Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tổng hợp các đáp án cuộc thi em yêu lich sử việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442 KB, 31 trang )

ĐÁP ÁN
CUỘC THI EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1: Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín
ngưỡng ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Anh (chị) hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì? Nêu những điều mà anh (chị)
tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó.
Trả lời:
Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại.
Những điều tâm đắc nhất về thời đại Hùng Vương:
Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Truyền thuyết kể rằng: Âu Cơ lấy Lạc Long Quân được một thời gian thì
sinh ra Bọc trăm trứng, trứng nở ra 100 người con trai. Khi các con khôn
lớn, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó
ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem
năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống
biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng
có quên”. Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm
người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất
Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương.
Vua Hùng chia ra làm mười lăm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc
tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi
vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương. Là tổ tiên của dân tộc
Việt cùng sinh ra từ một bọc trăm trứng sâu nặng tình nghĩa anh em một
nhà.
Như vậy, nhân dân Việt Nam thờ chung một vị Vua Tổ, thể hiện đạo lý
"Uống nước nhớ nguồn"; "Ăn quả nhớ người trồng cây" thuỷ chung son sắt
là điều em tâm đắc nhất mà thế hệ tiền nhân đã gửi lại cho hậu thế hôm nay
và cả mai sau.
Câu 2: Anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử trọng


đại của dân tộc.
Trả lời:
Cách mạng tháng 8 (19/8/1945) thành công là một sự kiện lịch sử trọng đại
nhất của dân tộc Việt Nam.
Cuộc mít tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền do Mặt trận
Việt Minh tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 19/8/1945.
Em sinh ra trong thời kỳ hoà bình độc lập, nhưng em hiểu rất rõ với cuộc
sống mưu sinh hằng ngày đã lắm vất vả, khó khăn huống hồ gì chiến đấu
giành lại tự do, độc lập cho dân tộc, cho đất nước còn khó khăn, gian khổ
gấp bội phần.
Theo sách sử ghi lại rằng: Vào thời khắc lịch sử đó Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ra lời kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn thể
đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã tiến hành cuốc
tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám thành công.
Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ 14/8, một ngày sau khi Hội nghị toàn quốc của
Đảng khai mạc. Từ ngày 14 đến 18, tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi ở
nông thôn đồng bằng miền Bắc, đại bộ phận miền Trung, một phần miền
Nam và các thị xã Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hội An.
Ngày 17/8, ở Hà Nội, tổng hội viên chức chính quyền bù nhìn tổ chức một
cuộc mit tinh lớn tại Quảng trường nhà hát thành phố, có hàng vạn người
tham gia để ủng hộ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.
Sáng ngày 19/8, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới
rừng cờ đỏ sao vàng xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát thành phố
để dự mittinh. Họ vừa đi vừa hô khẩu hiệu:
* Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.
* Thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa Việt Nam.
* Anh em binh lính hãy mang súng gia nhập hàng ngũ chiến đấu bên cạnh
Việt Minh.
* Việt Nam hoàn toàn độc lập.

Cuộc mit tinh diễn ra vào ngày 19/8/1945. Sau loạt súng chào cờ và bài Tiến
Quân Ca, đại biểu uỷ ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu của Việt
Minh. Cuộc mittinh trở thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm phủ
khâm sứ, trại lính bảo an và các cơ sở của chính phủ bù nhìn.
Từ Hà Nội, làn sóng cách mạng toả đi khắp nơi, cả nước vùng dậy đấu tranh
giành chính quyền và liên tiếp giành thắng lợi.
Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản
tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
Cách mạng tháng tám là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, toàn thể
thanh niên Việt Nam chúng ta phải rèn đức luyện tài, sống chiến đấu, học
tập để xây dựng và bảo vệ những gì cha ông ta đã đánh đổi bao mồ hôi, nước
mắt và cả xương máu mới có được ngày hôm nay.
Câu 3: Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, anh (chị) yêu thích nhất nhân vật
lịch sử nào? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhân vật đó.
Trả lời:
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, em yêu thích nhất là Bác Hồ, bởi vì: Ai yêu
Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng?
Quả táo của Bác Hồ. Ảnh Google
Bác Hồ tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ngày 19/5/1890 trong
một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Bác là cụ Phó Bảng Nguyễn
Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính
trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các
phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu
dân, cứu nước vào ngày 05 tháng 06 năm 1911.
Sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, đến tháng 7/1920, Bác đọc tác phẩm của
V.I. Lênin: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa, đăng trên báo L'Humanité, số ra ngày 16 và 17-7-1920. Người
đã nói: "Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ,

tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong
buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng
bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường
giải phóng chúng ta!”.
Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp
nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Ngày 2/9/1945, Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và
nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà
nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Ngày 2/9/1969, Bác từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Chuyện kể về Bác thì có rất nhiều nhưng em thích nhất là chuyện “Quả táo
của Bác Hồ”. Qua câu chuyện này chứng tỏ rằng Bác rất quan tâm đến thế
hệ chúng em, thế hệ tương lai của đất nước.
Cuộc đời của Bác là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng
sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã
đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân,
vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình
và công lý trên thế giới.
Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của
liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ
tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà
văn hóa lớn" (HỒ CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL
LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE) vào năm 1990.
Câu 4: Ở tỉnh, thành phố quê hương anh (chị) có những di sản văn hóa (vật
thể và phi vật thể) tiêu biểu nào? Anh (chị) hãy giới thiệu về một di sản văn
hóa của quê hương mà anh (chị) ấn tượng nhất. Theo anh (chị), cần phải làm
gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó?
Trả lời:
Hai ý đầu các bạn tự liên hệ với địa phương nơi mình ở để có câu trả lời phù

hợp. Riêng ý cuối: "Cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản
văn hóa" thì các bạn tham khảo phần trả lời sau:
* Để bảo tồn các di sản văn hoá cần phải:
- Triển khai, tuyên truyền phổ biến Luật Di Sản Văn Hoá đến mọi người
dân, đặc biệt là lớp trẻ, học sinh, sinh viên,… để mọi người nhận thức được
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học… của di sản văn hoá và không quên về cội
nguồn dân tộc
- Chính quyền phải ban hành các quy chế, quy định về việc bảo tồn, bảo vệ
các di sản văn hoá ở địa phương, nhanh chóng lập đề án công nhận các di
sản văn hoá chưa được Nhà nước công nhận.
- Trùng tu, tôn tạo các di sản văn hoá xuống cấp phải đảm bảo nguyên trạng
ban đầu không phá vỡ tính chất “cổ” của di sản.
- Có chính sách đãi ngộ hợp lí đối với những người làm công tác bảo tồn các
di sản văn hoá.
- Tổ chức tham quan, học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu về các di sản văn hoá
cho mọi tầng lớp nhân dân. Đào tạo người thuyết minh di sản bài bản, cuốn
hút, có chiều sâu để lại ấn tượng tốt đẹp cho người nghe.
- Đào tạo tầng lớp kế thừa các di sản văn hoá phi vật thể, các nghệ nhân phải
có truyền nhân thích hợp kế thừa mình phát triển di sản văn hoá đó.
- “Xã hội hoá” công tác bảo tồn các di sản văn hoá để có nguồn kinh phí cho
hoạt động bảo tồn di sản.
* Để phát huy giá trị các di sản văn hoá cần phải:
- Hoàn hiện cơ sở hạ tầng, các công trình phụ, cảnh quan môi trường, các
khu giải trí kèm theo các di sản văn hoá lớn.
- Quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, internet,
mạng xã hội,… về các di sản văn hoá đặc trưng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
- Mở rộng dịch vụ bán hàng lưu niệm, đồ ăn nhanh, món ăn đặc sản vùng
miền, … giá cả hợp lý. Phát hành các ấn phẩm sách báo về di sản văn hoá
liên quan,…
- Phối hợp chặc chẽ với ngành du lịch tổ chức các chuyến tham quan trật tự,

nề nếp, an toàn hấp dẫn du khách và bạn bè quốc tế.
- Đảm bảo công tác an ninh, vệ sinh, cứu hộ tại các di sản. Thường xuyên tổ
chức góp ý, rút kinh nghiệm kịp thời các biểu hiện sai trái, tiêu cực, vi phạm
thuần phong mỹ tục…
Câu 5:
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Anh (chị) hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ
đó. Theo anh (chị), cần phải làm gì để người học yêu thích môn Lịch sử?
Trả lời:
Hai câu thơ trên là của Bác Hồ.
Ý nghĩa là:
Bác Hồ dạy chúng ta phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc
tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu
cầu của Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ Giáo Dục và
Đào Tạo phải có quyết định rõ ràng làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam mà
đặc biệt là thế hệ học sinh phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử
là những gì thuộc về quá khứ nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại và
tương lai. “Biết” quá khứ để rút kinh nghiệm mà vận dụng cho hiện tại và
tương lai.
Để người học yêu thích môn lịch sử thì trước hết:
- Người dạy phải là người yêu thích lịch sử.
- Dạy lịch sử cần phải liên hệ với thực tế những địa danh trong lịch sử đó
bây giờ ở đâu? Tên gọi đã thay đổi như thế nào? Những vật dụng thời xa xưa
thay đổi như thế nào qua thời gian? Nếu có hình ảnh minh hoạ trực quan thì
càng tốt.
- Người dạy phải hướng người học vào câu chuyện lịch sử, dẫn giải từng
bước giống như một đoạn phim ngắn trong một tập phim dài, luôn làm cho
người học háo hức chờ đợi đến hồi kế tiếp.
- Và cuối cùng là đưa môn lịch sử vào môn thi chính.

ST.
Đáp án cuộc thi Em yêu lịch sử Việt Nam 2014
Câu 1: Ngày 6-12-2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng
ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Anh (chị)
hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì? Nêu những điều mà anh (chị) tâm đắc
nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó.
Ngày 6/12/2012, tại Hội nghị lần thứ 7 Ủy ban Liên Chính phủ Công ước
2003 về bảo tồn văn hóa phi vật thể diễn ra tại Paris (Pháp), UNESCO đã
chính thức công nhận Hồ sơ “Tín ngưỡng thờ, cúng Hùng Vương ở Phú
Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây thực sự là
một minh chứng khẳng định tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một di sản
văn hóa độc đáo, trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Đồng thời là dịp quan
trọng để chúng ta chuyển tải ra thế giới về một di sản vô cùng giá trị, độc
đáo đã tồn tại hàng ngàn năm nay, thấm đẫm vào tâm hồn, tình cảm, trở
thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài.
Phát biểu tại Lễ đón bằng UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và
Khai mạc Lễ hội Đền Hùng năm Quý Tỵ - 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang khẳng định mỗi người Việt Nam đều tự hào mang trong mình dòng
máu con Lạc cháu Hồng. Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng đã trở thành
bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam ta, thể hiện lòng
biết ơn của các thế hệ cháu con với công đức của Tổ tiên trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước. Dù làm gì, ở đâu, mỗi người con đất Việt đều
hướng về cội nguồn, hướng về Tổ tiên, với tấm lòng thành kính, tri ân.
Câu 2: Anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử trọng
đại của dân tộc.
Cảm nhận của giảng viên trẻ trước sự kiện trọng đại của đất nước
Kính thưa quý thầy cô giáo,
Mùa Xuân năm 1975, nhân dân Việt Nam ta đã ghi dấu một chiến công
vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc: Sau

55 ngày đêm tiến công thần tốc, ta đã quét sạch toàn bộ chế độ thực dân kiểu
mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng miền Nam thân yêu, giành lại
độc lập hoàn toàn cho đất nước. Đây là một sự kiện lớn đã đánh dấu một
mốc son lịch sử, một bước ngoặt lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc của dân tộc ta.

Không được sinh ra vào thời khắc lịch sử hào hùng đó nhưng tôi vẫn
may mắn vì là con của Bố. Bố là một anh bộ đội cụ Hồ đã trực tiếp tham gia
vào cuộc kháng chiến đó. Bố không trực tiếp kể cho tôi nghe được vì giờ
đây Bố đã là một anh thương binh bị tàn phế 75% cơ thể của mình sau chiến
tranh. Nhưng những chiến tích trên đôi tay, trên đầu, chiếc bình toong, chiếc
còi báo động và chiếc dù màu xanh bộ đội mà bố vẫn còn giữ được bên mình
khi trở về hậu phương mà mẹ tôi đã giữ gìn cho tới khi tôi lớn và biết đến nó
đã giúp tôi hiểu được sự gay go, ác liệt của những tháng ngày trong những
năm kháng chiến trường kỳ mà quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng để đất
nước ta có được ngày hôm nay. Và những ngày này trong tôi lại vang vọng
đâu đó những khúc hát, những thước phim tư liệu hay hình ảnh của chiếc xe
tăng tiến vào Dinh Độc lập về sự kiện hào hùng của ngày 30/4/1975.
Chiến tranh đã đi xa để lại phía sau hàng triệu niềm vui xen lẫn hàng
triệu nỗi buồn. Trước nay, nhắc tới ngày này, chúng ta thường ghi nhận quan
điểm và suy nghĩ của những người liên quan trực tiếp đến cuộc chiến, những
nhân vật nghiên cứu, am tường về thời cuộc, hoặc những ai đã trải qua một
quãng đời trong giai đoạn lịch sử ấy. Nhưng còn những thế hệ như tôi thì
sao? Đối với thế hệ hiện đang chiếm hơn phân nửa số dân Việt Nam, ngày
30/4 có ý nghĩa như thế nào?
Bản thân tôi thật may mắn vì được sinh ra và lớn lên trong những tháng
ngày bình yên và tươi đẹp của đất nước. Được cắp sách tới trường để rồi giờ
đây được làm một giảng viên đại học tại thành phố mộng mơ yêu dấu này.
Tôi có được cuộc sống như ngày hôm nay là phần lớn nhờ Bố. Bố, người
cha tôi hết mực kính yêu nhưng tôi không thể gọi tên và trò chuyện như

những bạn bè cùng trang lứa thường làm. Bố đã cho tôi nhiều bài học về
chất lính của một người chiến sĩ, không những trong thời chiến mà trong tất
cả mọi lĩnh vực của cuộc sống ngày hôm nay. Cuộc sống hàng ngày của Bố
trong những ngày đông giá rét đã dạy cho tôi về tính chiến đấu, về sự kiên
cường và tinh thần yêu nước. Bởi lẽ thế hệ chúng tôi đang sống và chiến đấu
trong một cuộc cách mạng mới – cuộc cách mạng của khoa học, công nghệ
và cách mạng chủ nghĩa xã hội.
Sinh ra và lớn lên trong thời bình, tôi không biết đến sự tàn khốc của
chiến tranh nhưng tôi vẫn cảm nhận được nó là nỗi đau và là niềm tự hào về
một dân tộc anh hùng. Tôi cũng đau cùng với những cơn đau do chiến tranh
để lại trên cơ thể Bố, đó cũng chính là động lực giúp tôi phấn đấu và từng
bước trưởng thành hơn. Tận trong trái tim tôi xin ghi nhớ và cám ơn Bố,
cảm ơn thế hệ cha ông đã cho chúng tôi cuộc sống như ngày hôm nay. Tôi
xin hứa với lòng mình rằng: Sẽ sống và phấn đấu nhiều hơn, nhiều hơn
nữa… để xứng đáng là con của Bố, là người con của dân tộc Việt Nam.
Được học tập và rèn luyện tại ngôi trường Đại học Yersin Đà Lạt thân
yêu này tôi thật sự vinh dự và tự hào vì có những bậc cha anh chính là người
Thầy, người Cô đi trước, là những người lính già sáng suốt soi đường và
giúp tôi nhận ra vai trò quan trọng của một người giảng viên – “vai trò trồng
người”. Chính điều đó giúp tôi có động lực để làm thật tốt những công việc
hàng ngày từ việc nhỏ nhất cho đến việc lớn hơn để có thể hoàn thiện mình
và cũng để góp phần tham gia vào cuộc cách mạng của thế hệ trẻ hôm nay.
Hay chính là chúng tôi đang nhớ đến công lao và sự hi sinh vô cùng to lớn
của các bậc cha anh để dân tộc Việt Nam không chỉ có thắng lợi vào ngày
30/4/ 1975 mà có thể phát huy hơn nữa kết quả thắng lợi này.
Đây có lẽ cũng chỉ là một khía cạnh nào đó trong nhận thức của một
người trẻ – một người con của dân tộc khi đất nước đang từng ngày “Xuân
hơn”, mới hơn khi ta nhìn lại những chiến công hào hùng của dân tộc. Tôi hi
vọng tất cả các bạn trẻ ngày hôm nay hãy nâng niu, trân trọng và cố gắng
phát huy truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Hãy chiến đấu như

những anh bộ đội cụ hồ của những năm 1975 đầy chí khí, kiên cường và anh
dũng.
Xin trân trọng cảm ơn!
Câu 3: Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, anh (chị) yêu thích nhất nhân vật
lịch sử nào? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhân vật đó.
Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, quân đội nhà Trần đã vượt qua vô
vàn khó khăn và hiểm nguy, ba lần đánh tan hàng vạn quân Nguyên Mông
xâm lược, giành thắng lợi lẫy lừng, "tiếng vang đến phương Bắc, khiến
chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi
thẳng tên". Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng "thiên tài quân sự có
tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần"
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Vị Thánh Tương Hiền Minh Triều Trần
Là một Tiết chế đầy tài năng, khi "dụng binh biết đợi thời, biết thừa thế tiến
thoái", đặc biệt là có một có một lòng tin sắt đá vào sức mạnh và ý chí của
nhân dân, của tướng sĩ, nên Trần Hưng Đạo đã đề ra một đường lối kháng
chiến ưu việt, tiêu biểu là các cuộc rút lui chiến lược khỏi kinh thành Thăng
Long, để bảo toàn lực lượng. Kế hoạch "thanh dã" (vườn không nhà trống)
và những hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa "hương binh" và quân triều
đình, những trận tập kích và phục kích có ý nghĩa quyết định đối với cả
chiến dịch như ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vân Đồn, và nhất là ở
Bạch Đằng đã làm cho tên tuổi ông bất tử
Có thể nói tư tưởng quán xuyến suốt đời của Trần Hưng Đạo, là một tấm
lòng tận tụy đối với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc
thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân. Cho nên trước
khi mất, ông vẫn còn dặn vua Trần Anh Tông rằng: "Phải nới sức dân để làm
kế sâu rễ bền gốc" cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà
Câu 4: Ở tỉnh, thành phố quê hương anh (chị) có những di sản văn hóa (vật
thể và phi vật thể) tiêu biểu nào? Anh (chị) hãy giới thiệu về một di sản văn
hóa của quê hương mà anh (chị) ấn tượng nhất. Theo anh (chị), cần phải
làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó?

Câu 5: Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Nghĩ về lời Bác dạy: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà
Việt Nam”
Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu và chiến công
huy hoàng rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thân
yêu của mình. Lịch sử dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay là lịch sử đấu
tranh dựng nước và giữ nước. Nội dung lịch sử dân tộc ta thật vô cùng rộng
lớn, phong phú bao gồm các mặt hoạt động khác nhau (kinh tế, chính trị,
quân sự, văn hoá, xã hội …) của xã hội và con người Việt Nam trong quá
khứ cũng như trong hiện tại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài
chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một
số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường
gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo
lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ
của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.
Hơn thế nữa, đất nước đang bước vào thời kỳ xây dựng mới, thời kỳ của
CHH – HĐH theo định hướng XHCN, đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có
một sự hiểu biết đầy đủ hơn, mới mẻ hơn về toàn bộ lịch sử dân tộc theo tinh
thần “ôn cố tri tân”, lấy xưa phục nay.
Lịch sử là “cô giáo của cuộc sống”, là “bó đuốc soi đường đi tới tương lai”.
Vì vậy, tìm hiểu, nghiên cứu và nắm vững tiến trình phát triển của lịch sử
dân tộc, của nền văn hoá Việt Nam không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của
mỗi người hiện nay mà còn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Nắm vững lịch sử dân tộc ta không chỉ có được những hiểu biết về tổ tiên,
đất nước, dân tộc mình trong việc xây dựng “non sông gấm vóc như ngày
nay” mà còn góp phần bồi dưỡng tình yêu ông bà, cha mẹ, yêu quê hương

đất nước và lòng tự hào dân tộc. Có biết được quá trình đấu tranh dựng và
giữ nước đầy máu và nước mắt của ông cha mới biết ơn, kính trọng những
thế hệ đi trước và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn
và phát huy truyền thống dân tộc. Có hiểu được tường tận lịch sử dân tộc và
mới hiểu được giá trị của cuộc sống và mới có cái nhìn đúng đắn về cuộc
sống hiện tại, đặt cơ sở cho sự phát triển tương lai.
Tuy nhiên, hiện nay việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông nói chung
còn nhiều thiếu sót về nhận thức bộ môn, về nội dung, phương pháp dạy
học, về những phương tiện cần thiết cho việc giáo dục. Do đó, chât lượng
dạy học và thi Đại học môn lịch sử giảm sút đến mức báo động. Tình trạng
“mù lịch sử” khá phổ biến. Đó là tình trạng không biết lịch sử, không hiểu
lịch sử, nhớ sai, không ham thích, không hứng thú học lịch sử …
Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử trong nhà trường
hiện nay? Câu hỏi được cả xã hội đặt ra và đang từng bước được giải quyết.
Song, theo tôi nghĩ, trách nhiệm đâu phải chỉ của nhà trường, của giáo viên
nói chung, của thầy cô giáo dạy môn lịch sử nói riêng mà điều cốt yếu trước
hết là mỗi người chúng ta cần có khát khao nghiền ngẫm sử cũ để học được
những điều bổ ích từ cuộc sống sinh động của tổ tiên ta xưa mà giáo dục cho
con cháu. Bởi, tổ tiên ta lẽ đâu chỉ giỏi đánh giặc, còn tư tưởng, đạo đức,
triết lý … và biết bao vấn đề cuộc sống mà ta chưa biết đến.
Bernard Shaw đã nói: “Bài học lớn nhất của lịch sử chính là ở chỗ người ta
không chịu rút ra từ lịch sử những bài học” có lẽ là vì vậy?
Đáp án cuộc thi: Em yêu lịch sử Việt Nam
Bài làm tham khảo cuộc thi: Em yêu lịch sử Việt Nam.
Đáp án cuộc thi: Em yêu lịch sử Việt Nam
ĐÁP ÁN
CUỘC THI EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM

Câu 1: Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín
ngưỡng ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

Anh (chị) hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì? Nêu những điều mà anh (chị)
tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó.

Trả lời:
Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại.
Những điều tâm đắc nhất về thời đại Hùng Vương:

Truyền thuyết kể rằng: Âu Cơ lấy Lạc Long Quân được một thời gian thì
sinh ra Bọc trăm trứng, trứng nở ra 100 người con trai. Khi các con khôn
lớn, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó
ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem
năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống
biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng
có quên”. Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm
người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất
Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương.
Vua Hùng chia ra làm mười lăm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc
tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi
vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương. Là tổ tiên của dân tộc
Việt cùng sinh ra từ một bọc trăm trứng sâu nặng tình nghĩa anh em một
nhà.

Như vậy, nhân dân Việt Nam thờ chung một vị Vua Tổ, thể hiện đạo lý
"Uống nước nhớ nguồn"; "Ăn quả nhớ người trồng cây" thuỷ chung son sắt
là điều em tâm đắc nhất mà thế hệ tiền nhân đã gửi lại cho hậu thế hôm nay
và cả mai sau.

Câu 2: Anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử trọng

đại của dân tộc.

Trả lời:
Cách mạng tháng 8 (19/8/1945) thành công là một sự kiện lịch sử trọng đại
nhất của dân tộc Việt Nam.

Em sinh ra trong thời kỳ hoà bình độc lập, nhưng em hiểu rất rõ với cuộc
sống mưu sinh hằng ngày đã lắm vất vả, khó khăn huống hồ gì chiến đấu
giành lại tự do, độc lập cho dân tộc, cho đất nước còn khó khăn, gian khổ
gấp bội phần.

Theo sách sử ghi lại rằng: Vào thời khắc lịch sử đó Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ra lời kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn thể
đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã tiến hành cuốc
tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám thành công.

Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ 14/8, một ngày sau khi Hội nghị toàn quốc của
Đảng khai mạc. Từ ngày 14 đến 18, tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi ở
nông thôn đồng bằng miền Bắc, đại bộ phận miền Trung, một phần miền
Nam và các thị xã Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hội An.

Ngày 17/8, ở Hà Nội, tổng hội viên chức chính quyền bù nhìn tổ chức một
cuộc mit tinh lớn tại Quảng trường nhà hát thành phố, có hàng vạn người
tham gia để ủng hộ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.

Sáng ngày 19/8, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới
rừng cờ đỏ sao vàng xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát thành phố
để dự mittinh. Họ vừa đi vừa hô khẩu hiệu:


* Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.
* Thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa Việt Nam.
* Anh em binh lính hãy mang súng gia nhập hàng ngũ chiến đấu bên cạnh
Việt Minh.
* Việt Nam hoàn toàn độc lập.

Cuộc mit tinh diễn ra vào ngày 19/8/1945. Sau loạt súng chào cờ và bài Tiến
Quân Ca, đại biểu uỷ ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu của Việt
Minh. Cuộc mittinh trở thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm phủ
khâm sứ, trại lính bảo an và các cơ sở của chính phủ bù nhìn.

Từ Hà Nội, làn sóng cách mạng toả đi khắp nơi, cả nước vùng dậy đấu tranh
giành chính quyền và liên tiếp giành thắng lợi.

Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản
tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

Cách mạng tháng tám là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, toàn thể
thanh niên Việt Nam chúng ta phải rèn đức luyện tài, sống chiến đấu, học
tập để xây dựng và bảo vệ những gì cha ông ta đã đánh đổi bao mồ hôi, nước
mắt và cả xương máu mới có được ngày hôm nay.

Câu 3: Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, anh (chị) yêu thích nhất nhân vật
lịch sử nào? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhân vật đó.

Trả lời:
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, em yêu thích nhất là Bác Hồ, bởi vì: Ai yêu
Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng?

Bác Hồ tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ngày 19/5/1890 trong

một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Bác là cụ Phó Bảng Nguyễn
Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính
trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các
phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu
dân, cứu nước vào ngày 05 tháng 06 năm 1911.

Sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, đến tháng 7/1920, Bác đọc tác phẩm của
V.I. Lênin: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa, đăng trên báo L'Humanité, số ra ngày 16 và 17-7-1920. Người
đã nói: "Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ,
tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong
buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng
bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường
giải phóng chúng ta!”.
Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp
nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt
Nam.

Ngày 2/9/1945, Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và
nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà
nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Ngày 2/9/1969, Bác từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

Chuyện kể về Bác thì có rất nhiều nhưng em thích nhất là chuyện “Quả táo
của Bác Hồ”. Qua câu chuyện này chứng tỏ rằng Bác rất quan tâm đến thế
hệ chúng em, thế hệ tương lai của đất nước.


Cuộc đời của Bác là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng
sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã
đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân,
vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình
và công lý trên thế giới.

Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của
liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ
tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà
văn hóa lớn" (HỒ CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL
LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE) vào năm 1990.

Câu 4: Ở tỉnh, thành phố quê hương anh (chị) có những di sản văn hóa (vật
thể và phi vật thể) tiêu biểu nào? Anh (chị) hãy giới thiệu về một di sản văn
hóa của quê hương mà anh (chị) ấn tượng nhất. Theo anh (chị), cần phải
làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó?

Trả lời:
Hai ý đầu các bạn tự liên hệ với địa phương nơi mình ở để có câu trả lời phù
hợp. Riêng ý cuối: "Cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di
sản văn hóa" thì các bạn tham khảo phần trả lời sau:

* Để bảo tồn các di sản văn hoá cần phải:
- Triển khai, tuyên truyền phổ biến Luật Di Sản Văn Hoá đến mọi người
dân, đặc biệt là lớp trẻ, học sinh, sinh viên,… để mọi người nhận thức được
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học… của di sản văn hoá và không quên về cội
nguồn dân tộc
- Chính quyền phải ban hành các quy chế, quy định về việc bảo tồn, bảo vệ
các di sản văn hoá ở địa phương, nhanh chóng lập đề án công nhận các di

sản văn hoá chưa được Nhà nước công nhận.
- Trùng tu, tôn tạo các di sản văn hoá xuống cấp phải đảm bảo nguyên trạng
ban đầu không phá vỡ tính chất “cổ” của di sản.
- Có chính sách đãi ngộ hợp lí đối với những người làm công tác bảo tồn các
di sản văn hoá.
- Tổ chức tham quan, học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu về các di sản văn hoá
cho mọi tầng lớp nhân dân. Đào tạo người thuyết minh di sản bài bản, cuốn
hút, có chiều sâu để lại ấn tượng tốt đẹp cho người nghe.
- Đào tạo tầng lớp kế thừa các di sản văn hoá phi vật thể, các nghệ nhân phải
có truyền nhân thích hợp kế thừa mình phát triển di sản văn hoá đó.
- “Xã hội hoá” công tác bảo tồn các di sản văn hoá để có nguồn kinh phí cho
hoạt động bảo tồn di sản.

* Để phát huy giá trị các di sản văn hoá cần phải:
- Hoàn hiện cơ sở hạ tầng, các công trình phụ, cảnh quan môi trường, các
khu giải trí kèm theo các di sản văn hoá lớn.
- Quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, internet,
mạng xã hội,… về các di sản văn hoá đặc trưng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
- Mở rộng dịch vụ bán hàng lưu niệm, đồ ăn nhanh, món ăn đặc sản vùng
miền, … giá cả hợp lý. Phát hành các ấn phẩm sách báo về di sản văn hoá
liên quan,…
- Phối hợp chặc chẽ với ngành du lịch tổ chức các chuyến tham quan trật tự,
nề nếp, an toàn hấp dẫn du khách và bạn bè quốc tế.
- Đảm bảo công tác an ninh, vệ sinh, cứu hộ tại các di sản. Thường xuyên tổ
chức góp ý, rút kinh nghiệm kịp thời các biểu hiện sai trái, tiêu cực, vi phạm
thuần phong mỹ tục…

Câu 5:
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Anh (chị) hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của hai câu
thơ đó. Theo anh (chị), cần phải làm gì để người học yêu thích môn Lịch
sử?

Trả lời:
Hai câu thơ trên là của Bác Hồ.

Ý nghĩa là:
Bác Hồ dạy chúng ta phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc
tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu
cầu của Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ Giáo Dục và
Đào Tạo phải có quyết định rõ ràng làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam mà
đặc biệt là thế hệ học sinh phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử
là những gì thuộc về quá khứ nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại và
tương lai. “Biết” quá khứ để rút kinh nghiệm mà vận dụng cho hiện tại và
tương lai.

Để người học yêu thích môn lịch sử thì trước hết:
- Người dạy phải là người yêu thích lịch sử.
- Dạy lịch sử cần phải liên hệ với thực tế những địa danh trong lịch sử đó
bây giờ ở đâu? Tên gọi đã thay đổi như thế nào? Những vật dụng thời xa xưa
thay đổi như thế nào qua thời gian? Nếu có hình ảnh minh hoạ trực quan thì
càng tốt.
- Người dạy phải hướng người học vào câu chuyện lịch sử, dẫn giải từng
bước giống như một đoạn phim ngắn trong một tập phim dài, luôn làm cho
người học háo hức chờ đợi đến hồi kế tiếp.
- Và cuối cùng là đưa môn lịch sử vào môn thi chính.

Tác giả: Kỳ Nam
Đáp án cuộc thi em yêu lịch sử Việt Nam (Bài 2)

Bài tham khảo cuộc thi: Em yêu lịch sử Việt Nam.
Thánh Gióng
ĐÁP ÁN CUỘC THI
EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM

Câu 1:
Đó là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam

Những điều tâm đắc về thời đại Hùng Vương:

Hùng Vương thứ Sáu, nước Tàu ở phía bắc chỉ muốn sang chiếm nước Nam
ta. Cụ tổ Lạc Long Quân hiện ra dạy sai người đi khắp nước mời thần xuống
giúp chống giặc.

Bấy giờ ở làng Phù đổng, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, có một người đàn bà đã
60 tuổi. Một hôm bà ra đồng ruộng thấy có một vết chân rất to lớn, bà đặt
chân vào thì khi về nhà bà có thai. Bà sinh được một con trai và đặt tên là
Gióng. Gióng lên ba tuổi mà không biết nói.

Một hôm vua Hùng sai người đi tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Gióng tự
nhiên nói với mẹ mời sứ giả đến. Gióng bảo sứ giả về đúc một con ngựa sắt
và một thanh gươm sắt, đưa đến cho chàng đi giết giặc. Bấy giờ Gióng vươn
vai thành người lớn, ăn biết bao nhiêu cơm, thịt cũng không no, mặc quần áo
rộng cỡ nào cũng thấy chật.

Sứ giả về tâu lại sự việc với vua. Khi đã đem ngựa và gươm sắt đến, Gióng
đội mũ, cầm gươm phóng lên ngựa sắt, xông ra trận như bão táp, đi đến đâu
Gióng cũng chém giặc như chém cỏ rác. Khi gươm bị gãy, Gióng nhổ các
bụi tre bên đường quăng ném vào quân địch.


Đánh tan giặc, Gióng thẳng bay lên núi Sóc, trút bỏ quần áo lại rồi bay thẳng
lên trời.

Ngày nay còn thấy các hồ ao là dấu vết chân ngựa sắt để lại. Khu rừng giặc
bị đốt cháy còn mang tên là rừng Cháy. Người dân lập miếu thờ Gióng gọi là
thánh Gióng đã hoá thân cứu dân Việt.

* Truyền thuyết để lại cho em nhiều điều tâm đắc:
- Tinh thần đánh giặc của Thánh Gióng nói riêng, của mỗi người dân đất
Việt nói chung, bất kể ai, già trẻ, gái trai đều có thể chống giặc, thế nên dân
gian thường có câu: “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.
- Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cao cả, tinh thần dân tộc thiêng liêng của thế
hệ tiền nhân không màng danh lợi, địa vị cá nhân vì sau khi đánh tan giặc
Thánh Gióng trút bỏ xiêm y bay thẳng lên trời.
Câu 2:
Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) là một sự kiện lừng lẫy năm châu,
chấn động địa cầu. Một chiến thắng có ý nghĩa lịch sử to lớn là tác nhân
quan trọng đưa đến ký Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Từ ngày 13-17/3/1954, quân ta mở đợt tấn công thứ nhất tiêu diệt gọn cứ
điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ
phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

17h30 ngày 30/04/1954, ta mở đợt tấn công thứ 2. Cuộc chiến trên đồi A1
diễn ra hết sức gay go, ác liệt. Hai bên giằng co từng tất đất. Đến ngày 04/04
mỗi bên chiếm giữ 1 nửa đồi A1.
Đêm 01/05/1954 ta mở đợt tấn công thứ 3, quân ta đánh chiếm các cứ điểm
còn lại phía Đông và phía Tây, bẻ gãy cuộc phản kích của địch. Đêm
3/5/1954, bộ đội ta chỉ cách sở chỉ huy của địch 300m.


Đêm 06/5/1954 tại đồi A1, quân ta ồ ạt xông lên tiêu diệt các lô cốt và dùng
bộc phá ngàn cân phá tan thế cầm cự của quân địch.

17h30 ngày 7/5/1954 , những trận pháo kích của bộ đội ta nhắm thẳng vào
sở chỉ huy địch. Tướng Đờ-cat-tơ-ri và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm
của địch bị bắt sống. Gần 1 vạn quân địch nhảy ra khỏi hầm xin hàng. Đêm
đó ta tấn công bắt sống toàn bộ quân địch ở phân khu Nam.

Sau “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm,cơm vắt, máu trộn bùn
non” chiến đấu cực kỳ anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn
thắng. Ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy
bay, thu toàn bộ vũ khí, kho xăng, đạn dược, quân trang quân dụng.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thành quả của 9 năm kháng chiến anh dũng
đầy gian khổ hy sinh, là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết dân tộc và đoàn kết
quốc tế, khát vọng hòa bình, ý chí độc lập tự do của nhân dân Việt Nam.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực
dân; cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc,đấu tranh vì hòa bình,
độc lập, tiến bộ xã hội của các nước thuộc địa trên thế giới.

Câu 3:
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam em yêu thích nhất là Đại tướng: Võ Nguyên
Giáp. Bởi vì nhờ có sự lãnh đạo thông minh, sáng suốt của Đại tướng mà
quân và dân ta đã giành được chiến thắng vang dội: Điện Biên Phủ 1954.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi ông đang thể hiện niềm tin chiến thắng.
Bức ảnh do phóng viên ảnh Bettman chụp ở Hà Nội ngày 29/5/1969.

Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là một nhà chỉ huy quân

sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là đại tướng đầu tiên của Quân đội
Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trong chiến tranh Đông Dương
(1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Ông tham gia vào nhiều
chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện
Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972,
Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh
Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến
khi chiến tranh kết thúc.

Ông từng là một giáo viên dạy sử, nhà báo và từng giữ các chức vụ: Ủy viên
Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó thủ tướng
phụ trách khoa học và kỹ thuật kiêm công tác khoa giáo, Chủ tịch Danh dự
Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Chủ tịch Danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt
Nam, Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch, Chủ tịch
Danh dự Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Danh dự Quỹ hỗ trợ sáng tạo
khoa học kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC), Chủ tịch Danh dự Hội Cựu giáo
chức Việt Nam.

Cả cuộc đời Đại tướng đã cống hiến hết mình vì nước, vì dân, vì độc lập dân
tộc, không màng danh lợi. Đại tướng từng nói: "Tôi đã cống hiến một cách
tự nguyện, đã thanh thản trong mọi thử thách, thế là tôi sống vui, sống lâu
Như vậy, tôi đã làm theo lời dạy và noi theo tấm gương của Bác Hồ là “Dĩ
công vi thượng”. Tôi nhận nhiệm vụ và tôi hoàn thành nhiệm vụ. Ngay cả
việc phụ trách công tác sinh đẻ có kế hoạch… cũng là nhiệm vụ". Đại tướng
thật xứng đáng là một “Thánh Gióng” thời hiện đại.

Đại tướng qua đời vào lúc 18h 09 phút ngày 04 tháng 10 năm 2013, tại bệnh
viện quân y 108, hưởng thọ 103 tuổi. Đại tướng ra đi để lại cho nhân dân
Việt Nam sự tiếc thương vô vàn. Linh cữu Đại tướng được an táng tại Vũng

Chùa - Đảo Yến (thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng
Bình).

Câu 4:
Ở Bắc Ninh quê hương em có các Di sản văn hoá phi vật thể như: Lễ hội
Kinh Dương Vương, Dân ca quan họ, trong đó em ấn tượng nhất là Di sản
văn hoá phi vật thể Dân ca quan họ.

Giới thiệu về Dân ca quan họ Bắc Ninh:

Dân ca quan họ bắc ninh được hình thành khá lâu đời,do cộng đồng người
Việt (Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc
Ninh và Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra.

Dân ca quan họ là hát đối đáp nam,nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân,mùa
thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp
nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng.
Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng hát của hai
người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca dao
có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm
kèm theo. Có 4 kỹ thuật hát đặc trưng: Vang, rền nền, nảy. Hát quan họ có 3
hình thức chính: Hát canh, hát thi lấy giải, hát hội. Hát quan họ gắn liền với
tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ, tục “ngủ bọn”.

Mặc dù các phong tục này không được thực hành nhiều như trước đây,
nhưng cộng đồng cư dân các làng quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ
thuật dân ca quan họ cho con cháu.

Để bảo tồn và phát huy Di sản văn hoá phi vật thể Dân ca quan họ Bắc
Ninh cần phải:


- Xây dựng chính sách đãi ngộ với các nghệ nhân như lương, phụ cấp, nhất
là những nghệ nhân được phong tặng “Báu vật nhân văn sống” ở các làng
quan họ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Hoàn thiện tư liệu và kết quả nghiên cứu về Quan họ Bắc Ninh, in ấn phát
hành các ấn phẩm sách, báo, tin tức, website giới thiệu Quan họ Bắc Ninh
đến mọi người.
- Tổ chức các liên hoan tiếng hát Dân ca quan họ Bắc Ninh định kỳ. Tạo mọi
điều kiện để cộng đồng trình diễn/giao lưu dân ca quan họ Bắc Ninh với các
cộng đồng khác trong nước và ngoài nước.
- Xây dựng nội dung, bài giảng truyền dạy quan họ Bắc Ninh trong gia đình,
nhà trường, các lớp dạy quan họ Bắc Ninh tại cộng đồng theo địa bàn làng
xã.

Câu 5:
Hai câu thơ trên là của Bác Hồ.

Ý nghĩa là:
Bác yêu cầu mọi người Việt Nam “phải” biết lịch sử của mình, phải hiểu rõ
tường tận, cụ thể gốc tích, cội nguồn từ “xưa tới nay” của dân tộc mình. Từ
đó chung tay dựng xây và bảo vệ đất nước, xứng đáng với ông bà, tổ tiên.

Để người học yêu thích môn lịch sử cần phải:

- Xây dựng giáo án hợp lý, lời dẫn thu hút, câu chuyện rõ ràng, mạch lạc, dễ
hiểu, kèm theo các video minh hoạ, các đoạn phim dã sử, ….
- Tổ chức các cuộc thi, bài kiểm tra mở cho người học tự tìm tòi thu thập tài
liệu, kèm theo ý kiến bình luận về các sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Thường xuyên tổ chức tham quan các khu di tích lịch sử, tượng đài, nghĩa
trang liệt sĩ, … thông qua đó giới thiệu và hướng dẫn chi tiết về các giá trị

lịch sử liên quan.
- Môn lịch sử phải là môn thi bắt buộc trong kì thi tốt nghiệp.
Tác giả: Dương Long
CUỘC THI EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐÁP ÁN
Câu 1: Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín
ngưỡng ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Anh (chị) hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì? Nêu những điều mà anh (chị)
tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó.
Trả lời:
Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại.
Những điều tâm đắc nhất về thời đại Hùng Vương:
Lạc Long Quân và Âu Cơ. Ảnh Google
Truyền thuyết kể rằng: Âu Cơ lấy Lạc Long Quân được một thời gian thì
sinh ra Bọc trăm trứng, trứng nở ra 100 người con trai. Khi các con khôn
lớn, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó
ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem
năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống
biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng
có quên”. Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm
người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất
Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương.
Vua Hùng chia ra làm mười lăm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc
tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi
vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương. Là tổ tiên của dân tộc
Việt cùng sinh ra từ một bọc trăm trứng sâu nặng tình nghĩa anh em một
nhà.
Như vậy, nhân dân Việt Nam thờ chung một vị Vua Tổ, thể hiện đạo lý
"Uống nước nhớ nguồn"; "Ăn quả nhớ người trồng cây" thuỷ chung son sắt

là điều em tâm đắc nhất mà thế hệ tiền nhân đã gửi lại cho hậu thế hôm nay
và cả mai sau.

×