Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

HỒ sơ KIỂM TOÁN và PHÍ KIỂM TOÁN năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.89 KB, 26 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
CƠ SỞ THANH HÓA
KHOA KINH TẾ
o0o
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KIỂM TOÁN PHẦN 1
ĐỀ TÀI: HỒ SƠ KIỂM TOÁN VÀ PHÍ KIỂM
TOÁN
GVHD : LÊ THỊ HỒNG HÀ
NHÓM : 04
LỚP : CDKT12CTH
THANH HÓA, THÁNG 3 NĂM 2013
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự tận tình chỉ bảo của giảng viên : Lê
Thị Hồng Hà đã quan tâm giúp đỡ chúng em trong quá trình làm bào tiểu luận.
Trong suốt quá trình làm bài tiểu luận này chúng em đã có nhiều cố gắng, song
do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên chúng em không thể tránh được
những sai sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô
cùng toàn thể các bạn để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
DANH SÁCH NHÓM
Stt Họ và tên MSSV Ghi chú
1 Ngô Thị Nhung 10017103 Nhóm trưởng
2 Nguyễn Thị Huyền 10010863
3 Nguyễn Thị Lệ Thủy 10021763
4 Nguyễn Thị Thùy 10011413
5 Bùi Thị Thu Huyền 10008193
6 Nguyễn Thị Phương 10018843
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
DANH SÁCH NHÓM 3


MỤC LỤC 4
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỒ SƠ KIỂM TOÁN 2
1.1.Hồ sơ kiểm toán 2
1.1.1 Khái niệm: 2
1.1.2. Mục đích của hồ sơ kiểm toán 2
1.1.3.Nội dung và hình thức hồ sơ kiểm toán 4
1.1.4. Tổ chức hồ sơ kiểm toán 6
1.1.5. Phân loại hồ sơ kiểm toán 7
1.1.6. Yêu cầu đối với hồ sơ kiểm toán 10
1.1.6.1 Hồ sơ kiểm toán phải có đề mục rõ ràng 10
1.1.6.2.Hồ sơ kiểm toán phải có đầy đủ chữ ký của kiểm toán viên 10
1.1.6.3 Hồ sơ kiểm toán phải được chú thích đầy đủ về nguồn gốc dữ liệu, ký hiệu sử dụng … 10
1.1.6.4. Hồ sơ kiểm toán phải đầy đủ, chính xác và thích hợp 11
1.1.6.5. Hồ sơ kiểm toán cần trình bày dễ hiểu và rõ ràng 11
1.1.6.6. Hồ sơ kiểm toán cần được sắp xếp khoa học 12
1.1.7. Vấn đề bảo mật và lưu trữ hồ sơ kiểm toán 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÍ KIỂM TOÁN 13
2.1.Phí kiểm toán 13
2.1.1.Khái niệm 13
2.1.2. Căn cứ tính phí kiểm toán và phương pháp tính phí kiểm toán 13
2.1. 3. Mối quan hệ giữa phí kiểm toán và chất lượng kiểm toán 13
2.1.4.Thực trạng phí kiểm toán ở Việt Nam hiện nay 16
2.1.5.Nhận xét và kiến nghị 19
KẾT LUẬN: 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động kiểm toán đã có lịch sử phát triển lâu dài và gắn liền với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của loài người. Để phục vụ cho nhu cầu đa dạng
của xã hội, những lĩnh vực và loại hình kiểm toán khác nhau đã lần lượt hình
thành trong xu thế kinh tế ngày càng phát triển của nước ta như hiện nay , Nhu
cầu về dịch vụ kiểm toán ngày càng nhiều, trách nhiệm của Kiểm toán viên đối
với xã hội và công chúng ngày cang cao . Từ đó đòi hỏi các công ty kiểm toán
phải xoát xét , Kiểm tra công việc của các KTV(Kiểm toán viên ) , đảm bảo chất
lượng hoạt động kiểm .Một trong những phương pháp hữu hiệu để xoát xét công
việc của KTV là dựa vào hồ sơ kiểm toán .Bên cạnh đó thì phí kiểm toán cũng là
công cụ giúp các nhân viên kiểm toán hoàn thành tốt công việc của mình. Ngoài
ra nócòn ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng kiểm toán. Nắm bắt được ý nghĩa
quan trọng của hồ sơ kiểm toán và phí kiểm toán trong công tác kiểm toán , vì
vậy nhóm chúng em đã chọn đề tài “Hồ sơ kiểm toán , phí kiểm toán‘’để làm
nội dung cho bài tiểu luận này.
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 1
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỒ SƠ KIỂM TOÁN
1.1.Hồ sơ kiểm toán
1.1.1 Khái niệm:
Cho bằng chứng kiểm toán được thu thập bằng nhiều thủ tục và nhiều nguồn gốc
khác nhau, nên chúng cần được biểu hiện bằng các tài liệu và sắp xếp theo
những nguyên tắc nhất định để giúp KTV quản lý công việc, làm cơ sở để hình
thành ý kiến và dẫn chứng để bảo vệ ý kiến của mình.Quá trình làm việc của
KTV với những kế hoạch, chương trình kiểm toán, các thủ tục kiểm toán đã
được áp dụng…cần được ghi chép và lưu trữ để phục vụ cho tiến trình kiểm
toán, cũng như để chứng minh đã tiến hành công việc theo đúng các chuẩn mục
kiểm toán.Tất cả phải được thu thập và lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán.Tóm lại

“ Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do kiểm toán viên lập , thu thập , phân loại ,
sử dụng và lưu trữ . Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trên giấy , trên
phim , ảnh , trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác
theo quy đinh của Pháp luật hiện hành “
1.1.2. Mục đích của hồ sơ kiểm toán
-Lưu trữ những bằng chứng thu được trong quá trình thực hiện kiểm toán
và làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến cho KTV:
Mỗi bộ hồ sơ kiểm toán là nơi lưu trữ toàn bộ thông tin về một đối tượng
kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, các thông tin đã thu thập sẽ được tiếp tục
bổ sung, cập nhật vào hồ sở kiểm toán của từng đối tượng có lien quan, và KTV
sẽ dựa vào đó để đua ra ý kiến kiểm toán
-Trợ giúp cho việc lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán:
Công việc kiểm toán thưiờng được tiến hành bởi nhiều người trong một
thời kỳ nhất định, do đó cần phải phân công và phối hợp làm việc. Hồ sơ kiểm
toán là một công cụ hữu hiệu để thục thi điều này,
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 2
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
VD: * căn cứ chương trinhg kiểm toán, KTV chính lập ra các hồ sơ cho
từng công việc chi tiết và giao cho các KTV phụ thực hiện. Những công việc do
KTV phụ tiến hành, Và kết quả được phản ánh trên hồ sơ kiểm toán. Như vâỵ,
bằng cách này KTV chính giao việc và giám sát công việc của nhiều kiểm toán
viên phụ.
*Hồ sơ kiểm toán cung cấp thông tin giữa các KTV để phối hợp hoạt động.
Bởi vì kết qủa công việc của KTV này có thể được sử dụng bởi KTV kia khi tiếp
tục công việc đó, hay khi thực những công việc khác có lien quan.
*Mỗi hồ sơ kiểm toán đánh dấu một bước công việc được hoàn thành trong
quá trình kiểm toán. KTV chính sẽ căn cứ vào số hồ sơ đã phát hành và số hồ sơ
đã thu hồi để đánh giá tiến độ, và tiếp tục điều hành công việc.

*Mỗi hồ sơ kiểm toán là nơi lưu trữ thônh tin về một đối tượng. Trong quă
trình kiểm toán, các thông tin thu thập sẽ được bổ sung cập nhật vào hồ sơ kiểm
toán của từng đối tượng có liên quan.
-Trợ giúp cho công việc kiểm tra, xét đoán và đánh giá chất lượng kiểm
toán:
Việc này được tiến hành từ thấp đến cao, bao gồm: KTV chính kiểm tra và
yêu cầu KTV phụgiải trình các nội dung trên hồ sơ kiểm toán của mình sau đó
các hồ sơ này sẽ được tiếp tục kiểm tra bởi chư nhiệm…
Quá trình này giúp nâng cao chất lượng kiểm toán và được bảo đảm rằng
công việc của những KTV cấp dưới luôn được giám sát đầy đủ. Sau mỗi lần
kiểm tra, người kiểm tra sẽ kí tên trên hồ sơ kiểm toán đẻ xác nhận sự kiểm tra
của mình.
-Trợ giúp cho việc xử lý các phát sinh sau cuộc kiểm toán.
Chẳng hạn đó là cơ sở pháp lý của cuộc kiểm toán, như chứng minh rằng
cuộc kiểm toán đã tuân thủ đúng các chuẩn mực kểm toán. Ngoài ra hồ sơ kiểm
toán là nguồn thông tin phong phú cho việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán
trong kỳ sau, cụ thể là:
+ Dựa vào thời gian thực tế của kỳ trước để xác định thời gian cần thiết của
cuộc kiểm toán sau
+ Giúp hiểu biết thấu đáo hơn về hệ thống KSNB.
+ Cho biết các vấn đề cần đặc biệt quan tâm.
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 3
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
+ Có những tài liệu, thông tin của kỳ trước chỉ cần cập nhật là đã có thể sử
dụng cho kỳ kiểm toán sau.
+ Hồ sơ của kỳ trước là mẫu để các kiểm toán viên phụ thực hiện công
việc. Nhờ đó, KTV chính sẽ đỡ tốn thời gian hướng dẫn chi tiết và cụ thể. Tuy
nhiên khi sử dụng kiểm toán của kỳ trước đòi hỏi phải chú ý các vấn đề như sự

thay đổi về các mặt hoạt động và hệ thống KSNB của đơn vị; khả năng nâng cao
hiệu quả của công việc kiểm toán….
1.1.3.Nội dung và hình thức hồ sơ kiểm toán
a) Trong quá trình kiểm toán ,kiểm toán viên phải lập hồ sơ kiểm toán đầy
đủ và chi tiết sao cho kiểm toán viên khác hoặc người có trách nhiệm kiểm tra
( soát xét ) đọc sẽ hiểu được toàn bộ cuộc kiểm toán .
b) Kiểm toán viên phải ghi chép đầy đủ và lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán
của mình tất cả các tài liệu liên quan đến :
+ Kế hoạch kiểm toán ;
+ Việc thực hiện cuộc kiểm toán ; nội dung , chương trình và phạm vi của
các thủ tục đã được thực hiện ;
+ Kết quả các thủ tục đã thực hiện
+ Những kết luận mà kiểm toán viên rút ra từ bằng chứng kiểm toán thu
thập được.
c) Hồ sơ kiểm toán phải ghi lại tất cả những suy luận của KTV về nhưng
vấn đề cần xét đoán chuyên môn và các kết luận liên quan. Đối với vấn đề khó
xử lý về nguyên tắc hay khó xét đoán chuyên môn, ngoài việc đưa ra kết luận,
kiểm toán viên còn phải lưu giữ những thông tin có thực, cần thiết đã thu thập
được. Hồ sơ kiểm toán phải lưu giữ kết quả kiểm tra , soát xét chất lượng kiểm
toán của từng cấp có thẩm quyền theo quy định của công ty kiểm toán.
d) Hồ sơ kiểm toán không thể và không phải thu thập tất cả mọi tài liệu,
thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán. Phạm vi và nội dung mỗi hồ sơ kiểm
toán được lập tuỳ thuộc vào sự đánh giá của KTV. Hồ sơ kiểm toán phải đảm
bảo đầy đủ cơ sở cho kiểm toán viên đưa ra được những ý kiến nhận xét của
mình và đảm bảo cho kiểm toán viên khác không tham gia vào cuộc kiểm toán
cả người kiểm tra , soát xét hiểu được công việc kiểm toán và cơ sơ ý kiến của
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 4
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà

kiểm toán viên. Kiểm toán viên khác chỉ thấu hiểu chi tíêt cuộc kiểm toán sau
khi tra đổi với kiểm toán viên lập hồ sơ kiểm toán đó .
e) Hình thức và nội dung của hồ sơ kiểm toán phụ thuộc vào các yếu tố
chủ yếu sau :
+ Mục đích và nội dung cuộc kiểm toán
+ Hình thức Báo cáo kiểm toán
+ Đặc điểm vầ tính phúc tạp của hoạt động kinh doanh của khách hàng
+ Bản chất và thực trạng của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội
bộ của khách hàng
+ Phương pháp và kỹ thuật kiểm toán được sử dụng trong quá trình kiểm
toán
+ Nhu cầu về hướng dẫn , kiểm tra và soát xét những công việc do trợ lý
kiểm toán và cộng tác viên thực hiện trong một số trường hợp cụ thể
+ Trường hợp có đồng thời từ hai công ty kiểm toán trở lên cùng thực hiện
cuộc kiểm toán .
f) Hồ sơ kiểm toán được lập theo mẫu biểu và qui trình kiểm toán do công
ty kiểm toán quy định. Kiểm toán viên được phép sử dụng các mẫu biểu, giấy tờ
làm việc, bàng phân tích và các tài liệu khác có liên quan của khách hàng, nhưng
phải đảm bảo rằng các tài liệu đã được lập một cách đúng đắn.
g) Hồ sơ kiểm toán được lập và sắp xếp phù hợp với từng khách hàng và
cho từng hợp đồng kiểm toán tùy theo điêugkiện và yêu cầu của kiểm toán viên
và công ty kiểm toán. Việc sử dụng , các tài liệu theo mẫu quy định ( bảng câu
hỏi, mẫu thư, cấu trúc hồ sơ mẫu … ) giúp kiểm toán viên nâng cao hiệu quả
trong việc lập và kiểm tra hồ sơ , tạo điều kiện cho việc phân công công việc và
kiểm tra chất lượng kiểm toán
*Hình thức và nội dung sẽ thể hiện rõ qua các mục sau:
•Tiêu đề:
Một mục tiêu hoàn chỉnh bao gồm các nội dung sau:
-Mã đơn vị, bộ phận được kiểm toán, ghi vào góc bên trái của trang giấy.
-Tên đơn vị, bộ phận được kiểm toán, ghi vào giữa của trang giấy, dòng

đầu tiên.
-Diễn giải về hồ sơ kiểm toán, ghi vào giữa trang giấy, dòng thứ hai.
-Thời gian, giai đoạn kiểm toán, ghi vào giữa trang giấy, dòng thứ ba.
•Số tham chiếu – ghi vào giưã của trang giấy, dòng cuối.
•Tên viết tắt của KTVĐL hồ sơ và ngày thành lập
•Tên viết tắt của KTV xét đoán và ngày soát xét.
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 5
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
•Nguồn gốc thông tin: người cung cấp, cách thức xử lý dữ liệu…
•Những dấu hiệu kiểm tra hay thẩm tra, xác minh tài liệu được kiểm toán.
•Tên của những công viên được liệt kê trong các cuộc họp.
•Mục đích và nội dung của kiểm toán.
•Phương pháp và kỹ thuật kiểm toán được sử dụng trong quá trình kiểm
toán
•Những ghi chép về nội dung, chương và vi phạm của những thủ tục kiểm
toán được thực hiện và kết quả thu được
•Các kết luận vủa kiểm toán viên về những vấn đề trọng yếu của cuộc
kiểm toán, bao gồm những vấn đề bất thường (nếu có) cùng với các thủ tục mà
KTV đã thực hiện các vấn đề đó.
1.1.4. Tổ chức hồ sơ kiểm toán
KTV cần tổ chúc hồ sơ một cách khoa học và theo hệ thống. Dưới đây là những
khoản mục chuẩn cần phải có trong hồ sơ kiểm toán:
• Danh mục hồ sơ kiểm toán.
• Chương trình kiểm toán.
• Bảng liệt kê các danh mục kiểm toán cần kiểm tra ( Auditchecklist)
• Ngân sách, kế hoạch thời gian.
• Báo cáo tình hình kiểm toán
• Ghi chú của người soát xét

• Quan hệ trao đổi thông tin, thư từ qua lại (2 chiều nhận và gửi)
• Biên bản các cuộc họp
• Hồ sơ lập kế hoạch
• Tìm hiểu thực tế - tình hình hiện tại
• Tìm hiểu thực tế - thiết lập các tiêu chuẩn
• Phân tích và kết luận.
• Phát triển các đề xuất: nhiều đề xuất khác nhau để lựa chọn ra đề tài tối
ưu.
• Phát triển các đề xuất chính thức, cuối cùng.
• Bản trình bày tóm tắt trong trường hợp có thuyết trình.
• Bản nháp báo cáo.
• Báo cáo chính thức.
• Các tư liệu đính kèm
Hồ sơ kiểm toán cần được sắp xếp một cách khoa học theo một trật tự dễ tìm, dễ
lấy, dễ tra cứu và lưu trữ, quản lý tập trung. Hồ sơ kiểm toán phải được lưu trữ
trong một khoảng thời gian đủ để đáp ứng yêu cầu quản lý và phù hợp vói quy
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 6
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
định của pháp luật về bảo quản lưu trữ hồ sơ tài liệu do nhà nước quy định và
quy định riêng của tổ chức nghề nghiệp và của từng đơn vị kiểm toán.
1.1.5. Phân loại hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán được lập và lưu trữ thành 2 loại, đó là hồ sơ kiểm toán chung
và kiểm toán năm.
a. Hồ sơ kiểm toán chung (còn gọi là hồ sơ thường trực): là các thông
tin chung về khách hàng liên quan từ 2 cuộc kiểm toán trở lên và một số hồ sơ
được tập hợp riêng để:
- Sau nhiều năm vẫn giúp KTV nhớ lại được về các khoản mục của một
kiểm toán

- Trong các năm sau, sẽ cung cấp những tóm tắt về chính sách và tổ chức
về đơn vị cho các KTV.
- Lưu trữ hồ sơ về các khoản mục ít hoặc không biến động đáng kể giữa các
năm.
 Hồ sơ kiểm toán chung bao gồm:
-Các thông tin chung về khách hàng, như quyết định thành lập, điều lệ công
ty…
-Những văn bản pháp lý về lĩnh vực hoạt động của khách hàng
-Các tài liệu về chính sách kế toán
b. Hồ sơ kiểm toán năm (còn gọi là hồ sơ hiện hành): bao gồm toàn bộ hồ sơ
kiểm toán để làm cơ sở cho BCTC của một năm tài chính. Hồ sơ kiểm toán năm
thường bao gồm:
-Các thông tin về người lập, người kiểm tra hồ sơ kiểm toán.
- Những văn bản pháp lý chỉ liên quan đến một năm tài chính.
- Hợp đồng kiểm toán.
- Kế hoạch và chương trình kiểm toán.
- Những phân tích của kiểm toán viên về nghiệp vụ kinh tế phát sinh và số dư tài
khoản.
- Các thư xác nhận của những bên thứ 3.
- Thư giải trình của giám đốc….
 Các thành phần của kiểm toán năm
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 7
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
Quá trình kiểm toán bao gồm rất nhiều công việc khác nhau và các bằng chứng
được cũng hết sức đa dạng. Vì vậy, hồ sơ kiểm toán năm bao gồm nhiều phần
khác nhau và được lập với nội dung và cấu trúc tuỳ thộc vào từng mục đích cụ
thể. Dươi đây la một số phần chủ yếu trong hồ so kiêm toán năm được sử dụng
phổ biến khi kiểm toán báo cáo tài chính:

a. Phần quản lý kiểm toán
Phần này bao gồm các mục chủ yếu sau:
-xét duyệt và kiêm soát chất lượng cuộc kiêm toán
Mục này gồm nhiều thông tin mang tính tổng hợp liên quan đén kế hoạch
thực hiên và kiểm soát chất lượng của cuộc kiuểm toán báo cáo tài chính.
-Bảng cân đối tài khoản và báo cáo tài chính.
Bảng cân đối tài khoỉan là xương sống của toàn bộ hồ sơ kiểm toán, là biểu
cơbản để kiểm soát và tổng hợp các kết quả kiểm toán chi tiết.
-Tổng hợp các phát hiện của kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán
Mục này bao gồm các thônh tin mà kiểm toán viên thu thập dược trong quá
trình kiểm toán về các sự kiện sau niên độ,những sai xót gian lận, các hành vi
không tuân thủ pháp luật…. Ngoài ra còn có bảng tổng hợp các bút toán điều
chỉnh đề xuất.
- Kế hoạch kiểm toán và quản lý quỹ thời gian.
Mục này bao gồm các kế hoạch kiêm toán, như phươn hướng kiểm toán dự
định áp dụng, chương trình kiểm toán và quỹ thời gian dự kiến. ngoài ra còn có
phần so sánh giữa thực hiện và kế hoạch về chi phí và thời gian kiểm toán.
- Các vấn đề trao đổi với ban giám đốc của khách hanghf, hợp đồng kiểm
toán, thư từ trao đổi vớ luật sư chuyên gia.
- Các vấn đề cần lưu ý cho cuộ kiểm toá năm tới
Gồm các sự kiện tương lai, những thư xác nhận quan trọng, sự hỗ trợ từ
khách hàng
b.Phần hiểu biết về hệ thổng thônh tin của khách hàng .
Bao gồm các hiểu biết và đánh giá của kiểm toán viên về:
-Môi trường kiểm soát của khách hàng
-Độ tin cậy của thông tin do khách hàng cung cấp
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 8
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà

-Hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin của khách hàng .
c.Phần kiểm toán của các khoản mục trên báo cáo tài chính
Đây là phân có khối lượng tài liệu lơn nhất do kiểm toán viên thu thập và
đánh giá. Hồ sơ kiểm toán cho từng khoản mục cụ thể đượ sắp xếp theo một hệ
thông chỉ mục (mã số)thống nhất cho toàn công ty kiểm toán, mỗi khoản mục sẽ
được gắn với một mẫu tự (ví dụ A,B, )hay một con số (1000,2000, )và bao gồm
hai loại biểu chính:
+Biểu chỉ đạo: biểu này thực hiện phân tích các khoản mục trên báo cáo tài
chính theo các tài khoản, tiểu khoản.
+Biểu cơ sở: là các hồ sơ kiểm toán thể hiện công việc kiểm toán cụ thể đối
với từng khoản mục, ví dụ như biểu phân tích theo nghiệp vụ , biểu liệt kê chi
tiết, biểu chỉnh hợp …
•Biểu liệt kê chi tiết: có nội dung là chi tiết hoá số dư cuối kỳ của một tài
khoản thầnh từng đối tượng chi tiết thích hợp cho viêc kiểm tra .
•Biểu phân tích nghiệp vụ; được dung để phân tích mọi biến đọng tang
giảm của một tài khoản trong kỳ kiểm toán theo từng loại nghiệp vụ . biểu phân
tích rất hữu dụng khi kiểm tra các tài khoản có ít nghiệp vụ phát sinh như tải sản
cố dịnh , nguồn vốn
•Biểu chỉnh hợp hay biểu hoà giải: Dùng để thuyết minh chi tiết sự khác
biệt giữa số liệu thu được từ các nguồn khác nhau. Trên cơ sở điều tra các khác
biệt, KTV sẽ đề nghị những bút toán điều chỉnh để có một số dư đúng.
•Biểu tính toán bao gồm các tính toán độc lập của KTV để cung cấp dữ
liệu cho các hồ sơ kiểm toán khác. Trong biểu tính toán, KTV trình bày sự tính
toán của mình và so sánh với kết quả của đơn vị. thuộc loại này là các bảng tính
toán liên quan đến khấu hao, lãi tiền vay ……
d. Phần thông tin về các vấn đề khác
các thông tin trong phần này hầu hết được thu thập từ các phần khác và được sắp
xếp lại đẻ phục vụ cho các vấn đề đặc bịêt như đánh giá các hành vi không tuân
thủ ,xem xét các sự kiện sau ngày kết thiúc niên độ, sự thay đổi giá cả ,…
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH

Trang: 9
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
1.1.6. Yêu cầu đối với hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán có vai trò rất quan trọng đối với công việc kiểm toán, nó hỗ trợ
cho việc điều hành kiểm toán, làm cơ sở pháp lý cho cuộc kiểm toán …. Để đảm
bảo vai trò này, bên cạnh chất lượng của các bằng chứng kiểm toán thu thập
được, hồ sơ kiểm toán còn phải đạt được những yêu cầu nhất định, cụ thể là:
1.1.6.1 Hồ sơ kiểm toán phải có đề mục rõ ràng
Đề mục thuờng đặt ở đầu trang của từng tờ giấy làm việc trong hồ sơ kiểm
toán, bao gồm các nội dung sau:
- Tên đơn vị được kiểm táon
- Đối tuợng kiểm toán( Tài khoản, tiểu khoản, chỉ tiêu ….)
- Kỳ kiểm toán( ngày kết thúc niên độ kiểm toán)
Mã số hồ sơ kiểm toán phải được ghi chú ở một góc của hồ sơ để thuận tiện cho
việc sắp xếp và tra cứu.
1.1.6.2.Hồ sơ kiểm toán phải có đầy đủ chữ ký của kiểm toán viên.
Kiểm toán viên thực hiện hồ sơ kiểm toán nào thì phải ký tên và ghi ngày
hoàn thành trên hồ sơ đó. Nếu hồ sơ được thực hiện bởi đơn vị được kiểm toán
thì sau khi đã đọc lại và kiểm tra các thông tin bên trong, KTV vẫn cần phải ký
tên và để phân biệt, kiểm toán viên cần ghi chú rõ “ được chuẩn bị bởi khách
hàng” trên các hồ sơ này. Khi kiểm tra xong, những người có trách nhiệm kiểm
tra hồ sơ kiểm toán như kiểm toán viên chính, chủ nhiệm …. Cũng phải ghi
ngày tháng và ký tên vào hồ sơ kiểm toán. Các chũ ký trên hồ sơ kiểm toán giúp
xác định trách nhiệm của KTV đối với thông tin ghi được trong hồ sơ này.
1.1.6.3 Hồ sơ kiểm toán phải được chú thích đầy đủ về nguồn gốc dữ liệu,
ký hiệu sử dụng ….
-Về nguồn gốc dữ liệu, KTV cần ghi chú rõ ràng là chúng được lấy từ
nguồn dữ liệu nào( sổ cái, nhật ký, hoá đơn… ) nơi lưu trữ tài liệu, bộ phận
hoặc người chịu trách nhiệm kiểm toán( nếu cần), cách hình thành số liệu của

đơn vị (nếu cần)…Các chú thích này là cơ sở để truy cập dư liệu khi cần thiết.
-Kiểm toán viên cần chú thích về các ký hiệ sử dụng trong hồ sơ kiểm toán. Các
ký hiệu dung để biểu thị về các công việc kiểm toán viên đã làm hoặc những kết
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 10
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
quả đã dạt được . do hữu hiệu nên các ký hiệu được sử dụng rất rộng rãi. Dể
tránh hiểu lầm, kiểm vtoán viên phải chú thích rõ rang về ý nghĩa của từng ký
hiệu ở bên dưới của từng tờ giấy làm việc trong hồ sơ kiểm toán.
-ngoài ra, KTV cũng cần ghi chuý tóm tắt về những vấn đề mà người đọc không
thể hiểu rõ khi sử dụng hồ sơ kiểm toán .
1.1.6.4. Hồ sơ kiểm toán phải đầy đủ, chính xác và thích hợp
•Đầy đủ. Một hồ sơ kiểm toán được xem là đầy đủ khi bao gồm các nội
dung sau:
-Mọi thông tin quan trọng có liên quan đến mục tiêu của hồ sơ kiểm toán
trong sổ sách của đơn vị và trong tài liệu của kiểm toán viên
-Thủ tục chọn mẫu và thủ tục kiểm toán được áp dụng
-Phạm vi áp dụng của thủ tục đó
-Sự phân biêt giữa những điều có thực và những điều mang tính chất suy
đoán
•Chính xác.
Hồ sơ kiểm toán cần được chính xác, nghĩa là phải đảm bảo các kỹ thuật
tính toán, nếu có chênh lệch không trọng yếu kiểm toán viên cần nêu rõ trong hồ
sơ là đã nhận tháy những chênh lệch đó và cho rằng nó không ảnh hưởng đến
công việc kiểm toán
•Thích hợp.
Hồ sơ kiểm toán cần trình bày các thông tin thích hợp nghĩa là các thông
tin phải có quan hệ đến mục đích của hồ sơ kiểm toán hay mục đích kiểm toán.
1.1.6.5. Hồ sơ kiểm toán cần trình bày dễ hiểu và rõ ràng

Hồ sơ kiểm toán cần được trình bày sang sủa, dễ hiểu để một kiểm toán
viên dù không tham ra kiểm toán khi đọc vẫn có thể hiểu dễ dàng. Cuỵ thể là:
-khi sắp xếp nội dung và hình thức cần làm rõ những điều đã làmvà đã đạt
được
-ngôn ngữ cần rõ rang dễ hiểu
Hồ sơ kiểm toán cũng cần trình bày rõ ràng về mặt hình thức: chữ viết dễ
đọc, trình bày đễ nhìn, không trang trí loè loẹt trên hồ sơ. Hồ sơ chỉ nên viết trên
một mặt giấy, vì nếu viết hai mặt có thể bị bỏ sót.
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 11
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
1.1.6.6. Hồ sơ kiểm toán cần được sắp xếp khoa học.
Số lượng hồ sơ của một cuộc kiểm toán thường rất nhiều, vì thế chúng cần
được đánh số một cách có hệ thống và sắp xếp khoa học để đảm bảoviệc sử
dụng và kiểm tra được dễ dàng.
Có nhiều cách sắp xếp và đánh số hồ sơ kiểm toán .dưới đây là một cách
đơn giản và thường áp dụng:
Đầu tiên, Bảng cân đối tài khoản sẽ phẩn ánh tất cả các khoản mục trên báo
cáo tài chính. Mỗi khoản mục sau đó được lập một biểu chỉ đạo và đánh số bằng
một chữ cái hoặc một số. Các biểu liệt kê, phân tích, chỉnh hợp, tính toán Của
những tài khoản trong khoản mục đó dược xếp ngay vào sau biểu chỉ đạo và
đánh số bằng cách thêm vào một con số sau số của biểu chỉ đạo,mcác biểu chi
tiết và tài liệu dẫn chứng đính kem cũng đánh số thứ tự.
1.1.7. Vấn đề bảo mật và lưu trữ hồ sơ kiểm toán.
Khi hoàn thành kiểm toán, các hồ sơ kiểm toán được tập hợp và lưu trữ
thành một bộ hồ sơ theo thứ tự đã đánh số để giúp tra cứu dễ dàng. Việc bảo
quản và lưu trữ hồ sơ kiểm toán thuộc trách nhiệm của kiểm toán viên và phải
thực hiện các yêu cầu sau:
-Phải bảo quản hồ sơ kiểm toán theo nguyên tắc an toàn và bí mật số liệu.

-Hồ sơ kiểm toán thuộc quyền sở hữu và là tài sản của kiểm toán viên. Tuỳ
từng trường hợp, kiểm toán viên có thể cung cấp một phần tài liệu cần thiết cho
đơn vị, thế nhưng trong mọi trường hợp thì chúng không thể thay thế cho tài liệu
của đơn vị.
-Phải lưu trữ hồ sơ kiểm toán đảm bảo theo đúng các yêu cầu về mặt
nghiệp vụ và luật pháp. Theo quy định hiện hành, hồ sơ kiểm toán phải lưu trữ
tối thiểu là mười năm
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 12
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÍ KIỂM TOÁN
2.1.Phí kiểm toán
2.1.1.Khái niệm
Phí kiểm toán là một khoản chi phi mà doanh nghiệp được kiểm toán phải
chi trả cho công ty kiểm toán khi mời về kiểm toán cho công ty của mình.
2.1.2. Căn cứ tính phí kiểm toán và phương pháp tính phí kiểm toán
Điều 44 Luật KTĐL 2011 có quy định về phương thức tính phí dịch vụ
kiểm toán là dựa trên nội dung, khối lượng và tính chất công việc, thời gian,
điều kiện làm việc.
a). Cứ tính phí kiểm toán
Phí dịch vụ kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp
kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng
kiểm toán theo căn cứ sau đây:
 Nội dung, khối lượng và tính chất công việc;
 Thời gian và điều kiện làm việc của kiểm toán viên hành nghề, kiểm toán
viên sử dụng để thực hiện dịch vụ;
 Trình độ, kinh nghiệm và uy tín của kiểm toán viên hành nghề, doanh
nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt
Nam;

 Mức độ trách nhiệm và thời hạn mà việc thực hiện dịch vụ đòi hỏi.
b).Phương thức tính phí kiểm toán
Phí dịch vụ kiểm toán được tính theo các phương thức sau đây:
 Giờ làm việc của kiểm toán viên hành nghề, kiểm toán viên;
 Từng dịch vụ kiểm toán với mức phí trọn gói;
 Hợp đồng kiểm toán nhiều kỳ với mức phí cố định từng kỳ.
2.1. 3. Mối quan hệ giữa phí kiểm toán và chất lượng kiểm toán
Trong những năm qua, dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam mà các nhà doanh
nghiệp quen gọi là kiểm toán độc lập đã phát triển đáng kể và đang dần đi vào
đời sống của cộng đồng các nhà quản lý doanh nghiệp. Nhiều nhà quản lý doanh
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 13
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
nghiệp đã coi đây là dịch vụ không thể thiếu; là công cụ hữu hiệu giúp giảm
thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp. Nhận được dịch
vụ kiểm toán chất lượng cao, tin cậy giúp doanh nghiệp tạo dựng lòng tin đối
với cổ đông, khách hàng, các đơn vị sử dụng thông tin tài chính của đơn vị; giúp
doanh nghiệp ra nhập thị trường tài chính, thị trường vốn thuận lợi. Có thể nói
đây là tiến trình phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường. Về nguyên lý
chung các nhà quản trị doanh nghiệp luôn đắn đo giữa chi phí bỏ ra để thuê dịch
vụ kiểm toán với kết quả thu được từ việc thụ hưởng dịch vụ mà kiểm toán
mang lại. Đây là sự đắn đo cần thiết của bất kỳ một nhà quản trị doanh nghiệp
nào. Lợi ích từ dịch vụ kiểm toán mang lại về nguyên tắc phải lớn hơn thậm chí
lớn hơn nhiều lần chi phí mà nhà quản trị doanh nghiệp bỏ ra để thuê dịch vụ
kiểm toán. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch của các nhà doanh nghiệp. Tuy
nhiên, với hoạt động kiểm toán còn tương đối mới mẻ và chưa hình thành được
thói quen như ở Việt Nam thì những vấn đề nguyên tắc và thực tế còn có những
khác biệt đáng kể mà đôi khi các nhà doanh nghiệp khó có thể nhận ra.
Khi đàm phán hợp đồng kiểm toán, tâm lý nói chung của các nhà doanh

nghiệp ở Việt Nam luôn quan tâm đến việc chi phí bỏ ra để thuê kiểm toán là
bao nhiêu mà ít hoặc không chú ý đến nội dung trong hợp đồng, doanh nghiệp
mình được thụ hưởng những dịch vụ nào, lợi ích nào mà các nhà kiểm toán
mang lại, những nội dung nào doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện kiểm toán
và bày tỏ ý kiến. Từ tâm lý đó, các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm nhiều
đến chi phí bỏ ra để thuê kiểm toán.
Về phía doanh nghiệp kiểm toán, để giành giật được các hợp đồng kiểm
toán trong điều kiện cạnh tranh lại đua nhau giảm giá dịch vụ để đáp ứng thị
hiếu của các nhà quản trị doanh nghiệp. Hệ luỵ mang lại từ việc chi phí kiểm
toán thấp là chất lượng kiểm toán cung cấp cho các doanh nghiệp giảm một cách
tương đối. Các nhà quản trị doanh nghiệp đã không đạt được mục đích của mình
khi bỏ tiền thuê kiểm toán, dẫu rằng chính mình cũng không biết là mục tiêu
không đạt được. Nhiều báo cáo kiểm toán với mức ngoại trừ đến nỗi gần như
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 14
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
báo cáo kiểm toán không phát huy được tác dụng. Các doanh nghiệp kiểm toán
do nhận được phí dịch vụ thấp nên phải hạn chế hoặc cắt giảm nhiều dịch vụ mà
đáng nhẽ họ phải cung cấp cho doanh nghiệp. Nhiều vấn đề đáng nhẽ phải được
kiểm toán và bày tỏ ý kiến thì doanh nghiệp kiểm toán lại ngoại trừ để giảm thời
gian và chi phí kiểm toán. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp kiểm toán cũng
có xu hướng thuê nhân công không đảm bảo chất lượng, chất lượng thấp, do nếu
thuê nhân công là các chuyên gia kiểm toán đảm bảo chất lượng sẽ không đủ
trang trải chi phí. Từ đó tạo ra vòng luẩn quẩn là doanh nghiệp thuê kiểm toán
cho rằng hoạt động kiểm toán chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, không
mang lại lợi ích được bao nhiêu nên ít sử dụng hoặc bắt buộc phải sử dụng thì
thuê kiểm toán với chi phí thấp. Về phía doanh nghiệp kiểm toán do nhận chi
phí thấp nên chất lượng phục vụ thấp, mặt khác vì ít khách hàng, khó tìm kiếm
hợp đồng kiểm toán nên cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kiểm toán trở nên

khốc liệt hơn và kết quả là đua nhau giảm giá để giành giật khách hàng. Vòng
luẩn quẩn này trước hết xuất phát từ nguyên nhân các nhà quản trị doanh nghiệp
hiểu chưa đầy đủ về các hoạt động kiểm toán và lợi ích mà kiểm toán mang lại.
Một số doanh nghiệp nhận dịch vụ kiểm toán không quan tâm đến chất lượng
kiểm toán, chủ yếu chỉ cần con dấu xác nhận của công ty kiểm toán vì những
mục đích nhất định, đây là mãnh đất mầu mỡ cho các dịch vụ kiểm toán kém
chất lượng tồn tại. Về phía doanh nghiệp kiểm toán, xuất phát từ sự thiếu
chuyên nghiệp trong hoạt động kiểm toán, không có những tiếp xúc cần thiết để
thuyết phục các nhà quản lý doanh nghiệp hiểu biết cặn kẽ về hoạt động kiểm
toán cũng như lợi ích của kiểm toán mang lại; chạy theo lợi ích trước mắt mà
không chú ý đến tính lâu dài, bỏ qua vấn đề cốt lõi của kiểm toán là chất lượng,
sự tin cậy của dịch vụ kiểm toán.
Mức phí không hoàn toàn quyết định chất lượng kết quả kiểm toán, tuy
nhiên cũng không phải là không có ảnh hưởng quan trọng.
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 15
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
Bởi vì, về nguyên tắc, mức phí kiểm toán phải tương đương và cao hơn
mức chi phí mà công ty kiểm toán bỏ ra theo yêu cầu để đảm bảo chất lượng kết
quả kiểm toán cao nhất.
Trong trường hợp mức phí không đủ để chi tiêu cho các hoạt động đảm bảo
chất lượng kiểm toán thì cá biệt công ty kiểm toán có thể bù đắp bằng nguồn thu
từ phí kiểm toán của các hợp đồng khác, nhưng xét về tổng thể, nếu nhiều hợp
đồng không đảm bảo trang trải chi phí, để tồn tại được, doanh nghiệp bắt buộc
phải sử dụng nhân viên với mức thu nhập thấp hơn (đương nhiên trình độ, năng
lực cũng thấp hơn) và trong một số trường hợp, công ty kiểm toán phải bỏ qua
một số thủ tục kiểm toán nhất định, điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kết quả
kiểm toán
2.1.4.Thực trạng phí kiểm toán ở Việt Nam hiện nay

Thời gian gần đây, chuyện DN nhiều năm được kiểm toán độc lập xác nhận
có lãi, đột nhiên thua lỗ, thậm chí phá sản không còn hiếm. Điều này khiến dư
luận quan ngại về chất lượng kiểm toán BCTC. Thực tế, để cạnh tranh thu hút
khách hàng, nhiều công ty kiểm toán (CTKT) đã sử dụng biện pháp hạ phí và
mức phí quá thấp dẫn đến chất lượng cuộc kiểm toán không đảm bảo.
Mới đây, tại hội thảo về lợi ích của kiểm toán do Hội Kiểm toán viên hành nghề
(VACPA) và Hiệp hội Kế toán viên công chứng Australia (ICAA) tổ chức, ông
Bùi Văn Mai, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký VACPA đã đặt ra một
câu hỏi thú vị cho các CTKT: DN căn cứ trên cơ sở nào để tính toán mức phí?
Sở dĩ, câu hỏi này được nêu ra là vì tình trạng hạ phí để sự cạnh tranh đang là
vấn đề nóng, có ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán.
Trả lời câu hỏi của ông Bùi Văn Mai, bà Trần Thúy Ngọc, Phó TGĐ Công
ty TNHH Deloitte Việt Nam cho biết, để tính phí, Deloitte sẽ xem xét, quy mô
DN (tập đoàn hay DN đơn lẻ), tính chất lĩnh vực hoạt động (sản xuất, dịch vụ,
xây dựng…), phạm vi hoạt động (trên 1 tỉnh hay nhiều tỉnh), số lượng chứng từ,
để từ đó xây dựng kế hoạch về số lượng kiểm toán viên (KTV) tham gia kiểm
toán cũng như số giờ làm việc của KTV cho một cuộc kiểm toán. Ngoài ra,
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 16
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
Công ty cũng xem xét đến yếu tố DN có sẵn sàng, nhanh chóng cung cấp thông
tin; nhân viên bộ phận kế toán của DN có kinh nghiệm làm kế toán hay không.
Được biết, mức phí cho một cuộc kiểm toán của các CTKT nước ngoài như
Deloitte có sự chênh lệch rất lớn so với mức CTKT trong nước đưa ra, có khi tới
cả chục lần. Theo số liệu VACPA cung cấp, các CTKT nước ngoài tại Việt Nam
có mức phí bình quân khoảng 380 triệu đồng/hợp đồng kiểm toán, trong khi, các
CTKT trong nước chỉ chào phí khoảng 40 - 50 triệu đồng/hợp đồng kiểm toán.
Hiện nay, nhiều DN phải kiểm toán theo luật định chưa nhận thức đúng
mức vai trò và giá trị của kiểm toán độc lập nên thường có xu hướng lựa chọn

CTKT dựa trên mức phí mà các CTKT chào hàng. Chính điều này đã dẫn đến
tình trạng các CTKT đua nhau hạ giá phí để thu hút khách hàng.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, mức phí kiểm toán trung bình mà các DN
kiểm toán trong nước đang chào rất khó đảm bảo để CTKT thực hiện đủ các quy
trình, thủ tục kiểm toán. Với cuộc kiểm toán BCTC của các các tập đoàn, DN
lớn với nhiều công ty con, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau đòi hỏi kiểm
toán viên phải xử lý một khối lượng công việc lớn, tốn nhiều thời gian, công sức
cũng như đòi hỏi kiểm toán viên phải có trình độ chuyên môn cao. Nhưng điều
đó không có nghĩa là kiểm toán một DN đơn lẻ, có quy mô nhỏ thì sẽ bớt được
quy trình, thủ tục kiểm toán.
Chẳng hạn, khối lượng công việc kiểm toán ở một DN có doanh thu 50 tỷ
đồng có ít hơn nhưng vẫn chiếm tới 80 - 90% so với công việc kiểm toán ở một
DN có doanh thu 100 tỷ đồng. Bởi vậy, nếu tính phí kiểm toán quá thấp, rất có
thể, CTKT sẽ phải cắt xén quy trình, bỏ qua một số thủ tục tốn thời gian như
kiểm kê hàng tồn kho hoặc thủ tục thay thế cho kiểm kê hàng tồn kho. Nếu một
báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ khoản mục hàng tồn kho, trong khi giá trị
của khoản mục này có thể tới chiếm 80 - 90% tổng tài sản của DN thì thử hỏi
BCTC còn có thể đảm bảo tính chính xác, trung thực? Và khi đó, dịch vụ kiểm
toán độc lập, dịch vụ "xác nhận niềm tin" sẽ không còn đảm bảo chất lượng,
đảm bảo chữ tín với khách hàng cũng như công chúng đầu tư.
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 17
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
Ở những nền kinh tế phát triển, dịch vụ kiểm toán có bề dày lịch sử như
Australia, yếu tố cạnh tranh giữa các CTKT chính là chất lượng của cuộc kiểm
toán, chứ không phải yếu tố giá phí. Ông Bill Palmer, Giám đốc khu vực châu
Á, ICAA cũng cảnh báo tình trạng cạnh tranh về giá phí ở Việt Nam hiện nay có
thể khiến chất lượng dịch vụ kiểm toán bị giảm sút.
Các chuyên gia kinh tế cũng thừa nhận, cạnh tranh bằng giá phí hiện đang là vấn

đề nhức nhối trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán. Trong Luật Kiểm toán độc lập,
chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2012 đã đưa ra quy định về căn cứ tính phí
kiểm toán. Các chuyên gia cũng khuyến cáo các CTKT tính phí đầy đủ để có
thể thực hiện tất cả quy trình, thủ tục.
Tuy nhiên, để đảm bảo CTKT tuân thủ quy trình, thủ tục của kiểm toán và
quy định pháp luật thì việc xử lý nghiêm sai phạm là rất cần thiết. Nghị định
105/2004/NĐ-CP đã đề cập đến các hình thức xử phạt như: chấm dứt hợp đồng
kiểm toán đã ký năm đó; nếu hợp đồng đã kết thúc thì sẽ không được tiếp tục ký
vào năm sau; khấu trừ tiền phí đã thỏa thuận trong hợp đồng; phạt tiền cao nhất
gấp 10 lần giá phí kiểm toán trong hợp đồng nếu xảy ra sai phạm.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có văn bản pháp lý nào qui định cụ thể về các
hành vi sai phạm và các chế tài xử phạt. Vì thế, cơ quan quản lý nhà nước trong
lĩnh vực kiểm toán độc lập chưa có căn cứ pháp lý để xử phạt các CTKT và
kiểm toán viên khi có sai phạm xảy ra.
Được biết, Dự thảo Nghị định về xử phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực kiểm
toán độc lập đang được Vụ Chế độ kế toán kiểm toán (Bộ Tài chính) soạn thảo
để đệ trình Chính phủ dự kiến ban hành vào quý II/2012. Văn bản pháp lý này
kỳ vọng sẽ đưa hoạt động kiểm toán độc lập đi vào nền nếp hơn.
Vì sao lại lại có sự chệch mức phí kiểm toán giữa các công ty kiểm toán
bình thường với một số công ty kiểm toán nằm trong nhóm “Big4”
Mức phí kiểm toán giữa các công ty kiểm toán bình thường với một số
công ty kiểm toán nằm trong nhóm “Big4” chênh lệch nhau khá nhiều
BIG 4 là vì:
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 18
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
Big 4 là các công ty đa quốc gia danh tiếng, có đẳng cấp cao, họ phải tuân
thủ chặt chẽ quy trình, nguyên tắc theo chuẩn mực của các tổ chức quốc tế lớn,
thể hiện như: tuyển dụng và đào tạo nhân viên, kiểm soát chất lượng nhân viên,

kiểm soát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật kiểm toán của Big4 cũng được thực hiện triệt
để theo các yêu cầu của Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế, không thể bỏ sót thủ tục
nào, đặc biệt là quy trình xác định rủi ro, xác định gian lận, soát xét tổng thể kết
quả kiểm toán để đưa ra ý kiến kiểm toán.
Trong một số trường hợp có ý kiến khác nhau, họ phải thành lập hội đồng
cố vấn do một số partner độc lập không tham gia trực tiếp vào cuộc kiểm toán để
có ý kiến khách quan nhất.
Các công ty Big4 cũng mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của các tổ
chức bảo hiểm quốc tế với mức phí rất lớn, chi phí tiền lương cho nhân viên
cũng như các chi phí khác đều chi theo tiêu chuẩn quốc tế cho nên mức phí của
họ phải cao mới đủ để bù đắp, trang trải chi phí.
Ngoài Big4, các công ty quốc tế khác hoặc công ty Việt Nam là thành viên
của hãng kiểm toán quốc tế chịu sự kiểm tra kiểm soát quốc tế cũng có các chi
phí và mức phí khá cao
Ngược lại, về phía các công ty của Việt Nam do có nhiều công ty, tình
trạng cạnh tranh gay gắt và bản thân nhiều doanh nghiệp được kiểm toán cũng
lấy tiêu chí mức phí để chọn thầu nên các công ty kiểm toán Việt Nam đưa ra
mức phí không cao.
Trong điều kiện như vậy, để đảm bảo hoạt động kinh doanh, họ phải chi
tiêu trong phạm vi phí thu được.
Điều này thể hiện qua việc tuyển dụng, đào tạo, kiểm tra, kiểm soát, tuân
thủ các chuẩn mực kiểm toán… chắc chắn không cao, không chặt chẽ được so
với Big4
2.1.5.Nhận xét và kiến nghị.
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 19
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
Vấn đề cốt lõi cần rút ra theo chúng tôi là chất lượng kiểm toán chỉ có thể

được cung cấp bởi các nhà kiểm toán chuyên nghiệp với mức phí hợp lý, đủ để
các doanh nghiệp kiểm toán có thể thuê các chuyên gia kiểm toán có trình độ và
có chất lượng; đồng thời tính minh bạch, chất lượng công tác kế toán, hệ thống
kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp và sự hợp tác của doanh nghiệp nhận dịch vụ
kiểm toán cũng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng kiểm toán.
Các công ty kiểm toán không nên vì cạnh tranh mà bỏ qua uy tín của mình,
các công ty kiểm toán Việt Nam nên năng cao thương hiệu của mình bằng cách
năng cao uy tín về chât lượng kiểm toán.
Lời khuyên đối với các nhà quản trị doanh nghiệp là không nên chú ý quá
mức đến phí phải bỏ ra mà chú ý đàm phán để đưa ra yêu cầu mà dịch vụ kiểm
toán mang lại cho doanh nghiệp. Chi phí kiểm toán chiếm tỷ trọng không đáng
kể đối với chi phí doanh nghiệp trong khi lợi ích mang lại là hết sức to lớn nếu
biết cách lựa chọn dịch vụ được cung cấp bởi các nhà kiểm toán chuyên nghiệp.
Không nên ham rẻ mà lại phải dùng hàng rởm trong hoạt động kiểm toán.
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 20
Tiểu luận môn kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Hà
KẾT LUẬN:
Trong những năm qua, dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam mà các nhà doanh
nghiệp quen gọi là kiểm toán độc lập đã phát triển đáng kể và đang dần đi vào
đời sống của cộng đồng các nhà quản lý doanh nghiệp. Nhiều nhà quản lý doanh
nghiệp đã coi đây là dịch vụ không thể thiếu; là công cụ hữu hiệu giúp giảm
thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp. Nhận được dịch
vụ kiểm toán chất lượng cao, tin cậy giúp doanh nghiệp tạo dựng lòng tin đối
với cổ đông, khách hàng, các đơn vị sử dụng thông tin tài chính của đơn vị; giúp
doanh nghiệp ra nhập thị trường tài chính, thị trường vốn thuận lợi. Có thể nói
đây là tiến trình phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường. Về nguyên lý
chung các nhà quản trị doanh nghiệp luôn đắn đo giữa chi phí bỏ ra để thuê dịch
vụ kiểm toán với kết quả thu được từ việc thụ hưởng dịch vụ mà kiểm toán

mang lại. Đây là sự đắn đo cần thiết của bất kỳ một nhà quản trị doanh nghiệp
nào.Tóm lai hồ sơ,phí kiểm toán nó góp phần mang lại Lợi ích từ dịch vụ kiểm
toán về nguyên tắc phải lớn hơn thậm chí lớn hơn nhiều lần chi phí mà nhà quản
trị doanh nghiệp bỏ ra để thuê dịch vụ kiểm toán. Đây là nguyên tắc bất di bất
dịch của các nhà doanh nghiệp.
Nhóm: 04 Lớp: CDKT12CTH
Trang: 21

×