Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật và quá trình phục hồi rừng tự nhiên ở huyện vị xuyên, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.95 MB, 177 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN








ĐỖ KHẮC HÙNG









NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG THẢM THỰC VẬT
VÀ QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI RỪNG TỰ NHIÊN
Ở HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG








LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC















THÁI NGUYÊN - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN








ĐỖ KHẮC HÙNG








NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG THẢM THỰC VẬT
VÀ QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI RỪNG TỰ NHIÊN
Ở HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG


Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 62 42 01 20

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Ngọc Công
2. GS. TSKH. Trần Đình Lý




LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC








THÁI NGUYÊN - 2014


i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án



Đỗ Khắc Hùng






ii


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Lê Ngọc Công, người
hướng dẫn thứ nhất; GS.TSKH. Trần Đình Lý, người hướng dẫn thứ hai đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Sinh-KTNN, Phòng
đào tạo Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; Các cơ quan đơn vị: phòng Động
vật đất (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật), phòng Di truyền Vi sinh (Viện
Công nghệ Sinh học), phòng Khoa học và Kỹ thuật phân tích (Viện Hóa học), Ban
Giám hiệu Trường THPT Việt Lâm, Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Sư phạm Hà
Giang, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Hà Giang, Hạt Kiểm lâm huyện Vị Xuyên, Hạt Kiểm lâm Khu bảo
tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh; Cán bộ và nhân dân địa phương đã tạo mọi điều kiện
và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp, đó là nguồn cổ vũ, động viên to lớn để tôi hoàn thành công trình này.
Tác giả luận án



Đỗ Khắc Hùng








iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình vi

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

5. Những đóng góp mới của luận án 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. Một số khái niệm liên quan 4

1.1.1. Khái niệm thảm thực vật 4

1.1.2. Khái niệm tái sinh rừng 5

1.1.3. Khái niệm về phục hồi rừng tự nhiên 6

1.2. Những nghiên cứu về phân loại thảm thực vật 6

1.2.1. Các nguyên tắc phân loại thảm thực vật 6


1.2.2. Một số hệ thống phân loại thảm thực vật trên thế giới và ở Việt Nam 10

1.3. Những nghiên cứu về tái sinh, diễn thế và phục hồi rừng 15

1.3.1. Những nghiên cứu về tái sinh 15

1.3.2. Những nghiên cứu về diễn thế 21

1.3.3. Những nghiên cứu về phục hồi rừng 25

1.4. Những nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa thảm thực vật và đất 31

1.4.1. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của đất tới thảm thực vật 31

1.4.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật tới đất 32


iv

1.4.3. Những nghiên cứu về tác dụng cải tạo đất của thảm thực vật 35

1.5. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ở tỉnh Hà Giang 37

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.1. Đối tượng nghiên cứu 38

2.2. Nội dung nghiên cứu 38


2.3. Thời gian nghiên cứu 38

2.4. Phương pháp nghiên cứu 38
2.4.1. Phương pháp luận 38

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 39

Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU 46

3.1. Điều kiện tự nhiên 46

3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới 46

3.1.2. Địa hình 46

3.1.3. Khí hậu 48

3.1.4. Thủy văn 51

3.1.5. Đá mẹ, thổ nhưỡng 52

3.1.6. Tài nguyên thiên nhiên 53

3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 54

3.2.1. Điều kiện kinh tế 54
3.2.2. Điều kiện xã hội 55

3.3. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn của khu vực nghiên cứu 57


3.3.1. Thuận lợi 57

3.3.2. Khó khăn 59

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61

4.1. Hiện trạng thảm thực vật ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 61

4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 61

4.1.2. Hiện trạng thảm thực vật ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 62

4.1.3. Các nguyên nhân làm suy thoái rừng ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang 78


v

4.2. Những thay đổi các yếu tố chủ yếu trong quá trình diễn thế đi lên từ thảm cỏ
đến thảm cây bụi thấp, thảm cây bụi cao và đến rừng thứ sinh ở huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang 83

4.2.1. Đặc điểm các kiểu thảm thực vật nghiên cứu 83

4.2.2. Sự thay đổi về thành phần thực vật trong các kiểu thảm thực vật 85

4.2.3. Sự thay đổi số lượng các loài cây trong các kiểu thảm thực vật 86

4.2.4. Sự thay đổi mật độ, phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh trong các kiểu
thảm thực vật 89


4.2.5. Sự thay đổi về cấu trúc quần xã trong kiểu thảm thực vật 90

4.2.6. Sự thay đổi về tốc độ sinh trưởng của các loài cây gỗ chính 94
4.2.7. Sự thay đổi đặc điểm phẫu diện đất trong các kiểu thảm thực vật 96

4.2.8. Mức độ xói mòn đất 98

4.2.9. Sự thay đổi về một số tính chất vật lý của đất trong các kiểu thảm thực vật 99

4.2.10. Sự thay đổi một số tính chất hoá học cơ bản của đất trong các kiểu thảm
thực vật 102

4.2.11. Sự thay đổi của vi sinh vật đất trong các kiểu thảm thực vật 109

4.2.12. Sự thay đổi thành phần, số lượng và phân bố của động vật đất trong các
kiểu thảm thực vật 115

4.3. Đánh giá khả năng và đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng tự nhiên ở huyện
Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 121

4.3.1. Đánh giá khả năng phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 121

4.3.2. Đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị Xuyên, tỉnh
Hà Giang 122
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 126

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 128


TÀI LIỆU THAM KHẢO 129

PHỤ LỤC



iv


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA
1 D
1,3
Đường kính ngang ngực
2 ĐVT Đơn vị tính
3 H
vn
Chiều cao vút ngọn
4 KVNC Khu vực nghiên cứu
5 OTC Ô tiêu chuẩn
6 ODB Ô dạng bản
7 OĐV Ô định vị
8 RTS Rừng thứ sinh
9 TC Thảm cỏ
10 TCBC Thảm cây bụi cao
11 TCBT Thảm cây bụi thấp
12 TĐT Tuyến điều tra
13 TTV Thảm thực vật
14 VSV Vi sinh vật




v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Hệ thống phân loại thảm thực vật của Braun - Blanquet 7

Bảng 3.1: Khí hậu huyện Vị Xuyên giai đoạn 2010-2012 49

Bảng 4.1: Hiện trạng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng của huyện Vị Xuyên 61

Bảng 4.2: Sự phân bố của các taxon thực vật ở KVNC 73

Bảng 4.3: Số lượng họ, chi và loài trong ngành Mộc lan ở KVNC 74

Bảng 4.4: Các họ thực vật có từ 10 loài trở lên ở KVNC 75

Bảng 4.5: Các chi thực vật có từ 4 loài trở lên ở KVNC 76

Bảng 4.6: Danh lục các loài thực vật quý hiếm ở KVNC 77

Bảng 4.7: Thống kê các loại lâm sản bị tịch thu do khai thác trái phép 79

Bảng 4.8: Các loại lâm sản đã khai thác ở huyện Vị Xuyên (2010 – 2013) 81

Bảng 4.9: Số vụ cháy rừng và mức độ thiệt hại ở huyện Vị Xuyên (2005-2012) 82

Bảng 4.10: Số lượng các loài, chi và họ ở các kiểu thảm thực vật 85


Bảng 4.11: Thay đổi về số lượng loài/OTC trong các kiểu thảm thực vật 87

Bảng 4.12: Biến động về số loài cây ở các kiểu thảm thực vật 87

Bảng 4.13: Mật độ, phẩm chất và nguồn gốc cây gỗ tái sinh ở các kiểu thảm thực vật 89

Bảng 4.14: Phân bố chiều cao (m) của cây gỗ ở các kiểu thảm thực vật 91

Bảng 4.15: Phân bố cấp đường kính (D1,3) của cây gỗ ở các kiểu thảm thực vật 93

Bảng 4.16: Tốc độ tăng trưởng về chiều cao của một số loài cây gỗ chính 94

Bảng 4.17: Tốc độ tăng trưởng về đường kính của một số loài cây gỗ chính 95

Bảng 4.18: Mức độ xói mòn đất ở các kiểu thảm thực vật 99

Bảng 4.19: Một số tính chất lý học của đất ở các kiểu thảm thực vật 100

Bảng 4.20: Một số tính chất hoá học của đất ở các kiểu thảm thực vật 102
Bảng 4.21: Sự thay đổi mật độ của các nhóm VSV đất ở các kiểu thảm thực vật
(2011 - 2013) 110

Bảng 4.22: Sự thay đổi mật độ của các nhóm VSV đất theo chức năng ở các kiểu
thảm thực vật (2011 - 2013) 111

Bảng 4.23: Thành phần vi sinh vật đất ở các kiểu thảm thực vật 113

Bảng 4.24: Thành phần loài và độ phong phú của Giun đất ở các kiểu thảm thực vật 117


Bảng 4.25: Độ phong phú của các nhóm Mesofauna khác ở các kiểu thảm thực vật 119


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí ODB 40

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên 47

Hình 3.2: Sự thay đổi nhiệt độ theo năm 48

Hình 3.3: Sự thay đổi lượng mưa theo năm 50

Hình 3.4: Sự thay đổi độ ẩm theo năm 50
Hình 3.5: Sự thay đổi số giờ nắng theo năm 51

Hình 4.1: Gỗ Nghiến bị khai thác trái phép ở xã Phong Quang huyện Vị Xuyên 80

Hình 4.2: Những cây Nghiến được cắt thành thớt để bán qua biên giới 80

Hình 4.3: Tỷ lệ (%) loài, chi, họ ở các kiểu thảm thực vật 85

Hình 4.4: Phân bố của cây gỗ theo cấp chiều cao ở các kiểu thảm thực vật 91

Hình 4.5: Sự phân bố của cây gỗ theo cấp đường kính ở các kiểu thảm thực vật 93

Hình 4.6: Độ pH
KCl

trong đất ở các kiểu thảm thực vật 103

Hình 4.7: Hàm lượng đạm tổng số (%) trong đất ở các kiểu thảm thực vật 104

Hình 4.8: Hàm lượng mùn trong đất ở các kiểu thảm thực vật 105

Hình 4.9: Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất ở các kiểu thảm thực vật 106

Hình 4.10: Hàm lượng kali dễ tiêu trong đất ở các kiểu thảm thực vật 107

Hình 4.11: Hàm lượng Ca
2+
trong đất ở các kiểu thảm thực vật 108

Hình 4.12: Hàm lượng Mg
2+
trong đất ở các kiểu thảm thực vật 109


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI nhân loại đang đứng trước thách thức rất lớn về hiện
tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên
hợp quốc năm 1992, có nhiều nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu nhưng chủ yếu
đều do các hoạt động của con người làm tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính
và khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng, làm giảm khả năng điều hòa không khí
của các hệ sinh thái rừng. Chúng ta đã và đang chứng kiến những hậu quả khủng
khiếp do biến đổi khí hậu gây ra như: hiện tượng ấm lên của trái đất, sự gia tăng và

xuất hiện bất thường của những trận bão, lũ lụt với cường độ và sức tàn phá lớn, sự
suy thoái đất đai, dịch bệch phát sinh, đa dạng sinh học bị suy giảm, làm ảnh
hưởng đến cuộc sống của hàng trăm triệu người trên trái đất.
Ở Việt Nam, biến đổi khí hậu cũng đã có những biểu hiện rất rõ rệt như: hạn
hán kéo dài, bão, lũ lụt xảy ra trên diện rộng và cường độ ngày càng tăng. Số liệu
quan trắc cho thấy, trong 50 năm qua nhiệt độ nước ta tăng trung bình 0,7
o
C, nước
biển dâng 20cm đã đe dọa đến đời sống, kinh tế và sức khỏe của hành chục triệu
người [13].
Nhận thức rõ tác hại nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra, ngày
17/8/2004 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Định hướng chiến lược phát triển
bền vững ở Việt Nam – còn gọi là chương trình nghị sự 21 của Việt Nam” [11].
Chương trình này đề cập đến nhiều nội dung, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ và phát
triển rừng. Mục tiêu đến năm 2020 độ che phủ rừng nước ta đạt 45%. Điều đó cho
thấy, rừng không chỉ có vai trò cung cấp nguồn tài nguyên quý giá mà rừng còn có
vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, duy trì cân bằng sinh thái và làm chậm
quá trình nóng lên của trái đất.
Vị Xuyên là một huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang có tổng diện tích rừng
là 102.072,06 ha chiếm 68% diện tích tự nhiên. Tuy diện tích rừng hiện nay là khá
lớn nhưng do hậu quả của tập quán du canh, du cư, phá rừng làm nương rãy, khai
thác tài nguyên rừng,…của đồng bào các dân tộc thiểu số diễn ra trong thời gian


2

khá dài nên chất lượng rừng ở huyện Vị Xuyên đã suy giảm nghiêm trọng, diện tích
rừng hiện nay chủ yếu là rừng non, rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên.
Quá trình phục hồi rừng tự nhiên có thể trải qua các giai đoạn khác nhau và
phụ thuộc vào điều kiện khác nhau ở từng vùng. Ở huyện Vị Xuyên quá trình phục

hồi thảm thực vật cũng có xu hướng phát triển qua các giai đoạn từ thảm cỏ đến
thảm cây bụi thấp, thảm cây bụi cao và rừng thứ sinh. Tuy nhiên, đến nay ở huyện
Vị Xuyên chưa có công trình nào nghiên cứu về khả năng tái sinh và phục hồi rừng
tự nhiên.
Xuất phát từ những lý do như trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu
hiện trạng thảm thực vật và quá trình phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị Xuyên,
tỉnh Hà Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định và phân tích được một số đặc điểm của các kiểu thảm thực vật ở
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Làm sáng tỏ sự khác biệt về tính chất vật lý, hóa học, vi sinh vật và động vật
đất của các kiểu thảm thực vật khác nhau làm cơ sở đề xuất các biện pháp phục hồi
rừng ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thực vật và môi trường đất: Nghiên cứu các kiểu thảm thực vật cây lá
rộng trên núi đất, hệ thực vật bậc cao có mạch và môi trường đất dưới các kiểu thảm
thực vật nghiên cứu.
- Về nguyên nhân gây suy thoái rừng: Tập trung nghiên cứu những hoạt động
làm suy thoái rừng (khai thác gỗ, khai thác lâm sản ngoài gỗ, cháy rừng ).
- Địa điểm chọn nghiên cứu (thu thập số liệu về thực vật, về đất) đều có đặc điểm
tương đồng như địa hình, khí hậu, hướng phơi, đá mẹ, sự tác động của con người
- Đề tài chỉ nghiên cứu các kiểu thảm thực vật mà xu hướng biến động theo
chiều diễn thế đi lên phục hồi rừng tự nhiên.
- Đề tài không nghiên cứu khí hậu thực vật quần do thời gian và thiết bị
hạn chế.


3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.1. Về lý luận
Bằng những dẫn liệu khoa học đã làm sáng tỏ quy luật tái sinh và diễn thế đi
lên phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa thảm thực vật với các yếu tố của môi
trường đất trong quá trình phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
4.2. Về thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu quá trình tái sinh và diễn thế tự nhiên của các kiểu
thảm thực vật, đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang đạt hiệu quả cao.
Kết quả của luận án cung cấp những dẫn liệu phục vụ cho hoạt động giảng
dạy và nghiên cứu chuyên ngành ở các trường Đại học và Cao đẳng.
5. Những đóng góp mới của luận án
Nghiên cứu một cách có hệ thống về thảm thực vật và hệ thực vật huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Cung cấp các dẫn liệu khoa học về quá trình phục hồi rừng tự nhiên ở huyện
Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.



4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm thảm thực vật
Thảm thực vật (vegetation) là khái niệm phổ biến trong nghiên cứu sinh thái
học, đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đưa ra các định nghĩa khác nhau
về thảm thực vật.
Theo Schmithusen J. (1976) [73] thì thảm thực vật là lớp thực bì của trái đất
và các bộ phận hợp thành khác nhau của nó.

Thái Văn Trừng (1999) [96] cho rằng thảm thực vật là các quần hệ thực vật
phủ trên mặt đất như một tấm thảm xanh.
Trần Đình Lý (1998) [58] đưa ra khái niệm thảm thực vật là toàn bộ lớp phủ
thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thảm thực vật trên toàn bộ bề mặt
trái đất. Theo tác giả, thảm thực vật là một khái niệm chung chưa chỉ rõ đặc trưng
hay phạm vi không gian của đối tượng cụ thể. Nó chỉ có ý nghĩa và giá trị cụ thể khi
có định ngữ kèm theo như: thảm thực vật cây bụi, thảm thực vật rừng ngập mặn…
Chúng ta đều biết thành phần chủ yếu của thảm thực vật là những cá thể của
các loài cây cỏ, nhưng đối tượng nghiên cứu của thảm thực vật là những tập thể cây
cối được hình thành do một số lượng lớn hay nhỏ những cá thể của các loài tập hợp
lại. Tuy nhiên không phải các nhà nghiên cứu về thảm thực vật đều nhất trí với nhau
về đơn vị nghiên cứu cơ bản. Do đó trên thế giới có hai chiều hướng nghiên cứu
khác nhau. Chiều hướng thứ nhất gồm một số ít các nhà nghiên cứu: Negri (Italia);
Gleason, Curtis (Mỹ); Whitaker, Brown (Anh); Fournier, Lenoble (Pháp) và
Ramenxki (Liên Xô cũ, trước 1953) [95] cho rằng cá thể các loài cây là thực thể
duy nhất trong thiên nhiên và phủ nhận sự tồn tại của các quần thể. Theo quan điểm
này – còn gọi là quan điểm cá thể thì thảm thực vật là một biến trạng liên tục, có
nghĩa là bao gồm những tập hợp ngẫu nhiên của cá thể các loài cây luôn luôn thay
đổi thành phần và không có ranh giới rõ nét. Chiều hướng thứ hai gồm đa số các
nhà khoa học có uy tín của nhiều nước trên thế giới như: Braun - Blanquet,
Pavillard (Pháp); Du Rietz, Rubel (Scandinavi); Weavar, Clements (Anh); Walter


5

(Đức); Shoo, Tuxen (Hungari); Pavlovxki (Ba Lan); Sukasov, Lavrenko (Liên Xô
cũ) , đều nhất trí cho rằng đối tượng nghiên cứu cơ bản của thảm thực vật là những
quần thể thực vật. Theo quan điểm này – còn gọi là quan điểm quần thể thì thảm
thực vật bao gồm những đơn vị cụ thể có hình dáng, cấu trúc, thành phần, ranh giới,
trạng mùa, động thái và vùng phân bố , đều dựa trên cở sở sinh thái học và địa lý

học thực vật [95].
*Nhận xét: Trên thế giới, có hai quan điểm trái ngược nhau về sự tồn tại của
kiểu thảm thực vật trong tự nhiên. Một quan điểm cho rằng, thảm thực vật không
được xem như những đơn vị riêng biệt, mà chúng thay đổi không ngừng khi ở cùng
khu vực, điều kiện hoàn cảnh sống thay đổi hoặc khu vực phân bố của các loài thay
đổi. Chỉ có cá thể loài cây là thực thể duy nhất tồn tại trong thiên nhiên. Ngược lại
với quan điểm nói trên, phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng, thảm thực vật bao
gồm các đơn vị cụ thể, mà ngoại mạo, cấu trúc, thành phần, ranh giới, động thái,
đặc điểm phân bố đều dựa trên cơ sở sinh thái học và địa lý học thực vật. Tuy nhiên,
nguyên tắc và phương pháp phân chia thảm thực vật của các nhà khoa học thuộc
trường phái này lại rất khác nhau.
1.1.2. Khái niệm tái sinh rừng
Tái sinh rừng (forestry regeneration) là một thuật ngữ được nhiều nhà khoa
học sử dụng để mô tả sự tái tạo (phục hồi) của lớp cây con dưới tán rừng. Theo
Phùng Ngọc Lan (1986) [44] “Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính
đặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện đặc trưng của hệ sinh thái rừng là sự xuất
hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi có hoàn cảnh rừng”.
Theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của
rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ.
Sự xuất hiện lớp cây con mới làm phong phú thêm số lượng và thành phần
loài trong quần thể sinh vật. Động vật, thực vật, vi sinh vật đóng góp vào việc thay
đổi cả quá trình trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái. Do đó theo nghĩa
rộng tái sinh rừng là sự tái sinh nhằm đảm bảo cho sự tồn tại liên tục của một hệ
sinh thái rừng.


6

1.1.3. Khái niệm về phục hồi rừng tự nhiên
Phục hồi rừng là quá trình biến đổi tuần tự theo hướng đi lên của các kiểu

thảm thực vật để hình thành một quần xã rừng tương đối ổn định. Theo quan điểm
sinh thái học thì phục hồi rừng là một quá trình tái tạo lại một hệ sinh thái mà trong
đó cây gỗ là yếu tố cấu thành chủ yếu. Đó là một quá trình sinh địa phức tạp gồm
nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ bắt đầu
khép tán (Trần Đình Lý, 1995) [54].
Phục hồi rừng tự nhiên là quá trình hình thành rừng thứ sinh (secondary
forest) do diễn thế đi lên ở nơi rừng đã bị mất hoặc bị khai thác cạn kiệt.
Chỉ tiêu định lượng xác định rừng non thứ sinh phục hồi đối với rừng gỗ, chúng
tôi sử dụng quan điểm của Trần Đình Lý (1995): Độ tàn che của cây gỗ có chiều cao từ
3m trở lên đạt 0,3 [54].
1.2. Những nghiên cứu về phân loại thảm thực vật
1.2.1. Các nguyên tắc phân loại thảm thực vật
Thảm thực vật trên trái đất vô cùng phong phú và đa dạng, chúng hình thành,
tồn tại và phát triển trong các điều kiện và các mối tương tác khác nhau như địa lý -
địa hình, đá mẹ - thổ nhưỡng, khí hậu – thủy văn, các yếu tố hệ thực vật, động vật
và vi sinh vật…Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được những tiêu chuẩn
có sự thống nhất chung để phân loại thảm thực vật. Dựa trên quan điểm và phương
pháp nghiên cứu khác nhau người ta đã đưa ra những nguyên tắc phân loại và xây
dựng hệ thống phân loại khác nhau. Có những nhà khoa học lấy tổ thành hệ thực vật
(chủ yếu là các loài thực vật) làm yếu tố chủ đạo để phân loại thảm thực vật. Một số
nhà khoa học khác lại căn cứ vào những đặc trưng ngoại mạo và cấu trúc thảm thực
vật để phân loại hoặc có quan điểm lại căn cứ vào đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng
làm tiêu chuẩn phân loại. Có người căn cứ vào phân bố không gian làm tiêu chuẩn
phân loại. Mỗi quan điểm dựa trên những căn cứ hợp lý riêng rẽ của nó, chứ chưa
phản ánh được bản chất toàn diện của thảm thực vật. Tuy vậy, hiện nay có 4 trường
phái chính thường được các nhà khoa học áp dụng trong nghiên cứu thảm thực vật
như sau:


7


1.2.1.1. Nguyên tắc lấy thành phần thực vật làm yếu tố chủ đạo
Nguyên tắc này được đặt nền móng bởi Hult R. (1881) và được các tác giả
Schroter J. và Brockmann - Jerosch (1916) bổ sung hoàn thiện. Về sau được các nhà
thực vật Pháp mở rộng, bổ sung và xây dựng thành nguyên tắc phân loại thảm thực
vật đã được áp dụng khá rộng rãi trong thế kỷ XX. Tiêu biểu cho trường phái này là
Braun - Blanquet (1928).
Đơn vị phân loại cơ bản thảm thực vật theo nguyên tắc phân loại này là quần
hợp (Association). Thuật ngữ được Humboldt A. F. đề xướng đầu tiên vào năm 1807
để chỉ nhóm thực vật nhất định trong không gian. Về sau được trường phái Braun-
Blanquet bổ sung, làm sáng tỏ thêm và nó được sử dụng làm đơn vị phân loại cơ sở
của thảm thực vật. Trong hệ thống này bậc phân loại cao nhất là lớp quần hợp, dưới
lớp là bộ quần hợp, liên quần hợp, quần hợp, phân quần hợp, biến thể và đơn vị cuối
cùng là diện. Cấu trúc của hệ thống phân loại này được trình bày ở bảng 1.1
Bảng 1.1 Hệ thống phân loại thảm thực vật của Braun - Blanquet
(Theo Trần Đình Lý, 1998 [58])
Bậc phân loại Cấu trúc đuôi Ví dụ
Lớp quần hợp – Class - etea Arrhenatheretea
Bộ quần hợp – Order - etalia Arrhenatheretalia
Liên quần hợp – Alliance - ion Arrhenatherion
Quần hợp – Association - etum Arrhenatheretum
Phân quần hợp – Subassociation - etosum Brizeetosum
Biến thể - Variant Không có đuôi riêng
Diện- Facies - osum Brizetosum
1.2.1.2. Nguyên tắc lấy đặc điểm ngoại mạo làm yếu tố chủ đạo
Đại diện cho trường phái này là Humboldt A. F. (1804 - 1859), Grisebach A.
H. R. (1838), Warming E. (1896), Schimper A. F. W. (1898), Rubell E. (1926),
Clements F. E. (1928), Schmithusen J. (1939), Walter H. (1960) và nhiều tác giả
khác (dẫn theo Trần Đình Lý, 1998 [58]).
Theo nguyên tắc phân loại này thì hình dạng bề ngoài của quần thể thực vật

(quần chủng hoặc quần xã) là một nhóm nhân tố cơ bản trong bức tranh chung của


8

cảnh quan thiên nhiên. Các đặc điểm ngoại mạo được thể hiện tập trung ở dạng
sống. Bởi vì dạng sống không chỉ nói lên vẻ bề ngoài, mà nó là kết quả của quá
trình tác động qua lại lâu dài giữa cơ thể thực vật với môi trường, trước hết là các
dấu ấn tạo ra do tác động của khí hậu và thổ nhưỡng. Vì vậy, trong một đơn vị phân
loại thảm thực vật có thể có nhiều loài thực vật rất xa nhau về hệ thống học, nhưng do
sự tương đồng về điều kiện nơi sống mà dẫn đến những đồng quy về ngoại mạo. Hình
thái ngoài của thảm thực vật cũng phản ánh khá rõ đặc tính sinh thái của chúng.
Đơn vị phân loại cơ bản của nguyên tắc này là quần hệ (Formation) tương
ứng với thuật ngữ kiểu thảm thực vật hay kiểu quần lạc thực vật. Khái niệm về quần
hệ được Grisebach A. H. R. định nghĩa năm 1838 (Thái Văn Trừng, 1970 [95]).
1.2.1.3. Nguyên tắc phân loại thảm thực vật dựa trên phân bố không gian của
chúng làm yếu tố chủ đạo
Cơ sở của nguyên tắc phân loại này là mối quan hệ nhân quả giữa thảm thực
vật và không gian phân bố của chúng. Vì vậy, việc nghiên cứu các quy luật và
nguyên nhân phân bố của chúng phải bắt đầu từ việc nghiên cứu từng đơn vị phân
loại của thảm thực vật (quần hợp, liên quần hợp, quần hệ…)
Các nhà nghiên cứu cho rằng có 3 nguyên nhân chính chi phối sự phân bố
không gian của thảm thực vật là:
- Sự phân ly của giới thực vật do các nguyên nhân sinh học mang tính di truyền
có liên quan đến lịch sử trái đất.
- Phân bố không gian của nơi sống và những khác biệt giữa các khoảng không
gian tiềm năng, nơi sinh sống của thảm thực vật do các nhân tố sinh học.
- Tác động của con người, nhờ các tác động này mà thảm thực vật địa phương
thường mang những nét đặc biệt có liên quan đến lịch sử của nền văn hóa con người.
Phân chia thảm thực vật theo không gian được đề xuất chủ yếu bởi các nhà

nghiên cứu thành lập bản đồ địa thực vật. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của hướng
nghiên cứu này là các vùng lãnh thổ đã được xác định với mục đích nghiên cứu sự
phân bố của các quần xã thực vật khác nhau trên các vùng lãnh thổ đó, vạch ra được
cấu trúc của các lớp phủ thực vật và mối tương quan tồn tại giữa các quần thể với
nhau và với môi trường.


9

Theo nguyên tắc này có 3 cách phân chia thảm thực vật:
- Phân chia thảm thực vật thực tế đang tồn tại theo các quần xã thực vật, vì
chúng được phân ranh giới với nhau trên cơ sở tổ hợp các loài tiêu biểu, nên có thể
phân biệt các vùng thực vật theo các quần xã ưu thế, chủ đạo và ổn định, đó là các
tổ hợp quần xã.
Căn cứ vào các tổ hợp quần xã và phân bố không gian của chúng, người ta có
thể phân biệt được các đơn vị không gian tự nhiên nhỏ nhất của thảm thực vật là các
tiểu khu thực vật (wuchsdistrikte). Các tiểu khu lại hợp thành các đơn vị lớn hơn:
Khu (berirke), vùng (provinzen), miền (region), khu hệ (reich).
- Phân chia các quần xã thực vật đang tồn tại theo đặc tính các quần hệ mà tên
của quần hệ thường là biểu tượng cho các tổ hợp ấy (savan ẩm, rừng mưa…).
- Phân chia theo thảm thực vật tự nhiên tiềm năng. Các khoảng không gian
sống tự nhiên của thảm thực vật có thể được xác định và giới hạn hoặc là về mặt hệ
thực vật theo quần xã tự nhiên tiềm năng dựa trên cơ sở thảm thực vật cực đỉnh thực
tế đang tồn tại, hoặc về mặt sinh thái ngoại mạo dựa theo đặc tính của các quần xã
cực đỉnh.
1.2.1.4. Nguyên tắc dựa trên yếu tố phát sinh quần thể thực vật làm yếu tố chủ đạo
Trong nguyên tắc phân loại này, các yếu tố phát sinh thảm thực vật như: địa
lý – địa hình, khí hậu – thủy văn, đá mẹ - thổ nhưỡng, yếu tố sinh vật, khu hệ thực
vật… được chọn làm yếu tố chủ đạo. Do đó, mỗi bậc phân loại đều gắn liền với yếu
tố phát sinh này.

Kiểu thảm thực vật là đơn vị cở sở của nguyên tắc phân loại này. Kiểu thảm
thực vật được coi là tương đương với quần hệ trong nguyên tắc phân loại theo cấu
trúc ngoại mạo (Thái Văn Trừng, 1970 [95]). Trên kiểu thảm là các nhóm kiểu thảm
(hay nhóm quần hệ). Dưới các kiểu thảm là kiểu phụ, kiểu trái và thấp nhất là quần
hợp thực vật.
Nguyên tắc phân loại lấy yếu tố phát sinh quần thể thực vật làm yếu tố chủ
đạo là sự kết hợp giữa các nguyên tắc phân loại đã nêu trên. Vì thế mà tên gọi của
các bậc phân loại trên đều dựa theo nguyên tắc này. Ví dụ: kiểu thực vật phân loại


10

theo đới khí hậu như rừng nhiệt đới, rừng á nhiệt đới, rừng ôn đới…hay phân loại
kiểu thảm thực vật theo đặc điểm cấu trúc ngoại mạo như rừng kín thường xanh,
rừng kín nửa rụng lá…
Trong thời gian gần đây các hệ thống phân loại thảm thực vật thường được
các tác giả áp dụng đồng thời các nguyên tắc trên. Ở các bậc phân loại từ quần hệ
trở lên, các trạng thái hay các kiểu rừng thường được áp dụng theo nguyên tắc cấu
trúc ngoại mạo, còn các bậc phân loại thấp hơn dưới quần hệ, các kiểu phụ, kiểu
trái, ưu hợp thực vật được phân biệt dựa vào tổ thành loài cây trong quần xã.
1.2.2. Một số hệ thống phân loại thảm thực vật trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.2.1. Trên thế giới
Theo Schmithusen J. (1976) [73], ở châu Âu có hai hệ thống phân loại thảm
thực vật chủ yếu. Đó là hệ thống phân loại các quần xã thực vật mà đơn vị cơ bản là
quần hợp (association) của Braun – Blanquet (1928) được các nhà thực vật học theo
trường phái của Pháp áp dụng và hệ thống phân loại lấy quần hệ thực vật làm đơn vị
cơ bản, chủ yếu do các nhà địa thực vật người Đức áp dụng. Ở Liên Xô cũ, ngay từ
đầu thế kỷ XX Morodov G. F. là người đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho
trường phái phân loại rừng phục vụ kinh doanh. Trên quan điểm coi rừng là một
sinh địa quần lạc, Sukasov V. N. đã phát triển và xây dựng nên trường phái phân

loại kiểu rừng, dựa vào những đặc điểm tổng hợp để phân loại (địa hình, thực bì,
thổ nhưỡng). Tác giả chủ trương dùng đơn vị cơ bản phân loại thảm thực vật là
quần hợp. Học thuyết phân loại kiểu rừng của Sukasov V. N. dựa trên nguyên lý
sinh địa quần lạc đã có tác dụng phục vụ thiết thực cho công tác kinh doanh rừng ở
Liên Xô cũ và các nước Đông Âu trước đây.
Theo Thái Văn Trừng (1970) [95], hệ thống phân loại đầu tiên về thảm thực
vật rừng nhiệt đới là của Schimper A. F. (1898). Trong hệ thống này Schimper A. F. đã
chia thảm thực vật thành 3 quần hệ: quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ
vùng núi. Trong mỗi quần hệ tác giả còn phân biệt các kiểu rừng khác nhau.
Sau Schimper A. F. có một số hệ thống phân loại của các tác giả như: Rubel,
Ilinxki, Burt – Davy, Beard, Aubreville trong đó đáng chú ý là hệ thống của


11

Aubreville đã làm nổi bật giá trị của tiêu chuẩn độ tàn che trên mặt đất của tầng ưu
thế sinh thái và đã phân hoá được những kiểu quần thể thưa như kiểu rừng thưa và
kiểu truông cỏ.
Ở vùng nhiệt đới gió mùa châu Á có hệ thống của Champion H. G. (1936) là
hệ thống nổi bật và tương đối hoàn chỉnh, đã phân chia được 4 đai thảm thực vật lớn
theo nhiệt độ: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và núi cao.
Ở vùng Nam Mỹ, Beard J. S. (1944) đề nghị một hệ thống phân loại cho
những quần thể thực vật ở vùng này gồm 3 cấp: quần hợp, quần hệ và loạt quần hệ.
Đây là hệ thống được xem là hoàn chỉnh nhất ở châu Mỹ nhiệt đới. Năm 1956,
Richards P. W. đề nghị áp dụng rộng rãi hệ thống này cho các vùng nhiệt đới khác.
Tuy nhiên, nhược điểm của các hệ thống phân loại thảm thực vật nói trên là
không thấy rõ mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố sinh thái với thảm thực vật
hoặc là không làm nổi bật mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố sinh thái với nhau.
Năm 1973, UNESCO [114] đã công bố khung phân loại cho thảm thực vật
trên trái đất dựa trên những tiêu chuẩn chung nhất để có thể so sánh được các kết

quả nghiên cứu ở các vùng khác nhau và có thể được thể hiện trên bản đồ có tỷ lệ
1:1.000.000 hay bé hơn. Bản đồ phân loại này không dựa vào một nguyên tắc hay
hệ thống đã có, mà nó kết hợp các nguyên tắc lại với nhau ở những mức độ khác
nhau. Tiêu chuẩn cơ bản của hệ thống phân loại này là cấu trúc ngoại mạo với sự bổ
sung của các thông tin về sinh thái, địa lý. Đây là bảng phân loại tuy còn mang tính
chất nhân tạo, nhưng lại cần thiết theo yêu cầu thực tế hiện nay. Bậc phân loại cao
nhất của hệ thống này là lớp quần hệ và bậc thấp nhất là phân quần hệ (hay quần hệ
phụ). Hệ thống này được sắp xếp như sau:
I. Lớp quần hệ (Formation class)
I.A. Phân lớp quần hệ ( Formation subclass)
I.A.1. Nhóm quần hệ ( Formation group)
I.A.1.1.Quần hệ (Formation)
I.A.1.1.1. Phân quần hệ (Subformation)
I.A.1.1.1.1. Các bậc nhỏ khác (Further subdivisions)


12

1.2.2.2. Ở Việt Nam
* Hệ thống phân loại rừng theo hiện trạng
Từ năm 1960 Cục điều tra quy hoạch rừng đã áp dụng cách phân loại rừng
theo trạng thái của Loschau để đề xuất các biện pháp lâm sinh phù hợp. Theo hệ
thống này, thảm thực vật Việt Nam được phân chia thành 4 loại hình lớn sau:
- Loại I : Đất trống đồi núi trọc chưa có rừng hoặc không có rừng
- Loại II: Rừng non mới mọc
- Loại III: Rừng tự nhiên đã bị tác động ở các mức độ khác nhau và đang
trong giai đoạn phân hóa.
- Loại IV: Rừng nguyên sinh chưa bị tác động hoặc bị tác động chưa đáng kể.
Hệ thống phân loại này đã được sử dụng rộng rãi trong sản xuất lâm nghiệp
từ giữa thế kỷ XX cho tới ngày nay và đã được ngành lâm nghiệp bổ sung và hoàn

thiện dần theo nhu cầu phát triển của ngành. Tuy nhiên hệ thống phân loại này chỉ
nhằm mục đích phục vụ việc phân loại rừng theo hiện trạng trữ lượng gỗ để kinh
doanh rừng, khai thác gỗ, mà không dựa vào cơ sở sinh thái, phát sinh, phát triển,
hoặc cấu trúc tổ thành của các thảm thực vật .
* Phân loại thảm thực vật rừng theo các nhân tố sinh thái phát sinh
Thái Văn Trừng (1970) [95] đã căn cứ vào quan điểm sinh thái phát sinh
quần thể thực vật để phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm
thực vật có trên đất lâm nghiệp như sau: (1) Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm
nhiệt đới; (2) Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới; (3) Kiểu rừng kín rụng lá,
hơi ẩm nhiệt đới; (4) Kiểu rừng kín lá cứng, hơi khô nhiệt đới; (5) Kiểu rừng thưa
cây lá rộng, hơi khô nhiệt đới; (6) Kiểu rừng thưa cây lá kim, hơi khô nhiệt đới; (7)
Kiểu rừng thưa cây lá kim, hơi khô á nhiệt đới núi thấp; (8) Kiểu trảng cây to, cây
bụi, cỏ cao khô nhiệt đới; (9) Kiểu truông bụi gai, hạn nhiệt đới; (10) Kiểu rừng kín
thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp; (11) Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng
lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp; (12) Kiểu rừng kín cây lá kim, ẩm ôn đới ấm núi
vừa; (13) Kiểu quần hệ khô vùng cao; (14) Kiểu quần hệ lạnh vùng cao.
Trong mỗi kiểu thảm thực vật tác giả lại chia thành các kiểu phụ miền (phụ
thuộc vào tổ thành thực vật), kiểu phụ thổ nhưỡng (phụ thuộc vào điều kiện đất),


13

kiểu phụ nhân tác (phụ thuộc vào tác động của con người) và trong mỗi kiểu phụ đó
tuỳ theo độ ưu thế của loài cây mà hình thành nên những phức hợp, ưu hợp và quần
hợp tự nhiên khác nhau. Như vậy, bức tranh hệ sinh thái rừng nước ta rất đa dạng và
phong phú.
* Phân chia các hệ sinh thái rừng theo đai cao và điều kiện sinh thái
Trần Ngũ Phương (1970) [66] đề xuất bảng phân loại rừng miền bắc Việt
Nam, tác giả đã tổng hợp các yếu tố đất đai, khí hậu, độ cao và nhân tố đặc trưng
của rừng để phân loại rừng miền Bắc Việt Nam thành 3 đai rừng. Trong mỗi đai,

chứa đựng một hoặc một số kiểu rừng cơ bản: (1) Đai rừng nhiệt đới mưa mùa gồm:
Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh ngập mặn, kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá
rộng thường xanh, kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, kiểu rừng nhiệt đới
lá rộng thung lũng, kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đá vôi; (2) Đai rừng
á nhiệt đới mưa mùa gồm: Kiểu rừng á nhiệt đới lá rộng thường xanh, kiểu rừng á
nhiệt đới lá kim trên núi đá vôi, kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đất; (3) Đai
rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao gồm 3 loại hình: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sa
mộc (Cunninghamia lanceolata), Đỗ quyên (Rhododendron simsii).
Bảng phân loại rừng này cụ thể, đơn giản, bước đầu được vận dụng trong
quy trình tu bổ rừng ở nước ta. Nhược điểm rõ nhất của bảng phân loại này cũng chỉ
là bảng thống kê tên các kiểu quần hệ và xã hợp, ưu hợp thực vật điều tra được mà
không làm nổi bật được quan hệ nhân quả giữa thảm thực vật với các điều kiện của
môi trường.
* Hệ thống phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam theo khung phân loại của
UNESCO (1973)
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [83] đã dựa vào khung phân loại thảm thực vật
của UNESCO (1973) để phân chia thảm thực vật Việt Nam thành 4 lớp quần hệ:
rừng rậm, rừng thưa, trảng cây bụi và trảng cỏ.
* Phân loại hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt nam theo Cẩm nang ngành Lâm nghiệp (2006)
Trên cơ sở 5 nhóm nhân tố sinh thái đã phân chia thảm thực vật rừng Việt Nam
thành 8 hệ sinh thái chủ yếu. Các hệ sinh thái rừng tự nhiên được ghi nhận theo


14

cách phân loại này là: (1) Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; (2) Rừng kín
nửa rụng lá ẩm nhiệt đới; (3) Rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi; (4) Rừng lá
kim tự nhiên; (5) Rừng thưa cây họ dầu; (6) Rừng ngập mặn; (7) Rừng tràm; (8)
Rừng tre nứa.
Hệ thống phân loại thảm thực vật rừng theo Cẩm nang ngành Lâm nghiệp có

cơ sở khoa học, được nghiên cứu sâu, phương pháp tiếp cận cũng không quá phức
tạp. Các hệ sinh thái này lại được phân cấp thành các kiểu phụ đủ chi tiết và dễ áp
dụng cho mục tiêu phân vùng sinh thái lâm nghiệp, làm cơ sở xây dựng đường phát
thải tham khảo và hệ thống giám sát, đánh giá khả năng hấp thụ carbon của các kiểu
rừng cơ bản ở Việt Nam.
* Nhận xét: Trên thế giới và ở Việt Nam, các công trình khoa học nghiên cứu
về thảm thực vật rất phong phú kể cả về số lượng công trình, cũng như nguyên tắc
và phương thức phân chia thảm thực vật.
Chỉ riêng ở nước ta, cũng có khá nhiều bảng phân loại thảm thực vật, với
những nguyên tắc và phương pháp phân loại khác nhau. Mỗi một hệ thống phân loại
đều có những ưu điểm và nhược điểm. Vì vậy, việc sử dụng hệ thống phân loại
thảm thực vật nào, cần phải căn cứ vào điều kiện và mục đích của việc phân loại.
Cho đến nay, ở Việt Nam, bảng phân chia thảm thực vật của Loschau (1960) và của
Thái Văn Trừng (1970) được sử dụng khá phổ biến, với những ưu điểm của mỗi hệ
thống phân loại. Nếu như hệ thống phân loại của Loschau (1960) chỉ nhằm mục
đích phục vụ việc phân loại rừng theo hiện trạng trữ lượng gỗ để kinh doanh rừng,
khai thác gỗ, mà không dựa vào cơ sở sinh thái, phát sinh, phát triển, hoặc cấu trúc
tổ thành của các thảm thực vật, thì hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng (1970)
lại căn cứ vào quan điểm sinh thái phát sinh quần thể thực vật. Có thể nói, hệ thống
phân loại thảm thực vật của Thái Văn Trừng (1970) mang tính thứ bậc rõ ràng (vì
các chỉ tiêu phân loại thảm thực vật được đánh giá dựa trên mức độ ảnh hưởng khác
nhau của chúng đến sự hình thành thảm thực vật), khung phân loại thảm thực vật
của tác giả không chỉ là một đóng góp to lớn cho khoa học, mà còn là một đóng góp
quan trọng cho ngành Lâm nghiệp nước nhà. Tuy nhiên, hệ thống phân loại này


15

cũng có nhược điểm nhất định, bởi vì rất khó áp dụng cho những vùng lãnh thổ có
diện tích không lớn (một tỉnh, một huyện).

Khác với hệ thống phân loại của Loschau (1960) và của Thái Văn Trừng
(1970), khung phân loại thảm thực vật cho toàn thế giới của UNESCO (1973) lại
không dựa vào một nguyên tắc hay hệ thống đã có, mà nó kết hợp các nguyên tắc
lại với nhau ở những mức độ khác nhau. Tiêu chuẩn cơ bản của hệ thống phân loại
này là cấu trúc ngoại mạo. Chính vì vậy, hệ thống phân loại này rất dễ áp dụng.
Ngoài ra, kết quả phân loại dựa trên khung phân loại của UNESCO (1973) còn có
ưu điểm là có thể được thể hiện trên bản đồ đối với vùng nghiên cứu có diện tích
không lớn. Với những lý do nói trên, chúng tôi lựa chọn khung phân loại thảm thực
vật của UNESCO (1973) để làm cơ sở phân loại thảm thực vật ở huyện Vị Xuyên,
tỉnh Hà Giang.
1.3. Những nghiên cứu về tái sinh, diễn thế và phục hồi rừng
1.3.1. Những nghiên cứu về tái sinh
Tái sinh trong hệ sinh thái rừng không chỉ là hiện tượng sinh học mà còn là
một hiện tượng địa lý. Xét về bản chất sinh học, tái sinh trong hệ sinh thái rừng diễn
ra dưới ba hình thức: tái sinh hạt, tái sinh chồi và tái sinh thân ngầm (các loại tre
nứa). Mỗi hình thức tái sinh trên lại có quy luật riêng và trải qua nhiều giai đoạn
khác nhau [83]. Trên thế giới và trong nước có rất nhiều công trình nghiên cứu về
quá trình tái sinh rừng:
* Trên thế giới
Lịch sử nghiên cứu về tái sinh rừng tự nhiên đã được nghiên cứu từ lâu,
nhưng những nghiên cứu về tái sinh rừng nhiệt đới chỉ được tiến hành chủ yếu từ
những năm 30 của thế kỷ XX trở lại đây.
Khi nghiên cứu tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi, Aubreville A. (1938)
nhận thấy cây con của các loài cây ưu thế trong rừng mưa là rất hiếm. Tác giả đã
khái quát hoá các hiện tượng tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi để đúc kết lên lí
luận bức khảm tái sinh, nhưng phần lí giải các hiện tượng đó còn bị hạn chế. Vì vậy, lí
luận của tác giả còn ít sức thuyết phục và chưa cung cấp cho thực tiễn các biện pháp kĩ

×