Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần nồi hơi và thiết bị áp lực bắc miền trung năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.8 KB, 36 trang )

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. VỐN VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN
1.1.1. Khái niệm vốn
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường
xuyên liên tục. Vốn cũng vận động liên tục từ hình thái ban đầu là tiền - hiện vật
- rồi lại trở về là tiền nhưng với giá trị lớn hơn. Sự tuần hoàn của vốn diễn ra
liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nó chịu sự chi phối rất lớn của đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh
doanh.
Như vậy có thể hiểu “Vốn của doanh nghiệp chính là biểu hiện bằng tiền
của toàn của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động
SXKD nhằm mục đích sinh lời’’
1.1.2. Phân loại vốn
1.1.2.1. Vốn cố định
“VCĐ của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về
TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng phần trong nhiều chu kỳ
sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt
giá trị.”.
• Đặc điểm của VCĐ:
- Một là: VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mới hoàn
thành một vòng luân chuyển.
- Hai là: VCĐ được lưu chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi
giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
- Ba là: VCĐ chỉ hoàn thành một vòng luân chuyển khi tái sản xuất được
TSCĐ về mặt giá trị - tức là khi thu hồi được tiền khấu hao TSCĐ.
1.1.2.2. Vốn lưu động
“VLĐ là số vốn ứng ra để hình thành nên TSLĐ, đảm bảo cho quá trình
SXKD diễn ra thường xuyên, liên tục. VLĐ luân chuyển toàn bộ giá trị ngay
trong 1lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành 1 vòng luân chuyển khi kết thúc
1 chu kỳ kinh doanh’’
• Đặc điểm của VLĐ:


- VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện. Đối với
doanh nghiệp sản xuất, VLĐ trước tiền là tiền, rồi sang hình thái vốn vật tư
dự trữ sản phẩm dở sang vốn thành phẩm rồi chuyển về hình thái
ban đầu là vốn tiền tệ khi kết thúc quá trình tiêu thụ.
- VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại sau mỗi
chu kỳ kinh doanh.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
1.1.3. Đặc trưng của vốn:
Thứ nhất: Vốn được biểu hiện bằng một lượng giá trị có thực
Vốn là lượng tiền đại diện cho một lượng hàng hóa nhất định, đảm bảo
bằng tài sản thực có giá trị và giá trị sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, đó là TSCĐ hữu hình và vô hình của doanh nghiệp.
Thứ hai: Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu
Do quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn có sự tách biệt vì vậy mà người
sử dụng vốn chưa chắc là người sở hữu vốn. Chính vì vậy, đòi hỏi người sử
dụng phải có trách nhiệm với đồng vốn mình nắm giữ và sử dụng.
Thứ ba: Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một hàng hoá đặc biệt.
Vốn là một hàng hóa vì nó có giá trị và giá trị sử dụng như các hàng hóa
khác. Tuy nhiên, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn có thể gắn liền và tách
nhau, có thể mua và bán quyền sử dụng vốn trên thị trường vốn.
Thứ tư: Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định
Chỉ có như vậy vốn mới phát huy tác dụng tối đa, điều đó đòi hỏi doanh
nghiệp phải huy động tối đa mọi nguồn lực và sử dụng hợp lý, tiết kiệm.
Thứ năm: Vốn có giá trị về mặt thời gian
Điều đó rõ nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tại các thời điểm
khác nhau, vốn có giá trị khác nhau, và giảm dần về mặt giá trị theo thời gian.
Bởi vì giá trị của vốn phụ thuộc và nhiều yếu tố : lạm phát, giá cả, khoa học kỹ
thuật,…
Thứ sáu: Vốn phải được vận động để sinh lời, đạt được mục tiêu kinh
doanh của doanh nghiệp:

Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động. Vốn
luôn vận động không ngừng, trải qua nhiều hình thái khác nhau, nhưng kết thúc
vốn phải có giá trị lớn hơn giá trị ban đầu, đảm bảo tạo ra lợi nhuận cho doanh
nghiệp
1.1.4. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.4.1 Theo quan hệ sở hữu
VKD được chia thành hai loại: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả.
- Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh
nghiệp, gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần vốn bổ sung từ kết quả kinh
doanh.
VCSH tại một thời điểm = Giá trị tổng tài sản – NPT (1.1)
- Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền của của những nghĩa vụ mà doanh
nghiệp có trách phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác nhau. VD: Nợ
vay, phải trả người bán,
Tác dụng: cho thấy kết cấu VKD được hình thành từ vốn bản thân DN hay
huy động từ bên ngoài, mức tự chủ về tài chính cũng như khả năng huy động
vốn.
1.1.4.2. Theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn
VKD được chia làm 2 loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm
thời.
- Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất
ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào HĐSXKD. Nguồn vốn này để mua
sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thường xuyên cần thiết cho
HĐKD của doanh nghiệp. Tại một thời điểm, ta có:
Nguồn vốn thường xuyên của DN = VCSH +Nợ dài hạn (1.2)
Trên cơ sở đó, có thể xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên là
nguồn vốn ổn định, dài hạn để tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết trong
HĐKD của DN, có thể là toàn bộ hoặc 1 phần TSLĐ thường xuyên tùy thuộc
vào chiến lược tài chính của DN.
Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ – Nợ ngắn hạn (1.3)

Tác dụng: giúp huy động vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu
tố cần thiết trong quá trình kinh doanh.
1.1.4.3. Theo phạm vi huy động vốn
VKD chia thành hai nguồn: Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài
doanh nghiệp.
- Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động được và đầu tư
từ chính hoạt động của bản thân DN tạo ra. Gồm: lợi nhuận giữ lại tái đầu tư,
khấu hao TSCĐ, tiền nhượng bán, thanh lý TSCĐ, vật tư không cần dùng.
- Nguồn vốn bên ngoài : là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy
động từ bên ngoài đáp ứng nhu cầu SXKD của đơn vị mình. Gồm: vay người
thân, vay ngân hàng và tổ chức tín dụng, tín dụng thương mại của nhà cung cấp,
thuê tài sản,…
Tác dụng : dùng để xem xét việc huy động nguồn vốn của doanh nghiệp
đang hoạt động.
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
1.2.1.Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả
cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thấp nhất.
Theo cách hiểu đơn giản thì “sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả” nghĩa
là với một lượng vốn nhất định bỏ vào kinh doanh sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất
và làm cho đồng vốn không ngừng tăng lên. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn thể
hiện trên hai mặt: bảo toàn vốn và tạo ra được các kết quả theo mục tiêu kinh
doanh, đặc biệt là kết quả về mức sinh lời của đồng vốn. Nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo khai thác nguồn lực vốn
một cách triệt để, không để cho vốn nhàn rỗi hay không vận động sinh lời; phải
sử dụng vốn một cách hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích và mang lại hiệu quả
ngày càng cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Bất kể một doanh nghiệp nào muốn tồn tại điều đầu tiên phải có vốn. Mục

tiêu của tất cả các doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận cao nhất, chi phí bỏ ra thấp
nhất. Bởi vậy, để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp phải quan tâm đến việc
quản lý và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn một mặt giúp DN bảo toàn được số vốn bỏ ra, mặt khác
giúp tăng tích lũy vốn cho tái sản xuất, mở rộng SXKD. Trong nền kinh tế thị
trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, chỉ doanh nghiệp nào có tình hình tài
chính lành mạnh mới có thể đứng vững và tồn tại được. Tình hình tài chính lành
mạnh thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng VKD hiệu quả.
Tóm lại, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp DN tăng doanh thu, lợi
nhuận, giảm chi phí, bảo toàn vốn và tăng tích lũy vốn, Đó công việc quan
trọng tất yếu giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế
thị trường hiện nay.
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản của doanh
nghiệp
Tổng số nợ của doanh nghiệp
- Hệ số nợ = (1.4)
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Ý nghĩa: Phản ánh tỷ lệ vốn vay trong tổ chức nguồn VKD của doanh nghiệp.
Nguồn VCSH
- Hệ số vốn chủ sở hữu = (1.5)
Tổng NV của doanh nghiệp
Ý nghĩa : Phản ánh mức độ tự chủ về tài chính, khả năng tự tài trợ của DN.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ
- Hiệu suất sử dụng VCĐ: Phản ánh bình quân cứ một đồng VCĐ được
sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng DT hoặc DTT từ HĐKD trong kỳ.
DTT trong kỳ
Hiệu suất sử dụng VCĐ = (1.8)
VCĐ bình quân trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: phản ánh bình quân đồng VCĐ bỏ ra trong kỳ doanh

nghiệp thu được bao nhiêu % LNTT (hoặc LNST).
LNTT (LNST)
TSLN = (1.10)
VCĐ
- Hàm lượng VCĐ (mức đảm nhiệm VCĐ): Phản ánh bình quân đồng
VCĐ bỏ ra trong kỳ doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng DTT.

VCĐ bình quân trong kỳ
Hàmlượng VCĐ = (1.11)
DTT trong kỳ
Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao, nó cho thấy để
tạo ra một đồng DTT Công ty phải sử dụng ít VCĐ hơn và ngược lại.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.2.4.1. Nhân tố khách quan
- Do cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của Nhà nước: Chính sách
về giá cả, chính sách quản lý tài sản ,trích khấu hao,…Chỉ cần 1 sự thay
đổi nhỏ cũng tác động rất lớn tới quản lý, sử dụng VKD của DN.
- Do tác động của nền kinh tế: lạm phát, khủng hoảng kinh tế, làm
đồng tiền mất giá, đẩy giá vật tư lên cao, vốn của DN có thể mất dần giá
trị.
- Sự phát triển mạnh mẽ của KHCN làm cho TSCĐ của công ty bị
lỗi thời, hao mòn vô hình nhanh chóng. Nếu DN không nhạy bén trong vấn
đề này có thể dẫn đến mất vốn, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Các rủi ro không lường trước được như thiên tai, hỏa hoạn, bão lũ,
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan
- Trình độ quản lý tay nghề của người lao động: nếu trình độ không
tốt sẽ gây thất thoát vốn, tay nghề không cao sẽ giảm năng suất lao động,
giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Sự lựa chọn của phương án đầu tư: nếu phương án tốt sẽ tạo ra sản
phẩm phù hợp thị hiếu, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại doanh

nghiệp sẽ phải chịu những tổn thất rất lớn.
- Sự hợp lý của cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh trong DN:
việc đầu tư quá nhiều vào những tài sản không cần dùng, hay vay nợ quá
nhiều,…có thể dẫn đến những mất mát lớn cho doanh nghiệp.
- Vấn đề xác định nhu cầu VKD: việc thừa hoặc thiếu vốn do việc
xác định nhu cầu vốn không chính xác làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Mức độ sử dụng năng lực sản xuất hiện có vào SXKD: sử dụng
lãng phí VLĐ khi mua sắm, không sử dụng hết NVL, không tận dụng tối đa
công suất máy móc, sẽ tác động đến cơ cấu vốn, giảm hiệu quả sử dụng
vốn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN NỒI HƠI VÀ THIẾT BỊ ÁP LỰC BẮC MIỀN
TRUNG.
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN NỒI HƠI VÀ THIẾT BỊ ÁP LỰC BẮC MIỀN TRUNG.
2.1.1. Lịch sử hình thành của công ty cổ phần nồi hơi và thiết bị áp lực Bắc
Miền Trung
Công ty cổ phần nồi hơi và thiết bị áp lực Bắc Miền trung được
thành lập năm 2009 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 21
tháng 04 năm 2009, giấy phép đăng ký kinh doanh số 2801 346 885, lấy
tên giao dịch là công ty cổ phần nồi hơi và thiết bị áp lực Bắc Miền Trung
và cho tới nay. Người đứng đầu công ty là Giám đốc Hắc Ngọc Hải.
2.1.2. Khỏi quỏt chung v cụng ty c phn ni hi v thit b ỏp lc Bc
Min Trung
Tờn công ty: Công ty CP nồi hơi v thit b ỏp lc Bắc Miền Trung
Tên giao dịch: Công ty CP nồi hơi và TBAL Bắc Miền Trung
Địa chỉ Trụ sở giao dịch: 67 Nam Cao - Phờng Tân Sơn - Thành phố Thanh
Hoá
Fax: 0373714370
Email:

Mó s thu: 2801346885
S ti khon: 8411 100 068 008 M ti ngõn hng TMCP Quõn i CN
Thanh Hoỏ
Văn phòng giao dịch: 67 Nam Cao - Phờng Tân Sơn - Thành phố Thanh
Hoá
Hỡnh thc s hu vn: Cụng ty c phn
Lnh vc kinh doanh: Sn xut, thng mi v dch v
Sn phm chớnh: Ni hi
S lao ng lm vic tớnh n nm 2013: 309 ngi
Hỡnh thc k toỏn ỏp dng: Chng t ghi s
n v tin t s dng trong k toỏn: ng Vit Nam (VN)
Quyết định thành lập công ty:
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 2801 346 885. Do Sở kế hoạch đầu t tỉnh
Thanh Hoá cấp ngày 21 tháng 04 năm 2009.
Vốn điều lệ Công ty:
Vốn điều lệ của Công ty phục vụ sản xuất kinh doanh là: 1.900.000.000
đồng
Bng ch:(Một tỷ chín trăm triệu đồng chẵn)
Giấy phép đăng ký kinh doanh
Báo cáo tài chính 2 năm
Bằng cấp đơn vị
2.1.3. Nghnh ngh kinh doanh
− ChÕ t¹o hÖ thèng nåi h¬i ®èt than, cñi.
− Kinh doanh vËt t thiÕt bÞ liªn quan ®Õn hÖ thèng nåi h¬i.
− Kinh doanh xuÊt nhập khÈu m¸y mãc thiÕt bÞ nåi h¬i.
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần nồi hơi và thiết bị áp lực
Bắc Miền Trung
2.2.1. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần nồi hơi và thiết bị áp lực Bắc Miền
Trung
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY

Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
P. Tổng hợp P. Kinh doanh P. Thi công
Kế toán
Kho vận
Tổ chức
Hành chính
BP Sản xuất
Tổ KCS
Xưởng Sản
xuất
Ban quản lý
chất lượng
2.2.2.Trách nhiệm quyền hạn của các bộ phận trong công ty cổ phần nồi hơi
và thiết bị áp lực Bắc Miền Trung
• Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
Công ty. HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những
người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do luật pháp và điều lệ
Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty.
• Ban Giám đốc:
- Phụ trách các phòng: Hành chính - quản trị - nhân sự; Tài chính- kế toán;
Kỹ thuật Công nghệ; Kế hoạch dự án; Trung tâm bảo hành; Chi nhánh tại
TP Hồ Chí Minh; Khối nhà máy và liên doanh: Ban quản lý và khai thác
mặt bằng.
- Quyết định các chính sách và mục tiêu chất lượng của Công ty. Quyết định
chiến lược kinh doanh, quy mô và phạm vi thị trường cũng như kế hoạch
đầu tư và phát triển công ty.
• Các phòng ban chuyên môn:
 Phòng tổng hợp:

* Công tác hành chính:
- Soạn thảo các văn bản của Công ty , kể cả hợp đồng kinh tế, sau khi tiếp nhận
yêu cầu và nội dung từ Giám đốc và các đơn vị, bộ phận trong Công ty.
- Tiếp nhận, phân phối, phát hành và quản lý phân loại, lưu trữ toàn bộ hồ sơ, tài
liệu của Công ty, chịu trách nhiệm bảo mật từng loại hồ sơ ( trừ các tài
liệu, hồ sơ về kỹ thuật)
* Công tác quản trị
- Quản lý, lập kế hoạch và thực hiện việc mua sắm, sửa chữa các tài sản, công cụ
thiết bị văn phòng phục vụ hoạt động của văn phòng Công ty.
- Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống bão lụt, cháy nổ, giữ vệ sinh môi trường.
* Công tác nhân sự
- Quản lý hồ sơ nhân sự và chịu trách nhiệm đề xuất các chính sách, chế độ đối
với mọi thành viên trong Công ty.
- Trình duyệt kế hoạch tiền lương hàng năm
* Công tác tài chính
- Đảm bảo các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư.
- Xây dựng các mối quan hệ với ngân hàng, Tổ Chức Tài Chính, Tín dụng và các
đối tác để khai thác nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đầu tư.
* Công tác kế toán
- Lập hệ thống sổ sách và thực hiện công việc kế toán theo luật kế toán-thống kê,
thực hiện công tác kế toán vật tư.
- Làm các thủ tục về bảo lãnh và các thủ tục tài chính cho việc nhập hàng.
 Phòng Kinh Doanh
- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn cho việc kinh doanh khai thác và tiêu thụ
sản phẩm có chất lượng, nhanh chóng, kịp thời.
- Đề xuất phương án sản xuất- kinh doanh, cơ chế quản lý, góp phần điều chỉnh
cho phù hợp với đơn vị.
 Phòng Thi Công
- Nhận nhiệm vụ từ Giám đốc.
- Bảo hành, bảo trì những sản phẩm được cung cấp từ Công ty.

- Thi công lắp đặt những sản phẩm công ty sản xuất.
• Xưởng sản xuất
+ Tổ chức và điều hành sản xuất các sản phẩm, đảm bảo đúng theo yêu
cầu kỹ thuật, chất lượng và đáp ứng tiến độ đề ra.
+ Tổ chức kiểm tra giám sát các tổ sản xuất hoạt động theo đúng nội
quy, quy chế của Công ty quy định.
2.2.3. Trách nhiệm của các chức danh chủ chốt:
• Đảm bảo việc xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống chất lượng trong
Công ty.
- Phê duyệt kế hoạch chất lượng, phê duyệt và duy trì chương trình đào
tạo về chất lượng cho mọi cấp của Công ty, phê duyệt các qui trình và các
hướng dẫn của hệ thống chất lượng. Phê duyệt kết quả đối với hành động
khắc phục/phòng ngừa.
- Chỉ đạo, điều hành công tác về chất lượng.
• Chức năng nhiệm vụ của trưởng phòng kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn phục vụ công tác sản xuất kinh
doanh của công ty. Xây dựng đề án, quy định, quy chế, quản lý nghiệp vụ
thuộc phòng phụ trách, phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh từng
tháng, quý, năm và giải pháp tiếp theo.
- Đề xuất phương án sản xuất – kinh doanh, cơ chế quản lý, góp ý, điều
chỉnh phù hợp với thực tế của đơn vị.
• Chức năng nhiệm vụ của trưởng phòng Tổ chức – Hành chính.
- Đề xuất, kiến nghị, góp ý với lãnh đạo doanh nghiệp về cơ chế quản lý,
điều hành để cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
- Soạn thảo văn bản về quản lý, quy trình nghiệp vụ về công tác quản lý
khi được Giám đốc yêu cầu, xây dựng đề án, quy định, quy chế quản lý
nghiệp vụ phòng phụ trách.
• Chức năng nhiệm vụ của trưởng phòng thi công.
- Tổ chức điều hành thi công công trình. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc
và pháp luật về những nhiệm vụ được phân công.

- Xử lý kỹ thuật phát sinh trong quá trình thi công công trình.
Chức năng nhiệm vụ của Quản đốc.
- Quản lý điều hành phân xưởng thực hiện việc sản xuất theo kế hoạch
được giao, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc mà trực tiếp là Giám
đốc/Phó giám đốc nhà máy về mọi hoạt động của phân xưởng.
- Đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất, đạt mức chất lượng theo yêu cầu
với chi phí thấp nhất.
2.3. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn của công ty cổ phần nồi hơi và thiết
bị áp lực Bắc Miền Trung
Bảng 2.1. Một số kết quả đạt được của công ty cổ phần nồi hơi và thiết bị áp
lực Bắc Miền Trung giai đoạn 2011-2013
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Doanh thu 11.702.309.64
0
31.759.463.539 212.900.926.539
Doanh thu thuần 11.702.309.64
0
31.759.463.539 212.900.926.539
Tổng lợi nhuận
trước thuế
65.798.436 76.652.890 91.276.940
Tổng lợi nhuận sau
thuế
49.348.827 57.489.668 68.457.705

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013)

Qua bảng trên ta thấy cả về doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các năm có sự
tăng trưởng một cách đáng kể mặc dù lợi nhuận trước và sau thuế có sự tăng trưởng

nhẹ hơn so với doanh thu và doanh thu thuần. Điều đó chứng tỏ kết quả hoạt động
của công ty đang trên đà phát triển và có sự tác động mạnh mẽ vào nguồn vốn của
công ty, giúp công ty càng tạo ra lợi thế trên thị trường kinh doan của mình.
Bảng 2.2: Hệ số nợ của công ty cổ phần nồi hơi và thiết bị áp lực Bắc Miền
Trung giai đoạn 2011-2013
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Hệ số
nợ=tổng
nợ/tổng
nguồn vốn
0.77 0.86 0.96
Tỷ suất tự
tài trợ
vốn=VCSH /
tổng nguồn
vốn
0.24 0.14 0.00
Hệ số nợ
trên vốn chủ
sở hữu=NPT
/VCSH
3.21 6.38 23.87
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2011-2013)

Nhận xét:
Từ bảng 2.2, ta nhận thấy: Hệ số nợ của Công ty là tương đối cao và có xu
hướng tăng mạnh so với năm 2012 và năm 2011.Bình quân trong 1 đồng
vốn của công ty có xấp xĩ 0,7 đồng là vốn vay và trên 0,2 đồng là vốn chủ
sở hữu. Giữa 3 năm 2011, 2012 và năm 2013 sự thay đổi là rất lớn, nó

chứng tỏ sự phụ thuộc của công ty đối với các chủ nợ là rất cao, sức ép từ
các khoản nợ vay là tương đối lớn. Tuy nhiên bù lại doanh nghiệp lại được
sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ cần bỏ ra một lượng tài sản nhỏ để
mở rộng sản xuất kinh doanh, khuếch đại doanh lợi vốn chủ sỡ hữu, sức ép
từ việc đi vay lượng vốn nhiều tạo áp lực cho việc thúc đấy hiệu quả sử
dụng vốn được tốt hơn. Đây cũng là một trong những chính sách tài chính
để gia tăng lợi nhuận của công ty nhưng cũng cần phải lưu ý vì giải pháp
này là 1 con dao 2 lưỡi cho nên cần xác định được giới hạn huy động tối
đa thì mới có thể bảo đảm an toàn cho các hoạt động của công ty.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Phương
Bảng 2.5: Giá trị còn lại của tài sản cố định của công ty cổ phần nồi hơi và thiết bị áp lực Bắc Miền Trung năm 2013

ĐVT: Đồng
Loại TSCĐ
Đầu năm (ĐN) Cuối năm (CN)
Nguyên giá TSCĐ Giá trị còn lại
Tỉ lệ
(%)
Nguyên giá
TSCĐ
Giá trị còn lại
Tỉ lệ
(%)
I. TSCĐ hữu hình
2.067.502.546
1.864.689.513 90.19
5.155.449.809
4.440.403.714 86.13
2- Máy móc thiết
bị

531.848.627
415.007.689 78.03
568.212.263
361.397.977 63.60
3- Phương tiện vận
tải
1.372.263.63
1.287.653.110 10.65
4.250.718.155
3.779.260.791 88.91
4- Thiết bị đồ dùng
quản lý
163.390.300
162.028.714 99.17
336.519.391
299.744.946 89.07
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2013)
SVTH: Hắc Thị Thùy - Lớp CDTN13TH 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Phương
Nhận xét:
Qua số liệu bảng 2.5 dưới đây cho ta thấy: Tổng giá trị còn lại của
TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh là 336.519.391 đồng. Chiếm tỷ
lệ gần 90%. Trang thiết bị dụng cụ quản lý: giá trị còn lại là 299.744.946
chiếm 6.75% trong tổng giá trị còn lại và 5.81% so với nguyên giá. Phần lớn
năng lực phục vụ của những tài sản này còn rất lớn, giá trị sử dụng cao tuy
nhiên công ty cần quản lý hiệu quả để tránh sự lãng phí. Nhìn chung phần lớn
TSCĐ của công ty vẫn còn tương đối tốt và mới chỉ có máy móc thiết bị và
phương tiện vận tải còn phải chú ý đầu tư đổi mới, bảo dưỡng để góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ. Công ty đã tận dụng tối đa công suất máy
móc thiết bị. Tất cả các TSCĐ đều được huy động vào sử dụng hết, không để

vốn bị ứ đọng và được tính khấu hao theo đúng quy định của nhà nước.
SVTH: Hắc Thị Thùy - Lớp CDTN13TH
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Phương
2.4. Tình hình quản lý và sử dụng VLĐ.
Bảng 2.6: Tình hình quản lý vốn bằng tiền và hệ số khả năng thanh toán của công ty cổ phần nồi hơi và thiết
bị áp lực Bắc Miền Trung giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT: Lần
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Năm 2013 so với năm
2011 2012
Khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn=tổng
TSNH/tổng nợ NH
1.22 1.00 0.73 (0.49) (0.27)
Khả năng thanh toán
nhanh=(TSNH-
HTK)/nợ NH
0.97 0.57 0.34 (0.63) (0.23)
Khả năng thanh toán
tức thời=tiền và các
khoản tương đương
tiền /nợ NH
0.04 0.57 0.28 0.24 (0.29)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2011-2013)
SVTH: Hắc Thị Thùy - Lớp CDTN13TH 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Phương
Nhận xét:
Bảng số 2.6 cho ta thấy: Khả năng thanh toán nhanh năm 2013 giảm
0.63 lần so với năm 2011 và giảm 0.23 lần so với năm 2012. Bên cạnh đó khả
năng thanh toán tức thời cũng giảm từ 0.57 lần xuống còn 0.28 lần cuối năm

2012. Khả năng thanh toán bị giảm sút là do hàng tồn kho giảm, vốn bằng
tiền giảm đồng thời nợ ngắn hạn cũng giảm.
SVTH: Hắc Thị Thùy - Lớp CDTN13TH
19
Bảng 2.7: Đánh giá toàn bộ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ
phần nồi hơi và thiết bị áp lực Bắc Miền Trung giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Năm 2013 so với năm
2011 2012
1.Doanh
thu bán
hàng và
cung cấp
dịch vụ
11.702.30
9.640
31.759.46
3.539
212.900.92
6.539
2.011.986.
169
181.141.4
63
2. Giá
vốn
hàng
bán
11.181.35

9.646
29.631.97
0.196
199.451.30
1.214
1.882.699.
416
169.819.3
31
3. Lợi
nhuận
gộp về
bán
hàng và
cung cấp
dịch
vụ(=1-2)
520.949.9
94
2.127.493.
343
13.449.625.
325
12.928.67
5.331
11.867.13
1.982
4. Doanh
thu hoạt
động tài

chính
2.557.908 11.360.830 8.802.922
5. Chi
phí tài
chính
41.400.00
0
581.469.1
04
581.432.75
0
540.032.7
50
(36.354)
5.1 Chi
phí lãi
vay
581.469.1
04
571.432.75
0
(10.063.35
4)
6. Chi
phí quản
lý kinh
doanh
413.751.5
58
1.471.929.

257
12.844.426.
465
12.430.67
4.907
11.372.49
7.208
7. Lợi
nhuận
thuần từ
hoạt
65.798.43
6
76.652.89
0
35.126.940 (30.671.49
6)
(41.525.95
0)
động
kinh
doanh(=
3+4-5-6)
8. Thu
nhập
khác
56.150.000
9.Chi
phí khác
10. Lợi

nhuận
khác(=8-
9)
56.150.000
11.Tổng
lợi
nhuận
kết toán
trước
thuế(=7+
10)
65.798.43
6
76.652.89
0
91.276.940 25.478.50
4
14.624.05
0
12. Chi
phí thuế
thu nhập
doanh
nghiệp
16.449.60
9
19.163.22
2
22.819.235 6.369.626 3.656.013
13. Lợi

nhuận
sau thuế
thu nhập
doanh
nghiệp(=
11-12)
49.348.82
7
57.489.66
8
68.457.705 19.108.87
8
10.968.03
7
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013)
Nhận xét:
Qua số liệu trên bảng 2.7, ta nhận thấy năm 2013 doanh thu thuần là 212.900.926.539
đồng tăng 2.011.986.169đồng so với năm 2011 và tăng 181.141.463 đồng so với
năm 2012. Đây là tín hiệu rất khả quan chứng tỏ quy mô kinh doanh của doanh nghiệp
tăng, nguyên nhân là do hoạt động của công ty đã đi vào ổn định hơn, công ty đã tăng
công suất hoạt động của nhà máy. Ngoài ra các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp và
chi phí bán hàng của công ty năm 2012 cũng tăng hơn so với năm 2011 và năm 2012.
Tuy nhiên công ty cũng phải cần phải tìm hiểu nguyên nhân, đề ra biện pháp để tiết kiệm
và giảm bớt các khoản chi phí. Ta thấy tổng lợi nhuận sau thuế của công ty đạt
68.457.705 đồng,tăng so với năm 2011 và 2012 một cách đáng kể. Điều này chứng tỏ
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển không ngừng theo đà
mở rộng của quy mô sản xuất, sản lượng tiêu thụ tăng, thu nhập của người lao động
trong công ty đã được nâng cao hơn nhiều.
2.4. Những thành tựu đạt được và vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý
vốn kinh doanh ở công ty cổ phần nồi hơi và thiết bị áp lực Bắc Miền

Trung
2.4.1 Những thành tựu đạt được
Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sản lượng và doanh thu tiêu thụ của
công ty không ngừng tăng với 1 số lượng lớn, mức đóng góp vào Ngân sách Nhà nước
năm sau cao hơn năm trước, đời sống công nhân viên từng bước được cải thiện giúp họ
yên tâm hơn, chú tâm vào thực hiện nhiệm vụ của mình góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động của công ty.
Về hiệu quả sử dụng vốn, nhìn chung trong năm 2013 là tương đối tốt. Có được
thành quả đó là nhờ vào sự cố gắng, nhiệt tình say mê công việc của toàn thể cán bộ
công nhân viên và tập thể ban lãnh đạo trong công ty trong việc tổ chức, bảo toàn và sử
dụng vốn có hiệu quả. Trước hết là về VCĐ, công ty đã huy động 100% TSCĐ dùng
vào hoạt động sản xuất kinh doanh, không gây lãng phí hay ứ đọng vốn đồng thời đã
thanh lý kịp thời những thiết bị cũ kỹ không sử dụng đưọc nữa. Còn đối với VLĐ, công
ty đã dự trữ và cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cũng như các yếu tố đầu vào khác của
quá trình sản xuất làm cho quá trình sản xuất được liên tục, sản phẩm không ngừng tăng
lên cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, thu hút ngày 1 đông khách hàng đến với công ty.
Chúng ta luôn biết thiếu vốn là 1 trở ngại lớn đối với doanh ngiệp song với sự năng động
sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài số vốn công ty tự bổ sung, công ty
đã có được sự tài trợ đáng kể từ nguồn vốn vay bên ngoài, tuy rằng đó là một thách thức,
một gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng nó cũng cho thấy sự uy tín của công ty đối với
các tổ chức tín dụng, đồng thời sẽ là đòn bẩy cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày
càng phát triển.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty vẫn còn một số tồn tại hất
định ảnh hưởng tới công tác tổ chức VKD.
2.4.2. Những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn kinh doanh của công ty
cổ phần nồi hơi và thiết bị áp lực Bắc Miền Trung.
Trong công tác quản lý TSCĐ, đặc biệt là về trang thiết bị chưa chặt chẽ
làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.
Trong công tác quản lý VLĐ vẫn còn nhiều tồn tại. Các khoản trả trước
người bán tăng đáng kể là một điều không tốt, làm cho vốn của công ty bị

chiếm dụng, bị ứ đọng. Đây là vốn chết, không có khả năng sinh lời trong khi
đó công ty lại đang thiếu vốn. Khó khăn này không dễ giải quyết đòi hỏi công
ty phải đẩy mạnh khâu công tác mua hàng nhằm tìm kiếm những đơn đặt
hàng có lợi hay những nhà cung ứng tốt với nhiều mức ưu đãi hợp lý.
Ngoài ra, lượng hàng tồn kho đặc biệt là thành phẩm tồn kho là rất lớn, vì
vậy vấn đề đặt ra là công ty cần đẩy mạnh khâu vận chuyển, tiêu thụ hơn nữa
để tránh tình trạng ứ đọng vốn cũng như giảm vòng quay của vốn. Hơn nữa,
do công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nên công ty bị thiếu tiền mặt để
thanh toán các khoản phải trả buộc doanh nghiệp phải vay ngân hàng, trả lãi
suất, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng và vốn sản xuất kinh
doanh của công ty nói chung.
2.5. Những thuận lợi, khó khăn của Công ty cổ phần nồi hơi và thiết bị áp lực
Bắc Miền Trung
2.5.1. Những thuận lợi
Thứ nhất, về vị trí địa lý, công ty nằm trong cụm khu công nghiệp vừa
và nhỏ thuộc phường nam cao-Thành Phố Thanh Hóa. Đây là một khu công
nghiệp mới, hiện đại, cơ sở hạ tầng đang được hoàn thiện nhanh chóng và
nằm cách không xa trung tâm thành phố( khoảng 15km) giúp cho việc vận
chuyển nguyên vật liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng hơn.
Thứ hai, về cơ sở vật chất, công ty có hệ thống kho bãi, nhà xưởng rộng
rãi có khả năng lưu trữ khối lượng lớn nguyên liệu, thành phẩm, sản phẩm.
Đây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể duy trì mức dự trữ hàng tồn
kho hợp lý tạo ra những bước đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong
hoạt động kinh doanh.
2.5.2. Những khó khăn
Thứ nhất, Doanh nghiệp mới thành lập nên khả năng huy động vốn vay
trung và dài hạn còn hạn chế, mặt khác doanh nghiệp cũng không thuộc diện
được hỗ trợ lãi suất năm 2011 của Chính phủ; thêm nữa năm 2014, doanh
nghiệp sẽ bắt đầu tiến hành trả gốc cho các khoản vay trung và dài hạn.
Thứ hai, giá cả các yếu tố đầu vào, giá cước vận chuyển hàng hóa đều

tăng kéo theo đà tăng của chi phí sản xuất
Thứ ba, thị trường cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm
đều cách xa nơi sản xuất gây ra những khó khăn trong quá trình vận chuyển,
đôi khi là sự chậm trễ trong quá trình sản xuất.
Tóm lại, trong năm 2013, công ty đã có nhiều cố gắng trên mọi biện pháp
thúc đẩy hoạt động SXKD nhưng còn một vài yếu điểm. Do vậy đòi hỏi công
ty phải nhanh chóng đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy những lợi
thế và khắc phục những tồn tại trên, nâng cao hiệu quả sử dụng VKD nhằm
cải tiến hơn nữa đời sống người lao động trong công ty, tăng mức độ đóng
góp vào Ngân sách Nhà nước, tăng tích luỹ để mở rộng phát triển sản xuất
kinh doanh .

×