Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Cuộc vận động giải quyết vấn đề phỉ ở Lai Châu (19521959)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 112 trang )

Số hóa bởi trung tâm học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM














GIANG TRỌNG THỦY




CUỘC VẬN ĐỘNG
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHỈ Ở LAI CHÂU
(1952 – 1959)



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ












Thái Nguyên - 2013


Số hóa bởi trung tâm học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM











GIANG TRỌNG THỦY




CUỘC VẬN ĐỘNG
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHỈ Ở LAI CHÂU
(1952 – 1959)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ








Thái Nguyên - 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu

i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các
nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nào khác.

Thái Nguyên, ngày. tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn




Giang Trọng Thủy


Xác nhận
của trƣởng khoa chuyên môn







Số hóa bởi trung tâm học liệu

ii

LỜI CẢM ƠN

Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn

GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Lịch sử, Phòng quản lý
Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm – Đại
học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin trân thành cảm ơn Kho lưu trữ Tỉnh uỷ, Chi cục lưu trữ tỉnh Lai
Châu, Trung tâm lưu trữ văn phòng tỉnh ủy Sơn La, Chi cục lưu trữ Điện Biên,
Ban nghiên cứu khoa học Lịch sử Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban nghiên cứu
khoa học Lịch sử Sở Công an Lai Châu đã cung cấp tài liệu giúp tôi hoàn
thành luận văn này. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban
giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, bạn bè cùng gia đình và những người thân
đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt
khoá học này.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn
Giang Trọng Thủy

Số hóa bởi trung tâm học liệu

iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng iv
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu 4
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của đề tài 6
6. Bố cục luận văn 7
Chƣơng 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH KT- VH- XH
LAI CHÂU. ÂM MƢU CHỐNG PHÁ CỦA ĐẾ QUỐC – PHẢN
ĐỘNG (1952 – 1959) 8
1.1. Vị trí địa lý- lịch sử, tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội 8
1.1.1. Vị trí địa lý- lịch sử 8
1.1.2. Điều kiện tự nhiên 10
1.1.3. Tình hình chính trị- kinh tế và xã hội 12
1.2. Âm mưu của Đế quốc, phản động trong vấn đề phỉ ở Lai Châu 16
1.2.1. Sự hình thành lực lượng thổ phỉ ở Lai Châu 16
1.2.2. Âm mưu của Đế quốc- phản động trong vấn đề phỉ ở Lai Châu 17
* Tiểu kết chương 1 23
Chƣơng 2. ĐƢỜNG LỐI VÀ HOẠT ĐỘNG CHỐNG PHỈ CỦA QUÂN
DÂN TỈNH LAI CHÂU TRONG VẬN ĐỘNG GIẢI QUYẾT PHỈ
(1952- 1959) 24
2.1. Đường lối chỉ đạo giải quyết vấn đề phỉ 24
Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv
2.2. Hoạt động của quân dân Lai Châu chống lại âm mưu- hành động
phá hoại của bọn thổ phỉ trên địa bàn tỉnh từ năm 1952 đến năm 1959 28
2.2.1. Giai đoạn 1952 – 1954 28
2.2.2. Giai đoạn 1954 – 1959 44
*Tiểu kết chương 2: 58
Chƣơng 3. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI – Ý NGHĨA LỊCH SỬ -
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI QUYẾT

VẤN ĐỀ PHỈ TRÊN ĐỊA BÀN LAI CHÂU (1952 – 1959) 60
3.1. Nguyên nhân thắng lợi 60
3.2. Ý nghĩa lịch sử 61
3.3. Bài học kinh nghiệm 62
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC
Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1
GS, PGS
Giáo sư, Phó Giáo sư
2
KT - XH
Kinh tế - xã hội
3
Nxb
Nhà xuất bản
4
tt
Thị trấn
5
TS

Tiến sĩ






Số hóa bởi trung tâm học liệu

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới có nhiều dân tộc anh em cùng sinh
sống, và cũng là tỉnh nghèo, khó khăn nhất cả nước. Trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ đây là địa bàn đặc biệt quan trọng, một “chiếc
bàn soay chiến lược ở Đông Dương”, vì đặc điểm tự nhiên, dân tộc và văn
hóa, trong quá trình thực hiện mưu đồ xâm lược nô dịch, địch đã từng bước
lợi dụng, dùng chính sách chia để trị, khơi sâu hằn thù dân tộc với ý đồ biến
Lai Châu thành điểm đứng chân, chống lại cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Đêm ngày 19. 12. 1946, bởi những hành động bội ước của Pháp, kháng
chiến bùng nổ. Trong suốt thời gian của cuộc kháng chiến trường kì gian khổ,
ngoài những hoạt động quân sự bằng lực lượng quân đội viễn chinh, thực dân
Pháp còn đẩy mạnh việc gây phỉ, phá hoại hậu phương của ta, dụ dỗ, lôi kéo
và khống chế đồng bào để phục vụ cho mưu đồ thâm độc của chúng nhằm
“lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, “dùng người Việt đánh người Việt” để đưa
nước ta trở lại thân phận thuộc địa của chúng. Tất cả mưu đồ của thực dân
Pháp và bọn can thiệp Mỹ đều đã thất bại trước sức mạnh đoàn kết của dân
tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thắng lợi trong công tác giải quyết

vấn đề phỉ cũng là một nhân tố cơ bản dẫn tới thắng lợi chung của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, buộc chúng phải thất bại trong cuộc đối đầu lịch
sử trên chiến trường Điện Biên Phủ, chấp nhận ký kết Hiệp định Giơ ne vơ
(21. 7. 1954) trao trả lại độc lập cho dân tộc Việt Nam.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1954), nhân
dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào thời kỳ mới: thời kỳ xây dựng
Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và tiến hành kháng chiến chống Mĩ giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước. Cùng với quá trình đó, bọn Đế quốc hiếu
chiến và lực lượng phản động thực hiện mưu đồ mới với tham vọng dập tắt
ngọn lửa kháng chiến của nhân dân ta, phá hoạt công cuộc xây dựng Chủ
nghĩa Xã hội, lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa biến nước ta trở lại
Số hóa bởi trung tâm học liệu

2
thân phận thuộc địa của chúng. Ở Lai Châu, các thế lực phản động, nhất là bọn
“phìa, tạo” có thâm thù với cách mạng vẫn ngấm ngầm hoạt động, Pháp sử dụng
và hẫu thuẫn bọn này chống phá lại ta với mong muốn một ngày nào đó quay trở
lại thuộc địa giàu có nhất của chúng. Đế quốc Mĩ sau khi hất cẳng Pháp nhảy vào
cuộc chiến tranh Đông Dương cũng mong muốn sử dụng lực lượng phản động
bản địa này để chống phá cách mạng Việt Nam, ngăn chặn công cuộc khôi phục,
hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc, đánh
phá hậu phương cuộc kháng chiến của ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh,
quân dân Lai Châu đã từng bước tiêu diệt, cải tạo lực lượng phỉ, làm thất bại âm
mưu “phỉ hóa toàn dân” của bọn Đế quốc, đảm bảo an ninh trật tự, tạo điều kiện
thuận lợi cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.
Hiện nay, các thế lực phản động, lưu vong nước ngoài dưới chiêu bài
“nhân quyền”, “tự do tôn giáo, tín ngưỡng” và lợi dụng sự thiếu hiểu biết của
đồng bào để kích động, chống phá chính quyền từ bên trong. Những bài học
trong công tác chống lập phỉ - giải quyết vấn đề phỉ có giá trị lớn trong công
tác chống âm mưu “diễn biến hòa bình”.

Nghiên cứu có hệ thống với mong muốn làm nổi bật nên tinh thần yêu
nước, những đóng góp của quân dân Lai Châu trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc, với tinh thần “ôn cố, tri tân” từ những kết quả đạt được trong công tác
tiễu phỉ rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng vào việc giữ gìn an ninh trật
tự, trị an trước những âm mưu mới của các thế lực phản động trong thời điểm hiện
tại. Chính những vấn đề nêu trên, tác giả mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài:
“Cuộc vận động giải quyết vấn đề phỉ ở Lai Châu (1952 – 1959)”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chống phỉ là hoạt động của một chính quyền nhà nước chống lại các thế
lực phản động có mục tiêu về kinh tế và chính trị rõ ràng, phỉ có những hoạt động
chống phá về kinh tế như cướp bóc, phá hoại cơ sở vật chất, trang thiết bị khí tài
của ta, về chính trị chúng gây tâm lý hoang mang dao động trong dân chúng, từ đó
xuyên tạc chính sách của nhà nước tiến tới mục tiêu lật đổ chính quyền.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

3
Dưới thời phong kiến vấn đề “phỉ” và chống phỉ có thể đã được đặt ra
như những cuộc nổi dậy của các tộc người thiểu số chống lại chính quyền
trung ương, nguyên nhân có thể do chính sách dân tộc chưa phù hợp, hoặc có
bàn tay thao túng, xúi giục của ngoại bang.
Thắng lợi cuộc cách mạng tháng Tám – 1945 với sự ra đời nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, vấn đề “phỉ” và chống phỉ càng đặt ra một cách cấp
bách hơn, bởi thủ đoạn của Đế Quốc, phong kiến chính là lợi dụng dân trí ta
còn thấp, nhất là bộ phận những tộc người thiểu số để thực hiện âm mưu thâm
độc nhằm tiêu diệt chính quyền non trẻ với các thủ đoạn “chia để trị”, “dùng
người Việt đánh người Việt” sử dụng lực lượng giai cấp trên đặc biệt là bọn
địa chủ, phìa, tạo những kẻ có thù oán với cách mạng để kích động quần
chúng chống chính quyền, bọn này dần dần trở thành “trùm phỉ”.
Như vậy, vấn đề “phỉ” và chống phỉ đã được đề cập trong những bộ
thông sử thời phong kiến, những bộ giáo trình lịch sử Việt Nam hiện đại ít

nhiều cũng đã nhắc tới vấn đề này như các cuốn: Đại Cương Lịch sử Việt
Nam (tập III) do Lê Mẫu Hãn chủ biên, Tiến trình Lịch sử Việt Nam của tác
giả Nguyễn Quang Ngọc, Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 2000 của tác giả
Nguyễn Xuân Minh Đặc biệt công tác giải quyết phỉ được nói đến nhiều
trong các bộ sử mang tính chất địa phương như: Niên biểu hoạt động lực
lượng công an Lai Châu, Lao Cai, Hà Giang, Nghệ An Lịch sử Đảng bộ
tỉnh Lai Châu; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lao Cai; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà
Giang. Đặc biệt còn được đề cập trong các chuyên đề của Bộ chỉ huy quân
sự các tỉnh như: Công tác tiễu phỉ, chống gián điệp biệt kích trên địa bàn
tỉnh Sơn La (1946- 1975); Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh
Lào Cai (1950- 1970); Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Hà
Giang (1947- 1962); Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu nào
đi sâu vào giải quyết có hệ thống từ nguồn gốc phát sinh, phát triển, hoạt
động và phương cách chống phá chủ yếu của phỉ, hoạt động tiễu phỉ đến
Số hóa bởi trung tâm học liệu

4
kết quả và bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác giải quyết vấn đề phỉ.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu mang tính chất thông sử chủ yếu
chỉ nêu sơ qua hoạt động chống phá của phỉ như một trong những thủ
đoạn của phong kiến – đế quốc chống phá lại chính quyền cách mạng; các
công trình nghiên cứu địa phương như lịch sử Đảng bộ phần nhiều chỉ
thiên về đường lối. Biên niên hoạt động của lực lượng công an, quân sự
thì lại thiên về hoạt động trấn áp bằng quân sự đối với phỉ.
3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu về tình hình tỉnh Lai Châu từ thời điểm
Thủ tướng chính phủ ra Nghị định số 145/TTg tái lập hai tỉnh Sơn La và Lai
Châu ngày 12. 01. 1952 (Từ năm 1948, hai tỉnh sát nhập thành tỉnh Sơn Lai),
đến khi vấn đề phỉ cơ bản được giải quyết (1959); những âm mưu thủ đoạn

mới của địch. Trước những âm mưu thủ đoạn đó, Đảng bộ, chính quyền tỉnh
Lai Châu đã có những chủ trương, chính sách và những hoạt động cụ thể của
quân dân Lai Châu chống lại âm mưu lập phỉ - giải quyêt vấn đề phỉ , nguyên
nhân thắng lợi và ý nghĩa của công tác giải quyết vấn đề phỉ. Từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm và ý nghĩa của công tác chống lập phỉ - giải quyết vấn đề phỉ,
bảo vệ an ninh trật tự ở tỉnh Lai Châu.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những nguồn tài liệu, Luận văn nghiên cứu một cách có hệ
thống, hoàn chỉnh về điều kiện địa lí, kinh tế, xã hội tỉnh Lai Châu trước và
sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc. Âm mưu mới của Mỹ - Tưởng chống phá
cách mạng, đặc biệt với việc gây phỉ, lập phỉ ở tỉnh Lai Châu khi vừa giải
phóng. Những chủ trương của Đảng bộ và chính quyền Lai Châu, cùng những
hoạt động cụ thể trong công tác chống phỉ, chống lập phỉ của địch, kết quả đạt
được và ý nghĩa – bài học kinh nghiệm trong công tác chống lập phỉ - giải
quyết vấn đề phỉ ở tỉnh Lai Châu.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

5
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài giới hạn không gian nghiên cứu thuộc phạm vi
địa bàn tỉnh Lai Châu (mới- chia tách năm 2004), gồm các huyện: Tam
Đường - Phong Thổ - Sìn Hồ - Than Uyên - Mường Tè.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác chống phỉ ở Lai Châu từ
khi tái lập tỉnh (1952) đến khi công tác tiễu phỉ ở Lai Châu cơ bản hoàn
thành (1959).
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, tác giả dựa vào những nguồn tài liệu chủ yếu sau:
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê nin bàn về chiến
tranh nhân dân, bàn về động lực và cách thức tiến hành chiến tranh nhân

dân. Đây là cơ sở lý luận vận dụng vào quá trình tìm hiểu và nghiên cứu
đề tài.
- Các văn kiện của Đảng, Nhà nước. Đây là nguồn tài liệu giúp
nắm bắt được chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong công
tác tiễu phỉ.
- Các chuyên đề tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn các tỉnh: Lai
Châu, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang… của Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh,
Niêu biểu hoạt động của Công an Lai Châu từ năm 1945 đến năm 1975.
- Nguồn tài liệu lưu trữ: bao gồm các Báo cáo, các Nghị quyết, …
của Đảng, của Đảng bộ tỉnh Lai Châu, của lực lượng công an nhân dân,
quân đội… Đây là nguồn tài liệu gốc đáng tin cậy, để có cái nhìn cụ thể,
chân thực vấn đề mà đề tài quan tâm. Đồng thời tác giả cũng sưu tầm
nghiên cứu các bài báo, bài phỏng vấn những đồng chí lão thành cách
mạng trực tiếp tham gia hoạt động tiễu phỉ. Đây là nguồn tài liệu quý giá
giúp bổ sung hoàn thiện đề tài.
- Các trang mạng trên Internet:

Số hóa bởi trung tâm học liệu

6
Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các tài liệu thành văn đã công bố trên
các tạp chí Trung ương và địa phương, các tác phẩm, công trình đã xuất bản
của các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng
bộ các cấp, của Tỉnh uỷ Lai Châu, Ban chỉ huy quân sự tỉnh Lai Châu, Công
an tỉnh Lai Châu…
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu phương pháp chủ yếu được sử dụng là
phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Ngoài ra để khắc phục
những hạn chế của các công trình ở địa phương về số liệu, sự kiện, của những
tư liệu qua thời gian không còn nguyên vẹn, đồng thời tổng hợp các vấn đề

liên quan đến nội dung đề tài tác giả còn sử dụng phương pháp so sánh, điều
tra thực địa, thống kê, tổng hợp.
5. Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hoá các nguồn tài liệu, luận văn khôi phục lại một cách
có hệ thống về quá trình chiến đấu của quân dân tỉnh Lai Châu trong hoạt động
chống lập phỉ - giải quyết vấn đề phỉ từ năm 1952 đến năm 1959 dưới sự lãnh đạo
của Đảng trên cơ sở đường lối “chính trị là căn bản, quân sự làm áp lực”.
Luận văn cố gắng nêu rõ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của Lai Châu,
miền biên viễn “phên dậu” địa đầu phía Tây của cả nước, nguồn gốc phát sinh
phát triển của phỉ song song với âm mưu của Đế quốc thực dân trong tham vọng
tái chiếm biến Việt Nam trở lại thành thuộc địa của chúng. Đường lối lãnh chỉ đạo
của Đảng, lãnh đạo tỉnh Lai Châu trong vấn đề phỉ và tiễu phỉ, những hoạt động
tiễu phỉ của quân dân Lai Châu, những kết quả đạt được qua đó rút ra bài học kinh
nghiệm của công tác tiễu phỉ. Đồng thời làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận và thực
thiễn về đường lối xây dựng miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, đường lối kháng chiến
chống Mĩ cứu nước, làm sáng tỏ luận điểm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê
nin “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Đồng thời, Luận văn cũng góp
phần nâng cao nhận thức về truyền thống đấu tranh quật cường của quân và dân
các dân tộc tỉnh Lai Châu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

7
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, để nghiên cứu và
giảng dạy, học tập lịch sử địa phương. Bằng những sự kiện, nhân vật cụ
thể, Luận văn góp phần giáo dục niềm tự hào, về truyền thống đấu tranh
kiên cường, bất khuất của nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu, nhằm giáo
dục tình yêu quê hương, đất nước, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của
Đảng cho nhân dân Lai Châu.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung

Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1. Vị trí địa lý lịch sử và tình hình kinh tế- chính trị- văn hóa
Lai Châu. Âm mưu chông phá của Đế quốc- phản động (1952 – 1959).
Chƣơng 2. Chủ trương, đường lối của Đảng, Chính quyền tỉnh và hoạt
động của quân và dân Lai Châu trong việc đối phó với âm mưu, thủ đoạn lập
phỉ của địch từ năm 1952 đến năm 1959.
Chƣơng 3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm
của cuộc vận động giải quyết vấn đề phỉ trên địa bàn Lai Châu (1952 – 1959).
KẾT LUẬN



Số hóa bởi trung tâm học liệu

8

Chƣơng 1
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH KT- VH- XH LAI CHÂU.
ÂM MƢU CHỐNG PHÁ CỦA ĐẾ QUỐC – PHẢN ĐỘNG
(1952 – 1959)

1.1. Vị trí địa lý- lịch sử, tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội
1.1.1. Vị trí địa lý- lịch sử
Lai Châu cũ (gồm Lai Châu và Điện Biên hiện nay) nằm ở phía Tây
Bắc Việt Nam được định vị từ 20
o
52‟ đến 22
o
49‟ vĩ độ Bắc, từ 102
o

08‟ đến
103
o
46‟ kinh độ Đông. Phía Đông bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Đông nam giáp
tỉnh Sơn La, phía Tây nam và Tây bắc giáp hai tỉnh Luông Pha Băng và
Phong Sa Lỳ của nước Cộng hòa Dân chủ Lào, có đường biên giới dài 363
km, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
với đường biên giới dài 311 km. [1, tr 15]
Thời Hùng Vương, Lai Châu ngày nay thuộc bộ Tân Hưng, thời Lý
thuộc lộ Đà Giang, thời Trần thuộc châu Ninh Viễn, thời Lê thuộc trấn Gia
Hưng, sau đổi thành xứ Hưng Hóa, thời Nguyễn, xứ Hưng Hóa đổ thành tỉnh
Hưng Hóa gồm ba phủ: Gia Hưng, Quy Hóa và An Tây.
Lai Châu lúc đó thuộc phủ An Tây. Phủ An Tây có 10 châu: Châu Lai,
Châu Luân, Châu Quỳnh Nhai, Châu Tấn, Tùng Lăng, Châu Hoàng Nham,
Hợp Phì, Tuy Phụ, Lễ Tuyến và Châu Khiêm.
Đời Lê Cảnh Hưng (1740 – 1768) 6 châu trong tổng 10 châu đã bị
quân Thanh (Trung Quốc) đánh chiếm gồm: Tùng Lăng, Hoàng Nham,
Hợp Phì, Lễ Tuyến, Tuy Phụ và Châu Khiêm. Thời Tây Sơn vua Quang
Trung đã làm biểu gửi vua Thanh đòi lại 6 châu bị chiếm, công việc đang
xúc tiến thì Quang Trung đột ngột qua đời, việc này sau không được nhắc
lại nữa.
Năm 1882, thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ hai, đã đặt kế
hoạch đánh chiếm tỉnh Hưng Hóa. Theo tổng mệnh lệnh số 4 ngày 11.6.1885
Số hóa bởi trung tâm học liệu

9
của Đờ Cuốc Xy, tỉnh Hưng Hóa thuộc Quân khu miền Tây, tiếp đó nằm
trong đạo quan binh thứ tư (theo Nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày
20.8.1891). Sau đó đạo quan binh thứ tư tách thành Tiểu Quân khu Vạn Bú và
Tiểu Quân khu Lai Châu. Ngày 10.10.1895 hai tiểu khu trên sáp nhập thành

tỉnh Vạn Bú. Ngày 07.4.1904 tỉnh lỵ Vạn Bú chuyển về Sơn La đến ngày
23.8.1904 tỉnh Vạn Bú đổi thành tỉnh Sơn La. Ngày 28.06.1909 toàn quyền
Đông Dương Klobukowski ra Nghị định thành lập tỉnh Lai Châu gồm: Đạo
Lai (Châu Lai, Châu Quỳnh Nhai và phủ Luân Châu) và châu Điện Biên với
phủ Tuần Giáo, dân số khoảng 4 vạn người, đến ngày 27. 3. 1916 tỉnh Lai
Châu lại chuyển thành Đọa quan binh thứ tư theo chế độ Quân quản. Mãi tới
ngày 04. 9. 1943 chế độ Quân quản ở Lai Châu mới bị bãi bỏ. Trong thời kỳ
dài thống trị ở Lai Châu, thực dân Pháp đều đặt Lai Châu dưới chế độ quân
quản, có thời gian ngắn chúng áp dụng chế độ cai trị hành chính.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới chính thể mới của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Lai Châu có sự thay đổi như sau:
Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Lai Châu nằm trong chiến
khu 2 cùng với Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Hòa Bình, Ninh
Bình, Sơn La. Sau đó Lai Châu nhập cùng chiến khu 10 và một phần Chiến
khu 1 thành Liên khu Việt Bắc.
Năm 1948 Lai Châu và Sơn La hợp nhất thành tỉnh Sơn Lai. Ngày 12.
01. 1952 Thủ tướng chính phủ ra Nghị định số 145/TTg tái lập hai tỉnh.
Ngày 26. 01. 1953 để củng cố căn cứ địa Tây Bắc mới giải phóng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 134/SL thành lập khu Tây Bắc gồm các tỉnh
Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Lai Châu, tách Tây Bắc ra khỏi Liên khu Việt
Bắc. Đồng thời, khu ủy Tây Bắc cũng ra quyết định chuyển huyện Thuận
Châu từ tỉnh Sơn La sang tỉnh Lai Châu.
Ngày 07. 5. 1954 chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Lai Châu được giải
phóng, hòa bình lập lại trên toàn miền Bắc nước ta.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

10
Ngày 21. 4. 1954 Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành
Sắc lệnh số 230/SL thành lập khu tự trị Thái Mèo, các châu (huyện trước đây)
trực thuộc khu không có cấp hành chính tỉnh.

Ngày 27. 10. 1962, tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa II đã ra Nghị
quyết đổi tên khu tự trị Thái Mèo thành khu tự trị Tây Bắc và thành lập 3 tỉnh
là Lai Châu, Nghĩa Lộ và Sơn La. Tỉnh Lai Châu lúc đó gồm có 7 huyện là:
Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Tè, Mường Lay, Phong Thổ, Sìn
Hồ và thị trấn Lai Châu. Ngày 08.10.1971 thành lập thị xã Lai Châu.
Ngày 18. 4. 1992 thành lập thị xã Điện Biên Phủ
Ngày 07. 10. 1995 thành lập huyện Điện Biên Đông.
Ngày 14. 01. 2002 thành lập huyện Mường Nhé, Huyện Tam Đường.
Ngày 01. 01. 2004, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ tư đã thông qua Nghị
quyết về việc chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính của các tỉnh, trong đó
có Lai Châu. Tỉnh Lai Châu cũ được chia tách thành hai tỉnh là: tỉnh Điện
Biên và tỉnh Lai Châu (mới).
Tỉnh Lai Châu mới có diện tích tự nhiên là 9.070,99 km
2
có tọa độ
địa lý từ 21
o
51‟ đến 22
o
49‟ vĩ độ Bắc, từ 102
o
19‟ đến 103
o
59‟ kinh độ
Đông, dân số 330.148 người. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc),
phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông giáp tỉnh Lào Cai,
Yên Bái, Sơn La. [1, tr 19]
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Lai Châu (cũ) có diện tích tự nhiên 16.919,22 km
2

, lớn thứ hai
toàn quốc, sau tỉnh Đắc Lắk, trong đó đất nông nghiệp chiếm 170.000 ha, đất
lâm nghiệp 1.200.000ha, các loại đất khác 334.000ha [1, tr 20]. Lai Châu có
cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên) với hơn 4.000ha ruộng lúa nước, rộng
nhất trong bốn cánh đồng của vùng Tây Bắc (Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than,
tứ Tấc), là vùng lúa trọng điểm của tỉnh. Ở các huyện Phong Thổ, Tuần Giáo
có nhiều cánh đồng có khả năng thâm canh và tăng năng suất lúa. Các cao
Số hóa bởi trung tâm học liệu

11
nguyên Si Pa Phìn (Mường Lay), Tả Phình (Tủa Chùa), Tam Đường (Phong
Thổ), Sín Chải (Sìn Hồ) có vùng đồng cỏ rộng lớn thuận lợi cho việc phát
triển cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.
Lai Châu có nhiều núi cao trung bình và cao của vùng Tây Bắc. Núi
cao tập trung ở phía Bắc và Đông bắc, là phần cuối phía đông nam dải
Himalaya. Nhìn chung các dãy núi cao đều chạy theo hướng tây bắc – đông
nam. Phần phía bắc có một số đỉnh núi cao từ 2.000 – 2.500 m
Cấu trúc địa hình Lai Châu mang một số đặc điểm nổi bật: núi thấp dần
và đổ dồn xuống các sông và suối lớn, hoặc xen kẽ với các thung lũng sông,
khe suối và cao nguyên. Lọt giữa các dãy núi có rất nhiều dải trũng, bằng
phẳng tạo thành những cánh đồng hẹp kéo dài. Vùng núi tương đối bằng
phẳng của Bình Lư (Phong Thổ) nối liền với cánh đồng Than Uyên (Lào Cai)
ở phía đông. Các dãy núi phía tây là bộ phận kéo dài của hệ thống núi bắc Lào,
cùng hướng với sự sắp xếp của các sông suối trong vùng này thường có
hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.
Rừng có nhiều loại gỗ quý, nhiều cây dược liệu, cây lấy nhựa … động
vật quý hiếm.
Khoáng sản, bước đầu đã thăm dò và khai thác một số loại khoáng sản
quý như: vàng, than, đất hiếm …
Lai Châu có mạng lưới sông suối chằng chịt (3.061 sông suối lớn nhỏ)

mang tính chất đầu nguồn khá điển hình: dốc, hẹp, quanh co nhiều thác ghềnh.
Trong điều kiện bình thường, thuyền bè từ thị xã Lai Châu có thể theo sông
Đà để trao đổi hàng hóa với các địa phương miền xuôi. Sông lắm thác ghềnh,
lưu lượng nước lớn, chảy siết cũng là nguồn dự trữ thủy năng lớn để phát
triển thủy điện.
Khí hậu Lai Châu chịu ảnh hưởng chung của khu vực nhiệt đới gió mùa,
nhiệt độ trung bình hàng năm từ 19
o
C đến 20
o
C, cao nhất đạt 37 dến 38
o
C.
Riêng huyện Sìn Hồ, nhiệt độ thấp nhất có thể đạt 0
o
C. Trong một năm chia
thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 (tập trung từ tháng 6
Số hóa bởi trung tâm học liệu

12
đến tháng 8) lượng mưa có thể đạt tới 600mm, mưa nhiều thường gây ra
những trận lũ quét lớn đi đôi với gió lốc. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3
năm sau, lượng mưa nhiều nơi chỉ đạt 20mm, vào khoảng tháng 3, tháng 4 có
gió Phơn tây nam (gió Lào) khô và nóng ở Điện Biên và Tuần Giáo.
Tỉnh Lai Châu (mới) có diện tích tự nhiên là 9.112,32 km
2
, chiếm
2,75% tổng diện tích cả nước. Trong đó đất nông – lâm nghiệp là 476.783ha
(53,33% tổng diện tích đất tự nhiên), đất phi nông nghiệp là 21.175ha
(2,32%), đất chưa sử dụng là 413.273ha (45,35%). [1, tr 22]

1.1.3. Tình hình chính trị- kinh tế và xã hội
Trước khi Pháp chiếm đóng và suốt thời thuộc Pháp, Lai Châu là tỉnh
có trình độ kinh tế, xã hội phát triển chậm. Hình thái kinh tế, xã hội thuộc địa,
nửa phong kiến.
Sự thống trị của chế độ Phong kiến ở Lai Châu có đặc điểm chung là sự
cát cứ hết sức nặng nề, quyền lực tập trung trong tay các cự tộc người Thái
như: họ Lò, họ Cầm, họ Bạc, họ Sa, họ Hoàng, họ Điêu; thống trị tập quyền,
cha truyền con nối. Mỗi châu đều do một dòng họ thống trị.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, sau khi chiếm Nam Kì,
buộc Nguyễn triều đầu hàng và chiếm vùng đồng bằng, trung du miền Bắc,
thực dân Pháp tập trung đánh chiếm vùng miền núi, địa bàn cư trú của các tộc
người thiểu số. Tháng 1. 1886, quân Pháp đánh lên Tây Bắc và vấp phải sự
kháng cự mãnh liệt của các tộc người ở đây.
Tháng 2. 1888, Pháp chiếm được Tây Bắc, trong quá trình bình định,
chúng đã sử dụng những thủ đoạn nham hiểm để mua chuộc những dòng họ
lớn, biến chúng thành tay sai, chia rẽ gây hiềm khích giữa các tộc người; phân
chia lại khu vực hành chính và thiết lập chế độ quân quản ở đây.
Năm 1895, tỉnh Vạn Bú được thành lập, trong đó có Lai Châu. Thực
dân Pháp tiếp tục củng cố bộ máy cai trị, đồng thời giữ nguyên và tăng cường
bộ máy thống trị phong kiến, tay sai ở địa phương. Đứng đầu tỉnh là viên
Tuần phủ người Việt, nhưng quyền định đoạt lại nằm trong tay viên Công sứ
Số hóa bởi trung tâm học liệu

13
người Pháp. Thực dân Pháp nắm quyền kiểm soát thông qua hệ thống quan lại,
tay sai địa phương, biến thủ lĩnh Châu, Mường thành những quan chức ăn
lương, có đặc quyền, đặc lợi gắn chặt với Pháp. Các quan chức từ Tổng đến
Bản đều được Pháp cho hưởng ruộng chức và “Cuông nhốc” (Nô tì làm
không công). Chế độ “Cuông nhốc” được quy định cụ thể: Châu, Mường (Tri
châu, Châu úy) được 30 bản làm cuông, 10 “nà bớt” (mẫu ruộng). Phìa,

Chánh tổng được 20 bản làm cuông, 5 “nà bớt”. Tạo, Phìa và các Kỳ mục
được chia 10 bản làm cuông.
Bộ máy cai trị của phong kiến tay sai địa phương ở các Châu, đứng đầu
là Tri châu (thống trị về hành chính), ở những huyện lớn đứng đầu là Bố
chánh, dưới Tri châu la Châu úy hay còn gọi là Phó tri châu (thống trị về tư
tưởng), thứ 3 là Bang tá (chuyên trách quân sự và an ninh). Riêng dân tộc
Thái có các chức danh: Phìa, Tạo và hệ thống các Kỳ mục. Dân tộc Mông có
các Thống quán. Dân tộc Dao có các Quan mán, dân tộc Mường có các Quan
lang, Đạo Mỗi dân tộc đều gọi các chức danh theo tiến dân tộc mình.
Chính sách chia để trị của thực dân Pháp, với âm mưu thâm độc là chia
tách vùng Tây Bắc và Lai Châu thành xứ biệt lập với các khu vực khác nhằm kìm
hãm nhân dân trong vòng u mê, tăm tối. Chúng còn triệt để chia rẽ các dân tộc,
kích động tư tưởng dân tộc lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi Trong nội bộ các dân
tộc, chúng kích động chia rẽ giữa người Thái với các dân tộc ít người, giữa người
Thái trắng và người Thái đen, chia rẽ các dòng họ, các địa phương với mục đích
làm cho các dân tộc kỳ thị, chia rẽ, mất đoàn kết, thậm chí chém giết lẫn nhau mà
quên đi kẻ thù đích thực là thực dân Pháp và bọn tay sai Phong kiến.
Nền kinh tế Lai Châu bấy giờ là nền kinh tế nông nghiệp với trình độ
thấp kém, tự cung, tự cấp với tập quán du canh, du cư. Đời sống nhân dân phụ
thuộc chủ yếu vào một số ít ruộng nước và chủ yếu là dựa vào nương rẫy tự
nhiên trên rừng núi. Ruộng đất hầu hết là ruộng đất công, nhưng thực chất lại
nằm trong tay bọn tay sai thống trị, chúng có đặc quyền ban cấp ruộng đất cho
dòng tộc, con cháu và bọn quan lại dưới quyền. Nông nghiệp lạc hậu, công
Số hóa bởi trung tâm học liệu

14
nghiệp gần như xóa sổ ngoài một máy phát điện chạy bằng than củi ở trung
tâm tỉnh lỵ. Thương nghiệp gần như không phát triển, chỉ trừ một số người
Kinh và thương gia Hoa kiều buôn bán hàng tạp hóa, nông sản dọc sông Đà
(khu vực thị xã Lai Châu cũ, nay là Mường Lay), hàng hóa thiết yếu được

cung ứng nhỏ giọt chủ yếu là từ dưới xuôi lên.
Về văn hóa – xã hội: Đi đôi với chính sách thống trị, đàn áp bóc lột, kìm
hãm sự phát triển, duy trì nền kinh tế lạc hậu. Thực dân pháp còn ra sức thực hiện
chính sách ngu dân, duy trì, khuyến khích các phong tục tập quán lạc hậu, mê tín
dị đoan, hệ thống giáo dục, y tế không được mở mang. Sau gần 30 năm thống trị,
đến tháng 2. 1917, Pháp mới mở một trường tiểu học ở tỉnh lỵ, cơ sở giáo dục này
không phải để dành cho con em nhân dân lao động mà chỉ để cho con em các
quan lại, Phìa, Tạo, các chức dịch Phong kiến có vai vế, những người thuộc tầng
lớp trên, có của đến học. Vì vậy thực trạng văn hóa hết sức lạc hậu, hơn 99% dân
không biết chữ, một số biết chữ Thái nhưng không đáng kể.
Cùng chính sách ngu dân, thực dân Pháp ra sức đầu độc nhân dân Lai
Châu bằng các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, thuốc phiện làm cho
dân chúng ngày càng mê muội, cam chịu thân phận nô lệ dưới ách thống trị
của chúng. Hệ thống y tế không phát triển, năm 1932, cả tỉnh mới chỉ có một
bạnh viện, một nhà hộ sinh ở tỉnh lỵ và 2 y sĩ Đông Dương, chủ yếu là để
phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho bọn quan Pháp và quan lại tay sai.
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, giai cấp công nhân ở Lai
Châu mới hình thành với số lượng ít ỏi, chủ yếu là công nhân làm đường,
tập trung ở tỉnh lỵ.
Tầng lớp tiểu tư sản mới xuất hiện, họ là những người thợ thủ công, trí
thức, viên chức, công chức, học sinh Cuộc sống gặp nhiều khó khăn bởi sự
o ép của thực dân, phong kiến. Phần lớn họ thấu hiểu, thông cảm với hoàn
cảnh của những người nông dân, có tinh thần dân tộc. Nhiều cán bộ, đảng
viên của Lai Châu xuất thân từ tầng lớp này.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

15
Giai cấp nông dân, chiếm hơn 95% dân số Lai Châu, nhưng ruộng đất
rất ít, đời sống vô cùng cực khổ bởi ách áp bức bóc lột của thực dân, tay sai.
Muốn nhận ruộng đất công để cày cấy, họ buộc phải chấp nhận làm thân phận

“cuông, nhốc”, phải đi phu, đi lính cho Pháp, phục dịch bọn phong kiến địa
phương, đóng góp nhiều thứ thuế vô lý. Do bị áp bức, bóc lột nặng nề nên đời
sống đồng bào hết sức khó khăn, cực khổ, căm thù đế quốc, phong kiến tay
sai sâu sắc. Khi có Đảng lãnh đạo, nông dân trên địa bàn Lai Châu đã hăng
hái đứng lên làm cách mạng.
Hơn 50 năm đô hộ, thực dân Pháp không những duy trì chế độ phong
kiến thối nát mà còn giữ hầu như nguyên vẹn hình thái kinh tế và bóc lột của
chế độ phong kiến địa phương. Chính vì vậy, xã hội Lai Châu nổi nên hai
mâu thuẫn cơ bản: Một là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân các dân tộc với
thực dân Pháp, đây là mâu thuẫn cơ bản, bao trùm. Hai là mâu thuẫn giữa
nhân dân với bọn Phìa, Tạo phong kiến cát cứ địa phương.
Năm 1954, với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ta đã buộc thực dân
Pháp phải rút về nước, giải phóng miền Bắc, tiến lên xây dựng CNXH. Tuy
nhiên, hậu quả để lại của chế độ thực dân, nửa phong kiến còn hết sức nặng
nề: nền kinh tế vẫn là kinh tế nông nghiệp mang nặng tính tự nhiên, tự cung
tự cấp, du canh du cư. Những năm đầu mới giải phóng, nhận thức của nhân
dân về cách mạng vẫn còn hạn chế, hậu quả của chính sách ngu dân để lại hết
sức nặng nề, hơn 99% đồng bào Lai Châu mù chữ, tệ nạn xã hội hoành hành
nhất là việc trồng và hút thuốc phiện. Mặt khác, bộ phận tầng lớp trên trong
xã hội Lai Châu, khi cách mạng thành công đã bị tước bỏ những đặc quyền,
đặc lợi vì vậy rất oán ghét và thù địch cách mạng, chúng thường xuyên xuyên
tạc chính sách của Đảng, của chính quyền cách mạng gây tâm lý hoang mang
trong nhân dân, tổ chức các hoạt động móc nối với bọn phản động lưu vong,
bọn tàn quân của thực dân Pháp, đặc vụ Tưởng chống phá ta, bắt giết cán bộ
gây ra tình hình mất an ninh trật tự ở khu vực biên giới. Thực dân Pháp tuy
bại trận nhưng vẫn nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ quay trở lại xâm lược Việt
Số hóa bởi trung tâm học liệu

16
Nam thông qua việc cài cắm gián điệp và nuôi dưỡng bọn trùm phỉ. Đế quốc Mỹ

từng bước thay chân Pháp nhảy vào miền Nam Việt Nam với âm mưu biến đây
thành thuộc địa kiểu mới; Đối với miền Bắc, chúng tổ chức những hoạt động thả
biệt kích, gián điệp thăm dò, móc nối với bọn phỉ thân Pháp với hy vọng nắm
được bọn này để tổ chức phá hoại công cuộc xây dựng CNXH, phá tiềm lực kinh
tế, quốc phòng, giảm thiểu tối đa sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam và đe
dọa, uy hiếp tinh thần kháng chiến của nhân dân ta.
1.2. Âm mƣu của Đế quốc, phản động trong vấn đề phỉ ở Lai Châu
1.2.1. Sự hình thành lực lƣợng thổ phỉ ở Lai Châu
Nguồn gốc phát sinh, phát triển của phỉ ở Lai Châu trước hết là do
những đặc điểm tự nhiên, xã hội hết sức phức tạp, có khi chúng là phỉ chuyên
nghiệp, chuyên sống bằng của cải cướp bóc được; có khi chúng là bọn thường
ngày vẫn lao động sản xuất nhưng khi gặp dịp thuận lợi là tổ chức đi cướp
phá; cũng có khi phỉ vốn là những người làm ăn lương thiện nhưng bị áp bức,
bóc lột, hết đường sinh sống cũng thành phỉ. Đặc biệt bọn trùm phỉ thường là
những kẻ có nợ máu với cách mạng đó là bọn thổ ty, cường hào gian ác, bọn
tội phạm hay bọn đặc vụ Tưởng Giới Thạch.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, trong khi cơ sở cách mạng
và chính quyền địa phương của ta còn non yếu, nạn đói, nạn dốt và các tệ nạn
xã hội còn nặng nề, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc còn thấp; mâu
thuẫn giữa các dân tộc, dòng tộc do yếu tố lịch sử để lại bị kẻ thù triệt để lợi
dụng và khơi sâu. Việc thực hiện một số chủ trương, đường lối chính sách của
Đảng ở những nơi vùng sâu, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc ít người
còn có những thiếu sót, chưa sát thực tế Đây chính là những yêu tố kẻ thù
nắm lấy để kích động quần chúng, gây phỉ.
Trước cách mạng tháng Tám, phỉ hoạt động với mục đích kinh tế là chính.
Sau đó phỉ bị thực dân Pháp lôi kéo, mua chuộc bằng kinh tế, chúng được thực
dân Phát trả công hậu hĩnh nếu giết hoặc bắt được cán bộ cách mạng. Vì vậy, từ
chỗ thiên về mục đích kinh tế, phỉ trở thành tay sai của thực dân Pháp, đế quốc
Số hóa bởi trung tâm học liệu


17
Mỹ để chống phá cách mạng. Từ khi có bàn tay can thiệp sâu hơn của Mĩ vào
cuộc chiến tranh ở Đông Dương thì nạn thổ phỉ càng ác liệt hơn ở vùng cao, biên
giới như ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu. Ở Lai Châu, phỉ phát triển mạnh ở các
huyện: Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Than Uyên. Về cơ bản phỉ được đế quốc,
thực dân trang bị về vũ khí, phương tiện liên lạc nhưng thường phải tự túc về
lương thực nên chúng ra sức cướp của, giết người. Phỉ có mục đích chính trị rõ
ràng là chống phá, lật đổ chính quyền cách mạng.
Địa bàn hoạt động của phỉ thường là những nơi có địa thế hiểm trở, vùng
cao, vùng biên giới nơi sinh sống của các tộc người thiểu số. Đây cũng là địa bàn
tồn tại dai dẳng chế độ thổ ty phong kiến, nơi người dân ít tiếp xúc với cách
mạng, trình độ dân trí còn thấp, thường có những mâu thuẫn về sắc tộc, dòng tộc.
Từ điều kiện phát sinh phát triển, mục đích hoạt động và âm mưu của phỉ,
có thể rút ra khái niệm về phỉ như sau: “Phỉ là tổ chức phản động vũ trang và
bán vũ trang chuyên hoạt động ở địa bàn rừng núi, biên giới. Chủ yếu là
người bản địa và thường cùng một dân tộc hoặc một số dân tộc, hình thành và
hoạt động phục vụ cho âm mưu xâm lược, phản cách mạng của Chủ nghĩa Đế
quốc và các thế lực phản động công khai và bán công khai. Lực lượng phổ
biến tập trung thành toán, nhóm, tiểu đội, trung đội, đại đội. Chiếm đóng theo
vùng lãnh thổ và phân tán trong nhân dân. Chúng thường lợi dụng địa hình
hiểm trở làm chỗ dựa để hoạt động. Mục tiêu của phỉ là chống phá chính
quyền cách mạng, chống nhân dân một cách toàn diện, thủ đoạn chủ yếu là
gây bạo loạn vũ trang, kích động, ly khai dân tộc, kết hợp với tác chiến nhỏ lẻ,
cướp bóc, gây rối, tập kích, đột kích, làm mất trật tự an ninh trong từng địa
bàn, từng thời điểm nhất định” [19].
1.2.2. Âm mƣu của Đế quốc- phản động trong vấn đề phỉ ở Lai Châu
1.2.2.1. Âm mưu của thực dân Pháp trong vấn đề phỉ ở Lai Châu:
Lai Châu là tỉnh biên giới, địa đầu phía tây của tổ quốc, là địa bàn chiến
lược quan trọng được xem như “chiếc bàn xoay chiến lược của Đông Dương”.
Thực dân Pháp sớm nhận rõ được vị trí, điều kiện về địa lý- chính trị, lịch sử

Số hóa bởi trung tâm học liệu

18
của Lai Châu trong suốt thời kỳ đô hộ. Pháp luôn quan tâm đến việc nuôi
dưỡng các tầng lớp trên trong đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao ở đáy.
Thông qua sự bảo trợ, ban phát các đặc quyền, đặc lợi cho các thổ ty, kỳ hào
chức dịch phong kiến, Pháp âm mưu sử dụng bọn này thành đội ngũ tay sai
đắc lực để phục vụ cho mưu đồ cai trị lâu dài của chúng ở xứ sở thuộc địa
giầu có bậc nhất này.
Năm 1940, khi Nhật nhảy vào Đông Dương và sau đó đảo chính Pháp
(9. 3. 1945), âm mưu bám trụ lâu dài của Pháp được thể hiện rõ. Pháp sử dụng
phái đoàn 5 – Cục tình báo và phản gián chiến lược (Phái đoàn 5 được chính
phủ lưu vong Đờ Gôn lập năm 1943, là bộ phận của phân cục viễn đông, tổng
cục nghiên cứu và tìm hiểu , nằm bên cạnh đại diện phe Đồng minh ở Côn
Minh (Vân Nam – Trung Quốc) làm lực lượng thâm nhập trở lại Việt Nam
nhằm móc nối, chuẩn bị địa bàn phục vụ cho âm mưu trở lại xâm lược nước ta.
Trong những năm thực dân Pháp chiếm đóng Lai Châu, chúng đã chỉ đạo,
tổ chức, trang bị cho các lực lượng phỉ, sử dụng chúng như một đội quân thiện
chiến chuyên đánh phá và quấy rối hậu phương kháng chiến của nhân dân ta.
Để chiếm đóng và cai trị lâu dài ở nước ta, Pháp tổ chức ra các đơn vị
hành chính bù nhìn như “xứ Thái tự trị”, “xứ Nùng tự trị”, “xứ Mèo tự trị”
hay “liên bang Tày – Nùng” nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, kích
động các phần tử phản động trong đồng bào các dân tộc thiểu số tập hợp lực
lượng phục vụ cho mưu đồ của thực dân Pháp. Khu vực Tây Bắc: Đèo Văn
Long được cử làm chúa xứ vùng Lai Châu- Sơn La, kiêm tỉnh trưởng Lai Châu,
Đèo Văn Mun làm Chánh án tòa án thượng thẩm xứ Thái. Địch tổ chức ra tiểu
đoàn ngụy binh Thái tại 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu, Phong Thổ. Tháng 3. 1948
“Xứ Thái tự trị” được thành lập, cố vấn chính trị toàn xứ Thái là Đơ li nhê, đối
với riêng tỉnh Lai Châu là Đuy boa, tỉnh Sơn La là Ri nê, tỉnh Phong Thổ là Đơ
la ven. “Xứ Thái tự trị” nhìn bề ngoài như một nhà nước, nhưng thực chất bên

trong mọi quyền hành đều nằm trong tay viên cố vấn người Pháp.

×