng.
Laura Alfaro (2003) tiếp tục giả thuyết kiểm định tác động trực tiếp của
đầu tư lên các lĩnh vực khác nhau đến tăng trưởng kinh tế. Với j tương đương
với các lĩnh vực sản xuất, chế biến, dịch vụ, ta có mô hình:
GROWTH
i
= β
0
+ β
i
INITAIL GDP
i
+ β
2
CONTROLS
i
+ β
3
FDI
i
j
+ v

i
FDI vào ngành chế biến tác động tích cực đáng kể đến tăng trưởng, cụ thể
quản lý tốt hơn thu nhập ban đầu, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển tài chính, đầu
tư, và chất lượng thể chế. Tương tự như vậy, FDI vào ngành dịch vụ tác động
tích cực đến tăng trưởng, tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, tác động này
là không đáng kể.
- 16 -
Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, có thể áp dụng mô hình này đối
với FDI xanh vì đây cũng là một phần của FDI và các biến trong mô hình đều
phù hợp với FDI xanh. Vấn đề là làm sao để có số liệu đáng tin cậy về FDI xanh
để có kết quả cụ thể.
- 17 -
Phần 2
KHUNG LÝ THUYẾT VỀ FDI XANH
VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1. Khái niệm FDI xanh
Trước hết, cần có một cách hiểu cơ bản về đầu tư xanh. Đầu tư xanh là
một khái niệm rộng, nó có thể là một hoạt động độc lập, hoặc là một nhánh của
mô hình đầu tư cao hơn, hoặc có liên quan tới hoạt động đầu tư vì môi trường,
phát triển bền vững,…
FDI xanh là một phạm trù nằm trong đầu tư xanh. Theo OECD (2011),
FDI xanh được hiểu theo 2 khía cạnh: 1) đó là FDI đầu tư vào sản xuất hàng hóa
và dịch vụ môi trường, 2) đó là FDI đầu tư vào lĩnh vực khắc phục những tổn
hại môi trường, sử dụng năng lượng sạch hoặc tiêu hao ít năng lượng.
Tuy nhiên, việc xác định FDI xanh nói riêng và đầu tư xanh nói chung có
nhiều hạn chế. Vấn đề là rất khó khăn để xác nhận chính xác dự án đầu tư nào
thể hiện và chuyển giao các công nghệ sạch hơn và cách đo lường các dòng vốn
đầu tư đó.
Rất nhiều hàng hóa và dịch vụ có thể được sử dụng trong nhiều hoạt động
khác nhau, một số hoạt động có thể có tác động “xanh” trong khi số khác lại

ngược lại. Các doanh nghiệp sản xuất rất hàng hóa và dịch vụ, chỉ số ít trong đó
có thể coi là “xanh”. FDI đầu tư vào một ngành sản xuất có thể bao hàm những
hàng hóa hay dịch vụ “xanh” nhưng khó có thể tách biệt được đâu là phần FDI
tích lũy trong các sản phẩm đó. Bên cạnh đó, sản phẩm phù hợp môi trường,
được coi là “xanh” nhưng có thể quá trình sản xuất chúng lại tạo ra nhiều rác
thải hoặc tiêu hao nhiều năng lượng. Cuối cùng, các báo cáo thống kê của các
quốc gia về FDI trong các công nghiệp và dịch vụ cũng không chi tiết và thuận
lợi cho việc xác định và phân tích về tính “xanh”.
- 18 -
Việc định nghĩa FDI xanh có thể dựa trên mức độ đáp ứng của dự án đầu
tư với các quy định về môi trường của nước chủ nhà hoặc với các tiêu chuẩn
quốc tế. Nói cách khác, dự án FDI có thể được coi là “xanh” nếu dự án đó thân
thiện với môi trường hơn các dự án đầu tư nội địa trong cùng lĩnh vực, xét trên
các yếu tố đầu ra như cường độ tiêu thụ năng lượng, khí thải carbon, rác thải, ô
nhiễm không khí và nước,…
Tóm lại, FDI xanh có thể hiểu là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
giúp bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên, có thể xuất hiện trong bất kỳ lĩnh
vực công nghiệp hay dịch vụ nào. Dòng vốn này được các công ty nước ngoài
đầu tư vào các dự án thân thiện môi trường cũng như thiết lập một hình thức đầu
tư sạch hơn, hiệu quả hơn trong quá trình sản xuất. Một số lĩnh vực tiềm năng
mà FDI “xanh” có thể tham gia như: năng lương tái tạo, nông nghiệp, lâm
nghiệp, xử lý rác thải, quản lý và xử lý nước, thị trường phác thải khí carbon…
2.2. Phân loại FDI xanh
Dựa trên sự định nghĩa của OECD (2011), có thể chia FDI xanh theo 2
loại hình đầu tư nhỏ hơn là FDI sạch và FDI hàm lượng carbon thấp (low-carbon
FDI – LCF).
a) FDI sạch được hiểu là một loại đầu tư trực tiếp mà cần thiết phải
hướng đến sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, trước hết phải đáp ứng các
yêu cầu về bảo vệ môi trường và lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội.
Về lĩnh vực môi trường. FDI sạch nhằm hưởng tới mục tiêu bảo vệ môi

trường, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng
chống cháy và chặt phá rừng, khai thác tài nguyên bừa bãi.
Về lợi ích kinh tế, đối với nước đầu tư phải nhận được các lợi ích về
nguồn lao động và nguyên vật liệu rẻ hơn, tạo ra được lợi nhuận trong quá
trình đầu tư. Các nước tiếp nhận đầu tư phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế
cao, ổn định và bền vững, phát triển sản xuất theo hướng thân thiện với môi
- 19 -
trường, công nghiệp hóa, phát triển nông nghiệp - nông thôn bền vững, phát
triển công nghiệp sạch.
Về lợi ích xã hội, FDI sạch nhằm hướng tới tiến bộ và công bằng xã hội,
xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng
giáo dục, nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe
b) Low-carbon FDI chính là hoạt động chuyển giao công nghệ, nghiệp vụ
hoặc sản phẩm từ các TNCs sang nước nhận đầu tư thông qua hình thức FDI
giúp làm giảm lượng phát thải nhà kính (Greenhouse Gases – GHG) nhiều hơn.
Theo đó, low-carbon FDI được chia thành ba nhóm như sau:
Các loại low-carbon FDI Ví dụ
Đầu tư vào quá trình sản xuất nhằm
giảm GHG
- Quy trình sản xuất tiết kiệm năng
lượng
- Quy trình và thiết bị giảm lượng
phát thải GHG
- Sử dụng kỹ thuật xanh trong xây
dựng
Đầu tư vào năng lượng sạch
- Năng lượng mặt trời
- Năng lượng gió
- Sản xuất thủy điện
- Năng lượng nham thạch

Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và
cơ sở vật chất để sản xuất các sản
phẩm giúp giảm GHG cũng như
cung cấp các dịch vụ liên quan
- Nghiên cứu hiệu quả năng lượng và
tái chế
- Sản xuất pin mặt trời, cối xay gió
- Sản xuất các sản phẩm tiết kiệm
năng lượng như ô tô chạy bằng điện,
bóng đèn tiết kiệm điện
- Dịch vụ công nghệ
- Dịch vụ xử lý chất thải
2.3. Tác động của FDI xanh tới phát triển bền vững
Nguồn vốn FDI đóng vai trò rất quan trọng, nhất là đối với các nước đang
phát triển, trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế. Bên cạnh những tác
động tích cực mà FDI mang lại cho nền kinh tế, vẫn còn những tồn tại, tác động
tiêu cực mà nó gây ra cho kinh tế, môi trường và xã hội nước tiếp nhận. Vì vậy,
- 20 -
không khó để nhận thấy tầm quan trọng của FDI “xanh” đối với phát triển bền
vững nền kinh tế.
FDI “xanh” giúp giảm thiểu, cải thiện những vấn đề tồn tại của FDI gây
ra. Nó giúp cải thiện môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, tạo tác động tích cực đối
với sự phát triển nền kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong giai đoạn
mà tất cả các hành động bảo vệ môi trường đang được kêu gọi thì FDI “xanh”
đang là mục tiêu hướng tới của không chỉ các quốc gia đang phát triển mà cả các
quốc gia phát triển.
- 21 -
KẾT LUẬN
FDI xanh là một đề tài rất mới trong cả thực tiễn và nghiên cứu khoa học,
do đó các công trình được chọn để tổng thuật tài liệu đã tiếp cận một phần nào

đến FDI xanh. Dựa trên sự tham khảo các tài liệu, bài viết này đã đưa ra một
khái niệm khái quát về FDI xanh và phân loại.
Tuy nhiên, do sự hạn chế về phương pháp luận và tài liệu, nhóm vẫn chưa
thể chỉ ra được các tiêu chí cụ thể để xác định chính xác dự án nào là dự án FDI
xanh và phương pháp khả thi và hiệu quả có thể đo lường được quy mô dòng
vốn này.
Nhóm có đề xuất nghiên cứu mới hướng vào mộn nhánh của FDI xanh là
FDI hàm lượng carbon thấp, nghiên cứu sâu để đưa ra các tiêu chí sát hơn để
nhận diện và xác định được quy mô dòng vốn này.
- 22 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Minh Tú, báo cáo nghiên cứu “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
hàm lượng carbon thấp (Low-carbon FDI) cho phát triển bền vững ở Việt
Nam”, 2012
2. Nguyễn Thị Liên Hoa và cộng sự, Thu hút FDI sạch cho phát triển bền
vững kinh tế Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí
Minh, 2010.
3. Nguyễn Thị Nhung Anh và cộng sự, Báo cáo nghiên cứu khoa học sinh
viên “Thu hút FDI xanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế
Việt Nam”, ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, 2013.
Tài liệu tiếng Anh
4. Enrique Lendo, Defining Environmental Goods and Services: A Case Study
of Mexico, ICTSD Project on Environmental Goods and Services,
International Centre for Trade and Sustainable Development (ICTSD), 2005.
5. Felipe Calderón et al, Green Investment Report: The ways and means to
unlock private finance for green growth, World Economic Forum, 2013.
6. Georg Inderst, Christopher Kaminker and Fiona Stewart, Defining and
Measuring Green Investments: Implications for Institutional Investors’
Asset Allocations, OECD, 2012.

7. Kevin P .Gallagher et al, Foreign Investment and Sustainable
Development: Lessons from the Americas, Working Group on
Development and the Environment in the Americas, 2008.
8. Laura Alfaro, Foreign Direct Investment and Growth: Does the Sector
Matter?, Harvard Business School, 2003.
9. Stephen S. Golub, Céline Kauffmann and Philip Yeres, Defining and
Measuring Green FDI: An exploratory review of existing work and
evidence, OECD, 2011.
10. UNCTAD, Investing in a Low-Carbon Economy, 2011.
Các trang Web
11. www.oecd.org/daf/investment/green
12. />- 23 -

×