Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUI TRÌNH HÀN NỐI VÀ ĐO KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC TUYẾN CÁP QUANG TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 67 trang )


1


VIỄN THÔNG HÀ NỘI
o0o



ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUI TRÌNH
HÀN NỐI VÀ ĐO KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG CÁC TUYẾN CÁP QUANG
TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG HÀ NỘI

MÃ SỐ: VTHN-2011-08








2
MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1
PHẦN II: NỘI DUNG 2
I. KỸ THUẬT HÀN NỐI CÁP QUANG 2


1. Qui định chung 2
2. Qui trình hàn nối cáp quang tại ODF 3
2.1. Công tác chuẩn bị 3
2.1.1. Chuẩn bị công cụ dụng cụ 3
2.1.2. Chuẩn bị máy hàn quang 4
2.1.3. Chuẩn bị ODF 4
2.2. Tuốt vỏ cáp và cắt sợi quang 6
2.2.1. Tuốt vỏ cáp và vỏ sợi quang 6
2.2.2. Cắt sợi quang 10
2.3. Các công đoạn hàn nối 12
2.4. Các công đoạn bảo vệ sợi quang 13
2.5. Cố định cáp quang sau khi hàn nối 14
2.5.1. Cố định sợi quang đã hàn nối vào khay chứa mối hàn 14
2.5.2. Cố định cáp quang sau khi hàn nối 14
3. Qui trình hàn nối cáp quang tại măng xông 16
3.1. Công tác chuẩn bị 16
3.1.1. Chuẩn bị công cụ dụng cụ 16
3.1.2. Chuẩn bị máy hàn quang 16
3.1.3. Chuẩn bị măng xông 17
3.2. Tuốt vỏ cáp, vỏ sợi quang và cắt sợi quang 18
3.2.1. Tuốt vỏ cáp và vỏ sợi quang 18
3.2.2. Cắt sợi quang 20
3.3. Các công đoạn hàn nối 22
3.4. Các công đoạn bảo vệ sợi quang 22
3.5. Cố định cáp quang sau khi hàn nối 23
3.5.1. Cố định sợi quang đã hàn nối vào khay chứa mối hàn 23
3.5.2. Cố định cáp quang sau khi hàn nối 24
II. KỸ THUẬT ĐO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TUYẾN CÁP QUANG 26
1. Quy định chung 26
2. Kiểm tra thông tuyến 27

2.1. Thực hiện phép đo sử dụng máy phát quang và máy thu quang 27
2.2. Thực hiện phép đo sử dụng bút phát ánh sáng đỏ hoặc OTDR
(Optical Time Domain Reflectometer) có tích hợp chức năng này 29
3. Kiểm tra suy hao 30
3.1. Kiểm tra suy hao tuyến quang không có măng xông và
điểm đấu nhẩy 30
3.1.1. Thực hiện phép đo sử dụng máy phát quang
và máy thu quang 30
3.1.2. Thực hiện phép đo sử dụng máy OTDR 31

3
3.2. Kiểm tra suy hao tuyến quang có măng xông hoặc
điểm đấu nhẩy 33
3.3. Kiểm tra suy hao phản xạ của tuyến quang 35
4. Kiểm tra chiều dài tuyến 37
5. Đánh giá chất lượng tuyến quang 39
6. Quy định về bảo quản, bảo dưỡng máy hàn, máy đo quang 42
6.1. Bảo quản, bảo dưỡng máy hàn cáp quang 42
6.2. Bảo quản, bảo dưỡng máy đo cáp quang 42
PHẦN III : PHỤ LỤC 44
1. Giới thiệu về cáp quang 44
1.1. Sợi quang đa mode 46
1.2. Sợi quang đơn mode 47
1.3. Các đặc tính kỹ thuật của sợi quang Silica 48
1.3.1. Chịu lực căng 48
1.3.2. Luật màu sợi quang 48
1.3.3. Phạm vi nhiệt độ 49
2. Cấu trúc cáp quang 49
2.1. Các thành phần cấu trúc cáp 49
2.1.1. Ruột cáp 49

2.1.2. Lớp gia cường 55
2.1.3. Vỏ cáp 56
2.2. Cấu trúc các loại cáp 56
2.2.1. Cáp treo 57
2.1.2. Cáp thả cống 58
2.1.3. Cáp chôn trực tiếp 59
2.1.4. Cáp đi trong nhà 61
2.1.5. Các loại cáp đặc biệt 61
2.3. Các loại cáp hiện đang sử dụng phổ biến tại VTHN 62
3. Các loại máy hàn cáp quang đang được sử dụng chủ yếu tại VTHN 62
4. Các loại máy đo cáp quang đang được sử dụng chủ yếu tại VTHN 62
PHẦN IV : TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

4
DANH SÁCH HÌNH MINH HỌA

Hình 1: chuẩn bị công cụ dụng cụ 3
Hình 2: chuẩn bị m,áy hàn và thiết lập các thông số cho máy hàn 4
Hình 3: chuẩn bị ODF gắn rack 19” và treo tường 5
Hình 4: chuẩn bị tủ và cabinte ODF tập trung 5
Hình 5: lắp dây nhảy quang trong ODF 6
Hình 6: tuốt vỏ cáp quang 7
Hình 7: kỹ thuật cắt dây gia cường trong cáp quang 8
Hình 8: hãm cáp và dây gia cường 8
Hình 9: cắt ống lỏng và làm sạch sợi quang 9
Hình 10: lồng ghen nhiệt và tuốt lớp vỏ bảo vệ sợi quang 10
Hình 11: thao tác cắt sợi quang 11
Hình 12: đặt sợi quang vào máy hàn 11
Hình 13: quá trình hàn nối 13
Hình 14: công đoạn bảo vệ sợi bằng ghen nhiệt 14

Hình 15: cố định sợi quang và cáp sau khi hàn nối 15
Hình 16: chuẩn bị măng xông 18
Hình 17: hãm dây gia cường, sợi quang, cáp quang vào măng xông 20
Hình 18: cắt sợi quang 21
Hình 19: đưa sợi quang vào máy hàn 22
Hình 20: cố định ghen nhiệt vào sợi quang trong khay 23
Hình 21: quấn gọn sợi quang trong măng xông và đậy nắp bảo vệ khay 24
Hình 22: lắp măng xông 25
Hình 23: thiết lập tham số cho máy phát, máy thu quang 27
Hình 24: kết quả hiện thị trên màn hình 28
Hình 25; bút phát ánh sáng đỏ VFL 29
Hình 26: suy hao tuyến quang 31
Hình 27: thiết lập tham số cho máy đo 32
Hình 28: kết quả suy hao của tuyến quang không có biến cố 33
Hình 29: kết quả suy hao của tuyến quang có biến cố 35
Hình 30: tính toán phản xạ của connector 37
Hình 31: hệ số phản xạ tại vị trí ghép nối và cuối sợi 37
Hình 32: đo chiều dài tuyến quang 39
Hình 33: các thông số tiết diện sợi quang 45
Hình 34: tiết diện sợi quang 47
Hình 35: luật màu cáp ribbon Erricsson 49
Hình 36: cấu trúc, mặt cắt cáp quang ống đệm lỏng 50

5
Hình 37: cấu trúc cáp quang ống đệm chặt 50
Hình 38: cấu trúc cáp ribbon …………………………………………….51, 52
Hình 39: các thành phần trong ruột cáp 53
Hình 40: chiều quấn ruột cáp 53
Hình 41: quan hệ của bước xoắn, góc xoắn và chiều dài thành phần xoắn 54
Hình 42: lớp gia cường của cáp 56

Hình 43: cáp treo hình số 8 58
Hình 44: cáp quang thả cống 59
Hình 45: cáp chôn trực tiếp 60
Hình 46: cáp đi trong nhà 61
Hình 47: cáp thả sông với 3 lớp vỏ và 2 lớp gia cường 62


6
DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1 : Bảng đánh giá chất lượng tuyến cáp quang (áp dụng cho cấu trúc mạng cáp
quang) 40
Bảng 2 : Bảng đánh giá chất lượng tuyến quang (áp dụng cho việc cấp dịch vụ) 41
Bảng 3: Phân loại sợi dẫn quang 44
Bảng 4: Khuyến nghị các thông số tiêu chuẩn của sợi quang đa mde 44
Bảng 5: Khuyến nghị các thông số tiêu chuẩn của sợi quang đơn mde 45


PHẦN I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Việc sử dụng rộng rãi cáp quang vào mạng Viễn thông thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng như hiện nay đã đặt ra một vấn đề lớn đó là công tác thi công, hàn nối và đo kiểm
chất lượng các tuyến quang.
Hiện tại Viễn Thông Hà Nội đang quản lý ước tính trên 4000 tuyến cáp quang với chiều
dài hàng chục ngìn km.
Căn cứ nhu cầu thực tế đó nhóm biên soạn đề tài đã mạnh dạn đăng ký đề tài “Nghiên
cứu xây dựng qui trình hàn nối và đo kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến cáp
quang trên mạng Viễn thông Hà Nội” và đã được các cấp lãnh đạo đồng ý cho tiến hành
nghiên cứu xây dựng qui trình.
Sau 6 tháng nghiên cứu nhóm biên soạn đề tài đã hoàn thành cuốn đề tài về các qui

trình hàn nối và đo kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến cáp quang trên mạng VTHN.
Đề tài này chỉ áp dụng trong phạm vi Viễn thông Hà Nội, đối tượng áp dụng chính là các
kỹ thuật viên quản lý khai thác thác mạng cáp quang của VTHN.
Mục tiêu của đề tài là đưa ra được một tài liệu ngắn gọn, rõ ràng về măt lý thuyết và
thực hành mang tính cẩm nang của kỹ thuật hàn nối, đo kiểm tra, đánh giá chất lượng tuyến
quang. Đồng thời xây dựng được các bước qui trình thực hiện công việc, các thao tác cơ
bản, chuẩn tắc, đúng kỹ thuật trong quá trình hàn nối để các mối hàn và cáp quang sau khi
hàn đạt chất lượng tốt nhất về chỉ tiêu suy hao và độ bền cơ học, cũng như việc đánh giá,
phân tích chất lượng tuyến quang để tìm kiếm, phát hiện các lỗi của tuyến quang và có
phương án xử lý lỗi chính xác.
Tuy đã tiến hành nghiên cứu một cách khoa học cả lý thuyết đến thực hành nhưng cuốn
đề tài không thể tránh khỏi những sai sót vậy nhóm biên soạn đề tài rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học, các kỹ sư, kỹ thuật viên của các đơn vị trong
VTHN để cuốn đề tài được hoàn thiện, sớm được đưa vào áp dụng trong VTHN.

7
Cuối cùng nhóm đề tài chân thành cám ơn các các cấp lãnh đạo của VTHN, Công ty
ĐTHN2 và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhóm trong quá trình nghiên
cứu, biên soạn cuốn đề tài KHKT.
PHẦN II
NỘI DUNG
I. KỸ THUẬT HÀN NỐI CÁP QUANG
1. Qui định chung:
- Công tác hàn nối cáp quang được tiến hành căn cứ vào yêu cầu thực tế của tuyến truyền dẫn
như: ghép nối các đoạn cáp quang với nhau, xử lý sự cố đứt cáp quang, thực hiện việc xen, rẽ
tuyến quang, kết nối với các thiết bị đầu cuối, bộ tập trung quang…
- Mục đích của công tác hàn nối là kết nối 2 sợi quang với nhau để tăng khoảng cách truyền dẫn
(hàn măng xông) hoặc tạo kết nối với các thiết bị đầu cuối (hàn ODF).
- Việc hàn nối để kết nối các sợi quang trong cáp quang với các dây nối quang có gắn đầu
Connetor gọi là hàn nối ODF (Optical Fiber Distribution Frame).

- Việc hàn nối để kết nối các sợi quang trong cáp quang này với các sợi quang trong cáp quang
khác gọi là hàn nối măng xông.
- Quy trình hàn nối này được nghiên cứu và áp dụng cho máy hàn hồ quang.
- Đối tượng của việc hàn hồ quang là ghép nối sợi quang với nhau sao cho: suy hao thấp, phản
xạ thấp, chịu được kéo cơ học và độ ổn định cao
- Sợi cáp quang, dây nối và dây nhẩy quang được nói đến trong tài liệu này là loại đơn mode
(Single mode).
- Để mối hàn sau khi hàn nối đạt chất lượng theo đúng tiêu chuẩn ngành (<0,1dB/1 mối hàn
TCN-68-139:195) phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau:
 Vệ sinh khu vực làm việc và các dụng cụ (dao tuốt, dao cắt, máy hàn).
 Trước khi hàn cần vệ sinh các bộ phận của máy hàn gồm: Rãnh chữ V, thấu
kính, gương và đầu kẹp sợi quang trên nắp chắn gió.
 Chất lượng sợi quang tốt hay loại phù hợp với máy hàn hồ quang.
 Chuẩn bị sợi quang tốt.
 Đồng chỉnh chính xác các tham số của máy hàn
 Đặt chính xác đầu cuối sợi quang vào máy hàn.
 Bảo vệ mối hàn tốt với loại ống co nhiệt phù hợp.
 Cố định cáp quang sau khi hàn nối đúng hướng dẫn.
2. Qui trình hàn nối cáp quang tại ODF:
Công tác hàn nối cáp quang được chia làm 5 bước sau:
Bước 1: công tác chuẩn bị.

8
Bước 2: tuốt vỏ cáp và cắt sợi quang.
Bước 3: hàn nối sợi quang.
Bước 4: bảo vệ sợi quang.
Bước 5: cố định cáp quang sau khi hàn nối.
2.1 Công tác chuẩn bị:
2.1.1 Chuẩn bị công cụ dụng cụ (H1):
- Dao tuốt cáp quang.

- Dao cắt ống lỏng.
- Kìm điện, kìm cắt, kìm mỏ nhọn, dao trổ.
- Dụng cụ hoặc dao, kìm tuốt sợi quang.
- Dụng cụ hoặc dao, kìm tuốt dây nối quang.
- Dao cắt sợi quang.
- Panh kẹp giữ sợi khi vào khay chứa mối nối.
- Tô vít các loại.
- Cồn 90 độ hoặc dung dịch làm sạch hoặc cả 2 loại….
- Máy phát điện, ô che, bạt trải kích thước tối thiểu 1,5mx1m, đèn pin, bóng
đèn 220V/100W (trong trường hợp thi công ngoài trời).














Lưu ý:

1 2
3
4
5

6 7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19 20
21
22
23 24 25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36

H1: chuẩn bị công cụ dụng cụ


Dao
cắt sợi
quang

9
- Các công cụ này phải đảm bảo sạch, đều đang sử dụng tốt (đặc biệt chú ý
tới dao cắt sợi quang vì đây là dụng cụ có ảnh hưởng rất nhiều đến chất
lượng mối hàn).
- Các công cụ dụng cụ phải đảm bảo đặt ở vị trí thích hợp, trong tầm tay của
người sử dụng.
2.1.2 Chuẩn bị máy hàn quang (H2):
- Bật máy kiểm tra trạng thái hoạt động của máy, kiểm tra các tham số quan
trọng như dung lượng pin, chế độ hàn, loại sợi hàn nối, chế độ đốt nóng cho
ghen nhiệt bảo vệ, công suất phóng hồ quang
- Nếu máy hàn lâu không sử dụng (từ 7 ngày trở lên) hoặc tại vị trí hàn có
điều kiện môi trường khác nhiều so với môi trường nơi bảo quản phải tiến
hành công tác hiệu chỉnh máy tự động (Arc).














Lưu ý: việc kiểm tra các tham số của máy hàn cũng như công tác hiệu chỉnh
máy tự động phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng đi kèm của từng loại máy.
2.1.3 Chuẩn bị ODF (H3):
- Bước 1: lắp các phụ kiện trong ODF để tạo thành ODF hoàn chỉnh (làm
theo hướng dẫn đi kèm trong ODF).

H2: chuẩn bị máy hàn và thiết lập các thông số cho máy hàn

10







- Bước 2: Gắn cố định các dây nối quang vào các Adactor trên mặt của ODF.
- Bước 3: đánh dấu thứ tự các dây nối quang và chia thành từng quát tương
ứng với quát của cáp quang cần hàn nối.
- Bước 4: cắt bỏ phần ống lỏng và sợi bảo vệ sợi quang (chỉ thực hiện bước
này đối với loại dây nối có tiết diện >0,9cm).
H4: chuẩn bị tủ và cabinte ODF tập trung
H3: chuẩn bị ODF gắn rack 19” và treo tường

11
- Bước 5: hãm cố định các quát dây nối vào các khay chứa mối hàn ở vị trí
đối diện với quát chứa sợi quang tương ứng.
- Bước 6: quấn phần dây nối quang 0,9cm vào khay chứa mối hàn đảm bảo
chiều dài từ 50cm đến 80cm.




Lưu ý: dây nối quang không được đi thẳng từ adactor đến khay chứa mối hàn
mà phải quấn tối thiểu 01 vòng trong ODF để dự phòng trong trường hợp cần
sửa chữa rồi mới được hãm cố định vào khay chứa mối hàn (H5).
2.2 Tuốt vỏ cáp và cắt sợi quang:
2.2.1 Tuốt vỏ cáp và vỏ sợi quang:
- Bước 1: cắt bỏ từ 1 đến 2m cáp ở phần đầu sợi cáp quang để loại bỏ các lỗi
dập, gẫy sợi quang trong quá trình thi công.
- Bước 2: lồng các gá hoặc chốt hãm cáp vào sợi cáp quang.
- Bước 3: mổ cáp để tách các ống lỏng chứa sợi quang ra khỏi phần vỏ nhựa
bảo vệ và lớp giấy hoặc nilong quấn bên trong của cáp quang. Phần cáp
được mổ có chiều dài từ 1,5m đến 2m. Yêu cầu sau khi mổ cáp các ống
lỏng phải không bị trầy xước hoặc gẫy gập (H6.1, H6.2, H6.3, H6.4).
Lưu ý: việc mổ cáp được thực hiện bằng các dụng cụ chuyên dụng để mổ cáp
quang, trường hợp không có dụng cụ này hoặc dụng cụ bị hỏng có thể sử dụng
H5: lắp dây nhảy quang trong ODF
Đánh dấu, chia
dây nối quang
thành từng
quát
Gắn adactor, dây
nối quang vào
ODF
Dây nối quang
quấn trong
ODF

12
dao trổ, dao dọc giấy để mổ cáp tuy nhiên việc này đòi hỏi người thao tác phải

thật khéo léo và rất cẩn thận nếu không rất dễ bị thương hoặc làm rách ống lỏng
chứa sợi quang. Đối với một số loại cáp khi mổ cáp sẽ phải làm sạch lớp nhầy
có trong cáp bằng cồn hoặc dung dịch làm sạch.
























- Bước 4: cắt bỏ các ống đệm không chứa sợi quang. Yêu cầu cắt sát phần
vỏ bảo vệ cáp tại vị trí mổ cáp.


13
- Bước 5: cắt bỏ bớt phần lõi gia cường của cáp, phần lõi còn lại dài từ 10
đến 15cm tính từ phần vỏ bảo vệ cáp tại vị trí mổ cáp đến điểm đầu của lõi
gia cường (H7.1, H7.2).
Lưu ý: chiều dài này phụ thuộc vào khoảng cách từ vị trí gá hoặc chốt hãm cáp
đến vị trí bắt hãm sợi gia cường trong ODF.














- Bước 6: bắt cố định cáp quang vào các vị trí hãm cáp và hãm dây gia cường
trên ODF (H8).

H7.1: cắt dây gia
cường
H7.2
8cm đến
12cm
H7: kỹ thuật cắt dây gia cường trong cáp quang


14



- Bước 7: cắt bỏ phần ống lỏng chứa các sợi quang bằng dụng cụ chuyên
dụng (H9.1, H9.2) sau đó làm sạch các sợi quang bằng giấy lau, cồn hoặc
dung dịch làm sạch (H9.3) rồi cố định phần ống lỏng bảo vệ sợi quang còn
lại vào khay chứa mối hàn (H9.4).
















H9.1: cắt ống lỏng
chứa sợi quang
bằng kìm chuyên
dụng
H8: hãm cáp và dây gia cường.
H9.2: cắt ống lỏng

chứa sợi quang
bằng dao chuyên
dụng
Vị trí hãm
dây gia
cường
Vị trí
hãm
cáp

15





Lưu ý: phần ống lỏng còn lại sau khi cắt bỏ dài hay ngắn phụ thuộc vào độ rộng
hẹp bên trong ODF nhưng phải đảm bảo có ít nhất 1 vòng để dự phòng, điều
này có nghĩa các sợi quang không được đi trực tiếp từ vị trí mổ cáp đến thằng
khay chứa mối hàn mà phải đi tiếp thêm tối thiểu 01 vòng trong ODF làm dự
phòng khi sửa chữa rồi mới được hãm cố định vào khay chứa mối hàn.
- Bước 8: cắt bỏ phần thừa của các sợi quang cần hàn nối, chỉ để lại từ 60cm
đến 100cm tính từ vị trí hãm ống lỏng chứa sợi quang đến đầu sợi quang.
- Bước 9: lồng ghen nhiệt bảo vệ mối hàn vào các sợi quang cần hàn nối
(H10.1).
- Bước 10: tuốt bỏ lớp vỏ bảo vệ sợi quang bằng dụng cụ chuyên dụng, chiều
dài đoạn tuốt từ 3cm đến 4cm (H10.2, H10.3). Sau đó làm sạch phần sợi
quang vừa tuốt vỏ bằng giấy hoặc vải mềm tẩm cồn 90 độ (H10.4).
Lưu ý: đối với dây nối quang làm tương tự bước 10 ở trên.


H9.3: làm sạch
sợi quang
H9: cắt ống lỏng và làm sạch sợi quang

H10.2: tuốt lớp vỏ bảo
vệ
H9.4: hãm ống
lỏng

16













2.2.2 Cắt sợi quang:
- Bước 1: mở chốt khóa của dao cắt chuyên dụng và chuyển sang chế độ cắt
sợi.
- Bước 2: đặt sợi quang sau khi đã hoàn thành công đoạn tuốt và làm sạch
vào rãnh chữ V của dao cắt rồi hãm lại bằng chốt giữ sợi (H11.1).
- Bước 3: ấn mạnh phần mặt trên của dao cắt để bộ phận cắt sợi tiến hành
cắt sợi quang (H11.2) rồi nhả ra để kết thúc quá trình cắt sợi (H11.3). Yêu

cầu sau khi cắt bề mặt cắt của sợi quang phải phẳng, vuông góc với trục sợi
H10: lồng ghen nhiệt và tuốt lớp vỏ bảo vệ sợi quang
H10.1: lồng ghen nhiệt bảo
vệ
H10.3: tuốt lớp vỏ bảo
vệ
H10.4: lau
sạch sợi
quang

17
quang, không bị vỡ, mẻ, không lồi mép, mặt cắt cũng như phần sợi tuốt vỏ
không bám bụi bẩn.
Lưu ý: sau khi cắt, chiều dài phần sợi đã tuốt vỏ còn lại từ 1,5cm đến 2cm (tốt
nhất là 1,6cm) tùy theo chiều dài của ghen nhiệt bảo vệ mối hàn (H11.4).











- Bước 4: nhấc sợi quang vừa cắt ra khỏi dao và đặt nhẹ nhàng vào rãnh chữ
V của buồng đốt máy hàn quang rồi hạ thanh giữ sợi để đảm bảo sợi quang
đã nằm đúng vị trí, sẵn sàng cho việc hàn nối (H12).













H11.1: đặt sợi quang
H11.2: cắt sợi quang
H11.3: kết thúc cắt
H11: thao tác cắt sợi quang
H11.4

18






2.3 Các công đoạn hàn nối:
- Bước 1: bật máy hàn, kiểm tra chất lượng, mặt cắt của 2 sợi quang vừa cắt
thông qua màn hình hiện thị đồng thời kiểm tra độ thẳng hàng (đồng trục) của 2
sợi quang. Nếu 1 trong hai sợi hoặc cả 2 sợi cắt không đảm bảo hoặc bẩn hay
bị rạn phải tiến hành tuốt và cắt lại, trường hợp 2 sợi quang bị lệch nhiều phải
tiến hành đặt lại sợi quang vào máy hàn (H13.1).

- Bước 2: bấm nút hàn để máy hàn tự động hiệu chỉnh và hàn nối sợi quang
(H13.1, H13.2).
Lưu ý: các máy hàn hiện nay đều có 2 chế độ hàn tự động và hàn nhân công. Hàn
tự động là sau khi đặt sợi quang vào máy hàn, máy sẽ tự động kiểm tra và hiệu
chỉnh 2 sợi quang nếu đủ điều kiện máy hàn sẽ tự động phóng hồ quang để hàn nối
(gộp bước 1 và 2), còn hàn nhân công là sau khi đặt sợi quang vào máy hàn phải
bấm nút để máy hiệu chỉnh và hàn nối. Tùy theo kỹ năng thao tác, kinh nghiệm của
người thực hiện hàn nối mà đặt chế độ tự động hay nhân công.
- Bước 3: quan sát trên màn hình hiện thị chất lượng mối hàn. Mối hàn tốt là mối
hàn không tạo thành vệt ngăn cách giữa 2 sợi quang, không bị bọt khí, không bị
phồng hoặc dẹt tại vị trí mối nối và lõi cũng như vỏ của 2 sợi quang tạo thành
một đường thẳng (H13.3).










H12: đặt sợi quang vào máy hàn

19



















2.4 Các công đoạn bảo vệ sợi quang:
- Bước 1: nhấc 2 sợi quang sau khi đã hàn nối tốt ra khỏi buồng đốt.
- Bước 2: di chuyển ống ghen nhiệt bảo vệ vào vị trí mối hàn (vị trí mối hàn tại tâm
ống) rồi đặt vào buồng nung hay còn gọi là buồng gia nhiệt (H14.1).
- Bước 3: đóng nắp buồng nung và bật nút nung trên máy.
- Bước 4: nhấc mối hàn ra khỏi buồng nung và đặt vào khay làm mát sau khi máy
đã nung xong ghen nhiệt bảo vệ (H14.2).
Lưu ý: ghen nhiệt bảo vệ phải đảm bảo phủ chùm được tối thiểu 0,5cm phần sợi
quang không bị tuốt vỏ và khoảng giữa của hai sơi quang sau khi hàn nối tính từ
điểm mối hàn. Ghen nhiệt bảo vệ sau khi nung, không bị cong vênh, không quá nóng
chảy hay chưa đủ nhiệt để bám chắc vào sợi quang.







H13.1: máy hàn tư động hiệu chỉnh các trục X, Y
H13.2:
phóng hồ
quang
H13.3: hoàn
thành hàn nối.
Mối hàn tốt (lõi,
vỏ sợi quang
thẳng hàng cả hai
trục X, Y và
không biến dạng).
H13: quá trình hàn nối

20



2.5 Cố định cáp quang sau khi hàn nối:
2.5.1 Cố định sợi quang đã hàn nối vào khay chứa mối hàn.
- Bước 1: đặt các ghen nhiệt bảo vệ sợi quang vào các rãnh răng lược trong
khay chứa mối hàn (H15).
- Bước 2: dùng panh hoặc kẹp để quấn phần dư của sợi quang hoặc dây nối
quang vào buồng chứa sợi của khay (H15).
Lưu ý: khi quấn ta phải quấn lần lượt các phần sợi dư của từng cáp tại từng
khay cụ thể, bán kính cong phải đảm bảo ≥ 3cm (theo tiêu chuẩn của ITU).
- Bước 3: đậy nắp bảo vệ của khay chứa mối hàn và bắt khay vào đúng vị trí
trong ODF.
2.5.2 Cố định cáp quang sau khi hàn nối.
Cố định cáp vào các vị trí hãm cáp quang trên ODF bằng các chốt hãm. Yêu cầu
không quá chặt làm dập, vỡ cáp hoặc quá lỏng, nếu cáp vỡ hoặc dập sẽ dẫn

đến sợi quang bị đứt, rạn làm tăng suy hao, nếu quá lỏng dẫn đến không giữ
được cáp trong quá trình thi công sẽ làm đứt sợi quang tại khay cassett (H15).
H14: công đoạn bảo vệ sợi bằng ghen nhiệt
H14.1: đặt sợi
quang vào buồng
nung
H14.2: lấy sợi
quang ra khỏi
buồng nung

21



hãm dây gia cường
và cáp quang vào
ODF
Bước 2: quấn ống
lỏng chứa sợi quang
và dây nối quang
vào ODF
Bước 1: cố định
mối hàn vào
khay
H15: cố định sợi quang và cáp sau khi hàn nối

22
3. Qui trình hàn nối cáp quang tại măng xông:
Công tác hàn nối cáp quang được chia làm 5 bước sau:
Bước 1: công tác chuẩn bị.

Bước 2: tuốt vỏ cáp và cắt sợi quang.
Bước 3: hàn nối sợi quang.
Bước 4: bảo vệ sợi quang.
Bước 5: cố định cáp quang sau khi hàn nối.
3.1 Công tác chuẩn bị:
3.1.1 Chuẩn bị công cụ dụng cụ (H1):
- Dao tuốt cáp quang.
- Dao cắt ống lỏng.
- Kìm điện, kìm cắt, kìm mỏ nhọn, dao trổ.
- Dụng cụ hoặc dao, kìm tuốt sợi quang.
- Dao cắt sợi quang.
- Panh kẹp giữ sợi khi vào khay chứa mối nối.
- Cồn 90 độ hoặc dung dịch làm sạch hoặc cả 2 loại.
- Máy phát điện, ô che, bạt trải kích thước tối thiểu 1,5mx1m, đèn pin, bóng
đèn 220V/100W (trong trường hợp thi công ngoài trời).
Lưu ý: các công cụ này phải đảm bảo sạch, đều sử dụng tốt (đặc biệt chú ý tới
dao cắt sợi quang vì đây là dụng cụ có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng mối
hàn).
3.1.2 Chuẩn bị máy hàn quang (H2):
- Bật máy kiểm tra trạng thái hoạt động của máy, kiểm tra các tham số quan
trọng như dung lượng pin, chế độ hàn, loại sợi hàn nối, chế độ đốt nóng cho
ghen nhiệt bảo vệ, công suất phóng hồ quang
- Nếu máy hàn lâu không sử dụng (từ 7 ngày trở lên) hoặc tại vị trí hàn có
điều kiện môi trường khác nhiều so với môi trường nơi bảo quản phải tiến
hành công tác hiệu chỉnh máy tự động (Arc).
Lưu ý: việc kiểm tra các tham số của máy hàn cũng như công tác hiệu chỉnh
máy tự động phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng đi kèm của từng loại máy.
3.1.3 Chuẩn bị măng xông:
- Lấy măng xông cáp quang ra khỏi hộp, xếp gọn gàng ngay ngắn các phụ
kiện của măng xông cáp quang đúng theo trình tự (H16.1).

- Xem tài liệu hướng dẫn lắp đặt măng xông cáp quang đi kèm để xác định
các phụ kiện cần dùng và trình tự thực hiện (H16.2).
- Lắp các phụ kiện trong măng xông để tạo thành măng xông hoàn chỉnh.

23
Lưu ý: các măng xông thường đặt trong môi trường nước nên việc lắp đặt
gioăng, cao su non cho măng xông phải được tiến hành thật cẩn thận và chính
xác đảm bảo nước không vào được trong măng xông.

H16.1
H16.2

24


3.2 Tuốt vỏ cáp, vỏ sợi quang và cắt sợi quang:
3.2.1 Tuốt vỏ cáp và vỏ sợi quang:
- Bước 1: cắt bỏ từ 1 đến 2m cáp ở phần đầu sợi cáp quang để loại bỏ các lỗi
dập, gẫy sợi quang trong quá trình thi công.
- Bước 2: lồng các gá hoặc chốt hãm cáp vào sợi cáp quang.
- Bước 3: mổ cáp để tách các ống lỏng chứa sợi quang ra khỏi phần vỏ nhựa
bảo vệ và lớp giấy hoặc nilong quấn bên trong của cáp quang. Phần cáp
được mổ có chiều dài từ 1,5m đến 2m. Yêu cầu sau khi mổ cáp các ống
lỏng phải không bị trầy xước hoặc gẫy gập (H6.1, H6.2, H6.3, H6.4).

Gioăng cao su
bảo vệ măng
xông
Chốt hãm cáp
quang

Chốt hãm
sợi gia
cường
Vị trí giữ ghen nhiệt
bảo vệ sợi quang
Khay chứa mối
hàn (cassett)
Ghen
nhiệt
Vị trí hãm ống lỏng
chứa sợi quang
H16: chuẩn bị măng xông

25
Lưu ý: việc mổ cáp được thực hiện bằng các dụng cụ chuyên dụng để mổ cáp
quang, trường hợp không có dụng cụ này hoặc dụng cụ bị hỏng có thể sử dụng
dao trổ, dao dọc giấy để mổ cáp tuy nhiên việc này đòi hỏi người thao tác phải
thật khéo léo và rất cẩn thận nếu không rất dễ bị thương hoặc làm rách ống lỏng
chứa sợi quang. Đối với một số loại cáp khi mổ cáp sẽ phải làm sạch lớp nhầy
có trong cáp bằng cồn hoặc dung dịch làm sạch.
- Bước 4: cắt bỏ các ống đệm không chứa sợi quang. Yêu cầu cắt sát phần
vỏ bảo vệ cáp tại vị trí mổ cáp.
- Bước 5: cắt bỏ bớt phần lõi gia cường của cáp, phần lõi còn lại dài từ 10
đến 15cm tính từ phần vỏ bảo vệ cáp tại vị trí mổ cáp đến điểm đầu của lõi
gia cường (H7.1, H7.2).
Lưu ý: chiều dài này phụ thuộc vào khoảng cách từ vị trí gá hoặc chốt hãm cáp
đến vị trí bắt hãm sợi gia cường trong măng xông.
- Bước 6: quấn lớp cao su non cho cáp để đảm bảo khi bắt măng xông lỗ cáp
vào sẽ được bít kín (lớp cao su này dầy hay mỏng phụ thuộc khoảng cách
giữa cáp quang và lỗ cáp vào, H17.1) sau đó bắt cố định cáp quang vào các

vị trí hãm cáp và hãm dây gia cường của măng xông (H17.2, H17.3).
- Bước 7: cắt bỏ phần ống lỏng chứa các sợi quang bằng dụng cụ chuyên
dụng (H9.1, H9.2) sau đó làm sạch các sợi quang bằng giấy lau, cồn hoặc
dung dịch làm sạch (H9.3) rồi cố định phần ống lỏng bảo vệ sợi quang còn
lại vào khay chứa mối hàn (H17.4).
Lưu ý: phần ống lỏng còn lại sau khi cắt bỏ dài hay ngắn phụ thuộc vào độ rộng
hẹp bên trong măng xông nhưng phải đảm bảo có ít nhất 1 vòng để dự phòng,
điều này có nghĩa các sợi quang không được đi trực tiếp từ vị trí mổ cáp đến
thằng khay chứa mối hàn mà phải đi tiếp thêm tối thiểu 01 vòng trong măng
xông rồi mới được hãm cố định vào khay chứa mối hàn.











×