Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tieu luan dự trữ bắt buộc trong điều hành chính sách tiên tệ 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.02 KB, 24 trang )

Ti u lu n: ể ậ
CÔNG C D TR B T BU C TRONGỤ Ự Ữ Ắ Ộ
I U HÀNH CHÍNH SÁCH TI N T C AĐ Ề Ề Ệ Ủ
NHTWI. Khái quát chung về công cụ dự trữ bắt buộc
1. Khái niệm về dữ trữ bắt buộc.
DTBB là số tiền mà các NHTM Việt Nam buộc phải duy trì trên tài
khoản tiền gửi tại NHTW.
2. Đối tượng thực hiện dự trữ bắt buôc
- Ngân hàng thương mại quốc doanh.
- Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt
Nam.
- Công ty Tài chính.
3. Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc
Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc căn cứ vào mức độ chênh lệch về thời
gian giữa kỳ xác định và kỳ duy trì.
3.1. Phương pháp nối tiếp
- Khái niệm: Phương pháp nối tiếp là phương pháp mà kỳ xác định và kỳ duy
trì nối tiếp nhau.
- Đặc điểm:
+Đối tượng phải dự trữ bắt buộc chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng dự
trữ vì vào đầu kỳ họ đã biết được mức dự trữ bắt buộc phải thực hiện trong kỳ
+ Số dư tiền gửi để tính dự trữ bắt buộc biến động không ngừng
+ Lãi suất ngắn hạn có thể biến động lớn, gây bất ổn định cho thị trường
tiền tệ
=> Công cụ dự trữ bắt buộc không thể kiểm soát được khả năng cho vay của
các đối tượng phải dự trữ.
3.2. Phương pháp trùng một phần
- Khái niệm: Phương pháp trùng một phần là phương pháp mà kỳ xác định và
kỳ duy trì trùng nhau một phần.
Phương pháp này được phần lớn các nước sử dụng


- Đặc điểm:
+ Đối tượng phải thực hiện dự trữ bắt buộc luôn phải quan tâm đến dự trữ
bắt buộc và không được sử dụng quá mức dự trữ có được.
+ Số dư tiền gửi để tính dự trữ bắt buộc ít biến động
+ Lãi suất thị trường ít biến động
=> Công cụ dự trữ bắt buộc phát huy hiệu quả cao hơn so với phương pháp
nối tiếp trong việc thực thi CSTT.
3.3. Phương pháp trùng hoàn toàn
- Khái niệm: Về mặt lý thuyết phương pháp trùng hoàn toàn quy định kỳ duy
trì đồng thời cũng là kỳ xác định, còn trên thực tế không có sự trùng khớp hoàn
toàn mà luôn có một độ trễ nhất định (có thể từ 2 đến 3 ngày).
- Đặc điểm:
+ Đối tượng chịu sự quản lý về dự trữ bắt buộc phải chủ động duy trì dự trữ
ở mức cụ thể mà không thể sử dụng dự trữ vì mục tiêu lợi nhuận một cách tuỳ ý.
=> Công cụ dự trữ bắt buộc phát huy được hiệu quả cao nhất
Lưu ý:
- Thời hạn của kỳ xác định và kỳ duy trì càng ngắn thì công cụ dự trữ bắt
buộc càng có hiệu quả cao vì trong thời gian ngắn, số dư tài khoản biến động
không lớn, việc xác định dự trữ bắt buộc sẽ chính xác hơn.
- Thông thường, kỳ xác định và kỳ duy trì có khoảng thời gian trung bình là
một tháng với kỳ xác định thưòng chậm hơn kỳ duy trì là một hoặc nửa kỳ.
4. Ưu điểm và nhược điểm của công cụ dự trữ bắt buôc.
4.1. Ưu điểm
- Tôn trọng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vì nó được áp dụng không phân
biệt đối với mọi ngân hàng có điều kiện kinh doanh như nhau.
- NHTW có thể tác động nhanh và mạnh đến lượng tiền cung ứng thông qua
việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
- NHTW có thể sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để thiết lập mối quan hệ phụ
thuộc về vốn giữa NHTW và hệ thống ngân hàng.
4.2. Nhược điểm

- Công cụ này tỏ ra thiếu linh hoạt vì một sự thay đổi nhỏ về tỷ lệ dự trữ bắt
buộc có thể sẽ gây nên sự bất ổn định cho hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng, đặc biệt là những ngân hàng có dự trữ thứ cấp thấp:
- Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể ảnh hưởng ngay đến khả năng thanh
khoản của ngân hàng -> có thể đẩy ngân hàng đến chỗ phá sản -> gây tác động dây
truyền đến các ngân hàng khác.
- Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm cho chi phí điều chỉnh bảng cân đối tài
sản rất tốn kém vì ngân hàng có thể phải đi vay với lãi suất cao, bán chứng khoán
với giá rẻ hoặc giảm bớt phần vốn cho vay.
- Dự trữ bắt buộc giống như một hình thức thuế thu nhập vô hình đối với các
ngân hàng vì các ngân hàng phải giữ lại một phần tiền gửi theo yêu cầu mà không
được sử dụng cho mục đích sinh lời trong khi vẫn phải trả lãi tiền gửi cho khách
hàng.
- Công cụ dự trữ bắt buộc rất ít khi được NHTW sử dụng để điều chỉnh những
thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ.
- Xu hướng ngày nay ngày càng ít sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc trong điều
tiết tiền tệ. Công cụ này thường được sử dụng kết hợp với các công cụ khác để
điều chỉnh lượng vốn khả dụng của các TCTD khi cần thiết.
II) THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ DỰ TRỮ BẮT BUỘC TRONG
ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.
1. Các văn bản hiện hành về quản lý dự trữ bắt buộc của NHNN Việt
Nam
- Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9 tháng 6 năm 2003 của Thống
đốc Ngân hàng nhà nước Về việc ban hành quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ
chức tín dụng
- Thông tư 27/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín
dụng ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09/06/2003 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- Q Đ 379/Q Đ- NHNN ngày 24/2/2009( áp dụng kỳ dự trữ tháng 3/2009), tỷ

lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD áp dụng theo Q Đ1925/Q Đ- NHNN
ngày 26/8/2011( áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 9/2011)
2. Các loại tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc
Căn cứ vào điều 12 quyết định 581/2003/Q Đ – NHNN
• Đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam:
 Tiền gửi kho bạc nhà nước.
 Tiền gửi của khách hàng
 Tiền gửi không kỳ hạn
 Tiền gửi của khách hàng trong nước
 Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải tính dự trữ bắt buộc
 Tiền gửi vốn chuyên dùng
 Tiền gửi tiết kiệm:
 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc
 Tiền gửi tiết kiệm khác
 Tiền gửi của khách hàng nước ngoài:
 Tiền gửi không kỳ hạn
 Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc
 Tiền thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá có kỳ hạn thuộc loại dự trữ bắt buộc
• Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ:
 Tiền gửi của kho bạc nhà nước
 Tiền gửi của khách hàng trong nước:
 Tiền gửi không kỳ hạn
 Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc
 Tiền gửi vốn chuyên dung
 Tiền gửi tiết kiệm:
 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc
 Tiền gửi của khách hàng nước ngoài:
 Tiền gửi không kỳ hạn

 Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc
 Tiền thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá có kỳ hạn thuộc loại dự trữ bắt buộc
( Số hiệu tài khoản được hướng dẫn tại phụ lục đính kèm muc 1)
• Tiền gửi bằng ngoại tệ làm cơ sở tính dự trữ bắt buộc là các loại ngoại tệ, được quy
đổi thành USD để dự trữ bắt buộc bằng USD. Tỷ giá quy đổi các loại ngoại tệ để
tính dự trữ bắt buộc là tỷ giá hạch toán ngoại tệ của kỳ xác định dự trữ bắt buộc do
bộ tài chính thông báo hàng tháng.
• Trường hợp tổ chức tín dụng có số dư tiền gửi huy động bằng EURO, hoắc JPY,
hoặc GBP, CHF chiếm trên 50% tổng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ thì có thể
dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đó.
Chú ý: không tính DTBB đối với tiền gửi của các TCTD khác và tiền vay từ
NHNN.
3. Phương pháp tính dự trữ bắt buộc của Việt Nam hiện nay:
Căn cứ vào điều 4 Quyết định 581/Q Đ/2003- NHNN
Dự trữ bắt buộc được tính toán trên cơ sở số dư tiền gửi huy động bình
quân của từng loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc tại Hội sở chính và các chi nhánh
của tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ bắt buộc
tương ứng được Thống đốc NHNN quy định trong từng thời kỳ.
Căn cứ vào điều 12 Quyết đinh 581/Q Đ/2003- NHNN
Cách tính dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì dự trữ bắt buộc.
a. Dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được tính bằng cách lấy số
dư bình quân các loại tiền gửi huy động phải dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng
(quy định tại Điều 12 Quy chế này) trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc nhân với tỷ
lệ dự trữ bắt buộc quy định cho từng loại hình tổ chức tín dụng và cho từng loại
tiền gửi tương ứng.
b. Số dư bình quân các loại tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc trong kỳ
xác định dự trữ bắt buộc được tính bằng cách cộng các số dư tiền gửi huy động phải
tính dự trữ bắt buộc cuối mỗi ngày trong kỳ đem chia cho tổng số ngày trong kỳ.
4. Căn cứ xác định tỷ lệ DTBB mà NHNN Việt Nam đang áp dụng,
phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc.

• Căn cứ xác định tỷ lệ DTBB của Việt Nam
Ở nước ta, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được phân chia theo tùy từng tính chất kỳ
hạn, loại tiền gửi và thông thường, loại tiền gửi kỳ hạn ngắn, tiền gửi bằng ngoại tệ
phải duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hơn. Ngoài ra, tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn
có thể quy định theo từng quy mô và mức độ an toàn chung của một ngân hàng…
Bên cạnh đó, sự khác biệt về tỷ lệ dự trữ bắt buộc giữa các ngân hàng cũng
được quan tâm. Theo quy định tại quyết định số 379/Q Đ- NHNN áp dụng từ
ngày 24/2/2009( đối với VND) và quyết định 79/Q Đ- NHNN áp dụng từ ngày
01/2/2010( đối với ngoại tệ) thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định như sau:
Để khuyến khích một số NHTM cho vay nông nghiệp và nông thôn ngày
08/12/2010, NHNN đã ban hành thông báo số 457, 458, 459, 460, 461 về việc áp
dụng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng có cho vay nông nghiệp và
nông thôn cao theo thông tư 20/2010/TT- NHNN ngày 29/09/2010 của NHNN.
Theo đó quỹ tín dụng nhân dân trung ương được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
bằng 1/20 so với tỷ lệ dự trữ thông thường, Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam, NHTM cổ phần quốc tế Việt Nam, NHTM cổ phần Kiên
Long, NHTM cổ phần Mê Kông được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/5 so
với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường. Với quy định này NHNN đã bổ sung them
cơ sở mới cho việc xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn phụ thuộc vào đối tượng đầu
tư của các NHTM.
• Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc của Việt Nam hiện nay:
 Phương pháp nối tiếp là phương pháp mà kỳ xác định và kỳ duy trì nối tiếp nhau.
Độ dài của kì duy trì và kì xác định là 1 tháng
• Đặc điểm
• Đối với NHNN, cách xác định và tính toán đơn giản.
• Đối với TCTD- đối tượng phải dự trữ bắt buộc chủ động hoàn toàn trong viêc sử
dụng dự trữ vì đầu kỳ họ đã biết được mức dự trữ bắt buộc phải thực hiện trong kỳ.
• Số dư tiền gửi để tính dự trữ bắt buộc biến động không ngừng.
• Lãi suất ngắn hạn có thể biến động lớn, gây bất ổn cho thị trường tiền tệ.
 Đối với NHNN: Công cụ DTBB không thể kiểm soát được khả năng cho

vay của các đối tượng phải dự trữ, dẫn đến hậu quả quản lý là không tốt tác động
đến CSTT của NHNN.
 Đối với các NHTM: Nếu tính toán không tốt sẽ phải chấp nhận lãi suất cao
tại thời điểm phải đảm bảo DTBB dẫn tới lợi nhuận bị ảnh hưởng.
5. Việc sử dụng công cụ DTBB từ năm 2008 đến nay và tỷ lệ DTBB tại
Việt Nam hiện hành.
• Cơ sở xác định DTBB
NHTW các nước thường sử dụng tỷ lệ DTBB trong vai trò là công cụ
điều hành CSTT, giúp NHTW kiểm soát hệ số nhân tiền và trên cơ sở đó kiểm soát
khối lượng tiền cung ứng, do đó, tùy vào mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ mà tỷ
lệ DTBB được quy định khác nhau. Điều này được chứng minh rất rõ ở nước ta
trong thời gian qua.
• Thực trạng sử dụng công cụ DTBB ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, để ngăn ngừa sự tăng trưởng tín dụng quá nóng nhằm
kiểm soát lạm phát, tỷ lệ DTBB đã được điều chỉnh khá mạnh vào năm 2007( từ
5% lên 10%) và năm 2008 – khi tình hình dần bình ổn trở lại, tỷ lệ DTBB đã được
điều giảm dần một cách linh hoạt.
Bảng 01: Tỷ lệ DTBB đối với các TCTD Việt Nam từ tháng 01/2008 –
01/2011.
Tỷ lệ DTBB(VND) Văn bản
11%1 - 5%2 187/QD-NHNN ngày 16/01/2008
10%1 - 4%2 2560/QD-NHNN ngày 03/11/2008
8%1 - 2%2 2811/QD-NHNN ngày 20/11/2008
6%1 - 2%2 2951/QD-NHNN ngày 03/12/2008
5%1 - 1%2 3158/QD-NHNN ngày 19/12/2008
3%1 - 1%2 379/QD-NHNN ngày 24/02/2009
(1): Đối với TG KKH và kỳ hạn dưới 12 tháng
(2): Đối với TG kỳ hạn 12 tháng trở lên
Nguồn:
Bảng 01 cho thấy từ tháng 01/2008 – 01/2011 đến nay, tỷ lệ DTBB được điều

chỉnh giảm. Việc điều chỉnh này của NHNN một mặt nhằm đưa ra tín hiệu nới lỏng
tiền tệ, mặt khác thông qua việc nâng cao hệ số nhân tiền chính thức mở rộng khả
năng cho vay, kích thích các NHTM đẩy mạnh hoạt động tín dụng.
• Đánh về những thay đổi tỷ lệ dự trữ năm buộc từ năm 2008 đến 2011 của Việt
Nam
Năm 2008: Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 187/2008/QĐ-
NHNN ngày 16/01/2008 về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín
dụng.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu mở rộng diện các loại tiền gửi phải dự
trữ bắt buộc bao gồm các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn so với quy đinh
hiện nay là áp dụng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ
24 tháng trở xuống.
Điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1% đối với các loại tiền gửi so với tỷ lệ
quy định hiện nay. Cụ thể là: đối với tiền VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12
tháng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tăng từ 10% lên 11%, đối với tiền gửi có kỳ hạn
từ 12 tháng trở lên, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tăng từ 4% lên 5%; đối với tiền gửi
bằng ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 10% lên 11%, đối
với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ 4% lên 5%.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước không điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối
với các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động trên địa bàn nông nghiệp nông thôn.
Nguyên nhân: đó là năm 2008 tỷ lệ lạm phát cao là 8,1% và có xu hướng ngày
càng tăng nên để kiềm chế lạm phát ổn định nền kinh tế, NHNN đã tập trung vào 2
mục tiêu chủ yếu là kiểm soát tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý và kiểm
soát dư nợ tín dụng và tính đến hết tháng 10/ 2008 các chỉ tiêu này lần lượt đạt là
10,59% (cùng kỳ năm ngoái tăng 32%) và 19,6% (cùng kỳ năm ngoái tăng 37%).
Từ việc kiểm soát 2 chỉ tiêu chủ yếu này, NHNN đã rút về một lượng lớn tiền mặt
khỏi lưu thông và từ đó giảm bớt áp lực của sự tăng lạm phát. Việc rút bớt một
lượng tiền mặt khỏi lưu thông được thực hiện thông qua việc siết chặt các khoản
vay không hiệu quả để tập trung tăng trưởng tín dụng cho sản xuất, xuất khẩu, cho
lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn, cho hộ chính sách và đặc biệt là đối

với các dự án dang dở có hiệu quả phải đầu tư nhanh để phát huy hiệu quả. Đồng
thời NHNN đã linh hoạt kịp thời nới lỏng CSTT bằng cách hạ lãi suất cơ bản, giảm
tỷ lệ dự trữ bắt buộc… khi có dấu hiệu giảm áp lực lạm phát và tăng trưởng khó
khăn, nhất là khi tình trạng suy thoái kinh tế đang lan tỏa ra toàn cầu và có thể tác
động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009 nếu Việt Nam không có giải
pháp ứng phó.
Năm 2009: NHNN giữ lãi suất cơ bản 7% và hạ 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc
bằng VND trong một số trường hợp. Đó là nội dung trong quyết định số 379 QĐ-
NHNN ngày 24/2. Quyết định có hiệu lực từ 1/3/2009.
Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn được
điều chỉnh hạ từ 3,6% xuống các mức 1% và 3%. Cụ thể, tỷ lệ dự trữ bắt buộc với
tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn 12 thángđiều chỉnh như sau:
Các Ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông
Nghiệp và phát triển Nông thôn), Ngân hàng Thương Mại cổ phần ngoại thương
Việt Nam, NHTMCP đô thị, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước
ngoài, ngân hàng100% vốn nước ngoài, công ty tài chính là 3% trên tổng số dư
tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương
mại cổ phần Nông thôn, Qũy tín dụng nhân dân Trung Ương , Ngân hàng hợp tác
là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng: đối với các
Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam,
Ngân hàng TMCP đô thị, Ngân hàng TMCP nông thôn, Ngân hàng liên doanh, chi
nhánh Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng hợp
tác, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân Trung
ương là 1% trên tổng số dư tiền gửi dự trữ phải bắt buộc.
Về lãi suất cơ bản, theo quyết định số 378/QĐ NHNN ngày 24/2, lãi suất cơ
bản đồng Việt Nam là 7%, lãi suất cho vay tối đa của các Tổ chức tín dụng là
7%. Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc thực hiện giải pháp trên là
nhằm ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất, tỷ giá và nhằm hỗ trợ vốn khả dụng cho

các tổ chức tín dụng có điều kiện mở rộng huy động vốn và tín dụng có hiệu quả
đối với nền kinh tế, kể cả cho vay đối với các dự án đầu tư theo chương trình.
Nguyên nhân: Năm 2009 lạm phát được kiềm chế kiềm chế ở một con số là
6,97% so với năm 2008 nhưng kéo theo đó là tăng trưởng kinh tế chỉ đạt chỉ đạt
5,23% giảm so với năm 2008 đặc biệt là các ngành nông nghiệp thủy sản tốc độ
tăng ít. NHNN giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc để giúp các ngân hàng có thể mở rộng
vốn tín dụng có hiệu quả nhằm khuyến khích sản xuất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Năm 2010, nhằm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhiều ngân hàng
thương mại hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con và nhằm tiến thêm một bước
trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Ủy ban Basel, các tổ chức
tín dụng cần duy tŕ tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và hợp nhất. Tỷ lệ an toàn được điều
chỉnh lên 9% thay vì 8% như quy định đang áp dụng.
Ngoài ra, Thông tư cũng sửa đổi các tỷ lệ khả năng chi trả cụ thể hơn và phù
hợp với thông lệ quốc tế. Bổ sung thêm tỷ lệ về dự trữ thanh khoản nhằm đánh giá
được mức độ dự trữ của các tổ chức tín dụng để xử lý kịp thời khi gặp khó khăn về
thanh khoản. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động cũng được bổ sung
nhằm tăng cường quản lý thanh khoản và khả năng huy động vốn của các tổ chức
tín dụng.
Năm 2011: Kể từ tháng 9, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ sẽ 8%, thay vì
7% như trước đó.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Quyết định số
1925/QĐ-NHNN về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ
chức tín dụng (TCTD).
Theo Quyết định này, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và
có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ là 8% trên tổng số dư tiền gửi, tăng 1% so
với trước. Quy định này áp dụng đối với các NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần,
ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh,chi nhánh ngân hàng nước
ngoài.
Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ tín
dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 7% trên tổng

số dư tiền
Nguyên nhân: năm 2011 tỷ lệ lạm phát cao là 18% nhưng NHTW vẫn không
tăng tỷ lệ DTBB lên là vì trong năm đó có nhiều doanh nghiệp phá sản( ước tính
50.000 doanh nghiệp phá sản) mà nguyên nhân chính là do khó có khả năng tiếp
cận với nguồn vốn do lại suất cao và nguồn vốn khan hiếm. Nếu tiếp tục tăng tỷ lệ
dự trữ bắt buộc thì sẽ làm cho nền kinh tế ngày càng bất ổn( tỷ lệ thất nghiệp gia
tăng và có thể còn dẩy tỷ lệ lạm phát cao hơn khi nguồn cung bị hạn chế)
• Ngày 2/2/2012
Giảm tỷ lệ DTBB bằng VND với 5 tổ chức tín dụng
NHNN có thông báo bằng văn bản áp dụng tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng
VND bằng 1/5 so với tỷ lệ DTBB thông thường ứng với kỳ hạn tiền gửi đối với 5
TCTD.
Đó là ngân hàng TMCP Mê Công, NH Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu
Long, Quỹ Tín dụng nhân dân Trung Ương, NHNo&PTNT Việt Nam, NH TMCP
Bưu Điện Liên Việt.
Đây là 5 TCTD có tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn cao nên
được áp dụng tỷ lệ DTBB thấp hơn theo quy định tại thông tư 20/2010 TT-NHNN
của NHNN.
Theo thông báo được NHNN phát đi về việc áp dụng tỷ lệ DTBB theo thông
tư số 202010/TT-NHNN ngày 29/09/2010 của NHNN đối với một số TCTD thì tỷ
lệ DTBB đối với tiền gửi bằng VND mà 5 TCTD trên áp dụng từ tháng 02/2012
đến 07/2012 theo quy định.
Tại Điểm b, Khoản1, Điều 1 Thông tư số 20/2010/TT-NHNN ngày
29/09/2010 của NHNN quy định, đối với TCTD có tỷ trọng dư nưoj cho vay phát
triển nông nghiệp nông thôn trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài
chính liền kề từ 40% đến dưới 70% thì tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng VND
bằng 1/5 so với tỷ lệ DTBB thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi.
Hiện tỷ lệ DTBB VND với các NHTM kỳ hạn trên 12 tháng là 1%, không kỳ
hạn và dưới 12 tháng là 3%. Với NHNo&PTNT, Quỹ tín dụng nhân dân Trung
Ương tỷ lệ DTBB là 1%.

Loại TCTD Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ
Không kỳ
hạn và
dưới 12
tháng
Từ 12
tháng trở
lên
Không kỳ
hạn và dưới
12 tháng
Từ 12
tháng trở
lên
Các NHTM Nhà
nước( không bao gồm
NHNo&PTNT),
NHTMCP đô thị, chi
nhánh NH nước ngoài,
NH lien doanh, công ty
tài chính, công ty cho
thuê tài chính.
3% 1% 8% 6%
NHNo&PTNT 1% 1% 7% 5%
NHTMCP nông thôn,
NH hợp tác, Quỹ tín
dụng nhân dân Trung
ương
1% 1% 7% 5%
TCTD có số dư tiền gửi

phải tính DTBB dưới
500tr.đ, QTDDN cơ sở,
NHCSXHội
0% 0% 0% 0%
Tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QD 379/QD-
NHNN ngày 24/02/2009( áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 03/2009), tỷ lệ DTBB đối với
tiền gửi bằng USD áp dụng theo QD 1925/QD-NHNN ngày 26/08/2011( áp dụng
từ kỳ dự trữ tháng 09/2011)
6. Tình hình sử dụng và phương pháp quản lý công cụ DTBB của một số
quốc gia trên thế giới.
6.1. Tình hình sử sụng công cụ DTBB vào việc điều hành chính sách tiền tệ.
a) Những nước sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để điều hành chính sách tiền
tệ là:
Quốc gia Dự trữ bắt buộc (%)
Úc 0
Canada 0
New Zealand 0
Thụy Điển 0
Khu vực đồng euro 1,00
Cộng hòa Séc 2,00
Hungary 2,00
Nam Phi 2,50
Latvia 3,00
Ba Lan 3,50
Nga 4,00
Quốc gia Dự trữ bắt buộc (%)
Chile 4,50
Ấn Độ 4,75
Bangladesh 6,00
Lithuania 6,00

Pakistan 5,00
Đài Loan 7,00
Thổ Nhĩ Kỳ 8,00
Jordan 8,00
Zambia 8,00
Burundi 8,50
Ghana 9,00
Israel 9,00
Mexico 10,50
Sri Lanka 10,00
Bulgaria 10,00
Crô-a-ti-a 14,00
Costa Rica 15,00
Malawi 15,00
Hong Kong 18,00
Brazil 20,00
Trung Quốc 20,50
Tajikistan 20,00
Suriname 25,00
Lebanon 30,00
Nhận xét: qua bảng số liệu ta thấy:
 Nước có tỷ lệ dự trữ bắt buộc là cao nhất thế giới là Lebanon với mức dự trữ là
30% và suirname có mức dự trữ là 25%, tiếp theo đó là Trung Quốc mức dự trữ bắt
buộc là 20,5%.
 Những nước có mức dự trữ thấp nhất thế giới như là: Úc, Canada, Newziland,
Thụy Điển…đều quy định mức dự trữ bắt buộc là 0%.
b) Những nước không còn sử dụng công cụ dữ trữ bắt buộc trong điều hành
chính sách tiền tệ là Anh và Thụy sỹ…
6.2. Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc của các nước trên thế giới và một
vài ví dụ về cách quản lý dự trữ bắt buộc của các nước.

• Hiện nay phần lớn các quốc gia sử dụng phương pháp trùng 1 phần. Theo phương
pháp này kỳ xác định và kỳ duy trì trùng nhau một phần
Với cách quản lí này, đối tượng thuộc diện phải thực hiện DTBB phải luôn
quan tâm đến DTBB, không sử dụng quá mức dụng quá mức dự trữ có được. Vì
vậy, số dư tiền gửi để tính DTBD cũng như lãi suất thị trường ít bị biển động
hơn. Hiệu quả DTBB với tư cách là một công cụ của CSTT sẽ cao hơn phương
pháp nổi tiếp.
Ngoài ra còn có phương pháp quản lý DTBB nữa là phương pháp trùng hoàn
toàn. Phương pháp này quy định kì duy trì đồng thời cũng là kì xác định.
So với 2 phương pháp trên, phương pháp trùng hoàn toàn phát huy tính hiểu
quả của công cụ DTBB cao nhất vì nó buộc đối tượng chịu sự quản lý về DTBB
phải chủ động duy trì dự trữ ở một mức nào đó mà không thể tùy thích sử dụng dự
trữ bắt buộc phức tạp hơn hẳn.
• Ví dụ về cách quản lý của một số nước trên thế giới.
Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ:
Tại Hoa Kỳ, dự trữ bắt buộc (hoặc tỷ lệ thanh khoản) là một giá trị tối thiểu,
do Hội đồng Thống đốc của Hệ thống Dự trữ Liên bang , tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho
một số loại tiền gửi được tổ chức tại các tổ chức lưu ký (ví dụ, ngân hàng thương
mại bao gồm cả chi nhánh của một ngân hàng nước ngoài, tiết kiệm và cho vay ,
tiết kiệm ngân hàng , công đoàn tín dụng ). Các loại tiền gửi chỉ đang yêu cầu dự
trữ là tài khoản giao dịch, chủ yếu là kiểm tra tài khoản. Tổng số tiền của tất cả các
tài khoản giao dịch ròng được tổ chức trong các tổ chức lưu ký Mỹ, cộng với tiền
tệ của Mỹ được tổ chức bởi công phi ngân hàng, được gọi là M1 .
Một tổ chức lưu ký có thể đáp ứng yêu cầu dự trữ của mình bằng cách giữ
tiền mặt hoặc kho tiền hoặc tiền gửi dự trữ . Một tổ chức là một thành viên của Hệ
thống Dự trữ Liên bang phải giữ tiền gửi dự trữ của mình tại một Ngân hàng Dự
trữ Liên bang. Nonmember tổ chức có thể chọn để giữ tiền gửi dự trữ của họ tại
một tổ chức thành viên trên cơ sở pass-through.
Yêu cầu dự trữ Tổ chức lưu ký khác nhau đối với từng số tiền của tài khoản
giao dịch ròng được tổ chức tại tổ chức đó. Có hiệu lực ngày 29 Tháng Mười Hai

2011, các tổ chức với các tài khoản giao dịch ròng:
• Ít hơn $ 11,5 triệu không có yêu cầu dự trữ tối thiểu;
• Giữa 11,5 triệu $ và $ 71,0 triệu phải có một tỷ lệ thanh khoản của 3%;
• Vượt quá $ 71,0 triệu USD phải có một tỷ lệ thanh khoản là 10%.
[4]

Số tiền số đã nêu ở trên được tính lại hàng năm theo một công thức điều lệ.
Có hiệu lực ngày 27 tháng 12 năm 1990, một tỷ lệ thanh khoản không áp
dụng cho đĩa CD , tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thời gian , thuộc sở hữu của các tổ
chức khác hơn so với hộ gia đình, và trách nhiệm Eurocurrency của các tổ chức lưu
ký. Tiền gửi được sở hữu bởi các công ty hoặc chính phủ nước ngoài không thuộc
đối tượng yêu cầu dự trữ.
[5]

Khi một tổ chức không đáp ứng yêu cầu dự trữ của mình, nó có thể làm cho
thiếu hụt của nó với dự trữ vay từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang, hoặc từ một tổ
chức nắm giữ dự trữ vượt quá yêu cầu dự trữ. Các khoản vay như vậy là do trong
24 giờ hoặc ít hơn.
Của một tổ chức dự trữ qua đêm, trung bình trên một số thời gian bảo trì,
phải bằng hoặc vượt quá yêu cầu dự trữ trung bình của nó, tính toán trong cùng
một thời gian bảo trì. Nếu tính toán này được thỏa mãn, không có yêu cầu dự trữ
được tổ chức tại bất kỳ điểm nào trong thời gian. Do đó, dự trữ yêu cầu đóng một
vai trò hạn chế trong việc tạo ra tiền ở Mỹ.
Cục Dự trữ Liên bang quy định ngân hàng, và một trong những quy định
dưới sự kiểm soát trực tiếp của nó là dự trữ bắt buộc ra lệnh bao nhiêu tiền các
ngân hàng phải giữ trong dự trữ, so với tiền gửi không kỳ hạn của nó. Ngân hàng
sử dụng quan sát của họ rằng phần lớn tiền gửi không được yêu cầu của chủ tài
khoản cùng một lúc.
Hiện nay, Cục Dự trữ liên bang yêu cầu các ngân hàng giữ lại 10% tiền gửi
của họ trên tay. Một số quốc gia có không có yêu cầu dự trữ quốc gia bắt buộc các

ngân hàng sử dụng tài nguyên riêng của họ để xác định những gì để giữ trong dự
trữ, tuy nhiên cho vay của họ thường được hạn chế bởi các quy định khác. Các yếu
tố khác là như nhau , tỷ lệ dự trữ thấp làm tăng khả năng chạy Ngân hàng , chẳng
hạn như chạy phổ biến rộng rãi của năm 1931 . Yêu cầu dự trữ thấp cũng cho phép
mở rộng lớn hơn của cung tiền bằng cách hành động của các ngân hàng thương
mại hiện nay hệ thống ngân hàng tư nhân đã tạo ra nhiều của cung tiền đô la Mỹ
thông qua hoạt động cho vay. Kêu gọi cải cách chính sách tiền tệ cho dự trữ 100%
đã được ủng hộ bởi các nhà kinh tế như: Irving Fisher ,
/>hl=vi&rurl=translate.google.com.vn&sl=en&tl=vi&u= />he_United_States&usg=ALkJrhir1pBqqonRcTd6h_8bMl3o5cKkMw - cite_note-82 Frank Knight ,
nhiều nhà kinh tế sinh thái cùng với các nhà kinh tế học Chicago và trường phái
Áo . Mặc dù kêu gọi cải cách, thực tế gần như phổ quát của ngân hàng phân đoạn
dự trữ vẫn còn ở Hoa Kỳ.
 Ấn Độ giảm tỷ lệ DTBB (13/03/2012)
Ngày 9/3/2012, Ngân hàng trung ương Ẩn Độ (RBI) công bố quyết định cắt
giảm tỷ lệ DTBB từ mức 5,5% xuống còn 4,75%. Mục tiêu của quyết định này là
giảm bớt lượng tiền mặt bị đóng băng trong hệ thống ngân hàng có nguy cơ làm
trầm trọng thêm tình trạng suy thoái kinh tế.
Theo đó, các Ngân hàng Ẩn Độ sẽ được bổ sung them 480 tỷ rupi (tương
đương 9,6 tỷ đô la Mỹ) để cho vay. Thống kê của RPI cho biết lượng tiền các ngân
hàng trung ương đã lên đến 1,33 nghìn tỷ rupi/ngày, nhiều hơn gấp đôi so với giới
hạn 600 tỷ rupi/ngày RBI đã cam kết hỗ trợ cho các ngân hàng thương mai. Đây là
dấu hiệu của sự thiểu hụt tiền trong hệ thống ngân hàng.
Động thái này của Ẩn Độ được coi là khá bất ngờ và theo thống kê của
Blomberg, thời điểm gần đây nhất RBI hạ tỷ lệ DTBB là ngày 24/1/2012 với mức
giảm 50 điểm phần trăm( tương đương 0,5%).
Theo công bố của RBI, ngân hàng đang lo ngại sự thiểu hụt tiền tệ trong hệ
thống ngân hàng sẽ làm tổn thương nền kinh tế mà theo dự bảo thì kết thúc quý
1/2012 nền kinh tế Ẩn Độ sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong 3 năm qua.
Trước đó, một số quốc gia Châu Á bao gồm Trung Quốc và Philippin đã nới lỏng
chính sách tiền tệ để thúc đẩy hầu hết các nơi trên thế giới.

Việc cắt giảm DTBB của Ẩn Độ được công bổ ngay sau khi thị trường đóng
cửa hôm 9/3 và có hiệu lực kể từ ngày 10/3. Đây là tỷ lệ DTBB thấp nhất của Ẩn
Độ kể từ năm 2004 đến nay.
Đồng rupi tăng 0,9% lên mức 49,8550 rupi/USD tại phiên đóng cửa ngày
8/3/2012. Như vậy, đồng rupi đã tăng 6,5% trong những tháng đầu năm 2012 sau
khi giảm 16% vào năm ngoái – mức giảm lớn nhất tại Châu Á. Chỉ số chứng khoán
Sensitive Index ( SENSEX) của Ẩn Độ tăng 2,1%.
Sự mở rộng kinh tế ở Ẩn Độ đã suy yếu sau khi ngân hàng trung ương tăng lãi
suất thêm 3,75% trong khoảng thời gian từ tháng 3/2010 đến tháng 10/2011 để
kiềm chế lạm phát. Tổng sản phẩm quốc nội của Ẩn Độ đã tăng 6,1% trong quý
cuối cùng của năm 2011 đây là mức tăng thấp nhất kể từ quý 1 năm 2009.
Để giảm bớt tình trạng thiểu thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, Ngân
hàng trung ương nước này sẽ bơm them khoảng 1,2 nghìn tỷ rupi trong năm tài
chính này để mua trái phiếu chính phủ.
 Ngân hàng Trung Quốc.
Nếu quan sát diển biến của tỷ lệ DTBB trong quá trình điều hàng chính sách
tiền tệ của Trung Quốc sẽ thấy được mức độ quan tâm của NHTW Trung Quốc đối
với công cụ này trong việc kiềm chế lạm phát. Chỉ riêng năm 2010, Trung Quốc đã
điều chỉnh tỷ lệ DTBB tới 6 lần, lần gần nhât trong năm nay được điều chỉnh vào
ngày 20/12/2012, tỷ lệ DTBB được điều chỉnh tăng lên 0,5% đạt mức 18,5% đối
với những ngân hàng có quy mô lớn. Tháng 1/2011, lần đầu tiên trong năm tỷ lệ
DTBB được nâng them 0,5%( vào ngày 15/01/2011); ngày 18/2/2011, tỷ lệ DTBB
lại một lần nữa được nâng 0,5% để đối phó với lạm phát hiện đang có là 4,9%,
nâng tỷ lệ DTBB lên 19,5%
Ngày 24/2/2012 tỷ lệ DTBB của các ngân hàng Trung Quốc sẽ giảm 50 điểm
cơ bản.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc vừa bất ngờ công bố hạ tỷ lệ DTBB 50
điểm cơ bản kể từ ngày 24/2 nhằm nởi lỏng khó khăn về vốn cho hệ thống ngân
hàng.
Sau khi quy định trên có hiệu lực , tỷ lệ DTBB đối với các Ngân hàng lớn

nhất sẽ còn 20,5%.
Theo ước tính của Ngân hàng ANZ, việc giảm 50 điểm cơ bản DTBB có thể
giúp hệ thống ngân hàng Trung Quốc có them 400 tỷ nhân dân tệ ( khoảng 63 tỷ
USD) để cho vay. Trong chi đó, ngân hàng UBS AG của Thủy Sĩ lại đưa ra con số
ước tính là 350 tỷ nhân dân tệ.
Quyết định hạ tỷ lệ DTBB của Trung quốc được đưa ra trong bổi cảnh thị
trường nhà đất đóng băng, tăng trưởng xuất khẩu ảm đạm.
Trong khi Bộ thương mại Trung Quốc miêu tả triển vọng thương mại là “tồi
tệ” thì Phó Chủ Tịch Tập Cận Bình khẳng định rằng, sẽ không có trường hợp “ hạ
cánh cứng” đối với nền kinh tế nước này.
GDP Trung Quốc tăng 8,9% trong quý 4/2011, mức tăng chậm nhất kể từ đầu
năm 2009 trong khi kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tháng 1 giảm lần đầu tiên
trong 2 năm còn các khoản cho vay mới của tháng đầu năm 2012 xuống thấp nhất
trong 5 năm.
Những nước không còn sử dụng công cụ dữ trữ bắt buộc trong điều hành
chính sách tiền tệ là
III) Đánh giá hiệu quả quản lý dự trữ bắt buộc của ngân hàng nhà nước
Việt Nam:
Ngân hàng trung ương quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các loại
tiền gửi, từ đó có thể quản lý dễ dàng mọi hoạt động của ngân hàng thương mại.
Khi ngân hàng trung ương muốn thay đổi chính sách tiền tệ chỉ cần tác động vào tỷ
lệ dự trữ bắt buộc thì làm cho toàn bộ nền kinh tế thay đổi.
Vào năm cuối năm 2007 để ngăn ngừa sự tăng trưởng tín dụng quá nóng
nhằm kiểm soát lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều chỉnh khá mạnh vào
năm 2007 (từ 5% lên 10%) và năm 2008 - khi tình hình dần bình ổn trở lại, tỷ lệ dự
trữ bắt buộc đã được điều giảm dần một cách linh hoạt.
Tuy nhiên, gần như suốt năm 2009 và 2010, kể cả những tháng đầu năm
2011 - lạm phát không còn là nỗi lo mà là thực tế đang phải đối mặt thì tỷ lệ dự trữ
bắt buộc đối với VND vẫn không thay đổi (Xem bảng 01). Nên chăng khai thác
công cụ này một cách thận trọng để kiểm soát lạm phát, nâng cao hiệu quả điều

hành chính sách tiền tệ - điều chỉnh tăng từ từ, không cần tạo sự bất ngờ và nếu
cần, vẫn áp dụng việc trả lãi cho dự trữ bắt buộc.
Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc là nối tiếp nhau đã làm cho hiệu quả
quản lý là chưa cao do các ngân hàng có thể chủ động trong việc dự trữ bắt buộc từ
đó các NHTM không duy trì một mức dự trữ trong tháng mà có thể dự trữ đầu kỳ
thì thấp cuối tháng thì cao dẫn tới nền kinh tế kém ổn định và không đạt được mục
tiêu của chính sách tiền tệ. Và với việc dự trữ như vậy thì có thể khi cần nhiều tiền
để DTBB làm cho nhu cầu vốn tăng NHTW lại phải cung tiền làm ảnh hưởng
không tốt đến chính sách.
Kiến nghị: Trong tương lai Việt Nam không nên quá lạm dụng công cụ
DTBB, nhất là khi chuyển sang điều hành thông qua lãi suất được thực hiện; điều
chỉnh phương pháp quản lý dự trữ heo hướng quản lý trùng nhau một phần chứ
không theo phương pháp tính riêng kỳ tính toán và kỳ duy trì như hiện nay nhằm
hạn chế tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng khi sử dụng DTBB trong quản lý
vốn khả dụng.”
Khi chuyển sang phương pháp trùng một phần, chưa nên rút ngắn độ dài kỳ
duy trì và kỳ xác định xuống 15 ngày, vẫn giữ độ dài là 1 tháng mà để kỳ duy trì và
kỳ xác định trùng nhau 15 ngày. Vì với điều kiện của Việt Nam hiện nay, thực hiện
ngay việc rút ngắn độ dài kỳ duy trì và kỳ xác định là việc làm ít có tính khả thi.
Việc thay đổi phương pháp quản lý như vậy sẽ làm giảm tác động gây tác động
mạnh mẽ về lãi suất thị trường liên ngân hàng vì trong 15 ngày đầu tiên của kỳ duy
trì, các TCTD chưa biết chính xác mức DTBB phải duy trì bình quân trong kỳ nên
sẽ thận trọng hơn và sử dụng số tiền gửi để tính DTBB cũng như lãi suất thị trường
ít biến động hơn trong 15 ngày sau đó

×