Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA MỸ GIAI ĐOẠN 2011-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.23 KB, 28 trang )

1
SỬ DỤNG CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA MỸ GIAI ĐOẠN 2011-2013
Nhóm Thống Đốc
A. Khái quát qua về nghiệp vụ thị trường mở Mỹ
FED thông qua Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) điều hành thị trường
mở (OMOs) để thi hành CSTT một cách trực tiếp. Những giao dịch này đươc thực
hiện thông qua FOMC và các đối tác trên thị trường mở.
Quỹ dự trữ liên bang phân chia OMOs thành 2 loại:
OMOs thường xuyên bao gồm các hoạt động mua hẳn hoặc bán hẳn chứng
khoán cho SOMA- danh mục chứng khoán của Quỹ dự trữ liên bang để bổ sung hoặc
hạn chế lượng vốn có sẵn trong hệ thống ngân hàng một cách ổn định. Các chứng
khoán trong danh mục gồm có trái phiếu kho bạc (TPKB), các chứng khoán đảm bảo
bằng thế chấp của các doanh nghiệp được chính phủ bảo trợ (MBS) và trái phiếu cơ
quan nhà nước (Agency Debt- AD)
OMOs tạm thời phần lớn được thực hiện thông qua thông qua hợp đồng mua lại
hoặc hợp đồng mua lại đảo ngược. Công cụ này được dùng để bổ sung hoặc hạn chế
lượng vốn có sẵn trong hệ thống ngân hàng trong ngắn hạn, tạm thời với chi phí thấp
hơn công cụ mua bán hẳn và điều chỉnh những biến dạng thị trường. OMOs tạm thời
sử dụng các hợp đồng RRP và RP mua bán có kỳ hạn các chứng khoán trong thời hạn
ngắn (1-3 ngày).
Thông qua mua bán các loại chứng khoán, FOMC sử dụng OMOs như một công cụ
chính sách tiền tệ gián tiếp để tác động đến lượng vốn có sẵn trong hệ thống ngân
hàng, do đó tác động đến lãi suất liên bang để duy trì trong khoảng 0-0,25%.
2
B. Hoạt động của thị trường mở Mỹ năm 2011-2013
I. Hoạt động của thị trường mở Mỹ năm 2011
I.1. Bối cảnh kinh tế năm 2011
Quý cuối cùng của năm 2010, kinh tế Mỹ đón nhận nhiều tin tốt từ thị trường
và chứng kiến những biện pháp quyết liệt của chính quyền Tổng thống Obama nhằm
kích thích nền kinh tế. Tháng 11, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ban hành gói nới


lỏng định lượng thứ 2 (QE2) trị giá 600 tỷ USD. Tháng 12/2010, Quốc hội Mỹ đã
thông qua chính sách giảm thuế 858 tỷ USD của Tổng thống trong khi FED cam kết
vẫn giữ lãi suất ở mức 0,25%. Đây được xem là những tín hiệu tốt giúp tạo dựng niềm
tin về một nền kinh tế Mỹ tươi sáng hơn trong năm 2011. Hàng loạt dự báo lạc quan
của tổ chức kinh tế được đưa ra vào thời điểm trên.
Số liệu được công bố qua từng quý của năm 2011 cho thấy, kinh tế Mỹ tăng
trưởng với tốc độ đáng thất vọng, khiến các tổ chức kinh tế liên tục điều chỉnh hạ mức
dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong báo cáo
Triển vọng kinh tế thế giới tháng 9/2011 dự báo nền kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 1,6%
trong năm 2011, hạ so với dự báo 2,5% trong báo cáo đưa ra hồi tháng 6, mức 2,8%
của tháng 4 và mức 3% của tháng 1. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Mỹ,
GDP thực tế của Mỹ chỉ đạt 0,4% trong Quý I/2011, giảm mạnh so với tốc độ tăng
3,1% trong Quý IV/2010. Kể từ Quý II, những tín hiệu tích cực từ xuất khẩu, chi tiêu
tiêu dùng tăng tốc, và sự cải thiện trong hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp đã góp
phần đưa nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng với mức tăng 1,3% trong Quý II, 1,8%
trong Quý III/2011 và 2,8% trong quý 4. Tính cả năm 2011, kinh tế Mỹ tăng trưởng
1,7%, thấp hơn nhiều so với con số 3% của năm 2010.
Năm 2011, các công ty tại Mỹ tuyển dụng 1,64 triệu lao động, năm tuyển dụng
nhiều lao động nhất từ năm 2006. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 12/2011 xuống mức 8,5%,
mức thấp nhất từ tháng 2/2009, số giờ làm việc và thu nhập đều tăng.
Lạm phát Mỹ năm 2011 tăng 3%, tăng mạnh so với mức tăng chỉ 1,5% trong
năm 2010 và là năm có mức lạm phát cao nhất kể từ năm 2007. Chỉ số lạm phát lõi
cũng ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 4 năm, đạt 2,2%. Tuy nhiên, so với mức
3
lạm phát đỉnh điểm 3,9% hồi tháng 9, lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đang
hạ nhiệt một cách rõ rệt. CPI tăng mạnh trong năm 2011 chủ yếu là do việc giá thực
phẩm leo thang. Cụ thể, thực phẩm đã tăng tới 4,7% trong năm qua, mức tăng cao nhất
kể từ năm 2008.
I.2. Mục tiêu CSTT đề ra năm 2011
Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) đã đề ra các mục tiêu về lãi suất liên bang, tỷ lệ thất

nghiệp và tỷ lệ lạm phát làm mục tiêu cho chính sách tiền tệ. Theo đó, lãi suất liên
bang mục tiêu nằm trong khoảng 0-0,25%, qua đó tác động đến hai mục tiêu cuối cùng
là tỷ lệ lạm phát dưới 2% và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
I.3. Hoạt động của thị trường OMOs thường xuyên
OMOs năm 2011 được điều hành dựa bởi FOMC để điều chỉnh quy mô và cơ
cấu bảng cân đối tài sản của FED. Những điều chỉnh này được thiết kế để thúc đẩy sự
hồi phục mạnh mẽ hơn bằng cách giảm áp lực lên lãi suất dài hạn và hỗ trợ các điều
kiện tín dụng để khích thích nền kinh tế.
Danh mục chứng khoán nắm giữ của SOMA đã tăng từ 2,2 nghìn tỷ USD vào
đầu năm đến 2,6 nghìn tỷ USD vào cuối năm, trong đó tỉ lệ nắm giữ TPKB tương ứng
tăng 47% lên 64%. Những thay đổi này phần lớn do ảnh hưởng mua vào theo chương
trình LSAP hoàn thành vào tháng 6. LSAP là một công cụ phi truyền thống được sử
dụng nhằm hướng vào lãi suất ngắn hạn và mua vào lượng tài sản lớn. Bằng cách cam
kết giữ lãi suất ở mức siêu thấp, chương trình giúp giảm lãi suất ngắn hạn và dài hạn.
Sau đó, tổng danh mục nắm giữ tiếp tục tăng khiêm tốn dến cuối năm do quyết
định của FOMC năm 2010 tiếp tục tái đầu tư vào các khoản thanh toán cơ bản được
nhận từ AD và MBS vào TPKB. Cơ cấu danh mục này gần như ổn định sau quyết định
của FOMC tại cuộc họp tháng 9/2011 về tái đầu tư các khoản thanh toán nhận được từ
AD và MBS vào MBS.
Hình 1: Quy mô và cơ cấu nắm giữ tài sản tại SOMA
4
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: FRBNY
I.3.1. Trái phiếu kho bạc
Hoạt động mua bán được thực hiện hàng tháng, giao dịch mua được thực hiện ở
mọi kỳ hạn theo chương trình được đề ra theo định hướng của FOMC nhằm đạt được
mục tiêu mà không gây ra méo mó thị trường. Những hoạt động này có tác động rất
mạnh, đặc biệt là hoạt động mua lại trong mùa hè, khi mà khối lượng giao dịch, và
hoạt động bán các chứng khoán ngắn hạn có lượng cầu cao.
Bảng 1. Doanh số mua bán TPKB năm 2011

Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: FRBNY
Hoạt động mua bán TPKB chủ yếu được giao dịch qua các nhà nhà môi giới
của phòng giao dịch tài sản, nếu được chấp nhận thì ngay lập tức được tham gia đấu
5
thầu đa giá. Các các nhà giao dịch chuyên nghiệp này thực hiện mua bán đại diện cho
khách hàng và hưởng hoa hồng. Việc mua các chứng khoán được dựa trên định giá giá
trị danh nghĩa và giá trị thị trường của các chứng khoán, và nghiêng về việc mua các
chứng khoán đang được đánh giá thấp hơn giá trị thực. Việc bán chứng khoán chỉ cần
dựa trên đánh giá giá trị thị trường vào cuối phiên đấu thầu.
Cho vay chứng khoán có bảo đảm bằng TPKB
Để thúc đẩy giao dịch của TPBK trên thị trường thứ cấp, FED thực hiện cho
vay TPKB, theo đó, các các nhà giao dịch chuyên nghiệp chính sẽ mượn chứng khoán
từ SOMA trên thị trường qua đêm, có trả phí và tuân theo một số điều khoản quy định.
Việc nhận chứng khoán và trả phí được thực hiện qua đấu giá cạnh tranh được tổ chức
vào buổi trưa các ngày làm việc. Những chứng khoán mượn này được thế chấp bằng
TPKB, do đó không có ảnh hưởng lên dự trữ.
Hình 2: Cho vay chứng khoán có bảo đảm bằng TPKB (trung bình hàng tháng)
Đơn vị: Tỷ USD
Nguồn: FRBNY
Các điều kiện của chương trình gần nnhư không thay đổi trong năm 2011 với
mức phí thấp nhất 0,05%, các các nhà giao dịch chuyên nghiệp được vay không quá
25% mỗi loại chứng khoán và các nhà mối giới cá nhân bị giới hạn không mua qua 5 tỉ
USD vào bất kỳ thời điểm nào. Trong năm 2011, do lượng nắm giữ và phát hành
TPKB lớn nên lượng chứng khoán vay đã tăng và đạt mức cao nhất là 21 tỉ USDvào
6
tháng 6. Về cơ bản, hoạt động cho vay chứng khoán đã đạt được đến mức trước khủng
hoảng.
I.3.2. Chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp của các doanh nghiệp
được Chính phủ bảo trợ

Quy mô nắm giữ MBS của SOMA đã giảm từ mức 992 tỉ USD cuối năm 2010
xuống 871 tỉ USD vào 9/2011, phản ánh ảnh hưởng của các khoản thanh toán, do đó
quy mô nắm giữ MBS, nhất là ở mức lãi suất 4,5% và 5% được mua từ năm 2009 và
2010. Từ tháng 10 đến hết năm 2011, FOMC đã tái đầu tư 77 tỉ USD vào các khoản
thanh toán chính cho AD và MBS vào MBS. Hoạt động tái đầu tư vào quý 4 chủ yếu
tập trung vào MBS lãi suất cố định kỳ hạn 30 năm với lãi suất 3,5% và 4%.
Hình 3: Phân phối lãi suất của MBS nắm giữ của SOMA
Đơn vị: Tỷ USD
Nguồn: FRBNY
Tổng số tiền thanh toán MBS của SOMA năm 2011 là 195 tỉ USD. Lãi suất MBS đã
giảm so với thời kỳ trước đó
Hình 4: Các khoản thanh toán cho MBS và lãi suất thế chấp
7
Đơn vị: Tỷ USD
Nguồn: FRBNY
1.3.3. Trái phiếu cơ quan nhà nước
FOMC không mua bán AD trong năm 2011. Khoảng 44 tỉ USD chứng khoán
AD nắm giữ của SOMA đáo hạn vào năm 2011, do đó giảm tổng số nắm giữ còn 104
tỉ USD vào cuối năm 2011. Số tiền đáo hạn AD được tái đầu tư vào TPKB cho đến tận
cuối tháng 9 (40 tỉ USD) rồi vào MBS (4 tỉ USD) trong thời gian còn lại của năm.
Ngược lại với TPKB mà SOMA nắm giữ , cơ cấu nắm giữ AD tập trung vào loại thời
hạn dưới 5 năm vào cuối năm 2011, trong đó chỉ có 16 tỉ USD đáo hạn sau năm 2016.
AD được sử dụng trong OMOs từ năm 2009. Khối lượng mua bán giảm từ 1,2
tỉ USD vào năm 2010 xuống 0,8 tỉ USD năm 2011, phản ánh sự giảm đi trong cơ cấu
nắm giữ của SOMA.
I.4. Hoạt động của thị trường OMOs tạm thời
Bảng 2: Khối lượng giao dịch chứng khoán trên OMOs tạm thời Mỹ năm 2011
8
Đơn vị: tỉ USD
Tháng

Loại giao
dịch
Phương thức
đấu thầu
Thời hạn
hợp đồng
Khối lượng
đưa ra
Khối lượng
trúng thầu
8 RRP Đa giá 1 ngày 4.454 2.06
6 RRP Đa giá 1&3 ngày 7.916 5.44
4 RRP Đa giá 3 ngày 3.09 1.75
3 RRP Đa giá 1 ngày 4.543 4.07
Nguồn: FRBNY
FOMC dùng thị trường OMOs tạm thời như một công cụ linh hoạt để đáp ứng
cung cầu trên thị trường mở, khắc phục và giảm bớt những tác động tiêu cực trước
những quyết định hàng ngày của FOMC.
Các phiên giao dịch này được thực hiện theo hợp đồng mua lại đảo ngược
thông qua từng phiên giao dịch nhỏ trong tháng với giá trị khoảng vài tỉ USD mỗi
phiên, can thiệp bằng cách này còn khá nhỏ.
I.5. Tác động lên việc thực hiện các mục tiêu của CSTT
Trong suốt năm 2011, Lãi suất liên bang được duy trì trong khoảng 0,06-0,17%, phù
hợp với mục tiêu trong khoảng 0-0,25% được FED đề ra.
Mục tiêu cuối cùng:
- Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát trung bình năm 2011 ở mức 2,5%, với mức thấp
nhất trong năm là tháng 1 với 1,7% và cao nhất là tháng 8 với gần 4%. Tỷ lệ
lạm phát lõi của Mỹ trong năm 2011 tuy ở mức thấp hơn nhưng tăng liên tiếp từ
0,8% đầu năm lên 2,3% vào cuối năm. Như vậy, lạm phát thực tế của Mỹ đã
tăng mạnh hơn so với mục tiêu đề ra

- Tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2011 của Mỹ giảm nhanh từ mức
9,4% đầu năm xuống chỉ còn8,5% vào cuối năm. Tuy có mức giảm đáng kể
nhưng vẫn ở mức cao so với kỳ vong phục hồi của kinh tế Mỹ
9
II. Hoạt động của thị trường mở Mỹ năm 2012
II.1. Bối cảnh kinh tế năm 2012
Kết thúc năm 2011, nền kinh tế Mỹ đón nhận những thông tin không mấy lạc
quan: tốc độ tăng trưởng thấp, nợ công kịch trần, thất nghiệp cao, nguy cơ rơi vào suy
thoái lần thứ 3 và bị hạ bậc tín nhiệm.
Bước sang năm 2012, nền kinh tế Mỹ vẫn không có dấu hiệu hồi phục. Theo
báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, GDP của nước này trong quý 4/2012 tăng trưởng
-0,1%. Đây là quý đầu tiên GDP của Mỹ tăng trưởng âm kể từ mức tăng trưởng -2,8%
trong quý 2/2009 do hậu quả của cuộc đại khủng hoảng 2007-2009.Tốc độ tăng trưởng
âm trong quý 4/2012 là sự sụt giảm rất đáng kể so với tỷ lệ tăng trưởng 3,1% trong
quý 3, 1,3% trong quý 2 và 2% trong quý 1 của năm 2012. Tính chung cả năm 2012,
tốc độ tăng GDP của Mỹ đạt 2,2%, cao hơn mức tăng trưởng 1,8% trong năm 2011.
Nguyên nhân chính làm sụt giảm mạnh tốc độ tăng GDP trong ba tháng cuối là
do có sự cắt giảm chi tiêu của chính phủ, trong đó mức chi tiêu ngân sách cho lĩnh vực
quốc phòng bị cắt giảm lớn nhất (22,2%) trong vòng 40 năm qua, cho dù chi tiêu của
người tiêu dùng tăng 2,2% và đầu tư của các doanh nghiệp cũng gia tăng. Một nguyên
nhân nữa làm giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ là do khối lượng xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ trong quý 4/2012 ra các thị trường nước ngoài bị giảm mạnh nhất trong
gần bốn năm qua do tốc độ phát triển chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là
Trung Quốc và tình trạng suy thoái của kinh tế châu Âu.
Lạm phát của Mỹ cuối năm 2011 là 1,5%, tăng so với mức xấp xỉ 1% năm
trước đó, lạm phát lõi khoảng 1%, mức lạm phát được đánh giá là khá thấp có được
sau các nỗ lực kích thích nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ nới lỏng.
Tăng trưởng kinh tế năm 2011 ở mức dưới 2%, kinh tế dường như chưa hồi
phục và có dấu hiệu lạc quan về một đà tăng trưởng mạnh trong tương lai.
10

II.2. Mục tiêu CSTT năm 2012
FED tiếp tục đặt mục tiêu lãi suất liên bang trong khoảng 0-0,25%, tỷ lê lạm phát dưới
2% và tiếp tục giảm tỷ lệ thất nghiệp.
II.3. Hoạt động của thị trường OMO thường xuyên
Quy mô nắm giữ chứng khoán của SOMA thường ổn định, ở mức 2,6 tỉ USD từ đầu
năm 2012 đến giữa tháng 9, trong đó theo chương trình MEP thì nắm giữ TPKB và tái
đầu tư AD và MBS vào MBS nhưng không tác động đến tổng quy mô nắm giữ
II.3.1. Trái phiếu kho bạc
Bảng 3: Mua bán TPKB theo chương trình MEP
Đơn vị: Tỷ USD
Nguồn: FRBNY
Như quy định trước đây, FOMC thực hiện hoạt động mua bán thông qua các
các nhà giao dịch chuyên nghiệp chính trong phòng giao dịch tài sản thông qua đấu
thầu cạnh tranh đa giá.
Theo chương trình MEP được đo lường bằng khả năng thanh toán, mức độ
tham gia rất mạnh mẽ và khi cần thiết, Ủy ban có thể thay thế cách hoạt động để tăng
cường sự hiệu quả, Ví dụ, bắt đầu từ tháng 2, để đối phó với sự suy giảm của lượng
mua TPKB 20-30 năm, FOMC đã giảm quy mô và tăng mức độ thường xuyên can
11
thiệp vào thị trường của các cá nhân, giữ cho tổng giao dịch mua hàng tháng không
biến động nhiều. Sự chuyển dịch sang can thiệp thường xuyên với khối lượng nhỏ đã
giúp tăng hiệu quả can thiệp, có xu hướng chuyển dịch sang kỳ hạn ngắn và tăng cầu
đối với TPKB kỳ hạn ngắn của các nhhà đầu tư về yêu cầu thanh khoản và thời hạn
ngắn.
Để tránh việc quá tập trung vào một loại chứng khoán nhất đinh, FOMC đã duy
trì theo cơ chế trần mua và nắm giữ chứng khoán, theo đó từ năm 2010 hạn chế nắm
giữ tối đa đối với TPKB là 70%
II.3.2. Chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp của các doanh nghiệp
được Chính phủ bảo trợ
Tổng lượng nắm giữ MBS đã tăng 165 tỉ USD trong năm 2012, lên mức 1

nghìn tỉ USD vò cuối năm do quyết định của FOMC vào cuộc họp ngyà 13/9 về chính
sách mu bổ sung MBS với mức 40 tỉ USD mỗi năm. Trong suốt năm 2012, FOMC
tiến hành tái đầu tư thu nhập chủ yếu nhận được từ AD và MBS vào MBS.
Hình 5: Thu nhập chính từ MBS và lãi suất
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: FRBNY
12
FOMC đã mua tổng cộng 489 tỉ USD MBS trong năm 2012. 71%, tương ứng
với 346 tỉ USD trong số mua này được thực hiện theo chương trình tái đầu tư, trong
khi 29% còn lại, tương ứng với 143 tỉ USD được thực hiện theo chương trình mua mới
được công bố vào tháng 9. Khối lượng mua tập trung vào MBS kỳ hạn 30 năm với lãi
suất 3-3,5%
Các khoản thu nhập nhận được hàng tháng từ MBS trong danh mục của SOMA
năm 2012 là khoảng 27 tỉ USD, cao hơn mức 12 tỉ USD năm 2011, trong khi lãi suất
có chiều hướng giảm. FOMC tập trung nắm giữ các MBS được phát hành vào năm
2009 và 2010, do đó đem lại thu nhập nhanh hơn so với việc mua nhiều loại kỳ hạn.
Tuy nhiên, danh mục của SOMA trở nên kém linh hoạt hơn so với việc mua nmở rộng
kỳ hạn do hầu hết số tiền để mua MBS mới đều lấy từ MBS mới đáo hạn.
II.3.3. Trái phiếu cơ quan nhà nước
Trong năm 2012, FOMC không có bất kỳ giao dịch mua bán AD nào- khoản
bắt buộc trực tiếp của doanh nghiệp được chính phủ tài trợ tài sản liên quan đến nhà
xưởng (GSEs) Fannie Mae, Freddie Mac, và các khoản nợ Liên bang. Khoảng 27 tỉ
USD chứng khoán AD đáo hạn vào năm 2012, giảm tổng lượng nắm giữ xuống còn 77
tỉ USD vào cuối năm. Khoản thu nhập nhận được này được dùng để tái đầu tư vào
MBS trong cả năm.
Hình 6: Thời gian đáo hạn của trái phiếu cơ quan nhà nước
Đơn vị: Tỷ USD
Nguồn: FRBNY
13
II.4. Hoạt động của thị trường OMOs tạm thời

Bảng 4: Khối lượng giao dịch chứng khoán trên OMOs tạm thời năm 2012
Đơn vị: tỉ USD
Tháng
Loại giao
dịch
Phương thức
đấu thầu
Thời hạn
hợp đồng
Khối lượng
đưa ra
Khối lượng
trúng thầu
12 RRP Đa giá 1 ngày 4.309 2.25
11 RRP Đa giá 1 ngày 1.18 1.18
9 RRP Đa giá 1 ngày 7.735 5.63
8 RP Đa giá Cùng ngày 0.81 0.81
3 RRP Đa giá 1&3 ngày 5.1 2.7
2 RRP Đa giá 1 ngày 0.1 0.1
Nguồn: FRBNY
Năm 2012, các giao dịch trên OMOs tạm thời được thực hiện thường xuyên hơn, có
tác động nhanh vào tác động nhanh vào OMOs do được thỏa thuận với kỳ hạn ngắn
II.5. Tác động lên việc thực hiện các mục tiêu
Trong suốt năm 2012, Lãi suất liên bang được duy trì trong khoảng 0,07-0,17%, phù
hợp với mục tiêu trong khoảng 0-0,25% được FED đề ra
Mục tiêu cuối cùng:
- Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát trung bình năm 2011 ở mức 2,1%, với mức thấp
nhất trong năm là tháng 7 với 1,7% và cao nhất là tháng 1 với gần 3%, giảm
đáng kể so với năm 2011. Tỷ lệ lạm phát lõi của Mỹ trong năm 2011 trung bình
khoảng 2,1% và giảm so với mức 2,3% đầu năm.

- Tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2011 của Mỹ giảm mạnh từ 8,5%
cuối năm 2011 xuống mức 7,7% vào cuối năm. CSTT đã tỏ ra có tác động
mạnh trong việc cải thiện thị trường việc làm Mỹ.
14
III. Hoạt động của thị trường mở Mỹ năm 2013
III.1. Bối cảnh kinh tế năm 2013
Năm 2013 Mỹ đã gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thu chi ngân sách, những
tranh cãi kéo dài đã dẫn tới bế tắc trong các quyết sách tài chính. Tuy nhiên giữa bối
cảnh căng thẳng đó, kinh tế Mỹ lại có một năm phục hồi vượt kỳ vọng, tăng trưởng
GDP mạnh mẽ và thị trường việc làm cải thiện đáng kể về cuối năm.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý III/2013 đạt 4,1% cao hơn mức dự báo tăng
3,6% trước đó và là mức cao nhất trong gần hai năm qua, sau khi đã tăng tốc từ 1,1%
trong quý I lên 2,5% trong quý II. Hầu như tất cả số liệu kinh tế quý III/2013 được
chính phủ điều chỉnh lên đều phản ánh chi tiêu tiêu dùng ở Mỹ mạnh hơn và là dấu
hiệu cho thấy kinh tế Mỹ sẽ tiếp đà tăng mạnh hơn trong quý cuối cùng của năm nay.
Sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ không chỉ được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng
GDP mà còn ở những con số ấn tượng được ghi nhận trên thị trường việc làm. Trong
bốn tháng từ tháng 8 đến tháng 11, trung bình mỗi tháng nền kinh tế tạo được khoảng
200 000 việc làm, cho thấy sự cải thiện đáng kể so với hồi đầu năm. Trong tháng 10,
việc 204 000 việc làm mới được tạo ra là một thông tin gây bất ngờ bởi trong tháng
này một số cơ quan công quyền của Mỹ phải đóng cửa hơn hai tuần lễ. Trong tháng
11, kinh tế Mỹ đã tạo ra được 203 000 việc làm mới, đưa tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ
7,3% trong tháng 10 xuống 7%, mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Cùng với sự
tăng trưởng kinh tế, gia tăng việc làm, thị trường chứng khoán cũng trở nên sôi động:
ba chỉ số lớn là Down Jones, Nasdaq và S&P-500 đều tăng hơn năm trước. Tỷ lạm
phát vẫn dưới mục tiêu 2%.
Tình hình Ngoại thương năm 2013 tiếp tục tăng trưởng cao nhất trong 5 năm
qua. Kim ngạch buôn bán hàng hóa và dịch vụ năm 2013 đều tăng trưởng so với năm
2012, như xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2013 đã đạt trên 1 689 tỉ USD, nhập khẩu đạt 2
049 tỉ USD, cao hơn mức cùng kỳ năm 2012.

Dựa vào sự phục hồi của nền kinh tế, tại cuộc họp định kỳ cuối cùng của năm,
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định bắt đầu từ tháng 1/2014 sẽ cắt giảm quy
mô chương trình nới lỏng định lượng lần ba (QE3) từ 85 tỷ USD/tháng xuống 75 tỷ
15
USD/tháng. Fed cho biết việc cắt giảm quy mô chương trình này không phải là một lộ
trình được ấn định sẵn mà sẽ tùy thuộc vào sự cải thiện của nền kinh tế và thị trường
việc làm. Fed cũng vẫn tiếp tục giữ lãi suất gần như bằng 0% đối với các khoản vay
qua đêm giữa các ngân hàng thương mại như đã được duy trì trong 5 năm qua và có
thể sẽ vẫn để lãi suất ở mức như hiện nay cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống
mức 6,5%.
III.2. Mục tiêu CSTT năm 2013
Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) đã đề ra các mục tiêu về lãi suất liên bang, tỷ lệ thất
nghiệp và tỷ lệ lạm phát làm mục tiêu cho chính sách tiền tệ. Theo đó, lãi suất liên
bang mục tiêu nằm trong khoảng 0-0,25%, qua đó tác động đến hai mục tiêu cuối cùng
là tỷ lệ lạm phát dưới 2% và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Từ tháng 12/2012, song song với
việc duy trì mức lãi suất siêu thấp, tỷ lệ thất nghiệp mục tiêu được xác định ở mức
6,5%
III.3. Hoạt động của nghiệp vụ thị trường OMOs thường xuyên
III.3.1. Trái phiếu kho bạc
Năm 2013 thị trường mở ở Mỹ càng trở nên sôi động hơn, với khối lượng và
giá trị giao dịch đều tăng. Bắt đầu từ tháng 1 năm 2013, Cục Dự trữ Liên bang đã bắt
đầu mua trái phiếu kho bạc dài hạn với một tốc độ là 45 tỷ đôla mỗi tháng, sau khi
hoàn thành chương trình nới lỏng định lượng trong tháng 12 năm 2012. Tuy nhiên đến
tháng 12 năm 2013, FED lại tuyên bố sẽ giảm tốc độ mua bán MBS và các chứng
khoán kho bạc dài hạn, do sự phục hồi dần của nền kinh tế, sự cải thiện việc làm liên
tục trên thị trường lao động và lạm phát di chuyển về mức lạm phát mục tiêu 2%.
III.3.2. Chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp của các doanh
nghiệp được Chính phủ bảo trợ
Năm 2013 lượng mua bán ròng của 2 loại chứng khoán: trái phiếu kho bạc và
MBS đều tăng đặc biệt là MBS tăng mạnh, trong khi đó AD lại giảm đáng kể. Nguyên

nhân là năm 2013 nền kinh tế Mỹ đã dần phục hồi, thị trường chứng khoán trở lại sôi
động hơn, các chỉ số chứng khoán đều tăng so với năm 2012. Lượng mua bán ròng trái
16
phiếu kho bạc tăng 31%, MBS tăng gần 60% (từ 519 536 triệu USD lên 826 355 triệu
USD), AD giảm 26% so với năm 2012.
III.3.3. Trái phiếu cơ quan nhà nước
Bên cạnh việc tăng khối lượng giao dịch thì trong năm 2013 việc mua bán trên
thị trường mở cũng thay đổi khá nhiều cơ cấu các loại chứng khoán. Cụ thể như sau:
ngoài AD thì các giá trị giao dịch của các loại chứng khoán đều tăng ở tất cả các kỳ
hạn; đặc biệt tăng mạnh ở trái phiếu kho bạc kỳ hạn 1 – 5 năm (tăng gần 100%), và
MBS kỳ hạn trên 10 năm (tăng 60%). Ngoài ra giá trị các giao dịch không thường
xuyên: hợp đồng mua lại và mua lại đảo ngược cũng tăng mạnh từ 60 096 triệu USD
lên đến 175 193 triệu USD (tăng gần 200%).
III.4. Hoạt động của thị trường OMO tạm thời
Bảng 5: Khối lượng giao dịch chứng khoán trên OMOs tạm thời Mỹ năm 2013
Đơn vị: tỉ USD
Tháng
Loại giao
dịch
Phương thức
đấu thầu
Thời hạn
hợp đồng
Khối lượng
đưa ra
Khối lượng
trúng thầu
12 RRP Lãi suất cố định Cùng ngày 729.048 729.048
11 RRP Lãi suất cố định Cùng ngày 87.975 87.975
10 RRP Lãi suất cố định Cùng ngày 89.162 89.162

9 RRP Lãi suất cố định Cùng ngày 114.946 114.946
8 RRP Đa giá Cùng ngày 103.923 16.81
6 RP Đa giá Cùng ngày 1.22 1.22
4 RRP Đa giá Cùng ngày 5.267 4.2
1 RP Đa giá Cùng ngày 0.87 0.87
Nguồn: FRBNY
Trong năm 2013, FOMC đã sử dụng OMOs tạm thời để can thiệp mạnh vào
hoạt động thị trường mở. Khác với những tháng đầu năm khi mà OMOs với lượng
giao dịch chỉ khoảng vài tỷ USD mỗi năm, 5 tháng cuối năm lượng chứng khoán can
thiệp trên OMOs tạm thời tăng đột biến với số lượng trúng thầu mỗi phiên đều bằng
100% khối lượng đưa ra, mỗi tháng can tiệp từ 87 tỉ đến 729 tỉ USD.
17
III.5. Tác động đến việc thực hiện các mục tiêu
Trong suốt năm 2013, Lãi suất liên bang được duy trì trong khoảng 0,07-0,14%, phù
hợp với mục tiêu trong khoảng 0-0,25% được FED đề ra.
Mục tiêu cuối cùng:
- Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát trung bình năm 2012 bằng 1,9%, có sự sụt giảm
mạnh trong 7 tháng đầu năm từ mức 2,9% xuống còn 1,4%, sau đó tăng nhẹ đến
cuối năm. Tỷ lệ lạm phát lõi cũng ở mức thấp dưới 2%, duy trì ở mức trên 2%
vào 7 tháng đầu năm và giảm còn trung bình 1,9% vào những tháng còn lại.
CSTT đã phát huy hiệu quả mạnh mẽ trong việc kiềm chế được tỷ lệ lạm phát
trong mức mục tiêu.
- Tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tiếp tục trong đà suy giảm mạnh từ 7,8%
đầu năm 2013 xuống 7% vào cuối năm. Tỷ lệ thất nghiệp dài hạn giảm từ 2,8%
đầu năm xuống còn 2,61% vào cuối năm. Như vậy, tuy chưa đạt được mục tiêu
thất nghiệp trong năm tài khóa 2013, nhưng tỷ lệ thất nghiệp Mỹ được kỳ vọng
sẽ đạt được mục tiêu trong năm 2014 do có mức tăng trung bình 0,8-1% từ năm
2011 trở lại đây.
IV. Tổng quan giai đoạn 2011-2013
Năm 2013 lượng mua bán ròng của 2 loại chứng khoán: trái phiếu kho bạc và

MBS đều tăng đặc biệt là MBS tăng mạnh, trong khi đó AD lại giảm đáng kể. Nguyên
nhân là năm 2013 nền kinh tế Mỹ đã dần phục hồi, thị trường chứng khoán trở lại sôi
động hơn, các chỉ số chứng khoán đều tăng so với năm 2012. Lượng mua bán ròng trái
phiếu kho bạc tăng 31%, MBS tăng gần 60% (từ 519 536 triệu USD lên 826 355 triệu
USD), AD giảm 26% so với năm 2012.
Bảng 6: Khối lượng mua ròng các loại chứng khoán trong danh mục của SOMA
Đơn vị: tỷ USD
18
Lượng mua bán
ròng trung bình
Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Trái phiếu kho bạc 1 224 858 934 131 773 574
MBS 826 355 519 536 389 559
AD 31 732 43 048 48 362
Nguồn: FRBNY
Bên cạnh việc tăng khối lượng giao dịch thì trong năm 2013 việc mua bán trên
thị trường mở cũng thay đổi khá nhiều cơ cấu các loại chứng khoán. Cụ thể như sau:
ngoài AD thì các giá trị giao dịch của các loại chứng khoán đều tăng ở tất cả các kỳ
hạn; đặc biệt tăng mạnh ở trái phiếu kho bạc kỳ hạn 1 – 5 năm (tăng gần 100%), và
MBS kỳ hạn trên 10 năm (tăng 60%). Ngoài ra giá trị các giao dịch không thường
xuyên: hợp đồng mua lại và mua lại đảo ngược cũng tăng mạnh từ 60 096 triệu USD
lên đến 175 193 triệu USD (tăng gần 200%).
Bảng 7: Thời gian đáo hạn TB các loại chứng khoán trong danh mục của SOMA
Thời hạn
Giá trị TB
15 ngày 16 - 90
ngày
91 ngày
- 1 năm
1 - 5 năm 5 - 10

năm
Trên 10
năm
Tổng
Năm 2013
Trái phiếu
kho bạc
165 98 423.297 479.513 321.785 1.224.858
Agency
debt
1 281 4 197 4 806 20 112 34 1 302 31 732
MBS 1 413 824 939 826 355
Repurchase 175 193 175 193
Năm 2012
Trái phiếu
kho bạc
3 9 212 194 483 514 238 411 934 131
Agency
debt
877 1 567 8 523 29 619 1 146 1 316 43 048
MBS 1 1 1 326 518 208 519 536
Repurchase 60 096 60 096
Năm 2011
Trái phiếu
kho bạc
7 555 12 605 41 807 302 138 302 238 107 231 773 574
Agency 1 161 2 335 9 159 28 183 6 433 1 091 48 362
19
debt
MBS 6 16 389 537 389 559

Repurchase 46 458 46 458
Nguồn: FRBNY
Bằng cách can thiệp qua OMOs tạm thời bằng cách thực hiện các hợp đồng
mua bán có kỳ hạn RP và RRP với thời gian thỏa thuận ngắn (cùng ngày-3 ngày),
FOMC có thể can thiệp với chi phí rẻ hơn mua bán hẳn và linh hoạt sửa chữa những
sai sót hoặc sự lệch hướng của phiên điều hành OMOs thường xuyên. Nếu như năm
2011, 2012, khối lượng giao dịch qua phương thức này rất hạn chế với tần suất nhỏ và
khối lượng giao dịch nhỏ, thì năm 2013 chứng kiến một sự đột phá về số giao dịch,
gấp khoảng 80 lần con số của 2 năm trước đó. OMOs tạm thời cùng với OMOs thường
xuyên được sử dụng linh hoạt để thực hiện chính sách tiền tệ, định hướng hoạt động
của thị trường.
Bảng 8: Khối lượng giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở tạm thời
Đơn vị: triệu USD
Năm
Loại giao
dịch
Phương thức
đấu thầu
Khối lượng
đưa ra
Khối lượng
trúng thầu
2013
RRP
Lãi suất cố
định
1021.131 1021.131
RRP Đa giá 109.19 21.01
RP Đa giá 2.09 2.09
2012

RRP
Đa giá
18.424 11.86
RP 0.81 0.81
2011 RRP Đa giá 20.003 13.32
Nguồn: FRBNY
20
V. Đánh giá chung về sự phát triển nghiệp vụ thị trường mở Mỹ
5.1. Kết quả đạt được
5.1.1. Quy mô hoạt động OMOs ngày càng mở rộng
Quy mô hoạt động của OMOs ngày càng được mở rộng, thể hiện trên cả doanh
số giao dịch, tăng tần suất các phiên giao dịch và đa dạng hóa kỳ hạn giao dịch. OMOs
ngày càng thể hiện vai trò là công cụ chủ yếu trong điều hành CSTT của Mỹ. FOMC
tăng cường khả năng điều tiết tăng cường khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn
khả dụng của các TCTD, từ đó tác động trực tiếp đến cơ số tiền tệ, qua đó tác động
đến lượng tiền cung ứng cũng như tác động đến thị trường tiền tệ. OMOs trở thành
công cụ có tác động lớn nhất đến vốn khả dụng và kinh doanh vốn của hệ thống
TCTD, thể hiện ở một số khía cạnh sau:
- khối lượng giao dịch OMOs tăng mạnh qua các năm. Số phiên giao dịch thường
xuyên hơn và doanh số giao dịch bình quân tháng tăng lên, qua đó tăng khả
năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả năng điều tiết của công cụ này đến
vốn khả dụng của các TCTD.
- khối lượng giao dịch trong từng phiên cũng ngày càng tăng. Khối lượng giao
dịch là yếu tố cực kỳ quan trọng cho phép cung ứng hoặc rút bớt vốn khối
lượng tiền cơ sở
- số lượng các phiên giao dịch tăng nhằm đáp ứng nhu cầu tác động nhanh, mạnh
và thường xuyên của công cụ này một cách hữu hiệu đến vốn khả dụng và khả
năng cho vay của các ngân hàng
- các thành viên tham gia OMO thuộc các bang trên khắp nước Mỹ và chịu sự
điều chỉnh của các quy định liên quan. Thông qua mua bán trên thị trường

OMO, FOMC có khả năng điều chỉnh vốn khả dụng của các ngân hàng này phù
hợp với mục tiêu cho vay ra trong từng giai đoạn
5.1.2. Công cụ chủ yếu để thực hiện chính sách tiền tệ
Thông qua hành động mua chứng khoán dài hạn của FED đã làm giảm số lượng
chứng khoán đang được cầm giữ bởi các nhà đầu tư và gây áp lực giảm lãi suất của
các chứng khoán trên thị trường OMOs (TPKB, MBS, AD). Áp lực giảm lãi suất đó sẽ
21
được truyền tải đến các mức lãi suất khác đang được áp dụng cho các khách vay là các
cá nhân và doanh nghiệp. Ví dụ, với công bố đầu tiên của FED về việc mua chứng
khoán bảo đảm bằng thế chấp vào cuối năm 2008, lãi suất của chứng khoán được bảo
đảm bằng thế chấp kỳ hạn 30 năm ở mức trung bình trên 6%/năm, đến nay mức lãi
suất này đã giảm xuống khoảng 3 – 3,5%/năm. Lãi suất thế chấp thấp hơn là một trong
những lý do giải thích cho sự cải thiện trên thị trường nhà đất, mà qua đó sẽ đem lại lợi
ích cho nền kinh tế. Các lãi suất quan trọng khác như lãi suất trái phiếu doanh nghiệp
và lãi suất đối với các khoản vay tự động (auto loans) cũng theo đó giảm.
Bởi vì, đường cong lãi suất (trong dài hạn) là lãi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm
gắn với kỳ vọng của thị trường đối với diễn biến lãi suất ngắn hạn trong vòng 5 năm
tới, do vậy nếu FED thuyết phục các nhà đầu tư rằng ngân hàng trung ương này sẽ giữ
lãi suất ngắn hạn ở mức thấp trong thời gian dài hơn (5 năm) có thể giúp kéo đường
cong lãi suất dài hạn. Qua đó, FED sẽ khiến cho cá nhân, gia đình, doanh nghiệp và thị
trường tài chính tự tin hơn vào cam kết của FED để thúc đẩy kinh tế hồi phục một
cách bền vững thông qua sự sẵn sàng đầu tư và sẵn sàng chi tiêu của các thành phần
kinh tế nói trên. Để nhấn mạnh cam kết của FED trong việc thúc đẩy phục hồi kinh tế
bền vững, FED sẽ tiếp tục mua chứng khoán và sử dụng các công cụ chính sách khác
cho đến khi triển vọng đối với thị trường việc làm cải thiện đáng kể trong một bối cảnh
ổn định giá cả.
5.1.3. Tác động của OMO đến mục tiêu cuối cùng rất rõ ràng
Trong giai đoạn 2010-2012, Mỹ thực hiện rất mạnh các gói kích thích kinh tế,
trong đó công cụ OMOs được sử dụng chủ yếu để bơm tiền vào lưu thông, tăng khả
năng cho vay của các ngân hàng, kích thích đà tăng trưởng kinh tế.

Hình 7. Cung tiền 2 của Mỹ giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: tỷ USD
22
Nguồn: tradingeconomics.com
Mục tiêu tối đa hóa việc làm
Thông qua mua bán các giấy tờ có giá trên OMOs, giá của các công cụ này
giảm, khiến lợi suất trái phiếu giảm, các doanh nghiệp được vay với chi phí rẻ, từ đó
khuyến khích được các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, thất nghiệp giảm.
Thị trường việc làm Mỹ đã sôi động trở lại với nhiều việc làm mới được tạo ra,
tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể. Tuy nhiên, đến cuối tháng 12/2013, tỷ lệ thất nghiệp
vẫn ở mức cao khoảng 7%, tuy chưa đạt được mục tiêu 6,5% nhưng được kỳ vọng sẽ
đạt được trong năm 2014.
Hình 8: Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giai đoạn 2011-2013
23
Nguồn: tradingeconomics.com
Mục tiêu ổn định giá cả
Về dài hạn, lượng cung tiền tăng khiến cho lạm phát leo thang, chỉ số giá cả của
hàng hóa tiêu dùng cũng như chi phí sản xuất đều tăng, gây ảnh hưởng đến sự bền
vững quá trình tăng trưởng trong dài hạn.
Hình 9: Tỷ lệ lạm phát của Mỹ giai đoạn 2011-2013 (%)
Nguồn: tradingeconomics.com
24
5.1.3. Nghiệp vụ thị trường mở đã được điều hành linh hoạt, kết hợp chặt chẽ và
đồng bộ với các công cụ CSTT khác góp phần thực hiện CSTT hiệu quả
OMOs ngày càng được Fed sử dụng như một công cụ chủ yếu trong điều tiết
tiền tệ, kết hợp chặt chẽ và đồng bộ của OMOs với các công cụ khác nhằm phát tín
hiệu điều hành CSTT và thực hiện mục tiêu CSTT.
Nhìn chung, việc điều hành OMOs đã được kết hợp tương đối đồng với công cụ
CSTT khác nhằm thực hiện mục tiêu CSTT. Lãi suất OMOs đã kết hợp khá chặt chẽ
với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất vay qua đêm để định hướng lãi suất

thị trường
5.1.4. Điều hòa lãi suất dài hạn
Được quy định từ tháng 9/2007, sau 10 lần điều chỉnh, lãi suất liên bang mục
tiêu đã được điều chỉnh giảm từ 5,25% xuống mức 0-0,25% vào ngày 16/12/2008.
Hình 10: Lãi suất liên bang Mỹ giai đoạn 2004-2014 (%)
25
Nguồn: FRBNY
Không chỉ đơn thuần bơm tiền qua thị trường mở, FOMC còn thực hiện mua
bán các chứng khoán để hoán đổi, không chỉ có tác dụng giữ lãi suất ngắn hạn ở mức
0%-0,25% mà còn giúp giám lãi suất dài hạn, đẩy đường cong lãi suất giảm. Nhà đầu
tư mua trái phiếu công ty sẽ làm lợi suất trái phiếu công ty giảm xuống, như vậy DN
có thể vay mượn với chi phí rẻ hơn. Chi phí vay rẻ hơn có thể khuyến khích DN mở
rộng sản xuất kinh doanh làm tăng số lượng công việc cho nền kinh tế và làm giảm tỷ
lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân. Thu nhập tăng đồng nghĩa với chi tiêu
tang, doanh số bán hàng tăng lên và giá nhà sẽ có thể tăng trở lại. Điểm cuối của chu
trình này là thị trường hàng hóa và bất động sản có thể được phục hồi.
Hình 11: Đường cong lãi suất của Mỹ giai đoạn 2010-2012
Nguồn: FRBNY

×