Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sự đa dạng di truyền nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý giống gà hồ và gà mía của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 83 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





















ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




VŨ THỊ HƢƠNG GIANG






NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SỰ ĐA DẠNG
DI TRUYỀN NHẰM PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG
HỢP LÝ GIỐNG GÀ HỒ VÀ GÀ MÍA CỦA VIỆT NAM







LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN























ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



VŨ THỊ HƢƠNG GIANG




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SỰ ĐA DẠNG
DI TRUYỀN NHẰM PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG
HỢP LÝ GIỐNG GÀ HỒ VÀ GÀ MÍA CỦA VIỆT NAM


Chuyên ngành: Chăn nuôi động vật

Mã số: 60 62 40



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Hà
PGS.TS. Lê Thị Thúy




THÁI NGUYÊN - 2011



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được
sử dụng để bảo vệ ở một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn



Vũ Thị Hƣơng Giang














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii
LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Sau Đại học và
thầy, cô hướng dẫn, tôi đã hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô trong
khoa Sau Đại học trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên đã quan tâm giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Mạnh Hà
và cô giáo PGS.TS Lê Thị Thúy đã chỉ bảo, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Văn phòng dự án GEF, cùng các thành viên của
Phòng Khoa học – Quan hệ và hợp tác quốc tế của Viên Chăn nuôi Quốc gia. Cán bộ

các phòng có liên quan tại Viện Chăn nuôi Quốc gia. UBND thị trấn Hồ - Thuận Thành
- Bắc Ninh. UBND xã Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội. Các nông hộ tại thị trấn Hồ và
các nông hộ tại xã Đường Lâm đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình
học tập, thực hiện đề tài để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2011
Tác giả luận văn


Vũ Thị Hƣơng Giang



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình viii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Sơ lƣợc về hệ thống phân loại gà và một số đặc điểm của các giống gà
nghiên cứu 3
1.1.1. Sơ lược về nguồn gốc và vị trí phân loại của gà nhà 3

1.1.2. Đặc điểm của các giống gà nghiên cứu 4
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2.1. Bản chất di truyền của tính trạng 4
1.2.2. Đặc điểm ngoại hình 5
1.2.3. Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng 5
1.2.3.1. Khái niệm sinh trưởng 5
1.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của gà 7
1.2.4. Đánh giá tốc độ sinh trưởng 14
1.2.5. Tiêu tốn thức ăn ở gia cầm 15
1.2.6. DNA ty thể trong phân loại phân tử 16
1.2.6.1. Nguồn gốc và tiến hoá của ty thể 16
1.2.6.2. Đặc điểm mtDNA gà 16
1.2.6.3. Gen cytochrome b 18
1.2.6.4. Đoạn trình tự D-loop và khả năng sử dụng nó trong phân loại, đánh giá đa
dạng di truyền gà 18
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 19


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 19
1.3.2.Tình hình nghiên cứu trong nước 21
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 24
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 24
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 24
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi 26

2.3.1. Các chỉ tiêu điều tra 26
2.3.1.1. Quy mô, cơ cấu của 2 giống gà trên 26
2.3.1.2. Một số đặc điểm sinh học 26
2.3.1.3. Các chỉ tiêu về sinh trưởng 26
2.3.2. Các chỉ tiêu khảo sát 26
2.3.3. Chỉ tiêu phân tích gen 26
2.4. Phƣơng pháp tính toán các chỉ tiêu 26
2.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng 26
2.4.2. Phân tích DNA ty thể 28
2.4.2.1. Cách lấy mẫu 28
2.4.2.2. Phương pháp tách chiết DNA từ mẫu máu gà 28
2.4.2.3. Điện di DNA trên gel agarose 29
2.4.2.4. Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) 29
2.4.2.5. Tinh sạch sản phẩm DNA 30
2.4.2.6. Phân tích DNA bằng enzyme giới hạn 30
2.4.2.7. Giải trình tự gen 31
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu 31
2.5. 1. Xử lý số liệu thô 31
2.5.2. Xử lý số liệu phân tích gen 31
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Kết quả điều tra về tình hình chăn nuôi của hai giống gà Hồ, gà Mía 32


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v
3.1.1. Kết quả điều tra về số lượng 32
3.1.2. Kết quả điều tra về số lượng hộ chăn nuôi gà Hồ và gà Mía 34
3.2. Đặc điểm sinh học của gà Hồ và gà Mía 36
3.2.1. Màu sắc lông 36
3.2.1.1. Màu sắc lông gà Hồ 36

3.2.1.2. Màu sắc lông gà Mía 37
3.2.2. Kích thước các chiều đo cơ thể của gà Hồ và gà Mía 38
3.2.2.1. Kích thước các chiều đo cơ thể của gà Hồ 38
3.2.2.2. Kích thước các chiều đo cơ thể của gà Mía 39
3.3. Tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trƣởng 40
3.3.1. Tỷ lệ nuôi sống 40
3.3.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà Hồ 40
3.3.1.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà Mía 41
3.3.2. Khả năng sinh trưởng 41
3.3.2.1. Sinh trưởng tích luỹ 41
3.3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà Hồ và gà Mía 46
3.4. Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn 52
3.4.1. Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn của gà Hồ 52
3.4.2. Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn của gà Mía 54
3.5. Phân tích DNA trên ty thể gà 55
3.5.1.Tách chiết và tinh sạch DNA tổng số từ máu gà 55
3.5.2. Xác định trình tự gen mã hóa cytochrome b ở các mẫu gà 56
3.5.2.1. Nhân vùng trình tự gen mã hóa cytochrome b ty thể ở gà 56
3.5.2.2. Xác định đa hình gen mã hoá cytochrome b bằng enzyme giới hạn 57
3.5.2.3. Phân tích trình tự gen mã cytochrome b ty thể ở các mẫu gà 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

A
:Adenin
ADP
:Adenosin diphosphat
ATP
:Adenosin triphosphat
bp
:Base pair (cặp bazơ)
C
:Cytozin
cs
:Cộng sự
Cyt b
:Cytochrome b
D-loop
:Displacement loop - đoạn điều khiển ty thể
DNA
:Deoxyribonucleoic Acid
EDTA
:Ethylene Diamine Tetraacetic Acid
EtOH
:Ethanol
FAO
:Food and Argriculture Organization
(Tổ chức lương thực nông nghiệp của Liên Hợp Quốc)
G
:Guamin
kb
:Kilo base
mtDNA

:Mitochondrial DNA – DNA ty thể
NADH
:Nicotinamide adenine dinucleotide
Nxb
:Nhà xuất bản
PCR
:Polymerase Chain Reaction
(Kỹ thuật nhân các đoạn gen ngoài cơ thể)
rpm
:Vòng/phút
T
:Timin
TAE
:Tris - Acetate - EDTA
Taq polymerase
:DNA-polymerase chịu nhiệt

:Thức ăn
Tm
:Melting Temperature (Nhiệt độ nóng chảy)



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Số lượng gà Hồ nuôi tại huyện Thuận Thành - Bắc Ninh 32
Bảng 3.2. Số lượng gà Mía nuôi tại Sơn Tây - Hà Nội 33
Bảng 3.3. Tình hình chăn nuôi gà Hồ trong nông hộ 34

Bảng 3.4. Tình hình chăn nuôi gà Mía trong nông hộ 35
Bảng 3.5. Đặc điểm màu sắc lông của gà Hồ trưởng thành 37
Bảng 3.6. Đặc điểm màu sắc lông của gà Mía trưởng thành 38
Bảng 3.7. Kích thước một số chiều đo cơ thể gà Hồ (cm) 38
Bảng 3.8. Kích thước một số chiều đo cơ thể của gà Mía (cm) 39
Bảng 3.9. Tỷ lệ nuôi sống của gà Hồ 40
Bảng 3.10. Tỷ lệ nuôi sống của gà Mía 41
Bảng 3.11. Sinh trưởng tích luỹ của gà Hồ (g/con) 42
Bảng 3.12. Sinh trưởng tích luỹ của gà Mía (g/con) 45
Bảng 3.13. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà Hồ 47
Bảng 3.14. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà Mía 50
Bảng 3.15. Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn của gà Hồ 53
Bảng 3.14. Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn của gà Mía 54




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ trật tự các gen trong genome mtDNA gà 17
Hình 2.2: Vị trí gen cytochrome b 18
Hình 3.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà Hồ 44
Hình 3.2: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà Mía 46
Hình 3.3: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà Hồ 48
Hình 3.4: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà Hồ 49
Hình 3.5: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà Mía 51
Hình 3.6: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà Mía 52
Hình 3.7: Ảnh điện di DNA tổng số tren gel agarose 0,8 % 55

Hình 3.8: Ảnh điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 0,8 % 57
Hình 3.9: Ảnh điện di sản phẩm cắt bằng HincII trên gel agarose 1,5% 57
Hình 3.10: Ảnh điện di sản phẩm cắt bằng HhaI trên gel agarose 1,5% 58
Hình 3.11: Ảnh điện di sản phẩm cắt bằng NcoI trên gel agarose 1,5% 59
Hình 3.12: Ảnh điện di sản phẩm cắt bằng SaII trên gel agarose 1,5% 59
Hình 3.13: Trình tự gen Cyt b của hai mẫu gà nghiên cứu 61





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, chúng ta đang đứng trước tình trạng báo động về môi trường, hệ
sinh thái bị phá vỡ và hiện tượng thoái hóa nhanh chóng các giống vật nuôi. Theo
báo cáo của FAO, khoảng 37% tất cả các giống gia cầm của Asian (chiếm 18% toàn
cầu) đang ở tình trạng nguy hiểm. Con số trên là tiếng chuông cảnh báo về sự mất
mát đa dạng di truyền các giống gia cầm. Một trong những nguyên nhân bị mất
nguồn gen gia cầm bản địa quý giá là do thiếu các thông tin về đặc điểm và các tính
năng sản xuất, thiếu chương trình cải tạo giống hợp lý.
Các giống gà nội Việt Nam được gọi với nhiều tên gọi khác nhau căn cứ vào sự
phân bố địa lý và đặc điểm ngoại hình. Trong quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo,
thực chất các giống đã bị lai tạp, thoái hoá và được vận chuyển đi khắp cả nước.
Các giống gà nội tuy năng suất thấp nhưng mang các gen quý, đặc thù về tính
thích nghi với điều kiện sinh thái khắc nghiệt, sức chống chịu bệnh tật, chất lượng thịt,
trứng thơm ngon đang bị xói mòn và mất dần.

Do đó, đánh giá cấu trúc di truyền, bảo tồn và sử dụng hợp lý các giống gia
cầm là nhiệm vụ cấp bách của các nhà nghiên cứu. Trong những năm gần đây, đa
dạng di truyền của các giống gà bản địa được đánh giá dựa vào một số phương pháp
như: di truyền hóa sinh, DNA ty thể Tuy nhiên, tất cả các chỉ thị này đều có sự đa
hình, nhưng chưa phân biệt được rõ ràng. Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng của các
giống gà nội trong hệ thống sản xuất mới và việc xác định sự đa dạng di truyền cũng
như đánh giá sự sai khác di truyền giữa các quần thể gà nội Việt Nam, mối quan hệ
phát sinh loài là hết sức cần thiết. Từ những nghiên cứu sâu về cơ chế đa dạng di
truyền, đặc biệt đánh giá những mối quan hệ di truyền trong bản thân và giữa các
quần thể để từ đó có sự bảo tồn những sai khác di truyền trong bản thân mỗi loài,
mỗi quần thể và đây cũng là một điều kiện quyết định để đạt được mục tiêu chọn
giống trong tương lai.
Gà Hồ và gà Mía là hai giống gà nội hướng thịt nổi tiếng từ xưa đến nay của Việt
Nam. Chúng được hình thành và phát triển gắn liền với tập quán cổ truyền, với nền văn
hiến lâu đời của nước ta. Hai giống gà trên có ngoại hình đặc trưng cho giống gia cầm
đã đi vào lịch sử văn hóa dân tộc, đặc trưng cho nghề truyền thống của dân tộc Việt
Nam là trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài mục đích nuôi lấy thịt chúng còn được nuôi như
một sở thích, một nét đẹp văn hóa và tinh thần của người dân đất Việt.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
Đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh học của hai giống gà này, đồng thời
hai giống gà trên cũng được người dân ở hai địa phương nuôi bảo tồn và phát triển nhờ
sự hỗ trợ của các chương trình Quốc gia như: Chương trình “Lưu giữ quỹ gen vật nuôi
Việt Nam” (1991), dự án “Bảo tồn các giống vật nuôi có vốn gen quý” (2000 - 2001).
Tuy nhiên, sau 8 - 10 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển, do chính sách và
phương thức làm ăn mới, do sức ép của thị trường, các giống gà địa phương nuôi giữ
theo kiểu truyền thống rất dễ bị pha tạp, làm thoái hóa những đặc tính di truyền, năng
suất, phẩm chất và nguồn gốc. Liệu rằng sau hàng chục năm với sự phát triển nhanh

của kinh tế - xã hội Việt Nam, các đặc điểm nguyên gốc của hai giống gà có còn
được bảo tồn không? Hai giống gà trên có chịu ảnh hưởng xấu và bị thoái hóa, làm
mất dần phẩm chất giống hay không?
Do đó, trong xu thế bảo vệ và khai thác sự phong phú các giống vật nuôi quý
hiếm hiện nay thì việc nghiên cứu, bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lý các giống
địa phương là vấn đề cần thiết. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh
học, sự đa dạng di truyền nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý
giống gà Hồ và gà Mía của Việt Nam” sẽ giúp cho việc đánh giá lại các đặc điểm
sinh học, xác định sự đa hình gen của hai giống: gà Hồ và gà Mía, nhằm mục đích
chọn tạo những giống gà tốt, phục vụ công tác lai tạo, nhân giống và phục vụ công
tác tìm kiếm, bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
1.2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá lại hiện trạng 2 giống gà trên thông qua nghiên cứu các đặc điểm sinh
học và tính năng sản xuất trong hệ thống chăn nuôi gia cầm mang tính truyền thống.
- Đánh giá sơ bộ sự khác biệt di truyền của hai giống gà thông qua việc nghiên
cứu sự đa hình gen cytochrome b.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đánh giá sự đa hình gen của hai giống: gà Hồ và gà Mía, từ đó góp phần đánh
giá sơ bộ sự khác biệt di truyền giữa hai giống gà, tạo điều kiện cho những nghiên cứu
sâu hơn về phân loại phân tử, quan hệ chủng loại và đa dạng sinh học.
- Các số liệu thu được phục vụ cho công tác giống sau này, giúp cho việc khai
thác và sử dụng hợp lý nguồn gen các giống gà nội trên, góp phần bảo tồn nguồn gen
quý của Việt Nam.





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sơ lƣợc về hệ thống phân loại gà và một số đặc điểm của các giống gà nghiên cứu.
1.1.1. Sơ lược về nguồn gốc và vị trí phân loại của gà nhà
Hiện nay, gà là một trong những vật nuôi phổ biến và được nuôi ở nhiều vùng
trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nguồn gốc của gà nuôi hiện chưa được thống nhất và vẫn
đang được tranh cãi giữa thuyết đơn nguyên và đa nguyên.
Thuyết đơn nguyên được khởi xướng dựa trên các nghiên cứu của Darwin (1868),
cho rằng gà nhà có chung một nguồn gốc và xuất phát từ giống Gallus. Trong giống
này có 4 loài gà rừng khác nhau, phổ biến rộng rãi nhất là loài Gallus bankiva hay còn
có tên là Gallus gallus, thường gặp ở rừng Đông Nam Á, Ấn Độ, Myanmar, Malaysia
và vài nước khác. Loài Gallus lapayette lesson gặp ở vùng rừng Seilon và còn có tên
gọi là gà rừng Seilon. Loài thứ ba là Gallus sonerati, còn gọi là gà rừng màu xám,
thường gặp ở vùng rừng núi Ấn Độ. Một loài khác nữa là Gallus varius shaw, phổ biến
ở Java nên còn gọi là gà rừng Java. Khi nghiên cứu nguồn gốc chung của gà nhà từ các
loài này, Darwin đã khẳng định Gallus bankiva là tổ tiên chung nhất. Kết luận này càng
được củng cố bởi nhiều đặc điểm tương đồng giữa giống Gallus và gà nhà về hình thái,
cấu tạo giải phẫu các nội quan, về tiếng gáy cũng như tập tính hoạt động.
Thuyết đa nguyên dựa trên những nghiên cứu gần đây về một số tính trạng của
gà, cho rằng gà nhà ngày nay bắt nguồn từ các loại gà hoang khác nhau, một trong số
đó là gà Gallus gallus. Tuy nhiên, thuyết này xuất phát từ những nguồn thông tin
mới, do đó cần phải thẩm định rõ ràng.
Theo nhiều tài liệu, gà rừng được thuần hoá và nuôi dưỡng tại Ấn Độ khoảng
3200 năm trước Công nguyên và tại Trung Quốc, Ai Cập khoảng 1400 năm trước
Công nguyên. Ban đầu, gà được nuôi chủ yếu để chọi hơn là vì mục đích thực phẩm.
Sau khi được đưa sang Châu Âu vào khoảng thế kỷ XVIII - XIX, nhờ tiến bộ của công
tác chọn giống, các giống gà bản địa của Châu Á đã được lai tạo thành những giống
cho năng suất cao hơn.

Ở Việt Nam, gà rừng được thuần hoá và nuôi sớm nhất ở vùng Vĩnh Phú, Hà
Bắc, Hà Tây … Từ giống gà nuôi ban đầu là tiền thân của giống gà Ri hiện nay, nhân
dân ta đã tạo được nhiều giống gà: gà Mía, gà Ác, gà Ri, gà Tre, gà Đông Tảo …
Theo Nguyễn Ân (1983) [3] và nhiều tác giả, trong hệ thống phân loại sinh giới,
gà nhà có vị trí phân loại như sau:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
Giới Động vật (Animal)
Ngành Động vật có xương sống (Chordata)
Lớp Chim (Aves)
Bộ Gà (Galliformes)
Họ Trĩ (Phasianidae)
Giống Gallus
Loài Gallus gallus
Phân loài Gallus gallus domesticus
1.1.2. Đặc điểm của các giống gà nghiên cứu
* Giống gà Hồ: Là giống gà có nguồn gốc từ vùng Hồ, nay là làng Lạc Thổ, thị
trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chính nơi đây gà Hồ đã được tạo ra, tồn
tại và phát triển qua nhiều thế kỷ. Sự hình thành và phát triển của gà Hồ gắn liền với
tập quán cổ truyền, với nền văn hiến vùng quê Kinh Bắc cổ kính
* Giống gà Mía: Là giống gà truyền thống được nuôi giữ nhiều đời ở xã
Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Gà Mía là giống gà thịt nổi tiếng từ xưa đến nay, là
một trong các giống gà nội địa ở nước ta có khối lượng cơ thể thuộc loại hình to, nó
phù hợp với tập quán nuôi gà to để cúng tế và có thể nói nuôi chăn thả tốt trong nông
hộ. Sức kháng bệnh tốt cũng là một tính trạng quý của gà Mía nên được nhân dân địa
phương thích nuôi.
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài
1.2.1. Bản chất di truyền của tính trạng

Tất cả các đặc điểm của giống như: Các đặc tính sinh học, ngoại hình, tính năng
sản suất…đều là tính trạng di truyền số lượng và chất lượng. Tính trạng chất lượng
được quy định bởi một hay vài cặp gen có hiệu ứng lớn và ít chịu ảnh hưởng của điều
kiện môi trường. Theo Nguyễn Văn Thiện và cs (1998) [35], đối với một số đặc điểm
sinh học như: Màu lông, hình dáng cơ thể, hình dáng mào, thành phần và chất lượng
thịt thuộc các tính trạng chất lượng di truyền tuân theo các đinh luật của Mendel. Các
tính trạng số lượng đó là những tính trạng đo lường được, nó bao gồm những tính
trạng như: Khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo, tốc độ tăng trọng, sản lượng
trứng… Các tính trạng này được quy định bằng nhiều cặp gen có hiệu ứng nhỏ, chúng
được di truyền cho đời sau theo các mức độ khác nhau. Sự biểu hiện kiểu hình của các
tính trạng số lượng chịu sự tác động rất lớn của ngoại cảnh. Mối quan hệ này được thể
hiện trong biểu thức:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
P = G + E
Trong đó:
P: Giá trị kiểu hình của các tính trạng số lượng
G: Giá trị kiểu gen
E: Sai lệch môi trường
Nói cách khác: Trong điều kiện môi trường nhất định thì các kiểu gen khác
nhau sẽ cho những khả năng sản xuất khác nhau. Trái lại, cùng một kiểu gen nhưng
trong những điều kiện môi trường khác nhau sẽ cho năng lực sản xuất khác nhau.
1.2.2. Đặc điểm ngoại hình
Theo Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [14] màu sắc lông, da là mã hiệu của giống,
một tín hiệu để nhận dạng con giống. Màu sắc da, lông là một chỉ tiêu cho chọn lọc.
Màu sắc do một số ít gen kiểm soát nên có thể sử dụng để phân tích di truyền dự đoán
màu của đời sau trong chọn lọc.
Bộ lông: Lông là dẫn xuất của da, thể hiện đặc điểm di truyền của giống và có ý

nghĩa quan trọng trong việc phân loại. Khi mới nở, gia cầm có lông tơ che phủ, trong
quá trình phát triển lông tơ dần dần được thay thế bằng lông khác. Màu lông do một số
gen quy định phụ thuộc vào sắc tố chứa trong bào tương của tế bào. Lông gia cầm có
màu sắc khác nhau là do mức độ oxy hóa các chất tiền sắc tố Melanin trong các tế bào
lông. Nếu các chất sắc tố là nhóm Lipocrom thì lông có màu vàng, xanh tươi hoặc đỏ,
nếu không có chất sắc tố thì lông có màu trắng.
Thông thường màu sắc đồng nhất là giống thuần, nếu gà có màu lông loang thì
đã bị pha tạp, vì vậy màu sắc lông là chỉ tiêu chọn lọc giống.
Chân: Gia cầm có 4 ngón, cổ và bàn. Ngón chân thường có vẩy sừng bao kín,
cơ tiêu giảm chỉ còn gân và da. Chân thường có vuốt và cựa. Cựa có vai trò cạnh tranh
sinh sản và đấu tranh sinh tồn của loài.
Mào: Là đặc điểm sinh dục thứ cấp nên có thể phân biệt trống, mái. Mào gà rất
đa dạng cả về hình dạng, kích thước, màu sắc, có thể đặc trưng cho từng giống. Theo
hình dạng mào người ta phân biệt các loại: Mào cờ (mào đơn), mào hạt đậu, mào hoa
hồng, mào nụ.
1.2.3. Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
1.2.3.1. Khái niệm sinh trưởng
Trần Đình Miên và cs (1975) [25] đã cho rằng: Đứng về phương diện sinh học
thì sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
Theo Lee và Gatner (1898): Sự sinh trưởng, trước hết là kết quả của sự phân
chia tế bào, tăng thể tích, tăng các chất ở mô tế bào để tạo nên sự sống, trong đó
tăng số lượng và tăng thể tích tế bào là quan trọng nhất (trích theo Trần Đình Miên
và cs 1992) [24]
Mozan (1977) (trích theo Chamber, J. R, 1990) [47] đã định nghĩa: “Sinh trưởng
là tổng hợp sự sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này
không những khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh

dưỡng”. Khái quát hơn, Trần Đình Miên và cs (1995) [26] đã định nghĩa đầy đủ như
sau: “Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự
tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của
con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước”. Cùng với quá trình sinh trưởng, các
tổ chức và cơ quan của cơ thể luôn luôn phát triển hoàn thiện chức năng sinh lý của
mình dẫn đến phát dục. Tóm lại sinh trưởng phải trải qua 3 giai đoạn đó là:
- Phân chia để tăng khối lượng tế bào
- Tăng thể tích tế bào
- Tăng thể tích giữa các tế bào
Về mặt sinh học, sinh trưởng của gia cầm là quá trình tổng hợp protein thu nhận từ
bên ngoài chuyển hóa thành protein đặc trưng cho từng cơ thể của từng giống, dòng làm
cho cơ thể tăng lên về khối lượng và kích thước. Ở cơ thể gia cầm, sự tăng trưởng được
tính ở hai thời kỳ là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành. Tất cả các đặc tính của gia
cầm như ngoại hình, thể chất, sức sản xuất đều không phải sẵn có trong tế bào sinh dục
hoặc trong phôi đã có đầy đủ khi hình thành mà chúng được hoàn chỉnh trong suốt quá
trình sinh trưởng. Các đặc tính ấy tuy là sự tiếp tục thừa hưởng đặc tính di truyền của bố
mẹ nhưng chúng hoạt động manh hay yếu còn do tác động của môi trường.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng, không thể không nói đến phát dục. Phát dục là
quá trình thay đổi về chất, tức là sự tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng
của các bộ phận của cơ thể. Các thí nghiệm cổ điển của Hammond (1959) đã chứng
minh sự sinh trưởng của các mô cơ được diễn biến theo trình tự sau:
- Hình thành hệ thống chức năng tiêu hóa - nội tiết
- Hình thành hệ thống khung xương
- Hình thành và phát triển hệ thống cơ bắp
- Tích lũy mỡ
Dựa vào kết quả nghiên cứu của Hammond, thông qua chăn nuôi gia súc, gia
cầm, ta thấy được rằng: Trong giai đoạn đầu của sinh trưởng, thức ăn dinh dưỡng được


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7
dùng tối đa cho sự phát triển của xương, mô cơ và một phần rất ít tạo nên mỡ. Đến giai
đoạn cuối của sự sinh trưởng, nguồn dinh dưỡng vẫn tiếp tục sử dụng nhiều để cấu tạo
hệ thống xương, cơ, nhưng lúc này hai hệ thống này đã giảm bớt tốc độ phát triển. Càng
ngày con vật càng già và chất dinh dưỡng chuyển sang tích lũy mỡ. Trong cơ thể gia
cầm, khối lượng cơ chiếm tỷ lệ nhiều nhất, ở gà từ 42 - 45 %, vịt từ 40 - 43 %, ngỗng từ
48 - 50 %, gà tây 52 - 54 % (Ngô Giản Luyện, 1994) [20]
Sự sinh trưởng ở động vật tuân theo những quy luật nhất định. Theo Trần Đình
Miên và cs (1992) [24] thì Midedorpho (1987) là người đầu tiên đã phát hiện ra quy
luật sinh trưởng theo giai đoạn của gia súc. Ông cho rằng ở gia súc non phát triển
mạnh nhất sau khi mới sinh, sau đó phần tăng khối lượng giảm dần theo tuổi. Theo
Kislowsky D. A. (1930) trong tài liệu của Nguyễn Ân (1984) [1] đã khẳng định: Thời
gian của các giai đoạn dài hay ngắn, số lượng giai đoạn và sự đột biến trong sinh
trưởng của từng giống, từng cá thể có sự khác nhau. Sự sinh trưởng không đều còn thể
hiện ở từng bộ phận cơ quan (mô, xương, cơ), có bộ phận ở thời kỳ này phát triển
nhanh, nhưng ở thời kỳ khác lại phát triển chậm.
1.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của gà
a, Ảnh hưởng của đặc điểm di truyền, dòng, giống và tính biệt
Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến tốc độ sinh
trưởng của cơ thể gia cầm. Theo Chambers J. R (1990) [47] có nhiều gen ảnh hưởng đến
sinh trưởng và phát triển của cơ thể, có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung, có gen
ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hưởng theo nhóm tính trạng và có
gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng.
Theo Nguyễn Ân và cs (1983) [3] các tính trạng năng suất (trong đó có tốc độ
sinh trưởng) là các tính trạng số lượng hay còn gọi là tính trạng đo lường được như khối
lượng cơ thể, kích thước, chiều đo. Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995) [33] cho
biết: Các tính trạng số lượng chi phối bởi nhiều gen còn gọi là đa gen (polygen).
Các gen này hoạt động theo 3 phương thức đó là sự cộng gộp, trội - lặn và tương
tác giữa các gen
G = A + D + I

G: Giá trị kiểu gen
A: Giá trị cộng gộp - Hiệu ứng tích lũy từng gen
D: Sai lệch do tương tác trội lặn - hiệu ứng giữ các gen cùng locus
I: Sai lệch do tương tác giữ các gen - hiệu ứng tương tác của các gen không
cùng locus


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
Theo Goedfrey E. F và Jaap R. G (1952) [52] và một số tác giả khác cho rằng
các tính trạng số lượng này được quy định bởi ít nhất 15 cặp gen.
Trong thực tế sản xuất cũng như nghiên cứu, để xác định mức độ ảnh hưởng của
di truyền đến sinh trưởng của vật nuôi, người ta sử dụng khái niệm hệ số di truyền (h
2
).
Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [14] khái quát: Hệ số di truyền là tỷ lệ của phần do gen quy
định trong việc tạo nên giá trị kiểu hình. Tài liệu của Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [14] cho
biết ở gà 32 tuần tuổi có hệ số di truyền về khối lượng cơ thể là 0,55; khối lượng trứng
là 0,50; sản lượng trứng là 0,10.
Theo tài liệu của Phùng Đức Tiến (1996) [36] cho biết hệ số di truyền của
tốc độ sinh trưởng từ 0,4 - 0,5. Theo tài liệu của Chambers J. R và cs (1984) [48];
Siegel P. B và cs (1962) [67] đã tổng kết một cách hoàn chỉnh về hệ số di truyền và tốc
độ sinh trưởng. Kết quả tính toán qua phân tích phương sai của con đực từ 0,4 - 0,6 .
Theo tài liệu của Kushner K. F (1969) [13] hệ số di truyền khối lượng cơ thể
sống của gà 1 tháng tuổi là 0,33; 2 tháng tuổi là 0,46; 3 tháng tuổi là 0,44; 6 tháng tuổi
là 0,55 và của gà trưởng thành là 0,43.
Theo tài liệu của Nguyễn Ân và cs (1998) [2] hệ số di truyền khối lượng cơ thể
sống của gà 3 tháng tuổi là 0,26 - 0,5.
Theo Đặng Vũ Bình (2002) [4], người ta thường phân chia hệ số di truyền
thành 3 nhóm, hay nói cách khác là các tính trạng thường gặp có 3 mức khác nhau

về hệ số di truyền:
- Các tính trạng có hệ số di truyền thấp (từ 0 - 0,2): thường bao gồm các tính
trạng thuộc về sức sinh sản như tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nuôi sống, số con đẻ ra trên lứa, sản
lượng trứng…
- Các tính trạng có hệ số di truyền trung bình (0,2 - 0,4): thường bao gồm
các tính trạng về tốc độ sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng…
- Các tính trạng có hệ số di truyền cao (từ 0,4 trở lên): thường bao gồm các tính
trạng thuộc về phẩm chất sản phẩm như khối lượng trứng, tỷ lệ mỡ sữa, tỷ lệ nạc trong
thân thịt.
Sự tồn tại của các gen hoặc nhóm gen trong các dòng và giống gia cầm rất khác
nhau. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước đã chứng minh rất rõ vấn
đề này. Nguyễn Huy Đạt và cs (1996) [6] khi nghiên cứu so sánh chỉ tiêu năng suất
của gà thương phẩm thịt 4 giống gà AA, Lohmann, ISA Vedete và A vian nuôi trong
cùng một điều kiện đã cho thấy, chỉ số sản xuất (PN) của gà broiler tại 49 ngày tuổi ở
4 giống gà là khác nhau: Gà broiler AA là 187,97; gà Lohmann 215,33; gà ISA
Vedette là 211,83; gà Avian là 204,95. Như vậy, gà broiler Lohmann và ISA Vedette


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
là cao nhất và thấp nhất là gà AA. Với gà lông màu, các công trình của Trần Công
Xuân và cs (1997) [44] khi nghiên cứu hai dòng gà Tam Hoàng 882 và Jang Cun vàng
đều cho kết luận rất rõ là các giống khác nhau và thậm chí trong cùng một giống thì
các dòng khác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau.
Tài liệu của Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [10] cũng cho biết sự khác nhau
về khối lượng giữa các giống gia cầm là rất lớn. Các giống gà kiêm dụng nặng hơn gà
hướng trứng khoảng 500 đến 700 gam (từ 15 - 30 %).
Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể còn ảnh hưởng bởi
tính biệt, gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái. Những sai khác này được
biểu hiện về mặt cường độ sinh trưởng, được quy định không phải do hoocmon sinh

dục mà do các gen liên kết với giới tính.
Theo Jull M. A (1923) [53] cho biết gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà
mái từ 24 - 32 %. Các tác giả cho rằng sự sai khác này do gen liên kết giới tính, những
gen này ở gà trống hoạt động mạnh hơn gà mái. North M. O. (1990) [59] đã rút ra kết
luận: Ở cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng giống nhau thì gà trống thường sinh trưởng
nhanh hơn gà mái. Lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái là 1 %, tuổi càng tăng thì sự
khác nhau càng lớn, ở hai tuần tuổi hơn 5 %, 3 tuần tuổi hơn 11 %, 5 tuần tuổi hơn 17 %,
6 tuần tuổi hơn 20,7 %, 7 tuần tuổi hơn 23 %, 8 tuần tuổi hơn 27 %.
b, Ảnh hưởng của thức ăn, môi trường và điều kiện nuôi dưỡng đến sinh trưởng và
phát triển
Các tính trạng số lượng, trong đó tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể gà, chịu
ảnh hưởng rất lớn của các tác động môi trường. Theo Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [14];
Nguyễn Văn Thiện và cs (1998) [35] cho rằng căn cứ vào mức độ, tính chất ảnh hưởng
lên cơ thể gia súc, gia cầm, môi trường được chia làm hai loại:
- Môi trường chung (E
g
) tác động thường xuyên liên tục đến tất cả các cá thể
trong quần thể.
- Môi trường riêng (E
s
) tác động đến một số cá thể riêng biệt nào đó trong quần
thể trong một thời gian ngắn.
Theo Lê Đình Lương và cs (1994) [19] các giống gia súc, gia cầm đều nhận
được từ tổ tiên, bố mẹ chúng một số gen quyết định tính trạng, trong đó có các tính
trạng số lượng. Đó chính là những đặc điểm di truyền của giống hoặc dòng, nhưng khả
năng đó có phát huy được hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống của
chúng như thức ăn, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và khí hậu.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10
* Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến
toàn bộ các giai đoạn sinh trưởng phát triển của vật nuôi nói chung và của gia cầm nói
riêng. Đặc biệt đối với gia cầm non, do không được bú mẹ như ở động vật có vú nên
thức ăn của chúng ở giai đoạn đầu có tác dụng quyết định đến khả năng sinh trưởng và
khối lượng cơ thể của chúng sau này. Theo Trần Đình Miên và cs (1975) [25] thì việc
nuôi dưỡng mà chủ yếu là thức ăn có tác dụng rất lớn đối với sinh trưởng của gia
súc, gia cầm. Theo Bùi Đức Lũng (1992) [17] để phát huy khả năng sinh trưởng cần
phải cung cấp thức ăn tốt được cân bằng nghiêm ngặt giữa protein với các axit amin
và năng lượng. Ngoài ra trong thức ăn cần được bổ sung các chế phẩm hóa sinh học
không mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh trưởng và làm tăng chất
lượng thịt.
Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả như Nguyễn Thị Mai (1994) [22],
Trần Công Xuân và cs (1999) [45], đều khẳng định ảnh hưởng rất lớn của thức ăn và
dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm.
Theo Lê Hồng Mận và cs (1993) [23] đã xác định được nhu cầu về Protein
thích hợp nuôi gà Broiler cho năng xuất cao, ngoài ra vấn đề tỷ lệ năng lượng và
Protein trong khẩu phần thức ăn cũng rất quan trọng, cần được quan tâm
Theo Ioxida (1978) cho biết khả năng sinh trưởng của gà dò sẽ đạt ở mức cao nhất
khi tỷ lệ protein với các chất dinh dưỡng là 1:3,8 (trích theo Neumesiter H., 1978) [27]
Ở gà Broiler, năng lượng của thức ăn một phần để duy trì, một phần để tăng khối
lượng. Cá thể có tốc độ tăng trưởng nhanh thì sẽ cần ít năng lượng để duy trì hơn, tiêu tốn
thức ăn ít hơn. Tăng khối lượng nhanh do cơ thể đồng hóa tốt, trao đổi chất được tăng cường
làm cho việc sử dụng thức ăn có hiệu quả tốt hơn. Theo Chambers J. R và cs (1984) [48] thì
mối tương quan giữa khối lượng của gà Broiler và lượng thức ăn tiêu tốn từ 0,5 - 0,9.
Gà có tốc độ tăng trọng cao thì yêu cầu thức ăn có tỷ lệ Protein cao hơn, hiệu quả sử
dụng thức ăn tốt hơn (Praudman J. A và cs, 1970) [62]; (Pym R. A. E và cs, 1978) [63].
Dinh dưỡng không chỉ cần thiết cho quá trình sinh trưởng mà còn cần thiết để thể hiện
khả năng di truyền của sinh trưởng.

* Ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ đến sinh trưởng và phát triển
Theo Neumeister H. (1978) [27] cho biết các yếu tố môi trường như quá nóng,
quá lạnh, ẩm độ quá cao hay quá thấp, mật độ chuồng nuôi quá đông, độ thông thoáng
kém sẽ gây tác động xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của gia cầm, đặc biệt là
nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11
Gà con ở giai đoạn còn nhỏ (30 ngày tuổi đầu) cơ quan điều khiển nhiệt chưa
hoàn chỉnh, cho nên yêu cầu về nhiệt độ tương đối cao. Gà con rất nhạy cảm với tác
động của điều kiện khí hậu thay đổi. Những ngày đầu tiên, thân nhiệt của gà con mới
nở không ổn định và phụ thuộc vào nhiệt độ chuồng nuôi. Vì thế nhiệt độ chuồng nuôi
trong giai đoạn đầu của gà cần phải quan tâm giữ ấm, nếu nhiệt độ quá thấp gà con sẽ
tụ đống lại, không ăn, gà sinh trưởng kém hoặc chết do tụ đống, dẫm đạp lên nhau.
Song ở giai đoạn sau nếu nhiệt độ môi trường quá cao thì sẽ hạn chế việc sử dụng thức
ăn, gà uống nhiều nước, bài tiết phân lỏng, hạn chế khả năng sinh trưởng và gà dễ mắc
các bệnh đường tiêu hóa.
Gia cầm có thân nhiệt tương đối ổn định, sự ổn định này là do chúng có sự điều
hòa nhiệt hoàn chỉnh, trong đó hệ thần kinh đóng vai trò quan trọng. Nhiệt độ của các cơ
quan bên trong và của não luôn thay đổi, nó cao hơn nhiệt độ trung bình của thân, nhiệt
độ của da thấp hơn và có thể bị thay đổi, thân nhiệt của gia cầm trung bình 40 - 42
0
C.
Nhiệt độ của cơ thể dao động do các yếu tố nuôi dưỡng, tuổi, giống gia cầm, thời gian
trong ngày cũng như mức độ hoạt động của gà. Sự ổn định tương đối nhiệt của cơ thể
gia cầm (đẳng nhiệt) được giữ lại chỉ trong điều kiện cân bằng giữa sự tạo nhiệt và sự
mất nhiệt. Điều này đạt được nhờ sự điều hòa hóa học (thông qua quá trình trao đổi
chất) và điều hòa lý học (sự thay đổi nào về nhiệt độ của môi trường đều ảnh hưởng
đến cơ chế điều tiết nhiệt ở gia cầm và nó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát

dục của chúng.
Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ là những tác động của nó liên quan đến việc tiêu
thụ thức ăn, ngoài ra còn làm tăng hoạt động sinh lý của hệ tuần hoàn, hô hấp gây
stress mạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất cho gà là 15
0
C đến 25
0
C. Những thay đổi nhiệt
trên và dưới ngưỡng này đều có thể gây stress và ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng,
phát triển của gà.
Theo Bùi Đức Lũng và cs (1993) [18], tiêu chuẩn nhiệt độ trong khi nuôi gà
thay đổi theo lứa tuổi của chúng với khung nhiệt độ thích hợp như sau:
Tuổi
Nhiệt độ trong chuồng nuôi (
0
C)
1 - 3 ngày tuổi
33 - 32
4 - 7 ngày tuổi
31 - 30
Tuần thứ 2
29 - 27
Tuần thứ 3
27 - 26
Tuần thứ 4
25 - 23
Tuần thứ 5
22 - 21
Tuần thứ 6 - 8
20 - 18



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12
Scott và cs (1976) [65] cho biết trong khoảng nhiệt độ từ 26
0
C đến 32
0
C, khi
nuôi gà Broiler, tiêu thụ thức ăn giảm 1,5g/1
0
C/1 gà và trong khoảng 32 - 36
0
C tiêu thụ
thức ăn giảm 4,2g/1
0
C/1 gà. Reddy (1999) [30] đã nghiên cứu xác định mối liên hệ
giữa nhiệt độ môi trường với sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn và đã rút ra kết
luận: Gà Broiler nuôi trong môi trường mát mẻ và ôn hòa cho năng suất cao hơn trong
môi trường nóng.
Ẩm độ cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của gia
cầm. Trong mọi điều kiện của thời tiết, nếu ẩm độ không khí cao đều bất lợi cho gia
cầm. Nhiệt độ thấp mà ẩm độ cao làm tăng khả năng dẫn nhiệt, gà con dễ mất nhiệt và
bị cảm lạnh, ngược lại nhiệt độ cao, ẩm độ cao làm cơ thể gia cầm thải nhiệt khó khăn
và dẫn đến cảm nóng. Nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố luôn thay đổi theo mùa vụ, cho
nên ảnh hưởng của thời tiết mùa vụ đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm là điều tất yếu.
Vai trò của ẩm độ không khí: cùng với nhiệt độ môi trường ẩm độ không khí
luôn là những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, từ
đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống hàng ngày của gia cầm. Ẩm độ không chỉ
ảnh hưởng khi gia cầm còn nhỏ, mà còn tác động khi chúng đã lớn, thậm chí còn ở cả

giai đoạn phôi thai. Phisinhin (1985) (Trích từ Đào Văn Khanh, 2002) [11] xác nhận, gà
con nở vào mùa xuân, thường sinh trưởng kém trong 15 ngày đầu, sau đó tốc độ sinh
trưởng kéo dài đến 3 tháng tuổi. Smetner (1975) (Trích từ Đào Văn Khanh, 2002) [11]
đã chứng minh rằng: Gà con nở vào mùa xuân và mùa hè, thời gian đầu sinh trưởng
kém, ngược lại nở vào mùa thu thì gà sinh trưởng tốt ngay trong những ngày tuổi đầu.
Như vậy trong điều kiện khí hậu tối ưu, ẩm độ thấp, thời tiết mát mẻ sẽ ảnh hưởng tốt
đến sinh trưởng của gia cầm.
Ngoài ra, gia cầm cũng rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn gà
con và giai đoạn gà đẻ. Thời gian và cường độ chiếu sáng phù hợp sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho gà ăn, uống, vận động, ảnh hưởng tốt đến khả năng sinh trưởng. Theo
Bùi Đức Lũng và cs (1993) [18] gà Broiler cần được chiếu sáng 23 giờ/ngày khi
nuôi trong nhà kín.
* Ảnh hưởng của kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
Chăn nuôi gia cầm là ngành đang phát triển mạnh ở nước ta, song chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi gà nói riêng là vấn đề nan giải đối với những nước có khí hậu
không thuận hòa. Khí hậu nước ta thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong quá
trình chăn nuôi, khí hậu đã có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi như nhiệt độ, độ
ẩm không khí, ánh sáng cho nên ở nước ta, nhất là ở miền Bắc phải có những biện
pháp bảo vệ chuồng nuôi chu đáo. Những biện pháp như che gió, thông thoáng, sưởi
ấm nhằm tạo ra tiểu khí hậu chuồng nuôi tối ưu, cũng như nuôi ở mật độ hợp lý, vận


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
13
dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vào sự biến động của thời tiết là một việc làm cần
thiết để triệt tiêu hoặc làm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của môi
trường, sẽ giúp chăn nuôi đạt kết quả cao.
Thành phần của tiểu khí hậu chuồng nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Hướng
chuồng, trang thiết bị kỹ thuật, quy trình kỹ thuật chăn nuôi và đặc biệt là mật độ
chuồng nuôi. Khi tiểu khí hậu chuồng nuôi không đảm bảo sẽ làm giảm sự thu nhận

thức ăn của gà. Với điều kiện khí hậu nước ta, việc quan tâm nhằm làm giảm tác động
bởi stress nhiệt trong điều kiện nóng là quan trọng hơn cả. Cách tốt nhất để tránh stress
là đề phòng stress xảy ra, muốn vậy phải kết hợp nhiều biện pháp. Trước hết là vị trí
chuồng, hướng chuồng, trần nhà (trần có thể được cách nhiệt và phun mưa trên mái
hoặc làm chuồng kín kiểu đường hầm làm mát bằng hơi nước có quạt hút). Ngoài ra
kết hợp thêm các biện pháp bổ trợ như làm lạnh nước uống (bình thường tỷ lệ nước so
với thức ăn là 2/1 ở nhiệt độ 21
0
C, nhưng sẽ tăng lên thành tỷ lệ 8/1 ở nhiệt độ 38
0
C).
Tecter và Smith (1996) [68] qua những thí nghiệm đã kết luận rằng việc cung cấp
nước lạnh và việc bổ sung 0,25 % muối vào nước uống có hiệu quả tốt trong việc
chống nóng. Thay đổi khẩu phần ăn, cũng như bổ sung thêm vitamin C, khoáng vào
nước uống đều có lợi cho chống nóng. Cụ thể trong thời gian stress nhiệt, nên thay thế
năng lượng của khẩu phần bằng năng lượng của chất béo, đó là cách hạn chế sản sinh
nhiệt trong quá trình stress nhiệt, cơ sở khoa học cho vấn đề này bắt nguồn từ thực tế là
“sự tích tụ nhiệt” gắn liền với trao đổi chất béo thấp hơn tinh bột. Sự giải phóng nhiệt từ
tiêu hóa và trao đổi chất của tinh bột cao hơn chất béo xấp xỉ 30% (Robert và cs, 1999) [31]
hoặc phải giảm thấp tỷ lệ protein trong khẩu phần thay bằng cân đối tỷ lệ axit amin
hơn là nâng cao tỷ lệ protein. Việc thừa nitơ dẫn đến giải phóng quá nhiều nhiệt, ảnh
hưởng không tốt đến năng suất của gà trong thời gian có khí hậu nóng. Việc bổ sung
vitamin C và bicarbonat cũng có tác dụng tốt khi nuôi gà trong thời tiết nóng. Balnave
và Olive (dẫn theo Lã Văn Kính, 2000) [12] cho biết khi cung cấp thêm 50 – 300 g
vitamin C/1 tấn thức ăn có thể giúp tăng sức chống nóng cho gà, bổ sung bicarbonat
vào thức ăn và nước uống rất có lợi ở nhiệt độ cao (> 30
0
C) nhưng không nên bổ sung
ở nhiệt độ là 21
0

C.
Mật độ nuôi cũng là một vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng tới hiệu quả và năng suất
chăn nuôi gia cầm. Nuôi mật độ thưa lãng phí lao động, lãng phí chuồng trại và hiệu
quả sản xuất thấp. Nuôi ở mật độ cao không hợp lý ảnh hưởng tới tiểu khí hậu chuồng
nuôi. Ảnh hưởng của mật độ nuôi gồm nhiều yếu tố:
- Mật độ nuôi ảnh hưởng tới hàm lượng khí độc sinh ra trong chuồng nuôi. Khí độc
trong chuồng sinh ra từ quá trình phân hủy phân, nước tiểu, nước thải, thức ăn thừa tạo
thành các khí NH
3
, CO
2
, H
2
S, CH
4
, Khí NH
3
khi đi vào cơ thể, làm cho hàm lượng kiềm
dự trữ trong máu tăng, gia cầm rơi vào trạng thái trúng độc kiềm (Đỗ Ngọc Hòe, 1995) [9].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
14
Khi hàm lượng NH
3
trong chuồng ở mức 25 ppm sẽ làm giảm lượng hemoglobin trong
máu, giảm sự trao đổi khí, giảm hấp thu dinh dưỡng và làm giảm tăng trọng của gà tới 4%
(theo Coldhaft, 1971) (trích theo Đỗ Ngọc Hòe, 1995) [9]. Cùng với NH
3
, khí H

2
S cũng là
khí độc ảnh hưởng tới sinh trưởng. H
2
S kết hợp với Na trong dịch niêm mạc đường hô hấp
tạo thành Na
2
S, muối này đi vào máu, thủy phân thành H
2
S tác động tới thần kinh gây trúng
độc cho gia súc, gia cầm. Nếu nồng độ H
2
S lớn hơn 1mg/1 gà sẽ bị chết vì bị liệt trung khu
hô hấp (Đỗ Ngọc Hòe, 1995) [9]
- Mật độ chuồng nuôi ảnh hưởng tới hàm lượng vi sinh vật trong chuồng, chúng
làm chuồng bụi bẩn nhiều, cùng với hàm lượng vi sinh vật có nhiều trong chất độn
chuồng, thông qua sự có mặt của nhiệt độ, độ ẩm không khí là vectơ lan truyền mầm
bệnh. Theo Osbadistons và Gbrit (1968) (trích từ Đỗ Ngọc Hòe, 1995) [9], khi nuôi gà
thương phẩm từ 11,5 con/m
2
lên 14,5 con/m
2
sẽ làm tăng thêm sự tấn công của vi sinh
vật và số lượng vi sinh vật trong không khí tăng lên, đồng thời mức độ nhiễm bệnh và tỷ
lệ chết tăng theo.
- Mật độ nuôi ảnh hưởng tới khả năng điều hòa thân nhiệt, vì mật độ nuôi làm
thay đổi nhiệt độ, độ ẩm của tiểu khí hậu chuồng nuôi. Giảm mật độ nuôi góp phần làm
tỏa nhiệt từ cơ thể gà ra dễ dàng hơn. Với điều kiện khí hậu ở nước ta, khi nuôi gà nhốt
thì mật độ 10 con/m
2

hoặc ít hơn là cần thiết để cơ thể tỏa nhiệt thuận lợi.
1.2.4. Đánh giá tốc độ sinh trưởng
- Sinh trưởng tích lũy: Là sự tăng khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo
trong một đơn vị thời gian nhất định. Khối lượng cơ thể ở tại một thời điểm nào đó là
chỉ tiêu được sử dụng quen thuộc nhất để chỉ khả năng sinh trưởng. Xác định được
khối lượng cơ thể sau các khoảng thời gian nhất định, ví dụ như 1 tuần tuổi, 2 tuần
tuổi sẽ cho ta những số liệu về sinh trưởng tích lũy. Đối với gà thịt, sinh trưởng tích
lũy là chỉ số năng suất quan trọng nhất làm căn cứ để so sánh các cá thể, các dòng hoặc
giống khác nhau.
Đối với gà đẻ trứng, sinh trưởng tích lũy (đặc biệt giai đoạn hậu bị) liên quan
chặt chẽ đến khả năng sinh sản của gà ở giai đoạn đẻ trứng. Nếu khối lượng cơ thể nhỏ
thì khả năng sinh sản thấp, nếu khối lượng cơ thể lớn thì tiêu tốn thức ăn tăng. Như
vậy, khối lượng cơ thể gà mái đẻ trứng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế.
Trần Long (1994) [16] đã nghiên cứu đường cong sinh trưởng của các dòng gà
V
1
, V
3
, V
5
thuộc giống gà Hybro, đường cong sinh trưởng của 3 dòng gà có sự khác
nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có sự khác nhau. Tốc độ sinh
trưởng cao ở 7 - 8 tuần tuổi đối với gà trống và 6 - 7 tuần tuổi đối với gà mái.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
15
- Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể
trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng
parabon.

- Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lượng, kích
thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc bắt đầu khảo sát. Đồ thị sinh
trưởng tương đối có dạng hyperbon.
1.2.5. Tiêu tốn thức ăn ở gia cầm
Chi phí thức ăn trong chăn nuôi gia cầm thường chiếm tới 60 - 70 % giá thành
sản phẩm, do vậy tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm càng thấp thì hiệu quả
kinh tế càng cao và ngược lại.
Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng phản ánh khả năng chuyển hóa thức
ăn để sinh trưởng. Để đạt được một khối lượng cơ thể nào đó thì sinh trưởng chậm sẽ
mất thời gian dài hơn, năng lượng dành cho duy trì cao hơn dẫn đến thức ăn tiêu tốn
nhiều hơn so với cơ thể có tốc độ tăng khối lượng nhanh, đồng thời tăng khối lượng
nhanh thì quá trình đồng hóa, dị hoá và khả năng trao đổi chất của cơ thể tốt hơn, hiệu
quả sử dụng thức ăn cao do đó tiêu tốn thức ăn giảm.
Theo Chambers J. R và cs (1984) [48], hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể
và tăng khối lượng của cơ thể với tiêu tốn thức ăn thường rất cao (r = 0,5 - 0,9). Tương
quan giữa sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn là tương quan nghịch (r = -0,2 đến -0,8).
Willson (1969) [69] đã xác định hệ số tương quan giữa khả năng tăng khối lượng cơ
thể và hiệu quả chuyển hóa thức ăn từ 1 - 4 tuần tuổi là r = + 0,5.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng còn phụ thuộc vào độ tuổi, dòng, giống,
tính biệt Các giống có tốc độ tăng trọng nhanh sẽ tiêu tốn ít thức ăn hơn các giống
tăng trọng thấp.
Giai đoạn đầu, tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với các giai đoạn sau. Theo Trần
Công Xuân và cs (1995) [43], gà broiler Ross 208 - V35 được nuôi cùng chế độ dinh
dưỡng, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở 4; 6 và 8 tuần tuổi tương ứng là 1,65;
1,83; 2,02kg
Đối với gia cầm sinh sản lấy trứng giống hoặc thương phẩm, tiêu tốn thức ăn
thường được tính cho 10 quả trứng hoặc 1kg trứng.
Theo Nguyễn Đăng Vang và cs (1999) [40], tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của
gà Đông Tảo trong 36 tuần đẻ là 4,14 kg. Trần Công Xuân và cs (1997) [46] cho biết,
gà Tam Hoàng Jiangcun có mức tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng trong 66 tuần đẻ đạt

2,94 - 2,9 kg. Theo Phùng Đức Tiến và cs (1999) [37] gà kiêm dụng trứng thịt Ai Cập
tiêu tốn 2,33 kg thức ăn/10 quả trứng trong 43 tuần.

×