UBND quận hai bà trng
Trờng MN minh khai
*
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: các biện pháp cho trẻ làm quen
với tác phẩm văn học hiệu quả
TG: Nguyễn Thanh Thủy
GV: Lớp MGL (A3)
Trờng MN Minh Khai
Năm học: 2013 - 2014
CC BIN PHP GIP TR
LM QUEN TC PHM VN HC HIU QU
Mục lục Trang
A. Đặt vấn đề:
I. Lý do chọn đề tài:
3
II. Cơ sở lý luận:
3 - 4
III. Cơ sở thực tiễn:
5 - 6
B. Nội dung:
Các biện pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học hiệu quả
1.Bin phỏp 1:S dng trc quan hỡnh tng
7 - 13
2. Biện pháp 2: T hc hi trau ri kin thc, k nng dy tt hot
ng lm quen vn hc
14 - 15
3. Biện pháp 3: La chn hỡnh thc gii thiu linh hot khi t chc
hot ng
16
4. Biện pháp 4: S dng h thng cõu hi m, ng viờn khen tr
kp thi
17 18
5. Bin phỏp 5: Gõy hng thỳ cho tr hc mụn vn hc thụng qua
cỏc hot ng :
19
C. Kết quả:
20
D. Bài học kinh nghiệm
TI LIU THAM KHO
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế giới trẻ thơ vô cùng phong phú sinh động đã đi vào thơ ca,
các câu chuyện một cách tự nhiên. Qua cái nhìn trong sáng của các em,
cuộc sống xung quanh luôn hấp dẫn, đẹp đẽ và tươi mới, dường như tất
cả đều tràn trề sức sống.
Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây,
hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi ở trường mầm
non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên.
Hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học là loại hình nghệ thuật đặc
sắc không thể thiếu được trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với
trẻ thơ, từ buổi thơ ấu trẻ đã sống tran hòa trong không khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu
thương tận tình của mẹ, bà… và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức
cho trẻ. Làm quen văn học là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở
lứa tuổi mầm non. Qua việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ
những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng
tượng như: Lòng yêu thiên nhiên ở quả, cây hoa lá, lòng kính trọng yêu thương
gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô
giáo, anh chị em. Thông qua hoạt động này trẻ tái tạo và sáng tạo thêm những
tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm
nâng cao sự hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ. Đồng thời trẻ đọc thuộc thơ, kể
lại chuyện được sẽ phát triển vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt. Chính vì thế
để đạt được mục đích của môn học: làm quen với văn học bản thân tôi đã nghiên
cứu suy nghĩ "CÁC BIỆN PHÁP CHO TRẺ LÀM QUEN TÁC PHẨM VĂN
HỌC HIỆU QUẢ”.
Trong hoạt động " cho trẻ làm quan với văn học" có rất nhiều các biện
pháp được sử dụng để mang lại hứng thú cho trẻ nhưng tôi quan tâm hơn hết đó
là biện pháp "Sử dụng trực quan hình tượng" vì biện pháp này sử dụng từ những
hình ảnh sống động, đến những con rối ngộ nghĩnh và cả những mảng truyện
được gắn trên những chiếc mẹt xinh sắn điều đó mang lại nhiều sự bất ngờ đến
niềm vui khích lệ sự tò mò với tác phẩm văn học.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát
triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết
sữ dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với
những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí
tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ.
Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ lòng nhân ái, biết yêu quý
người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường
nhịn em nhỏ…
Xuất phát từ mục tiêu đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học
là môn học không thể thiếu trong trương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Ví vậy
việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vấn đề quan
trọng trong đổi mới giáo dục mầm non.
Cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể diễn cảm
của cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị
nội dung nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động,
hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay
cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính
chất văn học nghệ thuật. Cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu
chuyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện
nhân cách trẻ.
Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới của cuộc sống thực tại bao gồm
thiên nhiên, xã hội, con người được diển tả, biểu đạt, truyền đạt trong những
hình thức đa dạng độc đáo. Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi
hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được, cũng nói về những gì gần
gũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên
chợ, lớp học, khu phố,…Qua tác phẩm văn học, trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội
những mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn tình cô cháu…Trẻ cũng
dần nhận ra có một xã hội ràng buộc con người với nhau trong lịch sử đấu tranh
cách mạng, trong tình làng nghĩa xóm. Văn học có thể cần đề cặp đến những lực
lượng siêu nhiên như thần linh, ông bụt, cô tiên, phù thủy, quỷ sứ và cả những
phép màu còn tồn đọng trong tâm thức dân tộc. Đây cũng là đối tượng miêu tả
của văn học làm nên sự phong phú, hấp dẫn của đời sống tinh thần.
Nhờ được nghe, tiếp xúc với các thể loại văn học, có những hiểu biết sơ
đẳng về văn học trẻ sẽ có khả năng mô tả cuộc sống xung quanh phong phú, hấp
dẫn bằng những dạng thức khác nhau. Bước đầu trẻ sẽ nhận biết được sự khác
nhau về nội dung và hình thức giữa các thể loại thơ, chuyện.
Không những giúp trẻ cảm nhận được cái đặc sắc của cách diễn đạt hình
tượng, nhà sư phạm còn cần giúp trẻ phân biệt được hình tượng nghệ thuật với
hiện thực, hình thành một số khái niệm văn học như: Thơ, chuyện, nhân vật,
hình ảnh…, giúp trẻ trao đổi những điều đã được nghe và bộc lộ những suy nghĩ
của mình về tác phẩm, nhằm phát triển đời sống tinh thần của trẻ.
III.CƠ SỞ THỰC TIẾN:
1. Đặc điểm tình hình: Năm nay tôi được BGH nhà trường giao cho phụ
trách lớp MGL A3 là lớp mới mở thêm.Lớp tôi có 50 cháu, trong quá
trình dạy trẻ , chúng tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
- Phòng GD Quận luôn đi sâu đi sát trong việc chỉ đạo chuyên môn
+ Thường xuyên tổ chức các buổi kiến tập để giáo viên trong quận học tập, trao
đồi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn
+ Mời giảng viên về bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên về các bộ môn, các cách
làm đồ dùng, đồ chơi.
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, giúp đỡ về cơ sở vật chất, thời gian để
giáo viên nhà trường tham gia học tập và bồi dưỡng chuyên môn.
+ Lớp được trang bị cơ sở vật chất như : vi tính, giá đồ chơi, đồ dùng học tập
+ Tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn tại trường: kiến tập, trao đổi thảo
luận về phương pháp dạy học.
* Giáo viên:
- Các cô giáo trong lớp nhẹ nhàng, có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh
nghiệm trong chăm sóc và giảng dạy là điều kiện thuận lợi để trẻ trong lớp được
học và chơi tốt hơn.
- Các cô luôn tìm tòi học hỏi, xây dựng các bài giảng dạy tốt nhất và có hiệu quả
cao nhất.
* Trẻ:
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, thông minh, ham học hỏi.
* Phụ huynh:
- Đối với phụ huynh rất muốn con mình được học tập và tiếp thu kiến thức một
cách tốt nhất nên rất nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu sẵn có như tranh ảnh,
và thường xuyên kết hợp với cô giáo để dạy các con cá bài thơ, câu chuyện phục
vụ cho các tiết học “làm quen văn học” của trẻ.
b. Khó khăn:
+ Lớp học thì chật hẹp trong khi học sinh thì đông, điều này ảnh hưởng
rất lớn đến việc tổ chức thực hiện các hoạt động cho trẻ.
+Sân chơi ngoài trời cho trẻ không có, hạn chế nhiều HĐ ngoài trời
+Lớp mẫu giáo A3 có 50 trẻ, do một số trẻ mới đi học, hay ốm , nên
chưa hòa nhập vào hoạt động chung của lớp, số trẻ này còn rụt rè nhút
nhát. Qua hoạt động "Làm quen Văn Học" trẻ chưa thực sự hứng thú khi
tham gia hoạt động dẫn đến tiếp thu chậm.
+Số ít trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động "Làm quen Văn Học", trẻ còn
nói chuyện riêng, chưa mạnh dạn phát biểu và chưa nói lên được ý tưởng
của mình, cảm nhận, và hiểu biết của mình khi nghe kể chuyện, đọc thơ.
+Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động "Làm quen văn học" còn ít,
chưa phong phú đa dạng.
+Cơ sở vật chất đầu năm còn thiếu thốn, rất khó khăn cho giáo viên khi
tổ chức các hoạt động
2. Khảo sát chất lượng trẻ ( tổng số trẻ: 50)
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tổ chức một số khảo sát với trẻ thông
qua các giờ hoạt động “làm quen văn học”:
Thứ tự Nội dung thử nghiệm Khảo sát kết quả trước
khi thử nghiệm
Số cháu Tỷ lệ %
1 Số trẻ hứng thú tham gia HĐ 15/50 30
2 Số trẻ chưa hứng thú tham gia HĐ 35/50 70
3 Số trẻ mạnh dạn, tự tin 17/50 34
4 Số trẻ nhút nhát, thụ động hạn chế
khi tham gia hoạt động
33/50 66
B. NỘI DUNG
1.Biện pháp 1: Sử dụng trực quan hình tượng
a,Đưa hình ảnh, âm thanh đến với tác phẩm văn học
Từ những hình ảnh đẹp màu sắc phong phú kết hợp với những âm thanh
sống độc giúp trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện tốt hơn từ đó hiểu được
nội dung, có thể thuộc và thể hiện tình cảm khi đọc thơ bài thơ hay kể
những nhân vật trong chuyện.
VD: Đối với bài thơ "Bàn tay cô giáo" tôi sưu tầm và đưa hình ảnh gần
gũi với trẻ khi đọc bài thơ này
VD: Với truyện Tích Chu khi đưa hình ảnh kết hợp với tiếng chim hót và
tiếng nước chảy với cảnh Tích Chu đi lấy nước ở dòng suối tạo nên tính
tò mò hứng thú như trẻ
b, Đưa rối vào tác phẩm văn học
* Làm rối tay
Tôi lấy vải vụn may thành áo, lấy quả bóng nhựa hay xốp gọt thành hình
tròn để làm đầu nhân vật, sau đó dán mắt, mũi, các chi tiết đặc trưng của
từng nhân vật
*VD đối với truyện dê đen và dê trắng tôi sử dụng nhân vật rối để vào
bài gây hứng thú cho trẻ , bắt đầu từ những lời dẫn ngỗ nghĩnh
-Xin chào các bạn mình là dê trắng hôm nay trời đẹp quá mình sẽ đi vào
rừng để tìm lá non và nước suối mát có ai đi cùng mình không?(Cô đưa
rối dê trắng ra)
-Và con chó sói nấp ở trong thi thoảng thò đầu ra (Cô sử dụng rối con
chó sói nấp bên trong)
-Còn mình là dê đen mình sẽ đi vào rừng tìm lá non và nước suối mát để
uống (Cô đưa rối dê đên ra)
->Chuyện gì sẽ sảy ra cô mời các con đến với câu chuyện "Chú dê đen"
*Làm rối đế, rối dẹt
Sử dụng nguyên liệu vỏ chai, hộp sữa sau đó vẽ hoặc dán các chi tiết
tóc, mặt, những đặc điểm riêng của từng nhân vật. Sau khi đã có các
nhân vật rối tôi đưa vào xa bàn hoặc sân khấu sử dụng kết hợp với lời
đọc thơ, kể chuyện của cô các chú rối trở nên sinh động gây hứng thú
cho trẻ học tập, giờ dạy đạt hiệu quả cao
Sử dụng nguyên liệu vỏ chai, hộp sữa sau đó vẽ hoặc dán các chi tiết
tóc, mặt, những đặc điểm riêng của từng nhân vật. Sau khi đã có các
nhân vật rối tôi đưa vào xa bàn hoặc sân khấu sử dụng kết hợp với lời
đọc thơ, kể chuyện của cô các chú rối trở nên sinh động gây hứng thú
cho trẻ học tập, giờ dạy đạt hiệu quả cao
Giới thiệu nội dung (Hình ảnh minh họa)
Giảng từ khó
c, Đưa những đồ dùng dân gian vào trong tác phẩm văn học
*Cô kể lần 3: (Sa bàn)
* Trò Chơi: gắn tranh theo trình tự câu truyện
d, Áp dụng công nghệ thông tin
Hiện nay công nghệ thông tin đang trên đà phát triển, để thực hiện
được mục tiêu giáo dục trong đó có giáo dục mầm non, trẻ mầm non cần
phải được làm quen với công nghệ thông tin, áp dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy là điều rất cần thiết. Chính vì nó cần thiết và quan
trọng với trẻ như vậy nên việc áp dụng công nghệ thông tin không những
đã góp phần thực hiện được nhiệm vụ năm học mà còn đưa trẻ đến thế
giới hình ảnh đẹp, sống động, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi của trẻ ở đó
trẻ được hòa nhập với thế giới thần tiên. Đó là món quà có ý nghĩa tinh
thần to lớn đối với trẻ, tạo cho trẻ một tâm thế háo hức chờ đợi như được
xem một bộ phim hay.
Nắm bắt được tâm sinh lý trẻ luôn yêu thích khám phá điều mới lạ,
tôi đã tích cực học tập và đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, sử
dụng linh hoạt, hợp lý kết hợp giữa ngôn ngữ và hình anhrtreen màn hình
trẻ vô cùng thích thú, trẻ dàng ghi nhớ tiếp thu tốt cảm nhận sâu sắc nội
dung tác phẩm, bài dạy đạt hiệu quả cao.
Ví dụ:
Kể chuyện 'Quả bầu tiên" chủ đề "Thực Vật"
+ ổn định tổ chức
Cô cho trẻ hát bài: "Em yêu cây xanh'
+ Nội dung:
Cô đọc câu đố:
"Hoa vàng mà quả lại xanh
Mẹ đem xào thịt, nấu canh tôm đồng
Là quả gì?
(Quả Bầu)
Có một quả bầu kì lạ xuất hiện trong câu truyện "Quả bầu tiên" các con
hãy nghe và đoán xem quả bầu trong câu truyện kì lạ như thế nào nhé!
*Cô kể lần 1: (Thể hiện nét mặt, cử chỉ, điệu bộ)
*Cô kể lần 2: (Trình chiếu bài giảng điện tử)
Đàm thoại
Giáo dục trẻ: biết giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn, sống thật thà
và cô nói cho trẻ biết những người hiền lành tốt bụng như chú bé bao giờ
cũng được hưởng hạnh phúc. Người chịu ơn như chim Én thì không bao
giờ quên. Kẻ tham lam độc ác như tên địa chủ thì sẽ bị trừng trị.
* Trò Chơi: gắn tranh theo trình tự câu truyện
+ Kết thúc: Củng cố, NXTD
Như vậy công nghệ thông tin vào giảng dạy thực sự đã gây hứng thú cho
trẻ khi làm quen văn học
2.Biện pháp 2. Đọc kể diễn cảm để dạy tốt hoạt động làm
quen văn học
:
Giọng đọc, kể có một vị trí rất quan trọng trong khi tổ chức hoạt
động "Làm quen văn học"cho trẻ. Trẻ có hứng thú để rồi cảm nhận được
nội dung bài thơ, câu truyện hay không, trẻ có thích đọc thơ, thuộc bài
thơ, nhớ được cốt truyện, mạnh dạn tự tin trả lời câu hỏi và kể lại truyện,
sáng tạo truyện hay không phần lớn phụ thuộc vào chất giọng của cô.
Người đọc, kể truyện cần thể hiện được những suy nghĩ, tình cảm của tác
giả thông qua tác phẩm văn học giúp trẻ có thể hình dung ra những điều
trẻ được nghe, làm cho bức tranh và những hình ảnh tưởng tượng nổi lên
chân thật, sinh động, gợi lên những xúc cảm tình cảm nhất định. Người
đọc, kể phải sử dụng mọi sắc thái biểu lộ tình cảm của mình và sử dụng
các phương tiện biểu cảm khác nhau để làm cho tác phẩm cất lên tiếng
nói, tạo ra một bức tranh tương ứng. Từ nhận thức trên tôi đã luyện tập
đọc, kể, diễn cảm những câu truyện hay bài thơ mình sắp dạy tìm hiểu
nội dung bài thơ, câu truyện, tính cách nhân vật, lời thoại trong truyện
để tìm ra ngữ điệu giọng cho phù hợp, thể hiện được tình cảm và ý nghĩa
của câu truyện, bài thơ. Ngoài ra tôi còn lựa chọn các động tác cử chỉ
điệu bộ, nét mặt cho phù hợp với lời thoại của nhân vật và nội dung bài
thơ để minh họa sao cho phù hợp với nội dung tác phẩm, gây hứng thú
cho trẻ giúp trẻ học tốt
Ví Dụ:
Kể chuyện "Chú Dê Đen"
Giọng Dê Trắng: Chậm, nhút nhát, nhỏ nhẹ, run sợ
Giọng Dê Đen: dõng dạc, hùng dũng, dứt khoát
Giọng chó sói: ồm ồm, to
VD:
đọc thơ "Giữa vòng gió thơm"
Giọng đọc: 8 câu thơ đầu
"Này chú Gà Nâu
Cãi nhau gì thế
Này chị Vịt bầu
Chớ gào ầm ĩ
Bà tớ ốm rồi
Cánh màn khép rủ
Hãy yên lặng nào
Cho bà tớ ngủ"
Đọc chậm rãi, thể niện sự băn khoăn, lo lắng
Giọng đọc: 4 câu thơ tiếp
"Bàn tay nhỏ nhắn
Phe phẩy quạt nan
Đều đều ngọn gió
Rung rinh góc màn
Đọc với độ bình thường nhấn mạnh vào các từ (nhỏ nhắn, phe phẩy, đều
đều, rung rinh)
Giọng đọc các câu còn lại "Bà ơi hãy ngủ
Có cháu ngồi bên
Căn nhà vắng vẻ
Khu vườn lặng im
Hương bưởi hương cau
Lẩn vào tay quạt
Cho bà nằm mát
Giữa vòng gió thơm"
Đọc chậm rãi, thể hiện tình cảm yêu mến, quan tâm chăm sóc.
3.Biện pháp 3: Lựa chọn hình thức giới thiệu linh hoạt khi tố
chức hoạt động
Muốn thu hút và kích thích sự chú ý, hứng thú cho trẻ khi tham gia
hoạt động thì cô giáo phải đưa trẻ vào hoạt động học một cách nhẹ
nhàng, thoải mái, tự nhiên, tạo nên sự tò mò, phán đoán và tượng tưởng
xem điều gì sẽ xảy ra hay xuất hiện tiếp theo để làm được điều đó tôi
nghiên cứu kỹ nội dung bài thơ, câu truyện để tìm ra cách dẫn dắt phù
hợp có thể sử dụng, rối, bài hát, thơ, câu đố, bắt chước tạo dáng
Ví dụ:
kể chuyện "Cáo Thỏ và Gà Trống"
để gây hứng thú vào bài, tôi cho trẻ hát và vận động bài "Gà Trống thổi
kèn" kết hợp với âm nhạc sôi động trẻ sẽ rất hứng thú
Hay bắt chước tạo dáng:
Chú Thỏ: Đưa 2 tay lên đầu và nháy chụm 2 chân
Gà trống: Đạp chân, vỗ cánh lên xuống bằng hai tay, đưa hai tay lên
miệng
Gà trống: Đạp chân, vỗ cánh lên xuống bằng hai tay, đưa hai tay lên
miệng và làm tiếng gáy vang ò, ó, o, o, o
Từ những vận dụng khéo léo và nhẹ nhàng như thế, tôi đã thu hút
được sự chú ý của trẻ vào giờ học
4.Biện pháp 4: Sử dụng hệ thống câu hỏi mở, động viên khen
trẻ kịp thời
Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non mới đối với giáo dục
mẫu giáo là giúp trẻ em từ 3 - đến 6 tuổi phát triển phát triển hài hòa về
các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm
mĩ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học
Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non đối giáo dục mẫu giáo,
phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm
tòi, khám phá môi trường xung quanh với nhiều hình thức đa dạng, đáp
ứng nhu cầu hứng thú của trẻ theo phương châm "Học mà chơi, chơi mà
học" chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và
tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá
Chương trình của giáo dục mầm non mới nhấn mạnh lấy trẻ là
trung tâm, trẻ tích cực hoạt động, mạnh dạn, tự tin. Cô giáo phải tổ chức
các hoạt động linh hoạt, sáng tạo, tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động
tích cực. Sử dụng hệ thống câu hỏi mở, động viên khen trẻ kịp thời là
một trong những biện pháp hữu hiệu giúp trẻ đạt được mục tiêu giáo dục
và hứng thú tham gia hoạt động "Làm quen Văn học"
Ví dụ: kể truyện "Tích Chu" (Truyện trẻ chưa biết)
Cô kể: "Có một cậu bé ham chơi, khi bà ốm cậu cũng chẳng chăm sóc bà
và điều gì xảy ra khi bà khát nước và không có nước uống? (Trẻ trả lời
theo suy nghĩ riêng của mình) vì sao con nghĩ như vậy?
Để biết điều gì xảy ra với bà cậu bé cô mời các con nghe cô kể truyện
"Tích Chu" nhé. Và sau đó cô kể một cách tự nhiên trẻ rất thích thú nghe
cô kể chuyện
Khi đàm thoại:
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Bà đối với "Tích Chu" như thế nào?
+ Tích Chu đối với bà ntn?
+Vì sao con biết
+ Điều gì xảy ra khi bà khát nước quá?
+Khi bà biến thành chim Tích Chu cảm thấy thế nào?
+Ai đã giúp Tích Chu?
+Tích Chu đã làm gì để bà được trở lại thành người?
+Khi nghe câu chuyện, con cảm thấy thế nào?
+Con sẽ làm gì để dược mọi người yêu mến và khen ngợi?
Khi trẻ tham gia hoạt động, mạnh dạn nói lên ý tưởng của mình và
trả lời câu hỏi của tôi, tôi tươi cười âu yếm và khuyến khích trẻ bằng
những tràng pháo tay thật to, khen gợi trẻ
Đối với trẻ còn nhút nhát tôi quan tâm khuyến khích trẻ tham gia
hoạt động, gần gũi và khuyến khích trẻ mạnh dạn nói lên ý tưởng của
mình như một cuộc nói truyện thân mật với cô giáo
Ví dụ:
khi kể Truyện "Tích Chu"cô thấy rất xúc động, thế còn con, con
cảm thấy thế nào?
5.Biện pháp 5
: Gây hứng thú cho trẻ học môn văn học thông
qua các hoạt động
:
Một ngày của trẻ ở trường mầm non là một chuỗi các hoạt động. Ở
từng hoạt động trong ngày của trẻ tôi đã lồng ghép hoạt động "Làm quen
văn học" hợp lý và tự nhiên
Ở hoạt động góc trẻ được xem tranh thơ, tranh truyện, sử dụng rối
kể lại những câu truyện, đọc bài thơ theo nội dung tranh hoặc theo sự
sáng tạo riêng của trẻ.
Bé đọc sách truyện
Trong giờ ngủ trưa của trẻ: Bằng những câu truyện cổ tích gần gũi,
đáng yêu, với giọng kể diễn cảm, cử chỉ âu yếm, quan tâm trẻ, những câu
chuyện đã đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm
C. KẾT QUẢ
Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc gây hứng thú cho
trẻ 5 -6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học, tôi đã thu được nhiều kết quả tốt:
Thứ
tự Nội dung thử nghiệm
Khảo sát kết
quả trước khi
thử nghiệm
Khảo sát kết
quả sau khi
thử nghiệm
Số cháu Tỷ lệ
%
Số
cháu
Tỷ lệ
%
1 Số trẻ hứng thú tham gia HĐ 15/50 30 50/50 100
2 Số trẻ chưa hứng thú tham gia
HĐ
35/50 70
3 Số trẻ mạnh dạn, tự tin 17/50 34 47/50 94
4 Số trẻ nhút nhát, thụ động hạn
chế khi tham gia hoạt động
33/50 66 3/50 6
D.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I. Bài học kinh nghiệm
:
1. Để trẻ tiếp thu tốt thì ta phải gây được hứng thú cho trẻ tham gia hoạt
động. Đối với hoạt động làm quen văn học muốn gây được hứng thú cho
trẻ trước hết ta phải học hỏi nâng cao kỹ năng đọc kể diễn cảm kết hợp
biểu lộ từ ánh mắt, gương mặt cử chỉ, điệu bộ, phù hợp với nội dung tác
phẩm.
2. Lựa chọn hình thức giới thiệu linh hoạt khi tố chức hoạt động
3. Giáo viên cần chú trọng sử dụng hệ thống câu hỏi mở, động viên khen
trẻ kịp thời
4. Trẻ mẫu giáo tư duy trực quan là chủ yếu nên giáo viên cần làm đồ
dùng đồ chơi sáng tạo, mới lạ, hấp dẫn đưa vào sử dụng dưới nhiều hình
thức khác nhau. Có như vậy mới gây được hứng thú cho trẻ tham gia
hoạt động.
5. Áp dụng công nghệ thông tin.
6. Cần lồng ghép nội dung giáo dục văn học vào các hoạt động để trẻ
nhớ lại bài học, thích học, thích kể lại hoặc thể hiện vai diễn trong tác
phẩm văn học.
II. Kiến nghị và đề xuất:
+ Ban giám hiệu nhà trường tham mưu với các cấp, các nghành, lãnh đạo
địa phương xây dựng trường chuẩn quốc gia để các cháu có điều kiện
học tập và vui chơi tốt hơn. Xây dựng khuôn viên trường có vườn hoa,
cây cảnh, vườn cây ăn quả, vườn cây rau của bé để giúp trẻ hoạt động
đạt được kết quả tốt hơn.
+Hiện nay, các bài thơ, câu chuyện dành cho lứa tuổi mẫu giáo lớn trong
chương trình còn ít, rất mong các nghành phát động phong trào thi sáng
tác các bài thơ, câu chuyện cho trẻ mầm non.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chắc chắn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà quản lý giáo dục
để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn góp phần hỗ trợ hiệu quả quá trình
giảng dạy của bản thân sau này.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Hà Nội ngày 16 tháng 4 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép của người
khác.
Nguyễn Thanh Thủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn
học.
- Phương pháp dạy trẻ học nói như thế nào
Tác giả Kha – Hai – Nơ – Đích. NXBGD 1990.
- Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
- Bồi dưỡng thường xuyên
- Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động
LQVH.