Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN vài suy nghĩ về việc vận dụng tư liệu trong dạy học ngữ văn ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.27 KB, 19 trang )

TÊN ĐỀ TÀI:
VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC
SỬ DỤNG TƯ LIỆU TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN
Ở TRƯỜNG THPT
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
Những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu
quan trọng nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tính
chủ động sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, đổi mới phải phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả
năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh. Để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, học sinh và giáo viên
không thể chỉ bằng lòng với những gì có sẵn trong sách giáo khoa hoặc
tài liệu hướng dẫn giảng dạy. Việc tìm tòi, nghiên cứu, sử dụng các tư
liệu trong dạy học nói chung và Ngữ văn nói riêng là điều vô cùng cần
thiết.
II-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1- CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học
tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Thầy giáo không phải
là người nhồi nhét kiến thức cho học sinh mà là người hướng dẫn, tổ chức
học sinh lĩnh hội tri thức bằng con đường tự học. Hành trình chiếm lĩnh
tri thức của học sinh bao giờ cũng bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng. Tư liệu dạy học có thể được xem như là một trong những
phương tiện dạy học thiết thực nhất để tác động đến trực quan của học
sinh, tạo tiền đề cho các em nắm bắt được những vấn đề sâu rộng hơn và
những đơn vị kiến thức trừu tượng của bài học.
2- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Những năm gần đây, việc học sinh không tha thiết, thậm chí còn quay
lưng lại đối với môn Ngữ văn trong nhà trường THPT là một thực trạng
đáng bào động. Thực tế dạy học cho thấy: việc đổi mới phương pháp dạy


học chỉ mới dừng lại ở chủ trương, ở khẩu hiệu hô hào chứ chưa thực sự
đi vào thực tiễn một cách sâu sát. Thỉnh thoảng vẫn có những giáo viên
nỗ lực tìm con đường đi sao cho tiết dạy của mình đạt hiệu quả cao nhất.
Nhưng số đó không phải là nhiều. Đa phần họ bằng lòng với những gì đã
có sẵn trong sách giáo khoa. Song trên thực tế, không phải bất cứ bài học
nào trong sách giáo khoa cũng được tổ chức theo trình tự hợp lí. . Hơn
nữa, không phải tất cả các ngữ liệu sách giáo khoa nêu ra đều phù hợp với
mọi đối tượng học sinh. Thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn Văn, giáo viên và học sinh cần phải chú trọng nhiều hơn nữa đến
việc sử dụng tư liệu trong các giờ học, tạo không khí sôi nổi, sinh động,
gây hứng thú và hiệu quả tối đa trong giờ học. Sau đây tôi xin trình bày
những suy nghĩ của mình về việc sử dụng tư liệu trong dạy học Ngữ văn.
3- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1/ Cách hiểu về tư liệu dạy học và phân loại:
a- Nên hiểu như thế nào về tư liệu dạy học?
- Những thứ vật chất con người sử dụng trong một lĩnh vực hoạt động
nhất định nào đó (nói khái quát).
- Tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu, giảng dạy (nói khái quát).
Như vậy, tư liệu dạy học được hiểu là tài liệu sử dụng trong dạy học của
giáo viên và học sinh.
b- Tư liệu dạy học có thể tồn tại ở các dạng khác nhau, song có thể
thấy 2 loại phổ biến nhất thường được dùng trong các giờ dạy học Ngữ
văn là:
- Tư liệu tồn tại dưới dạng hình ảnh.
- Tư liệu tồn tại dưới dạng ngôn từ.
2/ Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng tư liệu:
- Phù hợp với nội dung bài dạy.
- Minh họa, khắc sâu kiến thức bài dạy.
- Sử dụng với mức độ thích hợp, vừa phải, tránh lạm dụng.
- Có những câu hỏi hướng dẫn học sinh phát hiện và khai thác tư liệu

một cách hợp lý, trong một số trường hợp có thể biến tư liệu thành ngữ
liệu.
- Chú ý đến thời điểm ra đời, nguồn gốc, xuất xứ và tính chuẩn xác
của tư liệu.
- Không quá khó hoặc quá xa lạ với đối tượng học sinh.
3/ Vai trò của học sinh:
Vai trò chủ động của học sinh không chỉ thể hiện ở những lần giơ tay
phát biểu xây dựng bài trong các tiết học mà khâu chuẩn bị ở nhà cũng rất
quan trọng. Không nên quan niệm rằng chỉ cần soạn bài theo các câu hỏi
hướng dẫn trong sách giáo khoa là đủ. Sự tìm tòi chính là bước đầu giúp
các em tự nghiên cứu, phát hiện để đi đến cảm, hiểu một tác phẩm văn
chương. Việc tự giác sưu tầm tư liệu một mặt tránh được lối soạn bài qua
loa chiếu lệ, mặt khác tạo điều kiện cho các em tiếp cận bài học với tâm
thế thoải mái, chủ động. Học sinh cần tuân thủ chặt chẽ nhiệm vụ sưu tầm
tư liệu chuẩn bị cho bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thông
thường, tư liệu phục vụ cho bài học là những hình ảnh minh họa hoặc các
bài viết trên báo chí, sách vở, trên mạng internet Học sinh có thể độc
lập sưu tầm hoặc làm việc theo nhóm. Trên thực tế, ở một số bài dạy, nếu
học sinh chuẩn bị tốt khâu này thì tiết học sẽ có hiệu quả đáng kể.
Ví dụ : Bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/S (lớp
12), học sinh có thể sưu tầm các tư liệu sau đây:
- Hình ảnh những bệnh nhân nhiễm HIV/S.
- Hình ảnh về những hoạt động từ thiện của cộng đồng cùng chung
tay xoa dịu nỗi đau HIV/S.
- Những con số báo động về tốc độ lây lan của căn bệnh thế kỷ trên
toàn cầu.
- Những bài viết bàn về tính cấp thiết của việc ngăn chặn, đẩy lùi căn
bệnh đáng sợ này
Tương tự như thế, trước khi dạy bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc,
giáo viên cũng có thể gợi ý để các em sưu tầm những hình ảnh tiêu biểu

cho bản sắc văn hóa dân tộc như : Lễ hội (chọi gà, đâm trâu, đua thuyền,
Hội Lim, Hội Gióng ) ; trang phục (áo dài, áo tứ thân ) ; phong tục
(cúng tất niên, đón giao thừa, chúc Tết ) Những hình ảnh đó không
chỉ minh họa trực tiếp cho nội dung bài dạy mà còn tạo nên sự sinh động,
phong phú của tiết học, để lại những ấn tượng rõ nét về văn hóa dân tộc
trong nhận thức của học sinh.
4/ Vai trò của giáo viên :
Theo quan niệm đổi mới, học sinh là chủ thể sáng tạo trong các giờ
học. Nhưng không thể phủ nhận vai trò định hướng, tổ chức của giáo
viên. Giáo viên không chỉ có nhiệm vụ khích lệ, động viên học sinh sưu
tầm mà còn biết cách tổ chức hợp lý để học sinh tiếp cận và giải mã tư
liệu ấy, phục vụ thiết thực cho nội dung bài học.
Cách xử lý tư liệu đóng một vai trò quan trọng đối với giáo viên trong
tiến trình tổ chức bài dạy. Với những tư liệu học sinh sưu tầm được, nên
tạo điều kiện để học sinh trình bày trước lớp. Hoặc nếu điều kiện trên lớp
không cho phép, giáo viên cũng nên dành một khoảng thời gian nhất định
để xem xét, đánh giá về trách nhiệm và ý thức chuẩn bị bài của các em.
Có như vậy mới khích lệ được tinh thần các em ở những lần tiếp theo.
Trong nhiều trường hợp, việc tự tìm tòi tư liệu và biến nó thành ngữ
liệu để phục vụ cho bài giảng đã giúp giáo viên thành công. Bởi vì về
nguyên tắc, chiếm lĩnh tri thức từ khai thác ngữ liệu là một quy trình khoa
học ; song trên thực tế, không phải bất cứ bài học nào trong SGK cũng
cung cấp sẵn những ngữ liệu cần thiết, nhất là các bài về Tiếng Việt. Lúc
ấy, việc tìm tòi tư liệu trở thành nhiệm vụ bắt buộc và vấn đề cụ thể được
đặt ra : phải xử lý như thế nào để tư liệu được sử dụng như các ngữ liệu.
Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng: để chuyển hóa từ
tư liệu sưu tầm được thành ngữ liệu phục vụ cho việc khắc sâu kiến thức,
giáo viên cần tốn nhiều công sức và nhất thiết phải có sự đầu tư. Nguồn
tư liệu có thể lấy từ vốn kiến thức, kinh nghiệm giáo viên tích lũy được
hoặc từ các ví dụ ở sách giáo khoa cũ. Cần chú ý đến việc tổ chức hệ

thống câu hỏi đi từ xa đến gần; từ phát hiện đến phân tích, đối chiếu; từ
bao quát đến cụ thể Thiết nghĩ, những việc làm như thế vừa là điều
kiện thuận lợi cho giáo viên chủ động nắm vững các đơn vị kiến thức bài
học, vừa mang lại hiệu quả thiết thực cho việc sưu tầm tài liệu của giáo
viên.
4- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :
Từ thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng: sự đầu tư cho bài
giảng của giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định
hiệu quả giờ học. Những tiết học mà giáo viên có đầu tư tìm tòi, bổ sung
tư liệu, học sinh học tập với thái độ hào hứng, sôi nổi hơn. Mặt khác, học
sinh cũng rất nhiệt tình, háo hức và tự giác trong việc sưu tầm tư liệu
phục vụ cho tiết học. Qua kiểm tra đánh giá, điều tôi rất phẩn khởi là đa
số các em đều hiểu bài tại lớp. Có kỹ năng vận dụng thành thạo lý thuyết
vào thực hành. Tình trạng một số em lơ là, uể oải hoặc thiếu hứng thú đã
được khắc phục trong các tiết học như vậy.
III- KẾT LUẬN :
Những điều tôi đã trình bày cũng có thể là không hề xa lạ, mới mẻ với
các thầy cô. Ở đây, tôi chỉ nêu ra những kinh nghiệm cá nhân mà mình đã
từng vận dụng. Cũng như bất kỳ thầy cô giáo nào, tôi cũng luôn luôn
mong muốn được lên lớp trong một không khí học tập đầy hào hứng, sôi
nổi, có sự cộng tác đồng bộ giữa thầy và trò. Vì lẽ đó, tôi thường trăn trở
và tìm hướng giảng dạy thích hợp ở một số bài học, trong đó đặc biệt chú
ý đến khâu tìm tòi, bổ sung và xử lý tư liệu. Chắc chắn, để đạt hiệu quả
như ý, bản thân tôi còn phải nỗ lực rất nhiều. Tôi rất mong các đồng
nghiệp cùng góp thêm kinh nghiệm để tôi học hỏi, vận dụng vào quá trình
giảng dạy của mình nhằm đạt kết quả tốt hơn trong việc nâng cao trình độ
của học sinh.
IV- KIẾN NGHỊ:
- Nhà trường cần tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn, bồi dưỡng
để giup học sinh thành thạo các kỹ năng sử dụng máy vi tính, chủ động

ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học.
- Các thầy cô giáo bộ môn văn nên khích lệ, tạo điều kiện cho học
sinh tìm tòi, sưu tầm nhiều tư liệu có liên quan để làm phong phú bài học.
- Giáo viên đứng lớp phải nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, cập nhật thông
tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để làm phong phú kiến
thức bài dạy.
PHẦN PHỤ LỤC :
Những điều tôi đã trình bày ở trên tuy được đúc kết từ thực
tiễn giảng dạy của bản thân, song còn thiên về lý thuyết. Sau đây tôi xin
minh họa những điều tôi đã áp dụng bằng một tiết dạy cụ thể:
Tên bài dạy: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
− Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật : (với nghĩa chuyên môn) ngôn ngữ
dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà
quan trọng hơn là có chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm
ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu.
− Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản : tính hình
tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
2. Kĩ năng
− Nhận diện, cảm thụ và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật : các biện pháp
nghệ thuật và hiệu quả nghệ thuật của chúng.
− Bước đầu sử dụng ngôn ngữ để đạt được hiệu quả nghệ thuật khi nói,
nhất là viết : so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tượng trưng,
3.Thái độ:
- Giao tiếp trình bày suy nghĩ, ý tưởng về dặc điểm của ngôn ngữ đươc sử
dụng trong các tác phẩm văn chương.
- Ra quyết định sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng phong cách.
II- PHƯƠNG THỨC DẠY HỌC :
1. Phương tiện : Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo,

thiết kế dạy học, bảng phụ…
2. Phương pháp : Nêu vấn đề, trao đổi, thảo luận, gợi ý luyện tập…
III- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ :
3- Bài mới: Hoạt động 1- Giới thiệu bài mới:

Giáo viên nhắc lại 6 loại văn bản thuộc phong cách chức năng được
phân chia theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp. Nhấn mạnh: Mỗi loại
phong cách có những đặc trưng riêng trong diễn đạt. Phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bài học hôm nay sẽ
giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Ngôn ngữ nghệ
thuật:
- Thao tác 1: Giáo viên định hướng:
Các em đã được tiếp xúc với rất nhiều tác phẩm nghệ thuật. Vậy các
em có nhận xét gì về ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật đó?
- Thao tác 2: Giáo viên tiếp tục gợi mở:
Để hình dung rõ hơn về ngôn ngữ nghệ thuật, hãy đọc kỹ các ngữ liệu
sau đây và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới:
* Ngữ liệu 1: Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
(Ca dao)
* Ngữ liệu 2 :
" Tre cùng ta làm ăn, tre lại cùng ta đánh giắc. Buổi đầu không một
tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc

gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc, và sông Hồng bất khuất
có cái chông tre. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre
xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà
tranh, giữ đồng lúa chín. Tre. anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến
đấu ! "
(Tre Việt Nam - Thép Mới)
Câu hỏi:
1. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được sử dụng trong hai ngữ liệu
trên?
2. Em hiểu được những vấn đề gì từ các ngữ liệu này? (Những thông
tin từ bài ca dao, từ đoạn văn này là gì? Thông điệp mà các tác giả gửi
gắm đến người nghe, người đọc?)
- Thao tác 3: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên kết luận:
Ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản nghệ thuật là ngôn
ngữ hằng ngày được tổ chức một cách nghệ thuật, không chỉ có chức
năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người.
- Thao tác 4: Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày cách hiểu của mình
về Ngôn ngữ nghệ thuật.
- Thao tác 5: Giáo viên nhận xét, bổ sung điều chỉnh câu trả lời của học
sinh, chốt lại kết luận:
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu được dùng trong các tác
phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn
nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt,
lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ
thuật - thẩm mĩ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục Phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật:
- Thao tác 1: Tìm hiểu đặc trưng 1: Tính hình tượng
+ Bước 1: Giáo viên cung cấp những ngữ liệu đã ghi sẵn ở bảng phu:
Ngữ liệu 1: Con kiến mà leo cành đào

Leo phải cành cụt, leo vào leo ra
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt, leo ra leo vào
(Ca dao)
Ngữ liệu 2: Em tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gàu dài
Ai ngờ nước giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây
(Ca dao)
+ Bước 2: Phát vấn học sinh:
(*) Em hình dung như thế nào và cảm nhận được điều gì từ ngữ liệu 1?
(Học sinh trả lời về nghĩa đen, nghĩa bóng của bài ca dao)
(*) Hãy tìm cách diễn đạt tương tự ở ngữ liệu 2. Cho biết vì sao tác
giả dân gian lại chọn cách diễn đạt này.
Học sinh trả lời trên cơ sở so sánh với cách diễn đạt thông thường:
Em tưởng tình thắm thiết
Em hoài công vun đắp
Ai ngờ tình hời hợt
Em tiếc hoài tình em.
 Cách diễn đạt 1: Gợi nhiều tầng nghĩa: (Tường minh: Cô gái tiếc sợi
dây múc nước sử dụng không phù hợp; hàm ẩn: cô gái xót xa, tiếc cho
tình cảm chân thành của mình đã trao nhầm đối tượng).
 Cách diễn đạt 2: Thể hiện nỗi xót xa, tiếc nuối của cô gái (đơn nghĩa)
 Tác giả dân gian chọn cách diễn đạt 1 vì nó hàm súc, đa nghĩa và có sức
gợi cảm.
+ Bước 3: Tiếp tục phát vấn dưới dạng tổng quát:
Vậy em có nhận xét gì về cách diễn đạt trong văn bản nghệ thuật?
Nó giúp gì cho người đọc, người nghe?
+ Bước 4: Giáo viên kết luận, phát vấn:
Trên đây là những cách diễn đạt mang tính hình tượng. Vậy theo em,

thế nào là tính hình tượng?
+ Bước 5: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chốt ý:
Tính hình tượng là cách diễn đạt cụ thể, sinh động, hàm súc và gợi
cảm trong một ngữ cảnh nhất định. Nó thường gắn liền với các biện pháp
tu từ như: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ
- Thao tác 2: Tìm hiểu đặc trưng II: Tính truyền cảm
+ Bước 1: Phát vấn:
(*) Tác phẩm truyện Kiều để lại trong em những cảm xúc, tình cảm gì?
Em có nhận ra được điều gì từ thái độ, tình cảm của nhà thơ Nguyễn Du
đối với con người và hiện thực cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm?
(*) Tương tự như thế, hãy nói về một tác phẩm đã được học gợi lên trong
em những tình cảm sâu sắc?
(Học sinh trả lời lần lượt các câu hỏi trên).
+ Bước 2: Giáo viên kết luận, sau đó dẫn dắt học sinh nắm khái niệm:
Tác phẩm văn học có khả năng gợi những tình cảm, cảm xúc khác
nhau ở người đọc; đồng thời người đọc cũng nhận ra thái độ và tình cảm
của người viết. Đó là tính truyền cảm của tác phẩm văn học.
+ Bước 3: Học sinh kết luận một lần nữa về tính truyền cảm của phong
cách ngôn ngữ nghệ thuật:
Tính truyền cảm trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
thể hiện ở việc bộc lộ cảm xúc, thái độ của người viết, khả năng gợi
sự đồng cảm ở người nghe, người đọc.
- Thao tác 3: Tìm hiểu đặc trưng 3: Tính cá thể hóa:
+ Bước 1: Yêu cầu học sinh so sánh cách thể hiện về đề tài mùa thu của
2 tác giả:
a) Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như từng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
(Nguyễn Khuyến, Thu vịnh)

b) Em không nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
(Lưu Trọng Lư, Tiếng thu)
c) Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)
Học sinh phát hiện:
(*) Điểm chung: Cùng viết về mùa thu
(*) Nét riêng: Mỗi bài thơ tiêu biểu cho một phong cách thơ: cổ điển,
lãng mạn, lãng mạn cách mạng. Các phương tiện: hình tượng, cảm xúc,
ngôn ngữ cũng khác nhau:
 Về hình tượng: bầu trời bao la, trong xanh, tĩnh lặng, nhẹ nhàng
(Nguyễn Khuyến); âm thanh xào xạc, lá vàng lúc chuyển mùa (Lưu
Trọng Lư): một mùa thu chiến khu tràn đầy sức sống mới. (trong thơ
Nguyễn Đình Thi)….
 Về cảm xúc: Nguyễn Khuyến yêu cảnh trong sáng, tĩnh lặng. Lưu
Trọng Lư bâng khuâng với sự thay đổi nhẹ nhàng. Nguyễn Đình Thi cảm
nhận sức hồi sinh của dân tộc trong mùa thu.
 Về từ ngữ: Nguyễn Khuyến chú ý đến các từ ngữ chỉ mức độ về khoảng
cách, màu sắc, trạng thái hoạt động. Lưu Trọng Lư dùng âm thanh để gợi
cảm xúc. Nguyễn Đình Thi miêu tả trực tiếp hình ảnh và cảm xúc.
+ Bước 2: Giáo viên kết luận:
Cùng một đề tài, nội dung nhưng có nhiều cách thể hiện khác nhau.
Đó cũng là một đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật gọi là tính
cá thể hóa.

+Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh chốt lại khái niệm:
Tính cá thể hóa thể hiện ở dấu ấn cá nhân của nhà văn trong sáng
tác.
Hoạt động 4: Giáo viên củng cố bài học:
- Mỗi loại phong cách ngôn ngữ có những đặc trưng nhất định. Ba đặc
trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật gắn liền với kiểu diễn
đạt của văn bản nghệ thuật: hàm súc, đa nghĩa, gợi hình, gợi cảm, sử
dụng nhiều biện pháp tu từ. Đồng thời cũng lí giải sự tồn tại phong phú
đa dạng của các tác phẩm văn học trong cùng một đề tài.
- Cần lưu ý các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
như những tiêu chí quan trọng khi phân tích, bình giá tác phẩm văn học.













TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Ngữ văn 12, tập 1.
2. Ngữ văn 12, tập 2.
3. Ngữ văn 10, tập 2.
4. Bài tập Ngữ văn 10, tập 2.
V- MỤC LỤC:

1- Tên đề tài
2. Đặt vấn đề
3. Cơ sở lý luận
4. Cơ sở thực tiễn
5. Nội dung nghiên cứu:
- Cách hiểu về tư liệu dạy học và phân loại.
- Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng tư liệu dạy học
- Vai trò của học sinh
- Vai trò của giáo viên
6. Kết quả nghiên cứu
7. Kết luận
8. Đề nghị
9. Phần phụ lục
10. Tài liệu tham khảo
11. Mục lục
12. Phiếu đánh giá xếp loại.












PHIẾU ĐÁNH GIÁ SKKN
Loại đề tài : Tổng kết kinh nghiệm

Tên đề tài : Vài suy nghĩ về việc sử dụng tư liệu trong dạy học Ngữ
văn ở một số bài học.
Tác giả : Nguyễn Thị Lệ Hà -Tổ Văn-Trường THPT Lê Quý Đôn .
ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN









……………………………………………
ĐÁNH GIÁ CUẢ HĐKH NHÀ TRƯỜNG









Tam kỳ,ngày tháng năm2010
Tam kỳ, ngày tháng năm2010
TỔ TRƯỞNG




Phạm Thị Hồng
HIỆU TRƯỞNG



NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM








Tam kỳ, ngày tháng năm 2010

×